1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh kontum

26 36 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 323,87 KB

Nội dung

NHCSXH được thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, cho vay, thanh toán, ngân quỹ và được nhận vốn uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã h

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN XUÂN TIỄN

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

TỈNH KON TUM

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Mã số: 8.34.01.02

Đà Nẵng - 2020

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Người hướng dẫn KH: TS Nguyễn Thị Bích Thu

Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Phúc Nguyên

Phản biện 2: PGS.TS Phạm Đức Chính

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 29 tháng 02 năm 2020

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng

- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong 3 thập niên qua, Việt Nam đã có những bước tiến đáng

kể trong việc tăng trưởng và phát triển kinh tế, chúng ta đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng tự hào với con số hơn 7% bình quân một năm Về qui mô nền kinh tế, Việt Nam xếp thứ 50 trên thế giới với 191 tỷ USD, đứng thứ 129 về chỉ số GDP bình quân đầu người (năm 2015) Nhờ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người

đã tăng từ 140 USD năm 1990 lên 2.228 USD năm 2015, do đó tỷ lệ

hộ nghèo giảm từ 41,6% vào năm 1993 còn khoảng 4,5% vào cuối năm 2015 Góp phần không nhỏ vào thành tựu xóa đói giảm nghèo nói riêng và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam nói chung phải kể đến vai trò của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) NHCSXH được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác Hoạt động của NHCSXH không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước NHCSXH được thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, cho vay, thanh toán, ngân quỹ và được nhận vốn uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội Do đó, NHCSXH là một trong những công

cụ đòn bẩy kinh tế của Nhà nước nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo

và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát

Trang 4

triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, vì mục tiêu dân giàu - nước mạnh - dân chủ - công bằng - văn minh

Để tiếp tục phát triển nền kinh tế - xã hội trong những năm tới, ngày 08 tháng 08 năm 2018, Chính phủ đã ban hành quyết định về việc phê duyệt chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025 định hướng đến năm 2030 Trong đó, Thủ tướng Chính phủ cũng nêu rõ cần chú trọng phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực của ngành Ngân hàng Cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành Ngân hàng và của hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt

là đội ngũ lãnh đạo, chuyên gia đầu ngành để đạt trình độ ngang tầm khu vực và quốc tế

Trong khi đó, vấn đề tinh giảm biên chế đang diễn ra quyết liệt tại khu vực công Tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Kon Tum số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại ngân hàng ngày càng giảm do hạn chế số lượng cán bộ tuyển dụng mới, tăng cường tinh giản cán bộ có nhu cầu nghỉ hưu trước tuổi, chấm dứt cán

bộ hợp đồng chuyên môn Vì vậy, để đảm bảo nguồn nhân lực có chất lượng cao thực hiện chương trình mục tiêu của Chính Phủ, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh KonTum xác định vấn đề phát triển nguồn nhân lực là một trong những mục tiêu hàng đầu, xuất phát từ thực tiễn đó, tôi đã chọn đề tài “Phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh KonTum” để làm luận văn tốt nghiệp

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa lý luận cơ bản về phát triển NNL trong đơn vị

sự nghiệp công lập

Trang 5

- Phân tích thực trạng phát triển NNL tại NH CSXH tỉnh Kon Tum trong thời gian qua để tìm ra những tồn tại, những nguyên nhân sâu xa dẫn đến những bất cập trong sự phát triển NNL tại ngân hàng

- Đề xuất những giải pháp phát triển NNL tại NH CSXH tỉnh Kon Tum trong thời gian tới

3 Câu hỏi nghiên cứu

Trong quá trình tìm hiểu công tác phát triển NNL tại NH CSXH tỉnh Kon Tum, tác giả đã đặt ra các câu hỏi nghiên cứu để tiến hành giải quyết:

- Công tác phát triển NNL bao gồm những nội dung nào

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác phát triển NNL tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Kon Tum

- Để phát triển NNL tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Kon Tum thì cần có những biện pháp nào

