Đối tượng nghiên cứu mắc bệnh chủ yếu là do vi khuẩn chiếm tỷ lệ 64,1%; tỷ lệ bị viêm do nấm là 21,5%, bị 14,4%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Kết luận này cũng có nhiều nét tương đồng với nghiên cứu của Kiều Chí Thành và cộng sự khi chỉ ra căn nguyên vi sinh vật chủ yếu là vi khuẩn chiếm 67,32%. Trong các trường hợp nhiễm khuẩn, tỷ lệ nhiễm các vi khuẩn gram dương như Streptococcus, Enterococcus, S.aureus, S. epidermidis chiếm tới trên 70% [39]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Duy Ánh (2005) trên 588 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, từ 18-49 tuổi có chồng tại quận Cầu Giấy Hà Nội thì nguyên nhân gây VNĐSDD chủ yếu là nhiễm tạp khuẩn (47,9%, Candida là 29,8%, và Trichomonas là 2,4%) [1]. Nhìn chung tác nhân gây bệnh cũng rất khác nhau qua các nghiên cứu. Tác nhân do tạp khuẩn được tìm ra ở rất nhiều các nghiên cứu như: Nghiên cứu Nguyễn Khắc Minh nghiên cứu năm 2005, tại huyện Tiên Phước tỉnh Quảng Nam thì trên 268 phụ nữ bị VNĐSDD thì 64,93% do nhiễm tạp khuẩn [26]; trong 285 phụ nữ tuổi 18-49 có chồng, sinh sống tại huyện Thới Bình bị nhiễm khuẩn sinh dục dưới thì có 62,8% nhiễm tạp khuẩn (Võ Văn Thắng, 2010) [4]. Kết quả các nghiên cứu tương đương với nhau về tác nhân vi khuẩn. Còn theo nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ này là 64,1%. Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân gây ra VNĐSDD như vi khuẩn, nấm, trùng roi… và tùy thuộc vào sự khác biệt môi trường địa lý mỗi vùng và do thói quen, tập quán giữa các vùng nhưng nhìn chung, tác nhân do tạp khuẩn chiếm đa số và được tìm thấy qua rất nhiều các nghiên cứu trong và ngoài nước [31].
4.3. Một số yếu tố liên quan tới tình trạng mắc bệnh của đối tƣợng nghiên cứu
4.3.1. Mối liên quan giữa các đặc điểm nhân khẩu học với bệnh viêm nhiễm đường sinh dục
Có mối liên quan giữa nhóm tuổi và số con hiện có với tình trạng mắc bệnh VNĐSDD. Trong đó, những phụ nữ thuộc nhóm tuổi 30 - 39 tuổi có khả năng mắc bệnh cao hơn so với những phụ nữ thuộc nhóm tuổi khác (p<0,05). Kết quả từ nghiên cứu năm 2010 tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa cho thấy có đến 82% phụ nữ mắc bệnh nằm trong nhóm tuổi từ 20 - 40 [19].
Bên cạnh đó, những đối tượng có từ 1 - 2 con có khả năng mắc bệnh cao hơn so với những đối tượng khác (p<0,05). Kết quả từ nghiên cứu về tình hình NKĐSS
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trên 150 bệnh nhân là phụ nữ từ 18 - 45 tại bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa cho thấy, số phụ nữ mắc bệnh đã sinh từ 3 lần trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất (44,7%) và gấp 4,8 lần so với số bệnh nhân chưa có con [19].
4.3.2. Mối liên quan giữa tiền sử sản khoa với bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới
Có mối liên quan giữa việc sử dụng biện pháp tránh thai với tình trạng mắc bệnh của đối tượng. Những phụ nữ đang sử dụng biện pháp tránh thai có khả năng mắc bệnh cao hơn so với những phụ nữ không sử dụng biện pháp tránh thai (p<0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với kết quả của một số nghiên cứu khác về mối liên quan giữa việc sử dụng các biện pháp tránh thai với tình trạng mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu. Trong đó, kết quả nghiên cứu về tình hình NKĐSS trên 150 bệnh nhân là phụ nữ từ 18 - 45 tại bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa cũng đã chỉ ra rằng đặt dụng cụ tử cung làm tăng nguy cơ viêm nhiễm cổ tử cung - âm đạo: số phụ nữ áp dụng biện pháp này có tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới cao nhất chiếm 62,7% [19]. Kết luận này cũng trùng với nhận định của Lê Hoài Chương khi khảo sát các yếu tố liên quan đến VNĐSDD ở PN khám phụ khoa tại Bệnh viện phụ sản TW cho thấy tiền sử nạo thai, sẩy thai, sinh đẻ liên quan đến khả năng bị mắc bệnh [10].
Chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng nạo phá thai với tình trạng mắc bệnh của đối tượng (p>0,05). Kết quả này của chúng tôi khác với một số nghiên cứu khác trước đây giữa tình trạng nạo phá thai và tình trạng VNĐSDD. Có thể trong nghiên cứu của chúng tôi, đối tượng nghiên cứu là những phụ nữ có chồng, việc nạo phá thai không chịu sự kỳ ở đối tượng phụ nữ
chưa có chồ ể công khai đế ở y tế ất lượ
ảm bảo để tiếp cận dịch vụ, điều đó cũng phần nào làm giảm nguy cơ mắc VNĐSDD thông qua thủ thuật nạo phá thai của cán bộ y tế.
4.3.3. Mối liên quan giữa các yếu tố môi trường với bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới dục dưới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nguồn nước sử dụng và tình trạng mắc bệnh VNĐSDD (p>0,05). Kết quả này của chúng tôi có sự khác biệt với một số nghiên cứu khác, có thể trong nghiên cứu của chúng tôi nguồn nước sử dụng đều là nước giếng (giếng khoan và giếng khơi), là nguồn nước tự nhiên do đó tỷ lệ mắc bệnh không có sự khác biệt đáng kể. Tuy nhiên có mối liên quan giữa việc sử dụng nguồn nước có qua hệ thống lọc với tình trạng mắc bệnh VNĐSDD. Trong đó, những phụ nữ sử dụng nguồn nước không qua hệ thống lọc có khả năng mắc bệnh cao hơn so với những phụ nữ sử dụng nguồn nước đã qua hệ thống lọc (p<0,05). Điều này đã cho thấy tầm quan trọng của việc sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày là vô cùng quan trọng và có những ảnh hưởng nhất định đến tình trạng mắc bệnh VNĐSDD nói riêng và sức khỏe của người phụ nữ nói chung.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối liên quan giữa tình trạng có nhà tắm với tình trạng mắc bệnh VNĐSDD. Trong đó, những phụ nữ mà gia đình có nhà vệ sinh/ nhà tắm khép kín trong nhà thì khả năng mắc bệnh thấp hơn so với những phụ nữ không có nhà vệ sinh/nhà tắm khép kín (p<0,05). Có nhà vệ sinh/nhà tắm trong nhà thì điều kiện vệ sinh của phụ nữ thuận lợi hơn, cả việc vệ sinh thông thường, vệ sinh kinh nguyệt, và nhất là vệ sinh trước và sau QHTD, khi đó sẽ giảm được nguy cơ viêm nhiễm. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Hữu Quốc năm 2012 tại Hưng Yên [35]. Như vậy, điều kiện vệ sinh môi trường sống cũng liên quan rất nhiều đến tình trạng NKĐSS.
Điều này cho thấy việc tuyên truyền tập trung cải thiện môi trường sống hợp vệ sinh cũng là rất cần thiết đối với chị em phụ nữ. Do đó, việc khuyến khích và có biện pháp hỗ trợ các hộ gia đình sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh và có nhà tắm/nhà vệ sinh khép kín, riêng biệt cũng là một trong những biện pháp đáng được quan tâm trong việc góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh NKĐSDD. Tuy nhiên, trên thực tế để thực hiện được điều này cần có sự quan tâm đúng mức của địa phương trong việc tuyên truyền và hỗ trợ một phần kinh phí để các hộ gia đình có điều kiện để xây dựng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
4.3.4. Mối liên quan giữa việc sử dụng dịch vụ y tế với bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới
Khi so sánh tỷ lệ mắc bệnh VNĐSDD với việc tiếp cận dịch vụ y tế tại địa phương cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh trong nhóm phụ nữ đã từng nghe nói về VNĐSDD là thấp hơn trong nhóm phụ nữ chưa từng nghe nói về VNĐSDD. Tỷ lệ đối tượng chưa từng nghe nói về VNĐSDD ở mức cao 20,5%. Điều này có thể được giải thích do những người phụ nữ đã từng nghe nói về bệnh thì họ sẽ có kiến thức về bệnh tốt hơn những phụ nữ chưa từng nghe nói đến bệnh, do đó tỷ lệ mắc bệnh là thấp hơn. Ngoài ra, việc phần lớn đối tượng đã từng đi khám phụ khoa (82,8%) nhưng chủ yếu khám theo chiến dịch (hơn ½ đối tượng, chiếm 53,8%) và tỷ lệ đối tượng đi khám định kỳ dưới 20% có ảnh hưởng đến việc phát hiện bệnh sớm, nhất là các bệnh có diễn biến âm thầm và khó phát hiện như viêm CTC.
