1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BAO CAO TK NAM HOC 2010.doc

10 397 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 89,5 KB

Nội dung

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐT AN MINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN THỨ 11 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Thứ 11, Ngày 20 tháng 05 năm 2010 BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC 2009 – 2010 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM HỌC 2010-2011 Phần mở đầu 1.Tình hình và bối cảnh triển khai nhiệm vụ năm học 2009-2010: Thuận lợi: - Sự nghiệp giáo dục ở địa phương ngày càng được quan tâm chỉ đạo kịp thời của chính quyền địa phương và Phòng Giáo Dục & Đào Tạo. - Đa số cán bộ giáo viên nhiệt tình trong công tác, chấp hành tốt sự phân của nhà trường. Cơ sở vật chất được ngày một được trang bị hoàn thiện thêm, đáp ứng được nhu cầu dạy và học như : (Máy chiếu, vi tính xách tay đáp ứng được tương đối cho công tác dạy và học). Phần lớn PHHS quan tâm đến việc học tập của con em mình, đa số học sinh có ý thức cao trong việc học tập. Khó khăn: Địa bàn nhà trường quản lý về học sinh còn gặp nhiều khó khăn vì học sinh ở nhiều xã khác đến học sau lại di cư đến nơi khác dẫn đến bỏ học, từ đó việc duy trì sĩ số học sinh gặp khó khăn. Trình độ giáo viên chưa đồng đều ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy . Một phần PHHS chưa thực sự quan tâm đến việc học hành của con em mình, còn khoán trắng cho nhà trường; một bộ phận không nhỏ HS ý thức trách nhiệm với nhiệm vụ học tập của mình chưa cao. Đa số nhân dân trong địa bàn nhà trường quản lý đời sống vật chất còn khó khăn nên việc quan tâm đến học tập của con em mình còn hạn chế. 2.Các căn cứ để triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2009-2010: 1 -Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 17/04/2007 của Tỉnh ủy về phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015. -Chỉ thị số 4899/CT-BGDĐT ngày 4/8/2009 của BGD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm học 2009-2010. -Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 24/8/2009 của UBND Tỉnh Kiên Giang về nhiệm vụ năm học 2009-2010 -Quyết định số 1142/QĐ-SGD&ĐT ngày 10/7/2009 của SGD và đào tạo về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2009-2010 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. -Phương hướng nhiệm vụ năm học 2009-2010 ngày 9/6/2009 của phòng giáo dục An Minh và phương hướng nhiệm vụ năm học 2009-2010 của trường THCS Thị trấn thứ 11. Phần I: Kết quả thực hiện các nhiệm vụ năm học 2009-2010 1.Kết quả triển khai ba cuộc vận động và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực: 1.1 Kết quả triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo chỉ thị 06-CT/TW của Bộ Chính trị: Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, ở những năm học trước; năm học này dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy Thị trấn thứ 11 mỗi CBCC-VC tự làm bản đăng ký học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác tùy theo những mặt nào mà bản thân xét thấy còn hạn chế. Qua việc đăng ký cụ thể này mà mỗi CBCC-VC nhà trường đều càng tự hoàn thiện bản thân tốt hơn. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động: “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” tất cả thầy cô giáo trong nhà trường luôn gương mẫu trong quan hệ đồng nghiệp, trong mối quan hệ thầy – trò, trong giao tiếp với nhân dân. Có ý thức tự học tập thường xuyên để nâng cao tay nghề; có sự sáng tạo trong giảng dạy và tổ chức các hoạt động “chơi mà học, học mà chơi” cho các em; thực sự là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo cho HS noi theo. Trong 3 năm qua không có GV nào vi phạm về đạo đức nhà giáo. 1.2 Kết quả 4 năm thực hiện chỉ thị số 33/2006/CT/TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục thông qua cuộc vận động “Hai không” của ngành: 2 Sau một năm đầu thực hiện cuộc vận động “Hai không” kết quả đánh giá chất lượng giảng dạy cuối năm ở những con số cho thấy tất cả mọi người từ nhà quản lý cho tới Giáo Viên cần phải xem lại phương pháp giảng dạy, phương pháp quản lý của mình để từng bước có kế hoạch đổi mới PP giảng dạy, phương pháp quản lý: (Chất lượng học lực cuối năm học 2006-2007: Số học sinh giỏi khá đạt 18% có HS đạt loại giỏi; 1 % HS đạt loại khá; 17 % đạt TB; 41,% còn lại đạt loại yếu, kém . Từ kết quả trên năm học 2007-2008 nhà trường tiến hành tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo giữa GV với PHHS dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy - Ủy ban để tìm ra những nguyên nhân yếu kém, hạn chế và thống nhất các giải pháp khắc phục. Với sự nỗ lực từ mọi phía: nhà quản lý, giáo viên, PH, HS chất lượng giáo dục mỗi năm mỗi tiến bộ, phản ánh thực chất kết quả của sự nỗ lực đó: Cuối năm học 2007-2008 có 2 % HS xếp loại giỏi; 19 % HS xếp loại khá; 49 % xếp loại TB; 27% xếp loại yếu, 3% xếp loại kém. Cuối năm học 2008-2009 có 4% HS đạt loại giỏi; 24% HS đạt loại khá; 46% HS đạt loại TB; 22% HS xếp loại yếu; 4% HS xếp loại kém. Đến cuối năm học 2009-2010 có 7% HS đạt loại giỏi; 26 % HS đạt loại khá; 52% HS đạt loại TB; 14% HS xếp loại yếu; 1% có HS xếp loại kém. 1.3 Kết quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”: Phát huy thế mạnh nhà trường hiện có: trường đã được công nhận trường Xanh – Sạch – Đẹp MĐC ( 15 tiêu chí năm 2006 và kiện toàn năm 2009); trong năm học nhà trường cũng tiến hành xây dựng kế hoạch thực hiện từng bước phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”, Phối hợp cùng thị Đoàn tổ chức thi các trò chơi dân gian cho thanh thiếu niên nhà trường với thanh niên ngoài nhà trường; tham gia hành quân dã ngoại về nguồn do Nhà thiếu nhi – Thị đoàn tổ chức … nhưng do điều kiện về cơ sở vật chất cũng như trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ sư phạm của giáo viên còn chưa đồng đều, thừa thiếu cục bộ về GV bộ môn nên nhà trường mới chỉ đạt được một số tiêu chí, nhà trường tiếp tục phải phấn đấu quyết liệt hơn trong năm học tới, tuy nhiên cũng cần tới sự đầu tư của các cấp các ngành giúp cho nhà trường trong phong trào này cả về CSVC lẫn con người để nhà trường xây dựng đạt chuẩn các tiêu chí “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 2. Kết quả triển khai đổi mới quản lý giáo dục: Trường đã sử dụng một số các phần mềm quản lý học tập của HS, quản lý giáo viên trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học. Triển khai chuẩn hiệu trưởng THCS, THPT theo thông tư 29 và chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, THPT theo thông tư 30 ngày 22/10/2009 của BGD&ĐT 3 để CBGV nghiên cứu tự đánh giá bản thân mình và đánh giá HT theo chuẩn quy định nhằm định hướng xây dựng cho mình kế hoạch học tập, phát triển cho bản thân. Trong năm