Luật Giáo dục Điều 28 đã nêu: “Phương pháp giáodục phổ thông phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinhHS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi d
Trang 1BÁO CÁO KẾT QUẢ, NGHIÊN CỨU
ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
I Lời giới thiệu
Xã hội luôn vận động và phát triển không ngừng đặc biệt trong thời đại 4.0 việc
mở rộng tri thức là việc làm cấp bách đối với tất cả mọi người và đặc biệt quantrọng hơn đối với thế hệ trẻ mà điển hình là các em học sinh Đây không phải là vấn
đề riêng của nước ta mà là vấn đề quan trọng ở mọi quốc gia trong chiến lược pháttriển nguồn lực con người phục vụ mục tiêu kinh tế - xã hội
Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mớigiáo dục trung học hiện nay Luật Giáo dục (Điều 28) đã nêu: “Phương pháp giáodục phổ thông phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh(HS); phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tựhọc, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm,đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”
Đổi mới PPDH ở trường phổ thông là một quá trình phức hợp vì nó đòi hỏiphải tác động đến nhiều yếu tố khác nhau Để đổi mới thành công PPDH ở cáctrường phổ thông cần thiết phải đổi mới một cách toàn diện, đồng bộ các thành tố,các bộ phận cấu thành của quá trình dạy học Sự đổi mới cần bắt đầu ở việc lập kếhoạch dạy học, thiết kế bài học trên lớp đến việc lựa chọn và vận dụng nhuầnnhuyễn các PPDH và cuối cùng là đánh giá kết quả dạy học
Trong những năm gần đây, cùng với chuyển biến bước đầu về chất lượnggiáo dục, hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học đang từng bước được ghi nhận.Tuy nhiên về phương pháp dạy học còn nhiều vấn đề cần bàn
Một bộ phận không nhỏ học sinh thụ động học tập do không được làm việchoặc không chịu làm việc trong các giờ học Trong hầu hết các giờ lên lớp, thựctập, thao giảng và thi giáo viên dạy giỏi vì giới hạn thời gian tiết học nên giáoviên chỉ làm việc với một số học sinh khá, giỏi để hoàn thành bài dạy, số học sinhcòn lại im lặng, nghe giảng và ghi chép Thực chất đó là những bài độc diễn củagiáo viên có sự phụ họa của một số học sinh khá giỏi Xét về nhận thức và hànhđộng, nhiều giáo viên không thể chuyển hóa được mục tiêu tích cực hóa hoạt độnghọc tập của học sinh vào việc thiết kế và thi công bài dạy
Trang 2những định hướng đổi mới phương pháp dạy học được quan tâm nhiều hiện nay là
dạy học bằng tình huống.
Vì những lí do trên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Xây dựng tình huống dạy học phần Hợp chúng quốc Hoa Kì môn địa lí lớp 11 ban cơ bản”.
II Tên sáng kiến:
“XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG DẠY HỌC PHẦN HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ ĐỊA LÍ 11 BAN CƠ BẢN”
III Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến vào đổi mới phương pháp giảng dạy môn Địa lí
IV Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 25/11/2019.
V Mô tả bản chất của sáng kiến
A Về nội dung của sáng kiến
1 Mục tiêu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về đổi mới phương pháp dạy học
và đề ra những giải pháp hợp lý giúp các em học sinh có hứng thú khi học bài: Hợpchúng quốc Hoa Kì
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tình huống dạy học phần Hợp chúng quốc Hoa Kì môn Địa lí lớp 11 ban cơ bản
- Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 11A5 của nhà trường
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu trong quá trình giảng dạy bộ môn Địa lí lớp 11A5 năm học
2019-2020 trường THPT để tìm ra thực trạng và giải pháp xây dựng tình huống dạy học phần Hợp chúng quốc Hoa Kì môn địa lí lớp 11 ban cơ bản
4 Phương pháp nghiên cứu
Trang 3- Phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập những thông tin lý luận của phương pháp giáo dục và đổi mới PPDH trên các tập san giáo dục, các bài tham luận trên Internet
- Phương pháp quan sát
Quan sát hoạt động học của học sinh
- Phương pháp điều tra
Trao đổi với giáo viên bộ môn, học sinh lớp, thăm dò học sinh các lớp trong cùng khối
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
+ Tham khảo những bản báo cáo của tổ nhóm chuyên môn
+ Tham khảo kinh nghiệm của các trường bạn
+ Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên bộ môn Địa lí khác trong trường
- Phương pháp thử nghiệm
Thử áp dụng các giải pháp vào giảng dạy phần: Hợp chúng quốc Hoa Kì
ở lớp 11A5 trường THPT năm học 2019-2020
5 Điểm mới trong nghiên cứu
Công tác giáo dục cho học sinh là công tác thường xuyên của giáo viên bộmôn, song đưa ra được các giải pháp phù hợp với đối tượng nâng cao hiệu quả giáodục tính tự giác tích cực cho học sinh lại ít được giáo viên bộ môn quan tâm
Xây dựng một số biện pháp cụ thể cho học sinh thực hiện trong bài: Hợpchúng quốc Hoa Kì
