Chính những giá trị văn hóa nói chung, những giá trịvăn hóa chính trị VHCT truyền thống Lào nói riêng, đã được hình thành vàphát triển trong lịch sử dân tộc anh hùng đó, đã góp phần vào
Trang 1ALOUN BOUNMIXAY
NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ
TRUYỀN THỐNG LÀOVÀ Ý NGHĨA ĐỐI VƠI CÔNG CUỘC ĐỔI MƠI Ở CỘNG HOÀ DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO HIỀN NAY
Chuyên nghành : Chính trị học
Mã số : 62 31 20 01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
HÀ NỘI - 2013
Trang 2Người hướng dẫn khoa học : 1 GS.TS Nguyễn Văn Huyên
2 PGS.TS Lê Minh Quân Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước họp tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi giờ , ngày tháng năm 2013
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia
và Thư viện Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài luận án
Lào là quốc gia có lịch sử lâu đời, có một nền văn hóa dân tộc đặc sắc, gắnliền với quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước oanh liệt hàng ngàn đời củanhân dân các bộ tộc Lào Chính những giá trị văn hóa nói chung, những giá trịvăn hóa chính trị (VHCT) truyền thống Lào nói riêng, đã được hình thành vàphát triển trong lịch sử dân tộc anh hùng đó, đã góp phần vào sự nghiệp đấutranh bảo vệ nền độc lập dân tộc xây dựng và phát triển đất nước, là vũ khi đểnhân dân Lào thực hiện các cuộc đấu tranh chống những âm mưu xâm lược,đồng hóa của các thế lực ngoại bang
Trong thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng(NDCM) Lào, nhân dân các bộ tộc Lào đã nỗ lực phấn đấu vươn lên, đạt đượcnhiều thành tựu to lớn về kinh tế-xã hội Cùng với quá trình dân chủ hóa xã hội,trình độ dân trí nói chung, trình độ VHCT nói riêng của các tầng lớp nhân dânngày càng được nâng cao Trong những năm gần đây, kinh tế thị trường ởCHDCND Lào đã phát huy sức mạnh của mọi nguồn lực trong xã hội, thúc đẩysản xuất, kinh doanh, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội Tuynhiên, trong nền kinh tế thị trường cũng đã xuất hiện nhiều yếu tố tác động tiêucực đến đời sống xã hội Những biểu hiện nêu trên nếu không được kịp thờikhắc phục sẽ làm ảnh hưởng đến văn hóa nói chung, VHCT nói riêng, ảnhhưởng đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội, cản trở sự phát triển của đấtnước Lào
Với các lý do và những yêu cầu bức thiết nêu trên và với nhận thức về tầmquan trọng của VHCT trong sự nghiệp cách mạng Lào, nghiên cứu sinh chọn đề
tài: Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công
cuộc đổi mới ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay làm đề tài nghiên
cứu của luận án tiến sĩ Chính trị học của mình
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích của luận án:
Trên cơ sở lý luận về VHCT, luận án phân tích làm rõ cơ sở hình thành
và phát triển VHCT truyền thống Lào, xác định những giá trị chủ yếu củaVHCT truyền thống Lào, từ đó phân tích ý nghĩa của chúng đối với côngcuộc đổi mới ở CHDCND Lào hiện nay
2.2 Nhiệm vụ:
Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận án sẽ giải quyết các nhiệm vụchủ yếu sau đây:
- Làm rõ lý luận về VHCT và cơ sở hình thành VHCT truyền thống Lào
- Xác định những giá trị chủ yếu của VHCT truyền thống Lào
- Phân tích ý nghĩa của những giá trị VHCT truyền thống Lào đối với côngcuộc đổi mới ở CHDCND Lào hiện nay
3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của luận án
Trang 4- Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu VHCT Lào vớinhững giá trị truyền thống tiêu biểu của nó và hướng kế thừa, phát huy giá trịVHCT truyền thống Lào phục vụ công cuộc đổi mới ở CHDCND Lào hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu làm rõ những giá trị VHCTtruyền thống của nhân dân các bộ tộc Lào và ý nghĩa của chúng đối với côngcuộc đổi mới hiện nay (từ 1986 đến nay)
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1 Cơ sở lý luận:
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng Cay Xỏn PhômViHản và các văn kiện, các nghịquyết của Đảng NDCM Lào, Đảng Cộng sản Việt Nam v.v về văn hóa vàVHCT
4.2 Phương pháp nghiên cứu:
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,trong đó đặc biệt chú ý các phương pháp nghiên cứu cụ thể như lôgíc và lịch sử,phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh v.v trongtừng vấn đề đã đặt ra