học hiệu trưởng đã thực hiện tốt công tác tự kiểm tra nội bộ nhà trường: Thanh tra các chuyên đề như tuyển sinh; kiểm tra việc thu chi quỹ trong và ngoài ngân sách; kiểm tra việc thực hiện giảng dạy theo chương trình SGK và chuẩn kiến thức… Hiệu trưởng thực hiện tương đối tốt công tác xã hội hóa giáo dục, trong năm học đã phối hợp với BĐDCMHS nhà trường vận động đóng góp xây dựng quỹ hội được :10.990.000,0 đồng để tiếp tục hỗ trợ tổ chức họp mặt ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, phong trào học sinh, giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh, phần thưởng cho học sinh giỏi, học sinh tiên tiến cuối năm học và hỗ trợ một số phong trào khác 3. Triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục: 3.1 Kết quả công tác PCGD THCS đến cuối năm học 2009-2010: Đầu năm học 2009-2010 trường tiếp tục duy trì lớp PCGDTHCS đầu năm 2009 huy động ra lớp 15 học viên sau không duy trì được . Đầu năm 2010 nhà trường chưa mở được lớp PCGDTHCS nguyên nhân số đối tượng trong diện phải PCGDTHCS năm 2010 nằm rải rác trên địa bàn thị trấn khó mở tập trung. 3.2 Triển khai nhiệm vụ năm học: - Tổ chức giảng dạy các môn học: Nhà trường tiếp tục thực hiện nghiêm túc chương trình sách giáo khoa hiện hành. Tổ chức triển khai tất cả các công văn có liên quan đến chuyên môn cho tất cả GV trực tiếp đứng lớp. -Tổ chức hội thảo nhiều chuyên đề nhằm nâng cao năng lực giảng dạy cũng như chất lượng học sinh: Đổi mới PPDH, Xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, lồng ghép GD bảo vệ môi trường trong các tiết dạy ở một số phân môn… -Thực hiện áp dụng ứng dụng CNTT trong giảng dạy nhiều GV đã tích cực đi đầu trong việc tiếp cận CNTT; trong năm có 250 tiết dạy được GV sử dụng với máy chiếu. Có 4 giáo án điện tử của 2 GV được chọn đi tham dự hội chợ CNTT do SGDĐT tổ chức. -Trong năm học đã tiến hành thanh tra hoạt động sư phạm cấp trường tổng số 33/33 giáo viên xếp loại chung: 20 tốt; 12 khá, 1 đạt yêu cầu. 4 - Bồi dưỡng học sinh giỏi: Ngay từ đầu năm học nhà trường đã tiến hành khảo sát chất lượng HS và phân công GV có năng lực, có tâm huyết để bồi dưỡng cho các em. Qua sự nỗ lực của cả HS và GV kết quả có 54 HS giỏi cấp trường; cấp huyện có 6 em trong đó có 4 em giải nhất, 2 em đạt giải nhì và cấp tỉnh có 1 em đạt giải nhì . Cuối năm học có 34 HS được xếp loại giỏi, 134 học sinh được xếp loại khá. Có 3 học sinh được bình xét là học sinh giỏi tiêu biểu xuất sắc được UBND tỉnh tặng học bổng. - Tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp, giáo dục ngoài giờ lên lớp: Nhà trường nghiêm túc thực hiện chương trình giáo dục hướng nghiệp cho HS khối 9 giúp các em có định hướng nghề nghiệp ngay sau khi kết thúc bậc học. Việc thực hiện giáo dục ngoài giờ lên lớp nhà trường cũng thực hiện đầy đủ các chủ điểm bằng nhiều hình thức: sân chơi, thi nấc thang kiến thức, hoạt động tập thể với nhiều trò chơi dân gian… -Nhà trường tích cực tham dự đầy đủ các hội thi do địa phương, ngành tổ chức: CBCCVC tham dự đại hội TDTT do Thị trấn, huyện tổ chức; HS tham dự thi báo tường điện tử, thi lồng đèn đẹp, thi tìm hiểu luật ATGT, HKPĐ đều đạt giải cao: giải nhì hội thi “Nói không với tai nạn giao thông”; Giải ba toàn đoàn HKPĐ cấp huyện…. 