Mục đích của hoạt động này tạo tâm thế học tập học sinh, giúp học sinh ýthức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài, huy động được kiến thức, kinhnghiệm bản thân có liên quan đến vấn đề bài học làm bộc lộ cái học sinh đã biết, bổkhuyết những gì học sinh còn thiếu, giúp học sinh nhận ra cái chưa biết và cái muốnbiết
B Về khả năng áp dụng của sáng kiến
Sáng kiển có thể được áp dụng cho giảng dạy bộ môn địa lí 11 phần Hợpchúng quốc Hoa Kì trên tất cả các trường THPT và làm cơ sở xây dựng tình huống
Trang 4VI Những thông tin cần được bảo mật (nếu có):
Sáng kiến được phổ biến đến các đồng nghiệp để đổi mới phương pháp giảng dạy
VII Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng khi có sự tâm huyết của giáo viên tronggiảng dạy và sự tích cực đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng bộ mônđáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
VIII Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Việc áp dụng sáng kiến vào thực tế giảng dạy bộ môn địa lí phần Hợp chúngquốc Hoa Kì lớp 11 ban cơ bản, bản thân tôi thấy học sinh tích cực làm việc, chủđộng trong lĩnh hội kiến thức, quan hệ thầy – trò được cải thiện, không khí giờ họccởi mở hơn, các em nắm được kiến thức mới, khắc sâu kiến thức làm cơ sở tiết thu
và hoàn thiện các đơn vị kiến thức tiếp theo Thái độ học tập của học sinh thay đổi
đã giúp các em yêu thích môn học
Trang 5NỘI DUNG
I Cơ sở lý luận
Đổi mới phương pháp dạy học là một nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới giáodục Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủđộng, độc lập sáng tạo của HS Để thực hiện yêu cầu trên, việc chuyển từ dạy họclấy GV làm trung tâm của quá trình dạy học sang dạy học định hướng vào ngườihọc, phát huy tính tích cực tự giác sáng tạo để có khả năng học suốt đời của HSđược coi là quan điểm lí luận dạy học có tính định hướng chung cho việc đổi mớiPPDH
Sách giáo khoa hiện tại có nhiều thay đổi cả nội dung và phương pháp, nhằmtạo cho thầy trò có những bước chuyển căn bản trong dạy và học theo hướng tíchcực Có thể nói tính tích cực chủ động nhận thức trong hoạt động học tập của HSliên quan chặt chẽ với hứng thú và động cơ học tập của HS
Giáo viên bộ môn cần phải nắm vững những khái niệm sau:
I.1 Khái niệm phương pháp dạy học:
Phương pháp dạy học (PPDH) là lĩnh vực rất phức tạp và đa dạng Có nhiều
quan niệm, quan điểm khác nhau về PPDH Trong đó, PPDH được hiểu là cách thức, là con đường hoạt động chung giữa GV và HS, trong những điều kiện dạy học xác định, nhằm đạt tới mục đích dạy học.
PPDH có ba bình diện:
- Bình diện vĩ mô là quan điểm về PPDH Ví dụ: Dạy học hướng vào người học,
dạy học phát huy tính tích cực của HS,…
Quan điểm dạy học là những định hướng tổng thể cho các hành động phươngpháp, trong đó có sự kết hợp giữa các nguyên tắc dạy học, những cơ sở lí thuyết của
lí luận dạy học, những điều kiện dạy học và tổ chức cũng như những định hướng vềvai trò của GV và HS trong quá trình dạy học Quan điểm dạy học là những địnhhướng mang tính chiến lược, cương lĩnh, là mô hình lí thuyết của PPDH
Trang 6- Bình diện trung gian là PPDH cụ thể Ví dụ: phương pháp đóng vai, thảo luận,
nghiên cứu trường hợp điển hình, xử lí tình huống, trò chơi, …
Ở bình diện này khái niệm PPDH được hiểu với nghĩa hẹp, là những hình thức,cách thức hành động của GV và HS nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học xácđịnh, phù hợp với những nội dung và điều kiện dạy học cụ thể
PPDH cụ thể quy định những mô hình hành động của GV và HS
Trong mô hình này thường không có sự phân biệt giữa PPDH và hình thức dạyhọc (HTDH) Các hình thức tổ chức hay hình thức xã hội (như dạy học theo nhóm)cũng được gọi là các PPDH
- Bình diện vi mô là Kĩ thuật dạy học Ví dụ: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao
nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuậtcác mảnh ghép, kĩ thuật hỏi chuyên gia, kĩ thuật hoàn tất một nhiệm vụ,…
Kĩ thuật dạy học (KTDH) là những biện pháp, cách thức hành động của GVtrong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạyhọc
Các KTDH chưa phải là các PPDH độc lập mà là những thành phần củaPPDH Ví dụ, trong phương pháp thảo luận nhóm có các kĩ thuật dạy học như: kĩthuật chia nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật các mảnhghép, …
Tóm lại, QĐDH là khái niệm rộng, định hướng cho việc lựa chọn các PPDH
cụ thể Các PPDH là khái niệm hẹp hơn, đưa ra mô hình hành động KTDH là kháiniệm nhỏ nhất, thực hiện các tình huống hành động
Một số lưu ý:
- Mỗi QĐDH có những PPDH cụ thể phù hợp với nó; mỗi PPDH cụ thể có cácKTDH đặc thù Tuy nhiên, có những PPDH cụ thể phù hợp với nhiều QĐDH, cũng
Trang 7như có những KTDH được sử dụng trong nhiều PPDH khác nhau (Ví dụ: kĩ thuật đặt câu hỏi được dùng cho cả phương pháp đàm thoại và phương pháp thảo luận).
