Báo cáo TK năm học 2009-2010 BGD

32 327 0
Báo cáo TK năm học 2009-2010 BGD

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC 2009-2010 PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM HỌC 2010-2011 CỦA GIÁO DỤC MẦM NON, GIÁO DỤC PHỔ THÔNG, GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN VÀ GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP Năm học 2009-2010, diễn ra trong tình hình chính trị - xã hội của đất nước tiếp tục ổn định, nền kinh tế có xu hướng phục hồi sau suy giảm và đã có những chuyển biến tích cực, an ninh quốc phòng được tăng cường và ổn định. Đảng và Nhà nước tiếp tục dành sự quan tâm, chỉ đạo sát sao đối với ngành Giáo dục; nhiều văn bản luật, nghị định, nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và của các địa phương về phát triển giáo dục đã được ban hành, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho phát triển giáo dục. Thực hiện Chỉ thị số 4899/CT-BGDĐT ngày 04/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2009-2010; với chủ đề “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, ngành Giáo dục đã nỗ lực cố gắng phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục những khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra. Phần thứ nhất KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2009-2010 I. Công tác chỉ đạo chung Bộ GDĐT đã ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học 2009-2010: Quyết định số 4385/QĐ-BGDĐT ngày 30/6/2009 ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2009-2010, Chỉ thị số 4899/CT-BGDĐT ngày 04/8/2009 về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2009-2010; đồng thời các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của từng cấp học và từng mặt công tác đã gửi đầy đủ và kịp thời tới các Sở GDĐT trước ngày khai giảng năm học mới. UBND các tỉnh, thành phố đã ban hành Kế hoạch thời gian năm học và Chỉ thị nhiệm vụ năm học của địa phương. Các cấp ủy Đảng, ban, ngành, đoàn thể ở địa phương tiếp tục quan tâm và tích cực hỗ trợ cho ngành Giáo dục. Tháng 10/2009, Bộ đã thành lập 4 đoàn đi kiểm tra tình hình triển khai nhiệm vụ năm học tại 11 Sở GDĐT; tháng 3/2010, Bộ đã tổ chức 7 đoàn kiểm tra tình hình triển khai phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" tại 7 vùng trong cả nước. Lãnh đạo Bộ và lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ đã dự họp giao ban 2 lần tại 7 vùng (vào tháng 11/2009 và tháng 3/2010), nắm bắt tình hình, giải quyết kịp thời những khó khăn; trả lời những ý kiến, kiến nghị của các địa phương nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học đã đề ra. II. Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2009-2010 1. Kết quả thực hiện ba cuộc vận động và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" 1.1. Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh": Bộ đã hoàn thành việc biên soạn bộ tài liệu Hướng dẫn tích hợp nội dung cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào giảng dạy trong một số môn học chính khoá và các hoạt động ngoại khoá ở các cấp học. Các cơ sở giáo dục bằng những hành động cụ thể đã có nhiều hoạt động kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tổ chức các buổi sinh hoạt, nói chuyện và sưu tầm tài liệu giới thiệu các gương điển hình về học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác; gần 50.000 lượt nhà giáo tham gia thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tổ chức kỉ niệm 40 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 41 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho ngành Giáo dục. 1.2. Cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”: Bộ GDĐT và Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã triển khai thực hiện Kế hoạch liên tịch số 285/KH-BGDĐT-CĐGDVN ngày 05/5/2009; Công đoàn GDVN đã ban hành Hướng dẫn số 54/HD-CĐN ngày 21/01/2010 về tiêu chí đánh giá thi đua (đối với cá nhân và tập thể) trong việc thực hiện cuộc vận động. Các nhà trường và cơ sở giáo dục đã phát động trong giáo viên phong trào tự học, tự nghiên cứu. Nhiều hình thức hưởng ứng cuộc vận động như hội thảo, họp