1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN giáo dục thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc

24 140 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 68,86 KB

Nội dung

Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến được áp dụng trong lĩnh vực giáo dục thẩm mỹ, tình cảm và kỹnăng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc, qua đó góp phầngiáo dục thẩm

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦUCÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP THÀNH PHỐ

Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến thành phố Vĩnh Yên

(Cơ quan thường trực : Phòng kinh tế thành phố Vĩnh Yên)

Tên tôi là: TRẦN THỊ THU TRANG

Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị: Trường Mầm non Hoa Sen - Thành phố Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc

Điện thoại: 0966311389 Email: tranthutrang411@gmail.com

Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến thành phố VĩnhYên xem xét và công nhận sáng kiến cấp thành phố cho tôi như sau:

1 Tên sáng kiến: Giáo dục thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ

5-6 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:

Sáng kiến được áp dụng trong lĩnh vực giáo dục thẩm mỹ, tình cảm và kỹnăng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc, qua đó góp phầngiáo dục thẩm mỹ và bồi dưỡng tình cảm kỹ năng xã hội cho cho trẻ, giúp trẻtrải nghiệm, cảm thụ và thể hiện những cảm xúc sâu sắc, làm phong phú đờisống tâm hồn trẻ thông qua hoạt động âm nhạc Hình thành và phát triển nănglực cá nhân, trang bị kỹ năng sống để giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng xã hội

3 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 3 năm 2018

4 Nội dung cơ bản của sáng kiến:

4.1 Phát triển về mặt thẩm mỹ cho trẻ

4.2 Phát triển về mặt tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ.

4.3 hát triển về mặt kỹ năng sống cho trẻ

4.4 Đa dạng hoá phương pháp dạy học âm nhạc

4.5 Một số biện pháp khác

5 Điều kiện áp dụng của sáng kiến :

Tham mưu với tổ chuyên môn tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết

bị để áp dụng sáng kiến Đây là điều kiện cần thiết để giáo viên sử dụng vào cáchoạt động hàng ngày, là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình giáo dục

Phối hợp với đồng nghiệp chuẩn bị đồ dùng cũng như xây dựng các hìnhthức, phương pháp giảng dạy phù hợp với trẻ

Trang 2

Tuyên truyền giúp phụ huynh nhận thức rõ về vai trò của việc giáo dụctình cảm, thẩm mỹ và kỹ năng xã hội đối với sự phát triển của trẻ; đồng thời tíchcực phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong quá trình dạy trẻ.

Tạo cho trẻ một môi trường học tập tích cực, kích thích sự hứng thú củatrẻ tới các hoạt động giáo dục Trong đó đảm bảo mọi trẻ đều được yêu thương, chăm sóc, được an toàn, ổn định và được đối xử công bằng

Giáo viên luôn làm gương, là hình mẫu về cách thể hiện cảm xúc, về hành vi giao tiếp, ứng xử đúng mực trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày

6 Khả năng áp dụng của sáng kiến :

Sáng kiến được áp dụng trong các hoạt động giáo dục phát triển thẩm mĩcho trẻ

7 Hiệu quả đạt được:

Về phía giáo viên.

Tự tin, sáng tạo hơn trong việc giáo dục thẩm mỹ và tình cảm, kỹ năng xãhội cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc

Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, tạo uy tín tiềm năng đối với phụ huynh

và với trẻ, được phụ huynh tín nhiệm

Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, khắc phục mọi khó khăn để giúp trẻ pháttriển thẩm mỹ và tình cảm, kỹ năng xã hội thông qua hoạt động âm nhạc

Về phía phụ huynh:

Phụ huynh thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc giáodục thẩm mỹ và tình cảm, kỹ năng xã hội thông qua hoạt động âm nhạc cho trẻ,trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức thông qua bảng thông tin dành chophụ huynh, bảng đánh giá trẻ ở lớp

Cha mẹ đã gần gũi thường xuyên cùng tham gia các hoạt động văn nghệvới con mọi lúc, mọi nơi

Cha mẹ cảm thấy hài lòng với kết quả của con mình đạt được và đã có sựquan tâm bằng việc ủng hộ giáo viên những nguyên vật liệu để giáo viên và trẻlàm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ ở lớp

Trang 3

8 Các thông tin cần được bảo mật: Không

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật,không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu tráchnhiệm về thông tin đã nêu trong đơn

