1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi làm quen với tác phẩm văn học

31 188 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 6,87 MB

Nội dung

Làm quen với tác phẩm văn học qua những câuchuyện, bài thơ, câu ca dao, tục ngữ đã tập luyện cho trẻ phát âm chính xác diễnđạt rõ ràng đúng ngữ điệu, đúng ngữ pháp… Làm quen với tác phẩm

Trang 1

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1 Lời giới thiệu

Từ lâu con người đã nhận thấy văn học là nguồn suối không cạn của trithức, là kinh nghiệm sống mà con người cần tiếp thu và phát triển Trẻ mẫu giáo

là một sinh thể toàn khối có cái nhìn nguyên hợp đối với hiện thực Ngay từ khicòn trong bào thai, ở tháng thứ sáu trẻ đã sống trong nhịp điệu, lời ru, tiếng hát,

vũ điệu âm nhạc của những câu chuyện, bài thơ, câu ca dao, tục ngữ … Nhữngnhịp điệu bài thơ, lời du, tiếng hát, những câu ca dao, tục ngữ, câu chuyện kể lànhững bước đi đầu tiên của trẻ mầm non đi vào thế giới văn học nghệ thuật, trẻđược làm quen với bài thơ câu chuyện, ca dao, tục ngữ chọn lọc dành cho lứatuổi mầm non sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt trong đó bao gồm cảviệc làm giàu vốn từ cho trẻ Làm quen với tác phẩm văn học qua những câuchuyện, bài thơ, câu ca dao, tục ngữ đã tập luyện cho trẻ phát âm chính xác diễnđạt rõ ràng đúng ngữ điệu, đúng ngữ pháp… Làm quen với tác phẩm văn học sẽtạo điều kiện cho trẻ kỹ năng sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và học tập, việc chotrẻ làm quen với văn học từng bước xây dựng cho trẻ lòng yêu thích văn học,phát triển mạnh mẽ những xúc cảm tình cảm đạo dức và tính thẩm mĩ ở trẻ.Ngoài ra việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học là cho trẻ học tiếng mẹ

đẻ, học cách phát âm đúng từ, nói đúng ngữ điệu, diễn đạt lời nói mạch lạc củamình và chỉ ra mức độ giới hạn yêu cầu của việc cho trẻ tiếp xúc với tác phẩmvăn học qua nghệ thuật đọc diễn cảm của cô

Thông qua những tác phẩm văn học dành cho trẻ em, trẻ bắt đầu nhận ratrong xã hội những mối quan hệ tình cảm gia đình, tình bạn bè, tình cô trò…Vàtrẻ cũng dần dần nhận ra rằng có một xã hội ràng buộc con người với nhau, tronglịch sử đấu tranh cách mạng, trong tình làng nghĩa xóm…Nhờ được nghe, đượctiếp xúc với tác phẩm văn học trẻ có những hiểu biết sơ đẳng về văn học Bướcđầu trẻ nhận ra sự khác nhau về nội dung, hình thức giữa các thể loại như:Truyện, thơ, tục ngữ, ca dao, những hình ảnh nhân vật…đã giúp trẻ trao dồinhững điều trẻ đã nghe được và được bộc lộ những tình cảm của mình nhằm pháttriển đời sống tinh thần cho trẻ Chính vì vậy giáo viên mầm non cần phải dạy trẻbiết cảm thụ các tác phẩm văn học, chính những yếu tố đó đã lôi cuốn trẻ đemlại cho trẻ niềm vui sướng vô hạn và có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành vàphát triển ở trẻ

Trẻ em luôn khát khao nhận thức khám phá thế giới hiện thực xung quanhtrẻ, rất muốn tìm tòi hiểu biết tất cả những lý do tồn tại của cuộc sống, Trong sựsuy nghĩ nhỏ bé của mình, ở trong điều kiện đó những câu tục ngữ, ca dao, bàithơ, câu chuyện là những bài học đầu tiên giúp các bé nhận thức thế giới, chính

Trang 2

xác hoá những biểu tượng đã có về thực tế xã hội Dần dần từng bước cung cấpcho trẻ những khái niệm mới và mở rộng kiến thức cho trẻ

Việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học góp phần làm phong phú sựhiểu biết của trẻ và phát triển toàn diện nhân cách trẻ Xuất phát từ thực tế trên,tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 4 - 5tuổi làm quen với tác phẩm văn học” để nghiên cứu và thực hiện

2 Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi làm quen với tác phẩm văn học”

3 Tên tác giả sáng kiến

- Họ và tên: Nguyễn Thị Hoan

- Địa chỉ tác giả sáng kiến: GV trường mầm non Tam Dương – HuyệnTam Dương – T Vĩnh Phúc

- Số điện thoại: 0967286289

- Email: nguyenthihoan87.c0tamduong@vinhphuc.edu.vn

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Hoan

5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

Các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ

6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử

- Tháng 2/2018

7 Mô tả bản chất của sáng kiến

7.1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

7.1.1 Cơ sở lý luận của vấn đề

Như chúng ta đã biết văn học có tác dụng to lớn trong việc giáo dục đạođức tình cảm và phát triển lời nói, đặc biệt là lời nói nghệ thuật cho trẻ em, cáctác phẩm văn học như: Truyện, thơ, tục ngữ, ca dao…Có tác dụng phát triển ở trẻkhả năng tri giác ngôn ngữ nghệ thuật, cảm thụ nhịp điệu, giai điệu bài thơ và từ