4. Kết quả phát triển mạng lưới trường lớp, CSVC, thiết bị giáo dục: Năm học 2009-2010 trường có 18 lớp Trong năm trường được đầu tư xây dựng mới 10 phòng lầu học kiên cố trị giá 2,2 tỷ đồng Trong năm trường được ngành mua sắm cho 1 máy chiếu, 2 máy tính xách tay và các trang thiết bị trị giá trên 150 triệu đồng. 5.Chăm lo đầu tư phát triển đội ngũ GV và CBQL giáo dục: -Tổng nhân sự toàn trường là 41 : Chia ra +BGH: 2; trình độ trên chuẩn: 2 +GV trực tiếp giảng dạy: 34; đạt chuẩn 100% , trong đó trên chuẩn 80% +CB phục vụ giảng dạy: 6, 100% đạt trình độ cao đẳng chuyên môn trong đó có 80% trình độ Đại học chuyên môn. +Nhân viên bảo vệ, văn thư: 2 -Trường có chi bộ ghép với trường Mần Non , trong năm học kết nạp 2 đảng viên mới, nâng tổng số đảng viên trong chi bộ lên 15 đảng viên. 5 -Trong năm có 6 GV tham gia học Đại học từ xa để nâng trình độ trên chuẩn; 6. Đánh giá toàn diện kết quả thực hiện phát triển giáo dục nhà trường giai đoạn 2001-2010 và việc triển khai các đề án của địa phương: *Năm học 2000 -2001 trường mới được thành lập, cơ sở vật chất có 17 phòng học còn lại mượn toàn bộ của trường Đông Hưng 1, Đông Hưng B.( lúc đó nhà trường quản lý HS THCS gồm (2 xã Đông Hưng, Đông Hưng B và 1 thị trấn) -Về trường, lớp, HS: nhà trường huy động được 1751 HS/50 lớp. -Về nhân sự: toàn trường có 71 CBGV-CNV, trong đó BGH: 1 ; GV trực tiếp giảng dạy 69 . Trong 69 GV trực tếp giảng dạy chỉ có 34 GV đạt chuẩn, còn 35 GV đang theo học công đoạn hè. So với biên chế giao thiếu 24 giáo viên. Trong những năm học tiếp theo nhà trường dần dần được đầu tư về CSVC: năm học 2001-2002 có 17 phòng học bán kiên cố được đưa vào sử dụng; Tuy nhiên số phòng học vẫn chưa đủ cho công tác dạy – học, trong năm học đó nhà trường chỉ có 2 phòng học làm phòng chung cho Văn phòng- thư viện -thiết bị- đoàn đội. Đến năm học 2008-2009 trường được đầu tư xây dưng mới 3 phòng học kiên cố và năm học : *Năm học 2009-2010: -Trường tiếp tục được đầu tư xây dựng mới 10 phòng lầu kiên cố . -Huy động được 551/564 HS /18 lớp -Nhân sự toàn trường có 41 CBGV trong đó BGH: 2, GV trực tiếp giảng dạy: 33, CB phục vụ giảng dạy: 6; NV bảo vệ + Văn thư: 2. Có 100% CBQL, giáo viên đạt trình độ chuẩn trong đó 80% đạt trình độ trên chuẩn. Từ lúc CSVC thiếu thốn, GV thiếu đến nay CSVC trang thiết bị đã từng bước được đầu tư, GV đã đủ biên chế giao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của GV đã được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên phòng học, trang thiết bị dạy học vẫn còn thiếu nhất là phòng học bộ môn, phòng tin học; GV thừa thiếu cục bộ giữa các môn dạy; Chưa được đầu tư xây dựng các phòng hiệu bộ. Đánh giá chung: 1.Những mặt công tác làm tốt: Nhà trường đã cơ bản hoàn thành tốt những nhiệm vụ trọng tâm của năm học, bước đầu đã tạo được những chuyển biến tích cực như: +Đạt tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến trường 98 %, chất lượng học tập của HS được nâng lên rõ rệt. Kỷ cương học đường được quan tâm, chấn chỉnh. Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa đem lại hiệu quả thiết thực. Kết quả 6 cuối năm có 34/511 HS đạt danh hiệu HS giỏi; 134/511 HS đạt danh hiệu HS tiên tiến ( tỷ lệ HS khá giỏi là 33 %), tỷ lệ lên lớp thẳng là 85%. +Chất lượng giáo viên ngày một nâng cao hơn cả về văn bằng chuyên môn cũng như tay nghề giảng dạy. Cuối năm học có 2 CBCC được đề nghị công nhận danh hiệu CSTĐ cấp tỉnh, có 4 CBCC được đề nghị công nhận danh hiệu thi đua cấp cơ sở; 8 CBCC được đề nghị UBND tỉnh tặng bằng khen và 8 CBCC được đề nghị UBND huyện tặng giấy khen. Tập thể nhà trường được cụm thi đua bình xét nhất cụm bậc THCS( tập thể lao động xuất sắc) 2.Những mặt công tác chưa hoàn thành tốt: Ngoài những ưu điểm trên, trường THCS Thị trấn thứ 11 vẫn còn một số mặt tồn tại như: +CSVC- trang thiết bị chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy – học. +Tình trạng học sinh bỏ học còn cao (7,8%) +Một số GV trình độ chuyên môn chậm đổi mới, chậm tiếp cận với CNTT +Công tác xã hội hóa giáo dục tuy có được quan tâm song vẫn chưa thực sự huy động được hết các nguồn lực trong và ngoài nhà trường cùng tham gia chăm lo sự nghiệp giáo dục. 3.Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm: -Nguyên nhân ưu điểm: Đạt được kết quả trên là do sự nỗ lực phấn đấu, năng động, khắc phục khó khăn của tập thể CBCC-VC nhà trường, bên cạnh đó có sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy- UBND Thị trấn , của PGD và sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể trong thị trấn thứ 11. Công tác quản lý của hiệu trưởng, công tác thanh kiểm tra được chú trọng và hoạt động có hiệu quả Phần lớn nhân dân ý thức được tầm quan trọng của việc học nên có quan tâm đến vấn đề học tập của con em mình. Công tác xã hội hóa giáo dục được quan tâm và phát huy hơn nên đã phần nào tạo được ý thức toàn xã hội cùng chăm lo sự nghiệp giáo dục. -Nguyên nhân tồn tại, yếu kém: +Nguyên nhân chủ quan: Vai trò lãnh đạo điều hành của BGH có từng lúc chưa phát huy hết năng lực và trách nhiệm. Năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm của một số ít CBCC-VC trong trường chưa cao, chưa có ý thức tự học tin học để tiếp cận với CNTT trong quản lý và giảng dạy. +Nguyên nhân khách quan:Tuy đã được nhà nước trả lương kịp thời cho giáo viên song mức lương còn thấp so với giá cả xã hội ( giáo viên mới ra 7 trường) .Cuộc sống của một bộ phận nhỏ gia đình học sinh còn gặp không ít khó khăn nên chưa quan tâm đầu tư việc học cho con em; vẫn còn một bộ phận nhỏ nhân dân hạn chế về nhận thức tầm quan trong của việc học tập. Biện pháp khắc phục tồn tại, yêu kém: Phát huy thế mạnh của nhà trường, tăng cường đổi mới công tác quản lý của BGH; động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho CB-CC-VC nhà trường được học tin học để đưa CNTT vào trong giảng dạy được tốt hơn. Thường xuyên làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy - Ủy ban về công tác giáo dục; với PGD&ĐT về chuyên môn cũng như trang thiết bị để nhà trường thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao. 4. Kiến nghị với các cấp lãnh đạo: -Đối với PGD cân đối kinh phí mua sắm trang thiết bị đảm bảo danh mục thiết bị tối thiểu theo quy định để phục vụ cho giảng dạy; cân đối kinh phí khen thưởng cho các trường để các trường chi cho khen thưởng HS,GV. -Đối với UBND huyện đầu tư xây dựng phòng học kiên cố dần từng bước thay thế dần các phòng học cấp 4 đã quá xuống cấp; có kế hoạch đầu tư cho các trường trọng điểm. +Đối với UBND Thị trấn thứ 11: Huy động các nguồn lực tham gia chăm lo sự nghiệp giáo dục địa phương; xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài đủ mạnh tạo điều kiện tốt cho công tác khen thưởng HS nghèo vượt khó, hỗ trợ HS nghèo để các em an tâm phấn đấu học tập. Phần II: Phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm học 2010-2011: Chủ đề của năm học 2010-2011 là: “Năm học tiếp tục thực hiện đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Trong năm học 2010-2011 nhà trường xây dựng và tập trung thực hiện 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm sau: 1.Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục: -Duy trì và nâng cao chất lượng PCGD THCS -Thực hiện tuyển sinh vào lớp 6 kết hợp nhận bàn giao HS giữa tiểu học và THCS; khảo sát đầu vào để nắm bắt kịp thời tình hình học tập của HS, sự quan tâm của gia đình HS ở bậc tiểu học để có hướng khắc phục hạn chế ngay từ đầu năm học. -Tiếp tục xây dựng thư viện câu hỏi kiểm tra, bài tập để giúp HS tự học, tự đánh giá kết quả học tập của mình -Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong đổi mới PP dạy học, Tích cực hưởng ứng hội thi giáo án điện tử trong trường và do ngành tổ chức. 8 -Tổ chức tốt các hoạt động GDNGLL -Tổ chức dạy tin học cho các em ngay khi có điều kiện, tiếp tục dạy tăng thêm một tiết ngoại ngữ ở tất cả các khối lớp nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho HS. - Tiếp tục duy trì thi học sinh giỏi cấp trường ở các khối lớp và bồi dưỡng học sinh giỏi khối 9 để đi thi cấp huyện và tỉnh. - Tham mưu với hội cha mẹ HS xã hội hóa giáo dục nhất là quỹ khen thưởng và quỹ hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó. 2.Đổi mới quản lý giáo dục: -Xây dựng quy hoạch phát triển GDTHCS của thị trấn thứ 11 giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến 2020. -Thực hiện triển khai tự đánh giá, đánh giá xếp loại HT, GV theo chuẩn nghề nghiệp (TT 29.30 của BGD&ĐT). -Tiếp tục thực hiện đánh giá KĐCLGD và công khai chất lượng theo quy định. -Thường xuyên thực hiện tốt công tác tự thanh, kiểm tra nội bộ nhà trường theo quy định. -Tiếp tục ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy nhà trường. 3.Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục: Thực hiện quyền tự chủ tài chính (nếu được UBND huyện giao); tuy nhiên nếu không được giao quyền tự chủ về tài chính nhà trường vẫn tiếp tục tiết kiệm kinh phí dành cho mua sắm trang thiết bị dùng cho chuyên môn . 4.Chăm lo, đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục: -Tham mưu với cấp trên thực hiện tốt chính sách, chế độ đối với nhà giáo; CBQLGD -Tham mưu luân đổi GV để hạn chế thấp nhất tình trạng thừa thiếu cục bộ giữa chuyên môn các môn dạy và môn được đào tạo -Tạo điều kiện tốt nhất để GV phải dạy chéo với chuyên ngành được đào tạo học tập bồi dưỡng nhằm bổ trợ, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. -Tổ chức cho CBQL, GV đi tham quan học tập những cá nhân , tập thể điển hình tiên tiến trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. 5.Tiếp tục phát triển mạng lưới trường lớp và tăng cường CSVC, thiết bị giáo dục: 9 -Tham mưu cấp trên đầu tư thêm về xây dựng mới phòng học kiên cố phòng lầu, sửa chữa phòng học hiện có đã xuống cấp, bổ sung thêm trang thiết bị nhất là đầu tư phòng tin học, phòng bộ môn , phòng nghe nhìn . -Triệt để sử dụng tối đa những thiết bị hiện có trong nhà trường; tiếp tục phát động phong trào tự làm ĐDDH. HIỆU TRƯỞNG BÙI HUY ĐỌC 10 . năm học 2010- 2011: Chủ đề của năm học 2010- 2011 là: “Năm học tiếp tục thực hiện đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Trong năm học 2010- 2011. đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục: 3.1 Kết quả công tác PCGD THCS đến cuối năm học 2009 -2010: Đầu năm học 2009 -2010 trường tiếp tục duy

Ngày đăng: 30/09/2013, 05:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w