Tích Sơn, ngày tháng năm 2019

Xác nhận của Lãnh đạo nhà trường

Tích Sơn, ngày tháng năm 2019

Người nộp đơn

Trần Thị Thu Trang

Trang 4

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1 Lời giới thiệu

Âm nhạc được ví như dòng sữa mẹ ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn củamỗi chúng ta Thủa nằm nôi, chúng ta được nghe những lời ru ngọt ngào , đằmthắm của bà, của mẹ Lớn lên âm nhạc vẫn luôn bên ta giúp chúng ta quên đinhững mệt mỏi, muộn phiền của cuộc sống Rồi khi chúng ta nhắm mắt xuôitay, âm nhạc đưa chúng ta trở về với đất mẹ, âm nhạc trở thành người bạn tri kỷluôn luôn đồng hành với chúng ta trên mọi nẻo đường.Với trẻ mầm non âm nhạc

có vai trò vô cùng quan trọng, giáo dục âm nhạc là phương tiện nâng cao khảnăng trí tuệ , phát triển thể chất , giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng , củng cốkiến thức thông qua học tập, vui chơi Thông qua hoạt động âm nhạc như họchát, nghe hát, vận động theo nhạc, trò chơi âm nhạc … sẽ hình thành ở trẻ mộtnhân cách phát triển , hài hòa, toàn diện, đó là sự phát triển về thẩm mỹ, trí tuệ,thể chất và đặc biệt là tình cảm , kỹ năng xã hội

Phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội là tiền đề quan trọng cho việc học vàphát triển toàn diện của trẻ Các năng lực tình cảm và xã hội có mối quan hệchặt chẽ với kết quả học tập và sự phát triển toàn diện của trẻ sẽ được cải thiện

Đó là nền tảng vững chắc cho sự phát triển nhận thức ở trẻ em cũng như khảnăng tham gia hiệu quả vào các công việc nhóm hay trách nhiệm của trẻ với xãhội Khi trẻ có ý thức rõ ràng và tích cực về bản thân mình, trẻ tự chủ và tự tinhơn thì trẻ sẽ biết quan tâm đến người khác trong giao tiếp, biết thông cảm vàtôn trọng.Nếu trẻ không đạt được sự phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội tốithiểu vào khoảng 6 tuổi trẻ có thể gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống sau này

Kết quả khảo sát về sự sẵn sàng đi học của trẻ 5 tuổi (EDI) năm học

2011-2012 cho thấy có hơn một nửa số trẻ bị thiếu hụt ít nhất một lĩnh vực phát triểnhoặc có nguy cơ bị thiếu hụt một lĩnh vực phát triển, trong đó, kỹ năng xúc cảm

- xã hội của trẻ đạt thấp, tỉ lệ % trẻ bị thiếu hụt và nguy cơ bị thiếu hụt còn cao.Như vậy ta có thể thấy rằng việc phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ trongtrường mầm non là vô cùng quan trọng

Song trên thực tế hiện nay khi xã hội phát triển, trình độ tri thức của trẻđược nâng lên gấp bội, nhưng bên cạnh đó tình cảm, thẩm mĩ và kỹ năng xã hộicủa trẻ dường như bị tụt lùi Điều này càng thể hiện rõ đối với trẻ ở thành phố,những vùng kinh tế phát triển: Chúng ta dễ dàng thấy trẻ 5- 6 tuổi khi ở nhà hay

ra ngoài luôn được bố mẹ để chơi một mình hay cầm những chiếc điện thoạismatphone xem cả ngày, Những việc làm này vô tình sẽ làm mất dần khảnăng cảm nhận thẩm mĩ, tình cảm và kĩ năng xã hội ở trẻ Đối với đứa trẻ, khảnăng thẩm mĩ, tình cảm và kĩ năng xã hội là rất cần thiết nếu không có nó thì trẻ

sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày Nhiều trẻ học

Trang 5

đến lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi còn nói trống không với người lớn, chưa biết chia sẻ,thông cảm, chưa biết tự phục vụ bản thân cũng như biết bảo vệ bản thân trướcnhững nguy hiểm,… Hơn nữa hiện nay chúng ta thấy trên các cổng thông tin đạichúng đưa rất nhiều thông tin thương tâm như các vụ bạo lực học đường, bắtcóc, các hành vi phá hoại thuần mong mỹ tục dân tộc,… Mà nếu như các emđược trang bị tốt các kiến thức về thẩm mĩ, tình cảm và kĩ năng xã hội cần thiếtthì sẽ tránh được phần nào và có những nền tảng vững chắc cho sự phát triểntoàn diện sau này.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục thẩm mĩ, tình cảm và kĩnăng xã hội cho trẻ ngay từ lứa tuổi Mầm non, trường Mầm non Hoa Sen nơitôi công tác đã tổ chức thực hiện giáo dục thẩm mĩ, tình cảm và kĩ năng xã hộitrẻ trong thực hiện chương trình Giáo dục Mầm non Và do trẻ mầm non đặcbiệt rất nhạy cảm với âm nhạc, chúng rất thích nghe nhạc và hào hứng tham giacác hoạt động âm nhạc vì vậy mà âm nhạc là sự lựa chọn tuyệt vời để thông quacác giai điệu, lời ca giáo dục tình cảm , thẩm mỹ và kỹ năng xã hội cho trẻ.Thông qua hoạt động âm nhạc như múa, hát, trò chơi âm nhạc giáo viên giúptrẻ hình thành và phát triển được những cảm xúc, tình cảm thẩm mỹ trong quátrình cảm thụ và lĩnh hội cái đẹp trong âm nhạc, lòng ham muốn đem cái đẹpvào đời sống, học tập , lao động, ứng xử Qua đó trẻ sẽ có những hành vi , thái

