1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số kinh nghiệm trong công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học”

21 96 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,81 MB

Nội dung

Không giống với các cấp học khác, người giáo viên vừa dạy hầu hết cácmôn học, vừa có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lí lớp học và là nhân vậtchủ chốt, là linh hồn của lớp, người tập

Trang 1

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1 Lời giới thiệu

“Vì lợi ích mười năm trồng cây

Vì lợi ích trăm năm trồng người”.

Lời dạy thấm thía ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn là ngọn đuốc soiđường chỉ lối để Đảng và Nhà nước ta đưa ra những hoạch định, chính sách,đường lối phù hợp Tại hội đồng lần thứ II của Ban chấp hành trung ương Đảngkhóa VIII đã xác định: “Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo làquốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhântài” Trong đó Giáo dục Tiểu học là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân.Điều này cũng có thể hiểu giáo dục tiểu học là nền tảng cho sự phát triển lâu dài

và bền vững của một quốc gia, dân tộc Vì thế mà dạy học và giáo dục ở tiểu học

có một vai trò vô cùng quan trọng, nó không chỉ đặt nền móng cho giáo dục pháttriển mà nó còn đặt nền móng cho sự hình thành nhân cách của con người màchính người giáo viên tiểu học là người sẽ đặt những viên gạch đầu tiên để xâydựng nền móng đó

Không giống với các cấp học khác, người giáo viên vừa dạy hầu hết cácmôn học, vừa có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lí lớp học và là nhân vậtchủ chốt, là linh hồn của lớp, người tập hợp, dìu dắt giáo dục học sinh phấn đấutrở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt và xây dựng một tập thể họcsinh vững mạnh Bên cạnh đó, giáo viên còn giáo dục học sinh qua các hoạtđộng ngoại khóa, vừa có trách nhiệm quản lí giáo dục toàn diện học sinh trongmối quan hệ với các học sinh khác trong trường, với gia đình và xã hội Chính vìvậy, trong nhà trường tiều học, giáo viên chủ nhiệm có vai trò cực kì quan trọng

và to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh.Đặc biệt, trong những năm gần đây, nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển,đời sống nhân dân đang được cải thiện, nhu cầu phát triển toàn diện hơn của conngười cũng được đặt ra thì các nhà trường tiểu học cũng đang tiến hành tổ chứccác mô hình dạy học mới: dạy đủ các môn có chất lượng, tổ chức dạy học 2

Trang 2

buổi/ngày, tổ chức học sinh học bán trú, … Và cách thức, phương pháp dạy họccủa giáo viên cũng thay đổi, không chỉ có chức năng cơ bản là truyền đạt kiếnthức cho học sinh mà giáo viên phải là người tổ chức, hướng dẫn mọi hoạt động(nhận thức, giao tiếp, lao động xã hội…) Vì thế mà trách nhiệm của người giáoviên nói chung hay người giáo viên chủ nhiệm lớp nói riêng hết sức quan trọng.

Là một giáo viên đang trực tiếp đứng lớp giảng dạy và chủ nhiệm lớp ởtrường tiểu học, tôi thực sự nhận thức được vai trò to lớn của công tác giáo viênchủ nhiệm lớp Đó là một việc hết sức quan trọng mà không một nhà quản lí haygiáo viên nào có thể xem nhẹ được Chính vì thế mà trong suốt thời gian côngtác, bản thân tôi luôn trăn trở và luôn cố gắng tìm tòi những điều hay, ý hợp để

tự bồi dưỡng thêm cho bản thân có được kinh nghiệm tốt trong công tác giáoviên chủ nhiệm lớp Chính vì tất cả những lí do đó mà tôi đã quyết định chọn đề

tài: “Một số kinh nghiệm trong công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học”.

2 Tên sáng kiến

“Một số kinh nghiệm trong công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học”.

3 Tác giả sáng kiến

- Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hoài

- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Hoàng Hoa – Tam Dương - VĩnhPhúc

- Số điện thoại: 0395588786 - Email: khanghoai1976@gmail.com

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Thu Hoài.

5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

Học sinh khối lớp 1 Trường Tiểu học Hoàng Hoa – Tam Dương - Vĩnh Phúc

6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử

Từ ngày 20 tháng 9 năm 2018

7 Mô tả bản chất của sáng kiến:

* Về nội dung của sáng kiến: “Một số kinh nghiệm trong công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học”.

Trang 3

7.1 Thực trạng công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở Trường Tiểu học qua thực tế tại lớp 1C, Trường Tiểu học Hoàng Hoa – Tam Dương - Vĩnh Phúc 7.1.1 Đặc điểm tình hình lớp

Lớp 1C là một trong tổng số 21 lớp của Trường Tiểu học Hoàng Hoa với

số lượng học sinh là 36 em trong đó có 14 học sinh nữ, 22 học sinh nam và tất

cả các em đều đi học đúng độ tuổi

Qua tổng thể, tập thể lớp 1C là một tập thể đoàn kết, nhận thức của các

em tương đối đồng đều Về phía cha mẹ học sinh, các phụ huynh đều nhiệt tìnhquan tâm, lo lắng đến con cái Tất cả học sinh đếu nằm trên địa bàn của xã Đó

là những điều kiện thuận lợi cho việc dạy học và giáo dục học sinh Tuy nhiên,cũng có một số gia đình cách trường khá xa

7.1.2 Vai trò của giáo viên chủ nhiệm

Giáo viên chủ nhiệm là một trong những giáo viên đang giảng dạy ở lớp

có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện đứng ra làm chủ nhiệm lớp trong một năm họchoặc trong tất cả các năm tiếp theo của cấp học Giáo viên chủ nhiệm lớp thựchiện nhiệm vụ quản lí lớp học và là nhân vật chủ chốt, là linh hồn của lớp, ngườitập hợp, dìu dắt giáo dục học sinh phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, bạntốt, công dân tốt và xây dựng một tập thể học sinh vững mạnh Giáo viên chủnhiệm lớp có vai trò sau đây:

* Thay mặt hiệu trưởng quản lí một lớp học:

Giáo viên chủ nhiệm lớp do hiệu trưởng phân công và thay mặt hiệutrưởng để quản lí và tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh ở một lớp học

Vai trò quản lí của giáo viên chủ nhiệm lớp thể hiện trong việc xây dựng

và tổ chức thực hiện các kế hoạch giáo dục; đôn đốc, kiểm tra và đánh giá kếtquả học tập và tu dưỡng của học sinh trong lớp

Giáo viên chủ nhiệm phải trả lời các câu hỏi về chất lượng giáo dục củahọc sinh trong lớp trước hiệu trưởng, trước Hội đồng sư phạm của nhà trường vàtrước phụ huynh học sinh của lớp khi tổng kết năm học

Là người xây dựng tập thể học sinh thành một khối đoàn kết

Trang 4

Giáo viên chủ nhiệm lớp là linh hồn của lớp, bằng các biện pháp tổ chức,giáo dục, bằng sự gương mẫu và quan hệ tình cảm, giáo viên chủ nhiệm xâydựng khối đoàn kết trong tập thể, dìu dắt các em nhỏ như con em mình trưởngthành theo từng năm tháng.

Học sinh kính yêu giáo viên chủ nhiệm như cha mẹ mình; đoàn kết thân áivới bạn bè như anh em ruột thịt; lớp học sẽ trở thành một tập thể vững mạnh.Tình cảm của lớp càng bền chặt, tinh thần trách nhiệm và uy tín của giáo viênchủ nhiệm càng cao thì chất lượng giáo dục càng tốt

Rất nhiều giáo viên cùng giảng dạy trong một lớp, nhưng giáo viên chủnhiệm bao giờ cũng để lại những ấn tượng sâu sắc đối với từng học sinh trongsuốt cuộc đời họ

* Người tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong lớp:

Vai trò tổ chức của giáo viên chủ nhiệm thể hiện trong việc thành lập bộmáy tự quản của lớp; phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, các tổ, nhóm,đồng thời tổ chức thực hiện các mặt hoạt động theo kế hoạch giáo dục được xâydựng hàng năm

Các hoạt động của lớp được tổ chức đa dạng và toàn diện, giáo viên chủnhiệm lớp quán xuyến tất cả các hoạt động một cách cụ thể, chặt chẽ

Các phong trào thi đua học tập đi vào thực chất, các cuộc sinh hoạt cácđoàn thể có nội dung hấp dẫn thanh, thiếu niên; phong trào văn hóa, văn nghệ,thể thao được tiến hành thường xuyên, … Chất lượng gióa dục của học sinh phụthuộc rất nhiều vào trật tự, kỉ luật, vào tinh thần đoàn kết và truyền thống củatập thể lớp cũng như các hoạt động đa dạng của lớp

* Cố vấn đắc lực cho các đoàn thể của học sinh trong lớp

Giáo viên chủ nhiệm lớp cần phải nắm vững điều lệ, tôn chỉ mục đích,nghi thức và nội dung hoạt động của các đoàn thể

Với tinh thần trách nhiệm, với kinh nghiệm công tác của mình làm thammưu cho Sao nhi đồng của lớp lập kế hoạch công tác, bầu ra ban cán sự, tổ chứccác nội dung hoạt động và phối hợp với ban cán sự lớp để xây dựng tập thể, đemlại hiệu quả giáo dục tốt nhất

Trang 5

* Giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với các lực lượng giáo dục:

Gia đình, nhà trường và xã hội là ba lực lượng giáo dục, trong đó nhàtrường là cơ quan giáo dục chuyên nghiệp, hoạt động có mục tiêu, nội dung,chương trình và phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở khoa học Do vậy, giáoviên chủ nhiệm phải là người chủ đạo trong điều phối các hoạt động giáo dụccùng với các lực lượng giáo dục đó một cách có hiệu quả nhất

Năng lực, uy tín chuyên môn, kinh nghiệm công tác của giáo viên chủnhiệm lớp là điều kiện quan trọng để tập hợp lực lượng, phối hợp thành công cáchoạt động giáo dục cho học sinh trong lớp

7.2 Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học

7.2.1 Những yêu cầu của người giáo viên chủ nhiệm ở trường tiểu học

- Nhận thức được vai trò, vị trí quan trọng của mình trong hệ thống tổ chứctrường

- Có trình độ chuyên môn, có năng lực sư phạm tốt

- Có khả năng giao tiếp với học sinh, phụ huynh học sinh, phù hợp với tâm lí lứatuổi của học sinh

- Nắm vững lí luận sư phạm, biết vận dụng phương pháp giáo dục cá biệt vàoviệc tổ chức và giáo dục học sinh; có kinh nghiệm tổ chức, biết cách giáo dụcthực tế với từng đối tượng và hoàn cảnh cụ thể

- Là người có đạo đức tốt, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo

7.2.2 Những nội dung cần làm của công tác giáo viên chủ nhiệm

Đối với tập thể học sinh

* Tìm hiểu nắm vững đối tượng giáo dục

Usin-xki đã từng nói: “Muốn giáo dục con người thì phải hiểu con người

về mọi mặt” Đúng như vậy, đối với giáo viên tiểu học muốn giáo dục tốt các

em đòi hỏi chúng ta phải hiểu rõ các em từ tâm lí, sở thích tới năng lực học tậpcủa các em để từ đó có những biện pháp tác động thích hợp với lứa tuổi và phùhợp nhận thức của các em

* Xây dựng và phát triển tập thể học sinh

Trang 6

- Đề ra những yêu cầu để tập thể học sinh phấn đấu, xây dựng nền nếp học tậpcủa lớp, nội quy của lớp.

- Thành lập ban cán sự lớp để thực hiện công việc của lớp mà giáo viên chủnhiệm lớp giao cho

- Ở lứa tuổi tiểu học, các em rất hiếu động nên rất thích hoạt động Việc giáoviên chủ nhiệm giao công việc, chắc chắn sẽ đem lại niềm vui cho các em, các

em sẽ tích cực hơn để được thầy cô khen, dù là nhỏ nhưng các em vẫn luônmuốn được tự khẳng định mình Do đó, giáo viên có thể giao cho các em một sốcông việc sau:

+ Kiểm tra việc duy trì nền nếp của lớp ( đi học muộn, trang phục, …)

+ Kiểm tra thực hiện nội quy của lớp, trường (về việc học bài, giơ tay phát biểu

ý kiến, …)

+ Duy trì các sinh hoạt của lớp

- Giáo viên chủ nhiệm tổ chức và phát động các phong trào học tập, thi đua vềnhiều chủ đề khác nhau:

+ Phong trào thi đua học tập tốt kính dâng thầy cô (20-11)

+ Phong trào thi đua chào mừng ngày 22-12, 8-3, 26-3, ngày sinh nhật Bác

+ Phong trào “Rèn chữ, giữ vở”

+ Tổ chức các phong trào ngoại khoá: hoạt động trải nghiệm sáng tạo, học vàlàm theo 5 điều Bác Hồ dạy, …

* Giáo dục những phẩm chất đạo đức cho học sinh

- Giáo dục về chuẩn mực, thái độ xã hội: Thông qua môn Đạo đức được dạytrong nhà trường cũng như việc tham gia các hoạt động xã hội giúp các em cónhững tình cảm, thái độ đúng đắn: yêu thầy cô, yêu bạn bè,

- Giáo dục những chuẩn mực đối với thái độ lao động: tích cực tham gia cáccông việc lao động khác nhau, phù hợp với sức của mình, biết tôn trọngngười

Trong trường tiểu học, người giáo viên phải đặc biệt chú trọng giáo dụccác em theo 5 điều Bác Hồ dạy, thông qua việc phối hợp cùng giáo viên khác,với các hoạt động của Đội, Sao

Trang 7

* Chỉ đạo việc học tập của học sinh

- Ngoài việc đưa ra những yêu cầu chỉ đạo chung cho cả lớp, giáo viên cần phảixây dựng cho các em có một động cơ học tập đúng đắn để từ đó các em tintưởng vào công việc học tập cũng như tin tưởng vào tương lại của mình

- Hướng dẫn phương pháp học tập: Đây là khâu quan trọng đối với người giáoviên Người giáo viên ngoài việc cải tiến đổi mới phương pháp dạy học phảiluôn coi trọng việc hướng dẫn học tập cho học sinh, phải làm sao cho các emhọc tập một cách chủ động, sáng tạo, nhằm phát huy được tính năng động chocác em Giáo viên phải luôn quan niệm rằng mình và học sinh đều là nhữngngười bạn đồng hành trên lộ trình tri thức

- Thường xuyên theo dõi học sinh: Người giáo viên phải thường xuyên theo dõi

và bám sát những thông tin về học sinh để có kế hoạch phụ đạo hoặc bồi dưỡngcho từng đối tượng học sinh

* Tổ chức các hoạt động vui chơi, rèn luyện thể lực bảo vệ sức khoẻ

- Cho các em tham gia phong trào thể dục thể thao của trường

- Duy trì thường xuyên hoạt động thể dục giữa giờ

- Thành lập đội văn nghệ của lớp nhằm duy trì thường xuyên các phong trào vănnghệ theo các chủ điểm nhân các ngày: 20-11, 8-3, 26-3, …

Việc giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động vui chơi, rèn luyện thể lựcbảo vệ sức khoẻ sẽ giúp các em thư thái sau những giờ học căng thẳng đồng thờiqua đó giáo dục cho các em tình cảm và thói quen tốt

Với giáo viên tổng phụ trách Đội

Ngoài những hoạt động riêng của chi đội, giáo viên chủ nhiệm phải phốihợp với tổng phụ trách Đội và Ban chỉ huy Liên đội để thực hiện tốt các hoạtđộng của trường, lớp Giáo viên chủ nhiệm phải luôn tôn trọng và khuyến khíchtính độc lập tự quản của tổ chức này và chỉ đóng vai trò là người cố vấn

Với các giáo viên khác trong trường

Người giáo viên chủ nhiệm phải chú ý lắng nghe, theo dõi mọi mặt củalớp bạn để đối chiếu với lớp mình và từ đó có những biện pháp điều chỉnh kịp

Trang 8

thời Thường xuyên trao đổi vơi giáo viên bộ môn, lắng nghe ý kiến của bạn vềlớp mình để có cách giải quyết hay.

Đối với phụ huynh học sinh và các tổ chức khác

* Đối với phụ huynh học sinh:

Trước hết giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức và thành lập các Chi hội phụhuynh của lớp để cùng phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáodục học sinh

Giáo viên chủ nhiệm tổ chức họp phụ huynh, nêu rõ kế hoạch hoạt độngcủa trường, lớp; thông báo kết quả học tập của các em thường xuyên

* Đối với các tổ chức khác:

Việc kết hợp giáo dục để đem lại hiệu quả cao là việc làm thường xuyêncủa bất kì giáo viên chủ nhiệm nào Sự phối hợp đó không chỉ đối với phụhuynh học sinh mà còn có thể phối hợp với các tổ chức khác

Trong công tác chủ nhiệm của mình, người giáo viên cần phải khéo léo,linh hoạt trong mọi mặt để có thể huy động một cách tối đa sự giúp đỡ của các

tổ chức và cộng đồng để đem lại hiệu quả giáo dục tốt nhất

Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp 1C

+ Về hoàn cảnh gia đình học sinh

Tổng số: 36 em trong đó có 14 học sinh nữ, 22 học sinh nam

Qua tổng thể, tập thể lớp 1C là một tập thể đoàn kết, trong đó:

- Con em gia đình cán bộ công nhân viên: 10 em

- Con gia đình nông dân: 26 em

+ Tìm hiểu về đặc điểm năng khiếu, sở trường và sức học của mỗi em

- Trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ lớp có 3 em có năng khiếu hát múa Các em

là những “cây văn nghệ” của lớp, của trường

- Công việc tổ chức lớp học, xây dựng các phong trào lớp

+ Phân tổ

Việc phân tổ cô giáo dựa trên năng lực học tập của mỗi em, cơ cấu nam nữ, họcsinh năng khiếu để phân chia thành 3 tổ Mục đích của việc phân tổ dựa vào các

Trang 9

tiêu chí trên là để khi có các hoạt động thi đua thì giữa các tổ sẽ có lực lượngtương tự nhau Cách phân tổ của tôi bao gồm hai giai đoạn:

Giai đoạn đầu: phân sơ bộ về tổ cũng như xếp chỗ ngồi

Giai đoạn thứ hai: Sau một thời gian thấy ổn định, tôi mới phân cố định

Qua cách làm như vậy, tôi đã sắp xếp chỗ ngồi hợp lí với từng học sinh

+ Học sinh xây dựng các phong trào thi đua trong lớp

Dựa vào kế hoạch phát động của nhà trường, ngay từ đầu năm học giáo viên đãphát động các phong trào tới toàn bộ tập thể lớp như:

- Phong trào “Trường học thân thiện-học sinh tích cực”

- Phong trào thi đua chào mừng ngày giải phóng thủ đô và 20-11

- Phong trào thi đua học tốt; giữ vở sạch, viết chữ đẹp

- Phong trào thi đua chào mừng ngày 22-12

- Phong trào thực hiện nếp sống “Anh bộ đội cụ Hồ”

- Phong trào thi đua chào mừng ngày 8-3, 26-3

- Phong trào thi đua lập thành tích chào mừng ngày thành lập Đội thiếu niênTiền phong Hồ Chí Minh 15-5

- Phong trào thi đua chào mừng ngày sinh nhật Bác

- Các phong trào do Đoàn, Đội tổ chức

Cách làm của giáo viên: Giáo viên tìm hiểu trực tiếp qua Tổng phụ tráchĐội Mỗi phong trào phát động, giáo viên cho học sinh nắm vững chủ đề, nêukết quả cần đạt và đề ra những biện pháp để học sinh thực hiện Từ đó mà cácphong trào nêu ra các em đều tự giác thực hiện

+ Công tác khen thưởng

Công tác khen thưởng có vai trò cực kì quan trọng đặt biệt với lứa tuổihọc sinh tiểu học Ở lứa tuổi này, nếu các em được khen thưởng kịp thời, hợp lí

Trang 10

sẽ kích thích các em phấn đấu, rèn luyện để đạt được kết quả cao Trong việckhen thưởng, tôi luôn chú ý đến việc đảm bảo công bằng, không thiên vị, khentrước lớp, những học sinh chưa có tiến bộ rõ rêt; nhắc nhở và động viên để họcsinh nhanh tiến bộ Điều này đã tạo động lực cho cho học sinh của lớp phấn đấuhọc tập, tu dưỡng.

+ Kích thích hứng thú học tập của học sinh

Để việc học tập đạt hiệu quả cao thì việc giáo viên kích thích hứng thúhọc tập của học sinh công việc không thể bỏ qua Nhận thức sâu sắc được điềunày, tôi luôn có phương pháp để tạo sự hấp dẫn, tươi mới cho học sinh Đặc biệt

cô cũng rất quan tâm, gần gũi học sinh để nắm bắt được đặc điểm tâm lí từ đó côlựa chọn phương pháp dạy học, giáo dục phù hợp

+ Quan hệ với phụ huynh học sinh

Ngay từ đầu năm học trong kế hoạch tháng 9 của mình, tôi đã bầu ra Banchấp hành Hội phụ huynh học sinh gồm 1 Chi hội trưởng và 1 Chi hội phó, 1 ủyviên của Ban Chi hội

* Thực tế công tác giáo viên chủ nhiệm lớp 1C

+ Thuận lợi

- Các em có cùng lứa tuổi và hầu hết đều ngoan ngoãn, chăm chỉ, thích đihọc Phụ huynh rất quan tâm đến con em mình Ngay từ đầu năm học, các bậcphụ huynh đã mua sắm đầy đủ các đồ dùng cơ bản như sách giáo khoa, bút, bộ

Tôi cũng đã tích cực nghiên cứu những đặc điểm của tâm sinh lý lứa tuổihọc sinh tiểu học để có những phương pháp giáo dục phù hợp Từ đó hoàn thành

Ngày đăng: 31/05/2020, 07:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w