mặt, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm về phẩm chất đạo đức nhà giáo; tổ chức tuyên dương khen thưởng nhà giáo tiêu biểu, giáo viên dạy giỏi… có nơi đã tổ chức vinh danh cho cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên tiêu biểu nhất được học sinh và đồng nghiệp tôn vinh (Hậu Giang). So với năm học trước, tình hình vi phạm đạo đức nhà giáo đã giảm (năm 2008 có 122 vụ vi phạm đạo đức nhà giáo, năm 2009 có 24 vụ và 6 tháng đầu năm 2010 chỉ còn 12 vụ), nhiều địa phương không có trường hợp nào vi phạm. 1.3. Cuộc vận động "Hai không": Năm học 2009-2010 là năm thứ tư toàn ngành triển khai thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục thông qua cuộc vận động "Hai không" của ngành. Bộ chỉ đạo các cơ sở giáo dục rà soát, phân 2 loại trình độ học sinh để áp dụng các hình thức phụ đạo, bồi dưỡng phù hợp, đặc biệt chú trọng phụ đạo cho học sinh yếu kém, nhất là trong thời gian cuối năm học, học sinh lớp 12 ôn tập và dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT). Trật tự, kỷ cương thi cử trong toàn ngành đã có chuyển biến căn bản, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2010 được thực hiện nghiêm túc, an toàn, khách quan, chính xác và công bằng ở tất cả các khâu: ra đề thi, coi thi, chấm thi, xét công nhận tốt nghiệp, thanh tra thi. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm 2010 toàn quốc là 92,57%, tăng 8,97% so với năm 2009; tỷ lệ đỗ tốt nghiệp GDTX năm 2010 toàn quốc là 66,71%, cao hơn năm 2009 là 27,11% (biểu 6, biểu 7- phụ lục 1). Tỷ lệ thi đỗ tốt nghiệp tăng đã phản ánh sự chuyển biến tích cực về chất lượng dạy và học; phù hợp với sự phấn đấu nỗ lực của học sinh, giáo viên trong thời gian qua; có sự tương ứng giữa kết quả tốt nghiệp giáo dục THPT và GDTX trong từng địa phương cũng như trên phạm vi toàn quốc. Năm học 2009-2010, tỷ lệ học sinh bỏ học ở hầu hết các vùng đều giảm (biểu 2- phụ lục 1). Số học sinh bỏ học giảm đáng kể, (vì chưa có số liệu học sinh bỏ học cả năm nên lấy số liệu ở học kỳ I để so sánh qua các năm) học kỳ I năm học 2008-2009 số học sinh bỏ học là 86.269 em (chiếm tỷ lệ 0,56%); năm học 2009-2010 là 75.691 (chiếm tỷ lệ 0,51%) giảm 0,05%, trong đó, tiểu học là 0,11%; THCS là 0,66%; THPT là 1,17%. Các trường đã triển khai tích cực nhiều biện pháp: rà soát, phân loại học sinh từ đầu năm học, cử giáo viên bồi dưỡng học sinh yếu kém, động viên từng đối tượng đã bỏ học tiếp tục ra lớp, phối hợp với các cấp, các ngành, các Hội trung ương và địa phương, vận động phụ huynh tạo điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh. Tuy nhiên, một số vùng khó khăn tỷ lệ học sinh bỏ học đã giảm so với năm học trước nhưng vẫn còn cao là vùng Tây Bắc 0,94%, vùng Tây Nguyên 0,84%, vùng Đồng bằng sông Cửu Long 0,83%, cá biệt có tỉnh không giảm. 1.4. Phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”: ngành Giáo dục tiếp tục coi phong trào thi đua này là giải pháp đột phá và lâu dài để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh với một cơ chế chính trị xã hội đủ mạnh bởi sự tham gia của hai Bộ (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) và ba Đoàn thể, tổ chức (Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam) triển khai phong trào từ cấp Trung ương tới các cấp cơ sở nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để thực hiện nhiệm vụ giáo dục như chuẩn bị tổ chức kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội và bầu chọn Vịnh Hạ Long là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới; tổ chức nhiều hoạt động vui chơi bổ ích cho học sinh trong các nhà trường: Hội Thi “Búp măng xinh”, trại hè rèn luyện kỹ năng sống, chương trình “Đến với Bảo tàng, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, đến với các làng nghề truyền thống”; nhiều địa phương tổ chức tốt việc thực hiện “3 đủ” (đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở) không có học sinh nào phải bỏ học vì thiếu thốn. 3 Một số địa phương có sự chỉ đạo cụ thể như Thành ủy Đà Nẵng đã ra Nghị quyết đến năm 2015, không để học sinh phải bỏ học vì bất cứ lý do gì, tỉnh Cà Mau đã hỗ trợ tiền đi học