Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành với bệnh viêm nhiễm

Một phần của tài liệu thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15-49 tuổi có chồng tại xã kim quan - thạch thất - hà nội và một số yếu tố liên quan (Trang 74)

đường sinh dục dưới

Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức, thái độ và thực hành phòng bệnh VNĐSDD với tình trạng mắc bệnh VNĐSDD của đối tượng nghiên cứu. Trong đó, những phụ nữ có kiến thức kém về phòng bệnh VNĐSDD có khả năng mắc bệnh cao hơn so với những phụ nữ có kiến thức tốt (p<0,05).

Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với những nghiên cứu trước đây về mối liên quan giữa kiến thức phòng bệnh VNĐSDD với tình trạng bệnh. Trong đó, kết quả nghiên cứu của tác giả Khúc Chí Thông (2005) tại Hưng Yên cho thấy những phụ nữ có kiến thức kém về phòng bệnh có khả năng mắc bệnh cao gấp 3,12 lần so với những phụ nữ có kiến thức tốt. Nghiên cứu tại Tam Dương, Vĩnh Phúc của tác giả Nguyễn Thị Liên (2010) cho thấy, nhóm phụ nữ có kiến thức không đạt về VNĐSD có nguy cơ viêm cao gấp 3,95 lần so với nhóm có kiến thức đạt [22]. Bên cạnh đó, nghiên cứu đánh giá nhận thức về ệnh của phụ nữ 15 - 49 tuổi tại Hải Phòng về VNĐSDD chỉ ra rằng kiến thức về bệnh có mối tương quan ý nghĩa với tình trạng mắc bệnh. Những người có kiến thức về bệnh không đạt thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người có kiến thức đạt là 2 lần [15]. Hầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hết các nghiên cứu đều tìm ra mối liên quan giữa kiến thức của đối tượng về bệnh với tình trạng VNĐSDD. Việc tìm ra mối liên quan có ý nghĩa thống kê này cho chúng ta thấy thực tế là hiểu biết về kiến thức về bệnh NKĐSS rất quan trọng đối với phụ nữ trong việc bảo vệ mình trước những yếu tố nguy cơ của bệnh.

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng tỷ lệ đối tượng có kiến thức tốt về bệnh là khá thấp, do đó việc cung cấp kiến thức về phòng ngừa mắc bệnh VNĐSDD cho phụ nữ là một biện pháp thực sự quan trọng và cần thiết để có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh VNĐSDD tại địa phương.

Những phụ nữ có thái độ kém về phòng bệnh VNĐSDD có khả năng mắc bệnh cao hơn so với những phụ nữ có thái độ tốt (p<0,05). Kết quả tương tự từ một đề tài nghiên cứu dịch tễ của Đoàn Huy Hậu và cộng sự năm 2007 tiến hành trên 634 phụ nữ vạn chài khu vực phía Bắc Hà Nội có các triệu chứng bệnh VNĐSS chỉ ra rằng thái độ của họ chưa tích cực, vẫn còn tâm lý ngại ngùng, coi thường bệnh và chỉ số về hành vi thực hành còn rất thấp. Số người thờ ơ trước các dấu hiệu của bệnh còn chiếm tỷ lệ đáng kể. Chính vì vậy, tỷ lệ phụ nữ vạn chài mắc các bệnh VNĐSS khá cao 63,7% [16].

Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ phụ nữ có thái độ tốt trong việc phòng ngừa mắc bệnh là khá thấp, điều này có thể dẫn đến việc những người phụ nữ có thể coi thường bệnh và thờ ơ không quan tâm đến các dấu hiệu của bệnh từ đó họ có thể có những thực hành vệ sinh không đúng và dẫn đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh VNĐSDD trong tương lai.