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
Trên cơ sở những vấn đề lý luận chung về VHCT truyền thống, luận án đãphân tích, nhằm xác định và rút ra được những giá trị VHCT truyền thống Lào,
từ đó phân tích và làm rõ những ý nghĩa và vai trò to lớn của các giá trị VHCTtruyền thống đó trong công cuộc đổi mới ở CHDCND Lào hiện nay
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1 Ý nghĩa lý luận:
Luận án cung cấp thêm những luận chứng khoa học cho việc làm rõ cơ sởhình thành VHCT Lào; xác định các giá trị truyền thống VHCT Lào và ý nghĩacủa các giá trị đó đối với công cuộc đổi mới ở CHDCND Lào hiện nay
6.2 Ý nghĩa thực tiễn:
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các hoạt động thực tiễntrong việc lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước Lào; làm tài liệu thamkhảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy trong trường đại học, cao đẳng và các
cơ sở đào tạo về chuyên đề VHCT
7 Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4chương, 12 tiết
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI
1.1.1 Một số nghiên cứu chủ yếu ở phương Đông và ở phương Tây
Trang 5VHCT được hình thành và phát triển gắn liền với đời sống chính trị, nó lànhững dấu hiệu phân biệt, thể hiện tính đặc trưng cho nhận thức chính trị, cũngnhư mọi hoạt động chính trị - xã hội của con người trong một xã hội.
- Ở phương Đông, Khổng Tử (551-471 TCN) là một trong những nhà tưtưởng đầu tiên đề cập đến VHCT với cách tiếp cận chính trị - đạo đức Vấn đềcăn bản trong học thuyết của ông là người quân tử (người cầm quyền) vớinhững chuẩn mực cần thiết về ứng xử trong chính trị Niềm tin của ông gắnchặt với luân thường đạo lý và đạo đức cá nhân Khổng Tử cho rằng, chỉ nhữngngười quân tử liêm khiết và tuân theo đạo của người quân tử hay là người cóvăn hóa mới được cầm quyền, tư cách của những nhân vật đó phải kiên định vớiđịa vị trong xã hội Lão Tử (580-500 TCN) cũng là nhà tư tưởng đề cập đến đạotrị nước theo phương châm "vô vi nhi trị" trên cơ sở nhận thức và hành độngtheo "đạo" - theo quy luật vận động và phát triển tự nhiên của xã hội Tuy chưa
đề cập đến khái niệm VHCT, nhưng điều đó không có nghĩa là Lão tử không cóquan niệm về VHCT Thực ra, khi bàn về chính trị, về kế sách chính trị, về hoạtđộng chính trị, Lão Tử đã thể hiện quan niệm về VHCT của mình
- Ở phương Tây, Platôn (428-328 TCN) và Arixtốt (384-322 TCN) là nhữngngười đầu tiên xem chính trị vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật Mặc dù triết lýchính trị - xã hội của các ông có những hạn chế lịch sử nhưng vẫn chứa đựnghạt nhân hợp lý trong quan niệm về VHCT N.Machiavelli, nhà lý luận chính trị
người Ý thời Phục Hưng, trong tác phẩm Quân vương (The Prince) của mình
đã đề nghị một tầm nhìn thế giới về chính trị để miêu tả các phương phápthực tế cho chế độ chuyên quyền để giành và giữ quyền lực chính trị.J.S.Mill, (thế kỷ XIX), là người đi tiên phong trong việc dùng khái niệm tự dotrong chính trị Ông đã thấy được rằng dân chủ sẽ là sự phát triển chính trị chủ
chốt trong thời đại của ông Trong tác phẩm Luận về tự do (On Liberty) của
mình, Ông cho rằng tự do là quyền quan trọng nhất của loài người Đến nhữngnăm 50 của thế kỷ XX, nhà chính trị học Mỹ G.Almond đã đưa khái niệmVHCT vào khoa học chính trị G.Almond đã tập trung nghiên cứu hành vi chínhtrị của các cá thể, phân tích xem động cơ hành động của họ là gì, từ đó địnhnghĩa VHCT là tập hợp các lập trường và các xu hướng cá nhân của nhữngngười tham gia trong một hệ thống nào đó, là lĩnh vực chủ quan làm cơ sở chohành động chính trị
C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin tuy chưa đưa ra một khái niệm đầy đủ vềVHCT nhưng đã đề cập tới một số nội dung cơ bản làm cơ sở cho việc tiếp cậnkhái niệm này một cách khoa học như vấn đề đấu tranh giành quyền lực, vấn đềcải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, vấn đề xây dựng con người XHCN, vấn
đề dân chủ XHCN
Nhìn chung, VHCT trên thế giới được tiếp cận nghiên cứu từ hai cách chính
- tiếp cận từ góc độ vĩ mô (tổng thể luận) và từ góc độ vi mô (hành vi luận)
Trang 6Cách tiếp cận tổng thể luận nghiên cứu VHCT của những quốc gia, giai cấp haycộng đồng người nhất định.
1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu, giảng dạy về VHCT ở ViệtNam ngày càng được quan tâm Từ nhiều góc độ, các nhà khoa học đã đềxuất nhiều cách tiếp cận, khám phá và chỉ ra những đặc trưng, đặc điểm củaVHCT Việt Nam truyền thống và hiện đại
Một số sách, giáo trình, giáo khoa đã xuất bản:
VHCT và việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay của
PGS,PTS Phạm Ngọc Quang (chủ biên) (1995), Nxb Chính trị Quốc gia, HàNội Cuốn sách làm sáng tỏ nội dung khoa học của phạm trù VHCT và vai tròcủa nó trong hoạt động chính trị, trong quá trình xây dựng CNXH, trong việcnâng cao năng lực và bản lĩnh lãnh đạo của đội ngũ cán bộ; từ đó, đề ra phương
hướng bồi dưỡng VHCT cho cán bộ lãnh đạo ở Việt Nam Văn hóa chính trị
Việt Nam, truyền thống và hiện đại của GS Nguyễn Hồng Phong (1998), Nxb
Văn hóa - Thông tin, Hà Nội Đây là công trình nghiên cứu tổng kết có tính chấtchiến lược thuộc Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX-06 "Vănhóa, văn minh vì sự phát triển và tiến bộ xã hội" VHCT truyền thống Việt Nam
là một đề tài của công trình, phân tích ảnh hưởng lớn và lâu dài của Khổng giáonguyên thuỷ tới VHCT truyền thống ở Việt Nam
Vai trò văn hóa trong hoạt động chính trị của Đảng ta hiện nay do GS,TS.
Trần Văn Bính chủ biên (2002), Nxb Lao động, Hà Nội Đây là một hướng tiếpcận còn rất mới mẻ và phức tạp, nhưng đã được các tác giả đi sâu phân tích trêntinh thần tư duy mới Công trình đã khái quát đư ợc nhiều vấn đề cơ bản về vănhóa trong lãnh đạo chính trị của Đảng ta hiện nay; tìm hiểu quan niệm của cácnhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò của văn hóa trong lãnh đạo chínhtrị của Đảng Cộng sản; văn hóa với sự nghiệp chính trị của Chủ tịch Hồ ChíMinh; công tác xây dựng Đảng dưới góc độ văn hóa; công tác cán bộ, nhìn từkhía cạnh văn hóa và bồi dưỡng văn hóa cho người lãnh đạo, quản lý ở cácnước tư bản
Bước đầu tìm hiểu những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Việt Nam
của GS.TS Nguyễn Văn Huyên, PGS.TS Nguyễn Văn Vĩnh và TS NguyễnHoài Văn (2009), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Theo các tác giả, lịch sử đấutranh dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam, lịch sử đấu tranh chonhững khát vọng của con người Việt Nam đã hình thành nên những giá trị
VHCT truyền thống Việt Nam Văn hóa chính trị và lịch sử dưới góc nhìn
VHCT của PGS,TS Phạm Hồng Tung (2010), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Trong khoa học chính trị hiện nay, VHCT giữ vị trí quan trọng, vừa với tínhcách là một đối tượng của khoa học chính trị, vừa là một hướng tiếp cận liênngành, có ý nghĩa phương pháp luận đối với một số ngành khoa học xã hộikhác
Trang 7Các công trình khoa học trên, tập trung nghiên cứu về sự hình thành, pháttriển, cấu trúc, đặc điểm, vai trò của văn hóa, VHCT của Việt Nam từ truyềnthống đến hiện đại.
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở LÀO
Ở CHDCND Lào trong những năm qua, việc tiếp cận văn hóa nói chung,VHCT nói riêng còn hạn chế, nhưng cũng có một số công trình nghiên cứu vàmột số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và các tài liệu của Đảng và Nhà nước đã
đề cập, tiêu biểu là:
Lịch sử Lào (1998), Viện Nghiên cứu Đông Nam Á hợp tác với các nhà
khoa học xã hội Lào đã nghiên cứu thành công đề tài liên quan đến vấn đề lịch
sử, văn hóa Lào từ thời tiền sử đến hiện nay Trong đó các nhà khoa học đãnghiên cứu từ những di tích văn minh thời tiền sử và sơ sử đến sự hình thànhcác mường cổ đại trên đất Lào; Vương quốc Lào Lạn Xạng thời kỳ xây dựng vàbảo vệ đất nước; Nước Lào trong thời kỳ thuộc Pháp (1893-1954); Cuộc đấutranh của Nhân dân Lào chống chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ dưới sự lãnhđạo của Đảng NDCM Lào Thắng lợi vĩ đại năm 1975 và sự lựa chọn, thửnghiệm biện pháp và con đường phát triển của Lào trong 20 năm sau giải phóng
dân tộc Lào (1976-1995) Văn hóa chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân
Lào trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ chính trị học của Khăm Mặn
ChănThạLăngSỷ (2002), Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ ChíMinh Các công trình về VHCT ở Lào hiện nay đều khẳng định rằng, VHCT ởCHDCND Lào mang tính chất XHCN Nó được hình thành từ khi Đảng NDCM Lào rađời và tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đưa vào vận dụngtrong thực tiễn đất nước Lào
Nhiều tài liệu nghiên cứu khác đề cập đến VHCT được công bố trong các
tác phẩm: Tính dân tộc của văn hóa Lào của Bua Ban VoLaKhun (1998); Sự
hình thành của các dân tộc Lào, tập I (2006), tập II (2009) của Bun Mi
ThạpSiMương; Tài liệu văn hóa và phát triển (2008), Bộ Văn hóa - Thông tin Lào; Lịch sử Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2010), Viện Khoa học Xã hội
quốc gia Lào Các công trình nêu trên đã phân tích và khẳng định về giá trịVHCT truyền thống Lào và nêu lên ý nghĩa của nó đối với công cuộc đổi mới,xây dựng và phát triển đất nước Lào hiện nay
Chương 2 VĂN HÓA CHÍNH TRỊ VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ TRUYỀN THỐNG LÀO
2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ
2.1.1 Khái niệm văn hóa
Thuật ngữ "văn hóa" xuất hiện từ xa xưa trong ngôn ngữ của nhân loại, xuấtphát từ chữ Latinh "cultus", nghĩa gốc là "trồng trọt", được dùng theo hai nghĩacultus và agri là "trồng trọt ngoài đồng" và cultus animi là "trồng trọt tinh thần".Như vậy, nguồn gốc của thuật ngữ văn hóa có liên quan đến lao động, hoạt
Trang 8động tích cực cải tạo của con người, tức là sự giáo dục, giáo dưỡng, bồi dưỡngtâm hồn, tính cách, phẩm chất, nhân cách con người, mà như Hồ Chí Minh đãnói, đó là "trồng người".
Với cái nhìn bao quát các nền văn hóa và các giá trị văn hóa trên thế giới,năm 2002, UNESCO đã đưa ra quan niệm về văn hóa rằng, văn hóa được đềcập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, trithức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứađựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống,
hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin Tổng giám đốc UNESCO FedericoMayor định nghĩa một cách khái quát: "Văn hóa là tổng thể sống động cáchoạt động trong quá khứ và trong hiện tại Qua các thế hệ hoạt động sáng tạo
ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu, nhữngyếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”
Với ý nghĩa rộng rãi của thuật ngữ văn hóa, trong thời gian qua nhiều tácgiả đã nêu lên những quan niệm và có những cách diễn đạt riêng, song tựutrung lại có thể khái quát thành 4 nội dung cơ bản Theo đó, văn hóa theo nghĩarộng bao gồm cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần; văn hóa hiểu theo nộidung bao gồm cả khoa học, kỹ thuật, giáo dục, văn học nghệ thuật; văn hóa đặttrong phạm vi nếp sống, lối sống, đạo đức xã hội, văn hóa nghệ thuật; văn hóaxét từ vai trò của nó vừa là kết quả, vừa là nguyên nhân của sự phát triển xã hội,
nó không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực của sự nghiệp xây dựng đất nước.Trên cơ sở tổng hợp những quan niệm nêu trên, có thể hiểu văn hóa là toàn
bộ những thành quả hoạt động sáng tạo của con người trong quá khứ và hiệntại, biểu hiện thành hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội
2.1.2 Khái niệm chính trị và quan hệ giữa văn hóa và chính trị
* Khái niệm chính trị
Chính trị là tất cả những hoạt động, những vấn đề gắn với quan hệ giai cấp,dân tộc, quốc gia và các nhóm xã hội xoay quanh một vấn đề giành, giữ và sửdụng quyền lực nhà nước Hiện nay trên thế giới đã hình thành bốn cách hiểukhác nhau về chính trị - chính trị là nghệ thuật của phép cai trị, những công việccủa chung, sự thoả hiệp và đồng thuận, quyền lực và cách phân phối tài nguyênhay lợi ích Chính trị theo nghĩa rộng hơn là hoạt động của con người nhằm xâydựng, gìn giữ và điều chỉnh những luật lệ chung mà những luật lệ này tác độngtrực tiếp lên cuộc sống của những người góp phần làm ra, gìn giữ và điều chỉnhnhững luật lệ chung đó
Các nhà tư tưởng đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về chính trị, mỗiquan niệm có những yếu tố hợp lý riêng và có những cách tiếp cần riêng.Nhưng thực sự, chỉ đến khi chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời, những quan niệm đúngđắn và khoa học về chính trị mới được khẳng định Theo đó " giai cấp nàomuốn nắm quyền thống trị - ngay cả khi quyền thống trị của nó đòi hỏi phải thủtiêu toàn bộ hình thức xã hội cũ và sự thống trị nói chung, như trong trường hợp
Trang 9của giai cấp vô sản - thì giai cấp ấy trước hết phải chiếm lấy chính quyền để đếnlượt mình, có thể biểu hiện lợi ích của bản thân mình như là lợi ích phổ biến,điều mà giai cấp ấy buộc phải thực hiện trong bước đầu".
Như vậy, chính trị bao giờ cũng gắn liền với giai cấp Giai cấp nào muốnnắm được chính quyền, xoá bỏ xã hội cũ và xây dựng xã hội mới thì trước hếtđều phải giành lấy chính quyền Theo V.I.Lênin, chính trị là "lĩnh vực của nhữngmỗi quan hệ của tất cả giai cấp, các tầng lớp với nhà nước và chính phủ, lĩnh vựccủa những mỗi quan hệ giữa tất cả các giai cấp với nhau"
Khái quát lại, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, chính trị là mối
quan hệ giữa các giai cấp, quốc gia xoay quanh vấn đề giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị, mà tập trung nhất là quyền lực nhà nước
* Quan hệ gi÷a văn hóa vµ chính trị
Văn hóa và chính trị là hai lĩnh vực hoạt động chủ yếu của xã hội loài người
và có quan hệ hữu cơ với nhau, từ đó nảy sinh vấn đề chính trị trong văn hóa,chính trị với văn hóa và văn hóa trong chính trị
Thứ nhất, vấn đề chính trị trong văn hóa: Văn hóa là tư tưởng là cặp phạm
trù sinh đôi, mà chính trị là mặt trực tiếp của hệ tư tưởng Có quan điểm chorằng, "văn hóa là một lĩnh vực mà trong đó chính trị, tư tưởng quyết địnhphương hướng và chất lượng" Chính trị là bộ phận đặc thù trong văn hóa, phảnánh một lĩnh vực hoạt động phức tạp của xã hội thông qua sự in đậm dấu ấn củaminh vào văn hóa theo hướng tích cực hoặc tiêu cực, tuỳ thuộc vào sự tiến bộ,cách mạng hoặc lạc hậu, phản động của chính trị
Thứ hai, vấn đề văn hóa trong chính trị, văn hóa với chính trị: Mọi quan
điểm và đường lối chính trị, công nghệ chính trị đều là sự thể hiện trình độ vănhóa của một giai cấp, một tổ chức, một cá nhân trong một giai đoạn lịch sử nhấtđịnh Trong sự phát triển của mình, chính trị chỉ được xem là văn hóa khi gắnvới trình độ, năng lực sáng tạo tích cực của con người trong chính trị, thúc đẩy
sự phát triển tiến bộ xã hội
Có thể nói, Văn hóa với chính trị có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lạilẫn nhau Văn hóa phục tùng chính trị, văn hóa đi vào chính trị với tính cách làđộng lực và mục tiêu của hoạt động chính trị; chính trị lãnh đạo văn hóa, chínhtrị gắn liền với văn hóa và sự tồn tại của chính trị khi nó còn là mặt hợp lý trongvăn hóa
2.1.3 Văn hóa chính trị
Văn hóa chính trị là một loại hình của văn hóa, thể hiện phương diện vănhóa của chính trị VHCT không phải là bản thân chính trị, bản thân văn hóa,hay là sự cộng gộp hai lĩnh vực này, mà là chính trị bao hàm chất văn hóa từbản chất bên trong của nó VHCT thể hiện ở hai phương diện cơ bản:
Một là, chính trị với ý nghĩa là chính trị dân chủ, tiến bộ hướng tới mục đích
cao nhất là vì con người, giải phóng con người, tôn trọng quyền con người, tạo
Trang 10điều kiện cho con người phát triển tự do, toàn diện, hài hoà Đây là tính nhânvăn sâu s¾c của một nền chính trị có văn hóa.
Hai là, những tư tưởng chính trị tốt đẹp không phải là những ý niệm trừu
tượng mà là những tư tưởng thiết thực, cụ thể, có khả năng đi vào cuộc sống.C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin tuy chưa đưa ra một khái niệm đầy đủ vềVHCT nhưng đã đề cập tới một số nội dung cơ bản làm cơ sở cho việc tiếp cậnkhái niệm này một cách khoa học Các nhà nghiên cứu Việt Nam trong nhữngnăm gần đây đã vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tưtưởng Hồ Chí Minh để xây dựng một quan niệm đầy đủ về VHCT Đặc biệt,những quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xã hội XHCN thực sự có ýnghĩa xuất phát điểm cho quá trình tìm tòi, nghiên cứu đó Quan niệm nổi bậtnhất và đặc sắc nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh về VHCT là xã hội mới phải
có con người mới đại diện cho nó: "Muốn có CNXH, phải có con ngườiXHCN Muốn có con người XHCN, phải có tư tưởng XHCN" Xây dựngthành công con người mới XHCN là xác lập cơ sở bền vững của VHCT mới.Đây là một tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh về VHCT
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, cùng với việc kế thừa các giá trị trong quan niệm về VHCT của các nhà
nghiên cứu, theo tác giả luận án, VHCT là một bộ phận, một phương diện của
văn hóa trong xã hội có giai cấp, nói lên chất lượng tổng hợp những giá trị vật chất và tinh thần với hạt nhân là các giá trị chính trị nhân văn được con người sáng tạo và sử dụng trong thực tiễn chính trị, để thực thi trong quan hệ về quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước nhằm thực hiện lợi ích chính trị cơ bản của giai cấp hay của nhân dân phù hợp với sự phát triển lịch sử.
2.1.4 Giá trị văn hóa chính trị truyền thống
* Truyền thống và giá trị truyền thống
Trong các tư điển của Trung Quốc, khái niêm truyền thống được địnhnghĩa như sau: Truyền thống là sức mạnh của các tập quán xã hội được lưutruyền từ lịch sử xa xưa, nó tồn tại trong các lĩnh vực chế độ xã hội, tư tưởng,văn hóa, đạo đức Truyền thống có sức mạnh khống chế vô hình song hết sứcmạnh mẽ đối với hành vi cá nhân và xã hội của con người Truyền thống tồn tạithông qua hoạt động, sản xuất, lối sống, sự tìm tòi và xác định những giá trị vàquá trình vận dụng chúng vào trong đời sống xã hội, các lĩnh vực sinh hoạthàng ngày Nó là sản phẩm của sự thống nhất giữa các điều kiện khách quan vàchủ quan, chỉ sự chi phối của môi trường tự nhiên, các điều kiện địa lý, lịch sử,
xã hội…
Khái quát lại, truyền thống là tập hợp những tư tưởng và tình cảm, nhữngtập quán và thói quen trong tư duy, lối sống, cách ứng xử của con người, củamột cộng đồng người nhất định, được hình thành trong lịch sử và đã trở nên ổnđịnh, được truyền từ đời này sang đời khác Những giá trị truyền thống tốt đẹp,
đó là những giá trị truyền thống của cộng đồng, được hình thành, giữ gìn và
Trang 11phát huy trong qúa trình lịch sử gắn với các giá trị chân - thiện - mỹ, phù hợpvới các chuẩn mực của đời sống xã hội, thúc đẩy sự phát triển.
* Giá trị văn hóa chính trị truyền thống
Khái niệm giá trị truyền thống thực chất thể hiện toàn bộ các giá trị củavăn hóa truyền thống, và cũng do đó, thể hiện các giá trị của VHCT truyềnthống Bởi vì quốc gia dân tộc nào mà không được hình thành từ lịch sử đấutranh của nền chính trị của mình Giá trị VHCT truyền thống của một cộngđồng là những truyền thống tốt đẹp mà cộng đồng, dân tộc đó tích lũy đượctrong toàn bộ hoạt động của đời sống chính trị Với cấu trúc như vậy, giá trịVHCT truyền thống của một dân tộc bao giờ cũng chữa đựng tiềm năng và sứcmạnh của mỗi dân tộc trong quá trình hoạt động, tồn tại, vận động và phát triểncủa nó Giá trị VHCT là cái giữ thế bền vững, đồng thời là cái chỉ đạo tư tưởng
và hành động, củng cố và phát triển tinh thần, ý chí và bản lĩnh chính trị củadân tộc
Trong giai đoạn hiện nay, kế thừa các giá trị VHCT truyền thống kết hợpvới việc tiếp thu các giá trị VHCT truyền thống không chỉ của cộng đồng mình,dân tộc mình, mà cả các giá trị VHCT truyền thống các cộng đồng, dân tộckhác cũng sẽ trở thành cơ sở vững chắc cho sự vận động của xã hội hiện đại,cho sự phát triển của đất nước theo hướng bền vững
2.2 CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CHÍNH TRỊ TRUYỀN THỐNG LÀO
2.2.1 Cơ sở tự nhiên và xã hội
2.2.1.1 Cơ sở tự nhiên
CHDCND Lào thuộc bán đảo Đông Dương, nằm sâu trong lục địa, thuộckhu vực nhiệt đới gió mùa ở Đông Nam Á, có diện tích 236.800km2, với đườngbiên giới dài 4.825km, giáp với 5 nước Lào được chia thành 4 vùng: VùngĐông-Bắc, vùng Tây-Bắc, vùng Trung Lào và vùng Nam Lào Mỗi vùng cóđiều kiện địa lý, đất đai, khí hậu, thời tiết khác nhau
Điều kiện địa lý, khí hậu và nguồn tài nguyên thiên nhiên của Lào đã ảnhhưởng sâu sắc đến quá trình hoạt động và sáng tạo văn hóa của các bộ tộc Lào
Sự phát triển từ sớm của cây lúa, lúa nương, lúa nước chứng minh trình độ hiểubiết của con người Lào từ xa xưa về nghề nông, nghề rừng, nghề thủ công mỹnghệ Chính vì vậy, dù xét từ góc độ nào thì người Lào cũng được quy vào cưdân nông nghiệp Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và pháttriển văn hóa nói chung và VHCT nói riêng của người Lào
Trang 12Bệt có 7 bộ tộc Các bộ tộc trong xã hội Lào trong quá trình dựng nước và giữnước đã cùng nhau đoàn kết xây dựng quốc gia ngày càng vững mạnh Tuynhiên, khác với các nước Đông Nam Á khác, trong cơ cấu tộc người trong xãhội Lào, vai trò của tộc người chủ thể (người Lào) thường không lớn về sốlượng và chênh lệch về trình độ phát triển xã hội.
Ở khía cạnh cơ sở xã hội, sự ảnh hưởng của các yếu tố tộc người, ngôn ngữđến văn hóa và VHCT là rất đáng kể Việc không có tộc người chủ thể, không
có chênh lệch về trình độ phát triển, đa dạng về phong tục tập quán, lối sống vàtín ngưỡng nhưng không có xung đột, hơn nữa còn hội tụ được những tinh hoa
từ các tộc người trong quá trình hình thành quốc gia - dân tộc Văn hóa nóichung và VHCT truyền thống của người Lào nói riêng, là sự kết hợp giữa tínhhiền hoà của cư dân lúa nước với tính phóng khoáng như cư dân cao nguyên, từđây hình thành nên những nét văn hóa mang tính chan hoà của người Làotruyền thống
2.2.2 Cơ sở kinh tế và chính trị
2.2.2.1 Về cơ sở kinh tế
Có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, kinh tế tự nhiên và nửa tự nhiên là phổbiến Trước giải phóng, nhân dân Lào đã phải sống dưới ách thống trị của bọnphong kiến Xiêm, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ Lào có nhiều điều kiện thuậnlợi để trồng trọt và chăn nuôi, nhưng do chính sách "ăn xổi" của thực dân Pháp
đã làm cho chúng không thể phát triển được ngay cả những cây công nghiệp cógiá trị xuất khẩu cao, khi đòi phải đầu tư vốn Lào có nhiều khoáng sản nhưthiếc, đồng, vàng, than đá, kẽm, chì, bô xít, Angtimoan Tungten, v.v Nhưngthực dân Pháp chưa có một cuộc thăm do nào cơ bản và chịu bỏ vốn nhiều vàoviệc khai thác, vì cho rằng không có lợi nhanh và nhiều Họ chỉ chú ý khai thác
mỏ thiếc Phôn Tịu và Bò Nèng Khăm Muộn với hàm lượng cao (50%) Ngànhcông nghiệp chế biến cũng vắng mặt ở Lào, mặc dù Lào có nhiều nguyên liệuquý
Đặc điểm kinh tế nêu trên đã hình thành nền VHCT Lào về những giá trịVHCT Lào nói riêng - văn hóa lúa nước, khai thác rừng, tinh thần lao động cần
cù, lối sống sản xuất nhỏ, v.v Sau ngày giải phóng (2/12/1975), Đảng NDCMLào đã tiến hành cải tạo XHCN, xây dựng quan hệ sản xuất mới với cơ chế tậptrung quan liêu bao cấp Chính phủ Lào đã thực hiện kế hoạch khắc phục hậuquả chiến tranh và phát triển kinh tế
2.2.2.2 Cơ sở chính trị
Từ trong lịch sử, sự phân hóa và mâu thuẫn trong xã hội Lào không lớn, đãtạo điều kiện cho sự liên kết và đoàn kết dân tộc Đời sống chính trị nói chung,nhà nước nói riêng ở Lào cơ bản ở trong trạng thái ổn định dựa trên những chuẩnmực, giá trị và niềm tin chung của các tộc người sống trên lãnh thổ Lào NgườiLào luôn khao khát và tôn trọng độc lập và chủ quyền quốc gia dân tộc Thốngnhất quốc gia và đoàn kết dân tộc luôn là xu hướng chủ đạo trong tình cảm và ý
Trang 13thức của nhân dân các bộ tộc Lào Các thể chế chính trị ở Lào là sự tồn tại hàngthế kỷ của các chế độ phong kiến quân chủ, chế độ thực dân nửa phong kiến -hậu quả của các cuộc xâm lược từ ngoại bang hàng thập kỷ, và ngày nay là chế
độ dân chủ nhân dân - thành quả của các cuộc kháng chiến lâu dài và gian khổcủa nhân dân các tộc người Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào Nhữngđặc điểm chính trị nêu trên đã hình thành nên những đặc điểm đầu tiên của nềnVHCT Lào
Nghị quyết các Đại hội VI, VII, VIII và IX của Đảng NDCM Lào đã đề ranhững chủ trương lớn, những nhiệm vụ đối nội và đối ngoại, nhằm tiếp tục thựchiện đường lối, xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tạo cơ sở và vịthế vững chắc tiến vào thế kỷ XXI Đó là những cơ sở chính trị cho sự hìnhthành và phát triển các giá trị của VHCT truyền thống Lào
2.2.3 Lịch sử dựng nước và giữ nước
Lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân Lào diễn ra qua các thời kỳsau:
a) Nước Lào thời kỳ các Mường cổ: Trong khoảng thời gian lâu dài ở giai
đoạn đầu Công nguyên, trước khi vua Phạ Ngừm thống nhất được các thế lực cát
cứ, để lần đầu tiên hình thành một Vương quốc Lào thống nhất (1353) Nước Làongày nay đã từng tồn tại hàng loạt hệ thống tổ chức chính trị - xã hội kiểu các
Mường cổ, mà trong đó tiêu biểu nhất là ba mường lớn: Mường Xoa (Luông Pha
Bang), Mường Phuôn (Xiêng Khoảng), và trước đó là Mường Xỉ Khốt Tạ Boong (từ trung Lào trở xuống).
b) Thời kỳ thống nhất đầu tiên của Vương quốc Lào Lạn Xạng: Vào giữa
thế kỷ XIV, Phạ Ngừm đã chỉ huy đạo quân "10 ngàn người" từ CămPhuChiatiến về Đạo quân của Phạ Ngừm đã thâm nhập vào thung lũng sông Mê Kông
và chính phục được hàng loạt tiểu quốc rồi tiến lên đông bắc Lào sát tận Phông
Sa Lỳ, sau đó trở xuống Xiêng Đông, Xiêng Thoong
c) Thời kỳ nhân dân Vương quốc Lào Lạn Xạng kháng chiến chống xâm lược: Năm 1535 và năm 1540, vua Ayu Thaya hai lần cất quân sang đánh Lào
Lạn Xạng Năm 1560, vua Xay Nha Xêt Tha Thi Lạt chuyển Thủ đô từ LuổngPha Bang sang Viêng Chăn Từ năm 1563 - 1592 nhân dân Lào Lạn Xạng balần kháng chiến chống quân Ava (Myanma) Tới năm 1623 khi Xu Li NhaVông Xạ Thăm Mi Kạ Lạt lên ngôi vua Lào Lạn Xạng mới tương đối ổn định,
và dưới triều đại của vua Xu Li Nha Vông Xạ, Lào Lạn Xạng được phát triển