Được thành lập sau công ty Moody's 7 năm nhưng Standard $ Poor cũng chứng tỏ được vị thế của mình ngay lập tức và cùng với Moody's trở thành hai tổ chức xếp hạng tín dụng có uy tín nhất
Trang 1NGHIỆP VỤ XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN
HÀNG VPBANK – CHI NHÁNH NGÔ QUYỀN 2.1 Một số tổ chức tín dụng
2.1.1 Trên thế giới
Từ đầu thế kỷ 20, thì trên thế giới bắt đầu hình thành xếp hạng tín dụng Ra đời sớm nhất là công ty xếp hạng Moody’s, cho đến nay thì trên thế giới đã có hàng trăm tổ chức xếp hạng tín dụng lớn nhỏ khác nhau, với nhiều phương pháp và công nghệ mới Trong đó phải kể đến là hai công ty Stanđar $ Poor ( S $ P) và Moody’s
Công ty Moody's được thành lập vào năm 1909, do John Moody - người có công đầu trong sự ra đời của hệ thống xếp hạng tín dụng trên thế giới thành lập nên Công ty này hoạt động chủ yếu là ở Mỹ nhưng có nhiều các chi nhánh ở trên toàn thế giới Khi mới được thành lập, công ty chỉ tiến hành xếp hạng các doanh nghiệp phát hành trái phiếu, nhưng hiện nay với sự phát triển lớn mạnh không ngừng thì công ty đã tiến hành xếp hạng nhiều doanh nghiệp khác và nhiều công cụ đầu tư khác, nhưng mạnh nhất vẫn là xếp hạng các doanh nghiệp phát hành trái phiếu
Được thành lập sau công ty Moody's 7 năm nhưng Standard $ Poor cũng chứng tỏ được vị thế của mình ngay lập tức và cùng với Moody's trở thành hai tổ chức xếp hạng tín dụng có uy tín nhất trên thế giới Với mạng lưới hoạt động rộng khắp, S $ P đã ngày càng tạo được uy tín trong phương pháp cũng như công nghệ được sử dụng để xếp hạng và được nhiều công ty, nhiều tổ chức, nhiều nhà đầu tư tin dùng So với Moody's thì phạm vi xếp hạng của tổ chức này rộng hơn nhiều, nhất là các loại chứng khoán
Sau Moody's, S $ P thì có hàng loạt các công ty định mức đã ra đời, đặc biệt
là sau sự kiện liên tiếp những cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính diễn ra trên toàn thế giới, gây thiệt hại nặng nề đến nền kinh tế toàn cầu Có thể điểm qua một số tổ
Trang 2chức xếp hạng tín dụng tiêu biểu được hình thành ngay sau sự kiện khủng hoảng kinh tế liên tiếp diễn ra trên thế giới như là: Tổ chức xếp hạng trái phiếu Canada ( Canada Bond Rating ) được thành lập vào năm 1972, tổ chức xếp hạng trái phiếu Nhật Bản ( Japanese Bond Rating Institue ) bắt đầu hoạt động vào năm 1975, tổ chức xếp hạng trái phiếu quốc tế ( International Bond Credit Agency ) thành lập tại London vào năm 1978, công ty xếp hạng tín dụng Duff $ Phelps ra đời và đã trở thành tổ chức xếp hạng lớn thứ tư tại Mỹ và bắt đầu tiến hành xếp hạng cho hàng loạt các công ty lớn…
Tóm lại , xét toàn bộ hên thống xếp hạng tín dụng trên thế giới thì các công
ty xếp hạng tín dụng của Mỹ vẫn được đánh giá là cao nhất là về chất lượng xếp hạng và phạm vi hoạt động Các tổ chức xếp hạng của Mỹ đã xếp hạng cho hàng loạt các công cụ được giao dịch trên thị trường tài chính, hàng nghìn các doanh nghiệp phát hành Các tổ chức này đều hoạt động ở các thị trường tài chính lớn trên khắp thế giới cũng như rất nhiều thị trường tài chính mới nổi