- Việc phân biệt giữa PPDH và KTDH chỉ mang tính tương đối, nhiều khi không rõ
ràng Ví dụ, động não (Brainstorming) có trường hợp được coi là phương pháp, có
trường hợp lại được coi là một KTDH
- Có những PPDH chung cho nhiều môn học, nhưng có những PPDH đặc thù của từng môn học hoặc nhóm môn học
- Có thể có nhiều tên gọi khác nhau cho một PPDH hoặc KTDH Ví dụ:
Brainstorming có người gọi là động não, có người gọi là công não hoặc tấn công não,…
Dưới đây tôi xin trình bày dạy học theo tình huống có ưu thế trong việc pháthuy tính tích cực học tập của HS (thường gọi tắt là PPDH , KTDH tích cực) có thể
sử dụng để giáo dục cho HS phổ thông trong quá trình dạy học các môn học nóichung và môn địa lí nói riêng
I.2.Dạy học theo tình huống.
Dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạy họcđược tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc sống
và nghề nghiệp Quá trình học tập được tổ chức trong một môi trường học tập tạođiều kiện cho học sinh kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối tương tác xã hộicủa việc học tập Các chủ đề dạy học phức hợp là những chủ đề có nội dung liênquan đến nhiều môn học hoặc lĩnh vực tri thức khác nhau, gắn với thực tiễn Trongnhà trường, các môn học được phân theo các môn khoa học chuyên môn, còn cuộcsống thì luôn diễn ra trong những mối quan hệ phức hợp Vì vậy sử dụng các chủ đềdạy học phức hợp góp phần khắc phục tình trạng xa rời thực tiễn của các môn khoahọc chuyên môn, rèn luyện cho học sinh năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp,liên môn Phương pháp nghiên cứu trường hợp là một phương pháp dạy học điểnhình của dạy học theo tình huống, trong đó học sinh tự lực giải quyết một tìnhhuống điển hình, gắn với thực tiễn thông qua làm việc nhóm Vận dụng dạy học
Trang 8trong nhà trường với thực tiễn đời sống, góp phần khắc phục tình trạng giáo dụchàn lâm, xa rời thực tiễn hiện nay của nhà trường phổ thông Tuy nhiên, nếu cáctình huống được đưa vào dạy học là những tình huống mô phỏng lại, thì chưa phảitình huống thực Nếu chỉ giải quyết các vấn đề trong phòng học lý thuyết thì họcsinh cũng chưa có hoạt động thực tiễn thực sự, chưa có sự kết hợp giữa lý thuyết vàthực hành.
I.2.1 Tình huống dạy học
Xét về mặt khách quan, tình huống dạy học là tổ hợp những mối quan hệ xãhội cụ thể được hình thành trong quá trình dạy học, khi mà học sinh đã trở thànhchủ thể hoạt động với đối tượng nhận thức trong môi trường dạy học nhằm mộtmục đích dạy học cụ thể
Xét về mặt chủ quan, tình huống dạy học chính là trạng thái bên trong đượcsinh ra do sự tương tác giữa chủ thể với đối tượng nhận thức
Theo quan điểm lý luận dạy học, tình huống dạy học là đơn vị kiến thức củabài lên lớp, bao gồm tổ hợp các điều kiện cần thiết Đó là mục đích dạy học, nộidung dạy học và phương pháp dạy học để thu được những kết quả hạn chế riêngbiệt
I.2.2 Bài tập tình huống dạy học
Bài tập tình huống dạy học là những tình huống khác nhau đã, đang và có thểxảy ra trong quá trình dạy học được cấu trúc lại dưới dạng bài tập, khi học sinh giảibài tập ấy, vừa có tác dụng củng cố tri thức, vừa rèn luyện được kỹ năng học tậpcần thiết
I.2.3 Nguyên tắc thiết kế bài tập tình huống
Bài tập tình huống nêu ra phải tạo ra được nhu cầu nhận thức, tạo được tínhsáng tạo, kích thích tư duy của người giải
Bài tập tình huống nêu ra phải xuất phát từ nhiệm vụ của giáo viên, từ các kỹnăng cần thiết cho việc đặt câu hỏi để dạy học
Bài tập tình huống nêu ra phải gắn với cơ sở lý luận với một liều lượng tối đacho phép
Bài tập tình huống phải có đầy đủ hai yếu tố: điều kiện và yêu cầu cần tìm
Trang 9I.2.4 Kỹ thuật thiết kế tình huống dạy học.