độ ứng xử tốt trong xã hội, gia đình, trường học và cộng đồng để trở thànhnhững công dân tốt có ích cho đất nước sau này

Tuy nhiên khi thực hiện giáo dục thẩm mĩ, tình cảm và kỹ năng sống chotrẻ 5- 6 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc tại trường cũng gặp một số khó khănnhư: Trẻ trong một lớp quá tải so với quy định, số giáo viên lớp mẫu giáo 5- 6tuổi còn thiếu nên giáo viên chưa quan tâm hết được đến từng trẻ trong quá trình

tổ chức các hoạt động; khả năng linh hoạt, sáng tạo của một số giáo viên cònhạn chế trong việc tổ chức các hoạt động để trẻ thể hiện được những hiểu biết vềnhững hành vi đúng sai, thái độ, ứng xử trong sinh hoạt hàng ngày; nhiều trẻ cònchưa mạnh dạn, chưa tự tin khi tham gia vào các hoạt động cùng cô, cùng bạn;nhà trường chưa tổ chức được nhiều các buổi trải nghiệm những kỹ năng sángtạo cho trẻ Một số giáo viên chưa xác định đúng những kỹ năng cơ bản cần dạytrẻ, chưa tận dụng được nhiều cơ hội để dạy kỹ năng sống cho trẻ, công tác phốihợp với phụ huynh chưa thực sự chặt chẽ Về phía phụ huynh thì không phảiphụ huynh nào cũng hiểu tầm quan trọng của việc học kỹ năng sống và tại saotrẻ lại cần được học kỹ năng sống ngay từ khi còn nhỏ Đa số phụ huynh chưa

có nhận thức đúng đắn trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Phụ huynh cònnuông chiều trẻ thường làm thay cho trẻ những công việc mà trẻ yêu cầu Nhiềuphụ huynh chưa có hành vi đúng đắn và lời nói mẫu mực

Trang 6

Qua một thời gian tìm tòi nghiên cứu, qua thực tế tôi đã nhận thức đượcsâu sắc, ý nghĩa vai trò quan trọng của việc giáo dục hiện giáo dục thẩm mĩ,tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ thông qua hoạt động âm nhạc là rất thiết thực

và cần được mọi người quan tâm hơn nữa Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài:

“Giáo dục thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc” đề tìm ra những phương pháp, biện pháp hữu hiệu nhất để

phát huy tối đa tác động của giáo dục thẩm mĩ, tình cảm và kĩ năng xã hội thôngqua hoạt động âm nhạc đối với sự phát triển của trẻ mẫu giáo Tất cả nhằm tạocho trẻ một nền tảng vững chắc, thuận lợi cho sự phát triển toàn diện của trẻ -những mầm non tương lai của đất nước

2 Tên sáng kiến: “Giáo dục thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội cho

trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc”

3 Tác giả sáng kiến:

- Họ và tên: TRẦN THỊ THU TRANG

- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Mầm non Hoa Sen- Thành phố VĩnhYên- Tỉnh Vĩnh Phúc

- Số điện thoại: 0966311389 Email: tranthutrang411@gmail.com

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Mầm non Hoa Sen- Thành phố

Vĩnh Yên- Tỉnh Vĩnh Phúc

5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực: phát triển thẩm mỹ ,tình cảm

và kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc

6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:

- Sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 11 năm 2018

7 Mô tả bản chất của sáng kiến:

7.1 Về nội dung của sáng kiến:

7.1.1 Phát triển về mặt thẩm mỹ cho trẻ.

Muốn trẻ được phát triển toàn diện thì giáo dục thẩm mĩ là một phươngdiện vô cùng quan trọng không thể bỏ qua được và cần phải được tiến hànhtrong những năm đầu, đời đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo

Giáo dục thẩm mỹ là quá trình tác động có mục đích, có hệ thống nhằmhình thành, phát triển ở trẻ năng lực cảm thụ, giúp trẻ nhận thức đúng đắn về cáiđẹp trong tự nhiên , trong đời sống xã hội và trong nghệ thuật Giáo dục trẻ lòngyêu cái đẹp , sống theo cái đẹp và phát triển năng lực sáng tạo ra cái đẹp Người

ta nói thời kỳ mẫu giáo là thời kỳ “Hoàng kim” của giáo dục thẩm mỹ bởi nhữngđặc điểm tâm lý của lứa tuổi này Thông qua đó giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vềcái đẹp , hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của trẻ

Hình thành và phát triển được những cảm xúc, tình cảm thẩm mỹ trong quá trình cảm thụ và lĩnh hội cái đẹp trong âm nhạc

Hình thành những quan niệm, chuẩn mực, niềm tin thẩm mỹ

Trang 7

Giáo dục thẩm mỹ bắt đầu từ sự phát triển năng lực tri giác cái đẹp, cảmthụ cái đẹp, hiểu cái đẹp Đó là những rung cảm thẩm mỹ, tình cảm thẩm mỹ.

Cơ sở của sự tri giác cái đẹp là nhận thức cảm tính cụ thể về mặt thẩm

mỹ Trẻ ở lứa tuổi mầm non thường bị lôi cuốn một cách vô thức vào tất cảnhững gì sống động, sặc sỡ và hấp dẫn qua những bài hát, bức tranh Song đóchưa phải tình cảm thẩm mỹ mà chỉ là sự biểu hiện ra của hứng thú nhận thức

Vì vậy, giáo dục thẩm mỹ là giúp trẻ diễn ra quá trình nhận thức bản năng sangtri giác có ý thức về cái đẹp để hình thành nên những quan niệm, chuẩn mực vềthẩm mỹ Giáo viên có nhiệm vụ dẫn dắt trẻ tìm kiếm sự tri giác cái đẹp, cảmxúc đối với nó để hình thành các khái niệm, nhận xét và đánh giá thẩm mỹ rồisau đó đúc kết thành quan niệm, chuẩn mực và niềm tin thẩm mỹ

Phát triển năng lực phán đoán và đánh giá thẩm mỹ

Ở giai đoạn 5 – 6 tuổi trẻ có thể hiểu được nội dung và tư tưởng của

những bài hát, câu chuyện, bài thơ dài, hình ảnh trừu tượng cho dù trẻ chưa thểhiểu hết tất cả từ ngữ đã nghe Không chỉ dừng lại ở việc hiểu và cảm nhận đượcgiá trị thẩm mỹ cuả những tác phẩm mà trẻ còn có năng lực phán đoán và đánhgiá bằng cách khi tiếp xúc trực tiếp với cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài, cảm xúccủa trẻ bộc lộ rất chân thật, hồn nhiên Trẻ bộc lộ cả hai mặt cảm xúc tiêu cực và

cảm xúc tích cực bằng các sắc thái xúc cảm, tình cảm (vui, buồn, hờn, giận, yêu, ghét ) Một bông hoa tươi thắm, một cánh bướm sặc sỡ, một bức tranh đẹp, một

khúc nhạc hay, một câu thơ giàu vần điệu, một câu nói dịu dàng, một nụ cười âuyếm đều gợi lên nhưng rung động trong lòng mỗi đứa trẻ Bằng cách tri giáchình khối, đường nét, màu sắc, âm thanh, ngôn ngữ tác động đến các giác quan,trẻ dễ dàng tiếp nhận những ấn tượng từ phía bên ngoài mang tính hình tượng vàgiàu màu sắc xúc cảm, dễ dàng nhận ra cái đẹp của thiên nhiên, của con người,của sự vật hiện tượng, hiểu được ý nghĩa tượng trưng và ý nghĩa biểu thị các đốitượng, dễ dàng phân biệt sự đối lập giữa các mặt, hình dung ra cuộc sống, tâmtrạng, tính cách, diễn biến của các sự vật hiện, hiện tượng trong thiên nhiên, đờisống, trong nghệ thuật Từ đó phát triển năng lực phán đoán và đánh giá thẩmmỹ

Hình thành thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ đúng đắn

Sự cảm thụ cái đẹp có liên quan mật thiết đến năng lực đánh giá cái đẹpmột cách đúng đắn Thị hiếu thẩm mỹ của con người luôn được biểu hiện ở sựphán đoán, đánh giá

Âm nhạc, nếu xét theo chỉnh thể thì nó bao gồm cả sáng tác, biểu diễn,phê bình, đánh giá và thưởng thức Chất lượng của mỗi bộ phận đó đều có ảnhhưởng đến sự hình thành thị hiếu âm nhạc nói chung, đồng thời thị hiếu âm nhạccũng ảnh hưởng đến xu thế, chất lượng sáng tác và biểu diễn Nếu thị hiếu thấphèn, thiếu lành mạnh thì con người không thể tìm đến được với những tác phẩm

