1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

30 606 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 173,61 KB

Nội dung

Gồm 3 loại :  Rủi ro định giá lại : thực chất là rủi ro phát sinh khi ngân hàng có sự chênh lệch về kỳ hạn giữa TSC và TSN đối với các khoản mục có lãi suất cố định vàchênh lệch về kỳ

Trang 1

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG

MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1 TỔNG QUAN VỀ LÃI SUẤT

1.1.1 Khái niệm lãi suất

Khi sử dụng bất kì một khoản tín dụng nào thì người đi vay cũng phải trả thêmmột phần giá trị ngoài phần vốn gốc vay ban đầu, vì tiền tệ có giá trị về mặt thời gianđồng thời nhằm bù đắp chi phí cơ hội cho người vay Tỉ lệ % của phần tăng thêm này

so với vốn gốc vay ban đầu được gọi là lãi suất

Nói cách khác : lãi suất là giá cả của quyền sử dụng vốn vay, tính bằng tỷ lệphần trăm trên số tiền được vay mà người đi vay phải trả cho người sở hữu để đổi lấyquyền sử dụng tiền vay trong một thời gian nhất định

1.1.2 Phân loại lãi suất

1.1.2.1 Phân theo loại hình tín dụng

 Lãi suất tín dụng thương mại được áp dụng khi các doanh nghiệp cho

nhau vay dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa

 Lãi suất tín dụng ngân hàng áp dụng trong mối quan hệ tín dụng giữa

ngân hàng với doanh nghiệp, hộ gia đình, tổ chức kinh tế, cá nhân Lãi suất này baogồm lãi suất tiền gửi, lãi suất tiền vay, lãi suất chiết khấu

 Lãi suất chỉ đạo là lãi suất NHNN áp dụng đối với thị trường tiền tệ

gồm: lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu NHTW các nướcthường hình thành một cặp lãi suất tái cấp vốn tạo một khung lãi suất chỉ đạo nhằmkiểm soát và điều tiết sự biến động lãi suất trên thị trường đặc biệt là các mức lãi suấtngắn hạn

 Lãi suất liên ngân hàng là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng cho nhau

vay trên thị trường tiền tệ

Trang 2

1.1.2.2 Phân loại theo giá trị thực của lãi suất

Lãi suất danh nghĩa là lãi suất được tính theo giá trị danh nghĩa của

tiền tệ vào thời điểm nghiên cứu ( là lãi suất chưa loại trừ đi tỉ lệ lạm phát )

 Lãi suất thực tế là lãi suất được điều chỉnh lại cho đúng theo những

thay đổi về lạm phát ( lãi suất đã được loại trừ đi tỉ lệ lạm phát )

Quan hệ giữa lãi suất thực, lãi suất danh nghĩa, lạm phát được biểu diễn nhưsau:

ir = i – п

1.1.2.3 Phân loại theo bản chất của hợp đồng tài chính

 Lãi suất cố định: được giữ cố định trong suốt thời hạn vay Ưu điểm

của lãi suất này là các bên biết trước số tiền lãi được trả và phải trả nhưng lại có hạnchế là bị ràng buộc vào một mức lãi suất nhất định trong một thời gian nào đó dù chocác lãi suất khác có thay đổi như thế nào Được áp dụng trong trường hợp lãi suất thịtrường tương đối ổn định

 Lãi suất thả nổi: là lãi suất có thể thay đổi theo lãi suất tham chiếu

hoặc theo chỉ số lạm phát Áp dụng trong các trường hợp lãi suất biến động nhiều, khó

dự đoán chính xác được chiều hướng cũng như mức độ biến động lãi suất

1.1.2.4 Phân loại theo cách đo lường lãi suất

 Lãi suất đơn: là lãi suất tính một lần trên số vốn gốc cho suốt kì hạn

vay Loại lãi suất này áp dụng cho các khoản tín dụng ngắn hạn, trả nợ một lần khiđáo hạn Công thức tinh lãi suất đơn:

Trang 3

 Lãi suất kép : là mức lãi suất có tính đến giá trị đấu tư lại của lợi tức

thu được trong thời hạn sử dụng tiền vay Áp dung cho các khoản đầu tư có

nhiều kì hạn thanh toán trong đó lãi của kì trước được nhập vào vào vốn gốc để

tính lãi cho kì sau Ta có:

C = Co× ( l + i)n

 Lãi suất hoàn vốn: Là lãi suất làm cân bằng giá trị hiên tại của số tiền

nhập nhận được trong tương lai từ một khoản đầu tư với giá trị hôm nay của khoảnđầu tư đó

Lãi suất hoàn vốn được xây dựng trên cơ sở khái niệm giá trị hiên tại (giá trịquy về hiện tại của các khoản thu nhập nhận được trong tương lai)

PV =

i=1

n FV

× (1+ i)- n

1.1.3 Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế thị trường

1.1.3.1 Lãi suất là công cụ điều tiết nền kinh tế vĩ mô

Lãi suất biến động sẽ tác động đến đầu tư, tiêu dùng, tiết kiệm nên nó sẽ tác

động gián tiếp tới các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô Khi lãi suất tăng cao, người tiêudùng có xu hướng tiết kiệm hơn, hạn chế đầu tư, hạn chế tiêu dùng nên tổng cầu giảm,sản lượng giảm, giá cả giảm, thất nghiệp tăng, nội tệ có xu hướng tăng giá so vớingoại tệ

1.1.3.2 Lãi suất là công cụ phân phối và kích thích sử dụng vốn hiêu quả

C : Số tiền thu được theo lãi gộp sau n kì

Co : số vốn gốc ban đầu

i : lãi suất đơn

n : số kì gửi vốn

PV : Giá trị hiện tại

FV : Các khoản thu nhập trong tương lai

i : Lãi suất hoàn vốn

n : Số kỳ hạn thanh toán

Trang 4

Đối với các dự án có mức độ rủi ro như nhau, dự án nào có lãi suất cao hơnthường thu hút vốn nhanh hơn, nhiều hơn Dự án nào có nhiều rủi ro hơn thì phải trảlãi cao hơn mới có khả năng thu hút được vốn Như vậy bằng cách đưa ra các mức lãisuất khác nhau có thể phân luồng vốn theo mục đích mong muốn.

Một nguyên tắc trong tín dụng là vay thì phải trả cả gốc và lãi khi đến hạn.Việc buộc phải trả lãi vay đã kích thích người sử dụng vốn một cách có hiệu quả Họphải thúc đẩy sản suất kinh doanh tạo thu nhập, không chỉ để bù đắp chi phí, mà cònphải có lợi nhuân làm cơ sở cho việc trả lãi

1.1.3.3 Lãi suất là công cụ kích thích lợi ích vật chất

Lãi suất trở thành nhân tố cơ bản điều tiết tiêu dùng và tiết kiệm Khi lãi suấtcao sẽ khuyến khích người ta hi sinh tiêu dùng hiện tại, tiết kiệm nhiều hơn để cókhoản tín dụng cao hơn trong tương lai và ngược lại

1.1.3.4 Lãi suất là công cụ đo lường tình trạng sức khỏe của nền kinh tế,

Trong giai đoạn phát triện của nền kinh tế, lãi suất có xu hướng tăng do nhucầu tín dụng tăng Trong đó, tốc độ tăng cầu tín dụng lớn hơn tốc độ tăng cung tíndụng Ngược lại, trong giai đoạn suy thoái, lãi suất nền kinh tế có xu hướng giảm Các

xu hướng biến động của lãi suất được phản ánh trên đường cong lãi suất Do đó nhìnvào đường cong lãi suất có thể thấy được xu hướng biến động của lãi suất và tìnhtrạng sức khỏe của nền kinh tế

1.1.3.5 Lãi suất là công cụ thực hiện CSTT quốc gia.

Khả năng điều tiết kinh tế vĩ mô của lãi suất đã làm cho nó trở thành công cụ

quan trọng để thực hiện CSTT quốc gia Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cũng

như thị trường tài chính chưa phát triển, lãi suất được sử dụng làm công cụ trực tiếp

tác động tới mục tiêu trung gian, qua đó tới mục tiêu cuối cùng của CSTT Trong điều kiện thị trường phát triển, NHNN sử dụng lãi suất là công cụ giántiếp của CSTT như : lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất trên thị trường

mở để tác động gián tiếp tới lãi suất thị trường Lãi suất thị trường thay đổi sẽ tácđộng đến các biến số kinh tế vĩ mô nhằm đạt được các mục tiêu cuối cùng của CSTT

Trang 5

1.2 RỦI RO LÃI SUẤT VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM.

1.2.1 Rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTM

Rủi ro lãi suất là những tổn thất tiềm tàng mà ngân hàng phải gánh chịu

khi lãi suất thị trường biến động Đó là nguy cơ biến động thu nhập và giá trị ròng( vốn tự có ) của ngân hàng khi lãi suất thị trường biến động

Đây là rủi ro đặc trưng của bất kỳ một trung gian tài chính nào Xét trên

phương diện những loại thiệt hại mà biến động lãi suất thị trường gây ra cho ngânhàng, rủi ro lãi suất có thể được chia ra hai loại cơ bản : rủi ro về thu nhập và rủi rogiảm giá trị tài sản

1.2.1.1 Rủi ro về thu nhập

Là khả năng suy giảm thu nhập lãi ròng của ngân hàng khi lãi suất thị trườngbiến động Gồm 3 loại :

Rủi ro định giá lại : thực chất là rủi ro phát sinh khi ngân hàng có sự

chênh lệch về kỳ hạn giữa TSC và TSN đối với các khoản mục có lãi suất cố định vàchênh lệch về kỳ định giá lại đối với các khoản mục có lãi suất thả nổi Bao gồm 2 loạisau :

- Rủi ro tái tài trợ TSN : Khi ngân hàng có kỳ hạn TSC lớn hơn kỳ hạn TSN,

ngân hàng phải đối mặt với rủi ro lãi suất và thực sự phải gánh chịu rủi ro lãi suất khilãi suất thị trường tăng Hoạt động tái tài trợ TSN xảy ra khi thời hạn sử dụng vốn lớnhơn thời hạn nguồn vốn tài trợ nó

VD : Ngân hàng A có khoản cho vay 50 tỷ thời hạn 2 năm lãi suất cho vay 16%

Gốc và lãi trả hàng năm Ngân hàng huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng vớilãi suất 14%/ năm Năm thứ 1 ngân hàng có khoản thu nhập ròng là 2% Năm thứ 2,ngân hàng phải huy động thêm 50 tỷ mới với thời hạn 1 năm Lúc này ngân hàng đốimặt với rủi ro tái tài trợ TSN, và phải thực sự gánh chịu rủi ro nếu lãi suất liên ngânhàng tăng lên Khi lãi suất huy động tăng cao hơn 16%, ngân hàng sẽ bị lỗ

Trang 6

- Rủi ro tái đầu tư TSC : Khi ngân hàng có kỳ hạn TSC ngắn hơn kỳ hạn TSN,

ngân hàng phải đối mặt với rủi ro lãi suất và thực sự phải gánh chịu rủi ro lãi suất khilãi suất thị trường giảm Hoạt động tái đầu tư TSC xảy ra khi thời hạn sử dụng vốnngắn hơn thời hạn nguồn vốn huy động

VD : Ngân hàng A có khoản vốn nhàn rỗi là 50 tỷ trong 2 năm, lãi suất huy động

là 14% Ngân hàng cho vay trong thời hạn 1 năm với lãi suất cho vay là 16%/năm.Sau 1 năm, ngân hàng có khoản thu nhập ròng là 2% Sang năm thứ 2, lãi suất thịtrường giảm nên ngân hàng chỉ có thể cho vay theo lãi suất hiện hành là 13,5% Nhưvậy ngân hàng đã gặp phải rủi ro tái đầu tư TSC

Rủi ro cơ bản : là rủi ro phát sinh khi việc định giá lại không hoàn hảo

hoặc không giống nhau đối với những khoản mục khác nhau, nghĩa là có sự khác nhau

về mức độ thay đổi giữa lãi suất thu được từ TSC và lãi phải trả cho TSN, mặc dùnhững khoản mục này có cùng thời hạn định giá lại

VD : Ngân hàng có khoản cho vay 1 năm được định giá lại hàng tháng theo lãi

suất Tín phiếu kho bạc 1 tháng, và một khoản huy động vốn được định giá lại theo lãisuất Libor hàng tháng để tài trợ cho khoản cho vay này Nếu lãi suất Libor và lãi suấttín phiếu kho bạc nhà nước có biến động tương đồng với nhau thì ngân hàng khônggặp rủi ro Nhưng trên thực tế, các mức lãi suất có thể không biến động tương đồngvới nhau mà còn biến động ngược chiều nhau Ví dụ lãi suất Libor tăng trong khi lãisuất tín phiếu kho bạc lại giảm, hoặc chúng biến động cùng chiều nhưng mức độ biếnđộng khác nhau thì ngân hàng sẽ phải gánh chịu rủi ro

Rủi ro lựa chọn : là rủi ro thay đổi về phương thức tính toán đối với

các TSC hoặc TSN khi lãi suất biến động

Ví dụ : khi lãi suất thị trường tăng, khách hàng có xu hướng trì hoãn thanh toán

các khoản vay trước kia hoặc rút trước hạn đối với các khoản tiền gửi có kì hạn để gửitiền vào các tài khoản tiền gửi mới có lãi suất cao hơn Ngược lại, khi lãi suất thịtrường có xu hướng giảm, khách hàng thanh toán trước hạn các khoản vay dài hạnnhư vay thế chấp nhà ở để thực hiện vay các món mới với lãi suất thấp Nhìn chung

Trang 7

tất cả các trường hợp thay đổi phương thức thanh toán đối với TSN hoặc TSC khi lãisuất thị trường biến động đều dẫn đến rủi ro thu nhập lãi ròng đối với ngân hàng.

1.2.1.2 Rủi ro giảm giá trị tài sản.

Là khả năng giá trị ròng của ngân hàng bị suy giảm khi lãi suất thị trườngbiến động RRLS tác động đến giá trị tài sản bao gồm các loại sau:

Rủi ro kỳ hạn : là rủi ro giảm giá trị ròng của ngân hàng khi tồn tại

sự không cân xứng về kì hạn giữa TSC và TSN

Giá trị thị trường của TSC hay TSN là dựa trên khái niệm về giá trị hiện tạicủa tiền tệ Nếu lãi suất thị trường tăng lên thì mức chiết khấu giá trị tài sản cũng tănglên làm cho giá trị hiện tại của TSC và TSN giảm xuống và ngược lại

- Kỳ hạn TSC < TSN : ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi lãi suất thị trường giảm Cụ

thể, khi lãi suất giảm thì giá trị hiện tại của TSC và TSN đều tăng, nhưng mức tăngcủa TSC < mức tăng của TSN nên thu nhập của ngân hàng tăng chậm hơn chi phíngân hàng phải bỏ ra, dẫn đến giá trị ròng của ngân hàng giảm

- Kỳ hạn TSC > kỳ hạn TSN : ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi lãi suất thị trường

tăng Cụ thể, khi lãi suất tăng thì giá trị hiện tại của TSC và TSN đều giảm, nhưngmức giảm của TSC > mức giảm của TSN, thu nhập của ngân hàng giảm nhiều hơn chiphí làm cho giá trị ròng của ngân hàng giảm xuống

Trang 8

Rủi ro đường cong lãi suất

Là rủi ro của ngân hàng trước những thay đổi về độ dốc và hình dạng của

đường cong lãi suất Rủi ro này phát sinh khi những thay đổi không dự đoán trước củađường cong lãi suất làm giảm giá trị tài sản của ngân hàng, do lãi suất các thời hạnkhác nhau thay đổi theo những mức độ khác nhau Ví dụ đường cong lãi suất trở nêndốc hơn so với dự đoán ban đầu, khi đó lãi suất của các khoản cho vay có kì hạn 3năm có thể tăng lên 2%/năm Trong khi cùng thời điểm đó lãi suất huy động kì hạnmột năm lại chỉ tăng 0,5%/năm Trường hợp này giá trị TSC của ngân hàng sẽ cànggiảm mạnh hơn so vơi sự giảm giá trị TSN, dẫn đến rủi ro rất lớn đối với giá trị ròngcủa ngân hàng Những trường hợp như thế này xảy ra tương đối phổ biến trong thực tếkinh doanh của các NHTM

1.2.2 Nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất đối với NHTM.

1.2.2.1 Sự không cân xứng về kì hạn TSC và TSN của ngân hàng

Nguyên nhân từ phía ngân hàng: do ngân hàng có xu hướng duy trì

thời hạn TSC lớn hơn TSN nhằm tăng khả năng tạo lợi nhuận, như việc ngân hànghuy động vốn ngắn hạn với lãi suất thấp để cho vay trung dài hạn với lãi

suất cao

Nguyên nhân từ phía khách hàng : Do số lượng khách hàng đa dạng

Trang 9

và phong phú Những người vay tiền và gửi tiền đều có những nhu cầu khác nhau khigửi cũng như khi vay tiền, dẫn đến sự đa dạng về kỳ hạn của các khoản vốn huy động

và các khoản cho vay

Khách hàng không nhất thiết phải tuân thủ tuyệt đối các cam kết về mặt kỳhạn với ngân hàng Ví dụ : khách hàng có thể rút tiền trước hạn,…Tần số xuất hiện sự

vi phạm thỏa thuận về thời hạn của khách hàng vay và gửi tiền thường không tươngxứng nhau, điều này càng làm tăng khả năng mất cân xứng về kỳ hạn của các khoảncho vay và các khoản huy động vốn của ngân hàng

1.2.2.2 Do biến động của lãi suất thị trường.

Lãi suất được hình thành do cung cầu tín dụng, vì vậy sự biến động của lãisuất thị trường là do sự biến động của cung và cầu tín dụng

Thứ nhất : Các nhân tố làm dịch chuyển đường cung tín dụng

Lạm phát dự tính : Khi lạm phát dự tính tăng lên thì tỷ suất lợi tức dự tính của

công cụ nợ giảm so với lãi suất dự tính của tài sản thực Người có tiền có xu hướngchuyển sang nắm giữ tài sản thực nhiều hơn các tài sản tài chính, hạn chế việc cho vaytiền làm cung quỹ cho vay giảm ở bất kỳ mức lãi suất nào cho trước Đường cung quỹcho vay dịch chuyển sang trái

Rủi ro của công cụ nợ : Mức độ rủi ro của công cụ nợ tăng lên khiến cho cầu

mua công cụ nợ giảm đi, cung tín dụng giảmn đường cung tín dụng dịch chuyển sangtrái

Tính lỏng công cụ nợ : Tính lỏng của công cụ nợ càng cao thì tính hấp dẫn của

công cụ nợ đó càng tăng, làm cho cầu công cụ nợ tăng lên ở mọi mức lãi suất, cungtín dụng tăng làm cho đường cung tín dụng dịch chuyển sang phải

Chu kỳ kinh doanh : Khi nền kinh tế đang tăng trưởng thì tài sản và thu nhập

của các chủ thể trong nền kinh tế tăng lên làm tăng khả năng cung ứng vốn ở mọi mứclãi suất, cung tín dụng tăng lên làm đường cung tín dụng dịch chuyển sang phải

Thứ hai : Các nhân tố làm dịch chuyển đường cầu tín dụng

Trang 10

Lạm phát dự tính : Khi lạm phát dự tính tăng thì chi phí thực dự tính của việc

vay tiền giảm, người vay vốn được lợi nên nhu cầu vay vốn của các chủ thể trong nềnkinh tế tăng lên, cầu tín dụng tăng ở bất kỳ mức lãi suất nào, làm cho đường cầu quỹcho vay dịch chuyển sang phải

Chu kỳ kinh doanh : Khi nền kinh tế tăng trưởng, có nhiều cơ hội đầu tư được

trông đợi là có khả năng sinh lợi, nhu cầu vay vốn để tài trợ cho các dự án của doanhnghiệp tăng lên, cầu tín dụng tăng lên làm đường cầu tín dụng dịch chuyển sang phải

Thâm hụt ngân sách nhà nước : Khi bội chi ngân sách nhà nước tăng lên, nhu

cầu vay của nhà nước để bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước làm tăng cầu tín dụng,đường cầu tín dụng dịch chuyển sang phải

1.2.3 Lượng hóa rủi ro lãi suất

1.2.3.1 Mô hình định giá lại

Mục đích : đo lường mức độ biến động của thu nhập lãi ròng của ngân hàngtrước sự biến động của lãi suất thị trường

Nội dung : phân tích các luồng tiền dựa trên nguyên tắc giá trị kế toán nhằmxác định chênh lệch giữa tiền lãi thu được từ tài sản có và lãi phải thanh toán cho tàisản nợ sau 1 thời gian nhất định

Bước 1 : Phân loại TSC và TSN nhạy cảm với lãi suất.

TSC và TSN của ngân hàng có thể được phân chia thành các nhóm

tài sản nhạy cảm với lãi suất theo các mức kỳ hạn, tính trên cơ sở thời hạn còn lại củatài sản Cơ sở của việc phân loại là dựa vào mức độ biến động của thu nhập lãi ( vớiTSC) và chi phí lãi ( với TSN) khi lãi suất thị trường thay đổi

TSC nhạy cảm với lãi suất thường là những tài sản mà ngân hàng

phải định giá lại khi lãi suất thị trường thay đổi, như các khoản cho vay theo

lãi suất thả nổi, chứng khoán sắp đáo hạn,…

TSN nhạy cảm với lãi suất là những nguồn vốn cần phải được định giá lạikhi lãi suất thị trường thay đổi, như những khoản tiền gửi với lãi suất thả nổi, các

Trang 11

khoản tiền gửi sắp đến hạn trả, các khoản tiền gửi đến kỳ điều chỉnh lãi, những khoảnvay mượn trên thị trường tiền tệ,

Bước 2 : Xác định :

Chênh lệch giữa TSC và TSN nhạy cảm với lãi suất

GAP = RSA – RSL

Sự thay đổi thu nhập ròng từ lãi suất :

∆ NII = GAP × ∆I

Ngân hàng có khe hở nhạy cảm lãi suất âm (GAP < 0) sẽ gặp RRLS khi lãisuất tăng Vì khi lãi suất tăng làm thu nhập lãi từ TSC và chi phí lãi từ TSN đều tăngnhưng chi phí lãi tăng nhanh hơn nên thu nhập lãi ròng giảm và ngân hàng bị tổn thất Khi khe hở GAP = 0, ngân hàng được coi là không gặp RRLS, vì thu nhậplãi từ TSC và chi phí lãi từ TSN sẽ thay đổi theo cùng một tỷ lệ

Ưu nhược điểm của mô hình định giá lại : Mô hình có ưu điểm là đơn giản,

trực quan và dễ dàng xác định thay đổi của thu nhập lãi ròng nhưng vẫn còn nhữngnhược điểm sau :

Thứ nhất : Việc phân loại các khoản mục nhạy cảm với lãi suất không mang

độ chính xác tuyệt đối Ví dụ đối với các khoản mục không có kỳ hạn định trước,không trả lãi hoặc trả lãi rất thấp, ngân hàng thường xếp nó vào các tài sản khôngnhạy cảm với lãi suất Tuy nhiên các khoản mục đó thực ra vẫn nhạy cảm với lãi suất

GAP : khe hở nhạy cảm lãi suất

RSA : TSC nhạy cảm với lãi suất

RSL : TSN nhạy cảm với lãi suất

∆ NII : Sự thay đổi thu nhập lãi ròng

∆I : Sự thay đổi của lãi suất thị trường

Trang 12

vì khi lãi suất thị trường tăng, khách hàng có xu hướng rút tiền từ những tài khoảnkhông hưởng lãi ( do chi phí cơ hội của việc duy trì những tài khoản này trở nên caohơn)

Thứ hai : Mới chỉ đo lường được rủi ro thu nhập của ngân hàng Vì khi lãi suất

thay đổi không chỉ ảnh hưởng đến thu nhập lãi mà còn ảnh hưởng đến giá trị thịtrường của TSC, TSN Mô hình định giá lại chỉ dựa trên giá trị ghi sổ mà không đềcập đến giá trị thị trường của tài sản nên nó chỉ phản ánh được một phần rủi ro lãi suấtcủa ngân hàng

Thứ ba : Về kỳ hạn định giá tích lũy : Việc phân nhóm tài sản theo một khung

kỳ hạn nhất định đã phản ánh sai lệch thông tin về cơ cấu các TSC, TSN trong cùngmột nhóm

Thứ tư : Vấn đề tài sản đến hạn : theo mô hình định giá lại, các khoản tín dụng

dài hạn không nhạy cảm với lãi suất Nhưng thực tế, các khoản cho vay này thườngđược hoàn trả theo định kỳ ( tháng, quý ) và ngân hàng thường xuyên sử dụng nhữngkhoản này để cho vay mới theo lãi suất hiện hành Như vậy các khoản tín dụng dàihạn này thuộc loại TSC nhạy cảm với lãi suất

1.2.3.2 Mô hình thời lượng

Thời lượng của một tài sản là thước đo thời gian tồn tại trung bình các luồng

tiền phát sinh từ tài sản này, tính trên cơ sở các giá trị hiện tại của nó

Mô hình thời lượng đo lường sự nhạy cảm của giá của khoản đầu tư có thunhập cố định với sự thay đổi của lãi suất thị trường Phương pháp này

dùng để đo lường rủi ro giảm giá trị tài sản

Trang 13

PVt : Giá trị hiện tại của luồng tiền nhận được tại thời điểm cuối kỳ t.

t : Thời gian tồn tại thực tế của các dòng tiền phát sinh của tài sản

N: Tổng số luồng tiền phát sinh từ tài sản

Ý nghĩa kinh tế của thời lượng : Đây là phép đo trực tiếp độ nhạy cảm của giá

trị tài sản đối với lãi suất, tức là đo sự thay đổi giá trị của tài sản khi lãi suất thị trườngthay đổi

ΔPP

P =−D⋅

ΔPi 1+i => ΔPP=−D⋅P⋅

ΔPi 1+i

1+i : Phần trăm thay đổi lãi suất thị trường.

Dấu ( - ) thể hiện mối quan hệ ngược chiều giữa giá trị thị trường với lãi suất

Ứng dụng của mô hình : Rủi ro lãi suất với toàn bộ bảng cân đối tài sản của

ngân hàng có thể được xác định trên cơ sở tính toán chênh lệch thời lượng của hai vếbảng cân đối tài sản ngân hàng

Bước 1 : Tính toán thời lượng của TSC và TSN:

Trong đó : DA : Thời lượng của toàn bộ TSC

DL : Thời lượng của toàn bộ TSN

DAi : Thời lượng của TSC thứ i

XAi : Tỷ trọng của TSC thứ I trong danh mục TSC

DLj : Thời lượng của TSN thứ j

XLj : Tỷ trọng của TSN thứ j trong danh mục TSN

n : Số loại TSC

m : Số loại TSN

Bước 2 : Lượng hóa rủi ro của ngân hàng khi lãi suất biến động :

( 1 )

Trang 14

=> ΔPE=−(D Ak D L)⋅A⋅ ΔPi

(1+i) với k = L/A

Kết luận : RRLS tiềm ẩn của ngân hàng phụ thuộc vào các yếu tố sau

- Chênh lệch thời lượng giữa TSC và TSN Chênh lệch này càng lớn thì rủi rolãi suất của ngân hàng càng cao

- Quy mô của ngân hàng ( Tổng tài sản có A ) Quy mô của ngân hàng càng lớnthì tiềm ẩn RRLS càng cao

- Mức độ biến động của lãi suất càng lớn thì tiềm ẩn RRLS càng lớn

Tác động của sự thay đổi lãi suất tới giá trị VTC của ngân hàng :

Trạng thái khe hở kì hạn Thay đổi lãi suất Sự thay đổi giá trị VTC

Ưu nhược điểm của mô hình : Mô hình thời lượng là phép đo RRLS mang độ chính xác cao vì nó đề cập đến yếu tố thời gian của tất cả các luồng tiền cũng như kỳ

hạn đến hạn của TSC và TSN.Tuy nhiên mô hình có một số nhược điểm sau :

Thứ nhất : Hạn chế về tính lồi của mô hình: Mô hình thời lượng dự đoán mối

quan hệ giữa sự thay đổi thị giá tài sản với lãi suất là quan hệ tuyến tính, nhưng quanghiên cứu thực tế thì khi lãi suất biến động mạnh thì thị giá chứng khoán thay đổinhiều hơn so với dự báo của mô hình Nghĩa là mối quan hệ giữa thị giá tài sản và lãisuất là mối quan hệ phi tuyến, đặc tính này gọi là tính lồi trong quan hệ lãi suất và thịgiá tài sản Nếu lãi suất thị trường biến động càng mạnh và tính lồi của tài sản cànglớn thì ngân hàng phải đối mặt với sai số càng lớn trong khi sử dụng mô hình

Trang 15

Thứ hai : Vấn đề trì hoãn thanh toán : Một trong những giả định để đo lường

RRLS khi sử dụng mô hình thời lượng là việc thanh toán lãi và gốc đầy đủ, đúng hạnquy định Trên thực tế, nhiều trường hợp khách hàng không thanh toán được khoản tíndụng cho ngân hàng và ngân hàng phải gia hạn nợ, dẫn đến các luồng tiền mà ngânhàng nhận hoặc chi trả trong tương lai sẽ thay đổi, dẫn đến việc sử dụng mô hình thờilượng thiếu chính xác

1.2.4 Biện pháp phòng ngừa RRLS tại các NHTM

1.2.4.1 Biện pháp nội bảng

Nguyên nhân của RRLS là do sự mất cân đối kỳ hạn giữa TSC và TSN và sựbiến động của lãi suất thị trường Vì vậy , một trong những biện pháp quan trọng đểphòng ngừa RRLS là cố gắng duy trì sự cân xứng về kỳ hạn TSC và TSN Tuy nhiênngoài việc duy trì sự cân xứng về kỳ hạn để bảo toàn vốn, đối với những ngân hàng cókinh nghiệm và khả năng quản lý tốt, họ sẽ lợi dụng chính sự biến động của lãi suất đểtìm kiếm lợi nhuận Ngân hàng sẽ thường xuyên điều chỉnh chênh lệch kỳ hạn giữaTSC và TSN nhạy cảm dựa trên các dự báo tin cậy về lãi suất của ngân hàng Cụ thểnhư sau :

Thay đổi lãi suất dự tính ( DDuy trì

A – kDL )

Chiến lược quản

KếtquảLãi suất tăng => ngân hàng gặp rủi ro

khi ( DA – kDL ) > 0 DA – kDL < 0 Giảm DA và tăng

DL E tăngLãi suất giảm => ngân hàng gặp rủi

ro khi ( DA – kDL) < 0 DA – kDL > 0 Tăng DA và

giảm DL E tăng

Trường hợp 1 : Ngân hàng có kì hạn dương (DA – k.DL > 0), ngân hàng sẽ gặp

rủi ro nếu lãi suất tăng Lúc này, ngân hàng cần điều chỉnh bảng cân đối sao cho DA –k.DL < 0 bằng cách giảm DA và tăng DL

 Tăng kì hạn của TSN bằng cách phát hành thêm công cụ nợ với kì

hạn dài, tăng cường huy động vốn trung và dài hạn

Ngày đăng: 01/10/2013, 23:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

v n huy đ ng, nh mc đích chuy n vi c thanh toán lãi cho vn huy đông t hình ừ th c lãi su t th  n i sang lãi su t c  đ nh đ  phù h p v i tính ch t c  đ nh c a ngu n ứấ ả ổấ ốịểợ ớấ ốịủồ thu t  TSC - LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
v n huy đ ng, nh mc đích chuy n vi c thanh toán lãi cho vn huy đông t hình ừ th c lãi su t th n i sang lãi su t c đ nh đ phù h p v i tính ch t c đ nh c a ngu n ứấ ả ổấ ốịểợ ớấ ốịủồ thu t TSC (Trang 25)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w