bằng đò cho trên 10 ngàn học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Hội Khuyến học có sáng kiến “Mỗi gia đình hội viên nuôi một con heo khuyến học” (hoặc các hình thức tương tự) phát triển mạnh ở TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An; xây dựng Quỹ học bổng khuyến học “Vòng tay đồng đội” đã nhận được tài trợ của nhiều cá nhân, doanh nghiệp, trên cơ sở đó quỹ đã cấp nhiều suất học bổng cho con em gia đình thương binh, liệt sĩ. Trước tình trạng học sinh đánh nhau có dấu hiệu gia tăng ở một số địa phương và một số vụ việc xảy ra gây bức xúc trong dư luận xã hội, Bộ đã chỉ đạo các Sở GDĐT thực hiện các biện pháp ngăn chặn tình trạng này đồng thời có thống kê, báo cáo thực trạng tình hình và sẽ tổ chức Hội thảo toàn quốc về các giải pháp phòng ngừa từ xa và ngăn chặn tình trạng học sinh đánh nhau và ngăm chặn tác hại của trò chơi điện tử. Phong trào thi đua có sức lan tỏa mạnh mẽ, 94% các trường tham gia phấn đấu đạt ở các mức độ khác nhau. Khai giảng năm học 2009-2010, ngoài phần “Lễ”, các nhà trường đã tổ chức tốt phần “Hội” với các trò chơi dân gian, hát dân ca, giao lưu văn hóa… tạo không khí vui tươi phấn khởi cho học sinh bước vào năm học mới. Các nhà trường đã chủ động sưu tầm và hướng dẫn học sinh hát dân ca và chơi các trò chơi dân gian trong các giờ ra chơi và sinh hoạt tập thể. Cảnh quan và điều kiện cơ sở vật chất của các nhà trường được cải thiện nhanh chóng, có cây xanh bóng mát, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế phù hợp với lứa tuổi học sinh. Số công trình vệ sinh đã tăng thêm 20% so với năm học trước, nâng tổng số trường có công trình vệ sinh là 38.893 trường, đạt 96,7% trên tổng số trường trong cả nước, trong đó có 83,9% công trình hợp vệ sinh. Trồng mới được 18 triệu cây xanh các loại phù hợp với điều kiện nhà trường. Toàn ngành đã nhận chăm sóc 2.063 di tích lịch sử cấp quốc gia, 3.365 di tích cấp tỉnh và 7.041 đền đài, nghĩa trang liệt sỹ và 1.157 các công trình khác; đồng thời nhận chăm sóc và phụng dưỡng 15.810 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình thương binh liệt sỹ. Bộ GDĐT đã phối hợp với Công đoàn GDVN tổ chức vận động quyên góp hỗ trợ, giúp giáo viên và học sinh các tỉnh vùng khó được 64.237.154.000 đồng tiền mặt; 3.868.340 quyển sách, vở viết; 184.970 bộ đồ dùng học tập; 601.399 quần áo ấm; 169.339 kg quần áo các loại và 37.166 hiện vật khác. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phối hợp với các Sở vận động học sinh quyên góp được 2,33 triệu bản sách giáo khoa cũ, trị giá trên 2,2 tỉ đồng, trao tặng lại cho học sinh nghèo, các thư viện trường học vùng khó khăn. Tặng 71 nghìn bộ sách giáo khoa cho tất cả học sinh là con thương binh, liệt sĩ trong cả nước trị giá hơn 7,5 tỉ đồng. Trong năm học 2009-2010, với sự đóng góp của toàn thể cán bộ giáo chức trong ngành, Bộ đã triển khai xây dựng cụm tượng đài 10 nữ thanh niên xung 4 phong hy sinh tại Ngã ba Đồng Lộc và sẽ tổ chức khánh thành vào dịp 19/8/2010. 2. Đẩy mạnh đổi mới quản lý giáo dục Thực hiện Thông báo số 242-TB/TW ngày 25 tháng 6 năm 2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, Bộ GDĐT đã xây dựng chương trình hành động thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị, đã lựa chọn giải pháp mang tính đột phá là đẩy mạnh đổi mới quản lý giáo dục trong toàn ngành. Năm học 2009-2010, Bộ tập trung hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về GDĐT, tạo hành lang pháp lý đẩy mạnh công tác quản lý giáo dục từ cấp Trung ương đến địa phương. 