1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN mầm non biện pháp chỉ đạo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non

28 73 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 3,8 MB

Nội dung

Hơn thế không phụ lòng kỳ vọng của các cấp lãnh đạo, của bà con nhân dân nhà trường luôn nêu caochất lượng về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ nhưng vẫn còn tỷ lệ trẻ suydinh dưỡng, cá

Trang 1

I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài:

Như Bác Hồ kính yêu đã nói: “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho mộtnền giáo dục tốt” Trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáodục các cháu, bồi dưỡng cho các cháu trở thành người công dân có ích

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,

là nền tảng đầu tiên của ngành Giáo dục đào tạo Chất lượng chăm sóc nuôidưỡng giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt, có tác dụng rất lớn đến chất lượnghọc tập ở các cấp sau này của trẻ vì

"Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan"

Chính vì lẽ đó mà xã hội quan tâm chăm sóc trẻ về mọi mặt để đứa trẻ cómột nhân cách tốt, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, hồn nhiên, cơ thể phát triển hài hoàcân đối, đặc biệt là lứa tuổi trẻ nhà trẻ Trẻ khỏe mạnh và thông minh là niềmhạnh phúc của gia đình là sự phồn vinh của đất nước Muốn trẻ khoẻ mạnh vàthông minh thì vấn đề dinh dưỡng phải hợp lý, chăm sóc nuôi dưỡng phải cókhoa học đây là một việc làm không thể thiếu được, là trách nhiệm của gia đình,cộng đồng và toàn xã hội Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng thì sẽ ảnh hưởng đến sựphát triển về thể lực và trí tuệ Thiếu dinh dưỡng trẻ sẽ trở thành một gánh nặngcủa mỗi gia đình, của toàn xã hội, ảnh hưởng đến nguồn nhân lực trong tươnglai của đất nước Vì vậy vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trong trường mầmnon là một vấn đề hết sức quan trọng Muốn tạo được thế hệ trẻ có sức khoẻ tốt,đáp ứng với thời đại khoa học hiện đại thì chúng ta phải chăm sóc nuôi dưỡngtrẻ tốt, trẻ sẽ khoẻ mạnh, thông minh, phát triển toàn diện về mọi mặt

Cùng với nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, hiện nay vấn đề đảm bảo vệsinh an toàn thực phẩm là mối quan tâm đặc biệt của toàn xã hội Trong nhữngnăm gần đây đã xảy ra rất nhiều vụ ngộ độc thực phẩm ở các địa phương, làmảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của nhiều người Trường mầm non là nơitập trung đông trẻ, bản thân trẻ còn non nớt, chưa có ý thức được đầy đủ về dinhdưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu đẻ xảy ra ngộ độc thực phẩm trong cơ

sở giáo dục mầm non thì hậu quả khôn lường Vì vậy giáo dục dinh dưỡng, đảmbảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đề phòng ngộ độc thức ăn là vấn đề có ý nghĩathực tế vô cùng quan trọng Mặc dù nhà trường chúng tôi chưa có trường hợpnào bị ngộ độc thức ăn nhưng việc tuyên truyền trong nhà trường đã được chú ý,chất lượng bữa ăn được cải thiện, gia đình trẻ đã có sự thay đổi trong nhân thức

Trang 2

về tầm quan trọng của công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong độtuổi mầm non

Lãnh đạo các cấp quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cả khu trungtâm và khu lẻ đầu tư trang thiết bị đồ dùng tương đối đầy đủ, bếp 2 khu đượcxây dựng theo quy trình bếp một chiều, Phụ huynh học sinh ngày càng quan tâmhơn đến chế độ ăn uống và thực đơn của trẻ tại trường Hơn thế không phụ lòng

kỳ vọng của các cấp lãnh đạo, của bà con nhân dân nhà trường luôn nêu caochất lượng về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ nhưng vẫn còn tỷ lệ trẻ suydinh dưỡng, các kỹ năng về thói quen vệ sinh cá nhân còn chưa thường xuyênnên chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành đề ra

Từ thực tiễn của nhà trường, nhà bếp nấu ăn cho trên 400 trẻ, tôi nhậnthấy vấn đề nâng cao chất lượng bữa ăn và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩmtại trường là hết sức cấp bách Là Phó hiệu trưởng được phân công chịu tráchnhiệm mảng nuôi dưỡng tôi thực sự lo lắng làm thế nào để đảm bảo an toàntuyệt đối cho trẻ tại trường đặc biệt là vấn đề an toàn thực phẩm Do vậy tôi đã

áp dụng một số kinh nghiệm để quản lý chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ Tuy chấtlượng chưa được cao nhưng bước đầu đã có một số thành công, tôi xin mạnh

dạn tổng kết kinh nghiệm dưới đề tài “Biện pháp chỉ đạo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non”

2 Mục đích nghiên cứu:

Tìm ra những biện pháp thực hiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,nâng cao chất lượng dinh dưỡng trong trường mầm non Để trẻ phát triển toàndiện về thể lực, sức khỏe, ngôn ngữ, nhận thức tình cảm xã hội, góp phần giảm

tỷ lệ suy dinh dưỡng

Tuyên truyền phụ huynh học sinh và các lực lượng xã hội nhận thức đúngvai trò nhiệm vụ và tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo antoàn tuyệt đối cho trẻ ở gia đình và trường mầm non

Nâng cao các nội dung hình thức lồng ghép vào các hoạt động thực hànhdinh dưỡng, thực hành tốt vệ sinh an toàn thực phẩm

Đầu tư cơ sở vật chất cho công tác chăm sóc dinh dưỡng và vệ sinh antoàn thực phẩm

3 Đối tượng nghiên cứu:

Phối kết hợp với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường để xây dựng mụctiêu an toàn thực phẩm: Nhà trường với y tế, nhà trường với các đối tác ký kếthợp đồng cung cấp thực phẩm

Trang 3

Áp dụng vào trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại trường mầm non cóbán trú.

4 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:

Căn cứ chế độ ăn uống, hoạt động của cô và trẻ trong trường mầm nonnơi tôi công tác mà đưa ra các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩmtrong nhà trường

5 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp quan sát

Phương pháp dùng lời nói

Phương pháp thực hành

Phương pháp kiểm tra, đánh giá

Phương pháp động viên , khuyến khích

6 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:

- Đề tài được thực hiện tại trường Mầm non nơi tôi công tác

Từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018 Củng cố và thực hiện duy trìcho các năm tiếp theo

Trang 4

II NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Cơ sở lý luận:

Theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng thì sự ăn uống có ảnh hưởng rấtlớn đến sức khỏe của trẻ Trẻ được nuôi dưỡng tốt, ăn uống đầy đủ thì da dẻhồng hào, cân nặng đảm bảo Ăn uống không điều độ sẽ ảnh hưởng đến quátrình tiêu hóa của trẻ Nếu cho trẻ ăn uống không khoa học, không có giờ giấcthì thường gây ra rối loạn tiêu hóa và trẻ có thể mắc một số bệnh như tiêu chảy,còi xương, khô mắt do thiếu vitaminA

Từ xa xưa, con người đã biết mối quan hệ giữa ăn uống và sức khỏe.Danh y Việt nam, Tuệ tĩnh (Thế kỷ XIV) đã từng nói: “Thức ăn là thuốc, thuốc

là thức ăn” Nếu các kỹ sư xây dựng dùng gạch, cát, xi măng làm vật liệu đểxây dựng ngôi nhà thì Khoa học dinh dưỡng cũng cho chúng ta biết: Thức ăn,các chất dinh dưỡng làm vật liệu xây dựng cơ thể Các vật liệu này thườngxuyên đổi mới và thay thế thông qua quá trình hấp thụ và chuyển hóa các chấttrong cơ thể Ngược lại khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng

sẽ không thể phát triển bình thường và đó là nguyên nhân gây ra bệnh tật nhưsuy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu do thiếu sắt

Năm 1967 trong cuốn “Cán bộ giữ vườn trẻ và nhóm trẻ nhỏ của vườn trẻmẫu giáo” của tác giả M.Đ.Côvryghina mới đưa ra một số vấn đề cần lưu ý khi

tổ chức nâng cao bữa ăn cho trẻ ở trường mầm non như: Cho trẻ ăn tùy thíchthú, không được bắt buộc trẻ ăn, như thế dạ dày mới tiết dịch mạnh Giữa cácbữa ăn không cho trẻ ăn bánh kẹo ngọt, cho trẻ ăn đúng lúc sẽ làm giảm khẩu vị,làm ức chế trung tâm điều khiển ăn uống và làm phá hoại chế độ ăn uống đúngđắn Ngoài ra thức ăn có hình thức đẹp, mùi vị hấp dẫn thì sẽ gây cảm giác thèm

ăn của trẻ Mọi khẩu phần giành cho trẻ em thì phải cho ăn cùng một lúc để trẻquen và ăn hết khẩu phần

Sức khoẻ liên quan mật thiết với sự phát triển con người Sức khoẻ tốt tạođiều kiện cho con người phát triển thể chất nói chung, học tập và lao động nóiriêng Nhiều công trình cho thấy trí nhớ, sự chú ý, sự cần cù, độ dẻo dai tronghọc tập phụ thuộc rất nhiều vào trạng thái chung của sức khoẻ và thể lực Chính

vì vậy công tác tổ chức thực hiện hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục vệsinh, giáo dục sức khoẻ trong trường mầm non đã được xác định là nhiệm vụ vôcùng quan trọng luôn luôn được đặt lên hàng đầu

Sức khoẻ của trẻ em phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như chế độ dinhdưỡng, phòng bệnh, di truyền, môi trường trong đó chế độ dinh dưỡng là yếu

Trang 5

chất và trí tuệ đối với trẻ ở độ tuổi mầm non Bởi vì đây là giai đoạn tăng trưởng thểchất rất mạnh mẽ, đặc biệt là não bộ, hệ thần kinh của trẻ phát triển vượt trội, nó gầnnhư quyết định quan trọng trong toàn bộ sự phát triển chung của con người Thiếu

ăn, ăn không đủ chất, ăn không hợp lý đều gây tác hại cho sức khoẻ của trẻ

Như chúng ta đã biết trên các kênh thông tin, các tài liệu “nâng cao chấtlượng bữa ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm và đề phòng ngộ độc” Ngộ độc thựcphẩm có thể xảy ra với bất kỳ một ai, gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc ảnhhưởng lâu dài đến sức khỏe Ngộ độc thực phẩm có thể tránh được Để phòngtránh ngộ độc thực phẩm người tiêu dùng nói chung và đặc biệt là các trườngmầm non tổ chức bán trú cần phải thực hiện tốt khâu đảm bảo vệ sinh an toànthực phẩm

2 Khảo sát thực trạng:

* Đặc điểm tình hình nhà trường:

- Năm học 2017- 2018 trường có 5 điểm trường, 2 bếp ăn đều được cấpgiấy chứng nhận bếp ăn an toàn thực phẩm Bếp ăn được xây dựng theo quytrình bếp một chiều với tương đối đầy đủ trang thiết bị đồ dùng

+ Mẫu giáo : 16 lớp : 423 cháu

- Mức tiền ăn của trẻ : 12.000đ/ngày/1 trẻ

Trong quá trình thực hiện việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vànâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trường mầm non gặp những thuận lợi và khókhăn sau:

* Thuận lợi :

- Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Huyện và đặcbiệt là sự chỉ đạo sâu sát, tận tình của lãnh đạo phòng giáo dục trong các hoạtđộng của nhà trường

- Ban giám hiệu nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm với công việc

- Đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trường nhiệt tình, tận tụy, tâm huyếtvới nghề, yêu thương trẻ, có tinh thần trách nhiệm trong mọi công việc, hoàn

Trang 6

thành mọi nhiệm vụ được giao Tích cực tham gia học tập nâng cao trình độchuyên môn nghiệp vụ và học hỏi kinh nghiệm cho bản thân.

- Trong quá trình quản lý nuôi dưỡng đã được tập thể cán bộ giáo viênnhân viên, lãnh đạo địa phương và đặc biệt là các bậc phụ huynh tin tưởng, giúp

đỡ, tạo điều kiện đầu tư vào công tác nuôi dưỡng Vì vậy chất lượng chăm sócnuôi dưỡng trẻ trong suốt thời gian qua đạt hiệu quả cao

* Khó khăn:

- Bếp không tập trung một khu, nên việc quản lý chưa được triệt để

- Giá cả thực phẩm trên thị trường luôn biến động, vì lợi nhuận của ngườitiêu dùng nên chất lượng thực phẩm cũng bị ảnh hưởng

- Tính sáng tạo trong chế biến món ăn và xây dựng thực đơn của nhânviên nuôi dưỡng chưa cao

- Nhân viên nuôi dưỡng chế độ tiền lương hàng tháng còn quá thấp chưađược hưởng phần trăm độc hại

- Phụ huynh quan tâm đến trẻ nhưng một số phụ huynh có mức thu nhậpthấp trình độ hiểu biết về cách chăm sóc nuôi dưỡng trẻ còn hạn chế, tình trạngđưa trẻ đến trường muộn vẫn còn

Sốtrẻ %

Sốtrẻ %

Sốtrẻ %Đầu

Cuố

i

năm

Trang 7

Từ số liệu trên Tôi thấy băn khoăn nhiều về việc chỉ với 12.000 đồng phụhuynh học sinh gửi gắm cho con họ ăn trong một ngày ở trường Vậy nhà trườngphải làm sao cân đối về chất và lượng của bữa ăn chính trưa và bữa phụ chiềucho trẻ mẫu giáo, nhà trẻ bữa chính trưa bữa phụ chiều và bữa chính chiều đểđảm bảo chất lượng bữa ăn cho trẻ Góp phần phát triển toàn diện cho trẻ.

Trước tình hình thực trạng trên, tôi suy nghĩ mạnh dạn tìm ra một số biệnpháp chỉ đạo nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượngbữa ăn cho trẻ trong trường mầm non như sau

4 Những biện pháp thực hiện:

- Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch công tác chăm sóc nuôi dưỡng.

- Biện pháp 2: Đảm bảo nguồn thực phẩm sạch, nâng cao chất lượng bữa

ăn cho trẻ theo yêu cầu của ngành

- Biện pháp 3: Bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao tay nghề cho giáo viên,

nhân viên

- Biện pháp 4: Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tham mưu phối

hợp với các cấp lãnh đạo

- Biện pháp 5: Tổ chức tốt các hội thi về dinh dưỡng.

- Biện pháp 6: Công tác kiểm tra thi đua

5 Biện pháp thực hiện (Biện pháp từng phần)

5.1 Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch công tác chăm sóc nuôi dưỡng.

Việc xây dựng kế hoạch có tầm quan trọng đặc biệt, kế hoạch được ví nhưkim chỉ nam chỉ đường cho chúng ta thực hiện đúng, giúp chúng ta đi tới mụcđích của công việc một cách khoa học, có xây dựng kế hoạch thì mọi việc mới

có hệ thống việc nào làm trước, việc nào làm sau không bị chồng chéo, không bị

bỏ sót dù là công việc nhỏ

Ngay từ đầu năm học nhận được kế hoạch của Phòng giáo dục gửi về nhàtrường, Ban giám hiệu chúng tôi cùng với chị em giáo viên, nhân viên trongtrường cùng nhau thảo luận, bàn bạc để thống nhất tìm ra những biện pháp thựchiện Trên cơ sở đó đề ra những chỉ tiêu sao cho phù hợp với điều kiện hoàncảnh của trường

Ví dụ : Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cuối năm xuống dưới 5%

Trẻ có kỹ năng thói quen vệ sinh cá nhân đầu năm đạt 80% Phấn đấucuối năm đạt 98%

Để thực hiện các chỉ tiêu đã đề ra chúng tôi cố gắng xây dựng kế hoạchcho từng công việc thật cụ thể Xây dựng kế hoạch cho từng tháng của năm học

Trang 8

đồng thời đặt kế hoạch lâu dài cho một công việc thật cụ thể vì công việc đókhông thể thực hiện ngay trong năm học.

Trong những chỉ tiêu bắt buộc phải thực hiện trong kế hoạch là chấp hànhnghiêm chỉnh quy định về chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tốt, đảm bảo an toàn chotrẻ mọi lúc mọi nơi trong trường

Trong năm học nhà trường đều phối kết hợp với trung tâm y tế xã vềkhám sức khỏe cho trẻ 2 lần/ năm Y tế chủ động lấy mẫu nước của nhà trường

ra trung tâm y tế huyện để làm xét nghiệm, chỉ đạo nhà bếp và các lớp thườngxuyên vệ sinh các đồ dùng dụng cụ phục vụ cho công tác chăm sóc và nuôidưỡng trẻ

Dưới đây là kế hoạch cụ thể của 3 trong 9 tháng cho năm học 2017 - 2018

về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ

CÔNG VIỆC

BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

Tháng 11

- Tiếp tục cùng BGH tổ chức thao giảng lập thành tích chào mừng ngày 20/11

- Làm tốt công tác phòng dịch bệnh

- Duy trì khâu vệ sinh kho bếp theo định kỳ

- Tổng kết đợt thi đua

- Kiểm tra kho

- Tiến hành dự giờ thao giảng nhân viên, gíao viên

- Dự công tác tổ chức hoạt động cho trẻ vệ sinh ăn - ngủ của giao viên cáclớp

- Kiểm tra việc thực hiện công tác chếbiến thực phẩm của nhân viên bếp

- Phát thưởng cho GV-NV đạt tiết tốt vào ngày 20/11

- Cân tịnh lượng thực phẩm tồn kho Tháng 12

- Chỉ đạo hội thi giáoviên, cô nuôi giỏi cấp trường

- Tổ chức cân trẻ định kỳ

- Trú trọng công tác phòng ngộ độc thực phẩm cho trẻ

- Chuyển thực đơn từ mùa hè sang mùa đông

- Kiểm tra công tác thực hiện nộiqui bếp ăn

- Lên lịch cụ thể

- Chỉ đạo giáo viên các lớp tổ chức cân trẻ vào biểu đồ tăng trưởng

- Duy trì mua thực phẩm tươi, ngon

có nguồn gốc, xuất xứ về chế biến cho trẻ

- Thường xuyên cho trẻ ăn đúng giờ, cho trẻ ăn khi thức ăn vừa chế biến còn nóng, thay đổi một số món ăn

- Kiểm tra công tác thực hiện mặc trang phục, đeo tạp dề, bao tay, khẩu trang mũ đội khi chế biến thức ăn cho

Trang 9

- Kiểm tra kho.

- Kiểm tra công tác lưu mẫu thức ăn

và ghi nhật ký lưu mẫu tại bếp ăn

- Cân tịnh lượng thực phẩm tồn kho

Tháng

1/2018

- Thực hiện công tác phòng chống rét cho trẻ

- Kiểm tra các loại sổ sách của tổnuôi dưỡng

- Tổng vệ sinh, niêm phong kho bếp trước tết đảm bảo an toàn tài sản

5.2 Biện pháp 2: Đảm bảo nguồn thực phẩm sạch và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ theo yêu cầu của ngành:

*.Sức khoẻ của trẻ phần lớn phụ thuộc vào chất lượng bữa ăn,

Trẻ đến trường mầm non cho trẻ ăn không phải là chống đói mà phải đảmbảo yêu cầu của ngành là phải đủ chất, đủ lượng, tỷ lệ cân đối giữa các chất dinhdưỡng để trẻ ăn ngon miệng, trẻ ăn hết xuất Chúng tôi đặt ra yêu cầu để đảmbảo về chất lượng bữa ăn như sau:

Chế biến thực phẩm phải đảm bảo tươi ngon, đẹp phù hợp với trẻ, đảmbảo an toàn Thức ăn phải được chế biến nấu chín kỹ, nấu xong cho trẻ ăn ngay.Thực hiện nghiêm túc quy định về lưu mẫu thức ăn, đủ lượng cần thiết đối vớithức ăn lỏng 250ml Thức ăn rắn 150g mẫu thức ăn phải được lấy vừa nấu xongtrước khi cho trẻ ăn, hộp đựng mẫu thức ăn bằng Inox sạch sẽ, có nhãn mác, cónắp đạy, có chữ ký người lưu, lưu mẫu thức ăn 24/24 giờ trong ngăn mát tủ lạnh

+ Đủ chất: Thay đổi món ăn thường xuyên theo tuần, Thực hiện theo thựcđơn tuần chẵn tuần lẻ, theo mùa, đa dạng các loại thực phẩm vào các món ăn

Trang 10

như: Thịt bò, thịt lợn, khoai tây, cà rốt om mềm Thịt gà, khoai tây, cà rốt omnấm Cá, thịt lợn sốt cà chua

+ Đủ lượng : Trẻ phải được ăn đúng số tiền ăn là 12.000đ/ ngày/ trẻ Cânđối thu chi, chia hợp lý các bữa ăn trong ngày của Mẫu giáo và Nhà trẻ

+ Ngon : Xác định trẻ ăn hết khẩu phần, chế biến ngon vừa với trẻ, hợpkhẩu vị, phù hợp với độ tuổi, cho trẻ ăn khi thức ăn còn ấm

+ Đảm bảo các bữa phụ chiều tích cực chế biến các món cho trẻ ăn như:Cháo lac vừng, mỳ thịt gà, chè thập cẩm tuyệt đối không cho trẻ ăn đồ ăn sẵn

+ Vệ sinh : Nhân viên nhà bếp phải được học và bồi dưỡng kiến thức về

vệ sinh an toàn thực phẩm, nắm vững trách nhiệm của mình trong công tác nuôidưỡng và an toàn Cần thực hiện tốt khâu vệ sinh cá nhân trong quá trình chếbiến món ăn cho trẻ Mặc quần áo công tác, đầu tóc gọn gàng móng tay, móngchân cắt ngắn sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chế biến thức ăn,khi tay bẩn, sau khi đi vệ sinh, qua mỗi cung đoạn chế biến Phải tuân thủ theoquy định sử dụng chế biến theo bếp một chiều, không được ho khạc nhổ khi chếbiến thức ăn cho trẻ, khi chia ăn cho trẻ phải đeo khẩu trang, gang tay, thực hiệncân đong thức ăn cho trẻ đảm bảo vệ sinh và đủ định lượng Cô nuôi định kỳ 6tháng đi khám sức khỏe một lần

* Chú trọng công tác vệ sinh khu vực bếp, đồ dùng, dụng cụ nhà bếp và

vệ sinh môi trường Sắp xếp các khu vực trong bếp sao cho thuận tiện, gọn gàng

và có biển đề rõ ràng, nơi nhận thực phẩm, nơi sơ chế, khu nấu chín, nơi chiacơm từng lớp Nhà bếp phải có bảng phân công trong ngày: người nấu chính,người nấu phụ, người nhận thực phẩm, người sơ chế và thực hiện theo bảngphân công dây chuyền nhân viên nuôn dưỡng Bếp ăn phải có thực đơn theotuần, bảng định lượng xuất ăn hàng ngày và công khai tài chính Thực hiệnngiêm túc việc tính khẩu phần ăn cho trẻ và khâu vệ sinh nhà bếp Khi nấu xongphải dọn dẹp, xếp đồ dùng ngăn nắp đúng nơi quy định Bát thìa của trẻ phảiđược rửa sạch cho vào tủ sấy bát khu trung tâm, khu lẻ đun nước sôi tráng bát,thìa cho trẻ trước khi cho trẻ dùng, đồ dùng trong bếp phải sạch sẽ, khô ráo đượctreo và kê cao Rác thải đúc vào tải để đúng nơi quy định để công ty rác đếnchuyển đi Cống rãnh khơi thoáng không ứ đọng

Bữa ăn đảm bảo các yêu cầu trên sẽ có tác dụng: Các cháu ăn ngonmiệng, ăn hết xuất góp phần cho trẻ khoẻ mạnh, tăng cân, cha mẹ trẻ yên tâmkhi gửi con đến trường

Để đạt được những yêu đó chúng tôi thực hiện thường xuyên nghiêm túcnhững quy định về giao nhận thực phẩm

Trang 11

(Ảnh giao nhận cá trắm)

Năm học 2016 - 2017 nhà trường đã hợp đồng cung cấp cá rô phi lọc đểchế biến món ăn cho trẻ, đến năm học 2017 - 2018 nhà trường đã tiến hành hợpđồng cá trắm để chế biến món ăn cho trẻ được phụ huynh học sinh hoàn toànnhất trí và rất phấn khởi vì cũng với 12.000 đ như năm cũ nay nhà trường đãnghiên cứu dần tăng chất lượng bữa ăn của trẻ

Khi giao nhận thực phẩm có đầy đủ các thành phần được phân công chặtchẽ nhân viên bếp đã được tổ bếp phân công luân phiên nhau, đại diện Ban giámhiệu, giáo viên, kế toán và bên giao thực phẩm Cập nhật sổ sách kịp thời, tàichính công khai rõ ràng để phụ huynh biết và kiểm tra Tính khẩu phần ăn củatrẻ rõ ràng, đảm bảo định lượng, cân đối các chất Cuối tháng có quyết toán, đốichiếu giữa thu - chi có khớp không, hàng ngày xuất hàng có đủ 3 chữ ký đó là :bếp trưởng, kế toán, thủ quỹ

Từ nhận thức công tác vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đóng vai tròquan trọng, thậm chí quyết định đến chất lượng thực phẩm, chất lượng bữa ăn và

do đó tác động đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ, nhà trường đã thực hiệnkiểm soát nghiêm ngặt nguồn thực phẩm cung cấp cho trẻ hàng ngày và đềuphải ký hợp đồng với các nhà cung cấp chặt chẽ, đảm bảo an toàn thực phẩm

Trang 12

cho bếp ăn Trong bản hợp đồng có ghi rõ: Thực phẩm đảm bảo về chất lượng

đủ về số lượng, giao thực phẩm đúng thời gian quy định Bản hợp đồng phải có

số chứng minh thư nhân dân, có xác nhận của Ủy ban xã Nếu xảy ra ngộ độcthức ăn hoặc thực phẩm không tươi ngon thì bên cung cấp thực phẩm phải cótrách nhiệm hoàn trả lại số tiền và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước phápluật Làm như vậy người bán có trách nhiệm hơn.Vì vậy trong những năm quakhông có trường hợp nào ở trường bị ngộ độc thức ăn

Nhà trường luôn ưu tiên phụ huynh học sinh và gia đình giáo viên, nhânviên trong trường có rau, củ quả sạch cung cấp cho nhà trường đặc biệt tổ nuôidưỡng của nhà trường rất đoàn kết biết phân công công việc và bố trí thời gian

để làm rau sạch tại vườn trường

(Ảnh vườn rau khu Yên Thịnh)

Trang 13

(Ảnh vườn rau khu Trung tâm)

Tổ nuôi dưỡng cả hai khu đã cung cấp 100% rau sạch cho trẻ trong nămhọc 2016-2017 và cố gắng duy trì ở những năm tiếp theo

Trẻ đến trường được tham gia rất nhiều hoạt động như: hoạt động có chủđích, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời và hoạt động vệ sinh cá nhân trẻcũng nằm trong chuỗi hoạt động một ngày không thể thiếu của trẻ mà cô giáotrực tiếp phụ trách lớp cần thực hiện thường xuyên và Ban giám hiệu

Trang 14

(Ảnh tổ chức cho trẻ vệ sinh trước khi ăn cơm)

Trước khi ăn cho trẻ rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, dạy trẻ

có thói quen vệ sinh khi ăn uống, ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kỹ, ăn uống từtốn, biết nhặt cơm rơi vãi vào nơi quy định

Trên thực tế khi tổ chức giờ ăn một số cô giáo thường hay cắt xén một sốyêu cầu như rửa tay trước khi ăn hoặc chia cơm, canh ra bát theo số bàn ăn Vìvậy chúng tôi yêu cầu giáo viên phải thực hiện nghiêm túc quy chế tổ chức một

Ngày đăng: 04/06/2020, 09:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Sách chiến lược giáo dục đến năm 2020 Khác
2. Chương trình chăm sóc giáo dục của các độ tuổi, nhà trẻ, mẫu giáo mầm non 2000-2005 Khác
3. Tài liệu bồi dưỡng giáo dục mầm non từ 2000-2008 Khác
4. Hướng dẫn chăm sóc giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm của bộ giáo dục mầm non Khác
5. Các tập san, tạp chí giáo dục mầm non Khác
6. Các văn bản quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của bộ y tế và bộ giáo dục Khác
7. Các kênh thông tin, tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm , nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w