Trang 8

âm nhạc hay, chứ chưa nói đến việc cảm thụ các giá trị thẩm mỹ của những tácphẩm đó.Như vậy, âm nhạc, hay nói cụ thể hơn là những tác phẩm âm nhạc chânchính sẽ có tác động tích cực trong việc hình thành, củng cố và phát triển sâu sắccác tính cách để đảm bảo cho một thị hiếu trở thành một thị hiếu thẩm mỹ, nghệthuật lành mạnh Bởi, khi tiếp thu được các hình tượng tốt đẹp trong cuộc sống

và trong âm nhạc, tâm hồn con người sẽ trở nên phong phú, trong sáng hơn, từ

đó, thị hiếu thẩm mỹ cũng sẽ trở nên tốt đẹp

Hình thành cơ sở thị hiếu thẩm mỹ thông qua việc tìm hiểu các tác phẩm

cổ điển của thiếu nhi, tìm hiểu âm nhạc, hội họa Trẻ học cách biết yêu mên cáctác phẩm nghệ thuật chân chính Giáo viên cần dạy cho các em phân biệt cái đẹpvới cái không đẹp, cái thô kệch và cái xấu xí Giáo dục cho các em năng lựctrình bày lý do tại sao em thích bức tranh này, tạo sao em thấy bức tranh nàyđẹp, tại sao lại không đẹp,

Dạy trẻ biết cảm thụ cái đẹp trong cuộc sống xung quanh và bảo vệ nó Vídụ: một bông hoa đẹp, một bức tranh đẹp, đều là những cái đẹp trong cuộcsống, phải biết bảo vệ , chăm sóc, giữ gìn, nâng niu

Lý tưởng thẩm mỹ có mặt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, nhưng lĩnhvực hoạt động cơ bản và chủ yếu là ở nghệ thuật Chỉ ở trong thế giới nghệthuật, lý tưởng thẩm mỹ mới được thể hiện một cách đầy đủ, trọn vẹn nhất,thông qua hệ thống hình tượng nghệ thuật phong phú, đa dạng và sinh động.rởthành chuẩn mực của các giá trị nghệ thuật và hướng dẫn mọi ý đồ sáng tạo theođúng hướng Lúc này, lý tưởng thẩm mỹ là bước hoàn thiện của ý thức thẩm mỹ,

là sự hoàn thiện các trạng thái tình cảm, lý trí, thị hiếu, là hệ thống năng lực thựchiện ước mơ và khát vọng ý chí, lôi cuốn con người hướng về tương lai.Một tácphẩm âm nhạc được đánh giá là hay, có chất lượng thẩm mỹ cao, phải là tácphẩm đạt được một lý tưởng thẩm mỹ đúng đắn Từ đó, họ có thể đặt ra chomình một nguyện vọng, lối sống tích cực, theo tấm gương mà họ được biết đếnqua các tác phẩm âm nhạc đó

Hình thành năng lực sáng tạo nghệ thuật ,lòng ham muốn và khả năng đem cái đẹp vào đời sống, học tập, lao động, ứng xử

Hình thành năng lực sáng tạo nghệ thuật

Vai trò quan trọng của âm nhạc ở chỗ nó chính là phương tiện của giáo dục thẩm mĩ.Hoạt động âm nhạc là một trong những hoạt động nghệ thuật, đóngvai trò quan trọng đối với sự phát triển thẩm mỹ cho trẻ Hoạt động tạo hình giúp cho sự phát triển của cảm giác, tri giác thẩm mỹ; giúp trẻ nhận ra âm thanh,giai điệu, tiết tấu, nhịp điệu, hình ảnh, lời ca có trong mỗi tác phẩm âm nhạc từ

đó thúc đẩy sự phát triển của quá trình tri giác và khả năng nhận thức của trẻ; tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển khả năng sáng tạo của trẻ.Ở lứa tuổi mẫu giáo lớn mầm mống của tính sáng tạo đã bắt đầu xuất hiện Trẻ không

Trang 9

hành động mang tính dập khuôn theo một mẫu sẵn mà chúng đã biết tìm tòi, khám phá ra những động tác vận động mới cho những bài vận động theo nhạc hay cách chơi mới trong những trò chơi âm nhạc Khả năng sáng tạo của mỗi trẻ là khác nhau không trẻ nào giống trẻ nào cả.