2.1. Về phân cấp quản lý: Thực hiện Thông tư liên tịch số 35/2008/TTLT- BGDĐT-BNV ngày 14/7/2008, đến nay đã có 62/63 tỉnh, thành trong cả nước có quyết định của UBND cấp tỉnh quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở GDĐT (còn Phú Yên chưa có quyết định của UBND tỉnh). Tuy nhiên, vẫn còn một số Sở GDĐT chưa được quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho từ chức, cách chức đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị trực thuộc Sở GDĐT hoặc không được giao đầy đủ trách nhiệm quản lý các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở. Thực hiện Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15/4/2009 của Bộ GDĐT và Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp GDĐT công lập, các Sở đã trình UBND tỉnh/thành phố phê duyệt kế hoạch biên chế; chủ động trong việc kiện toàn, ổn định tổ chức bộ máy ở các cơ sở giáo dục; sắp xếp, tuyển dụng, sử dụng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức hợp lý; ban hành các Nghị quyết về công tác GDĐT; thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về GDĐT tại địa phương; giao quyền quản lý tài chính cho các cơ sở giáo dục. 2.2. Thực hiện Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ GDĐT, tất cả các cơ sở giáo dục đã thực hiện “3 công khai” để người học và xã hội giám sát, đánh giá, bao gồm: công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng thực tế; công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng; công khai thu, chi tài chính. Các Sở GDĐT cũng đã chỉ đạo, củng cố và hoàn thiện hệ thống website của ngành, của các trường học để cập nhật và cung cấp thông tin được nhanh chóng, kịp thời. Tuy nhiên, năm học 2009-2010 là năm đầu tiên thực hiện Thông tư 09 nên nhiều cơ sở giáo dục còn lúng túng, vướng mắc trong việc xác định các tiêu chí công khai, lựa chọn hình thức công khai. 2.3. Triển khai Nghị quyết số 35/2009/QH12 của Quốc hội về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong ngành, Bộ GDĐT đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 5 14/5/2010 quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015. Liên bộ Bộ GDĐT, Bộ Tài chính và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang hoàn thiện Thông tư liên tịch hướng dẫn. Các Sở đang tích cực, chủ động xây dựng mức học phí phù hợp với thực tế của địa phương trình Hội đồng nhân dân tỉnh/thành phố quyết định áp dụng trong năm học 2010-2011. 2.4. Việc chuyển đổi loại hình trường: Thực hiện Thông tư số 11/2009/TT-BGDĐT ngày 08/5/2009 của Bộ GDĐT, hầu hết các Sở đã tham mưu tốt để UBND tỉnh phê duyệt Đề án chuyển đổi loại hình trường theo đúng quy định. Các tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Đồng Tháp, Hậu Giang đã hoàn thành việc chuyển đổi loại hình trường. Tuy nhiên, còn 29 Sở chưa có báo cáo kết quả chuyển đổi loại hình trường. 2.5. Công tác thanh tra: Bộ máy thanh tra giáo dục các cấp tiếp tục được kiện toàn. Trong năm qua, Bộ tổ chức 45 lượt thanh tra chuyên ngành và kiểm tra việc thực hiện các cuộc vận động và tổ chức các đoàn thanh tra kỳ thi tốt nghiệp THPT, thi chọn học sinh giỏi Quốc gia lớp 12 THPT năm 2010 tại các Sở GDĐT. Đặc biệt, năm 2010, Bộ đã chuẩn bị tốt nội dung, góp phần tổ chức thành công Đối thoại quốc tế lần thứ 7 về phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục. Các sở GDĐT đã tổ chức thực hiện thanh tra các cơ sở theo kế hoạch và đạt tỷ lệ khá, thanh tra chuyên ngành (toàn diện) được 705 cơ sở giáo dục trực thuộc (đạt tỷ lệ 20,9%); thanh tra hoạt động sư phạm 23.806 nhà giáo (đạt tỷ lệ 18,2%); thanh tra việc quản lý và sử dụng thiết bị dạy học được 624 cơ sở giáo dục trực thuộc (đạt tỷ lệ 20,5%); 45 Sở đã thực hiện thanh tra công tác quản lý tài chính; 50 Sở thanh tra việc ứng dụng CNTT; 55 Sở thực hiện thanh tra công tác quản lý giáo dục và tổ chức 205 lượt kiểm tra việc thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua, tổ chức 540 lượt thanh tra việc thực hiện Luật phòng chống tham nhũng trong ngành. Nhìn chung công tác kiểm tra, thanh tra của Bộ và của các Sở GDĐT có chuyển biến tích cực, góp phần đáng kể vào việc giữ vững kỷ cương nền nếp học đường. 2.6. Công tác kiểm định chất lượng giáo dục đã được triển khai trên phạm vi cả nước. Sau 1 năm triển khai thực hiện (từ tháng 4/2009) đến nay đã có 10.460 trường phổ thông hoàn thành báo cáo tự đánh giá, chiếm 37% tổng số trường phổ thông trong cả nước. Đã có 52 trường phổ thông được các Sở GDĐT công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. 