Vai trò, ý nghĩa của giáo dục phát triển vận động đối với sự phát triển toàn diện của trẻ mầm non Giáo dục phát triển vận động là một trong những nhiệm vụ của giáo dụcphát triển thể chất
Trang 1BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Giáo dục mầm non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốcdân, đặt nền móng ban đầu cho sự phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ của trẻ
em Việt Nam Vì vậy, trong những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chính sáchquan tâm, đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên cho ngành học mầm non,nhằm phát triển vững chắc bậc học nền móng này
Như chúng ta đã biết, trong mỗi đứa trẻ đều chải qua các giai đoạn pháttriển theo một trình tự nhất định, được ví như những nấc thang, bởi mỗi đứa trẻ
đều tiềm ẩn “một tài năng riêng biệt” Sự chuẩn bị đầy đủ cho trẻ ở giai đoạn
đầu sẽ là cơ sở, là nền móng cho sự thành công trong tương lai của bé Đây làthời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, vì tất cả mọi việc đều bắt đầu: Bắt đầu
ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, nhìn và vận động bằng đôi chân, đôi tay củamình tất cả những cử chỉ đó đều làm lên nhưng thói quen, kể cả thói xấu Vìthế, giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi conngười đối với xã hội, đối với cộng đồng Chúng ta phải chăm sóc, giáo dục trẻthật tốt, thật chu đáo Cô giáo mầm non nếu chỉ cho trẻ ăn, ngủ thôi là chưa đủ,
mà phải trang bị cho trẻ những kiến thức về giáo dục phát triển ngôn ngữ, tìnhcảm kỹ năng xã hội, thẩm mỹ, thể chất, vui chơi, lao động
Đặc biệt, trong giáo dục thể chất thì thể dục là phương tiện hết sức quan
trọng để phát triển thể lực con người Bác Hồ nói: “Muốn làm được việc tốt, lao
động giỏi phải có sức khỏe, mà muốn có sức khỏe phải luyện tập thể dục thể thao ” (1960) Kêu gọi mọi người tập thể dục Bác nói: “Muốn có xã hội khỏe mạnh thì từng con người phải khỏe mạnh”; Nghị quyết TW4 về những vấn đề
cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân có ghi rõ:
“Sức khỏe là cái vốn quí nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trong của giáo dục phát triển toàn diện,
có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao động Hơn nữa giáodục thể chất cho trẻ mầm non càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi cơ thể trẻ đangphát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đanghoàn thiện, cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệnh lạc, mất cân đối nếu khôngđược chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên những thiếu sót trong sự pháttriển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được Nhận thức được diều đó Đảng và nhànước ta trong những năm gần đây đã đặc biệt chú trọng tới công tác chăm sóc giáodục trẻ mầm non Vậy giáo dục thể chất là một trong những nội dung giáo dục quantrọng của nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển trí tuệ, cường tráng
về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức
Trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, hình thức giáo dục thểchất là sự tổng hợp giáo dục về những hoạt động vận động nhiều dạng của trẻ,
mà cơ bản là tính tích cực vận động của chúng Sự tổng hợp những hình thức đótạo nên một chế độ vận động nhất định, cần thiết cho sự phát triển đầy đủ về thể
Trang 2Ở trường mầm non sử dụng hình thức giáo dục thể chất qua các tiết họcthể dục, thể dục sáng và các hội diễn thể thao Nhưng trong các hình thức đó,đòi hỏi giáo viên phải chọn lọc những bài tập vận động và phương pháp tiếnhành với từng độ tuổi nhất định Ngoài ra giáo viên cần chú ý hướng đến việcgiáo dục trí tuệ, cảm xúc, điều khiển hành vi vận động ở trẻ, giúp trẻ hiểu được
ý nghĩa của nhiệm vụ do giáo viên đề ra và tích cực vượt qua khó khăn xuất hiệntrong hoạt động của mình Thực tế hiện nay trong trường mầm non, tôi thấy rằng
sự quan tâm đúng mức tới giờ học phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo thực sựchưa đầy đủ lắm, chương trình chình thực hiện cải cách nhưng chưa có nhiềuđổi mới; hình thức tổ chức chưa sáng tạo, hấp dẫn; trẻ chưa tích cực hứng thúhoạt động; phụ huynh lo ngại con bị va chạm, tổn thương khi tham gia vận độngnên chủ yếu thời gian ở nhà cho xem điện tử Những điều này đã ảnh hưởngtrực tiếp đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ Để thay đổi nhận thứccủa phụ huynh và đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức giờ học phát triển
vận động cho trẻ đạt hiệu quả, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp
nâng cao chất lượng tổ chức giờ học phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non”
2 Tên sáng kiến
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức giờ học phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non”
3 Tác giả sáng kiến - Họ và tên: Phùng Thị Phượng
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Thị Trấn Hợp Hòa - huyện Tam Dương - tỉnhVĩnh Phúc
7 Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1 Về nội dung của sáng kiến
7.1.1 Cơ sở lý luận khoa học liên quan đến phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non
7. 1.1.1 Khái niệm giáo dục phát triển vận động
Giáo dục phát triển vận động là một nhiệm vụ quan trọng trong lĩnh vựcphát triển thể chất cho trẻ Dưới tác động của giáo dục, về mặt thể chất các hoạtđộng phát triển vận động góp phần tăng cường bảo vệ sức khỏe cho trẻ Bêncạnh đó giáo dục phát triển vận động giúp hình thành và rèn luyện các kỹ năngvận động như: Đi, chạy, nhảy… Đồng thời phát triển các tố chất vận động như:
Trang 3nhanh, mạnh, khéo léo, bền bỉ…Nói một cách khái quát, giáo dục phát triển vậnđộng góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non
7.1.1.2 Vai trò, ý nghĩa của giáo dục phát triển vận động đối với sự phát triển toàn diện của trẻ mầm non
Giáo dục phát triển vận động là một trong những nhiệm vụ của giáo dụcphát triển thể chất nhằm phát triển toàn diện cho trẻ mầm non Dưới góc độ sinh
lý học, vận động là sự chuyển động của cơ thể con người, trong đó có sự tham giacủa hệ cơ, hệ xương và sự điều khiển của hệ thần kinh Vận động (Dù ở mức đơngiản hay phức tạp) là điều kiện cho sự phát triển cơ thể con người ở nhiều mặtkhác nhau Dưới tác động của giáo dục, các hoạt động nhằm phát triển vận động
sẽ cho trẻ được nghiên cứu, lựa chọn và tổ chức một cách khoa học để đạt mụctiêu giáo dục đề ra
- Về mặt thể chất, giáo dục phát triển vận động góp phần tăng cường vàbảo vệ sức khỏe
+ Các bài tập vận động vừa sức giúp cơ thể thoải mái, kích thích hoạtđộng của các hệ cơ quan bên trong như: Hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ hô hấp…Đặc biệt khi trẻ luyện tập với các yếu tố tự nhiên như ánh nắng mặt trời, khôngkhí… không chỉ tăng cường hiệu quả luyện tập mà còn giúp trẻ thích nghi hơnvới môi trường sống bên ngoài, tăng cường sức đề kháng của cơ thể
+ Thực hiện các bài tập vận động một cách khoa học, giúp phát triển hệ
cơ, hệ xương, củng cố khớp, dây chằng, tạo khả năng phát triển đúng tỷ lệ giữacác bộ phận cơ thể Từ đó phát triển tư thế thân người hợp lý hoặc uốn nắnnhững tư thế sai cho trẻ mầm non
- Về các kỹ năng vận động và tố chất vận động, giáo dục phát triển vậnđộng giúp hình thành và rèn luyện các kỹ năng vận động, đồng thời phát triểncác tố chất vận động
+ Nhờ đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh theo cơ chế phản xạ trongkhông gian, nên những bài tâp được lặp đi lặp lại sẽ tạo ra các kỹ năng vậnđộng và dần hình thành thói quen vận động cho trẻ Những thói quen vận độnggiúp trẻ thực hiện các vận động trong cuộc sống hàng ngày nhanh, chính xác,tiết kiệm được sức di chuyển
+ Các tố chất vận động như: Nhanh, mạnh, khéo léo, bền bỉ được chútrọng rèn luyện một cách đồng đều thông qua nhiều bài tập vận động khácnhau tạo nên sự hài hòa, cân bằng tương đối về tố chất cho mỗi cá nhân.Ngoài ra việc luyện tập theo nguyên tắc phát triển: Tăng dần yêu cầu luyệntập đối với từng trẻ trên cơ sở khả năng và điều kiện thực hiện của chúng sẽgiúp cơ thể trẻ thích nghi dần với lượng vận động Sau một thời gian, các tốchất vận động của trẻ sẽ được cải thiện hơn
- Góp phần giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ mầm non: Việc thực hiệncác bài tập vận động góp phần tích cực vào giáo dục phát triển nhận thức (Tăngcường hiểu biết, làm phong phú về biểu tượng bài tập vận động, các bộ phậntrên cơ thể và tác dụng của bài tập đến chúng, yêu cầu luyện tập…), giáo dục
Trang 4tập vận động, có kỹ năng thực hiện các yêu cầu vệ sinh cá nhân, môi trường vàdụng cụ luyện tập, hình thành các phẩm chất, nhân cách cần thiết của người laođộng…), giáo dục phát triển thẩm mỹ (Nhận thức đúng về cái đẹp trong trangphục luyện tập, các động tác vận động, có mong ước được tạo ra cái đẹp trongluyện tập vận động…), giáo dục lao động cho trẻ (Tham gia chuẩn bị địa bàn,các dụng cụ luyện tập, cất, đặt đồ dùng, dụng cụ luyện tập đúng nơi quy định,quý trọng sức lao động của người khác…).
7.1.1.3 Nội dung giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5-6
- Các động tác phát triển nhóm cơ và hô hấp: Động tác hô hấp, động tác tay,động tác bụng, động tác chân, động tác bật
- Luyện các kỹ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động+ Đi, chạy
khoa học khẳng định ngay từ thế kỉ XVIII: “Cơ thể không vận động giống như
nước trong ao tù”, “Nguyên nhân chậm phát triển của cơ thể hài nhi là do thiếu vận động” Ngày nay khoa học đã chứng minh được rằng: Phần lớn
những trẻ ít vận động thì các vận động phức hợp và chức năng thần kinh thựcvật thường kém phát triển, hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị hạn chế, khảnăng lao động chân tay giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh Vận động cóvai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, ở mỗi một giai đoạnthì nhu cầu vận động của trẻ là khác nhau
7.1.2 Thực trạng
Trường mầm non Tam Dương nằm trên địa bàn thị trấn Hợp Hòa huyện
Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc Nhiều năm liền đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp
Huyện, luôn giữ vững danh hiệu “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực”
Trường được xây dựng khang trang, có khung cảnh sư phạm môi trường xanh
- sạch- đẹp, được đầu tư nhiều trang thiết bị dạy học, nhiều đồ chơi ngoài trời, phânkhu hợp lý và luôn đảm bảo là ngôi trường chất lượng cao của huyện Tam Dương
Với qui mô toàn trường có 10 lớp học: 3 lớp mẫu giáo lớn, 3 lớp mẫu giáonhỡ, 2 lớp mẫu giáo bé và 2 lớp nhà trẻ Toàn trường có tổng số 27 đồng chí cán
bộ giáo viên nhân viên và 307 cháu ở các độ tuổi
* Thuận lợi
Trang 5- Giáo viên trong trường trên 80% đạt trình độ trên chuẩn, đoàn kết biếtcùng nhau đưa ra các biện pháp tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển vận
động có hiệu quả nhằm phát triển tốt về thể lực cho trẻ.
- Lớp học luôn được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường đầu tư
cơ sở vật chất như mua sắm đồ dùng đồ chơi cho trẻ… Phòng học, sân bãi rộngrãi, sạch sẽ, đảm bảo an toàn cho trẻ Khu vườn cỏ có diện tích phù hợp vớinhiều loại đồ chơi ngoài trời
- Trường tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên đi học nâng cao trình độchuyên môn Vào các dịp hè, chúng tôi được đi học bồi dưỡng chuyên môn củaphòng giáo dục và đào tạo, dự giờ đồng nghiệp, tạo điều kiện cho tôi được họctập, củng cố kiến thức nghiệp vụ
- Giáo viên có kế hoạch chương trình ngay từ đầu năm học
- Soạn bài chi tiết, sắp xếp hợp lý các nội dung cần truyền đạt, phân bốthời gian cho từng phần phù hợp, nghiên cứu bài và dạy đúng phương pháp bộmôn, có chuẩn bị đủ và sử dụng đồ dùng cho cô và trẻ trong hoạt động
- Một số phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với giáo viên ở lớp về tình hình củatrẻ ở nhà và luôn quan tâm đến trẻ thường xuyên dành thời gian trao đổi với côgiáo để cùng chăm sóc và giáo dục trẻ
* Khó khăn
- Đối với giáo viên
+ Tổ chức các giờ học phát triển vận động chưa linh hoạt, sáng tạo
+ Khả năng thể hiện các vận động của cô còn nhiều hạn chế
+ Giáo viên ở lớp không được đào tạo ngang nhau, và mỗi người có một khảnăng riêng, vì thế sự nhất quán trong tổ chức hoạt động cũng có nhiều khó khăn
+ Việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của nhà trường cho giáo viênbằng nhiều hình thức, nhiều phương pháp khác nhau nhưng đôi khi còn nóngvội nên hiệu quả chưa cao
+ Sân chơi hẹp, không có khu tập riêng biệt, chưa có phòng giáo dục thể chất.+ Một số dụng cụ thể dục chưa đầy đủ, chưa phong phú
- Đối với trẻ
+ Học sinh rất hiếu động và khó bảo
+ Nhận thức học sinh không đồng đều
+ Khả năng vận động của trẻ ở nhiều mức độ khác nhau Có cháu rấtnhanh nhẹn nhưng có cháu còn chậm, chưa năng động,.…
- Đối với phụ huynh
+ Phần lớn phụ huynh làm nông nghiệp nên kinh tế eo hẹp, ít có thờigian điều kiện cho con em mình tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài
+ Nhận thức của phụ huynh về môn giáo duc thể chất không quan trọng
mà chỉ là một môn phụ không cần quan tâm
+ Đa số phụ huynh không quan tâm việc đến trường các cháu được học
Trang 6* Kết quả tổ chức giờ học phát triển vận động trong các nhóm lớp
Công tác nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động đã được 100%các trường mầm non trong huyện Tam Dương chú trọng triển khai và thực hiệnđầy đủ từ năm 2015, đi đầu là trường mầm non Đạo Tú, trường mầm non ThanhVân, Trường mầm non Hợp Thịnh Tuy nhiên, ngay từ đầu năm học 2017-2018,qua khảo sát thực tế tổ chức giờ học phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi ở một
số trường, tôi thấy hiệu quả còn chưa cao
Cụ thể, Năm học 2017-2018 nhà trường phân công cho tôi dạy trẻ 5-6 tuổi
B, trường mầm non Tam Dương, với sĩ số là 37 trẻ, khảo sát trẻ đầu năm học về tổchức giờ học phát triển vận động cho trẻ tại nhóm lớp đạt kết quả như sau: (Biểu 1)
3 Trẻ biết cách chơi các trò chơi vận động 20/37 54 8/37 22 9/37 24
4 Trẻ hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động phát triển vận động 17/37 46 9/37 24 11/37 30
5 Trẻ phát huy khả năng, sự sáng tạo trong vận động 10/37 27 12/37 32 15/37 41
Biểu 1: Thực trạng chất lượng tổ chức giờ học phát triển vận động của trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi B, trường mầm non Tam Dương đầu năm học 2017-2018
Đầu năm học 2017-2018, tôi khảo sát trẻ tại lớp 5 tuổi A, trường mầmnon Hợp Hòa, số trẻ là 35 cháu về tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ tại nhómlớp đạt kết quả như sau: (Biểu 2)
Trang 73 Trẻ biết cách chơi các trò chơi vận động 13/35 37 10/35 29 12/35 34
4 Trẻ hứng thú, tích cực tham gia các hoạt
+ Trẻ chưa có các kỹ năng kỹ xảo vận động tốt
+ Hình thức tổ chức chưa linh hoạt, kích thích hứng thú cho trẻ hoạt động
+ Đồ dùng trực quan còn ít, chưa đẹp, chưa hấp dẫn
Xuất phát từ đặc điểm chung của trường, của lớp và tầm quan trọng của
việc tổ chức giờ học phát triển vận động cho trẻ nhằm phát triển thể lực cho trẻ vàđáp ứng được nhiệm vụ trọng tâm của năm học đã thôi thúc tôi đưa ra một số biệnpháp tổ chức giờ học phát triển vận động nhằm phát triển tốt về thể lực cho trẻ
7.2 Về khả năng áp dụng của sáng kiến
7.2.1 Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch tổ chức cho trẻ
vận động phù hợp với chương trình, điều kiện cơ sở vật chấtcủa trường/lớp và khả năng của trẻ
Tôi đã nghiên cứu biên chế chương trình cả năm học, rà soát điều kiện cơ
sở vật chất của lớp, đặc điểm tình hình tâm sinh lý trẻ 5-6 tuổi, sự phát triển vậnđộng của trẻ để lập kế hoạch và lựa chọn, sắp xếp các bài tập vận động cơ bảnphù hợp theo từng chủ đề, từng hoạt động
Tôi đã xây dựng kế hoạch nội dung các vận động tập luyện cho trẻ, xácđịnh độ khó của từng bài tập và sắp xếp theo trình tự để đưa vào hướng dẫn trẻcho phù hợp đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp Đảm bảo củng cố, pháttriển những vận động trẻ đã biết, đồng thời chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng vậnđộng cao hơn
Nội dung trong chương trình đã được trình bày theo từng loại vận độngphù hợp với từng chủ đề, phù hợp với nhiều hoạt động khác và các sự kiện vănhóa ở từng địa phương nơi trẻ sinh sống
Trang 8Xây dựng kế hoạch tổ chức cho trẻ vận động hợp lý sẽ giúp trẻ đạt được
các mục tiêu cuối độ tuổi về phát triển thể chất và trẻ có kỹ năng vận động khéo
léo, dẻo dai, khỏe mạnh, bền bỉ mà không bị nhàm chán hoặc quá sức của trẻ
Ví dụ: Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất:
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT LỚP 5B
NĂM HỌC 2017 - 2018 T
- Ném đúng kỹ năng
- Bật nhảy bằng cả 2 chân, không
Trang 9- Vừa đi vừa đập và bắt bóng
- Chuyền bắt bóng qua đầu, qua chân
- Chạy thay đổi hướng (3)
- Chạy chậm đều liên tục
- Biết đập và bắt bóng bằng hai tay
- Biết chuyền bóng cho bạn phía sau đúng phía cô yêu cầu
- Biết chạy thay đổi hướng theo hiệu lệnh, giáo viên yêu cầu
- Đi nối bàn chân tiến, lùi
- Biết bò cao, chui qua cổng thể dục không làm đổ cổng thể dục
- Đi nối gót chân, đầu chân này nối vào gót chân kia, tiến về phía trước
- Chạy 18m trong thời gian 10 giây
- Biết bật qua tối thiểu 40 cm
- Biết di chuyển liên tục theo bóng, chạy nâng đùi vuông góc với thân người
- Biết chuyền bóng cho bạn phía sau đúng phía cô yêu cầu
15 Ném và bắt bóng từ khoảng cách 4m
- Trèo lên xuống ghế
- Biết bật nhảy qua chướng ngại vật, không chạm vào chướng ngại vật
- Biết định hướng khoảng cách và ném - bắt bóng bằng hai tay
- Khi bước lên ghế không mất thăng bằng
Kết quả: Với cách sắp xếp các vận động cơ bản phù hợp theo từng chủ đề,đảm bảo đầy đủ các dạng vận động, trẻ lớp tôi hứng thú, tích cực tham gia hoạt
Trang 10động hơn rất nhiều Mỗi khi trẻ được vận động luôn cảm thấy thoải mái không
* Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ tập luyện
Đồ dùng, dụng cụ tập luyện của các bài tập vận động cũng vô cùng đa
dạng và phong phú, mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào các dạng vận động cơ bản Mỗi vận động có một hoặc nhiều loại đồ dùng, dụng cụ tương ứng
mà thiếu nó thì bài tập luyện không thể tiến hành được
Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ tập bài tập phát triển chung: Cần có các dụng
cụ thể dụcnhư: Nơ, cờ, gậy, vòng để gây sự thích thú, hấp dẫn cho trẻ khi tập
Khi tổ chức cho trẻ tập bài tập vận động cơ bản “Ném bóng vào rổ” thìcần có bóng, cột ném bóng; Bài tập “Bật sâu” thì cần có bục bật sâu; Bài tập
“Ném trúng đích nằm ngang” cần có bao cát, vòng tròn làm đích; Bài tập “Trèolên xuống thang” thì cần có thang leo
Khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi vận động “Bịt mắt bắt dê” cũng khôngthể tổ chức được nếu không có dải vải hoặc dải khăn bịt mắt Trò chơi “Kéoco” nếu không có sợi dây thừng hặc dây vải dài, chắc khỏe thì cũng không thể
tổ chức được trò chơi này Trò chơi “Nhảy bao bố” thì cần có bao tải trang tríđẹp mắt để trẻ chơi…
Ngoài những đồ dùng, dụng cụ có sẵn, tôi đã làm thêm được một số đồ dùng
tự tạo khác để phục vụ cho các bài vận động của trẻ và các trò chơi vận động như:
+ Các chai nhựa sơn màu để chơi trò chơi “Ném vòng cổ chai”, dây thừng
để chơi trò chơi “Kéo co”, ống cờ để chơi trò chơi “Chạy tiếp sức”…
+ Gậy thể dục băng gỗ, trang trí giấy màu, bao cát, bóng vải, cột ném bóng Các dụng cụ này đều làm từ những nguyên vật liệu phế thải và đượcthiết kế nhằm tạo ra những đồ dùng phù hợp với từng bài tập vận động cơbản, trò chơi tương ứng với từng chủ đề cụ thể và đảm bảo an toàn tuyệt đốicho trẻ khi tập luyện
Trang 11Hình ảnh: Một số đồ dùng dụng cụ phục vụ giờ phát triển vận động
Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ thực hiện vận động nào đó giáoviên cần tìm hiểu rõ về bài tập luyện, trò chơi bổ trợ để từ đó chuẩn bị đầy đủcác yếu tố cần thiết cho bài tập luyện và trò chơi
* Chuẩn bị trang phục, địa điểm để tổ chức cho trẻ vận động
Khi trẻ tham gia giờ học phát triển vận động, cần chú ý đến trang phụccủa trẻ Mùa hè thì nên mặc trang phục nhẹ, thoáng mát, dễ vận động Mùa đôngmặc áo đủ ấm, cởi bớt áo khoác to để trẻ dễ vận động
Địa điểm tổ chức các bài tập vận động cho trẻ là yếu tố rất quan trọng vàcần thiết Nếu lựa chọn được địa điểm chơi phù hợp giúp cho trẻ có không giankhi tham gia vào hoạt động, đem lại hiệu quả cao từ đó giúp cho trẻ phát triểntốt về thể lực Mỗi bài tập vận động đều có một cách vận động khác nhau Chính
vì vậy trước khi tổ chức cho trẻ viên cần nắm rõ tính chất, đặc điểm của từngdạng vận động để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp
Tùy vào dạng vận động giáo viên có thể tổ chức trong lớp hoặc ngoài trờicho phù hợp Với các giờ vận động mang tính động như: Chạy, trèo, ném xa, bậtnhảy nên tổ chức ngoài trời với không gian rộng Các giờ vận động mang tínhtĩnh như: Trườn, bò, chui qua cổng thể dục có thể tổ chức trong lớp
Các trò chơi vận động có thể tổ chức cho trẻ chơi ở bãi cỏ nhằm tạo chotrẻ được vui chơi tự do, gần gũi với thiên nhiên và đảm bảo cho trẻ khi ngã sẽkhông bị đau hoặc xước da như các trò chơi: “Gà trong vườn rau”, “Bịt mắt bắtdê”, “Trốn tìm ”, “Nhảy ba bố”…
Dù ở địa điểm trong lớp hoặc ngoài trời đều phải đảm bảo an toàn, thânthiện và đủ diện tích cho trẻ
Trang 12Việc chuẩn bị địa điểm phù hợp để tổ chức giờ phát triển vận động và làm
đồ dùng dụng cụ phục vụ cho các vận động là vô cùng cần thiết Vì vậy, mỗigiáo viên cần sáng tạo ra nhiều đồ dùng, dụng cụ đẹp, kích thước hợp lý, màusắc hấp dẫn giúp cho trẻ hứng thú khi tham gia vào tập luyện các vận động vàtrẻ dễ dàng ghi nhớ các thao tác vận động được lâu hơn, chính xác hơn
7.2.3 Biện pháp 3: Đảm bảo đúng phương pháp bộ môn
và linh hoạt, sáng tạo trong quá trình thực hiện vận động
Theo chương trình giáo dục trẻ mầm non cấu trúc một tiết học giáo dụcthể chất bao gồm 3 phần: Phần khởi động (Từ 1-2 phút), trọng động (Từ 17-20phút) và hồi tĩnh (Từ 2-3 phút)
* Kết hợp nhạc vào phần khởi động và bài tập phát triển chung
Thường thì các giáo viên tổ chức phần khởi động cho trẻ hát bài: “Đoàntàu nhỏ xíu” đi các kiểu chân sau đó về hàng tập bài tập phát triển chung là cácđộng tác tay - bụng - chân - bật với nhịp hô của cô… nếu tiết thể dục nào tôicũng cho trẻ tập như vậy thì trẻ sẽ chán, uể oải trong giờ học, không phát huy
tính tích cực vận động ở trẻ, trẻ sẽ không đạt chỉ số 14: “Tham gia hoạt động
học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút” Vì vậy
tôi đã đưa yếu tố âm nhạc vào trong giờ dạy thể dục
Cụ thể: Với phần khởi động tôi kể câu chuyện, giới thiệu chương trìnhhoặc cho trẻ hát một bài hát phù hợp với chủ đề và đi khởi động kết hợp cáckiểu chân, sau đó cho trẻ về đội hình hàng dọc, tách hàng để tập bài tập pháttriển chung Bài tập phát triển chung tôi lựa chọn là bài tập Erobic có nhạc nềnvui nhộn, phù hợp cho trẻ tập các động tác tay - bụng - chân - bật Các động tácmang tính chất bổ trợ cho vận động cơ bản
Hình ảnh: Trẻ tập bài tập phát triển chung trên nền nhạc bài: Nắng sớm
* Thao tác cô tập mẫu chính xác
Trang 13Trẻ mầm non có tư duy và nhận thức theo lối trực quan cảm tính, vì vậymọi hoạt động giảng dạy đối với lứa tuổi này đều cần phải sử dụng những hìnhmẫu trực tiếp và hấp dẫn
Giáo viên cần hình thành cho trẻ những thói quen vận động dựa trên cơ sởcảm giác một cách trực tiếp với động tác Có hai hình thức giảng dạy trực quan làlàm mẫu trực tiếp cho trẻ quan sát (Trực quan trực tiếp) và dùng lời nói để mô tảđộng tác kèm với phim, ảnh, mô hình cho trẻ hình dung ra cách tập (Trực quangián tiếp) Khi giảng dạy giờ phát triển vận động cho trẻ mầm non cô cần phảiphối hợp vận dụng cả hai loại trực quan trên, nhất là ở giai đoạn đầu khi mới họcđộng tác vì ở giai đoạn này, nguyên tắc trực quan là tiền đề để trẻ tập và làm quenvới động tác mới
Khi cô thực hiện thao tác mẫu, cần thực hành chính xác từng thao tác vậnđộng cơ bản, đồng thời kèm theo lời giải thích rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu Giọngnói của cô chuẩn, truyền cảm nhưng khẩu lệnh dứt khoát, ngừng nghỉ đúng nơi,đúng chỗ, kết hợp với ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ phù hợp để thu hút sự chú ý củatrẻ Cô cần đặc biệt nhấn mạnh các từ “Chuẩn bị” và hiệu lệnh thực hiện vận độngnhư: “Ném”, “Tung”, “Bật”, “Chạy”
Hinh ảnh: Tôi tập mẫu bài vận động cơ bản “Tung bóng lên cao và bắt bóng”
* Khuyến khích tính tự giác và tích cực tập luyện ở trẻ
Giáo dục thể chất cho trẻ là một quá trình sư phạm, cho nên giáo viênkhông những phải dạy cho trẻ biết bắt chước, mô phỏng, làm đúng được cácđộng tác vận động mà còn phải thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng cho trẻ nhữngphẩm chất đạo đức, mà tiêu biểu trong đó là ý thức tự giác, tích cực, khả năngchịu đựng và tập trung ý chí trong hoạt động thể dục thể thao Những giờ họcgiáo dục thể chất thường đòi hỏi trẻ phải vận động tích cực, đôi khi điều đó quá
Trang 14dồn dập so với những hoạt động thường ngày của trẻ, bên cạnh đó, cơ thể trẻcòn non nớt, khả năng tập trung kém, khiến trẻ khó mà theo kịp được nội dungbài học Nhiệm vụ của cô là phải thường xuyên bồi dưỡng cho trẻ có thói quenlắng nghe những lời chỉ bảo trong quá trình tập luyện, đồng thời cũng khuyếnkhích trẻ tự giác tích cực trong hoạt động Kèm theo đó cô cũng cần khôngngừng cải tiến phương pháp dạy, lựa chọn nội dung cho phù hợp với đặc điểmtâm sinh lí lứa tuổi của trẻ, để trẻ có thể theo kịp bài học một cách tự nhiên nhất.
Giáo viên cần động viên, khuyến khích trẻ khi thực hiện vận động, mỗiđứa trẻ có khả năng vận động là khác nhau, đối với những trẻ có tố chất, thựchiện tốt vận động thì cô có thể nâng độ khó của bài tập lên
Ví dụ: Bật qua vật cản cao 15-20cm, cô sẽ nâng độ cao lên 20-25cm Ngoài ra, cô cũng phải quan sát, sửa sai cho trẻ kịp thời Cô gợi ý thaotác, làm mẫu cùng trẻ nếu thực sự cần thiết Đối với những trẻ có thể trạng yếuhoặc nhút nhát, cô cần động viên sự cố gắng của trẻ, khuyến khích trẻ trong lớp
cổ vũ bạn hoặc giảm bớt độ khó của bài tập, không chỉ chích, chê bai làm mấthứng thú của trẻ
Hình ảnh: Tôi sửa sai cho trẻ khi thực hiện vận động cơ bản
* Linh hoạt trong lựa chọn trò chơi vận động
Tôi lựa chọn các trò chơi vận động phù hợp với bài tập vận động cơ bản(Không cùng dạng vận động) Ví dụ: Dạy trẻ bài tập: Tung bóng lên cao và bắtbóng - Rèn luyện cơ tay, sự định hướng trong không gian thi trò chơi sẽ là: Mèođuổi chuột - Rèn luyện cơ chân
Với những trò chơi mới, cô hướng dẫn trẻ ngắn gọn, rõ ràng Với trò chơi trẻ
đã biết cô có thể cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi rồi mới tổ chức cho trẻ chơi
Khi chơi cô cần bao quát, xử lý tình huống kịp thời Tránh tình trạng trẻxảy ra xung đột hoặc tai nạn thương tích
Trang 15Hình ảnh: Trẻ tham gia trò chơi “Mèo đuổi chuột”
7.2.4 Biện pháp 4: Tập luyện giáo dục phát triển vận động thường xuyên mọi lúc, mọi nơi
Biện pháp này rất cần thiết để đảm bảo và giữ vững kết quả của bài tậptrước và duy trì thói quen vận động trẻ đã tiếp thu được, đồng thời củng cố sựbền vững cho những thói quen này trong cơ thể Để vân dụng biện pháp nàytrong giảng dạy giáo dục thể chất, giáo viên cần cho trể tập đi tập lại động tácthật nhiều lần để trẻ hình thành phản xạ có điều kiện với động tác đó Nhờ việccủng cố những biểu tượng vận động này, trẻ sẽ có trong mình những vận động
cơ bản rất chắc chắn và có tính ứng dụng cao trong mọi hoạt động hàng ngàycủa trẻ Vì vậy, cô cần tổ chức cho trẻ tham gia vận động ở mọi lúc, mọi nơi
* Thể dục sáng
Như chúng ta đã biết, tác dụng của thể dục buổi sáng đối với trẻ em hàng ngày
có ý nghĩa to lớn về giáo dục và sức khỏe cho trẻ em, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mẫugiáo Buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy tập thể dục đơn giản, trẻ tích lũy được sự sảngkhoái cho cả ngày Tập luyện thường xuyên như vậy, cơ thể của trẻ nâng cao hoạtđộng của các cơ quan của cơ thể, thúc đẩy sự phát triển những kỹ năng vận động cầnthiết, củng cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng đắn Vì vậy tôi cho trẻ tập thể dụcsáng hàng ngày vào một thời gian nhất định sau giờ đón trẻ Thời gian tập khoảng 10-
15 phút, trang bị dụng cụ như gậy, nơ, vòng, hoa tua, cờ… thể dục phù hợp với độngtác để tạo hứng thú cho trẻ tập, khi trẻ tập giáo viên quan sát cách đứng của trẻ, tư thếđầu, vai, mông và đặc biệt là cột sống của trẻ Trẻ cần đứng thẳng, vai thả đều, khônglên gân, tay cử động thoải mái, không cúi đầu Giữ cho trẻ tư thế đứng ngay cả khinghỉ, khi đi bộ, chạy và làm các cử động khác Số lần lặp lại mỗi bài tập phụ thuộc vàotính chất mỗi động tác, cũng như trình độ thể lực của trẻ Những bài tập khó, có khốilượng vận động lớn chỉ nên lặp lại 2- 3 lần, còn động tác phát triển chung đối với tay,