Hiện nay, việc xếp hạng tín dụng không chỉ bó hẹp ở các quốc gia phát triển
mà ngay cả tại các quốc gia mới nổi và các quốc gia đang phát triển, các tổ chức xếp hạng cũng được thành lập và từng bước đi vào hoạt động chuyên nghiệp Hơn thế nữa các công ty xếp hạng tín dụng có tên tuổi cũng đã thiết lập các chi nhánh của mình ở các thị trường mới nổi là những nơi đang rất đang cần đến việc xếp hạng tín dụng để đảm bảo sự hoạt động lành mạnh của thị trường Những năm gần đây, các nhà hoạch định chính sách ở các nước Công nghiệp mới ( NICS ) và các quốc gia đang phát triển ngày càng nhận thức được tầm quan trọng, vai trò của các
cơ quan định mức, xếp hạng tín dụng đối với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung và đối với thị trường tài chính nói riêng Đây thực sự là những tín hiệu rất đáng mừng của nền kinh tế toàn cầu
Bảng 2.1 Xếp hạng tín dụng sử dụng cho nợ dài hạn
Trang 3S $ P Moody's Nội dung
AAA Aaa
Đối tượng đựơc xếp loại này là có chất lượng tín dụng cao nhất, có độ rủi ro thấp nhất vì thế mà có khả năng trả nợ mạnh nhất
AA Aa Đối tượng được xếp loại này là có chất lượng cao,mức độ rủi ro thấp và do đó khả năng trả nợ cao
Đây là đối tượng đạt trên mức trung bình các nhân
tố bảo đảm về khả năng trả nợ ngắn và dài hạn chưa thật chắc chắn nhưng vẫn đạt độ tin cậy cao
Do đó được xếp loại có khả năng trả nợ
BBB Baa
Đây là đối tượng đạt mức trung bình, mức an toàn
và rủi ro không cao nhưng cũng không thấp Khả năng trả nợ gốc và lãi hiện thời không thật chắc chắn nhưng không có dấu hiệu nguy hiểm
Đối tượng này đạt mức trung bình, khả năng trả
nợ và lãi không thật chắc chắn và mức độ an toàn như BBB ( Baa )
Đối tượng này thiếu sự hấp dẫn cho đầu tư Sự đảm bảo về hoàn trả gốc và lãi trong tương lai là rất nhỏ
CCC Caa Khả năng trả nợ thấp, dễ xảy ra vỡ nợ
CC Ca Rủi ro rất cao, thường là bị vỡ nợ
C C Đối tượng trong tình trạng sắp bị phá sản
D Khả năng phá sản là gần như chắc chắn
Bảng 2.2 Xếp hạng tín dụng sử dụng cho nợ ngắn hạn
S $
P Moody's Nội dung
P-1 A-1 + Khả năng trả nợ là mạnh nhất
A-1 Khả năng trả nợ mạnh
P-2 A-2 Khả năng trả nợ đạt ở mức trung bình khá
P-3 A-3 Khả năng trả nợ vừa đủ để có thể được xếp
Trang 4hạng đầu tư
NP B Khả năng trả nợ yếu
C Khả năng trả nợ yếu
D
Khả năng trả nợ là rất yếu, thể hiện doanh nghiệp hay nhà phát hành có nguy cơ bị phá sản
2.2.2 Tại Việt Nam
Do thị trường tài chính phát triển chậm hơn rất nhiều so với với khu vực và trên thế giới nên các tổ chức xếp hạng tín dụng ở Việt Nam cũng được thành lập sau Năm 1993, tổ chức xếp hạng tín dụng đầu tiên của Việt Nam mới được thành lập, đó là trung tâm thông tin tín dụng – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ( gọi tắt la CIC ) Trung tâm này đã ra đời với chức năng chính là lưu trữ thông tin trong lĩnh vực tín dụng các doanh nghiệp này dựa trên các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính Cho đến nay, trung tâm này đã tiến hành xếp hạng cho khoảng 8000 doanh nghiệp