Lòng ham muốn và khả năng đem cái đẹp vào đời sống, học tập, lao động và ứng xử

Âm nhạc có sức lay động tâm hồn mạnh mẽ, âm nhạc chân chính, có giátrị nghệ thuật đích thực sẽ cảm hóa mọi người cùng hướng tới cái đẹp Nhữnghình ảnh mang biểu tượng về cái đẹp tâm hồn, nhân cách, đạo đức…được thể

hiện rõ trong các bài: Hoa trường em; Vườn trường mùa thu, Cháu vẽ ông mặt trời, Cháu yêu bà, Cô và mẹ, Tạm biệt búp bê, Màu hoa, Cá vàng bơi, Con chim vành khuyên…Những hình ảnh đó đã nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ sự nhận thức

về cái đẹp để từ nhận thức cái đẹp một cách khách quan đi vào chiều sâu thế giớichủ quan của trẻ Âm nhạc giáo dục tình cảm thẩm mỹ cho trẻ, trong đó có cáiđẹp về nhân cách, cách ứng xử, giao tiếp với ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè vàmọi người trong cộng đồng Từ đó khơi gợi ở trẻ lòng ham muốn đem cái đẹpvào đời sống, học tập, lao động và ứng xử

Giáo dục trẻ có thái độ không khoan nhượng đối với những cái xấu

xa, cái phản thẩm mỹ trong tâm hồn, trong hành vi ứng xử, trong hình dáng, trang phục cũng như đối với những cái phi thẩm mỹ trong các tác phẩm nghệ thuật.

Như chúng ta đã biết, ở bất kỳ thời đại, giáo dục cũng chiếm một vị trí rấtquan trọng Cùng với một số ngành khác, giáo dục góp phần nâng cao nhận thức

và đời sống xã hội của con người Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn khác nhau, giáodục lại được tổ chức theo những cách thức khác nhau Do đặc điểm lứa tuổi,việc giáo dục cho trẻ mầm non được triển khai theo phương châm “Chơi màhọc”nên việc giáo dục âm nhạc cho lứa tuổi này góp phần không nhỏ vào việcgiáo dục toàn diện cho trẻ

Trẻ em ở tuổi mầm non rất nhạy cảm với âm nhạc Trẻ thích nghe nhạc vàhứng thú tham gia vào các hoạt động âm nhạc Mục đích của giáo dục âm nhạc

là giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ Giáo dục âm nhạc không nhữnghình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người;

mà còn giáo dục trẻ có thái độ không khoan nhượng đối với những cái xấu xa,cái phản thẩm mỹ trong tâm hồn, trong hành vi ứng xử, trong hình dáng, trangphục cũng như đối với những cái phi thẩm mỹ trong các tác phẩm nghệ thuật.Thông qua một số các tác phẩm âm nhạc trẻ biết phê phán những thói hư tật xấutrong xã hội như cách cư xử không đúng mực, thiếu tôn trọng, lịch sự, cách ănmặc lố lăng không phù hợp với thuần phong mỹ tục, và lứa tuổi hay là những tácphẩm nghệ thuật không lành mạnh, phi thẩm mỹ Xã hội ngày càng phát triển đi

Trang 10

kèm với sự phát triển đó là những tệ nạn xã hội, sự xuống cấp về đạo đức củacon người vì vậy mà việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ có vai trò vô cùng quantrọng tới sự hình thành nhân cách sau này của trẻ

Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, vậnđộng theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố củamột nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạođức, trí tuệ và thể lực Chính vì vậy, hoạt động âm nhạc có vai trò vô cùng quantrọng với việc phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non

7.1.2 Phát triển về mặt tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ.

Theo từ điển Tiếng Việt: Hành vi con người là toàn bộ những phản ứng,cách cư xử, biểu hiện ra bên ngoài của một con người trong một hoàn cảnh thờigian nhất định Giáo dục hành vi, quy tắc ứng xử có văn hóa cho trẻ chính làviệc giáo dục những phép tắc, lễ nghĩa, những chuẩn mực và những hành vi đơngiản, phổ biến, cần thiết với lứa tuổi mầm non như: cách ăn nói, trang phục,phép tắc ứng xử có văn hóa trong quan hệ của trẻ với những người xung quanh,gia đình, nhà trường, môi trường tự nhiên và cả động, thực vật Từ đó hình thành

ở trẻ một số thói quen và hành vi đẹp Trẻ biết phân biệt được đâu là việc làm tốtđâu là việc làm xấu, thế nào là đáng khen và đáng chê Đó là những cơ sở đầutiên để hình thành nên nhân cách con người

Hành vi và quy tắc ứng xử trong xã hội, gia đình, trường học

là không ít những tệ nạn xã hội, sự xuống cấp về hành vi, văn hóa ứng xử củacon người Ngày ngày trên những phương tiện thông tin đại chúng có rất nhiềubài viết về tệ nạn xã hội Cho nênviệc giáo dục cho trẻ những hành vi,quy tắcứng xử có văn hóa là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết Chủ tịch Hồ ChíMinh đã từng nói: “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sựgiáo dục của ngoài xã hội, trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhàtrường được tốt hơn” Từ đó thấy được vai trò quan trọng của xã hội với sự pháttriển toàn diện của trẻ

