PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH YÊNTRƯỜNG TIỂU HỌC NGÔ QUYỀN HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP THÀNH PHỐ Tên sáng kiến: GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN CHÍNH TẢ Ở LỚP 2 Tác giả sáng kiến:
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH YÊN
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGÔ QUYỀN
HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP THÀNH PHỐ
Tên sáng kiến: GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN CHÍNH TẢ
Ở LỚP 2 Tác giả sáng kiến: Lê Thị Thanh Hoàn
Chức vụ, đơn vị công tác: Trường Tiểu học Ngô Quyền
Ngô Quyền, năm 2019
Trang 2CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP THÀNH PHỐ
Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến thành phố Vĩnh Yên.
(Cơ quan thường trực: Phòng Kinh tế thành phố Vĩnh Yên)
Tên tôi là: Lê Thị Thanh Hoàn
Chức vụ: Giáo viên, tổ phó Tổ 2 + 3
Đơn vị: Trường Tiểu học Ngô Quyền
Điện thoại: 0987387337 Email: hoanthongvp@gmail.com
Tôi làm đơn này xin trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến thành phố Vĩnh Yên xem xét và công nhận Sáng kiến cấp thành phố cho tôi như sau:
1 Tên sáng kiến: Giúp học sinh học tốt môn chính tả cho ở lớp 2.
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến này được đưa ra, nghiên cứu và áp dụng trong quá trình chủ nhiệm và giảng dạy trên lớp tại trường Tiểu học tôi công tác và được thực hiện qua nhiều năm học
3 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
Tháng 10 năm 2018
4 Nội dung cơ bản của sáng kiến:
4.1 Quán triệt việc chuẩn bị bài của học sinh ở nhà
4.2 Dạy bài mới của cô ở trên lớp
4.2.2 Dạy chắc phần ngữ âm
4.2.3 Dạy các quy tắc và mẹo chính tả
4.3 Xây dựng các dạng bài tập chính tả cơ bản cho Học sinh thực hành
4.4 Hình thức dạy học trên lớp
5 Điều kiện áp dụng: Lớp học đảm bảo đủ ánh sáng, trang thiết bị,
cơ sở vật chất phù hợp để tạo điều kiện, không khí học tập thoải mái cho thầy và trò
Giáo viên đủ kiến thức, đủ nhiệt tình và có trách nhiệm với sản phẩm của mình
Cần có sự phối kết hợp tốt với Phụ huynh để hoàn thành tốt việc dạy
và học
Trang 36 Khả năng áp dụng: Sáng kiến này có thể áp dụng đối với Học
sinh Tiểu học
7 Hiệu quả đạt được: Sáng kiến này đã được áp dụng trong nhiều
năm qua, đặc biệt năm học 2018-2019 tại lớp 2A1 Sáng kiến đã có hiệu quả và đã tạo điều kiện cho Học sinh có cải thiện được nhiều về lỗi chính tả của địa phương
8 Các thông tin cần được bảo mật ( nếu có): không
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn
Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
Ngô Quyền, ngày 06 tháng 5 năm 2019
Người nộp đơn
Lê Thị Thanh Hoàn
Trang 4BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1 Lời giới thiệu