Những phụ nữ có thực hành kém về phòng bệnh VNĐSDD có khả năng mắc bệnh cao hơn so với những phụ nữ có thực hành tốt (p<0,05). Kết quả từ nghiên cứ

ắt ngang tại Cần Thơ năm 2008 cho thấy thói quen thụt rửa âm đạo, âm hộ bằng dung dịch sát khuẩn. Trong đó, những phụ nữ có thói quen thụt rửa âm đạo có nguy cơ mắc bệnh viêm âm đạo cao gấp 1,73 lần; và những phụ nữ có thói quen rửa âm hộ bằng dung dịch sát khuẩn thì nguy cơ mắc VAĐ cao gấp 1,64 lần so với những phụ nữ không có thói quen này [23].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bên cạnh đó, kết quả từ các nghiên cứu khác cho thấy cũng có mối liên quan giữa thực hành vệ sinh khi QHTD với tình trạng mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu tại Tam Dương, Vĩnh Phúc của tác giả Nguyễn Thị Liên (2010) cho thấy, nhóm phụ nữ không vệ sinh sau QHTD có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2,8 lần so với nhóm phụ nữ có vệ sinh [22]. Cũng theo kết quả nghiên cứu cắt ngang tại Cần Thơ năm 2008 khi tìm hiểu tỷ lệ viêm âm đạo và các yếu tố liên quan ở phụ nữ đến khám tại BV đa khoa Trung ương Cần Thơ cho thấy QHTD khi bị viêm âm đạo có liên quan đến tình trạng NKĐSS (OR=3,03) [23]. Ngoài ra, theo tác giả Hoàng Minh Hằng, nghiên cứu trên 800 PN 15 - 49 tuổi tại Hải Phòng có chồng hoặc đã quan hệ tình dục, nguy cơ mắc bệnh NKĐSS chủ yếu là do thiếu vệ sinh kinh nguyệt (65,2% nhóm viêm và 69,0% nhóm không viêm) [15]. Điều đó càng khẳng định vệ sinh là yếu tố rất quan trọng góp phần gây ra bệnh, cũng như có thể hạn chế bệnh nếu thực hành đúng.

Từ các kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy kiến thức, thái độ và thực hành phòng bệnh VNĐSDD là một yếu tố quan trọng liên quan đến tình trạng mắc bệnh, nếu đối tượng có kiến thức, thái độ, thực hành tốt thì nguy cơ mắc bệnh của phụ nữ sẽ giảm đi rất nhiều. Điều này cũng gợi ý cho công tác tuyên truyền và cung cấp thông tin để nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành cho phụ nữ để ừa tốt bệnh VNĐSDD.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

Căn cứ kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi đưa ra một số kết luận như sau: 1. Tỷ lệ mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15-49 tuổi có chồng chiếm tỷ lệ cao (56,4%).

2. Nguyên nhân mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ từ 15-49 tuổi có chồng: nhóm sống cùng chồng mắc bệnh (56,5%); nhóm sử dụng nước giếng khơi bị mắc bệnh (57,7%); nhóm không sử dụng nhà vệ sinh/nhà tắm khép kín mắc bệnh (67,5%); nhóm phụ nữ không được nghe nói về bệnh VNĐSD tỷ lệ mắc bệnh (62,8%); nhóm phụ nữ không đi khám phụ khoa định kỳ tỷ lệ mắc bệnh chiếm (63,9%).

3. Hình thái mắc bệnh vêm nhiễm đường sinh dục dưới chủ yếu là viêm cổ tử cung kết hợp viêm âm đạo (34,2%) và viêm âm đạ (30,4%). Tác nhân gây bệnh chủ yếu là do vi khuẩn (64,1%).

4. Trên 2/3 đối tượng đã từng nghe nói về viêm nhiễm đường sinh dục dưới (79,5%), chủ yếu thông qua cán bộ y tế (54,2%) đài, tivi (47,9%).

5. Tỷ lệ phụ nữ 15- 49 tuổi có chồng có kiến thức phòng bệnh tốt, khá đạt tỷ lệ 75,5%; Thái độ phòng bệnh tốt, khá đạt tỷ lệ 79,5%; Thực hành phòng bệnh tốt, khá đạt tỷ lệ 79,8%.

6. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê đến mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới của phụ nữ từ 15-49 tuổi có chồng: Nhóm tuổi; số con hiện có; đang sử dụng các biện pháp tránh thai; kiến thức, thái độ và thực hành của phụ nữ 15-49 (p<0,05).

7.Không có mối liên quan giữa tiếp nhận được thông tin TT-GDSK và đi khám phụ khoa (p>0,05) đến việc mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới của phụ nữ từ 15-49 tuổi có chồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KHUYẾN NGHỊ

Từ những kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị như sau:

1. Đối với các ban ngành, đoàn thể.

- Tham mưu cho chính quyền địa phương, các hộ gia đình xây dựng hệ thống lọc nước đảm bảo vệ sinh, xây dựng nhà tắm hợp vệ sinh cho các hộ gia đình.

- Tham mưu cho lãnh đạo chính quyền địa phương và trạm y tế xã tăng cường công tác TT-GDSK về phòng chống VNĐSDD cho phụ nữ 15-49 tuổi có chồng tại xã Kim Quan, Thạch Thất, Thành phố Hà Nội.

2. Đối với ngành y tế.

- Trung tâm Y tế huyện Thạch Thất xây dựng kế hoạch quản lý, theo dõi, điều trị dứt điểm cho những phụ nữ hiện đang mắc bệnh.

- Phối hợp tổ chức các đợt chiến dịch khám phụ khoa, phát hiện bệnh cho chị em phụ nữ theo chiến dịch từng năm tại địa phương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Đối với chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 15-49 tuổi.

- Thực hiện vệ sinh cá nhân sạch sẽ, sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh tại hộ gia đình, quan hệ tình dục an toàn, chung thủy một vợ một chồng.

- Khám sức khỏe sinh sản định kỳ.

- Khi đã mắc bệnh phải điều trị dứt điểm và tái khám định kỳ.

- Tham gia các buổi truyền thông cung cấp và cập nhật kiến thức phòng bệnh tại cộng đồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Nguyễn Duy Ánh (2009), "Nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới và mối liên quan với kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ có chồng tại Đông Anh", Y học thực hành. 669- Số 8/2009, tr. 55-57.

2. Nguyễn Duy Ánh (2009), "Thực trạng và một số yếu tố liên quan tới nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới của phụ nữ có chồng độ tuổi 18 - 49 tại quận Cầu Giấy", Tạp chí Y học thực hành. 8 (669), tr. 21-25.

3. Lê thị Kim Ánh và các cộng sự. (2011), "Thực trạng sử dụng dịch vụ khám chữa NKĐSS của phụ nữ di cư tuổi 18-49 làm việc tại KCN Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội năm 2011", Tạp chí Y tế công cộng. 23 (23), tr. 33-40.

4. Nguyễn Trọ ắng (2011), "Tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 18- 49 tuổi có chồng tại huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau năm 2009", Tạp chí Y học dự phòng. 8 (126).

5. Nguyễn Trọ (2009), Tình hình viêm nhiễm đường

sinh dục dưới ở PN 18-49 tuổi có chồng tại huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau năm 2009, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Y Dược Huế.

6. Bệnh viện đa khoa Thị xã Hồng Lĩnh (2011), Nghiên cứu căn nguyên gây nhiễm phụ khoa của bệnh nhân đến khám tại bệnh viện đa khoa thị xã Hồng Lĩnh.

7. Bộ Y tế (2009), Hướng dẫn chuẩn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, chủ biên, tr. 313-341.

8. Trần Thị Trung Chiến và các cộng sự. (2005), "Hiệu quả mô hình can thiệp nhiễm khuẩn đường sinh sản cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ bằng đợt truyền thông kết hợp điều trị tại 4 xã tỉnh Hà Tây", Y học thực hành. Số 12/2005, tr. 64-66.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

9. Trần Thị Trung Chiến và các cộng sự. (2004), Khảo sát thực trạng bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, u vú, ung thư cổ tử cung ở phụ nữ Việt Nam, Bộ Y tế và Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em, Hà Nội.

10. Lê Hoài Chương (2011), "Khảo sát một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở PN khám phụ khoa tại Bệnh viện phụ sản TW năm 2011" , Tạp chí Y học lâm sàng 70, tr. 67-75.

11. Khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản- Trung tâm Y tế Thạch Thất- Hà Nội Báo cáo công tác BVBMTE- KHHGĐ năm 2012- 2013

12. Trần Thị Đức và Cao Ngọc Thành (2007), "Tình hình nhiễm khuẩn đường sinh sản ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 – 49) tại một số xã của huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa" Tạp chí Phụ sản, số đặc biệt, tr. 181 – 193. 13. Bùi Thị Thu Hà (2007), Báo cáo tổng quan các chương trình RTI/STI tại

Việt Nam, Trường đại học Y tế Công cộng.

14. Bùi Thị Thu Hà (2008), Sức khỏe sinh sản, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 15. Hoàng Minh Hằng (2011), "Đánh giá nhận thức của phụ nữ 15- 49 tuổi về

viêm nhiễm đường sinh dục dưới của phụ nữ Vĩnh Bảo, Hải Phòng", Tạp chí Y học thực hành. 6 (771), tr. 13-17.

16. Đoàn Huy Hậu, Nguyễn Văn Ba và Hoàng Văn Lương (2007), "Nghiên cứu nhu cầu và khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ trong nhóm dân cư vạn chài du canh tại một số địa bàn khu vực phía Bắc Hà Nội", Tạp chí Y học thực hành. 4 (816), tr. 13-18.

17. Phạm Thị Quỳnh Hoa, chủ biên (2008), Bài giảng Sản phụ khoa, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên, Thái Nguyên, 94-102.

18. Đinh Thị Hồng (2004), Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới trong 3 tháng cuối của thai kỳ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú bệnh viện, Đại học Y Hà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

19. Phạm Thị Khanh (2010), Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới và các yếu tố liên quan của phụ nữ tuổi từ 18 đến 45 tại bệnh viện phụ sản Thanh Hóa, Đại học Y Hà Nội.

20. Bùi Ngọc Lân (2010), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng của viêm âm đạo và hiệu quả của Fluomizin trong điều trị tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

21. Vũ Thị Hoàng Lan (2011), "Tìm hiểu rào cản tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ di cư và các mô hình can thiệp", Tạp chí Y tế Công cộng. 25 (25).

22. Nguyễn Thị Liên (2009), Thực trạng và các yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ có chồng từ 15-49 tuổi tại xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, Vĩnh phúc năm 2009, Luận văn Chuyên khoa Y tế Công cộng, Chuyên khoa I Y tế Công cộng, Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội. 23. Trần Thị Lợi và Vũ Quốc Vĩ (2008), "Tỷ lệ viêm âm đạo và các yếu tố liên

quan ở phụ nữ đến khám tại BV đa khoa Trung ương Cần Thơ", Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh", Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 13 (1), tr. 15-20.

24. Bùi Thị Mậu và Lê Thị Kim Ánh (2009), "Bệnh lây truyền qua đường tình dục ở gái mại dâm tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội Hòa Bình 2009", Tạp chí Y tế Công cộng. 16 (16), tr. 15-20.

25. Nguyễn Khắc Minh (2009), Nghiên cứu tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ và biện pháp tại huyện Tiên Phước - Quảng Nam, Luận văn Tiến sỹ, Trường Đại học Y Dược Huế. 26. Nguyễn Khắc Minh và Hoàng Ngọc Chương (2005), "Tình hình viêm nhiễm

đường sinh dục dưới ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, có chồng tại huyện Tiên phước, Quảng Nam năm 2004", Y học thực hành. Số 12/2005, tr. 69-71. 27. Lê Đức Nguyên (2010), Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn đường sinh dục

dưới và các yếu tố liên quan của phụ nữ tuổi từ 18 đến 45 tại bệnh viện Phụ sản Thanh Hoá, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

28. Phạm Bá Nha (2012), Viêm nhiễm đường sinh dục, Nhà xuất bản Y học. 29. Nguyễn Thị Như và Trần Đình Bình (2013), "Nghiên cứu tình hình nhiễm

khuẩn sinh dục do Chlamydia trachomatis ở phụ nữ bằng test nhanh SD Bioline chlamydia rapid test và kỹ thuật PCR", Tạp chí Phụ sản. 11(3), tr. 74-77.

30. Lê Thị Oanh (2011), Thực trạng mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản của phụ nữ 18-45 tuổi tại 5 tỉnh thành miền Bắc Việt Nam năm 2011, Luận văn Tiến sỹ Y học, Bộ môn vi sinh, Đại học Y Hà Nội.

31. Lê Thị Oanh và Nguyễn Văn Dịp (2001), Tìm hiểu căn nguyên vi khuẩn và kí sinh trùng gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ, tính kháng thuốc kháng sinh của các vi khuẩn gây bệnh, kết quả bước đầu điều trị bằng viên CTK.

32. Nguyễn Minh Quang (2010), "Hiểu biết của người dân về các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản và lây truyền qua đường tình dục", Tạp chí Y học thực hành. 2 (751).

Một phần của tài liệu thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15-49 tuổi có chồng tại xã kim quan - thạch thất - hà nội và một số yếu tố liên quan (Trang 74)