Qua hoạt động ca hát trẻ học được những hành vi và quy tắc ứng xử trong

xã hội thông qua những bài hát trẻ được nghe và được hát

Ví dụ :

Trang 11

Giáo dục trẻ biết chào hỏi lễ phép với những người xung quanh: Conchim vành khuyên, Lời chào buổi sáng

Giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên, tình yêu thương động vật, biết chămsóc và bảo vệ chúng :Ai cũng yêu chú mèo,Thương con mèo, Vào rừng hoa,Màu hoa, Hai chú cún con, Cháu vẽ ông mặt trời, Lá xanh, Em yêu cây xanh

Trẻ biết bày tỏ lòng biết ơn tới những người có công với đất nước, đã hysinh bảo vệ tổ quốc giữ gìn độc lập, tự do cho nước nhà: Nhớ ơn bác, Cháuthương chú bộ đội, Chú bộ đội đi xa, Ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niênnhi đồng

Không những thế trẻ còn biết bày tỏ lòng yêu mến, kính trọng, biết ơn đốivới những người lao động miệt mài ngày đêm để góp phần xây dựng đất nướcngày một đẹp giàu : Cháu yêu cô chú công nhân, Bác đưa thư vui tính, Ngàymùa vui, Cháu yêu cô thợ dệt, Bố em làm phi công

Gia đình

Bất cứ ai cũng được sinh ra và lớn lên trong một gia đình Gia đình được vínhư là trường học đầu tiên của mỗi người chúng ta Gia đình bao gồm nhữngngười sống chung dưới một mái nhà, ăn chung một bếp, có lợi ích kinh tế chung

và có trách nhiệm với nhau trong cuộc sống Đó vừa là nơi đáp ứng nhu cầuriêng tư vừa thực hiện chức năng phát triển nòi giống và là trường học đầu tiênhình thành, phát triển nhân cách con người

Lứa tuổi ấu thơ là giai đoạn quan trọng trong quá trình hình thành nhân cáchcủa trẻ Nhân cách mặc dù chưa được thể hiện rõ ràng nhưng do trẻ có thói quenhay bắt trước những hành động của người lớn nên tất cả những hành động củangười lớn đều ảnh hưởng gián tiếp đến nhân cách của Trong mỗi gia đình vaitrò của bố mẹ có vị trí quan trọng.Văn hóa trong gia đình nói chung, quan hệ vợchồng nói riêng đều có sự ảng hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triểnnhân cách của các thành viên trong gia đình

Trong gia đình, ngoài các mối qua hệ nói trên còn có mối quan hệ giữa ông

bà và các cháu, anh chị và các em Mối quan hệ này càng khăng khít, bền chặtthì càng làm phong phú thêm đời sống tinh thần của các thành viên trong giađình Những người lớn tuổi phải làm gương, tự điều chỉnh hành vi của mình thìmới đáp ứng được vấn đề đạo đức, văn hóa và các mối quan hệ đặt ra trongphạm vi gia đình Người xưa nói “rau nào sâu đó”, lối sống của cha mẹ vànhững người trong gia đình ảnh hưởng rất lớn đến trẻ em.Vì vậy việc giáo dụchành vi và quy tắc ứng xử trong gia đình cho trẻ mầm non có vai trò vô cùngquan trọng

Đối với trẻ mầm non, âm nhạc có thể ví như nguồn sữa nuôi dưỡng tinhthần của bé ngay từ khi lọt lòng mẹ và nó có vai trò đặc biệt trong giai đoạn trẻ

ở tuổi mầm non Những giai điệu âm thanh vui tươi, trầm bổng, sự phong phú

Trang 12

của âm hình, tiết tấu và màu sắc âm thanh của các thể loại âm nhạc đưa con trẻvào thế giới của cái đẹp một cách hấp dẫn và thú vị.Vậy nên âm nhạc được coi

là một phương tiện rất tốt để giáo dục hành vi và quy tắc ứng xử văn hóa, vănminh trong gia đình cho trẻ mầm non

Ví dụ :

Thông qua một số bài hát ta giáo dục trẻ tình yêu thương các thành viêntrong gia đình: Hoa bé ngoan , Cả nhà thương nhau, Nhà mình rất vui, Cháuyêu bà, Quà mùng 8-3, Ông cháu, Làm anh, Gia đình nhỏ hạnh phúc to,

Giáo dục trẻ biết lễ phép chào hỏi người lớn trong gia đình: Đi học về, Lờichào buổi sáng, Mẹ yêu không nào,

Giáo dục trẻ biết giúp đỡ, chia sẻ công việc với mọi người trong gia đình:

Bé quét nhà, Em đi đưa cơm cho mẹ đi cày,

Những bài hát trên vừa có thể dạy trẻ hát vừa có thể dạy trẻ kết hợp giữahát vận động theo nhạc Như thế bài hát sẽ trở nên sinh động, hấp dẫn hơn vàtrẻ sẽ nhớ lâu hơn

Trường học

Kĩ năng sống cho trẻ không chỉ được xây dựng từ môi trường xã hội, từgia đình mà kĩ năng sống được trẻ hình thành trong môi trường trường học .Nhàtrường giống như một xã hội thu nhỏ của trẻ mầm non Nơi đây có những conngười và những mối quan hệ khác nhau như bạn bè, cô giáo – học sinh, phụhuynh – cô giáo, vì vậy nơi đây là một môi trường lý tưởng để giáo dục cho trẻnhững hành vi và quy tắc ứng xử có văn hóa Viện nghiên cứu Giáo dục từ sớm– NIEER chỉ ra rằng: “Những trẻ tham dự chương trình mầm non chất lượng caovào mẫu giáo với các kĩ năng đọc tốt hơn, lượng từ vựng phong phú hơn , những

kĩ năng ứng xử và giao tiếp cơ bản tốt hơn so với những trẻ không tham gia”.Chúng ta đều biết rằng trong thực tế, trong môi trường xã hội mà trẻ sống, họctập và phát triển; bên cạnh các mặt tác động tốt, các ảnh hưởng tích cực luônluôn tồn tại, hàm chứa các yếu tố có thể gây nguy hại đến sự phát triển nhâncách của trẻ và với đặc điểm hiếu động và ít vốn sống lại trẻ dễ bắt chước theo,dần dần trở thành thói quen xấu, tác động tiêu cực đến sự phát triển nhân cáchcủa trẻ Vì vậy việc giáo dục hành vi và quy tắc ứng xử có văn hóa trong trườnghọc cho trẻ có vai trò vô cùng quan trọng

Ở trường mầm non có rất nhiều hoạt động để giáo dục trẻ có hành vi vàcách ứng xử văn hóa như : hoạt động làm quen với văn học, hoạt động góc, hoạtđộng tạo hình, và cuối cùng không thể nhắc đến đó là hoạt động âm nhạc Âmnhạc có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển hành vi và quytắc ứng xử có văn hóa cho trẻ Chúng ta có thể giáo dục cho trẻ thông quanhững bài hát, trò chơi âm nhạc, những bài múa

Ví dụ :

Ngày đăng: 31/05/2020, 07:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Ngô Thị Nam (2008), Phương pháp dạy học âm nhạc cho trẻ trước tuổi học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học âm nhạc cho trẻ trước tuổi học
Tác giả: Ngô Thị Nam
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2008
[2]. Ngô Thị Nam (chủ biên) - Trần Minh Trí - Trần Nguyên Hoàn (1993), Âm nhạc và phương pháp giáo dục âm nhạc, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Âmnhạc và phương pháp giáo dục âm nhạc
Tác giả: Ngô Thị Nam (chủ biên) - Trần Minh Trí - Trần Nguyên Hoàn
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1993
[3]. Nguyễn Ánh Tuyết, Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non
Nhà XB: NXB Đại học Sưphạm
[4]. Phạm Thị Hoà, Phương pháp giáo dục âm nhạc trong trường mầm non, Đại học Huế, Trung tâm đào tạo từ xa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp giáo dục âm nhạc trong trường mầm non
[5].PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, TS Đinh Thị Kim Thoa, ThS Phan Thị Hương Thảo, Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non,NXB Đại học Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non
Nhà XB: NXB Đạihọc Quốc gia
[6]. Đào Thanh Âm( 2005), Giáo dục học mầm non, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học mầm non
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
[7]. Lê Thu Hương( 2009), Tuyển tập trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố, NXB Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội
[8]. GS.TS Khoa học Tạ Thị Thúy Loan, Trần Thị Loan, Sinh lý học trẻ em, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý học trẻ em
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
[9]. TS. Lê Thu Hương (chủ biên), Lý Thu Hiền, Phạm Thị Hòa, Lê Thị Đức, Tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ theo hướng tích hợp, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổchức hoạt động âm nhạc cho trẻ theo hướng tích hợp
Nhà XB: NXB Giáo dục
[10]. Phương pháp tổ chức hoạt động âm nhạc trong trường mầm non( Giáo trình cao đẳng), NXB Giáo dục Việt Nam (2009) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp tổ chức hoạt động âm nhạc trong trường mầm non( Giáotrình cao đẳng)
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam (2009)
[11]. Nguyễn Lăng Bình - Đỗ Hương Trà, Dạy và học tích cực, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy và học tích cực
Nhà XB: NXB Đại học Sưphạm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w