2.7. Công tác pháp chế ngành Giáo dục đã có nhiều tiến bộ. Bộ GDĐT tập trung soạn thảo, trình Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ban ngành và đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật năm 2009 là 48 văn bản và trong 6 tháng 6 đầu năm 2010 là 22 văn bản (phụ lục 2); trong đó nhiều văn bản có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển giáo dục: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục; Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo; Nghị định của Chính phủ ban hành quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015; Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015; Đề án phát triển trường THPT chuyên giai đoạn 2011-2020; Đề án đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng - an ninh cho các trường trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp giai đoạn 2010-2016, Nghị định quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên. Hệ thống tổ chức pháp chế ngành Giáo dục ngày càng được kiện toàn, có 1 Sở thành lập phòng Pháp chế (TP Hồ Chí Minh), 32 Sở thành lập tổ công tác pháp chế thuộc Thanh tra hoặc Văn phòng, các Sở còn lại đã cử cán bộ kiêm nhiệm làm công tác pháp chế. 100% Sở đã thành lập Ban phổ biến giáo dục pháp luật, đã xây dựng tủ sách pháp luật và thường xuyên bổ sung sách phục vụ cho công tác của ngành. Một số tỉnh làm tốt công tác pháp chế là TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Yên Bái, Hà Tĩnh, Thái Nguyên, Quảng Ngãi, Ninh Bình, Hà Nội, Đăk Lăk, Cà Mau, Bình Thuận. 2.8. Kết quả ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục: Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel đã tài trợ miễn phí kết nối Internet băng thông rộng đến tất cả các trường phổ thông, mầm non, các trung tâm GDTX, các phòng GDĐT và các trường TCCN. Hiện nay, Viettel cung cấp mới thiết bị modem 3G có tốc độ nhanh và tổ chức kết nối mới cho những điểm không nối được bằng cáp. Bộ và nhiều Sở GDĐT, phòng GDĐT tăng cường ứng dụng CNTT để tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, họp trao đổi công tác qua mạng Internet, các đơn vị đã triển khai tốt như Đà Nẵng, Đông Triều (Quảng Ninh), Hà Nam, Nghệ An, Quảng Trị, An Giang, Lạng Giang (Bắc Giang), Thái Thuỵ (Thái Bình), Lâm Đồng…Vùng 1 (15 tỉnh miền núi phía Bắc) đã khai trương và đưa vào hoạt động website của vùng. Bộ đã phối hợp cùng Quỹ Laurence S.Ting tổ chức cuộc thi Thiết kế bài giảng e-Learning cho giáo viên trung học ở 12 môn học, với mục tiêu giúp giáo viên tiếp cận thẳng với công nghệ hiện đại nhất của thế giới trong ứng dụng CNTT để dạy và học, tăng cường tính tự học, đến nay đã có khoảng 4500 giáo viên tham gia và được tập huấn trực tiếp để hưởng ứng cuộc thi. Bộ đã ban hành Thông tư 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/3/2010 về sử dụng phần mềm mã nguồn mở trong giáo dục. Nhiều Sở đã tích cực triển khai công tác tập huấn như Đăk Lăk, Hà Nam, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng… 7 Năm 2009, Website Bộ GDĐT được Ban chỉ đạo quốc gia về CNTT, Hội Tin học và Bộ Thông tin và Truyền thông xếp hạng đứng vị trí thứ nhất về mức độ cung cấp thông tin trên website của các Bộ, cơ quan ngang Bộ. 2.9. Công tác thi đua khen thưởng đã có sự chuyển biến về phổ biến, nhân rộng điển hình tiên tiến. Chuẩn bị tích cực cho Đại hội thi đua yêu nước toàn ngành vào quý IV năm 2010, các Sở GDĐT tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến của ngành giáo dục địa phương. Bộ đã tổ chức thành công Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 39-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến trong ngành giáo dục. Các Sở tổ chức xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân và Nhà giáo Ưu tú lần thứ 11 (năm 2010). Các vùng thi đua tiếp tục cải tiến các hoạt động thi đua, học tập và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau trong năm học, hăng hái thi đua dạy tốt, học tốt, quản lý tốt. 2.10. Công tác thông tin tuyên truyền về các hoạt động của ngành Bộ GDĐT đã chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan báo chí tuyên truyền về các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành như: cuộc vận động “Hai không”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, cuộc vận động quyên góp giúp đỡ giáo viên và học sinh vùng khó khăn, về đổi mới phương pháp dạy học, về các điển hình tiên tiến trong ngành Giáo dục, thực hiện “3 công khai”, đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội, thi tốt nghiệp THPT năm 2010 và các chủ trương, định hướng, chỉ đạo của ngành… Bộ GDĐT đã ký chương trình phối hợp tuyên truyền về công tác giáo dục và đào tạo năm 2010 với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam. Trung bình mỗi tuần đã có 5 phóng sự thời sự, chuyên đề (VTV1), 4 chương trình phát thanh (VOV). Sau một năm triển khai, Báo điện tử Giáo dục và Thời đại đã có trên 200.000 lượt người truy cập, trở thành một kênh thông tin có số lượng người truy cập lớn, có ý kiến bạn đọc rộng rãi, có sự đối thoại hai chiều với toàn xã hội. 3. Triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục 3.1. Công tác phổ cập giáo dục và chống mù chữ được chú trọng, tất cả các tỉnh, thành phố đều duy trì kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học - Chống mù chữ; Riêng năm học này thêm 4 tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu và Bạc Liêu. Hiện nay, toàn quốc có 52/63 tỉnh, thành đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi (đạt tỉ lệ 82,5%). Công tác phổ cập giáo dục THCS được triển khai quyết liệt ở 7 tỉnh cuối cùng, trong lộ trình 10 năm toàn quốc tiến hành phổ cập giáo dục THCS (2001- 2010) như: giao ban công tác phổ cập giáo dục THCS với 7 tỉnh ngay từ đầu năm học; cử các tổ công tác đến các tỉnh hỗ trợ kỹ thuật, nghiệp vụ. Các địa 8 phương đã thực hiện có hiệu quả nhiều giải pháp, có chính sách hỗ trợ đặc biệt, ưu tiên kinh phí, tập trung nguồn lực cho các địa bàn khó khăn ở biên giới, hải đảo và đặc biệt quan tâm đến những tỉnh, huyện, xã mới chia tách nhằm đạt chuẩn phổ cập giáo dục. Kết quả công tác phổ cập GDTHCS đến ngày 30/6/2010: 63/63 tỉnh, thành phố và tất cả các huyện trong toàn quốc (687 huyện) đều đạt chuẩn; tỷ lệ đơn vị cấp xã đạt chuẩn là 10.338/10.344 xã (99,9%); tỷ lệ người trong độ tuổi 15-18 có bằng tốt nghiệp THCS hệ phổ thông và hệ bổ túc THCS là 87,3%. 3.2. Tập trung chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học 3.2.1. Đối với giáo dục mầm non Năm học 2009-2010, là năm học đầu tiên Bộ triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới: mở lớp tập huấn bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và giáo viên, có tập huấn riêng cho vùng khó khăn; đã có 6.851 trường (đạt tỷ lệ 53,9%), với số trẻ là 2.379.011 (đạt tỷ lệ 64,1%), trong đó trẻ 5 tuổi là 585.312 (đạt tỷ lệ 44,8%) thực hiện chương trình mới. Những tỉnh triển khai tốt là: Hà Nội, Bắc Giang, Hà Nam, Bình Định, Khánh Hòa, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. Bộ đã tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng về giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống HIV/AIDS, nâng cấp cơ sở vật chất, trang bị đồ dùng, phương tiện phục vụ cho việc tổ chức ăn bán trú. Trẻ được tổ chức nuôi bán trú tại trường đạt tỷ lệ 68,9% (tăng 3,4% so với năm học trước), tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm, chỉ còn 5,9% ở nhà trẻ và 6,4% ở mẫu giáo (giảm so với năm học trước 1,6% ở nhà trẻ và 0,5% ở mẫu giáo). Việc ứng dụng CNTT trong các trường mầm non được triển khai tích cực và đạt kết quả tốt: cả nước có 12.251 trường mầm non có ứng dụng CNTT, đạt 96,4% (tăng 3.176 trường so với năm học trước). Có 10.528 trường đã được nối mạng internet, đạt 82,8% tổng số trường. Ngày 09/02/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 239/QĐ- TTg phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010- 2015. Hiện nay, Bộ GDĐT đang phối hợp với Văn phòng Chính phủ chuẩn bị tổ chức Hội nghị triển khai Đề án. 3.2.2. Đối với giáo dục tiểu học Thực hiện đánh giá kết quả học tập học sinh tiểu học theo Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/2009, dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học; đánh giá sâu và điều chỉnh chương trình môn Thủ công-Kỹ thuật; nhiều địa phương đẩy mạnh dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số phù hợp với đặc điểm vùng, miền. Chất lượng giáo dục năm học 2009-2010 của tiểu học có tiến bộ (biểu 3 - phụ lục 1): môn Toán, tỷ lệ đạt loại giỏi 51,6% (tăng 12,4% so với năm trước), loại yếu còn 2,2% (giảm 1,4% so với năm trước). Kết quả môn Tiếng Việt, tỷ lệ đạt loại giỏi 45,8% (tăng 13,3% so với năm trước), loại yếu còn 2,0% (giảm 1,3% so với năm trước). 