Để giúp học sinh xác định được các dữ kiện, nhận ra được các mâu thuẫn trongnhận thức, thì xây dựng tình huống dạy học được thiết kế theo các bước sau:
Bước 1 Xác định mục tiêu
Bước 2 Phân tích cấu trúc nội dung của bài học
Bước 3 Thiết kế tình huống dạy học
Bước 4 Vận dụng tình huống vào dạy học
II Thực trạng vấn đề
Năm học 2019 - 2020, lớp 11A5 trường THPT là lớp chọn theo khối KHXHđược hình thành từ thi chọn lớp học sinh có điểm thi đầu vào môn ngữ văn từ 5điểm trở lên Học sinh được chọn từ các lớp khác nhau trong toàn khối có cùng sởthích và năng lực học Ngữ Văn- Lịch Sử- Địa Lí
Học sinh được học chuyên đề môn Địa lí và có kiến thức nền tảng về môn Địa
lí tốt hơn so với các lớp khác trong toàn khối
II.1 Thuận lợi:
Trường THPT có vị trí thuận lợi nằm giữa thành phố Vĩnh Yên, có sự hội tụcủa nhiều thầy cô giáo tâm huyết với nghề, có nhiều kinh nghiệm trong công tácgiảng dạy
Ban giám hiệu luôn quan tâm tạo điều kiện cho lớp, giáo viên chủ nhiệm, phốihợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn làm tốt công tác quản lý giờ học chính khóa vàchuyên đề, ôn tập, bồi dưỡng
Đối tượng giảng dạy là các em học sinh ở độ tuổi từ 14 đến 15 tuổi rất hiếuđộng, sáng tạo trong các hoạt động tập thể
Hoạt động tập thể được sân khấu hóa, đa dạng nhằm tăng thêm tính tích cựchứng thú học cho học sinh
Bản thân tôi đã làm công tác giảng dạy nhiều năm nên có kinh nghiệm trongcông tác giảng dạy Năm học 2019-2020 được phân công chủ nhiệm nên dễ dàngnắm được đặc điểm tình hình của lớp, đặc điểm của từng học sinh Học sinh tronglớp có ý thức xây dựng tập thể lớp
Trang 10Đa số học sinh trong lớp có hoàn cảnh gia đình khó khăn, chủ yếu là con tronggia đình tiểu thương, nông dân, có 1 học sinh thuộc diện hộ nghèo.
Một số học sinh có hoàn cảnh đặc biệt thiếu thốn tình cảm (chỉ ở với mẹ hoặc
bố, cha mẹ làm ăn xa, mồ côi)
Cơ sở vật chất chưa đầy đủ đáp ứng kịp thời trong việc giáo dục học sinh
Đa số các em lực học có trung bình khá, chưa có tính tự giác tích cực trong các hoạt động tập thể nên việc nâng cao hiệu quả giáo dục cần cố gắng nhiều hơn
Từ những thuận lợi, khó khăn như trên với kinh nghiệm một số năm làm công tác giảng dạy tôi đã đề ra một số biện pháp thực hiện
III Biện pháp thực hiện
III.1 Tìm hiểu học sinh
Giáo viên phát phiếu thu thập thông tin để tìm hiểu hứng thú tham gia học tập môn Địa lí của HS
Bảng: Thống kê thái độ tham gia học tập môn Địa lí lớp 11A5
Có 12,1% số HS được khảo sát không thích lắm Đây là số HS cần hình thànhhứng thú hoạt động học tập môn Địa lí
Như vậy, qua bảng khảo sát này tôi nhận thấy hai vấn đề là: Cần xây dựng tính tự giác hoạt động học tập môn Địa lí cho HS và cần lựa chọn phương pháp phù hợp với hoạt động học tập môn Địa lí của HS để nâng cao chất lượng hoạt động tập thể nhà trường.
Trang 11III.2 Xây dựng tình huống phần Hợp chúng quốc Hoa Kì môn địa lí 11 ban cơ bản.
Bài 1: TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ.
Tình huống 1.
Có bạn thắc mắc tại sao Hoa Kì có nền kinh tế phát triển mạnh nhất thế giới,
em hãy giải thích giúp bạn ấy
Gợi ý trả lời:
Nguyên nhân làm cho Hoa Kì trở thành cường quốc kinh tế:
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phong phú, hoàn cảnh lịch sử thuận lợi(dẫn chứng)
- Nhờ nguồn vốn, kĩ thuật từ Châu Âu mang sang cùng với sức lao động của người
nô lệ da đen trong buổi đầu dựng nước
- Dân tộc Hoa Kì năng động, khoa học kĩ thuật công nghệ phát triển trở thành lực lượng sản xuất đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội
- Nguồn lợi từ các cuộc chiến tranh thế giới và nhờ vào sức mạnh kinh tế, quân sự, Hoa Kì tìm cách mở rộng thị trường đầu tư và thị trường hàng hóa ra thế giới
Trang 12- Nguyên nhân khác: gió, địa hình…
Tình huống 4.