là những khách hàng của các ngân hàng thương mại Tuy nhiên phương pháp xếp hạng của CIC vẫn còn thiên về lịch sử vay vốn, quan hệ với các tổ chức tín dụng của doanh nghiệp hơn là phân tích chuyên sâu về khả năng cạnh tranh của các ngành, các doanh nghiệp cũng như là những thay đổi, biến động của nền kinh tế Đến năm 2004, thì Công ty tín nhiệm doanh nghiệp ( C$R ) cũng được thành lập Công ty này chính thức công bố hoạt động từ năm 2004 nhưng thực tế công ty này đã hoạt động trong thông tin tín dụng từ năm 2000 Thị phần chủ yếu của C$R
là các doanh nghiệp trong và ngoài nước có quan tâm đến việc đầu tư tại Việt Nam thông qua việc cung cấp báo cáo tín nhiệm về các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó có đưa ra chỉ số tín dụng và thang điểm chung nhất cho các công ty
Bên cạnh đó là trung tâm định mức tín nhiệm ( Vietnamnet Rating ) ra đời với mục tiêu trở thành tổ chức định mức chuyên nghiệp đầu tiên ở Việt Nam, ngay
Trang 5từ khi mới thành lập trung tâm đã tập chung hoàn thiện Quy trình định mức, xếp hạng; tổ chức hội đồng thẩm định và đào tạo đội ngũ nhân viên Thị trường chủ yếu mà trung tâm này hướng tới đó là xếp hạng các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh liên quan đến thị trường và thị trường chứng khoán
Cùng với xu thế hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế của Việt Nam, rất
có thể sẽ có một số công ty hay tổ chức xếp hạng tín dụng ở nước ngoài vào hoạt động tại nước ta trong tương lai không xa
Nhìn chung, các tổ chức xếp hạng tín dụng ở Việt Nam hiện nay mới chỉ hoạt động như các tổ chức thông tin tín dụng, chứ chưa phải là các tổ chức xếp hạng tín dụng với vai trò xoá bỏ khoảng tối thông tin trên thị trường Việc định mức, xếp hạng thường không linh hoạt để có thể đảm bảo thay đổi kịp thời theo diễn biến thị trường và hơn nữa nó chưa phải là một tiêu chí đánh giá chính xác về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được xếp hạng
Bảng 2.3 Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Việt Nam
Kí
hiệu
xếp
loại
Nội dung
AAA
Loại tối ưu: Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao Khả năng tự chủ là rất tốt Triển vọng phát triển lâu dài, tiềm lực tài chính mạnh Lịch sử vay nợ tốt Rủi ro rất thấp
AA
Loại ưu: Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và ổn định
Khả năng tự chủ tài chính tốt, triển vọng phát triển tốt
Lịch sử vay trả nợ tốt Có rủi ro tương đối thấp
A Loại tốt: Tình hình tài chính là ổn định, hoạt động kinhdoanh có hiệu quả Lịch sử vay trả nợ tốt
BBB
Loại khá: Hoạt động tương đối hiệu quả, tình hình tài chính ổn định có hạn chế nhất định về tiềm lực tài chính
Rủi ro trung bình
BB
Loại trung bình khá: Doanh nghiệp hoạt động tốt trong hiện tại nhưng lại dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động lớn trong kinh doanh do sức ép cạnh tranh Tiềm lực tài
Trang 6chính ở mức trung bình, rủi ro trung bình.
B
Loại trung bình: Doanh nghiệp hoạt động chưa có hiệu quả, khả năng tự chủ tài chính là thấp Rủi ro tương đối cao
CCC
Loại trung bình yếu: Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thấp, năng lực quản lý kém, khả năng trả nợ thấp, tự chủ
về tài chính yếu Rủi ro cao
CC
Loại yếu: Doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, tự chủ tài chính yếu kém Khả năng trả nợ ngân hàng kém và có rủi ro rất cao
C
Loại yếu kém: Doanh nghiệp hoạt động yếu kém, thua lỗ kéo dài, không tự chủ về tài chính Năng lực quản lý yếu kém
2.2 Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng VPBank – Ngô Quyền
2.2.1 Giới thiệu chung
VP bank được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép ngày 12 tháng 08 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm Ngân hàng bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 04 tháng 09 năm 1993 theo Giấy phéo thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993
Vốn điều lệ khi mới thành lập của NH là 20 tỷ VND Sau đó, do nhu cầu phát triển, VP bank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ Cho đến tháng 8/2006, vốn điều
lệ của VP bank đạt 500 tỷ đồng Tháng 9/2006, VP bank nhận được chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước cho phép bán 10% cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài là Ngân hàng OCBC- một Ngân hàng lớn nhất Singapore, theo đó vốn điều
lệ sẽ được nâng lên trên 750 tỷ đồng Đến tháng 7/2007 vốn điều lệ của VP bank tăng lên 1500 tỷ đồng Đến 31/12/2007 VP bank chính thức tăng vốn điều lệ lên
2000 tỷ đồng
Trang 7Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, thì VP bank luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn Đến cuối năm 1993, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho VP bank mở Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 11/1994, VPbank được phép mở thêm Chi nhánh Hải Phòng và tháng 7/1995, Chi nhánh Đà Nẵng Trong năm 2004, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản chấp thuận cho VP bank được mở thêm 3 Chi nhánh mới đó là Chi nhánh Hà Nội trên cơ sở tách bộ phận trực tiếp kinh doanh trên địa bàn Hà Nội ra khỏi Hội sở; Chi nhánh Huế; Chi nhánh Sài Gòn Trong năm 2005, VP bank tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho mở một số Chi nhánh nữa là Chi nhánh ở Cần Thơ; Chi nhánh Quảng Ninh; Chi nhánh Vĩnh Phúc; Chi nhánh Thanh Xuân; Chi nhánh Thăng Long; Chi nhánh Tân Phú; Chi nhánh Cầu Giấy; Chi nhánh Bắc Giang.Cũng trong năm 2005, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận cho VP bank được nâng cấp một số phòng giao dịch thành chi nhánh đó là Phòng giao dịch Cát Linh, Phòng giao dịch Trần Hưng Đạo, Phòng giao dịch Trần Hưng Đạo, Phòng giao dịch Giảng Võ, Phòng giao dịch Hai Bà Trưng, Phòng giao dịch Chương Dương Năm 2006, VP bank tiếp tụcđược Ngân hàng Nhà nước cho mở thêm Phòng Giao dịch Hồ Gươm( đặt tại Hội sở chính của Ngân hàng ) và Phòng Giao dịch Bách khoa, Phòng Giao dịch Đông Ba( trực thuộc Chi nhánh Huế), Phòng giao dịch Vĩ dạ, Phòng Giao dịch Tràng An( trực thuộc chi nhánh Hà Nội), Phòng giao dịch Tân Bình(Chi nhánh Sài Gòn), Phòng giao dịch Khánh Hội( Thuộc chi nhánh Hồ Chí Minh), phòng giao dịch Cẩm phả( thuộc chi nhánh Quảng Ninh), phòng giao dịch Phạm Văn Đồng( thuộc chi nhánh Thăng Long), phòng giao dịch Hưng lợi( thuộc chi nhánh Cần Thơ) Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới giao dịch trên đây, trong năm 2006, VP bank cũng đã mở thêm hai công ty trực thuộc đó là công ty Quản Lý nợ và khai thác tài sản; Công ty Chứng khoán Cũng trong năm 2006, VP bank mở thêm các chi nhánh mới tại Vinh(Nghệ An); Thanh hoá, Nam định, Nha trang, Bình Dương; Đồng Nai, Kiên giang và các
Trang 8phòng giao dịch, nâng tổng số điểm giao dịch trên toàn hệ thống của VP bank lên
50 chi nhánh và phòng giao dịch
Số lượng nhân viên của VP bank trên toàn hệ thống tính đến nay có trên
2600 người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và trên đại học( chiếm 87%) Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của ngân hàng Giúp VP bank sẵn sang đương đầu được với cạnh tranh, nhất
là trong giai đoạn đầy thử thách sắp tới khi Việt Nam bước vào hội nhập kinh tế quốc tế
Ngày 31/12 VPbank đã chính thức nâng vốn điều lệ của mình từ 1500 tỷ đồng lên 2000 tỷ đồng Đây là một trong những bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển của VP bank trong thời gian tới nhằm mở rộng quy mô mạng lưới hoạt động, cơ sở hạ tầng… để có thể đưa ra các sản phẩm, dịch vụ mới, đáp ứng được nhu cầu phục vụ khách hàng một cách thuận tiện và hiệu quả hơn
2.2.2 Định hướng chiến lược hoạt động tín dụng, mục tiêu và đối tượng khách hàng
● Định hướng chiến lược hoạt động tín dụng: VPBank xác định chiến lược kinh
doanh chủ đạo trong ngắn hạn và dài hạn của mình là ngân hàng bán lẻ Vì vậy hoạt động tín dụng của VPBank cũng tập trung nhất quán theo định hướng kinh doanh bán lẻ Các sản phẩm tín dụng bán lẻ được chú trọng phát triển tại VPBank bao gồm:
+ Các loại cho vay tiêu dùng
+ Các sản phẩm cho vay phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ
+ Các sản phẩm cho vay thông qua thẻ tín dụng
+ Các sản phẩm cho vay bán lẻ khác
● Mục tiêu: VPBank chú trọng việc cấp tín dụng cho các khách hàng thuộc đối
tượng sau:
+ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trang 9+ Các cá nhân, hộ gia đình có hoạt động sản xuất kinh doanh
+ Các cá nhân có mức thu nhập khá tại các đô thị
● Đối tượng khách hàng:
+ VPBank xem xét cấp tín dụng đối với khách hàng là tổ chức, cá nhân Việt Nam, nước ngoài có nhu cầu cấp tín dụng để thực hiện các phương án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ; hoặc dự án đầu tư phương án phục vụ đời sống ở trong nước và nước ngoài
+ Việc cấp tín dụng để khách hàng thực hiên dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài được thực hiện theo quy định riêng của ngân hàng nhà nước Việt Nam
2.2.3 Quy trình nghiệp vụ tín dụng doanh nghiệp
● Các bước thực hiện của quy trình
Quy trình áp dụng cho các khách hàng là doanh nghiệp có nhu cầu tín dụng phục vụ cho sản xuất kinh doanh bao gồm các bước
Trang 10Bảng 2.4 Quy trình nghiệp vụ tín dụng doanh nghiệp củaVPBank – Ngô
Quyền
c
● Các chỉ tiêu và nghiệp vụ xếp hạng khách hàng doanh nghiệp của VPBank – Ngô Quyền
1.Tiếp xúc với khách hàng
- NV A/O DN tiếp thị, giới thiệu sản phẩm
- Khách hàng đến ngân hàng để xin vay vốn
2 Tiếp nhận hồ sơ vay
- NV A/O DN làm việc với khách hàng, hướng
dẫn thủ tục và tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng
- NV A/O DN chuyển hồ sơ TSBĐ sang phòng
thẩm định TSBĐ và xem xét báo cáo tìa chính
4 Tập hợ hồ sơ trình ban TD/Hội đồng TD
NV A/O DN tập hợp hồ sơ do khách hàng
cung cấpvà tờ trình của các bộ phận lập để
trình ban TD/Hội đồng TD quyết định.
6 Thực hiện quyết định cấp TD
Giải ngân / phát hành BL M ở L/C
7 Kiểm tra và sử lý nợ vay
- NV A/O DN chịu trách nhiệm kiểm trấu cho
vay về mục đích sử dụng vốnvà tình hình tài
chính, hoạt động của khách hàng.
-Phòng thẩm định TSBĐ kiểm tra về TSBĐ.
- A/O DN theo dõi thu gốc, lãi, phân tích rủi ro
theo từng đối tượng, khu vực khách hàng.
- Kiểm tra lại việc thu lãi ( Số tiền, thời hạn,
giao PKTKT nội bộ.
(3a) NV A/O DN thẩm định khách hàng về mọi mặt trừ TSBĐ
(3b) Phòng thẩm định TSBĐ thực hiện định giá TSBĐ và lập tờ trình
5 Hoàn thiện hồ sơ TD
- Phòng thẩm định TSBĐ lập hợp đồng bảo
đảm tiền vay và làm thủ tục công chứng nhận
bàn giao tài sản ( nếu có )
- NV A/O DN nhập kho hồ sơ TSBĐ sau đó
lập và trình hồ sơ TD để ban Tổng giám đốc
hoặc giám đốc chi nhánh ký duyệt.
8 Tất toán HĐTD