9 Các hoạt động giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục giới và quyền trẻ em được tích hợp, lồng ghép vào các môn học ở tiểu học. Tiếp tục huy động các nguồn lực từ xã hội cho giáo dục tiểu học: công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk trao học bổng và quà trị giá 1,5 tỷ đồng; tập đoàn Unilever triển khai lắp đặt 38 sân chơi ngoài trời tại 14 tỉnh, trị giá 6 tỷ đồng; công ty FPT tổ chức thi giải Toán qua mạng cho học sinh tiểu học; tiếp nhận và cấp phát 10.000 chiếc đàn Pianô do Công ty Booyoung Hàn Quốc trao tặng cho các trường tiểu học… 3.2.3. Đối với giáo dục trung học Bộ đã tổ chức hội nghị đánh giá 3 năm thực hiện chương trình và sách giáo khoa THPT; ban hành và tập huấn sử dụng tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với các môn học ở THCS và THPT. Kết quả học và thi tốt nghiệp lớp 12 THPT có tiến bộ rõ rệt do đã có tác động bước đầu từ việc này. Tăng cường tích hợp nội dung giáo dục địa phương, giáo dục môi trường, giáo dục kỹ năng sống, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, chú trọng đến việc giáo dục đạo đức, ý thức, tình yêu đối với quê hương và kỹ năng sống, nhiều Sở GDĐT đã biên soạn bộ tài liệu về nội dung giáo dục địa phương các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý. Các Sở GDĐT đã tích cực chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học, khắc phục dạy học chủ yếu theo lối “đọc-chép“; đổi mới kiểm tra, đánh giá, tăng cường sử dụng thiết bị dạy học và phòng học bộ môn, làm và sử dụng thiết bị dạy học tự làm, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin. Các tỉnh thực hiện khá tốt chủ trương này là TP Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Lai Châu. Kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực của học sinh trung học đều tăng so với năm trước (biểu 4, biểu 5 - phụ lục 1): Cấp THCS: Hạnh kiểm tốt đạt 70% (tăng so với năm trước 3,1%), loại yếu 0,31% (giảm 0,05%); học lực giỏi đạt 15,1% (tăng 1,4%), học lực khá đạt 33,6% (tăng 1,7%), học lực yếu 8,6% (giảm 1,5%), học lực kém 0,52% (giảm 0,08%). Ở cấp THPT: Hạnh kiểm tốt đạt 64,1% (tăng so với năm trước 5,7%), loại yếu 1,1% (giảm 0,01%); học lực giỏi đạt 5,15% (tăng 0,25%), học lực khá đạt 32,1% (tăng 2,7%), học lực yếu 14,0% (giảm 1%), học lực kém 0,8% (giảm 0,1%). Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển hệ thống trường THPT chuyên đến năm 2020; Bộ đã tổ chức hội nghị các trường chuyên toàn quốc lần thứ 2; ban hành chương trình các chuyên đề chuyên sâu dạy tại các trường THPT chuyên. Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm 2010 đã diễn ra nghiêm túc. Kết quả: có 82 giải nhất, 442 giải nhì, 945 giải ba, 708 giải khuyến khích. Tổng số thí sinh đoạt giải là 2.177, chiếm tỉ lệ 55,63% số thí sinh dự thi. Kỳ thi cũng đã chọn được 8 học sinh dự thi Olympic Vật lý châu Á, kết quả: 6/8 học sinh đoạt giải, trong đó 1 Huy chương Bạc, 1 Huy chương Đồng, 4 bằng 10 [...]... Trung tâm học tập cộng đồng (tăng 449 trung tâm) chiếm tỷ lệ 89,96% số xã phường thị trấn Huy động được 30.171 học viên học chương trình Xoá mù chữ; 26.622 học viên học chương trình Giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ; 81.031 học viên học chương trình GDTX THCS; 286.077 học viên học chương trình THPT; 238.056 người học cấp chứng chỉ tin học, công nghệ thông tin truyền thông; 215.525 người học cấp chứng... dục“ Khắc phục hiện tượng học sinh ngồi sai lớp Giảm tỷ lệ học sinh yếu kém, học sinh bỏ học Tổ chức nghiêm túc, an toàn kỳ thi tốt nghiệp THPT, thi học sinh giỏi quốc gia và kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2011 Tích cực chuẩn bị các điều kiện để tổ chức kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế năm 2014 tại Việt Nam Rút kinh nghiệm và tiếp tục tổ chức các hình thức giao lưu học tập: Violimpic Toán trên... Triển khai Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015 Các địa phương xây dựng và áp dụng mức học phí mới từ năm học 2010-2011 Đồng thời chấn chỉnh công tác 30 quản lý thu, chi trong các cơ sở giáo dục... vay vốn nước ngoài để phát triển cơ sở vật chất, thiết bị dạy học * * * Năm học 2010 - 2011 là năm học đầu tiên của thập kỷ mới, với nhiều sự kiện trọng đại: là năm tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, tổ chức bầu cử Quốc hội khóa 13, năm đầu tiên cả nước bắt đầu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011- 2015, là năm học thứ 5 toàn ngành quyết tâm thực hiện Chỉ thị 33/2006/CT-TTg... người học chuyên đề; 318.254 người học nghề ngắn hạn 4.2 Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia Năm học 2009-2010, đã công nhận số trường đạt chuẩn là: 387 trường mầm non, 213 trường tiểu học (trong đó có 45 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2), 339 trường THCS, 71 trường THPT Nâng số lượng và tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia ở mỗi cấp học lên: 2014 trường mầm non (15,8%); 5469 trường tiểu học. .. mô trường lớp (biểu 1- phụ lục 1) Năm học 2009 - 2010, tổng số trường phổ thông là 28.407 (tăng so với năm học trước là 323 trường), trong đó công lập 27.803, ngoài công lập 604 Chia ra, tiểu học 15.172 trường, THCS 10.060 trường, PTCS 620 trường, Trung học (Cấp 2-3) 319 trường, trung học phổ thông 2.236 trường Tổng số trường mầm non có 12.357 trường (tăng so với năm học trước 167 trường), trong đó công... 99.493 cháu so với năm học trước) Trong đó, số trẻ ngoài công lập là 1.525.805, chiếm tỷ lệ 44,8% tổng số; số trẻ mẫu giáo 5 tuổi đến trường là 1.293.921, đạt tỷ lệ 98,7% trẻ trong độ tuổi Tổng số học sinh phổ thông là 15.016.156 em (giảm so với năm 20092010 là 195.864 em), trong đó ngoài công lập là 538.606 em (chiếm 3,59%), học sinh tiểu học là 6.922.624, học sinh THCS 5.214.042, học sinh THPT là 2.879.490... vụ cho GDTX ngày càng phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu người học ở nhiều lĩnh vực; hình thức tổ chức học tập linh hoạt, phù hợp đã thu hút được nhiều người tham gia học tập Trong năm học 20092010, có gần 14 triệu lượt người học các chuyên đề Bộ đã tổ chức Hội thảo chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học bổ túc THPT các môn Vật lý, Sinh học và Tiếng Anh Các địa phương tổ chức tập huấn, hội thi giáo... (tăng 09 trường so với năm học trước) với khoảng 70.000 học sinh được hưởng học bổng chính sách; số trường PTDTBT là 1.736 trường (tiểu học: 515 trường; THCS: 861 trường và THPT: 360 trường); có 147.164 học sinh PTDTBT (tiểu học: 25.171HS; THCS: 92.137 HS; THPT: 21.230 HS) Các tỉnh có quy mô trường, lớp và học sinh DTBT lớn là tỉnh Hà Giang, Điện Biên và Lào Cai Chất lượng dạy và học ở các tỉnh miền núi... thiện Học sinh các trường PTDTNT có phẩm chất đạo đức tốt, giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc mình, đồng thời tiếp thu các nét đẹp văn hóa ứng xử văn minh, tiên tiến thông qua các hoạt động của nhà trường Tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt và khá của các trường đạt trên 95% Tỷ lệ thi đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông ở các tỉnh miền núi và vùng dân tộc thiểu số năm sau cao hơn năm trước Năm học 2009-2010 . quốc. Năm học 2009-2010, tỷ lệ học sinh bỏ học ở hầu hết các vùng đều giảm (biểu 2- phụ lục 1). Số học sinh bỏ học giảm đáng kể, (vì chưa có số liệu học sinh bỏ học cả năm nên lấy số liệu ở học. phúc BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC 2009-2010 PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM HỌC 2010-2011 CỦA GIÁO DỤC MẦM NON, GIÁO DỤC PHỔ THÔNG, GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN VÀ GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP Năm học 2009-2010, . so sánh qua các năm) học kỳ I năm học 2008-2009 số học sinh bỏ học là 86.269 em (chiếm tỷ lệ 0,56%); năm học 2009-2010 là 75.691 (chiếm tỷ lệ 0,51%) giảm 0,05%, trong đó, tiểu học là 0,11%; THCS

Ngày đăng: 14/07/2014, 01:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan