Theo hiểu biết của tôi, cũng chưa có ai nghiên cứu văn hóa rừng của người Lào trong sự đối sánh với văn hóa rừng của người Việt Nam để thấy được những tương đồng và dị biệt giữa hai tộc
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung của luận văn “Văn hóa rừng ở Tây Bắc Lào
và Tây Bắc Việt Nam” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, không sao chép bất cứ các công trình nào khác, các tài liệu tham khảo và trích dẫn đều được liệt kê và ghi rõ nguồn gốc
Hà Nội, tháng 10 năm 2019
Học viên
SENGSOULATH Youbi
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn với đề tài “Văn hóa rừng ở Tây Bắc Lào
và Tây Bắc Việt Nam ”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô
ở khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong khoa Việt Nam học và Tiếng Việt đã giảng dạy tôi những kiến thức quý giá trong quá trình học tập, đặc biệt tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Đặng Hoài Giang, người trực tiếp hướng dẫn luận văn, đã tận tình hướng dẫn tôi tìm ra hướng nghiên cứu, cách tìm tài liệu, và đã dành rất nhiều thời gian chỉnh sửa bản thảo luận văn này Tôi xin cảm ơn Ông Saly, Trưởng làng Suandara và người dân trong làng đã tạo điều kiện cho tôi đi thực địa để thu thập tài liệu Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ và những người thân trong gia đình đã
hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian qua và đặc biệt trong thời gian tôi theo học khóa thạc sĩ tại trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Do kiến thức và kinh nghiệm của bản thân người viết còn hạn chế, những thiếu sót trong luận văn là không thể tránh khỏi Vì vậy tôi kính mong
sẽ nhận được sự góp ý và chỉ bảo của quý thầy cô để luận văn này được hoàn chỉnh hơn nữa
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2019
Học viên
SENGSOULATH Youbi
Trang 51
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
1 Lý do chọn đề tài 4
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
3 Mục tiêu nghiên cứu 8
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
4.1 Đối tượng nghiên cứu 8
4.2 Phạm vi nghiên cứu 9
5 Phương pháp nghiên cứu và các nguồn tài liệu 9
5.1 Phương pháp nghiên cứu 9
5.2 Các nguồn tài liệu 10
6 Đóng góp của luận văn 10
7 Cấu trúc của luận văn 10
Chương 1 12
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 12
1.1 Khái niệm văn hóa rừng 12
1.1.1 Một số khái niệm về văn hóa 12
1.1.2 Một số khái niệm về rừng 13
1.1.3 Văn hóa rừng 16
1.2 Giới thiệu về vùng Tây Bắc Lào 16
1.2.1 Vị trí địa lý, khí hậu 16
1.2.2 Con người, tín ngưỡng, tôn giáo và các lễ hội ở vùng Tây Bắc Lào 18
1.2.3 Giới thiệu về làng Suandara 22
1.2.4 Giới thiệu về dân tộc Lào ở Tây Bắc Lào 22
1.3 Giới thiệu về vùng Tây Bắc Việt Nam 24
1.3.1 Vị trí địa lý, khí hậu 24
1.3.2 Con người, tín ngưỡng, tôn giáo và các lễ hội ở vùng Tây Bắc Việt Nam 27
1.3.3 Giới thiệu về dân tộc Thái ở Tây Bắc Việt Nam 30
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 33
Trang 62
Chương 2 34
VĂN HÓA RỪNG: NHÌN TỪ TÂY BẮC LÀO VÀ TÂY BẮC VIỆT NAM 34
2.1 Văn hóa rừng của người Lào ở Tây Bắc Lào 34
2.1.1 Nhận thức của con người về thế giới rừng 34
2.1.2 Cách phân loại rừng của người Lào 34
2.1.3 Chức năng sinh kế của rừng 39
2.1.4 Các nghi lễ và thực hành văn hóa gắn với rừng 40
2.1.4.1 Lễ cúng thần làng (khăm hó) 41
2.1.4.2 Lễ báo ma trong rừng ma (Phị thí khọp phi pa sạ) 46
2.2 Văn hóa rừng của người Việt ở vùng Tây Bắc Việt Nam 48
2.2.1 Nhận thức của con người về thế giới rừng 48
2.2.2 Cách phân loại rừng của người Thái 50
2.2.3 Chức năng sinh kế của rừng 52
2.2.4 Các nghi lễ và thực hành văn hóa gắn với rừng 53
2.2.4.1 Lễ Xên Bản 54
2.2.4.2 Lễ Xên mường 55
2.2.4.3 Lễ cúng rừng ma của người Thái Mường Mô 61
2.2.4.4 Nghi thức cầu ma rừng phù hộ 63
2.2.4.5 Lễ cúng chuộc gỗ rừng 63
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 65
Chương 3 66
BIẾN ĐỔI VĂN HÓA RỪNG VÀ MỘT VÀI SO SÁNH BƯỚC ĐẦU 66
3.1 Những biến đổi của văn hóa rừng trong thời gian hiện nay 66
3.1.1 Biến đổi văn hóa rừng của người Lào 66
3.1.2 Biến đổi văn hóa rừng của người Thái 68
3.2 Những nét tương đồng 70
3.3 Những nét khác biệt 72
3.4 Các nguyên nhân dẫn đến sự tương đồng và khác biệt 73
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 77
Trang 73
KẾT LUẬN 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
92
Trang 8là sản phẩm của quá trình thích nghi với thế giới tự nhiên, với rừng, cộng thêm tác động của Phật giáo Nam tông Ngày nay mặc dù điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở Lào đã thay đổi nhiều, nguồn tài nguyên rừng của Lào đã bị suy giảm nhiều, nhưng “ văn hóa rừng” của người Lào vẫn còn tồn tại – tất nhiên là có nhiều thay đổi so với truyền thống
Mặc dù vậy, cho đến nay, gần như chưa có nghiên cứu nào tập trung phân tích các biểu hiện và vai trò của rừng trong văn hóa Lào.Nói cách khác, chưa có ai thật sự đi giải mã “văn hóa rừng” của người Lào Theo hiểu biết của tôi, cũng chưa có ai nghiên cứu văn hóa rừng của người Lào trong sự đối sánh với văn hóa rừng của người Việt Nam để thấy được những tương đồng
và dị biệt giữa hai tộc người trong quan hệ ứng xử với rừng Là một học viên cao học chuyên ngành Việt Nam học, được sống trong môi trường văn hóa
của hai nước Lào và Việt, tôi muốn thực hiện đề tài “Văn hóa rừng ở Tây Bắc
Lào và Tây Bắc Việt Nam” để đóng góp một điều gì đó cho lĩnh vực nghiên
cứu còn nhiều khoảng trống này Tôi chọn khảo sát vùng Tây Bắc Lào – chính xác là tỉnh Luangprabang bởi tỉnh này là một trong những tỉnh giáp với Tây Bắc Việt Nam, cũng là quê hương của tôi
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trang 95
Đề tài này có mối liên hệ mật thiết với các công trình liên quan đến văn hóa rừng của người Thái (Tây Bắc) và các tộc người khác ở Việt Nam (nhóm 1); và các công trình nghiên cứu về văn hóa rừng của người Lào nói chung (nhóm 2)
Trong nhóm 1, có các công trình đáng chú ý sau đây:
Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam (NXB KHXH, 1978) của Cầm Trọng:
Đây là một trong những chuyên khảo đầu tiên trình bày một cách có hệ thống
về lịch sử, ngôn ngữ, chế độ ruộng đất, cấu trúc xã hội và đời sống tín ngưỡng của người Thái ở vùng Tây Bắc Việt Nam Những miêu tả về đời sống tín ngưỡng của tác giả đã giúp chúng ta hình dung phần nào về văn hoá rừng của người Thái Một thời gian sau đó, Cầm Trọng cùng với Phan Hữu Dật tiếp tục xuất bản một chuyên khảo khác về văn hoá Thái – nhưng không còn bó hẹp
trong người Thái ở Tây Bắc mà người Thái trên toàn Việt Nam: Văn hóa Thái
Việt Nam(NXB Văn hóa dân tộc, năm 1995)
Tri thức bản địa của người Thái ở miền núi Thanh Hóa (Luận án TS
Lịch sử - chuyên ngành Dân tộc học, 2009) của Vũ Trường Giang: Tác giả đã nghiên cứu sâu về những tri thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp và bảo
vệ tài nguyên thiên nhiên; tri thức bản địa về y học dân gian và chăm sóc sức khỏe; tri thức bản địa trong tổ chức và quản lý xã hội ở xã Yên Khương (huyện Lang Chánh) và Xuân Lệ (huyện Thường Xuân) Trong năm này, tác giả Nguyễn Thị Hồng Viên cũng xuất bản một công trình có chủ đề tương tự:
Kiến thức bản địa của người Thái trong canh tác nương rẫy ở vùng ven thành phố Sơn La (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009) Công trình của Nguyễn
Thị Hồng Viên cho thấy người Thái ở ven thành phố Sơn La đã tạo lập được
hệ sinh thái nhân văn của mình khá hoàn hảo, hệ canh tác nương rẫy đóng vai
Trang 106
trò quan trọng trong việc quản lý bảo vệ đất, cũng như trong đời sống hàng ngày của họ
Gần đây, nhóm tác giả Đặng Thị Oanh, Đặng Thị Ngọc Lan, Nguyễn
Văn Thủy đã công bố công trình Ứng xử với rừng trong văn hóa truyền thống
của người Thái ở Điện Biên(Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, NXB Khoa
học xã hội, Hà Nội, năm 2015) Nhóm tác giả đã tập trung nghiên cứu về kinh nghiệm quản lý và khai thác lợi ích từ rừng để phục vụ cuộc sống hàng ngày, cũng như đời sống tinh thần và tín ngưỡng gắn với rừng của người Thái ở tỉnh Điện Biên
Về chủ đề văn hoá rừng của các tộc người khác ở Việt Nam, trước hết,
phải kể đến công trình Chúng tôi ăn rừng của nhà dân tộc học người Pháp
George Condominas Đây là một bút ký dân tộc học mô tả toàn bộ đời sống của làng Sar Luk thuộc bộ lạc M’Nông Gar trong chu kỳ một năm nông nghiệp – từ lúc hạ cây, đốt rẫy cho đến khi thu hoạch: tìm đất làm rẫy, thử đất, đám cưới, đám tang, các lễ hội… [G Condominas (2008), Chúng tôi ăn rừng (bản tiếng Việt), NXB Thế giới, Hà Nội] Bên cạnh đó, có thể nhắc đến hàng loạt các công trình khác, như:
Ứng xử của người Dao đỏ ở Sapa trong việc cư trú, khai thác và bảo vệ rừng, nguồn nước của tác giả Phạm Công Hoan (NXB Khoa học Xã hội,
2015): Cuốn sách đã khái quát chung về tên gọi, lịch sử tộc người, địa vực cư trú, đặc điểm kinh tế - xã hội của người Dao Đỏ ở Sa Pa, tỉnh Lào Cai và phân tích cách ứng xử của người Dao Đỏ ở Sapa trong khai thác và bảo vệ rừng, nguồn nước
Rừng thiêng ở Mường Khủn Tinh của Trần Văn Hạc và Sầm Văn Bình
(NXB Khoa học Xã hội, 2015): Các tác giả đã tập trung viết về rừng thiêng và
Trang 117
những quy ước cũng như những điều cấm kỵ liên quan đến rừng của người Thái ở Mường Khủn Tinh, huyện Qùy Hợp, miền Tây Bắc Nghệ An
Ứng xử với môi trường tự nhiên của người Dao vùng Tây Bắc (NXB
Văn hóa Dân tộc, Hà Nội năm 2018) của tác giả Trần Hữu Sơn - đã tổng quan
về người Dao và ứng xử với môi trường tự nhiên của người Dao ở vùng Tây Bắc Trong cuốn sách này, ứng xử với môi trường tự nhiên của người Dao vùng Tây Bắc được phản ánh qua các hoạt động sinh kế truyền thống, cách ăn mặc, lập làng, dựng nhà ở, giữ rừng thiêng, giữ nguồn nước, tín ngưỡng tôn giáo và những biến đổi trong ứng xử với môi trường tự nhiên của họ.Ở nhóm
2, các công trình nghiên cứu về văn hóa Lào cũng có nhiều nhưng phần lớn tập trung nghiên cứu về các lễ hội nói chung, còn nghiên cứu về văn hóa liên quan đến rừng dường như còn ít Có thể điểm qua một số công trình tiêu biểu như sau:
Lào đất nước và con người (NXB Giáo Dục, 1987) của Nguyễn Trọng Điều:Tác giả tập trung miêu tả những nét đặc trưng về thiên nhiên đa dạng của nước Lào, về con người với nền văn hóa nhiều màu sắc và về tiềm năng kinh tế cũng như sự phát triển của kinh tế của nước Lào
Đất nước Lào lịch sử và văn hoá (NXB Chính trị Quốc Gia Hà Nội, 1996) do GS.Lương Ninh chủ biên, tái bản tại Tác giả tập trung trình bày quá trình lịch sử đấu tranh giành độc lập, tự do của nhân dân các bộ tộc Lào từ thời tiền sử đến khi nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ra đời, đồng thời qua đó giới thiệu một số nét khái quát nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc cùng những thành tựu văn hóa nổi bật của Lào
Ngôn ngữ và văn hoá Lào trong bối cảnh Đông Nam Á (NXB CTQG,
1998) của Phạm Đức Dương trình bày các đặc điểm của ngôn ngữ và văn hoá Lào xét trong bối cảnh Đông Nam Á
Trang 128
Đối thoại với các nền văn hoá Lào do Trịnh Huy Hóa biên dịch (NXB
Trẻ 2002) Nội dung của sách tập trung tìm hiểu về lịch sử và văn hoá của các dân tộc ở Lào như các phương diện:nguồn gốc dân tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, lễ hội, phong tục
Ngoài các công trình nghiên cứu trên, còn có nhiều bài viết về văn hóa
Lào như: Lễ hội Xuông Hưa (đua thuyền) và lễ hội Lay Hưa Phay (thả bè
nến) trên sông của người Lào của PGS.TS Nguyễn Lê Thị - tạp chí Nghiên
cứu Đông Nam Á số 11(92),2007; Chức năng và vai trò lễ hội Thạt Luổng
trong đời sống văn hóa của nhân dân Lào của Bounnam Phongbouapheuane – Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 6(183), 2015
Như vậy, có thể nói, các nghiên cứu liên quan đến văn hóa rừng của người Thái nói riêng và của các tộc người ở Việt Nam nói chung có khá nhiều nhưng số lượng và chất lượng của các nghiên cứu về văn hóa rừng ở Lào còn rất hạn chế Đặc biệt, hầu như chưa có bất kỳ nghiên cứu so sánh nào giữa văn hóa rừng của các tộc người ở Lào và ở Việt Nam
3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của luận văn là chỉ ra sự giống và khác nhau giữa “ văn hóa rừng”của người Lào với “văn hóa rừng” của người Việt Nam (qua so sánh giữa vùng Tây Bắc Lào và Tây Bắc Việt Nam) Để thực hiện mục tiêu này chúng tôi phải tập trung nghiên cứu cách ứng xử của người Lào và người Việt Nam với rừng, cách khai thác rừng cho đến phong tục tập quán và các nghi lễ, tín ngưỡng liên quan đến rừng
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 139
Đối tượng nghiên cứu là văn hóa rừng của người Lào (dân tộc Lào) ở vùng Tây Bắc Lào và văn hóa rừng của người Việt (dân tộc Thái) ở vùng Tây Bắc Việt Nam
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian, chúng tôi tập trung nghiên cứu ở vùng Tây Bắc Lào và vùng Tây Bắc Việt Nam.Tây Bắc Lào (làng Suanđara, huyện Xiêng Ngơn, tỉnh Luangprabang) tôi chọn vùng này để nghiên cứu bởi vì Luangprabang là một trong những tỉnh giáp với Tây Bắc Việt Nam Ngoài ra, do thời gian hạn chế nên tôi đã chọn một làng để tập trung nghiên cứu.Về thời gian, đề tài sẽ
khảo sát vấn đề nghiên cứu kể từ giai đoạn trước thế kỷ 20 đến nay
5 Phương pháp nghiên cứu và các nguồn tài liệu
5.1 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này tôi sẽ sử dụng phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp nghiên cứu thực địa và phương pháp so sánh/đối chiếu
- Phương pháp phân tích tài liệu: Được sử dụng để tham khảo các nguồn tài liệu thành văn liên quan đến đề tài luận văn, đặc biệt là nghiên cứu của các tác giả đi trước
- Phương pháp nghiên cứu thực địa: Tôi đã dành khoảng một tháng để
đi thực địa ở làng Suanđara – huyện Xiêng Ngơn – tỉnh Luangprabang Trong thời gian thực địa, tôi đã sử dụng các phương pháp phỏng vấn sâu, quan sát tham dự và thảo luận nhóm nhằm thu thập các thông tin nói về văn hóa rừng của người Lào Trong các phương pháp này, phỏng vấn sâu là phương pháp quan trọng nhất
- So sánh, đối chiếu: Đề tài Văn hóa rừng ở Tây Bắc Lào và Tây Bắc Việt Nam nên tác giả đã sử dụng phương pháp này để chỉ ra những tương
Trang 1410
đồng và khác biệt trong cách ứng xử với rừng của các cộng đồng được chọn nghiên cứu ở hai quốc gia
5.2 Các nguồn tài liệu
1 Tìm hiểu về văn hóa rừng ở miền Tây Bắc của Lào qua các nguồn tài liệu sách, trang web, và tài liệu chính là đi thực địa ở làng Suanđara huyện - Xiêng Ngơn - tỉnh Luangprabang
2 Tìm hiểu về văn hóa rừng ở miền Tây Bắc của Việt Nam qua các nguồn tài liệu sách, tạp chí, trang web
6 Đóng góp của luận văn
- Giới thiệu và làm rõ khái niệm văn hóa rừng
- Chỉ ra được những chiều cạnh cấu thành văn hoá rừng của người Lào ở Tây Bắc Lào và người Thái ở Tây Bắc Việt Nam
- Chỉ ra những tương đồng và dị biệt giữa văn hóa rừng ở vùng Tây Bắc Lào và văn hóa rừng ở Tây Bắc Việt Nam
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn bao gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
1.1 Khái niệm “văn hóa rừng”
1.2 Giới thiệu về vùng Tây Bắc Lào
1.3 Giới thiệu về vùng Tây Bắc Việt Nam
Chương 2: Văn hóa rừng nhìn từ Tây Bắc Lào và Tây Bắc Việt Nam
Trang 1511
2.1 Văn hóa rừng của người Lào ở Tây Bắc Lào
2.2 Văn hóa rừng của người Việt ở Tây Bắc Việt Nam
Chương 3: Biến đổi về văn hóa và một vài so sánh bước đầu
3.1 Những biến đổi của văn hóa rừng trong thời gian hiện nay 3.2 Những nét tương đồng
3.3 Những nét khác biệt
3.4 Các nguyên nhân dẫn đến sự tương đồng và khác biệt
Trang 1612
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Khái niệm văn hóa rừng
1.1.1 Một số khái niệm về văn hóa
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hóa (culture) Người đầu tiên đưa ra định nghĩa về văn hóa là Taylor – một nhà nhân loại học người Anh Ông viết: “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng của tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách là thành viên của xã hội”[14, tr.13]
Dựa trên quan điểm duy vật lịch sử, C.Mác coi văn hóa là toàn bộ những thành quả được tạo ra nhờ hoạt động lao động sáng tạo của con người – hoạt động sản xuất vật chất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực của con người.C Mác đã đồng nhất văn hóa với phương thức hoạt động sống riêng có của con người Đó là phương thức mà con người sử dụng lao động sáng tạo của mình để biến đổi và cải tạo giới tự nhiên, “vận dụng bản chất cố hữu của mình” để cải tạo hiện thực khách quan, “nhào nặn”, “xây dựng” thực tại khách quan cho chính mình “theo các quy luật của cái đẹp” [2, tr 137]
Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản
Trang 1713
sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [13, tr 408]
Năm 1986, Tổ chức văn hóa thế giới (UNESCO), đã cho rằng: “Trong
ý nghĩa rộng nhất, văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc, quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng Văn hóa đem lại cho con người những suy xét
về bản thân Chính văn hóa đã làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình
là một phương án chưa hoàn thiện được đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩ mới mẻ và tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân”[36, tr 17]
Hiện nay, đa số học giả cho rằng, văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử [36, tr 5-6]
1.1.2 Một số khái niệm về rừng
Năm 1930, Morozov đã định nghĩa khái niệm về rừng như sau: Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ với nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định và trong khí quyển, rừng chiếm phần lớn về mặt trái đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lý Đến năm 1952, M.E Tcachenco đã phát biểu rằng: Rừng là một bộ phận cảnh quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật Trong quá trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau với hoàn cảnh bên ngoài Cho đến năm 1974, I.S Mê Lê Khôp quan niệm rằng: Rừng là sự
Trang 18Theo Luật Lâm Nghiệp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2017, “Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong
đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau
có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên [30]
Như vậy, các định nghĩa trên chủ yếu hiểu rừng như là một hệ sinh thái
tự nhiên, nhưng đối với các tộc người có cuộc sống gần gũi với rừng, môi trường sống của họ toàn gắn liền với rừng núi thì rừng không chỉ là tự nhiên thuần túy Theo nhà văn hóa Nguyên Ngọc, đối với các tộc người ở Tây Nguyên, họ coi từng cây rừng đúng như một sinh vật sống chẳng hề thua kém con người, cũng có linh hồn ngang bằng con người, cũng đầy cảm xúc, vui mừng, hạnh phúc, đau đớn hệt con người Khi buộc phải chặt hạ một cây gỗ cho nhu cầu thiết yếu của mình, bao giờ người Tây Nguyên cũng ân cần làm
lễ xin lỗi cây, tạ ơn rừng Người Tây Nguyên sống “theo đạo đức của rừng”, quan niệm con người cần phải hiến mình như rừng Như vậy ở Tây Nguyên, rừng là cội nguồn của đời sống tâm linh, tức phần sâu xa nhất trong con người
và cộng đồng người, mất rừng thì con người và cộng đồng người mất đi cái
Trang 19mà người Dao Đỏ dùng để răn dạy con cháu thông qua các câu tục ngữ, thành ngữ, chẳng hạn như:
Giảm tàu pẻ phản nhần khú khí, Trỉnh tầu tải mụa khú rìa làng
Trong khi đó, người Hà Nhì quan niệm rằng: rừng và cây rừng, con thú trong rừng điều có linh hồn như con người.Theo ghi chép của Trần Hữu, khi gieo hạt cho một vụ mùa mới, người Hà Nhì bao giờ cũng phải khấn hồn cây
và thần rừng A Pố Xả Kha Khi vào rừng kiếm củi, hái rau, chặt cây, người
Hà Nhì cũng phải cúng thần rừng, cầu xin thần cho hái rau, chặt cây Một số
Trang 2016
người chết bất đắc kỳ tử ở trong rừng cũng hóa thành loài ma ác đe dọa con người khi họ vào rừng và bị rừng trừng phạt như Xá Xí Khà Là Cộ (ma người chết do hổ vồ), Xá Xí Khà Ngú Cộ (ma người chết do gấu vồ, Xá Xí Ô Ló Tụ (ma người chết do rắn cắn) Như vậy quan niệm về rừng, nhìn nhận về rừng của người Hà Nhì vừa phản ánh mối quan hệ thân thiện hòa hợp với rừng vừa linh thiêng hóa rừng Với quan niệm như vậy, người Hà Nhì đặc biệt quan tâm đến rừng, có thái độ kính trọng, sợ hãi hoặc chăm sóc rừng, cây rừng như đối với người thân, bề trên của mình Mặt khác người Hà Nhì còn tạo ra cơ chế thiêng bảo vệ rừng Rừng linh thiêng vì trong rừng có nhiều lực lượng siêu nhiên ảnh hưởng đến đời sống con người, vì mỗi loại cây, mỗi vũng nước đều có thần chủ Con người xâm phạm đến rừng cây, tự nhiên sẽ bị trừng phạt Cơ chế thiêng tạo ra sức mạnh bảo vệ rừng, tạo ra ý thức tự giác, buộc con người phải tôn trọng rừng, không được phá loại rừng [27, tr 644-645]
1.1.3 Văn hóa rừng
Từ các khái niệm “văn hóa” và “rừng” đã trình bày ở phần trên, tác giả đưa ra cách hiểu của mình về văn hóa rừng như sau: văn hóa rừng là một tập hợp các ứng xử đặc trưng gắn với hệ sinh thái rừng của các cộng đồng sở tại, được thể hiện trong quan niệm, các nghi lễ, các hình thức quản lý, khai thác
và bảo vệ rừng của họ, rồi dần dần trở thành phong tục tập quán, tín ngưỡng tốt đẹp được chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác
1.2 Giới thiệu về vùng Tây Bắc Lào
1.2.1 Vị trí địa lý, khí hậu
Theo địa lý Lào, Lào được chia thành 3 miền: miền Bắc, Trung, Nam nhưng theo cục Khí tượng và Thủy văn Lào phân chia nước Lào thành 4 vùng gồm có: vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Trung và Nam
Trang 21là miền núi, núi cao “Vùng Tây Bắc có thể nói ngoài cao nguyên Mường
Sing còn một cao nguyên nhỏ đá phiến và cát kết thuộc tỉnh Nặm Thà, đại bộ phận núi non theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, với độ cao từ 1000 đến 1500m, có những đỉnh vượt quá 2000m Đông bắc và nam Phongsaly bị nhiều dãy núi che chắn Dãy Sanchênpêu dài 60 km và rộng tới 40km Còn dãy Saichengkoung ở Tây Bắc Nậm Thà (cách đó 70km) là dãy núi hoa cương cũng có chiều dài tới 60km, nhưng bề rộng khoảng 20km; đỉnh cao nhất đạt tới2072m Đó cũng là đỉnh cao nhất trong vùng Theo hướng núi, các dòng Nậm Thà, Nậm U, Nậm Seng, từ các thung lũng hẹp hai bên sườn dốc, vất vả lắm mới vượt được các hõm để đổ về Mẹ Khoỏng Nhiều dãy núi khác không kém phần đồ sộ bao quanh Luangphabăng như những bức tường thành, di tích của một địa thế tự nhiên để che chắn cố đô của đất nước Triệu Voi Dãy Phu Nậm Bang nằm ở phía tây dài tới 60km, có đỉnh cao tới 1933m Dãy Phu Ba Beng dài 50km, rộng 80km lại án ngữ phía nam tạo thế cho kinh đô cũ nằm sâu kín trong vùng núi hiểm trở Hệ núi non đó kéo dài tận bắc Viêng Chăn mới giảm thế hiểm trở, đổ xuống mạn bờ tây dòng Mẹ Khoỏng, thế núi thấp dần sang phía Thái Lan”[20, tr 10-11]
Tây Bắc Lào gồm có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô Đặc điểm của vùng này vào mùa khô nhiệt độ sẽ thấp hơn nếu so với miền khác nhưng vẫn ấm hơn ở Đông Bắc
Trang 2218
“Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 (Dương lịch) thời tiết lạnh
và khô, sáng sớm có sương mù, nắng nhiều,bởi chịu ảnh hưởng từ khối không khí lạnh Siberia (Nga) và do ảnh hưởng của địa hình của vùng đã làm cho nhiệt độ của vùng này thấp hơn so với miền Nam Nhiệt độ trung bình trong mùa khô là 15C Lượng mưa vào mùa này cũng ít nhưng nếu so với vùng khác thì vùng này có nhiều hơn đặc biệt cuối tháng 2 đến đầu tháng 3 sẽ có mưa phùn
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 (Dương lịch), chịu ảnh hưởng từ gió thổi từ biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương từ phía Tây-Nam thổi lên,vào mùa này thời tiết luôn thay đổi, có dông, nhiều mây đôi khi
có bão, lượng nước mưa chiếm tới 90% của lượng nước mưa cả năm đặc biệt tháng 7 và tháng 8 là tháng có mưa nhiều nhất trung bình là 20 - 25 ngày/tháng mùa này nắng không nhiều và độ ẩm cũng cao nhiệt độ trung bình
Theo thống kê năm 2015 Lào có tất cả 49 dân tộc thuộc 4 nhóm ngôn ngữ khác nhau như: nhóm các tộc người nói ngôn ngữ Lào– Tai (Lào – Thay), nhóm các tộc người nói ngôn ngữ Mon- Khơme, nhóm các tộc người nói ngôn ngữ Hmông- Miến, nhóm các tộc người nói ngôn ngữ Hán-Tạng ngoài 4 nhóm này ra còn có các kiều dân như: người Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, [41, tr.49] Và các tộc người tập trung ở vùng Tây Bắc chủ yếu
Trang 2319
là các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Lào- Tai như: dân tộc Lào, Tày, Phuôn,
Lự, Nhuôn, Thay Nưa, Thái Đen, Thái Đỏ, Thái Trắng, ; dân tộc Khơ Mú thuộc nhóm ngôn ngữ Mon- Khơme; dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Hmông- Miến như: Hmông, ; các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Hán -Tạng như: Akha, Phounoi, Lahu, Sila, Hà Nhì, Lô Lô, Họ Bởi vì các tộc người sống ở vùng Tây Bắc khá đa dạng nên các tín ngưỡng, tôn giáo cũng khá phong phú như các dân tộc sống ở vùng đồng bằng và ven bờ sông chủ yếu họ sẽ theo Phật giáo tiểu thừa như: Thái Lan, Campuchia, Srilanka, Myanmar, còn các đồng bào dân tộc sống ở miền núi cao họ có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thần linh (thần núi, thần rừng, ), tín ngưỡng phồn thực và các tín ngưỡng đó người Lào gọi là Phí có nghĩa là ma (thần), và một số người cũng theo Kitô giáo, Bàlamôn giáo, Nhưng đặc điểm của người dân Lào nói chung người Tây Bắc nói riêng dù là dân tộc nào theo tôn giáo nào thậm chí không theo tôn giáo nào cả cũng có thể hỗn hợp với nhau thí dụ: người theo Phật có thể thờ cúng thần linh bởi vì cuộc sống của họ chủ yếu gắn bó với thiên nhiên nên làm cho họ tin vào cái mà họ không thể thấy bằng mắt nhưng họ vẫn tin trong thứ đó chắc có linh hồn và người theo Phí có thể vào chùa thậm chí có thể đi
tu, dù họ theo Phí nhưng vẫn chịu ảnh hưởng từ Phật và đó là sự thống nhất trong đa dạng của người dân Lào[41, tr 50]
Phật giáo chiếm địa vị hết sức quan trọng trong đời sống của người Lào nói chung và người Lào vùng Tây Bắc nói riêng Theo các nhà nghiên cứu,
Phật giáo đã được du nhập vào Lào khoảng trước thế kỷ thứ X thời kỳ Lào là các mương riêng lẻ Là một tôn giáo với những nghi thức đơn giản, với chủ thuyết từ bi bác ái Phật giáo được chinh phục người dân Lào Vốn là một dân tộc yêu chuộng hòa bình và đầy tình nhân ái, trong quá trình tồn tại và phát triển dài lâu trên đất nước Lào, Phật giáo đã có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của lịch sử Lào Phật giáo từng là chất keo gắn liền các
Trang 2420
mương riêng lẻ tạo tiền đề cho sự ra đời của quốc gia thống nhất Lào Thế kỷ thứ XIV, quốc gia thống nhất Lào Lạn Xạng ra đời Phật giáo được tôn lên địa
vị quốc giáo Từ đấy Phật giáo đã góp phần ngăn chặn tình trạng cát cứ để giữ
sự thống nhất của vương quốc và góp phần vào các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm giành độc lập cho đất nước Lào Trải qua hàng trăm năm tồn tại trên đất nước Lào, Phật giáo đã thấm vào tư tưởng, tình cảm và ý thức của nhân dân Lào để tạo nên một văn hóa dân tộc Lào thống nhất vừa thấm đượm tính nhân từ của đạo Phật, vừa mang sắc thái bình yên của người Lào Sự phát triển của Phật giáo luôn gắn liền với sự phát triển của lịch sử Lào Điều đó được thể hiện rõ ràng hơn trong một thế kỷ qua, thế kỷ nhân dân Lào đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để giành độc lập Lực lượng Phật giáo đã
đi theo xu thế chung của thời đại góp phần cùng nhân dân Lào chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giành độc lập cho đất nước Lào Từ năm 1975, sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, nhân dân Lào bước vào giai đoạn lịch sử mới, thời kỳ bảo vệ và xây dựng đất nước mới, Phật giáo cũng có những biến chuyển để phù hợp với giai đoạn lịch sử mới của đất nước”[32, tr 136-
137]
Từ góc nhìn Phật giáo, người Lào chia con người thành hai loài “Khôn
đíp” và “Khôn xúc” “Khôn đíp”(người sống)sống theo lối tự nhiên chưa được giáo hóa Vì vậy họ phải được vào chùa để học hành giáo lý, chữ nghĩa để trở thành “Khôn xúc”(người chín) Ở người Lào-Tày, con trai đến
độ tuổi bắt đầu lớn (13-14) được gia đình khuyến khích đi vào chùa, cắt tóc, mặc áo cà sa (Pên buột) để theo các vị sư Sau một thời gian dù ba tháng, một năm, ba năm anh ta được ra chùa (Xít) trở về với cuộc sống gia đình lập nghiệp làm ăn và được coi là “ Khôn xúc”, được đặt tên có chữ: Thít, Xiêng
Vì thế “ chùa” đối với người theo Phật ở Lào không phải chỉ là nơi thực hành
nghi lễ, nghe giảng kinh Phật mà còn là nhà trường dạy chữ, dạy kiến thức,
Trang 25Luông Pha Bang nhỏ bé nhưng có tới 33 ngôi chùa (khu vực phố cổ)[45] các
ngôi chùa đó được xây dựng từ các thời vua khác nhau và được các người dân phát huy gìn giữ cho đến hiện nay đó đã chứng minh rằng: người Lào nói trung người Tây Bắc nói riêng họ rất gắn bó với đạo Phật
Các lễ hội quanh năm phần lớn cũng liên quan đến Phật giáo và nông nghiệp người Lào gọi lễ hội là “ Bun” có nghĩa là phúc các nghi lễ liên quan
đến Phật giáo như: Bun Pha Vết( kỷ niệm ngày Thích Ca thành Phật, đọc kinh
Pha Vết), Bun Xà Lạc( hiến tiền bạc đồ vật cho nhà chùa để cầu phúc nhưng dưới hình thức nhờ chuyển cho tổ tiên), Bun Khẩu Văn Xả và Oc Văn Xả (tuần chay kéo dài ba tháng dành cho công việc ăn chay niệm Phật của các nhà sư, xét đề bạt, kỷ luật )[10, tr 217], Bun Visakhabusa(lễ Phật đản),
Ngoài các lễ hội này ra còn có Bun Pi May( năm mới, Té nước) được tổ chức vào tháng Tư Dương lịch (theo lịch Lào gọi là tháng Năm, Bun Khau Chi (nướng xôi) tổ chức vào tháng Hai Dương lịch là tháng Ba theo lịch Lào, Bun Xuông Hưa(đua thuyền) được tổ chức vào ngày lễ Oc Văn Xả có một số nơi
tổ chức vào ngày Bun Ho Khau Pa Đap Đin (lễ tưởng nhớ người mất đi rồi) được tổ chức vào tháng Tám hoặc tháng Chín Dương lịch, lễ hội đón năm mới của dân tộc Khơ Mú và Hmông, Bun Lay Heua Phay (thả thuyền lửa, thả hoa
Trang 2622
đăng) được tổ chức vào ban đêm cùng ngày Oc Phan Xã nhưng một số nơi tổ chức vào đêm hôm sau ngày Oc Phan Xả Ngoài các lễ hội lớn nói trên còn có các lễ hội địa phương được tổ chức theo làng như lễ hội cầu mưa (các dân tộc làm nương rẫy), thờ thần làng,
1.2.3 Giới thiệu về làng Suandara
Ông Saly, trưởng làng cho biết làng Suandara thuộc huyện Xiêng Ngơn, tỉnh Luông Pha Bang, làng nằm cách trung tâm huyện Xiêng Ngơn khoảng 18km về phía Đông Bắc Có biên giới phía Bắc giáp với làng Huai Yen, phía Nam giáp với làng Huai Fai, phía Tây giáp với làng Long O, còn phía Đông giáp với làng En Nếu tính từ trung tâm thành phố Luông Pha Bang, làng Suandara chỉ cách trung tâm khoảng 22 km làng nằm bên bờ sông Khan là một con sông có vai trò quan trọng đối với người Tây Bắc 80% dân làng là dân tộc Lào thuộc nhóm ngôn ngữ Lào-Tai theo Phật giáo, còn 20% là đồng bào dân tộc Hmông thuộc nhóm ngôn ngữ Hmông-Miến theo ma, làng
có một ngôi chùa là trung tâm hội tụ tinh thần của dân làng Dù đạo Phật có ảnh hưởng rất lớn với cuộc sống của dân làng nhưng bởi một phần của cuộc sống người ở đây là thiên nhiên nên chúng ta cũng có tín ngưỡng thờ cúng thần (ma) và phần lớn của phong tục tập quán cũng không chỉ liên quan đến đạo Phật mà đi đôi với thiên nhiên Nghề chính của người dân ở đây là trồng lúa nước, trồng những cây lương thực như: ngô, củ sắn, lạc, vừng, các loài cây ăn quả,
1.2.4 Giới thiệu về dân tộc Lào ở Tây Bắc Lào
Dân tộc Lào là dân tộc chiếm đa số dân ở Lào chiếm 53.2% của dân cả nước (theo Tổng điều tra dân số nhà ở Lào lần thứ 4, 1-7/3/2015) Hiện nay, dân tộc Lào chiếm 47% dân số ở Tây Bắc[34], là một dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Lào – Tai, theo đạo Phật Tiểu thừa, một số gia đình cũng có tín
Trang 2723
ngưỡng thờ thần (thần đất, thần núi, thần sông,…), họ tập trung cư trú ở vùng đồng bằng ven bờ sông, nghề chính của họ là buôn bán, trồng trọt, trồng lúa nước do vậy lương thực chính của họ là gạo nếp
Kể từ lịch sử của nhóm nói ngôn ngữ Lào – Tai hoặc Lào - Thay:
“Thực ra quá trình người Lào – Thay chuyển dịch vào Lào đã được P Boulanger đề cập đến trong công trình Histoire du Laos từ năm 1935 (97), xong ông chưa định được niên đại cụ thể Còn Đặng Nghiệm Vạn trong bài
Sơ lược về sự thiên di của các bộ lạc Thái vào Tây Bắc Việt Nam (85) và bài quá trình hình thành các nhóm Tày – Thái ở Việt Nam (86) đã chỉ ra rằng, người Lào Thay vào Lào trong thế kỷ thứ VIII và sự hình thành hệ thống chính trị xã hội kiểu các mường cổ của người Lào – Thay ở Lào đã được phản ánh trong truyền thuyết Khún Bulôm Truyền thuyết kể rằng Khún Phạ Bulôm đã chia đất đai của mình cho bảy người con coi giữ Khún Lo, con trai
cả vào mường Xoa năm 747 (67) lập nên hệ thống tổ chức chính trị, xã hội ở đây Trong khối cư dân nói tiếng Lào – Thay ở Lào, ngoài người Lào còn có người Phu Thay (Thay Đăm, Thay Đeng, Thay Khảo, Thay Nưa, Thay Mơi, Phu Thay, người Lự, người Nhuôn, người Dắng (ở việt Nam gọi là người Giắng), người Xẹc”[19, tr 21-22]
Trước khi đạo Phật được du nhập vào Lào, lúc đó dân tộc Lào đang theo đạo Bàlamôn (Lào gọi là Pham hay Phạn) và sau khi đạo Phật vào Lào,
nó đã chiếm địa vị chủ đạo trong đời sống tinh thần và văn hóa truyền thống của người Lào “Người Lào tiếp nhận đạo Phật một cách tự nhiên như một hoạt động tổng thể của đời sống tinh thần và văn hóa theo cách họ “Thứ Phí” trước khi có đạo Phật Đức Phật đã mang đến cho họ những điều khuyên răn làm cho các quan hệ giữa con người với con người trong cộng đồng trở nên hiền hòa êm thấm, tránh được lòng tham thói xấu”[10, tr 196] Mặc dù người Lào theo Phật, nhưng họ vẫn thờ thần (Phi) đó là tác động của đạo
Trang 2824
Bàlamôn “Đến thế kỷ XVI, vua Phothi Sararat đã ra sắc lệnh cấm thờ Phi để thờ Phật lúc đó đạo Phạn đã mờ nhạt chỉ con được giữ lại một số nghi lễ như; Ba Xi là tục buộc chỉ cổ tay để cầu phúc, khẩn, cầu may mắn,…”[10,
tr 197] Do vậy, lễ hội quanh năm của họ mới liên quan đến Phật giáo và có một phần là liên quan đến đạo Bàlamôn
1.3 Giới thiệu về vùng Tây Bắc Việt Nam
1.3.1 Vị trí địa lý, khí hậu
Nằm ở phía Tây- Bắc lãnh thổ Việt Nam, Tây Bắc có diện tích vào khoảng 36.000 km2, chiếm 1/4 diện tích miền Bắc Phía Bắc giáp Trung Hoa, với 700 km đường biên giới; phía Tây giáp Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; phía Nam giáp Thanh Hóa, Hà Tây; ranh giới phía Đông giữa Tây Bắc với Đông Bắc, vùng trung du Bắc Bộ là sông Hồng và dãy Hoàng Liên Sơn[28, tr 12]
Hiện nay, theo các nhà nghiên cứu văn hóa, địa văn hóa, dân tộc học, lãnh thổ Tây Bắc gồm các tỉnh: Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hòa Bình Cũng cần chú ý, một số ngành khác có quan niệm về lãnh thổ Tây Bắc khác với các hiểu trên Ví dụ: theo Tổng cục Thống kê, Tây Bắc bao gồm các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hòa Bình Còn trong
sách 500 Câu Hỏi Đáp Sắc Màu Văn Hóa Việt Nam đã viết rằng : “Tiểu vùng
văn hóa Tây Bắc bao gồm các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La và một phần các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình Với một địa bàn khá rộng nên Tây Bắc giáp Lào ở phía Tây, giáp Trung Quốc ở phía Tây Bắc, giáp vùng Đông Bắc Bắc Bộ ở phía Đông và giáp tỉnh Thanh Hóa ở phía Tây Nam Mở rộng ra, tiểu vùng văn hóa Tây Bắc là một phần của vùng văn hóa Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ, bao gồm các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình và miền núi các tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An[ 12, tr 99] Tây Bắc là vùng lãnh thổ bao gồm nhiều dãy núi và cao nguyên Nếu tính từ
Trang 2925
thung lũng sông Hồng thuộc địa phận phía Đông của Lào Cai, Yên Bái cho đến biên giới phía Tây giáp với Công hòa Dân chủ Nhân dân Lào( CHDCDL), địa hình hết sức phức tạp Phía Đông lãnh thổ Tây Bắc là dãy Hoàng Liên Sơn, dài tới 180km từ biên giới Việt – Trung cho đến tận Vạn Yên, có chiều rộng trung bình khoảng 30km Đa số các đỉnh núi thuộc dãy núi này đều có độ cao trung bình từ 1.500 đến trên 3000m, thấp nhất cũng là 1.069m (đèo Khau Cọ) Nếu không kể dòng sông Hồng Hà cuồn cuộn nước phù sa, Hoàng Liên Sơn chính là ranh giới chia đôi phần lãnh thổ Bắc Việt Nam thành hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc Thuộc phần đất giáp biên giới với CHDCDL là dãy núi sông Mã Tuy không cao bằng Hoàng Liên Sơn, nhưng sông Mã được xếp vào loại núi có độ cao trung bình (có đỉnh cao tới 1.800m) Sông Mã chạy dài tới 500km, tỏa rộng sang cả Samneau thuộc lãnh thổ CHDCDL và miền núi Tây Thanh – Nghệ Giữa hai dãy núi đồ sộ trên là phần đất thuộc vùng núi thấp tương đối rộng lớn thuộc lưu vực sông Đà với nhiều cao nguyên đá vôi (dài 400km, rộng 10 – 20 km, cao 600 – 1.000m) chạy suốt từ Phong Thổ (Lai Châu) đến Quan Sơn, Quan Hóa (Thanh Hóa) Đây là vùng lãnh thổ bị chia cắt rất dữ dội và chỉ cách nay khoảng hơn vài chục năm vẫn còn tương đối hoang vu Xen giữa những dãy núi lớn nhỏ là các bồn địa, các cánh đồng Mường Than (Than Uyên, Lai Châu), Mường Lò (Nghĩa Lộ), Mường Tấc (Phù Yên, Bắc Yên), Mường Muổi (Thuận Châu), Mường Vạt (Yên Châu), Mường Xang (Mộc Châu) thuộc tỉnh Sơn La; Mường Ẳng, Mường Then (Điện Biên), Mường Lay (Lai Châu), Mường Mùn (Mai Châu), Mường Bi (Tân Lạc), Mường Vang (Lạc Sơn), Mường Thàng (Kỳ Sơn) và Mường Động (Kim Bôi) thuộc tỉnh Hòa Bình Ngoài các cánh đồng bồn địa lớn, nằm xen cài giữa các vùng núi đồi Tây Bắc còn có hàng trăm cánh đồng diện tích vào loại trung bình và nhỏ Tất cả những cánh đồng bồn địa đó chính là những vùng tụ cư, lập làng khai phá đất đai thành ruộng
Trang 30Mùa mưa ở Tây Bắc thường kéo dài từ tháng Tư, tháng Năm đến tháng Mười Dương lịch Về mùa mưa khí hậu nóng bức, mưa rất nhiều, độ
ẩm không khí cao Đầu mùa mưa thường hay có mưa đá Từ giữa tháng Tư, các cơn mưa thường kéo dài và kèm theo dông lớn Mưa nhiều nhất tập trung vào tháng Sáu, tháng Bảy Âm lịch (tháng Tám Dương lịch).Trong khoảng thời gian các tháng mùa mưa, Tây Bắc thường có tổng lượng mưa trung bình vào khoảng 1.500 – 2.300mm Nhiệt độ trung bình vào mùa mưa
ở Tây Bắc thường ở mức 25C đến 35C
Mùa khô lạnh ở Tây Bắc thường kéo dài từ tháng Mười một đến tháng
Tư năm sau (Dương lịch) Đặc điểm nổi bật của khí hậu Tây Bắc mùa này là khô và hanh kèm theo lạnh buốt Có những tháng về mùa này ở Tây Bắc lượng mưa chỉ đạt tới 5 – 20mm Vào những đợt rét nhất, nhiều nơi có nhiệt
độ trung bình xuống tới 4C hoặc 5C Kèm theo lạnh là sương mù dày đặc, gió Bấc và sương muối Vào thời điểm giao mùa, tức là vào khoảng từ tháng Hai đến tháng Tư (Dương lịch), ở Tây Bắc trời chuyển dần từ lạnh sang nóng Vào thời gian này, chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và đêm ở Tây Bắc rất cao, nhiều khi buổi trưa nhiệt độ lên tới 38C, nhưng về đêm nhiệt
độ lại xuống chỉ còn 18C - 20C Chính quãng thời gian này, Tây Bắc rất
Trang 31tr 35] Tây Bắc là vùng tập trung đông các dân tộc anh em thuộc ba ngữ hệ lớn Đông Nam Á đó là ngữ hệ Thái - Ka Đai, ngữ hệ Nam Á và ngữ hệ Hán – Tạng Ngữ hệ Thái – Ka Đai bao gồm các dân tộc: Thái, Tày, Nùng, Giáy, Lào, Lự, Bố Y, Sán Chay, La Ha Ngữ hệ Nam Á bao gồm các tộc người nhóm Môn – Khamer là Khơ Mú, Xinh Mun, Kháng, Mảng; các tộc người nhóm Việt – Mường là Mường, Kinh (Việt), Thổ; các tộc người nhóm H’mông – Dao là H’mông – Dao Ngữ hệ Hán – Tạng bao gồm các tộc người Hoa (Hán), Hà Nhì, Lô Lô, Phù Lá, La Hủ, Cống, Si La[12, tr 104-105]
Trong số các dân tộc vùng này thì người Thái có số dân đông nhất, trình độ phát triển về mọi mặt đều cao hơn và có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các dân tộc khác, nhất là các dân tộc nói tiếng Môn – Khơme Thời xưa quý tộc người Thái là tầng lớp thống trị đối với đồng tộc và các dân tộc khác trong vùng [11, tr 485]
Vạn vật hữu linh, là tín ngưỡng của các cư dân vùng thấp Họ quan niệm muôn vật đều có linh hồn (phi) Sống dựa hoàn toàn vào tự nhiên, họ tin vào sức mạnh của các thế lực siêu nhiên Vì thế cầu cúng xin sự phù hộ mưa thuận gió hòa, được mùa, người an, vật thịnh, là cách phổ biến trong ứng
xử với tự nhiên của họ Đó cũng là cơ sở phát sinh và tồn tại của các nghi lễ
Trang 3228
truyền thống của các cư dân Tây Bắc Về vũ trụ quan các dân tộc Tây Bắc đều cho rằng có:
Mường trời (Mường Then), nơi ở của thần linh (Then), thế lực cai quản
vũ trụ và tổ tiên (phi đẳm) của con người ở mặt đất Trên Mường Then, theo
họ gồm có: Mường một (nơi ở của phi một, chăm lo sức khỏe), Mường phi cướt (nơi cư ngụ của linh hồn trẻ con chết yểu do phi cướt cai quản), Mường
ha (nơi cư ngụ của các ma chết do bệnh dịch, chết trận, hổ vồ, rắn cắn, chết đuối, ngã cây), Mường hịt, Mường hạy (nơi trú ngụ của ma những người khốn khỏ), Mường khlốc, khlái (nơi ở của ma cô đơn), Mường đẳm đoi, (nơi ở của ma tổ tiên thường dân), Mường liên pan luông (nơi cư ngụ của ma tổ tiên dòng họ quý tộc), Mường Then (mường của các thần linh trong coi vũ trụ) bao gồm: Then luông (ông chủ Mường Then), Then chăng, then bun (coi phúc lộc), Then hịt, Then hạy (coi người nghèo khổ), Then ló (then đúc ra con người), Then chất then chát (quản sự sống chết), Then khơ then khọc (trông coi sự sống), Then Xội (luật tục, tội lỗi), Then Chương (quản anh hùng, cứu nhân độ thế), Then vi/Then thỏng (trông coi một nửa Mường Then và một nửa Liên pan luông/mường tổ tiên quý tộc), Then hung, Then khao (trông coi mưa gió, ), Then xính (trông coi các dòng họ)
Mường pưa/Mường bằng: thế giới của người trần gian
Tầng dưới cùng ở dưới mặt đất (mường pa tịn), thế giới của những người bé nhỏ, ăn bằng nước; và ở dưới nước (mương bua khú), thế giới của
ma thuồng luồng (phi to nguok)[ 28, tr 394-395]
Về tín ngưỡng của các tộc người ở Tây Bắc, cũng cần phải nói thêm rằng: Hầu hết, các tộc người còn lưu giữ nhiều hình thức tín ngưỡng lâu đời
Đó là tục thờ vật tổ (totem) của các dòng họ Khơ Mú, Thái, Xinh Mun, Kháng La Ha, Dao; tục cúng ma bản, ma mường (xên bản, xên mường; Tục
Trang 3329
thờ cúng tổ tiên (xên phi hươn); ma thuật chữa bệnh; ma thuật làm hại (bằng phăn, lắng lượt, ); Tục thờ thần săn bắn và các nghi lễ nông nghiệp như thờ thần chăn nuôi, cầu mưa (xên xó phón), cúng thần gió (phí lôm/mô hả), tục
mẹ lúa (me ngo), cúng thần nước (xên phi nặm/to nguok), cúng ma rừng, ma núi (xên phi pá), cúng cơm mới (xên khảu mớ), cúng xuống đồng [28, tr 396]
Cúng bái, kêu cầu ở Tây Bắc thường gắn chặt với các hoạt động kiếm sống, vì thế mỗi mùa mỗi tiết cư dân trong vùng thường tổ chức một số nghi thức cầu cúng nhất định Đầu năm các tộc người Tây Bắc đều ăn tết Nguyên đán Người Mường vẫn gọi tết này là tết Cả, người Thái, người Tày, người Nùng và người Giáy đều ăn Kin Chiêng (ăn tết tháng Giêng), người H’mông
ăn tết H’mông vào cuối tháng Mười hai Dương lịch, nhưng thông thường họ cũng ăn tết Nguyên đán Lễ hội xuống đồng (khai hạ/khuổng mùa) của người Mường tổ chức từ mồng Bảy đến mồng Mười tháng Giêng Ở Mường Bi (Tân Lạc, Hòa Bình) theo tục lệ Mường, họ tổ chức đi săn, tu sửa mương, cúng thần tại đình Lồng tồng của người Tày, Nùng tổ chức từ mồng Năm đến Rằm tháng Giêng, trên ruộng, với mục đích cầu mùa, không khác gì mấy so với lồng tồng.Đoòng Chứ Thu Lùng của người Nùng là lễ cúng thần rừng, thần núi, tổ chức vào tháng Giêng, cũng là lễ cầu an, cầu mùa Kin Lảu Ló của các
mo Thái, Doông Mợi của mo Mường, Then của các Then Tày, Then Nùng cũng đều tổ chức vào tháng Giêng, hay đầu xuân để tạ ơn Phi Hươn và Phi Tay của Mo Một và cầu an cho mọi người Vào đầu xuân, người Thái ở các mường thường tổ chức Xên Bản, Xên Mường (cúng Bản, cúng Mường), tại Đông Sựa (rừng Bản) hay Đông Tu Mương (rừng Mường) để cầu an, cầu mùa[28, tr 396-397] Khi đã kết thúc mùa màng (cuối hè, đầu thu), người Thái Trắng, Tày, Nùng, Giáy ăn Tết Xíp Xí (mười Bốn, tháng Bảy), hoặc
Trang 3430
tết trẻ con (chiêng ninh nọi)[28, tr 398] Thu lúa mùa xong, các dân tộc Tây Bắc đều cúng cơm mới (Xên Khảu Mớ) để tạ ơn tổ tiên [28, tr 399]
1.3.3 Giới thiệu về dân tộc Thái ở Tây Bắc Việt Nam
Tộc người Thái ở Việt Nam là dân tộc nằm trong cộng đồng ngôn ngữ Đông Nam Á thuộc ngành Tày – Thái và hiện nay, là dân tộc chiếm đa số ở vùng Tây Bắc Việt Nam, người Thái đang sinh sống tại đó gồm có hai nhóm ngành như: Thái Đen và Thái Trắng và trong hai nhóm này cũng có sự phân chia thành nhiều nhóm địa phương
Ngành Thái đen (Táy Đăm) cư trú chủ yếu ở tỉnh Sơn La, huyện Than Uyên (Lai Châu), huyện Văn Chấn (Yên Bái) và Tuần Giáo, Điện Biên (tỉnh Điện Biên) Ở miền Tây Nghệ An có nhóm Táy Thanh (hay Man Thanh), từ Mường Thanh (Điện Biên) qua Lào, vào Thanh Hóa, đến Nghệ An cách đây hai, ba trăm năm Nhóm này gần gũi với nhóm Thái ở huyện Yên Châu (Sơn La) và chịu ảnh hưởng nhiều văn hóa Lào Nhóm Táy Mười ban đầu là một
bộ phận cư dân Thái ở Mường Muổi (Sơn La) và chịu ảnh hưởng nhiều văn hóa Lào, đi vào Thanh Hóa và Nghệ An từ thời vua Lê Thái Tổ (đầu thế kỷ thứ XV) nay cư trú xen kẽ với người Táy Khăng từ Lào sang Ngành Thái trắng (Táy Khao hay Táy Đón) cư trú chủ yếu ở tỉnh Lai Châu và các huyện Quỳnh Nhai, Bắc Yên, Phù Yên (Sơn La).Ở Đà Bắc (Hòa Bình) có nhóm tự nhận là Táy Đón được gọi là thổ Ở vùng Văn Bàn, Dương Quỳ thuộc tỉnh Lào Cai, có một số Thái Trắng sống lẫn với Thái Đen, nay đã chịu ảnh hưởng của văn hóa Tày và tự nhận là Tày, mặc dù vẫn tự gọi mình là Táy Đón, Táy Đăm Từ hai ngành chia thành nhiều nhóm phức tạp cư trú ở Mộc Châu (Sơn La), Mai Châu (Hòa Bình), miền núi Thanh Hóa và Nghệ An chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa Lào và văn hóa Mường Những ngành Thái ở Việt Nam
Trang 35ở Luông Pha Bang và các nơi[25, tr 24]
Trong tiếng Thái từ Bản Mường có nghĩa như sau: Bản là làng “người Thái sống định cư thành từng bản Mỗi bản là một địa vực cư trú riêng Ranh giới bản được xác định bằng các mốc tự nhiên như: đèo dốc, con đường, con mương, gốc cây cổ thụ, chỗ ngoặt, ” [27, tr 54] Còn Mường là: “một danh
từ trong ngôn ngữ Thái (“Mường” trong bản mường”) là “đơn vị hành chính cấp trên bản” (trong xã hội Thái trước đây) “Mường thường được hiểu theo hai nghĩa: a) Là vùng đất rộng lớn cư trú một cộng đồng người như Mường Thay/Thái, Mường Keo/Kinh, Mường Lào; hay là một nước như Mường Hán (Trung Quốc), Mường Liên Xô, Mường Việt Nam ; b) Là khu vực đất đai do một chúa đất (trước cách mạng tháng Tám 1945) cai quản Khu vực đó xưa có thể tương ứng với một vùng rộng lớn đứng đầu bởi một “chẩu phen đen” (chúa đất); với một châu, một huyện như Mường Lay, Mường Mộc (Tây Bắc), đứng đầu là một chúa đất lớn (“án nha”) hay với một xã như Mường Bú (Sơn La) đứng đầu là một chúa đất nhỏ (“phìa”)[29, tr 243]
Người Thái đã tạo dựng nên một nền văn hóa tộc người độc đáo từ rất
sớm Nền văn hóa này được các nhà nghiên cứu gọi là văn hóa thung lũng,
Trang 3632
cũng được coi là tiền thân của văn hóa đồng bằng Những đặc điểm văn hóa được thể hiện trong mọi mặt đời sống tộc người Thái ở Tây Bắc Trong đó lúa nước sớm trở thành cây lương thực chính của đồng bào Thái với các
giống lúa nếp dẻo, thơm, thậm chí còn có một loại lúa nếp được gọi là nếp
quên chồng (khạu lưm phua) Tập quán ăn cơm nếp với các dạng thức ăn
khô như nướng, đồ, vùi tro bếp đã trở thành điểm đặc trưng trong văn hóa
ẩm thực của người Thái Người Thái sớm định cư thành các bản mường đông đúc, tụ cư theo quan hệ láng giềng, vận hành theo chế độ dân chủ cộng
xã mà tạo bản là người đứng đầu, được coi là ông bố chung (Po bản) Là cư
dân trồng lúa nước lâu đời nên các lễ hội của người Thái thường liên quan đến nông nghiệp và cầu mùa [12, tr 109]
Bởi dân tộc Thái có tín ngưỡng đa thần nên thầy cúng trong văn hóa
Thái có vị trí rất quan trọng được gọi là thầy mo Trong đời sống tâm linh tín
ngưỡng, vai trò của thầy mo được thể hiện rất rõ trong các nghi lễ từ khi con người sinh ra cho đến khi mất đi Thầy mo được cho là người có khả năng giao tiếp với ma, thần – những thế lực siêu nhiên, nên người Thái thường gắn cuộc đời của họ với những câu chuyện kỳ lạ[27, tr 208]
Trang 3733
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Văn hoá rừng là một tập hợp các ứng xử đặc trưng gắn với hệ sinh thái rừng của các cộng đồng sở tại, được thể hiện trong quan niệm, các nghi lễ, các hình thức quản lý, khai thác và bảo vệ rừng của họ, rồi dần dần trở thành phong tục tập quán, tín ngưỡng tốt đẹp được chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác Trong luận văn này, tác giả sẽ dựa trên khái niệm văn hoá rừng để trình bày và so sánh văn hoá rừng của các cộng đồng sở tại – mà chủ yếu là của người Lào ở vùng Tây Bắc Lào và người Thái ở vùng Tây Bắc Việt Nam
Vùng Tây Bắc Lào là một khu vực không rộng lắm, phần lớn địa hình
là núi cao và rừng , là nơi hội tụ của khoảng 20 dân tộc, có tín ngưỡng, phong tục tập quán, và các lễ hội khác nhau như một cây hoa đa màu Trong cộng đồng các tộc người sinh sống ở vùng Tây Bắc Lào, người Lào là một trong nhóm người đông Từ xưa đến nay Phật giáo có vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người Lào Bên cạnh đó, người Lào cũng thực hành tín ngưỡng đa thần
Tây Bắc Việt Nam là khu vực có địa hình hiểm trở, đa phần lãnh thổ là đồi núi xen lẫn các thung lũng, là nơi sinh sống của khoảng 20 dân tộc, trong
đó người Thái là dân tộc đông nhất ở Tây Bắc với hai nhóm: Thái Tắng và Thái Đen Trong hai nhóm này còn chia thành nhiều ngành khác nhau cư trú ở vùng Tây Bắc Họ là tộc người chuyên trồng lúa nước vì thế các lễ hội của họ cũng liên quan đến nông nghiệp Người Thái không theo một tôn giáo lớn nào
mà theo các tín ngưỡng đa thần
Trang 3834
Chương 2 VĂN HÓA RỪNG NHÌN TỪ TÂY BẮC LÀO VÀ TÂY BẮC VIỆT
NAM 2.1 Văn hóa rừng của người Lào ở Tây Bắc Lào
2.1.1 Nhận thức của con người về thế giới rừng
Theo ông Khamman, phó trưởng làng Suandara cho rằng: “Rừng là thế giới rộng lớn mà con người không thể hiểu được, là nơi con người phải tôn trọng, lo sợ bởi có lực lượng siêu nhiên cai quản, nếu con người ứng xử với rừng tốt rừng sẽ bù cái tốt lại cho con người Do vậy những người sống cùng với rừng, rừng không chỉ là vật chất mà là tinh thần có giá trị vô cùng cao”
Ông Thongchanh, Kuan chặm của làng Suandara (người hướng dẫn làm các tục lễ trong làng) cho biết:“Ngoài các vật chất mà rừng đã đáp ứng nhu cầu của con người, rừng còn là điểm tựa của người dân về tinh thần bởi các thần linh đều trú ngụ ở rừng và phù hộ cho những con người làm tốt, nhưng đối với kẻ làm xấu các thần linh và các loại ma sẽ không phù hộ Vì thế con người mới thể hiện cách tôn trọng, sợ hãi thế giới này thông qua các nghi lễ, có các nghi lễ và phong tục tập quán liên quan đến rừng và phải tổ chức ở rừng mà không thể tổ chức ở nơi khác thay rừng được”
Ông Saly, trưởng làng cho biết thêm: “Hiện nay dù cuộc sống vật chất thay đổi rất nhiều so với ngày xưa con người có nhiều cách để khai thác tự nhiên nói chung, rừng nói riêng nhưng trong đó con người cũng phải biết kính trọng, bảo vệ tự nhiên sống cùng nhau hai bên đều có ích và chúng ta vẫn tin rừng là nơi rất thiêng”
2.1.2 Cách phân loại rừng của người Lào
Trang 3935
Ở làng Suandara, rừng được chia thành 3 loại và mỗi loại rừng cũng có chức năng khác nhau như: rừng thiêng, rừng cấm, rừng sản xuất
Rừng thiêng gồm có:
Rừng ma (pa sạ, pa khăm):Theo quan niệm của Phật giáo, không có gì
tồn tại mãi mãi, không có gì hoàn toàn chắc chắn, chỉ có một sự thật chắc chắn nhất đó là cái chết –điều không ai trên thế giới này tránh được Người Lào luôn tuân theo quan niệm của Phật giáo, có nhân có quả nếu khi còn sống
ai đã làm những thứ gì sau khi chết người đó cũng phải chịu những thứ mà mình làm, cụ thể như: nếu khi còn sống đã làm những thứ tốt khi mất linh hồn
sẽ đi và được sắp xếp theo đường đó, ngược lại nếu khi còn sống chỉ làm những thứ ác tất nhiên thế giới sau khi mất sẽ không lành Và chúng ta sẽ không thể biết được sau khi mất linh hồn của người chết sẽ đi đâu vì vậy (pa sạ) là nơi cuối mà người nhà, họ hàng, bạn bè của người mất có thể đi tiễn họ Rừng ma của làng Suandara có diện tích tất cả là hai ha, rừng được đặt ở cuối làng Trong rừng có nhiều cây to cổ thụ nhiều năm, có tổ ong, và các loại động thực vật khác Nói chung, hệ sinh thái của rừng không thay đổi nhiều lắm bởi không ai được khai thác mọi thứ trong rừng trừ những ngày hỏa táng, ngày thiêu xác người chết – là thời điểm mà dân trong làng có thể chặt cây, lấy củi để thiêu và cùng ngày đó dân làng có thể lấy mật ong, hái rau, hoặc săn bắt Nhưng nếu sau ngày thiêu rồi mà ai đó vẫn cứng đầu lấy của trong rừng thì anh ta sẽ gặp phải những rủi ro: bị ốm đau, đôi khi có thể bị chết Rừng ma (pa sạ) ngoài có vai trò thiêu những xác người chết nó còn là nơi đất thiêng mọi người phải tôn trọng, khi qua lại rừng phải đi nhẹ nói khẽ, không được nói tục, chửi nhau Ai làm trái những qui định này sẽ gặp ma - đó là lời khuyên của các ông bà từ thế hệ trước và người già hiện nay vẫn tiếp tục khuyên con cháu như vậy
Trang 4036
Rừng thần làng (pa hó, đồng hó): Là nơi trú ngụ của thần làng, cũng
là rừng thiêng Trong rừng có một cây to, to nhất trong rừng này, dân trong làng tin rằng cây đó là nhà của thần làng trong khu vực rừng này Người làng không được phép chặt cây nhưng có thể lấy củi từ cây tự chết theo tự nhiên, có thể hái rau, nhặt nấm theo mùa, Mỗi năm, dân làng tổ chức nghi
lễ cúng thần làng hai lần ở khu vực này, nếu năm nào bị mất mùa, vật nuôi của dân bị bệnh dịch lây lan hoặc chết nhiều, họ cũng tổ chức lễ cúng thần làng ở khu vực rừng này Khi có ai ra hoặc vào làng, có bé mới sinh, đám cưới, xây nhà mới, các già làng và ông Kuan Chặm phải đi khấn thần làng thông báo cho họ biết Rừng đồng hó đóng vai trò rất quan trọng, là điểm tựa
về tinh thần của dân làng Suandara
Rừng cấm (pa sa nguôn, pa huông hạm): Loại rừng này không liên
quan đến các tổ chức nghi lễ của làng Khu vực rừng cấm được dân làng quyết định chọn khu vực rừng đầu suối, có nhiều cây cổ thụ -là nguồn cung cấp nước uống, nước dùng, gỗ, lâm sản Rừng này không được khai thác hoặc sản xuất theo cá nhân bởi nó là tài sản chung của làng Mọi thứ trong rừng sẽ được khai thác khi làng cần dùng vào việc chung Nếu ai vi phạm sẽ bị phạt bằng tiền, ít nhiều tùy theo trường hợp và bị thu lại những thứ đã lấy, nhưng hiện nay các hình thức phạt như ngày xưa không còn tồn tại nữa nếu ai vi phạm cũng phải tuân theo pháp luật Ngày xưa, rừng này dân làng có thể khai thác gỗ, lâm thổ sản, săn bắt, hái nhặt rau theo mùa được bình thường, nhưng khi nào có nhu cầu chặt cây để xây nhà các thành viên trong làng phải họp nhau và xin ý kiến của già làng và trưởng làng, nếu mọi người đồng ý họ sẽ cùng nhau vào rừng để giúp nhau chọn cây rồi chặt Trong trường hợp ai tìm thấy tổ ong nhưng chưa lấy được nó phải làm dấu hiệu như: đan mảnh phên bằng tre hoặc bằng cỏ và đặt nó ở dưới gốc cây đó để báo cho người khác đi vào rừng biết, tổ ong đó có người thấy rồi Nếu có người nào đó vào rừng và