Để thực hiện mục tiêu hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng
sử dụng Tiếng Việt nhằm giúp học sinh học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi Trên cơ sở đó trong chương trình tiểu học mới đã lấy nguyên tắc dạy giao tiếp, dạy thông qua giao tiếp làm định hướng cơ bản Bởi giao tiếp là hoạt động quan trọng để phát triển xã hội
Có nhiều phương tiện giao tiếp khác nhau, nhưng ngôn ngữ vẫn là phương tiện giao tiếp nhằm thiết lập quan hệ, sự hiểu biết, công tác giữa các thành viên trong xã hội Trong ngôn ngữ mỗi hành vi đều có thể được thực hiện bằng 2 hình thức là cơ bản nhất và quan trọng nhất vì nó là hoạt động trao đổi tư tưởng, tình cảm khẩu ngữ (nghe, nói ) và bút ngữ ( đọc, viết ) Chính
vì lẽ đó mà trong môn Tiếng Việt ở tiểu học giáo viên là người giúp học sinh có kĩ năng đọc đúng và viết đúng chính tả Song so với kĩ năng nghe
và đọc thì kĩ năng nghe, viết của học sinh là một vấn đề luôn được mọi người quan tâm
Chính tả là một trong những phân môn Tiếng Việt ở Tiểu học Phân môn Chính tả dạy cho học sinh những tri thức và kỹ năng chính tả, phát triển năng lực sử dụng hình thức viết vào hoạt động giao tiếp
Chữ viết là ký hiệu bằng hình ảnh thị giác (các hình nét) ghi lại tiếng nói
Chữ viết là một phát ngôn quan trọng của loài người Trẻ em đến tuổi
đi học thường bắt đầu quá trình học tập bằng việc học chữ Ở giai đoạn đầu (bậc Tiểu học) trẻ tiếp tục hoàn thiện năng lực tiếng nói mẹ đẻ, sau đó bắt đầu dạy các em học chữ Muốn đọc thông viết thạo trẻ phải được học chính
tả Từ đó tôi rút ra những kinh nghiệm của bản thân trong thực tế giảng dạy
để có biện pháp dạy tốt hơn về phân môn này
Vào đầu năm học qua khảo sát thực tế phần đông các em sai rất nhiều lỗi chính tả, mà nguyên nhân chính vẫn là do ảnh hưởng của cách phát âm tiếng địa phương, do không hiểu đầy đủ về các qui tắc chính tả và nội dung ngữ nghĩa của các từ Song hiện tượng phương ngữ vẫn sẽ tồn tại
vì nó là một thực tế và thực tế ấy đã, đang và sẽ diễn ra hằng ngày trong gia đình, ngoài xã hội (trong nhà trường, trên các phương tiện thông tin …) Do
đó giáo sư Hoàng Tuệ có nhận xét rằng “Trong đời sống xã hội tiếng địa
Trang 5phương, giọng địa phương là thân thương và luôn quan trọng về kinh tế, văn hóa, nghệ thuật” Vậy cái cần giải quyết là khắc phục những lỗi do phương ngữ tạo ra trên cơ sở nắm vững đặc điểm của nó Còn đối với những thiếu hụt trong kiến thức về chính tả và ngữ nghĩa Tiếng Việt thì phải học, trước hết là học các “Quy tắc” “Mẹo” chính tả Để giúp các em có kiến thức cơ bản, chắc chắn, để có những kĩ năng viết thành thạo không sai lỗi chính tả đó là một vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết Chính vì thế
tôi chọn đề tài “Giúp học sinh học tốt môn chính tả cho ở lớp 2”.
2 Tên sáng kiến: Giúp học sinh học tốt môn chính tả cho ở lớp 2.
3 Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Lê Thị Thanh Hoàn
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Ngô Quyền
Thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc
- Số Điện thoại: 0987387337 Email: hoanthongvp@gmail.com
4 Chủ đầu tư sáng kiến: Lê Thị Thanh Hoàn
5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến áp dụng được trong ngành Giáo
dục thành phố Vĩnh Yên, đặc biệt là cấp Tiểu học
6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 01/10/2018
7 Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1 Về nội dung của sáng kiến
7.1.1 Cơ sở lí luận
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019 của Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc, của Phòng GD&ĐT thành phố Vĩnh Yên và nhiệm vụ năm học của Trường Tiểu học Ngô Quyền với nội dung nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh Tiểu học
Trong quá trình dạy và học, phân môn chính tả rất quan trọng Bởi chính tả rèn kĩ năng viết, nghe, đọc qua chữ viết đúng, đẹp của giáo viên còn bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của Tiếng Việt Do đó viết đúng chính tả là việc cần thiết trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ viết Việc hình thành cho học sinh
kĩ năng viết đúng chính tả là vấn đề bức xúc và khó khăn Vì vậy tôi nhận thấy rằng dạy chính tả phải xuất phát từ tình hình thực tế mắc lỗi chính tả của học sinh ở từng vùng, miền để giáo viên có hướng lực chọn nội dung giảng dạy sao cho phù hợp đối với học sinh lớp mình phụ trách Bên cạnh
Trang 6đó phần lớn cũng phải phụ thuộc vào sự nhận thức, có ý chí phấn đấu, kiên trì nhẫn nại của mỗi học sinh
Các nguyên tắc chính tả không tách rời các nguyên tắc dạy học tiếng Việt Chính tả là phân môn có tính chất công cụ, tích chất thực hành làm cơ
sở cho việc dạy học các phân môn khác của tiếng Việt, cùng với phân môn tập viết, chính tả cung cấp kiến thức và hoàn thiện kĩ năng tạo ra hình thức vật chất biểu hiện ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp mục đích của dạy học chính tả là rèn luyện khả năng”đọc thông, viết thạo”, chủ yếu là viết đúng chuẩn mực và dạng thức viết của ngô ngữ
Qua quá trình giảng dạy nhiều năm ở lớp 2, mặc dù các em đã đọc thông viết thạo nhưng các em chưa nắm được những quy tắc thì việc viết chính tả cảu ác em còn gặp khó khăn rất nhiều Tôi nhận thấy các em thường viết sai rất nhiều các phụ âm đầu như: Ng, ngh, gh, g, gi, d, x, s,…,
âm cuối: Ng, t, c,… vần khó và dễ lẫn: Uênh, uêch, uya, ac, at, ut, uc…, lỗi
do phát âm của địa phương như lẫn lộn dấu thanh, tiếng: dễ /dể; uống sữa/uống sửa; man/mang; ngát/ngác; mặn/mặng…Ngoài ra các em còn không hiểu nghĩa một số từ Do vậy viết đúng đó là việc làm cần thiết và là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành cách viết đúng chính tả cho học sinh
7.1.2 Cơ sở thực tiễn
Phân môn chính tả có một vị trí rất quan trọng ở bậc Tiểu học Do vậy nó được bố trí thành một phân môn độc lập, có tiết dạy riêng cho bậc Tiểu học
Trong giờ chính tả, giáo viên theo dõi và giúp đỡ học sinh nắm vững các quy tắc chính tả và hình thành kĩ năng chính tả cụ thể: viết đúng chữ ghi âm đầu, âm chính âm cuối, thanh điệu, viết đúng tên riêng, cách sử dụng đúng các dấu câu, kết hợp luyện tập chính tả với rèn cách phát âm, củng cố nghĩa của từ và bồi dưỡng một số đức tính, thái độ, tác phong cần thiết như tính cẩn thận, tác phong làm việc chính xác, óc thẩm mĩ,…; bồi dưỡng cho các em lòng yêu tiếng Việt và chữ viết tiếng Việt
Chính tả ở Tiểu học có hai kiểu bài đó là chính tả đoạn bài và chính
tả âm vần
Nội dung các bài chính tả âm vần là luyện viết đúng chữ ghi tiếng có
âm vần, thanh dễ viết sai chính tả Thời gian dành cho bài tập không nhiều
so với chính tả đoạn bài, song việc rèn kĩ năng qua bài tập có ý nghĩa rất lớn đối với học sinh Vì qua đó các em được rèn luyện để tránh việc viết sai
Trang 7chính tả Đồng thời hình thành các kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh thông qua bài viết và bài tập thực hành
Việc viết sai lỗi chính tả cho thấy kĩ năng viết của học sinh còn hạn chế Các em chưa nắm vững âm vần còn phát âm sai, chưa viết được những
âm vần khó (ch,/ tr; s/x ; v/d ; r / gi ; …/ay - ai ; ut - uc ; at - ac ; an - ang ;
iu - iêu- yêu/uênh, oan, oang, oăn, oen, eo, oeo, uyên, uyêt,…) Học sinh chưa hiểu nghĩa của từ ( để dành - tranh giành …), không nắm được qui tắc chính tả (ngh, k, gh chỉ đứng trước i, e, ê) lỗi do vô ý chưa cẩn thận ( thiếu dấu phụ, dấu thanh)
Qua thống kê tôi thấy học sinh mắc phải các lỗi cụ thể sau :
* Thanh điệu: Học sinh không phân biệt được thanh hỏi, thanh ngã
Ví dụ: Suy nghỉ, nghỉ ngợi, sửa chửa, …
* Về âm đầu: Viết lẫn lộn với chữ cái ghi âm đầu
Ví dụ :
- g/gh: Cái gế
- ng/ngh: Con ngé
- c/k: Cái céo
- ch/tr: Một chăm
- s /x: Chim xẻ, chia xẻ
- v/d: Dui dẻ, đi dề
- r/g: Cá gô
- ph: Pía
Bên cạnh đó cho thấy quy ước của chữ quốc ngữ rất phức tạp, một âm
có thể ghi bằng hai ba dạng như ngờ ghi bằng ng/ngh…Từ những lỗi sai đó cộng với sự phức tạp của chữ quốc ngữ nếu chúng ta không có biện pháp uốn nắn kịp thời thì dẫn đến sẽ hình thành thói quen không tốt ở học sinh
Vì vậy để giúp học sinh có kĩ năng viết đúng, đẹp nên tôi đã đi sâu nghiên cứu để tìm ra giải pháp giúp các em học tốt phân môn chính tả
7.1.3 Nội dung nghiên cứu
Để giúp học sinh học tốt phân môn chính tả chúng ta phải lựa chọn
và phối hợp các hình thức tổ chức học tập khác nhau trong lớp học để tạo nên sự mềm dẻo, linh hoạt và sinh động cho quá trình dạy học, đồng thời giáo viên có thể sử dụng nhiều biện pháp và phương pháp dạy khác nhau nhất là phần bài tập Từ đó tạo cơ hội cho học sinh đều được tham gia vào hoạt động học tập, tạo cho học sinh cách làm việc tập thể theo nhóm, cách chủ động tự tin trình bày ý kiến cá nhân từ đó tạo nên môi trường học tập
Trang 8thuận lợi cho học sinh Ngoài việc giáo viên cung cấp từ khó, giải nghĩa từ, phân tích từ, học sinh còn phải tự tìm hiểu từ cùng nghĩa, trái nghĩa để có thể viết đúng Từ đó phát huy được khả năng hiểu biết của từng học sinh Sau đó tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để tiết học thêm phong phú
và khắc sâu kiến thức
Dưới đây là những nguyên tắc dạy chính tả:
1 Nguyên tắc dạy chính tả gắn với việc phát triển tư duy: Phát triển
tư duy cho học sinh gắn với sự hướng dẫn của giáo viên trong quá trình dạy học nhằm đảm bảo kết quả việc tiếp thu và vận dụng lí thuyết vào hoạt động thực tiễn Khi phân tích luyện tập, sửa chữa hoặc cung cấp kiến thức mới cần tiến hành theo một số thao tác tư duy để kích thích hứng thú tìm hiểu, giúp học sinh nắm chắc các hiện tượng và tìm ra cách giải quyết đúng đắn các hiện tượng đó.Tránh áp đặt máy móc những qui tắc mà học sinh chưa được gợi mở suy nghĩ để thực hiện một cách tự giác.Trong quá trình dạy chính tả, giáo viên thường xuyên dẫn dắt học sinh chiếm lĩnh các qui tắc chính tả và ghi nhớ áp dụng vào việc viết văn bản bằng thao tác hệ thống tư duy hợp lí:
a)Phân chia nhiệm vụ thực hiện quy tắc thành các bước cụ thể
b)Lần lượt giải quyết các bước cụ thể đó theo một trình tự logic c)Vận dụng các kinh nghiệm thực tiễn vào việc giải quyết từng bước
cụ thể và giải quyết nhiệm vụ chung
Ví dụ: Dạy cho học sinh phân biệt l/n là nói như viết, nói sao viết vậy Nói tóm lại, nguyên tắc dạy chính tả gắn liền với phát triển tư duy đòi hỏi học sinh:
- Vận dụng các phương pháp thích hợp để rèn luyện các thao tác tư duy giúp học sinh chủ động tích cực lĩnh hội tri thức luyện kĩ năng chính tả
tự động hóa
- Hướng dẫn học sinh hoạt động trí tuệ để “Hiểu” tác dụng của chữ viết trong quá trình giao tiếp và tư duy bằng ngôn ngữ viết trong quá trình giao tiếp
- Luyện tập, thực hành các hình thức chính tả để củng cố kĩ năng viết
và kĩ năng thao tác tư duy khoa học cho học sinh
2 Nguyên tắc dạy chính tả hướng về dạng thức viết của hoạt động lời nói: Ngôn ngữ được hiện thực hóa trong quá trình giao tiếp ở dạng thức nói và dạng thức viết Nói và viết là những hoạt động có hai mặt: Một mặt,
là hành động phát ra âm thanh hoặc viết thành chữ; một mặt là hoạt động giao tiếp có nội dung và mục đích cụ thể, biểu hiện bằng chất liệu âm thanh hay kí tự được nói hoặc viết ra thành lời (ngôn ngữ hoặc văn bản ) Chữ viết và chính tả là hệ thống hoạt động chức năng của ngôn ngữ Chữ viết và chính tả có liên hệ hình thức ngữ âm với nội dung ngữ nghĩa của văn bản Dạy chính tả hướng về dạng thức viết của hoạt động lời nói yêu cầu sự phát
Trang 9triển phong phú và đa dạng các kiểu loại bài tập thực hành giao tiếp Học chữ và học viết chính tả là để viết thạo tiếng nói, để có công cụ học tập và giao tiếp và để phát triển ngôn ngữ Hướng về dạng thức viết của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ sẽ kích thích hứng thú và hình thành động cơ học tập đúng đắn của học sinh đem lại hiệu quả thiết thực và vững chắc cho phân môn chính tả
3 Nguyên tắc chính tả chú ý đến trình độ và phát triển ngôn ngữ của học sinh: Trước tuổi đi học trẻ em mới sử dụng ngôn ngữ ở dạng thức nói
Hệ thống ngữ âm hệ thống từ vựng và hệ thống ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ được hình thành ở trẻ một cách tự nhiên, tự phát và vô thức, thông qua dạng thức nói Bước vào lớp 1(bậc tiểu học) trẻ em mới bắt đầu học chữ tiếp xúc với dạng viết của ngôn ngữ Để nắm chắc dạng thức viết (biết viết, biết đọc chữ viết) trẻ em phải học chữ, viết chữ và học chính tả Hệ thống chữ viết và hệ thống qui tắc chính tả được hình thành ở trẻ qua con đường học vấn một cách tự giác và có ý thức Khi viết chữ trình độ tư duy và ngôn ngữ của trẻ sẽ có một bước phát triển nhảy vọt, từ tư duy cụ thể trực quan
và cảm tính, trẻ tiến đến tư duy khái quát trừu tượng và lí tính hoạt động ngôn ngữ của trẻ em phát triển Khả năng và lĩnh vực giao tiếp mở rộng Hệ thống chữ viết và hệ thống chính tả đối với học sinh cấp Tiểu học là tri thức mới mẻ Do đó nội dung hình thức yêu cầu dạy chính tả đề ra phải sát hợp với từng đối tượng.Ví dụ: Khi dạy chính tả ( từ lớp 1) phải coi trọng trước hết là mối liên hệ âm và chữ, phát âm và ghi âm, viết và đọc Dần dần lên các lớp trên cung cấp những qui tắc biểu hiện mối quan hệ chữ – âm – nghĩa hoặc chữ nghĩa trong dạng thức viết của văn bản
4 Nguyên tắc kết hợp chính tả có ý thức và chính tả không ý thức: Khi dạy chính tả cần kết hợp cả hai phương pháp dạy chính tả chính tả có ý thức và chính tả không có ý thức Viết chính tả không có ý thức được áp dụng trong trường hợp võ đoán, loại chính tả không gắn với một quy tắc chính tả nào như chính tả phân biệt phụ âm đầu d/gi, phân biệt phụ âm cuối c/t, n/ng Trong trường học, cần sử dụng khai thác tối đa phương pháp có ý thức Muốn vậy, giáo viên cần nắm được các loại lỗi chính tả, nguyên nhân mắc lỗi, các quy tắc chính tả, xây dựng các mẹo chính tả để giúp học sinh ghi nhớ cách viết một cách khái quát, có hệ thống
Ví dụ: Khi đứng trước nguyên âm i, e, ê, iê
Âm cờ viết là k
Âm gờ viết là gh
Âm ngờ viết là ngh
Ngoài ra, người ta còn dựa vào kiến thức từ vựng – ngữ nghĩa để tìm
ra các mẹo chính tả Chẳng hạn sẽ viết sữa trong trường hợp sữa chỉ sự vật:
Vú sữa, sữa tươi, uống sữa, sữa mẹ, ; sẽ viết sửa trong trường hợp chỉ hoạt động: Sửa soạn, sửa xe, sửa nhà, sửa sang, Phương pháp dạy chính tả có ý thức vẫn là phương pháp tối ưu nhất Nó tiết kiệm được thời gian và mang lại kết quả nhanh chóng, chắc chắn Tuy nhiên, với những trường hợp chính
Trang 10tả không có quy tắc, cần sử dụng phương pháp dạy chính tả không ý thức.
Vì vậy khi dạy chính tả cần sử dụng phối hợp cả hai phương pháp này nhằm đạt hiệu quả cao trong dạy chính tả
7.1.3.1 Yêu cầu đối với học sinh
* Việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh
- Bước đầu giáo viên dặn học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà bằng cách yêu cầu các em đọc lại bài nhiều lần, viết những từ khó ra bảng con Hầu như bài chính tả nằm ở bài tập đọc nên tiết tập đọc giáo viên cần chú trọng luyện đọc cách phát âm, mở rộng từ cần hiểu nghĩa, từ đó đến tiết chính tả học sinh sẽ viết đúng hơn
- Truy bài đầu giờ: Những buổi có tiết chính tả nhóm trưởng của các nhóm đọc các từ khó cho các bạn viết bảng con, khi vào tiết học sẽ khắc sâu kiến thức hơn
- Ở phần kiểm tra: Giáo viên đọc lại những từ mà ở bài trước học sinh mắc lỗi nhiều và các từ ở phần bài tập cho học sinh viết bảng con Sau
đó giáo viên kiểm tra xem học sinh đã sửa được những lỗi đã mắc phải chưa
7.1.3.2 Yêu cầu của giáo viên trên lớp
- Giáo viên đọc mẫu, nêu câu hỏi để học sinh nhớ lại nội dung của bài viết Cho học sinh tự nêu từ khó để cả lớp cùng phân tích và so sánh với những tiếng dễ lẫn lộn, nhấn mạnh ở những điểm khác nhau để học sinh ghi nhớ
- Ví dụ: Từ gay gắt
gay = g + ay
gắt = g + ăt + thanh sắc
Không được lẫn lộn với từ gai gắc
Do phương ngữ của từng miền khác nhau nên cách phát âm đôi khi chưa thống nhất với chữ viết nên học sinh cần nắm vững nghĩa của từ khó
Ví dụ: Học sinh đọc “Suy nghĩ” nhưng viết “Suy nghỉ” nên giáo viên giúp học sinh cần hiểu “nghỉ” có nghĩa là hoạt động bị ngừng lại, còn
“nghĩ” là tính toán điều gì đó Vì vậy phải viết là “Suy nghĩ”
Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong tiết Luyện từ và câu, Tập đọc, Tập làm văn…nhưng nó cũng là việc làm rất cần thiết trong tiết