đó có thể sử dụng các phương tiện biểu cảm ngôn ngữ, ngữ điệu, giúp trẻ biếtgiao tiếp ngôn ngữ một cách có biểu cảm, biết kể chuyện đọc thơ diễn cảm

Chương trình cho trẻ mẫu giáo nhỡ làm quen với tác phẩm văn học ởtrường mầm non là: Tiếp tục dạy trẻ cảm nhận vần nhịp điệu của thơ, ca dao,đồng dao, dạy trẻ hiểu nội dung nhận biết cách so sánh trong thơ, truyện…Rồiđánh giá nhân vật và nội dung của nó, dạy trẻ kể lại câu chuyện kể theo tranh mộtcách diễn cảm Khi dạy các những bài thơ, câu ca dao, tục ngữ, cô giáo phát triển

ở trẻ năng lực nhận xét, cảm thụ văn học nghệ thuật, sự phong phú ngôn ngữ mẹđẻ

7.1 2 Cơ sở thực tiễn

Trang 3

Năm học 2018-2019 phòng giáo dục và đào tạo huyện Tam Dương chỉ đạothực hiện chương trình Giáo dục mầm non đối với các trường mầm non trong địabàn huyện Khi thực hiện chương trình Giáo dục mầm non với các lĩnh vực pháttriển, đặc biệt là lĩnh vực phát triển ngôn ngữ (làm quen với tác phẩm văn học),Trường mầm non Tam Dương đã triển khai thực hiện, tuy nhiên trong quá trìnhthực hiện tổ chức các giờ học cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở trường còn

có một số thuận lợi và khó khăn sau:

a) Thuận lợi

Được sự quan tâm, tạo điều kiện của phòng giáo dục Tam Dương cùng với

sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu trường MN Tam Dương, luôn đầu tư muasắm trang thiết bị đồ dùng cho lớp như đồ dùng, học liệu, đồ dùng đồ chơi chotrẻ như mua sắm bộ tranh truyện, tranh thơ, truyện tranh….cho các cháu để thựchiện tốt chuyên đề phục vụ trong công tác giảng dạy

Hàng năm chúng tôi được học lớp bồi dưỡng trong hè và dự các buổichuyên đề của phòng, của trường bạn và nhà trường tổ chức Đó cũng là điều kiện

để tôi được học tập, củng cố thêm kiến thức phục vụ cho tiết dạy của mình

Bản thân luôn luôn được sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp, được trẻyêu quý, phụ huynh tin tưởng; Bản thân là giáo viên trong trường nắm chắcphương pháp tổ chức giờ học cho trẻ làm quen với văn học, tích cực tự làm một số

đồ dùng, đồ chơi để phục vụ tiết dạy, luôn học hỏi để nâng cao trình độ chuyênmôn

Mỗi giáo viên đều có kế hoạch giảng dạy các môn học và các hoạt động rất

cụ thể ngay từ đầu năm học 100% giáo viên đã nắm được phương pháp hìnhthức tổ chức hoạt động làm quen với văn học, nhiều cô giáo có khả năng cảmnhận cái hay, cái đẹp trong bài thơ câu chuyện và biết thể hiện nó bằng chí nănglực sư phạm của mình với giọng đọc thơ truyền cảm đầy sáng tạo, đã tạo ranhững cảm xúc cho trẻ hứng thú khi tiếp xúc với các tác phẩm thơ chuyện

Trang 4

Diện tích lớp học trật có ảnh hưởng đến việc học tập của lớp, đồ chơi, đồdùng phục vụ tiết học còn ít chưa phong phú, lớp học đông so với độ tuổi

Một số trẻ còn nhút nhát chưa dám mạnh dạn tham gia vào các hoạt động,một số trẻ còn nói ngọng

Đa số trẻ ở nông thôn nên sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái cònchưa khoa học

Còn có một số phụ huynh chưa bố trí được thời gian quan tâm đến con,chủ yếu giao cho ông bà đưa đón nên việc trao đổi còn gặp khó khăn

Ngoài ra một số giáo viên khả năng cảm nhận các tác phẩm thơ chuyện cònhạn chế giọng đọc, giọng kể và cách phối hợp ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, minh hoạchưa bộc lộ cảm xúc hấp dẫn cuốn hút trẻ, phương pháp lồng ghép tích hợp chưalinh hoạt sáng tạo kết quả trẻ chưa cao, trẻ chưa thực sự say mê, hào hứng, sửdụng đồ dùng dạy học chưa có khoa học, dẫn đến giờ học trẻ ít tập trung chú ýhiệu quả trên tiết học chưa cao

c) Điều tra thực trạng

Qua nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng chất lượng cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổilàm quen với văn học đầu năm học ở một số trường mầm non trong huyện tôi đãthu được kết quả sau:

Biểu 1: Kết quả đầu năm trẻ lớp 4 tuổi C Trường mầm non Tam Dương

(Tổng số trẻ điều tra: 33, số trẻ nam: 21; trẻ nữ: 12)

Mức độ đánh giá Tốt Tỉ lệ

Trang 5

tác phẩm văn học

4

Trẻ mạnh dạn tự

tin trả lời các câu

hỏi của cô 5/33 15% 10/33 30% 13/33 40% 5/33 15%

Biểu 2: Kết quả đầu năm trẻ lớp 4 tuổi C Trường mầm non Hợp Hòa

(Tổng số trẻ điều tra: 30, số trẻ nam: 26; trẻ nữ: 4)

Mức độ đánh giá Tốt Tỉ lệ

tin trả lời các câu

hỏi của cô 5/30 17% 10/30 34% 11/30 36% 4/30 13%Qua khảo sát thực tế tại các trường tôi thấy chất lượng việc cho trẻ làmquen với một số tác phẩm văn học chưa cao Trẻ có khả năng đọc, kể diễn cảmtác phẩm diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc chưa nhiều, trẻ chưa mạnh dạn tự tin khi trẻlời các câu hỏi của cô Tôi nghĩ việc thực hiện các chuyên đề văn học ở trườngmầm non đạt hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố đó là: Trình độtay nghề và sự sáng tạo của cô giáo, môi trường cho trẻ hoạt động và khả năngcảm thụ tác phẩm văn học của trẻ Đứng trước thực trạng trên tôi luôn băn khoăn,suy nghĩ mình phải làm gì và làm như thế nào để tìm ra biện pháp nâng cao chấtlượng cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi làm quen với tác phẩm văn học

Trang 6

7.2 Về nội dung của sáng kiến

Sức mạnh của tác phẩm văn học thật vô cùng to lớn Trong quá trình chotrẻ tiếp xúc với tác phẩm, bằng tài năng sư phạm cùng với nghệ thuật đọc và kểchuyện văn học, cô giáo ở trường Mầm non sẽ hướng trẻ vào những vẽ đẹp nộidung và nghệ thuật tác phẩm, gây ấn tượng đầu tiên cho trẻ về hình tượng nghệthuật được xây dựng bằng ngôn ngữ dân tộc

Cần phải dạy trẻ biết lắng mình với tác phẩm văn học, hòa vào cõi mộng

mơ, trau rồi thói quen đón nhận được các hòa âm tinh tế thoáng qua, bất chợt đến

từ các nguồn sống khác, nghĩa là dạy trẻ tập trung rung động, cái rung động củamính chứ không phải của ngưới khác

Tác phẩm văn học thể hiện hiện thực cuộc sống bằng hình tượng nghệthuật Bằng sức mạnh của tính hình tượng, sự biểu cảm của ngôn ngử, nhữnghình tượng con người, con vật, bức tranh thiên nhiên được vẽ nên bằng ngôn ngữ

đã tác động mạnh mẽ đến trẻ em Ấn tượng trẻ thu nhận được từ tác phẩm vănhọc khi nghe đọc, kể tác phẩm phụ thuộc vào trình độ phát triển nhận thức thẩm

mỹ của trẻ, vào khả năng cảm nhận văn học trong sự thống nhất giữa nội dung vàhình thức nghệ thuật tác phẩm Chúng ta đều nhận thấy rằng, trẻ mẫu giáo có khảnăng cảm nhận văn học nghệ thuật trong thể hoàn chỉnh, thống nhất giửa nộidung và hình thức tác phẩm bằng cách nghe người lớn đọc, kể tác phẩm

Trẻ em nói chung và đặc biệt trẻ 2 tuổi rất thích những tác phẩm vui nhộn,

dễ chán những bài văn buồn và gây sự sợ hãi Tuy nhiên phản ứng của trẻ trướcnhững cảnh hoặc chi tiết chứa đựng sự căng thẳng phụ thuộc vào cả cách thể hiệncủa người lớn khi đọc, kể tác phẩm lẫn đặc điểm tâm lý cá nhân cũng như sựtừng trải của trẻ

Trẻ 3-4 tuổi trong khi nghe kể những câu chuyện có tính hài hước đã biểuhiện hành động điệu bộ cho thấy chúng hiểu không chỉ nội dung mà cả sự bấtbình thường của những tình tiết có tính hài hước của tác phẩm Qua quan sát,người ta nhận thấy trẻ ở độ tuổi này rất thích xem chèo và chúng khoái trí cườitheo khi xuất hiện những nói hóm hỉnh, sâu sắc của các nhân vật hề Người lớnthấy cảnh đó chắc là ngạc nhiên vì sao một cô, cậu bé lại hiểu được những truyệnkhôi hài, khó hiểu dến như vậy Nhưng rõ ràng là các em có khả năng bẩm sinhhiểu được sự hài hước

Đối với trẻ ở tuổi mẩu giáo nhỡ (4 - 5 tuổi), giáo viên cần chọn và đọc chotrẻ những tác phẩm có nội dung và hình thức nghệ thuật phức tạp hơn Trên cơ sởnhững gì trẻ tiếp thu được ở giai đoạn trước, ở chúng sẽ tạo ra khả năng xâmnhập sâu hơn vào nội dung tác phẩm khiến chúng xác định thái độ đối với cácnhân vật, sự kiện phản ánh trong tác phẩm

Trang 7

Đối với trẻ mẫu giáo (5-6 tuổi), ở giai đoạn này, cảm nhận thẫm mĩ đã cómột bước phát triển trong tiếp nhận văn học Sự tiếp nhận tác phẩm đầy đủ hoànthiện hơn, biểu hiện trước tiên là sự hiểu biết những câu chuyện cổ tích, bài thơ,những đoạn văn xuôi hay và và sự làm giàu tình cảm qua quá trình tích lũy hìnhtượng nghệ thuật.

Đối với trẻ mẫu giáo lớn thì sự quan tâm tới tác phẩm văn học sẽ giúp trẻhiểu được nội dung tác phẩm, các nhân vật trong tác phẩm trở nên gần gũi dễhiểu hơn Sự cảm thông với nhân vật, sự lo lắng cho số phận của nhân vật của trẻ

đã mang đặc điểm cá tính hơn Sự hồi hộp, lo lắng này của trẻ em đã nếm trảingay cả trong sự kiện đời sống hàng ngày

Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học nhà sư phạm cần hướng trẻ đến vẻđẹp mang “bản chất người” của hình tượng văn học Vẻ đẹp của tính người trong

cá nhân đơn nhất ở văn học trẻ em có thể nhận ra từ cách cư xử tế nhị, nhân hậugiữa đồng loại (bác gấu đen và hai chú thỏ), trong sự thành thực đối với bản thân

và người khác, trong cử chỉ biết ơn… Cẩn dạy trẻ nghệ thuật tự đặt mình vào chổđứng và tình thế của người khác như hiểu được sự cực nhọc mẹ, nỗi ưu tư củacha, hiểu sự cô đơn nghèo khó của bạn bè, nỗi bất hạnh của con người, rồi tậntình làm nhẹ vơi đi gánh nặng đó Từ những vẻ đẹp nhỏ nhặt thưởng ngày trong

cư xử mang “tính người” ấy sẽ nãy sinh ra những hành động cao thượng nhân ái

vì con người

Làm quen với tác phẩm văn học còn bao hàm công việc cô giáo tổ chức đểtrẻ hứng thú bước vào hoạt động văn học nghệ thuật một cách tự nhiên như đọcthơ diễn cảm, kể lại truyện một cách sáng tạo, hóa thân vào các vai diễn trong tròchơi đóng kịch…Để trẻ trở thành một chủ thể hoạt động văn học nghệ thuật mộtcách tích cực, sáng tạo

Việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học tuy mới chỉ là như vậy nhưng

nó là việc làm cao cả, có ý nghĩa lớn trong việc hình thành ở trẻ những phẩm chấtcao quý, đẹp đẽ của con người, đặc biệt là tình yêu đối với ngôn ngữ nghệ thuật.Bản chất giàu xúc cảm và tình cảm là nét tâm lý nổi bật của trẻ thơ khiến trẻnhanh chóng bộc lộ cảm xúc, tình cảm khi nghe đọc và nhận thấy sự thể hiện của

cô giáo Khả năng tự chủ, tự vệ của trẻ rất mong manh cho nên nhũng hình tượngnghệ thuật tác động đến trẻ vô cùng mạnh mẽ Tính dễ xúc cảm có thể làm có thểkêu lên trước một cảnh tượng thương tâm nào đó; Hay mọi hành động của nhânvật, hình ảnh, tiếng nói có tính hài hước đều gây được sự hứng khởi Chẳng hạnkhi cô giáo cho trẻ làm quen với truyện “Tấm cám”, những chi tiết thể hiện tiếngkhóc của Tấm trong tác phẩm đều gây cho trẻ cảm xúc mạnh mẽ Đó là tiếngkhóc “nức nở” khi bị Cám lừa trút sạch giỏ cá, tôm; Lá tiếng “òa lên khóc” khicon bống người bạn thân, người bạn thân thiết bị mẹ con Cám làm thịt; là tiếng

Trang 8

khóc “tức tưởi” lúc phải nhặt thóc với gạo, là nổi tủi thân tủi phận “Tấm bưngmặt khóc” Trẻ thể hiện nỗi lo lắng, thương tâm với nhân vật Khi cô kể đến đoạnTấm thử hài, được về cung làm hoàng hậu, trẻ vui mừng, thốt lên phấn khởi…

Tiếp nhận của trẻ là tiếp nhận ngây thơ, triệt để.Trong tiếp nhận văn họctrẻ thường vận dụng kinh nghiệm trực tiếp và nguyên hợp, không phân biệt sựkhác nhau giửa chúng Trẻ em không đòi hỏi lí lẽ mà đòi hỏi sự hợp lí về tìnhcảm trong khuôn khổ hạn hẹp của mình Cho nên giáo viên khi giải thích cho trẻcần nhất quán vá tạo dựng niếm tin Với niếm tin ngây thơ trẻ em có tôn giáo củamình Chúng luôn đứng về cái thiện, chia sẽ, bênh vực những nhân vật tốt, dũngcảm và cao cả, những nhân vật nhỏ bé yếu ớt cần được bảo vệ Chẳng hạn khi côgiáo tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng kịch tác phẩm “chú Dê đen” trẻ rất thíchnhân vật chú Dê đen và hứng thú ghi nhớ đó là bởi trẻ tiếp nhận ngây thơ, khôngphân biệt thế giới nghệ thuật trong tác phẩm và hiện thực đời sống