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là NNL tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Kon Tum

b Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu những nội dung liên quan đến phát triển NNL tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Kon Tum

- Về không gian: tại NH CSXH tỉnh Kon Tum

- Về thời gian: Nghiên cứu NNL trong giai đoạn 2016 – 2018,

từ đó tác giả đề xuất các giải pháp có ý nghĩa trong thời gian tới (2020 - 2025)

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện nghiên cứu trên, tác giả đã sử dụng những phương pháp sau:

Trang 6

- Phương pháp phân tích thực chứng, phương pháp chuẩn tắc

- Phương pháp điều tra, phương pháp chuyên gia

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh

Các phương pháp trên giúp đề tài nghiên cứu lý luận về phát triển NNL, để hình thành nội dung nghiên cứu, đánh giá thực trạng NNL và phát triển NNL tại NHCSXH tỉnh KonTum từ đó đưa ra giải pháp nhằm phát triển NNL một cách toàn diện và sâu sắc hơn

6 Bố cục đề tài

Giống như các luận văn thông thường, nội dung chủ yếu của

đề tài gồm 3 chương như sau:

Chương 1 Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực

Chương 2 Thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh KonTum

Chương 3 Giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh KonTum

7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Trang 7

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

1.1 Tổng quan về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực 1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực

Theo M Amstrong và S.Taylor (2014): Nguồn nhân lực là nguồn vốn con người gồm những nhân viên trong tổ chức với kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, chính kiến, sự thông minh, các mối quan hệ, và các đặc điểm mà nhân viên có thể làm gia tăng giá trị kinh tế cho tổ chức

1.1.2 Khái niệm Phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực là các hoạt động học tập vươn ra khỏi phạm vi công việc trước mắt của người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở những định hướng tương lai của

tổ chức

Theo M Amstrong và S.Taylor (2014): Phát triển nguồn nhân lực

là một quy trình để phát triển và giải phóng chuyên môn của nhân viên thông qua việc phát triển tổ chức và đào tạo, phát triển cá nhân hướng đến mục tiêu cải thiện thành tích

1.1.3 Vai trò của NNL và phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực có thể hiểu là: đầu vào độc lập, đầu vào quyết định chất lượng, chi phí, thời hạn của các đầu vào khác

Theo Trần Thị Kim Dung (2017), nếu làm tốt công tác phát triển nguồn nhân lực sẽ đem lại nhiều tác dụng cho các tổ chức:

- Trình độ tay nghề người thợ nâng lên, nâng cao năng suất và hiệu quả công việc

- Nâng cao chất lượng thực hiện công việc

- Giảm bớt tai nạn lao động

Trang 8

- Giảm bớt sự giám sát vì người lao động được đào tạo là người

có khả năng tự giám sát công việc

- Nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức

- Đáp ứng nhu cầu học tập của người lao động

- Tạo cho NLĐ có cách nhìn, cách tư duy mới trong công việc

1.2 Tiến trình phát triển nguồn nhân lực

Theo Cynthia D.Fisher, Lyle F Schoenfieldt and James B Shaw,

1999 xác định tiến trình phát triển nguồn nhân lực tổ chức qua những giai đoạn như sau:

1.2.1 Giai đoạn đánh giá nhu cầu

Việc phát triển nguồn nhân lực sẽ bắt đầu với các kế hoạch nguồn nhân lực của tổ chức, phân tích môi trường bên ngoài, phân tích tổ

chức, phân tích công việc, phân tích nguồn nhân lực

Từ những phân tích trên, tổ chức có thể đưa ra các dự báo nhu cầu nguồn nhân lực dựa trên các dự báo về số lượng, kiến thức, kỹ năng

và thái độ của người lao động

1.2.2 Giai đoạn phát triển nguồn nhân lực

Trên cơ sở so sánh dự báo nhu cầu nguồn nhân lực trong các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với nguồn nhân lực sẵn có, tổ chức sẽ xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực phù hợp, thích nghi với các yêu cầu mới Cụ thể:

- Lập kế hoạch cho việc thiếu hụt lao động: cân nhắc các giải pháp khi gặp phải tình trạng thiếu hụt lao động như trì hoãn việc về hưu, làm thêm giờ, tăng ca, cải cách tiến trình kinh doanh,…

- Lập kế hoạch cho việc dư thừa lao động như: Kế hoạch nghỉ hưu sớm, bố trí lại nhân sự, giảm giờ làm việc,…

Ngoài ra, phát triển năng lực người lao động theo mô hình KSA,

cụ thể:

Trang 9

Nâng cao kiến thức chuyên môn của người lao động

Theo Bùi Văn Danh và cộng sự (2011), đội ngũ NNL có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cao sẽ giúp tổ chức nâng cao năng suất lao động và có vai trò nòng cốt, có khả năng khởi xướng và dẫn dắt các đổi mới công nghệ, quy trình quản lý sản xuất

Tiêu chí đánh giá kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, mức độ đáp ứng trình độ kiến thức trong công việc, tốc độ tăng về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ qua từng thời kỳ của từng loại lao động,…

Nâng cao kiến thức của NNL qua đào tạo như: hướng dẫn công việc, huấn luyện kỹ năng, kỹ thuật an toàn lao động, nâng cao trình

độ chuyên môn, nâng cao các năng lực quản lý,

Nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực

Theo Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân (2010), kỹ năng

là sự thành thạo, tinh thông về thao tác, động tác, nghiệp vụ trong quá trình hoàn thành một công việc cụ thể nào đó

Tiêu chí để đánh giá kỹ năng của nguồn nhân lực bao gồm: phân tích và xác định được các kỹ năng cần có của từng vị trí công việc, mức độ đáp ứng các kỹ năng của người lao động đối với công việc, mức độ gia tăng các kỹ năng cần thiết của NNL qua từng thời kỳ của từng loại cũng như của tổng số

Nâng cao kỹ năng của nguồn nhân lực

- Đánh giá chính xác kỹ năng của người lao động từ đó đưa ra những chính sách, chương trình đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng của người lao động đáp ứng được nhu cầu phát triển của tổ chức

- Tổ chức các lớp học ngắn hạn đào tạo kỹ năng do những chuyên gia có kinh nghiệm trong và ngoài nước đảm nhiệm Bên cạnh đó, cũng tạo điều kiện và môi trường cho người lao động ứng

Trang 10

dụng kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn…

Nâng cao thái độ của nguồn nhân lực

Thái độ lao động là tất cả những hành vi biểu hiện của người lao động trong quá trình tham gia trong công việc Nó có ảnh hưởng quyết định đến khả năng, năng suất và chất lượng hoàn thành công việc của người tham gia lao động

Tiêu chí để đánh giá thái độ của người lao động: Thái độ của người lao động, lòng nhiệt huyết,…

Nâng cao thái độ của nguồn nhân lực

- Sử dụng các biện pháp xử phạt cũng như khen thưởng

- Quy định rõ về hệ số trách nhiệm của người lao động

- Tuyên truyền qua các buổi nói chuyện, các chương trình nâng cao dân trí

1.2.3 Giai đoạn phản hồi

Đo lường và đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu của các chương trình đã sử dụng

1.3 Tạo lập môi trường hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực

Việc học tập chỉ có thể mang tính tổ chức khi người chủ tổ chức khuyến khích nhân viên học tập nâng cao trình độ, cung cấp cơ hội học tập cho người lao động

1.3.2 Tạo dựng văn hoá học tập

Theo Reynolds, văn hoá học tập như là một “công cụ tăng

Trang 11

trưởng” thúc đẩy học tập, nó giúp khuyến khích nhân viên cam kết một dãy các hành vi linh hoạt tích cực, trong đó có việc học tập

1.4 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực:

Trang 12

CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NNL TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH KON TUM 2.1 Tổng quan về Ngân hàng chính sách xã hội

2.1.1 Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam

2.1.2 Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh KonTum

a Sơ lược quá trình hình thành và phát triển

b Chức năng, nhiệm vụ của NH CSXH tỉnh Kon Tum

c Tình hình và kết quả hoạt động của NH CSXH tỉnh Kon Tum

Hoạt động huy động vốn

Nguồn vốn NH CSXH KonTum tăng qua các năm Trong đó, nguồn vốn tăng đáng kể là từ nguồn huy động tại địa phương (năm

2018 tăng 173,2% so với năm 2016 và tăng 48,4% so với năm 2017)

và nguồn vốn nhận ủy thác của ngân sách địa phương (năm 2018 tăng 124,6% so với năm 2016 và tăng 56,6% so với năm 2017)

Hoạt động tín dụng

Tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ tăng nhanh và ổn định qua các năm, năm sau luôn cao hơn năm trước cụ thể tổng dư nợ đến ngày 31/12/2018 đạt: 2.366 tỷ đồng tăng so với năm 2017 là 895 tỷ đồng, và tăng so với năm 2016 là 646 tỷ đồng, tốc độ tăng 15,4% Trong đó: Chương trình cho vay hộ nghèo chiếm tỉ lệ cho vay cao nhất đúng theo chỉ đạo chương trình cho vay của nhà nước hiện nay

Kết quả hoạt động của Ngân hàng thời gian qua

Việc áp dụng hình thức khoán định mức chi phí quản lý theo doanh thu đã khuyến khích cơ sở tăng cường thu nợ, thu lãi, tạo nguồn để đáp ứng nhu cầu chi phí nên tỷ lệ thu lãi hằng năm của chi nhánh NHCSXH tỉnh Kon Tum đạt trên 95% Việc định mức chi phí

là một trong những giải pháp điều hành có tác động tích cực đến việc

Trang 13

tổ chức quản lý món vay, nâng cao hiệu quả tín dụng

2.2 Thực trạng công tác Phát triển NNL tại NHCSXH tỉnh Kon Tum trong thời gian qua

2.2.1 Thực trạng về đánh giá nhu cầu phát triển NNL

a Chiến lược phát triển của NHCSXH tỉnh KonTum trong thời gian tới

Ngân hàng thực hiện quyết liệt sự chỉ đạo các chương trình, mục tiêu từ Trung ương tại tỉnh KonTum như: Thực hiện hiệu quả Chỉ thị

số 40-CT/TW ngày 22 tháng 11 năm 2014 của Ban Bí thư Trung ương, Quyết định số 2085/QĐ-TTg, nâng mức cho vay chương trình học sinh sinh viên theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg, điều chỉnh tăng lãi suất chương trình cho vay giải quyết việc làm bằng lãi suất chương trình cho vay hộ cận nghèo để tạo sự công bằng, …

b Nhu cầu nguồn nhân lực của NH CSXH tỉnh KonTum

Khối lượng công việc tại chi nhánh ngày càng tăng Do đó, nhu cầu NNL tại chi nhánh là rất lớn Tuy nhiên, trong giai đoạn tinh giản biên chế gay gắt trong khu vực công, ngân hàng cũng hạn chế tối đa việc tuyển dụng nhân sự mới, chú trọng vào việc đào tạo và phát triển NNL sẵn có

Ngoài ra, việc tuyển dụng nhân lực mới cho chi nhánh cũng rất khó khăn Do việc tuyển dụng tập trung đặc thù của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam

Phòng Hành chính – Tổ chức hàng năm theo dõi tình hình nguồn nhân lực và báo cáo lãnh đạo để đào tạo, bố trí sắp xếp nhân lực kịp thời, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao đạt kết quả cao

c Thực trạng nguồn nhân lực tại NHCSXH tỉnh KonTum

 Cơ cấu theo nghành nghề

Số lượng cán bộ ngân hàng không thay đổi nhiều trong 03

Ngày đăng: 30/05/2020, 20:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w