4.3.5. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành với bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới đường sinh dục dưới
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức, thái độ và thực hành phòng bệnh VNĐSDD với tình trạng mắc bệnh VNĐSDD của đối tượng nghiên cứu. Trong đó, những phụ nữ có kiến thức kém về phòng bệnh VNĐSDD có khả năng mắc bệnh cao hơn so với những phụ nữ có kiến thức tốt (p<0,05).
Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với những nghiên cứu trước đây về mối liên quan giữa kiến thức phòng bệnh VNĐSDD với tình trạng bệnh. Trong đó, kết quả nghiên cứu của tác giả Khúc Chí Thông (2005) tại Hưng Yên cho thấy những phụ nữ có kiến thức kém về phòng bệnh có khả năng mắc bệnh cao gấp 3,12 lần so với những phụ nữ có kiến thức tốt. Nghiên cứu tại Tam Dương, Vĩnh Phúc của tác giả Nguyễn Thị Liên (2010) cho thấy, nhóm phụ nữ có kiến thức không đạt về VNĐSD có nguy cơ viêm cao gấp 3,95 lần so với nhóm có kiến thức đạt [22]. Bên cạnh đó, nghiên cứu đánh giá nhận thức về ệnh của phụ nữ 15 - 49 tuổi tại Hải Phòng về VNĐSDD chỉ ra rằng kiến thức về bệnh có mối tương quan ý nghĩa với tình trạng mắc bệnh. Những người có kiến thức về bệnh không đạt thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người có kiến thức đạt là 2 lần [15]. Hầu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hết các nghiên cứu đều tìm ra mối liên quan giữa kiến thức của đối tượng về bệnh với tình trạng VNĐSDD. Việc tìm ra mối liên quan có ý nghĩa thống kê này cho chúng ta thấy thực tế là hiểu biết về kiến thức về bệnh NKĐSS rất quan trọng đối với phụ nữ trong việc bảo vệ mình trước những yếu tố nguy cơ của bệnh.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng tỷ lệ đối tượng có kiến thức tốt về bệnh là khá thấp, do đó việc cung cấp kiến thức về phòng ngừa mắc bệnh VNĐSDD cho phụ nữ là một biện pháp thực sự quan trọng và cần thiết để có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh VNĐSDD tại địa phương.
Những phụ nữ có thái độ kém về phòng bệnh VNĐSDD có khả năng mắc bệnh cao hơn so với những phụ nữ có thái độ tốt (p<0,05). Kết quả tương tự từ một đề tài nghiên cứu dịch tễ của Đoàn Huy Hậu và cộng sự năm 2007 tiến hành trên 634 phụ nữ vạn chài khu vực phía Bắc Hà Nội có các triệu chứng bệnh VNĐSS chỉ ra rằng thái độ của họ chưa tích cực, vẫn còn tâm lý ngại ngùng, coi thường bệnh và chỉ số về hành vi thực hành còn rất thấp. Số người thờ ơ trước các dấu hiệu của bệnh còn chiếm tỷ lệ đáng kể. Chính vì vậy, tỷ lệ phụ nữ vạn chài mắc các bệnh VNĐSS khá cao 63,7% [16].
Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ phụ nữ có thái độ tốt trong việc phòng ngừa mắc bệnh là khá thấp, điều này có thể dẫn đến việc những người phụ nữ có thể coi thường bệnh và thờ ơ không quan tâm đến các dấu hiệu của bệnh từ đó họ có thể có những thực hành vệ sinh không đúng và dẫn đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh VNĐSDD trong tương lai.
Những phụ nữ có thực hành kém về phòng bệnh VNĐSDD có khả năng mắc bệnh cao hơn so với những phụ nữ có thực hành tốt (p<0,05). Kết quả từ nghiên cứ
ắt ngang tại Cần Thơ năm 2008 cho thấy thói quen thụt rửa âm đạo, âm hộ bằng dung dịch sát khuẩn. Trong đó, những phụ nữ có thói quen thụt rửa âm đạo có nguy cơ mắc bệnh viêm âm đạo cao gấp 1,73 lần; và những phụ nữ có thói quen rửa âm hộ bằng dung dịch sát khuẩn thì nguy cơ mắc VAĐ cao gấp 1,64 lần so với những phụ nữ không có thói quen này [23].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bên cạnh đó, kết quả từ các nghiên cứu khác cho thấy cũng có mối liên quan giữa thực hành vệ sinh khi QHTD với tình trạng mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu tại Tam Dương, Vĩnh Phúc của tác giả Nguyễn Thị Liên (2010) cho thấy, nhóm phụ nữ không vệ sinh sau QHTD có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2,8 lần so với nhóm phụ nữ có vệ sinh [22]. Cũng theo kết quả nghiên cứu cắt ngang tại Cần Thơ năm 2008 khi tìm hiểu tỷ lệ viêm âm đạo và các yếu tố liên quan ở phụ nữ đến khám tại BV đa khoa Trung ương Cần Thơ cho thấy QHTD khi bị viêm âm đạo có liên quan đến tình trạng NKĐSS (OR=3,03) [23]. Ngoài ra, theo tác giả Hoàng Minh Hằng, nghiên cứu trên 800 PN 15 - 49 tuổi tại Hải Phòng có chồng hoặc đã quan hệ tình dục, nguy cơ mắc bệnh NKĐSS chủ yếu là do thiếu vệ sinh kinh nguyệt (65,2% nhóm viêm và 69,0% nhóm không viêm) [15]. Điều đó càng khẳng định vệ sinh là yếu tố rất quan trọng góp phần gây ra bệnh, cũng như có thể hạn chế bệnh nếu thực hành đúng.
Từ các kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy kiến thức, thái độ và thực hành phòng bệnh VNĐSDD là một yếu tố quan trọng liên quan đến tình trạng mắc bệnh, nếu đối tượng có kiến thức, thái độ, thực hành tốt thì nguy cơ mắc bệnh của phụ nữ sẽ giảm đi rất nhiều. Điều này cũng gợi ý cho công tác tuyên truyền và cung cấp thông tin để nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành cho phụ nữ để ừa tốt bệnh VNĐSDD.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
KẾT LUẬN
Căn cứ kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi đưa ra một số kết luận như sau: 1. Tỷ lệ mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15-49 tuổi có chồng chiếm tỷ lệ cao (56,4%).
2. Nguyên nhân mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ từ 15-49 tuổi có chồng: nhóm sống cùng chồng mắc bệnh (56,5%); nhóm sử dụng nước giếng khơi bị mắc bệnh (57,7%); nhóm không sử dụng nhà vệ sinh/nhà tắm khép kín mắc bệnh (67,5%); nhóm phụ nữ không được nghe nói về bệnh VNĐSD tỷ lệ mắc bệnh (62,8%); nhóm phụ nữ không đi khám phụ khoa định kỳ tỷ lệ mắc bệnh chiếm (63,9%).
3. Hình thái mắc bệnh vêm nhiễm đường sinh dục dưới chủ yếu là viêm cổ tử cung kết hợp viêm âm đạo (34,2%) và viêm âm đạ (30,4%). Tác nhân gây bệnh chủ yếu là do vi khuẩn (64,1%).
4. Trên 2/3 đối tượng đã từng nghe nói về viêm nhiễm đường sinh dục dưới (79,5%), chủ yếu thông qua cán bộ y tế (54,2%) đài, tivi (47,9%).
5. Tỷ lệ phụ nữ 15- 49 tuổi có chồng có kiến thức phòng bệnh tốt, khá đạt tỷ lệ 75,5%; Thái độ phòng bệnh tốt, khá đạt tỷ lệ 79,5%; Thực hành phòng bệnh tốt, khá đạt tỷ lệ 79,8%.
6. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê đến mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới của phụ nữ từ 15-49 tuổi có chồng: Nhóm tuổi; số con hiện có; đang sử dụng các biện pháp tránh thai; kiến thức, thái độ và thực hành của phụ nữ 15-49 (p<0,05).
7.Không có mối liên quan giữa tiếp nhận được thông tin TT-GDSK và đi khám phụ khoa (p>0,05) đến việc mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới của phụ nữ từ 15-49 tuổi có chồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
KHUYẾN NGHỊ
Từ những kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị như sau:
1. Đối với các ban ngành, đoàn thể.
- Tham mưu cho chính quyền địa phương, các hộ gia đình xây dựng hệ thống lọc nước đảm bảo vệ sinh, xây dựng nhà tắm hợp vệ sinh cho các hộ gia đình.