Tiếp nhận văn học của trẻ em ít bị ràng buộc bởi lí trí và chứa đựng tưởngtượng mạnh mẽ Ở trẻ em, tưởng tượng về cái có thật Do vậy trẻ em rất dễ dễ bịcuốn hút bởi những hình tượng hoang đường kì vĩ, tác động mạnh vào trí tưởngtượng của các em như; Hình tượng cậu bé làng gióng vươn vai bỗng lớn thànhmột tráng sĩ, những chi tiết về sự hóa thân kì diệu của nhân vật,cô Tấm, phépmàu kì lạ của “Quả Bầu tiên”…, Như vậy trí tưởng tượng phát triển sớm ở trẻmẫu giáo là một thứ của trời cho, có tính chất tiên nhiên, là tiền đề để cô giáothực hiện tốt hoạt động đọc và kể tác phẩm

7.3 Về khả năng áp dụng nội dung của sáng kiến

7.3.1 Biện pháp 1: Bồi dưỡng kiến thức văn học cho bản thân

Muốn đạt được kết quả cao trong vấn đề này thì trước hết cô giáo cần phảiyêu văn học, say mê văn học, thích tìm tòi khám phá những cái hay cái đẹp trongtừng tác phẩm văn học, tích lũy kiến thức, hiểu biết về văn học nói chung và cụthể là các bài thơ câu chuyện đặc biệt là thơ chuyện của mầm non

Khi đọc một bài thơ, kể một câu chuyện để dạy cho trẻ giáo viên phải hiểuđược nội dung, xác định được thể loại thơ truyện, xác định được giọng đọc, nhịpđọc thì phải hiểu tác giả sử dụng nghệ thuật gì? (So sánh, nhân cách hóa ) biếtđược nội dung câu chuyện nhắn gửi điều gì?

Ví dụ 1: Bài thơ: “Em vẽ”

Trang 9

Mô hình minh họa bài thơ “em vẽ”

Ví dụ 2: Với nghệ thuật nhân cách hóa, nhà thơ Đàm Thị Lam Luyến đã

viết lên bài thơ “Em yêu nhà em”

Chẳng đâu bằng chính nhà em

Có đàn chim sẻ bên thềm lúi lo

Có nàng gà mái hoa mơCục ta cục tác như vừa đẻ xong

Có bà chuối mật lưng ong

Có ông ngô bắp râu hồng như tơ

Trang 10

Bài thơ nói lên một vẻ đẹp thật sinh động, ngộ nghĩnh đáng yêu vây xungquanh ngôi nhà em bé, làm cho người nghe bài thơ cảm thấy như mình được xíchgần đến với những gì viết trong thơ.

Thông qua việc tự học tự bồi dưỡng kiến thức văn học, giúp giáo viên hiểu

rõ và truyền thụ tác phẩm văn học đến với trẻ có hiệu quả hơn Bồi dưỡng kiếnthức văn học không chỉ nghiên cứu tác phẩm mà còn phải chú ý đến việc nghiêncứu tài liệu sách báo truyền hình

Hàng ngày tôi tranh thủ giờ trực trưa hay các ngày nghỉ trong tuần dànhmột đến hai tiếng để đọc tài liệu dành cho giáo viên Mầm non “Phương pháp làmquen truyện thơ dành cho lứa tuổi Mầm non, tập san dành cho Giáo dục Mầmnon, xem các bài soạn mẫu gợi ý, sưu tầm sách truyện mẫu giáo phù hợp để đọccho trẻ nghe

Đọc báo chí, xem truyền hình có những chuyên mục bổ ích dành cho giáoviên Mầm non như: Chương trình thiếu nhi, khoa học giáo dục…

Tôi thấy biện pháp cập nhật thông tin, làm giàu vốn kiến thức hiểu biết sâu

về chuyên môn nghề nghiệp, là phương tiện làm phong phú tâm hồn, nâng caotrình độ biết cảm nhận cái hay, cái đẹp trong tác phẩm thơ truyện, yêu thích tácphẩm thì dễ dàng hơn trong việc phân tích đánh giá nội dung tác phẩm văn học,mang lại hiệu quả cao trên các tiết học thơ truyện

7.3.2 Biện pháp 2: Tạo môi trường kích thích hứng thú học tập của trẻ khi cho trẻ làm quen với hoạt động văn học qua các môn học khác.

Như chúng ta đã biết ngay từ khi còn nằm trong bào thai ở tháng thứ sáutrẻ đã được nghe những nhịp điệu lời ru, tiếng hát, những câu ca dao, tục ngữ…

Vì trẻ tiếp xúc sớm với những lời ca tiếng hát, những câu thơ, ca dao, tục ngữ, đó

là bài học đầu tiên giúp trẻ nhận thức được thế giới, định hướng về biểu tượng xãhội, những khái niệm kinh nghiệm tình cảm Làm quen sớm với tác phẩm vănhọc là tiền đề của quá trình nhận thức thông qua các tác phẩm văn học như kểchuyện, đọc thơ… Sẽ phát triển các mặt ở trẻ, chính vì vậy việc tạo môi trườngkích thích hứng thú cho trẻ làm quen với văn học không chỉ diễn ra ở hoạt độngchính, mà còn diễn ra trong các hoạt động khác như:

+ Hoạt động tạo hình

+ Hoặc qua chơi trò chơi vận động và trong hoạt động ở các góc và hoạtđộng ngoài trời…

Trang 11

Trẻ chơi đóng kịch ở hoạt động góc

Vì thông qua các hoạt động khác ngôn ngữ văn học không hề mất đi màcòn giúp trẻ hiểu một cách rõ ràng và đặc biệt như: Kỹ năng đọc thơ, kể chuyệndiễn cảm, lời nói ngôn ngữ dần dần phát triển và phong phú, vì trẻ ở lứa tuổi nàyrất thích bắt chước, thích khám phá tìm tòi để thoả mãn tính tò mò ham hiểu biếtcủa trẻ Vì vậy thông qua các hoạt động khác tôi có thể lồng văn học vào vì quacác hoạt động đó trẻ có thể được nghe lại, đọc lại những câu chuyện, bài thơ, câutục ngữ, ca dao…Một cách hứng thú nhiều lần cùng một câu chuyện, bài thơ màtrẻ đã thuộc lòng, trẻ thường nhắc đi nhắc lại nhiều lần những bài thơ câu chuyệnđó

Ví dụ: Khi dạy trẻ hoạt động tạo hình “ Vẽ ngôi nhà của bé” Tôi có thểlồng vào đó bài thơ như: Em yêu nhà em…Hay khi cho trẻ chơi trò chơi vậnđộng “Kéo cưa lừa sẻ” Tôi cũng có thể vừa cho trẻ chơi vừa đọc đồng dao

Vì vậy việc tạo môi trường kích thích hứng cho trẻ làm quen với văn họcthông qua các hoạt động khác là kích thích khả năng bắt chước sự tiếp nhận, đặcbiệt là sự phát triển rất nhiều về ngôn ngữ âm thanh cho trẻ, tạo điều kiện cho trẻ

có khả năng nhận ra những hình ảnh sinh động của cuộc sống, khả năng nghenhìn và cảm nhận màu sắc xúc cảm qua những bài thơ, câu chuyện… mà cô đãlồng ghép các hoạt động khác

Ví dụ: Khi dạy trẻ hoạt động môi trường xung quanh về sự nảy mầm củacây đậu, khi dạy hoạt động này tôicho trẻ quan sát tranh vẽ hoặc mô hình, cô cóthể vừa cho trẻ quan sát vừa kể cho trẻ nghe một cậu chuyện về: Chú đỗ con.Chính những yếu tố đó đã lôi cuốn trẻ đem lại niềm vui sướng thích khám phá vàtìm hiểu thế giới xung quanh Vì trong thế giới thiên nhiên chứa đựng bao nhiêuđiều mà trẻ cần tìm hiểu là nơi quan sát cuộc sống của muôn loài, động vật, thực

Trang 12

vật mà không bao giờ chán đối với trẻ, trẻ rất hứng thú nghe đọc, nghe kể vềnhững đặc điểm đời sống sinh sôi nảy nở đó.

Ở trong những điều kiện đó những câu ca dao tục ngữ, những câu chuyệnbài thơ là những bài học đầu tiên giúp trẻ nhận biết thế giới xung quanh Vì vănhọc chính ngôn từ là kho vô tận về âm thanh, là bức tranh khái niệm về cuộcsống, khi cho trẻ làm quen với văn học thông qua các hoạt động khác, giúp trẻ cónhững hình tượng văn học phong phú xúc cảm tình cảm, đưa trẻ đến những ngônngữ dân tộc Những hình tượng đó sẽ làm phong phú nhận thức rõ ràng cho trẻ,làm chính xác hoàn hảo các câu các cấu trúc ngữ pháp Không những thế khi chotrẻ làm quen với văn học thông qua các hoạt động khác còn giúp trẻ có hứng đọcsách, kỹ năng giở sách và kỹ năng đọc kể diễn cảm

Ví dụ: Khi cho trẻ chơi hoạt động góc, ở góc văn học trẻ được giở sáchxem truyện, tập đọc thơ… Thông qua hoạt động này trẻ được hiểu biết và pháthuy những kỹ năng tiềm ẩn, những động lực thúc đẩy, khát vọng tìm hiểu thếgiới xung quanh

Trẻ xem sách truyện trong giờ hoạt động gócMặt khác, thông qua hoạt động góc này với cái thế giới thu nhỏ trongquyển sách những câu truyện những bài thơ đã trỏ thành niềm vui niềm hạnhphúc đối với trẻ nó đã thoả mãn tính tò mò ham hiểu biết của trẻ giúp trẻ có hứngthú ham thích đọc sách, phát triển kỹ năng giở sách, tư thế ngồi và giúp trẻ cómột số kỹ năng cần thiết cho cuộc sống sau này của trẻ

Trang 13

Để kích thích trẻ có hứng thú với văn học thông qua các hoạt động khác thì

cô giáo phải là người tổ chức các hoạt động, nhằm giúp trẻ phát triển kích hứngthú học văn học, để phát triển toàn diện nhân cách trẻ Giúp trẻ có kỹ năng kinhnghiệm sống cho cuộc sống sau này của trẻ nhằm phát triển ở trẻ một con ngườimới, con người có ích cho xã hội

7.3.3 Biện pháp 3: Tạo hứng thú cho trẻ làm quen với văn học qua lời

kể giọng đọc của cô.

Để truyền thụ một tác phẩm văn học đến với trẻ một cách chọn vẹn và trẻ

có hứng thú khi tiếp nhận tác phẩm văn học đó một cách dễ dàng, chọn vẹn thìngười giáo viên phải cần cho trẻ một số kỹ năng thủ thuật ngôn ngữ khi đọc thơ

kể chuyện diễn cảm, thậm chí là kỹ xảo đọc kể diễn cảm Việc rèn luyện này đòihỏi giáo viên phải đọc kỹ các tác phẩm văn học và phân tích từng chi tiết nhỏ củatừng tác phẩm văn học, từ đó xác định và sử dụng đúng giọng điệu cơ bản, ngữđiệu cường độ âm thanh, ngôn ngữ của mình

Giọng điệu là tình chất chung của giọng đọc, giọng kể, khi trình bày mộttác phẩm văn học nghệ thuật giọng điệu cơ bản phụ thuộc vào các thể loại nộidung, tư tưởng phong phú, phong cách của ngôn ngữ của tác phẩm văn học Vìtrẻ 4 tuổi chưa thể tự đọc một tác phẩm nào đó, cho nên sự tiếp nhận các tácphẩm văn học thông cô giáo Qua giọng đọc lời kể của cô trẻ có khả năng nhìn ranhững hình ảnh sinh động về cuộc sống và cảm nhận được màu sắc, xúc cảm,tình cảm của các tác phẩm văn học, giúp trẻ có hứng thú tiếp nhận tốt các tácphẩm văn học đó

Ví dụ: Với bài thơ “Tết đang vào nhà” Cô cần đọc với giọng điệu bộ ràng,vui vẻ, để khắc hoạ cảnh vật, hoạt động của con người rất sáng sủa sinh độngthực sự gợi tâm trạng vui sướng, yêu đời với xuân đang tới

“Hoa đào trước ngõ…

…Tết đang vaò nhà.”

Hoặc với bài thơ: “Đàn gà con” giọng điệu khi đọc cần hồn nhiên trongtrẻo, tình cảm thể hiện bức tranh thiên nhiên đẹp tươi sáng giản dị, pha chút tinhnghịch tình cảm của trẻ thơ

“Mười quả trứng tròn…

… Ta yêu chú lắm.”

Việc lựa chọn lời kể cơ bản có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát âm,ngoài ra đối với trẻ 4 tuổi cô giáo cần chọn và đọc, kể cho trẻ những tác phẩmvăn học phù hợp theo từng độ tuổi Vì trẻ ở lứa tuổi này đã phân biệt được rõ rệt

sự khác nhau giữa các hình thức hoạt động và các thể loại như: Thơ, truyện…Trẻ

đã chú lắng nghe được các câu chuyện khá dài, biết nghe âm thanh nhịp điệu qua

Trang 14

lời kể giọng đọc, lời kể nghệ thuật của cô Từ đó trẻ nhận ra được tính cách phẩmchất của các nhân vật trong các tác phẩm văn học.

Ví dụ: Khi kể chuyện cổ tích “Cóc kiện trời” Cô cần kể giọng điệu sôi nổi

rõ ràng, có pha chút cảm phục Đoạn đầu được kể với giọng chậm rãi, mục đíchgiới thiệu bối cảnh câu chuyện và các nhân vật: “Thủa xa xưa Ngọc Hoàng……con vật họp bàn nhau quyết định cử cóc lên gặp Ngọc Hoàng…”

Đoạn miêu tả cuộc chiến giữa các nhân vật và tay chân của Ngọc hoàng lạicần nhịp điệu nhanh hơn, cường độ mạnh hơn, thể hiện căng thẳng của của chiếnđấu: “… Bầy gà vừa ló ra……… Không còn sót người nào.”

Liên quan đến cường độ, nhịp điệu phải kể đến ngắt giọng, ngắt giọngngắn thường ở nhịp điệu nhanh, cường độ mạnh, ngắt giọng dài thường ở trongnhịp điệu chậm, cường độ nhẹ, thể hiện tình cảm buồn, bi thương

Qua những lời kể giọng đọc của cô giáo trẻ cảm thụ được trạng thái củacác nhân vật, âm điệu, các bài thơ, câu chuyện…Nhận ra được tính cách, hìnhảnh của các nhân vật có trong nội dung tác phẩm văn học Qua đó trẻ cũng nhận

ra được trạng thái tự hào vui tươi hay âu yếm, trông những bài thơ hay câuchuyện điều đó sẽ giúp trẻ nhận dạng được tục ngữ, ca dao, chuyện kể, văn xuôi,thơ ca…Thu hút hứng thú kích thích cho trẻ khi làm quen với tác phẩm văn học

và trẻ thích học hoạt động văn học Vì qua các tác phẩm văn học đó sẽ giúp trẻphát triển nhận thức, giáo dục đạo đức, tình cảm thẩm mĩ và phát triển ngôn ngữcho trẻ, giúp trẻ có khả năng, năng khiếu về môn văn học nghệ thuật

7.3.4 Biện pháp 4: Xây dựng hoạt động văn học theo chủ đề phù hợp.

Do đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non “Học mà chơi chơi mà học” Nhất làđối với trẻ 4 tuổi, với phương pháp dạy học theo hình thức đổi mới tích cực nhưhiện nay, khi dạy trẻ theo chủ đề lồng ghép tích hợp các nội dung giáo dục trẻtrong các hoạt động có chủ đích làm quen với tác phẩm văn học Tôi đã phải đầu

tư thời gian vào nghiên cứu các đề tài của mình dạy có thể đưa vào chủ đề nàyhay chủ đề kia sao cho phù hợp Để làm sao khi cho trẻ làm quen với văn học thìnội dung chủ đề đó phải xuyên suốt liên kết trong quá trình học, sự nối tiếp giữaphần nọ với phần kia, luôn luôn gắn với chủ đề thì hoạt động đó sẽ không bịnhàm chán, rời rạc, kiến thức cung cấp cho trẻ cũng không hời hợt mà sẽ tạođược sự hứng thú lôi cuốn hấp dẫn trẻ từ hoạt động này sang hoạt động khác Trẻ

có cảm giác như mình đang được vui chơi tìm hiểu trong thế giới đó chứ khôngphải ở trong một giờ học Do vậy việc cho trẻ làm quen với văn học theo chủ đềchủ điểm sẽ giúp trẻ tiếp thu tốt hơn, hứng thú tích cực hơn

Ví dụ: Đề tài: Kể chuyện “Tích Chu”

Chủ đề: Gia đình

Trang 15

Gồm các phần: Cho trẻ xem hình ảnh bà cháu trên màn hình vi tính và giớithiệu tên truyện, Kể nội dung câu chuyện cho trẻ nghe.

+ Lần 1: Cô kể diễn cảm bằng lời

+ Lần 2: Cô kể diễn cảm bằng lời kết hợp tranh minh họa

Giảng nội dung câu chuyện, tóm tắt nội dung câu chuyện, đàm thoại cùngtrẻ (Lồng giáo dục)

+ Kể lại lần 3 bằng rối tay, cho trẻ kẻ nối tiếp cùng cô

+ Lần 4: Có thể cho trẻ xem đĩa phim hoạt hình có nội dung câu truyện

“Tích Chu” Trò chơi kết hợp lấy nước suối cho bà…

Như vậy những lời nói dẫn dắt của cô những hoạt độmg được đưa vào chủ

đề chủ điểm trẻ có cảm giác chơi các trò chơi chứ không phải là đang học

Bên cạnh xây dựng hoạt theo chủ đề, chủ điểm, tôi còn xây dựng các gócchơi và trang trí lớp cũng theo hướng chủ đề nhằm gây hứng thú cho trẻ giúp trẻ

có hứng thú và yêu thích tham gia hoạt động văn học

7.3.5 Biện pháp 5: Sử dụng đồ dùng hấp dẫn gây hứng thú cho trẻ.

Như chúng ta đã biết đồ dùng trực quan là không thể thiếu được trong cáctiết học, trước đây đồ dùng dạy thơ cho trẻ chỉ là những bức tranh do cô vẽ hoặcmua từ sở giáo dục Lúc đầu trẻ còn tập trung sau đó trẻ không hứng thú học Vìvậy kết quả đạt được chưa cao

Hiểu được tâm lý của trẻ luôn luôn thích đồ dùng trực quan sinh động,hứng thú với những gì mới lạ cho nên tôi đã trăn trở suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo ranhiều đồ dùng hấp dẫn gần gũi với trẻ, phù hợp chủ điểm và nội dung bài thơ cô

cần chuyển tải đến trẻ Đối với trẻ mẫu giáo đồ dùng minh hoạ được coi như là

một quy tắc, có thể gọi đó là quy tắc “vàng”như cách gọi của J.A.Cô mêxnki.

Trẻ chỉ có thể hiểu đầy đủ tác phẩm khi kết hợp đọc kể cho chúng nghe.Trẻ tiếp nhận bằng tai và mắt, vì vậy tranh minh hoạ kết hợp với lời đọc sẽ làmcho tác phẩm sống động rõ ràng hơn

Ví dụ: Chủ điểm thế giới thực vật khi dạy bài “Hoa kết trái” tôi sử dụng

tranh động với màu sắc rực rỡ “tim tím” hoa cà, “vàng vàng” hoa mướp, “đỏ nhưđốm lửa” hoa lựu… đây là những chỗ nhấn mạnh trọng tâm trong tác phẩm hộihoạ Kích thước tranh cần có tỉ lệ thích hợp để phù hợp với việc tri giác gần vàphải thuận lợi cho việc lật, giở Với những bố cục hợp lí trong tranh, màu sắc rực

rỡ đẹp mắt, kết hợp với những hình ảnh động rung rinh, chạy đi chạy lại trongtranh bao giờ cũng lôi cuốn sự chú ý thích thú của trẻ Tranh không chỉ dùng khi

cô đọc thơ cho trẻ nghe mà tôi còn sử dụng tranh cho trẻ đọc thơ nối tiếp và cảkhi trẻ lên diễn thơ Có nghĩa là tôi dùng tranh trong tiết học, trong các hoạt động

Ngày đăng: 31/05/2020, 07:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w