Một bạn quan sát bảng số liệu 6.2 trang 39 SGK địa lí 11 thấy tỉ suất gia tăngdân số tự nhiên của Hoa Kì chỉ có 0,6% nhưng quy mô dân số Hoa Kì vẫn liên tụctăng tại sao lại có hiện tượng như vậy?
Em hãy giúp bạn làm sáng tỏ hiện tượng ấy
Em hãy giúp bạn làm sáng tỏ vấn đề trên
Một bạn thắc mắc như sau; Hoa Kì được thành lập năm 1776, nhưng đến năm
1890 nền kinh tế đã vượt qua Anh, Pháp để giữ vị trí đứng đầu thế giới cho đến
Trang 13ngày nay Tại sao lại có thể xảy ra được như vậy? Em hãy giải thích giúp bạn ấy nhé!
- Ngành nông nghiệp tuy có vai trò thứ yếu nhưng là nền nông nghiệp hiện đại
Em có nhận xét gì về ý kiến trên? Chứng minh ý kiến đó được không?
Có ý kiến cho rằng: Hoa Kì có ngành công nghiệp hiện đại
Em có đồng ý với ý kiến trên không? Tại sao?
Gợi ý trả lời:
Cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ công nghiệp của Hoa
Kì - Cơ cấu ngành:
+ Giảm tỉ trọng của các ngành công nghiệp truyền thống: luyện kim, dệt,
gia công đồ nhựa
+ Tăng tỉ trọng của các ngành công nghiệp hiện đại: hàng không, vũ trụ,
điện tử…
- Cơ cấu lãnh thổ:
+ chuyển dần từ Đông Bắc xuống phía Nam và ven Thái Bình Dương
Trang 14+ Dẫn chứng các ngành: truyền thống như luyện kim, chế tạo ô tô, đóng tàu,hóa chất, dệt… sang các ngành hiện đại như: hàng không vũ trụ, hóa dầu, côngnghệ thông tin, cơ khí, điện tử, viễn thông…
Bài 3: THỰC HÀNH TÌM HIỂU SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ
SẢN XUẤT CỦA HOA KÌ Tình huống 1.
Có ý kiến hỏi rằng: Tại sao các bang ở phía Nam trồng được lúa gạo mà các bang ở phía Bắc của vùng trung tâm lại trồng được lúa mì?
Em có thể giải thích cho các bạn cùng hiểu nhé!
- Vùng phía Tây có mức độ tập trung công nghiệp thưa nhất
- Vùng Đông Bắc có mức độ tập trung công nghiệp đông nhất
Em có đồng tình với ý kiến trên không? Hãy giải thích giúp bạn nào!
Gợi ý trả lời:
+ Điều kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi để phát triển
- Vùng có nguồn tài nguyên phong phú: quặng sắt, than, bô xít, dầu mỏ sông ngòi trong vùng có tiềm năng thủy điện lớn
- Các vùng đồng bằng phù sa ven biển có diện tích tương đối lớn, đất trồng phì nhiêu, khí hậu ôn đới hải dương rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp
- Ở nhiều nơi bên bờ Đại Tây Dương thuận lợi cho xây dựng các hải cảng lớn như: Niu Ioóc, Philađenphia,
+ Điều kiện xã hội
Trang 15- Nguồn nhân lực đông (50% dân số Hoa Kì) có trình độ kĩ thuật cao vì đây là nơi người châu Âu di cư đến đầy tiên.
- Vùng Đông Bắc được khai thác sớm nhất
+ Đặc điểm kinh tế của vùng thế mạnh kinh tế của vùng chủ yếu là các ngành tàichính, ngân hàng, công nghiệp luyện kim , chế tạo ô tô và các phương tiện giaothông vận tải, chế tạo máy công cụ, hóa chất, sản xuất hàng tiêu dùng
III 3 Kết quả nghiên cứu.
Thực hiện dạy trên lớp 11A5 bằng phương pháp xây dựng tình huống có kết quả sau:
Bảng: Thống kê thái độ tham gia học tập qua xây dựng tình huống học tập môn Địa lí lớp 11A5
Trang 16KẾT LUẬN
I Bài học kinh nghiệm
Qua các năm giảng dạy tôi nhận thấy rằng, việc sử dụng phương pháp dạyhọc bằng tình huống đã thu được kết quả khả quan Phương pháp này có thể kíchthích ở mức cao nhất tính tích cực học tập của học sinh, không chỉ giúp học sinhlĩnh hội kiến thức, phát triển năng lực mà còn rèn luyện được kĩ năng nhận thức, kĩnăng tiếp cận, phát hiện và giải quyết vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau, kĩ nănggiao tiếp, tăng cường khả năng suy nghĩ độc lập, tính sáng tạo…Nó tạo điều kiệncho học sinh chủ động điều chỉnh nhận thức, kĩ năng, hành vi Phương pháp này cóthế mạnh trong đào tạo nhận thức bậc cao Vì thế cần được khuyến khích sử dụng,đặc biệt là ở những trường có một bộ phận học sinh chưa chủ động học tập
Qua trải nghiệm thực tế, tôi nhận thấy rằng nâng cao tính tự giác tích cực họctập môn địa lí cho học sinh thành công hay thất bại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố,giáo viên phải kiên trì, học hỏi, sáng tạo, không nên áp dụng rập khuôn máy móc
Để đạt được mục đích giáo dục, ta cần phải biết chọn điểm xuất phát thích hợpvới đặc điểm riêng của từng trường, từng lớp, từng học sinh,…
Muốn duy trì tốt thành quả giáo dục cần có sự phối hợp chặt chẽ với các bàihọc khác, Được sự quan tâm lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền, các đoàn thể trongnhà trường
Để làm tốt hơn công tác giáo dục môn Địa lí ở trường phổ thông theo ý kiến cánhân tôi ta phải làm tốt hơn các việc sau:
Cần có sự kết hợp tốt giữa gia đình - nhà trường – xã hội nhằm đạt được hiệuquả cao nhất trong giáo dục Bằng cách phối hợp tổ chức cho học sinh có nhữngbuổi tham quan thực tế hoặc tổ chức cho học sinh có những buổi sinh hoạt ngoạikhóa, chuyên đề nhằm tìm hiều nhiều hơn và kĩ hơn về tính tự giác tích cực
Với những hiểu biết của bản thân và thông qua các nguồn thông tin, tôi đãthực hiện chuyên đề này với mong muốn cùng với nhà trường và PHHS hỗ trợ chocác em trong việc giáo dục hai mặt học tập và rèn luyện đạo đức cho học sinh.Trong quá trình thực hiện chuyên đề chắc chắn còn có nhiều thiếu sót Rất mongđược sự góp ý chân thành của quý đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn thiện hơn
II Kiến nghị
Xây dựng được một tập thể lớp, tự giác, chủ động, có phong trào thi đua họctập là cả một quá trình, đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, sáng tạo vì vậy kiến
Trang 17nghị với nhà trường có kế hoạch xây dựng đội ngũ giáo viên bộ môn theo tập thểlớp trong toàn khóa học.
Giáo viên bộ môn đóng vai trò rất lớn trong giáo dục cho học sinh Mỗi cánhân, chỉ có những phương pháp nhất định vì vậy đề nghị Ban giám hiệu tổ chứchội nghị trao đổi công tác chuyên môn trong nhà trường
Đề nghị nhà trường trang bị thêm máy chiếu phục vụ cho công tác giảng dạyđược tốt hơn
Trên đây là một vài ý kiến của tôi trong quá trình giảng dạy Tôi rất mongnhận được sự góp ý của Hội đồng xét duyệt cùng các đồng nghiệp
Xin trân trọng cám ơn Hội đồng và các bạn đồng nghiệp đã dành thời gian đểđọc bài viết này của tôi!
Trang 18PHỤ LỤC 1 Một số giáo án áp dụng tình huống dạy học
Tiết1: - TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ
I MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS
cần *Chuẩn:
1 Kiến thức
- Biết được các đặc điểm về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Hoa Kì
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên từng vùng
- Phân tích đặc điểm dân cư Hoa Kì và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển kinh tế
2 Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích bản đồ, lược đố để thấy được đặc điểm địa hình,
sự phân bố khoáng sản, dân cư Hoa Kì
- Kĩ năng phân tích bảng số liệu, tư liệu về tự nhiên, dân cư Hoa Kì
*Nâng cao: Phân tích được những thuận lợi và khó khăn do điều kiện tự nhiên, dân cư tạo ra đối với phát triển kinh tế của Hoa Kì.
3 Thái độ.
Có nhận thức đúng đắn về Hoa Kì
4 Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung: năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự học, tính toán
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ,
sử dụng số liệu thống kê, sử dụng tranh ảnh, năng lực tư duy phê phán và nhận thức các vấn đề pháp luật
II PHƯƠNG PHÁP
- Đàm thoại gợi mở
- Sử dụng đồ dùng trực quan
Trang 19- Tổ 3, 4 viết bảng số liệu hình 6.2 trên giấy Rôki
IV TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1 Ổn định: kiểm tra sĩ số + Nề nếp
Cô giáo trân trọng giới thiệu với cả lớp đến dự với tiết học ngày hôm nay của lớp chúng ta có các thầy cô giáo trong hội đồng sư phạm nhà trường, đề nghị lớp chúng ta nhiệt liệt chào mừng Kính mời quý thầy cô và các em an tọa!
Cô mời lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp…
2 Kiểm tra bài cũ : Tiết trước vừa có bài kiểm tra 1 tiết nên tiết học này chúng
ta sẽ kiểm tra bài cũ trong quá trình học.
3 Bài mới
a Đặt vấn đề:
- Phương pháp sử dụng: Kĩ thuật KWL, đàm thoại gợi mở.
Các em HS thân mến! chương trình địa lí lớp 11 gồm 2 phần cơ bản, khép lạicác nội dung khái quát về địa lí kinh tế xã hội thế giới, chúng ta sẽ đến với địa lícác quốc gia Một bạn nhắc lại “trên thế giới có khoảng bao nhiêu quốc gia?”
Bài mở đầu chương trình các em đã biết trên thế giới có hơn 200 quốc gia
và vùng lãnh thổ, vậy quốc gia nào sẽ được tìm hiểu trong bài học hôm nay, các
em hãy hướng lên màn chiếu và quan sát hình ảnh về đất nước này?
Trang 20B ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA
HS trả lời:
GV hỏi: Vì sao em biết đây là Hoa Kì?
HS trả lời: Vì đây là quốc gia rộng lớn nằm ở châu mĩ (Bắc Mĩ)
GV hỏi: Vậy em có hiểu biết gì về đất nước này ko? Em hãy chia sẻ cùng cácbạn?
GV mời các HS khác cùng chia sẻ và GV ghi bảng các nội dung đó
GV chốt vấn đề:
- Các em đã có những hiểu biết rất cơ bản, rất hay về nước Mĩ, các nội dung đó sẽđược tìm hiểu sâu sắc hơn trong 3 tiết học: tự nhiên và dân cư tìm hiểu trong tiết
1, tiết 2 tìm hiểu kinh tế, tiết 3 thực hành về các nội dung đã học
- Để giúp các em có những hiểu biết mở hơn về nước Mĩ cô mời các em
cùng hướng lên màn chiếu
Đây là quốc kì của nước Mĩ Đối với người Mỹ, quốc kỳ có một ý nghĩa quantrọng trong đời sống tinh thần Quốc kỳ Hoa Kỳ trở thành biểu tượng của tự do, lá
cờ đã nói lên sự hy sinh của biết bao thế hệ để giành lấy nền độc lập Lá cờ đầu tiêncủa Hoa Kỳ gồm có 13 ngôi sao và 13 sọc tượng trưng cho 13 tiểu bang thuộc địathời bấy giờ Quốc kỳ Hoa Kỳ có hai phần Một phần nhỏ ở góc trái trên cùng cóhình ảnh của 50 ngôi sao trên nền màu xanh dương, tượng trưng cho 50 tiểu banghiện tại Phần chính gồm 7 sọc đỏ và 6 sọc trắng, tượng trưng cho 13 tiểu bang sơkhai Ý nghĩa của ba màu xanh, trắng, đỏ trên lá cờ Hoa Kỳ vẫn không thay đổi chođến hiện nay Màu đỏ tượng trưng cho lòng dũng cảm và nhiệt huyết, màu trắng nóilên niềm hy vọng trong sáng, nét tinh khiết của cuộc sống và tinh thần kỷ
luật, trong khi màu xanh là hiện thân của màu sắc thiên đàng, biểu tượng củaThượng đế, lòng trung thành, niềm chân thành, công lý, và chân lý Ngôi sao,
Trang 21theo như biểu tượng xa xưa trong văn hóa Ấn Ðộ, Ba Tư, và Ai Cập, tượng trưngcho chủ quyền Trên lá cờ Hoa Kỳ, mỗi một ngôi sao tượng trưng cho chủ quyềncủa một tiểu bang, do đó ngày nay lá cờ Mỹ gồm có 50 ngôi sao tượng trưng cho 50tiểu bang, trong khi số sọc trên lá cờ vẫn được giữ ở con số 13, tượng trưng cho 13tiểu bang đầu tiên của ngày lập quốc Lễ chào cờ có ý nghĩa quan trọng cho mỗicông dân Hoa Kỳ vì nó nói lên lòng trung thành với tổ quốc.
Đây là quốc huy của Hoa Kì với hình ảnh đại bàng làm trung tâm đạibàng đầu trắng trở thành biểu tượng quốc gia của Mỹ bắt nguồn từ năm 1782 khi nóxuất hiện trên con dấu chính thức của nước này Khi mẫu thiết kế này bắt đầu hiệndiện trên các tài liệu chính thức, tiền giấy, cờ, các tòa nhà công và những vật dụngkhác có liên quan đến chính phủ, thì đại bàng đầu trắng cũng trở thành biểu tượngcủa Hoa Kỳ Mặc dù là một biểu tượng quan trọng nhưng ngoài đời thì loài đạibàng oai nghiêm của nước Mỹ từng phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng khi loàivật này ăn thịt các con mồi có chứa DDT, một loại thuốc diệt sâu bọ được sử dụngrộng rãi từ sau Thế Chiến II
Trang 22Đây là nhà trắng (bạch ốc)làm bằng đá sa thạch có màu xám pha phong cáchtân cổ điển, nơi làm việc của các đời tổng thống nước Mĩ Hiện nay là đời tổngthống 45 của nước Mĩ donal Trum – vị tổng thống đột phá và tốn nhiều giấy mựccủa nước Mĩ.
Đây là tượng nữ thần tự do, đặt trên Đảo Ellis tại cảng New York Đây làtặng vật của nhân dân Pháp gửi nước Mỹ.Tượng Nữ thần Tự do có hình dáng mộtngười phụ nữ mặc áo choàng, tiêu biểu cho Libertas, nữ thần tự do của La Mã, tayphải cầm ngọn đuốc còn tay kia một tấm đá phiến có khắc ngày tháng độc lập củaHoa Kỳ Bức tượng này là biểu tượng mẫu mực của lý tưởng tự do cũng như củachính Hoa Kỳ
Đây là phố wall thị trường tài chính lớn nhất trên tg và kinh đô điện ảnhholiwood
Và chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài 6: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ
Đây là tên gọi đầy đủ phiên dịch từ tiếng Anh là (The United States of America) Một số người hay gọi là hợp chủng quốc Hoa Kì với quan niệm Hoa Kì
là đất nước của nhiều chủng tộc, tôn giáo Ta thường hay gọi tắt là Hoa Kì (kì: cờ
-> hoa kì là cờ hoa).Gọi vắn tắt hơn nữa là Mĩ vì theo cách gọi của người Trung Quốc
Diện tích: 9 629 nghìn km²
Trang 23Dân số: 296,5 triệu người (Năm 2005) tính đến ngày 16/01/2017, dân số
Hoa Kỳ có 325,398,239 người Dân số Hoa Kỳ chiếm khoảng 4.34% tổng dân số
thế giới
Dân số Hoa Kỳ đứng hạng 3 trong số các quốc gia đông dân nhất thế giới.
Mật độ dân số trung bình của Hoa Kỳ là 36 người/km2
Thủ đô: Oa-sin-tơn
Cấu trúc bài học hôm nay gồm 3 phần:
TIẾT PPCT:10 - BÀI 6: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ
(The United States of America)
Diện tích: 9 629 nghìn km² Dân số: 296,5 triệu người (Năm 2005) Thủ đô: Oa-sin-tơn
TIẾT 1:TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ
CẤU TRÚC BÀI HỌC
LÃNH THỔ VÀ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
DÂN CƯ
b Triển khai bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu lãnh thổ và vị trí địa lí của Hoa Kì (Cả lớp)
Phương pháp sử dụng: Đặt và giải quyết vấn đề, kĩ thuật 3 lần 3, tia chớp
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức
Dựa vào bản đồ, kết hợp hiểu biết của * Diện tích: 9629 triệu km2
mình hãy xác định 4 nước có diện tích lớn nhất * Dân số: 296,5 triệu người
Trang 24triển giao thông.
Quốc gia Liên Bang Ca na đa Hoa Kì Trung
Qđ Ha- oai
Quan sát bản đồ hãy cho biết lãnh thổ Hoa Kì gồm những bộ
phận chính nào?
+ Bán đảo A-la-xca
+ Quần đảo Ha- oai + Trung tâm Bắc Mỹ
Dựa vào bản đồ kết hợp đọc SGK trang
36; Hãy nhận xét đặc điểm lãnh thổ phần trung
tâm Bắc Mĩ?
24
Trang 25Dựa vào bản đồ kết hợp đọc SGK trang 36; Hãy nhận xét đặc
điểm lãnh thổ phần trung tâm Bắc Mĩ?
Cóhình dáng cân đối:
-> Thuận lợi cho phân bố sản xuất, phát
- Nằm ở bán cầu Tây, kéo dàitriển giao thông
từ: 25oB-44oB
Diện tích Hoa Kì : 9, 629 triệu km² - Nằm giữa hai đại dương lớn
Diện tích phần Trung tâm Bắc Mỹ hơn 8 ĐTD và TBD
triệu km2 Vậy phần Trung tâm Bắc Mỹ chiếm - Tiếp giáp với Ca-na-đa và
bao nhiêu % diện tích Hoa Kì? Mĩ La tinh
Hơn 83 %
Vì vậy chúng ta phải tìm hiểu đặc điểm vị trí
địa lí lãnh thổ phần trung tâm Bắc Mĩ
Quan sát bản đồ cho biết đặc điểm chính
của vị trí địa lí phần trung tâm Bắc Mĩ của Hoa
Kì ?
25
Trang 26TIẾT PPCT 10 - Bài 6 HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ b Ý nghĩa:
11 Tiết 1: Tự nhiên và dân cư
- Nằm cách xa trung tâm thế
I LÃNH THỔ VÀ Quan sát bản đồ và cho
180 0
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ biết đặc điểm chính của
giớinên không bị chiến tranh
11 Tiết 1: Tự nhiên và dân cư
I LÃNH THỔ VÀ ĐẶC ĐIỂM CHÍNH THUẬN LỢI
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
2 Vị trí địa lí - Nằm ở Bán Cầu Tây
hưởng của chiến
Dương
trường tiêu thụ…
Kể tên 3 đặc điểm ấn tượng nhất của vị trí địa lí Hoa Kì?
Chuyển ý: Các đặc điểm của vị trí địa lí quyết định sự có mặt của các thànhphần tự nhiên như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu phần II
Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên của Hoa Kì (Nhóm)
Phương pháp sử dụng: nhóm, đóng vai
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức
Quan sát hình ảnh và cho biết phần lãnh II ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN thổ Hoa Kì ở trung tâm Bắc Mĩ phân hóa (Nội dung ở phiếu học tập phần
thành mấy vùng tự nhiên? phụ lục)
Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, phân công
nhiệm vụ cho các nhóm: