1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tóm tắt Quản lý đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh Đồng Tháp

12 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 246,3 KB

Nội dung

Luận án với mục tiêu quản lý đầu tư công cấp tỉnh trong điều kiện biến đổi khí hậu, mối quan hệ tương quan giữa biến đổi khí hậu với quản lý đầu tư công cấp tỉnh.

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều ảnh

hưởng nhất của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng

(Susmita Dasgupta và cộng sự, 2007) Đồng bằng sông Cửu Long là

một trong ba vùng đồng bằng trên Thế giới, trong đó có tỉnh Đồng

Tháp sẽ là một trong khu vực dễ bị tổn thương nhất trong cả nước do

chịu nhiều tổn thương và thiệt hại về tính mạng, kinh tế do các hiện

tượng thiên tai, mưa bão, lũ lụt, sạt lỡ đất nghiêm trọng và các hiện

tượng thời tiết cực đoan khác Để giải quyết được những thách thức

trên yêu cầu đặt ra cần có các giải pháp thích ứng, trong đó đầu tư

công (ĐTC) cũng là nguồn lực rất cần thiết và quan trọng

Mặc dù ĐTC và quản lý đầu tư công (QLĐTC) trong điều

kiện BĐKH ở tỉnh Đồng Tháp trong những năm qua đã có những

thành tựu đáng kể, trong đó có tính đến việc tập trung các nguồn lực

huy động để phát triển bền vững kinh tế - xã hội – môi trường của

tỉnh Lượng vốn ĐTC luôn gia tăng hàng năm và phân bổ vào các

ngành nghề đã giúp cho cơ cấu kinh tế của Tỉnh có sự chuyển dịch

tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm

dần tỷ trọng nông nghiệp Mức tăng tăng trưởng kinh tế của tỉnh

Đồng Tháp trong thời gian qua vẫn duy trì được khả năng tăng

trưởng khá nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế như lượng

vốn ĐTC còn thiếu so với như cầu ĐTC ở địa phương, việc phân bổ

đầu tư vào các ngành, lĩnh vực chưa thật sự trọng tâm, trọng điểm

nên chuyển dịch cơ cấu đầu tư còn chậm, riêng về cơ cấu nguồn vốn

còn phụ thuộc nhiều ngân sách Nhà nước (trên 65% tổng vốn đầu tư

công trên địa bàn tỉnh, trừ năm 2014 chiếm khoảng trên 47%) nên

tính chủ động chưa cao trong công tác quản lý đầu tư, nhất là trong

hoàn cảnh nền kinh tế thị trường có nhiều thay đổi phức tạp, hội nhập sâu toàn cầu và ảnh hưởng bởi BĐKH hay sức ép từ khi có Luật Đầu tư công ra đời,…(Lê Văn Tuấn và Từ Quang Phương, 2014; UBND tỉnh Đồng Tháp, 2017) Ngoài ra, do tỉnh có vị trí địa

lý nằm ở thượng nguồn thuộc phía tây của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, không tiếp giáp với biển nên ảnh hưởng từ các yếu tố của BĐKH (hạn hán, khô kiệt; mưa bão, lũ lụt; nhiệt độ tăng; nước biển dâng và xâm nhập măn) sẽ khác với các địa phương ở phía hạ nguồn của vùng Từ đặc điểm phân hóa này, dẫn đến các vấn đề về ĐTC và QLĐTC trong điều kiện BĐKH ở các tỉnh cũng sẽ có những đặc trưng riêng Do vậy, công tác QLĐTC trong điều kiện BĐKH ở tỉnh Đồng Tháp đã đảm bảo cân đối, bền vững và có khoa học hay chưa thì còn yêu cầu cần phải nghiên cứu Hơn nữa, đã có một số công trình nghiên cứu về ĐTC, QLĐTC, QLĐTC cấp tỉnh như Anand Rajaram và cộng sự (2010), Era Babla – Norris và cộng sự (2011), Richard Allen và Daniel Tommasi (2001), Brumby (2008),Vũ Thành

Tự Anh (2018), Vũ Cương (2014), Trần Thanh Hải (2012), Mai Thị Thu (2014) nhưng nghiên cứu có tính hệ thống và sâu về QLĐTC cấp tỉnh, đặc biệt có tính đến BĐKH thì có vẽ như chưa có nghiên cứu nào, kể cả ở Đồng Tháp

Từ các căn cứ trên, vấn đề “Quản lý đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh Đồng Tháp” được tác giả chọn

làm đề tài nghiên cứu

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu chung: Nghiên cứu tình hình QLĐTC

trong điều kiện BĐKH tại tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2018, chỉ

ra những bất cập và đề xuất các giải pháp tăng cường QLĐTC trong điều kiện BĐKH tại tỉnh Đồng Tháp và có giá trị tham khảo đối với

Trang 2

các địa phương có điều kiện tương đồng tại vùng Đồng bằng sông

Cửu Long

Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:

(1) Tổng hợp, bổ sung và phát triển một số cơ sở lý luận về

ĐTC cấp tỉnh trong điều kiện BĐKH và QLĐTC cấp tỉnh trong điều

kiện BĐKH

(2) Phân tích và đánh giá thực trạng QLĐTC trong điều kiện

BĐKH tại tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2018 Chỉ ra được những

kết quả đạt được, những hạn chế, và nguyên nhân của hạn chế của

QLĐTC trong điều kiện BĐKH tại tỉnh Đồng Tháp giai đoạn

2011-2018

(3) Đề xuất các điều kiện, các giải pháp khả thi nhằm tăng

cường QLĐTC cấp tỉnh trong điều kiện BĐKH có giá trị tham khảo

về mặt lý luận và thực tiễn đối với tỉnh Đồng Tháp và các địa

phương có điều kiện tương đồng tại vùng Đồng bằng sông Cửu

Long

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu: quản lý đầu tư công cấp tỉnh trong điều

kiện biến đổi khí hậu, mối quan hệ tương quan giữa biến đổi khí hậu

với quản lý đầu tư công cấp tỉnh

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu

về ĐTC cấp tỉnh trong điều kiện BĐKH và công tác QLĐTC cấp

tỉnh trong điều kiện BĐKH

Phạm vi không gian nghiên cứu: tại tỉnh Đồng Tháp (trên

lãnh thổ của Tỉnh)

Phạm vi thời gian nghiên cứu: Các số liệu thứ cấp của

nghiên cứu từ các nguồn chính thống (Niên giám thống kê, các báo

cáo, kế hoạch…) nên bị giới hạn về khả năng phân tách và nguồn thu thập Do vậy, Luận án tập trung nghiên cứu số liệu giai đoạn 2011-2018, định hướng đến năm 2025

4 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu được dùng trong thu thập thông tin số liệu bao gồm: Phương pháp nghiên cứu tại bàn, phỏng

vấn sâu, quan sát trực tiếp và ghi nhận, phương pháp điều tra khảo sát bằng bảng hỏi được thiết kế sẵn

Từ các thông tin, số liệu đã được thu thập, tác giả sử dụng các phương pháp phân tích thông tin, số liệu như: Phương pháp

phân tích, tổng hợp; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp phân tích thống kê toán học với sự trợ giúp của phần mềm phân tích thống

kê chuyên sâu SPSS được dùng trong phân tích, tính toán để đưa ra các kết quả nghiên cứu với ngân hàng dữ liệu

5 Những đóng góp mới của đề tài

5.1 Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

(1) Đầu tư công cấp tỉnh trong điều kiện biến đổi khí hậu là các hoạt động đầu tư công do chính quyền tỉnh chủ trì (được quyền quản lý

và sử dụng theo phân cấp quản lý) thực hiện các chương trình, dự án đầu tư công phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh thích ứng với biến đổi khí hậu, dựa trên các nguồn lực huy động, không vì mục tiêu lợi nhuận và (hoặc) không có khả năng hoàn vốn trực tiếp (2) Tiêu chí đánh giá quản lý đầu tư công cấp tỉnh trong điều kiện biến đổi khí hậu gồm: (i) Nhóm tiêu chí phản ánh kết quả và hiệu quả đầu tư công cấp tỉnh trong điều kiện biến đổi khí hậu; (ii) Nhóm tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện các khâu của chu trình quản lý đầu tư công cấp tỉnh trong điều kiện biến đổi khí hậu, trong phân cấp quản lý và phối hợp quản lý

Trang 3

(3) Luận án bổ sung nhân tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý đầu

tư công cấp tỉnh trong điều kiện biến đổi khí hậu thông qua mô hình

nghiên cứu mối tương quan giữa các yếu tố của biến đổi khí hậu như

hạn hán, khô kiệt; mưa bão, lũ lụt; nhiệt độ tăng; nước biển dâng và

xâm nhập mặn và quản lý đầu tư công cấp tỉnh

5.2 Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên

cứu, khảo sát của luận án

(1) Quản lý đầu tư công cấp tỉnh trong điều kiện biến đổi khí

hậu vừa góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa cải thiện thu

nhập bình quân đầu người và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế

tỉnh Ngoài ra, nó còn giúp cải thiện môi trường đầu tư và góp phần

cải thiện về mặt xã hội, thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn

tỉnh

(2) Các khâu của chu trình quản lý đầu tư công trong điều kiện

biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều bất cập và cần phải

tiếp tục được cải thiện, bao gồm: công tác đề xuất chủ trương, quy

hoạch, kế hoạch đầu tư công và công tác quản lý vận hành chương

trình dự án đầu tư công thích ứng với biến đổi khí hậu

(3) Quản lý đầu tư công cấp tỉnh bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân

tố, nhất là biến đổi khí hậu Các địa phương nằm ở thượng nguồn

thuộc phía tây của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, không tiếp giáp

với biển (như Đồng Tháp) thì mối quan hệ tương quan giữa kết quả

quản lý đầu tư công cấp tỉnh với các yếu tố của biến đổi khí hậu là

khá chặt, lần lượt là hạn hán, khô kiệt (cao nhất); là mưa bão, lũ lụt;

nhiệt độ tăng, nước biển dâng (thấp) và xâm nhập mặn (rất thấp)

(4) Luận án đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý đầu tư

công cấp tỉnh trong điều kiện biến đổi bao gồm: (i) đổi mới cách làm

và nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch đầu tư công trong điều

kiện biến đổi khí hậu, (ii) nâng cao chất lượng công tác kiểm tra giám sát, (iii) thanh tra đối với hoạt động đầu tư công thích ứng với biến đổi khí hậu, (iv) cơ chế quản lý minh bạch, tăng cường sự tham gia và giám sát của cộng đồng và xã hội

6 Cấu trúc luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được cấu trúc bao gồm 04 Chương: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu; Chương 2: Cơ sở lý luận về QLĐTC cấp tỉnh trong điều kiện BĐKH Chương 3: Thực trạng quản QLĐTC trong điều kiện BĐKH tại tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2018 Chương 4: Giải pháp tăng cường QLĐTC trong điều kiện BĐKH tại tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến biến đổi khí hậu và gắn kết đầu tư công với biến đổi khí hậu

1.1.2 Một số công trình nghiên cứu về đầu tư công và đầu tư công cấp tỉnh

1.1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý đầu tư công và quản lý đầu tư công cấp tỉnh

1.1.4 Khoảng trống nghiên cứu của đề tài luận án

Từ tổng quan nghiên cứu cho thấy, các nghiên cứu đã ít nhiều trang bị về cơ bản cơ sở lý luận và thực tiễn về ĐTC và QLĐTC, qua

đó ít nhiều đóng góp cho các nhà quản lý trong công tác tăng cường

Trang 4

QLĐTC Với những nghiên cứu tại từng thời điểm hoàn cảnh khác

nhau, việc vận dụng để đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp cho

QLĐTC ở Việt Nam hoặc ở từng địa phương tại Việt Nam thì cần

phải vận dụng linh hoạt và có những điều kiện nhất định

Nhìn chung, số ít nghiên cứu sâu về ĐTC cấp tỉnh và nếu có

thì chủ yếu mang tính khái quát rất chung chung, chưa mang tính cụ

thể cho một tỉnh (địa phương) hay vùng kinh tế nào đó trên góc độ

đầy đủ của ĐTC, nhất là theo tinh thần của Luật đầu tư công năm

2014, cập nhật theo Luật Đầu tư công năm 2019 Khi nghiên cứu

điển hình ở một địa phương (tỉnh) thì các nghiên cứu thường tiếp cận

trên một khía cạnh cụ thể nào đó như đầu tư phát triển từ ngân sách

nhà nước nói chung, đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước,

nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng cường công tác huy động vốn

hoặc riêng cho một ngành, một lĩnh vực cụ thể, thẩm định, đánh giá

và lựa chọn dự án đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước , Bên

cạnh đó, có những nghiên cứu có thời gian nghiên cứu đã được thự

chiện nghiên cứu có thể nói là đã quá lâu so với thời gian hiện tại đã

có nhiều thay đổi về tình hình đầu tư – về các hệ thống văn bản Luật

và dưới Luật

Các nghiên cứu cũng chưa đi sâu nghiên cứu đánh giá và chỉ

ra được đâu là những khâu được xem là yếu kém nhất và đâu là khâu

tốt nhất trong chu trình QLĐTC cấp tỉnh để từ đó có những cơ sở sát

đáng cho việc tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý trong lĩnh

vực này Hoặc nghiên cứu những đề xuất khả thi về các tiêu chí để

áp dụng trong đánh giá hiệu quả ĐTC cấp tỉnh và tiêu chí đánh giá

công tác QLĐTC cấp tỉnh, qua đó thiết lập một quy trình toàn diện

hơn cho liên kết chính sách, kế hoạch và ngân sách trong QLĐTC

trên địa bàn tỉnh

Một số nghiên cứu khác cũng chưa thể chứng minh cụ thể được mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến công tác quản lý đầu tư nói chung và cụ thể hơn về công tác QLĐTC cấp tỉnh, nhân tố nào ảnh hưởng nhiều nhất, nhân tố nào ảnh hưởng ít nhất, và chưa lượng hóa được mức độ tác động của từng nhân tố đến công tác quản

lý đối với ĐTC ở địa phương trong từng bối cảnh nghiên cứu Thông thường sẽ theo hướng lượng hóa liên hệ giữa ĐTC với đầu tư tư nhân, với tăng trưởng kinh tế, Ở Việt Nam và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung mặc dù có một số nghiên cứu về QLĐTC nhưng các vấn đề gắn kết ĐTC với biến đổi khí hậu nhằm đảm bảo đạt được kết quả và hiệu quả của phát triển kinh tế - xã hội, từ đó đặt

ra các yêu cầu gì đối với công tác QLĐTC cần phải có để đảm bảo đạt kết quả ĐTC như đề ra Mối liên hệ chặt giữa QLĐTC với các yếu tố ảnh hưởng, nhất là các yếu tố của biến đổi khí hậu cũng chưa được phân tích sâu toàn diện

Mặc khác, biến đổi khí hậu ảnh hưởng chung đến toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhưng cũng do tác động của biến đổi khí hậu mà các yếu tố tạo vùng có thể bị tác động ở mức độ khác nhau Với những cực đoạn về lũ và hạn – mặn ngày càng thường xuyên, các biện pháp ứng phó khác nhau tại mỗi tiểu vùng sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố của mô hình phát triển vùng, vùng giáp biên giới chịu ảnh hưởng của lũ (Đồng Tháp và An Giang), vùng trung tâm đồng bằng chịu ảnh hưởng của cả 2 yếu tố (Cần Thơ), và vùng giáp biển đông chịu tác động của mặn (các tỉnh còn lại của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long) Sự phân hóa về tác động của BĐKH làm mất đi sự đồng nhất vốn có của vùng Đồng bằng sông Cửu Long Từ đó cũng

sẽ có các cơ chế, chính sách QLĐTC trong điều kiện biến đổi khí hậu phù hợp với từng địa phương của các tiểu vùng ở Đồng bằng

Trang 5

sông Cửu Long Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu trước, đề tài

“Quản lý đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh Đồng

Tháp”, kỳ vọng sẽ bổ sung một phần khoảng trống trong nghiên cứu

1.2 Phương pháp nghiên cứu

1.2.1 Cách tiếp cận nghiên cứu

Từ các lý thuyết trên, nghiên cứu kế thừa sử dụng khung

chẩn đoán đánh giá QLĐTC của Anand Rajaram và cộng sự (2010),

Vũ Cương (2014) và tiếp cận theo các bước của chu trình quản lý

chương trình, dự án ĐTC nhằm phù hợp với Luật Đầu tư công, tác

giả xây dựng khung phân tích QLĐTC cấp tỉnh trong điều kiện

BĐKH, tập trung nghiên cứu như sau:

Một là, Công tác lập kế hoạch ĐTC trong điều kiện biến đổi

khí hậu bao gồm: (i) đề xuất chủ trương ĐTC, quy hoạch, kế hoạch

ĐTC; (ii) lập, thẩm định và phê duyệt chương trình, dự án ĐTC; (iii)

Phân bổ và giao kế hoạch ĐTC

Hai là, Công tác tổ chức tổ chức và thực hiện ĐTC trong

điều kiện biến đổi khí hậu bao gồm: (i) quản lý đấu thầu; (ii) quản lý

thực hiện thi công xây dựng công trình; (iii) điều chỉnh dự án ĐTC;

(iv) hoàn thành, bàn giao đưa dự án đầu tư công vào vận hành

Ba là, công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá ĐTC trong

điều kiện biến đổi khí hậu

Bốn là, công tác phân cấp và phối hợp QLĐTC trong điều

kiện biến đổi khí hậu

1.2.2 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết và tổng kết thực tiễn;

Phỏng vấn sâu, quan sát trực tiếp và ghi nhận; Phương pháp điều tra

1.2.3 Phương pháp phân tích thông tin, số liệu

Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp phân tích thống kê với sự trợ giúp của phần mềm phân tích thống kê chuyên sâu SPSS được dùng trong phân tích, tính toán

để đưa ra các kết quả nghiên cứu với ngân hàng dữ liệu

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG CẤP TỈNH

TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

2.1 Đầu tư công cấp tỉnh trong điều kiện biến đổi khí hậu

2.1.1 Biến đổi khí hậu

Theo IPCC (2007), “Biến đổi khí hậu là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn”

2.1.2 Khái niệm đầu tư công cấp tỉnh trong điều kiện biến đổi khí hậu

ĐTC cấp tỉnh trong điều kiện biến đổi khí hậu là các hoạt động ĐTC do chính quyền tỉnh chủ trì (được quyền quản lý và sử dụng theo phân cấp quản lý) thực hiện các chương trình, dự án đầu

tư công phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh thích ứng với biến đổi khí hậu dựa trên các nguồn lực huy động, không vì mục tiêu lợi nhuận và (hoặc) không có khả năng hoàn vốn trực tiếp

2.1.3 Đặc điểm đầu tư công cấp tỉnh trong điều kiện biến đổi khí hậu 2.1.4 Nội dung dầu tư công cấp tỉnh trong điều kiện biến đổi khí hậu

2.2 Lý luận chung về quản lý đầu tư công cấp tỉnh trong điều kiện biến đổi khí hậu

Trang 6

2.2.1 Khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc quản lý đầu tư công cấp tỉnh trong

điều kiện biến đổi khí hậu

2.2.1.1 Khái niệm quản lý đầu tư công cấp tỉnh trong điều kiện biến

đổi khí hậu

“QLĐTC cấp tỉnh trong điều kiện biến đổi khí hậu là sự tác

động liên tục, có tổ chức, có định hướng mục tiêu vào quá trình ĐTC

thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh theo một hệ thống

tổng thể từ việc hình thành định hướng ĐTC thích ứng với biến đổi

khí hậu; cho đến lập, thẩm định, quyết định chương trình, dự án

ĐTC thích ứng với biến đổi khí hậu; triển khai thực hiện; quản lý sử

dụng và theo dõi đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương

trình, dự án ĐTC, nhằm đảm bảo kết quả, hiệu quả và hiệu lực của

ĐTC, qua đó đảm bảo được hiệu quả kinh tế - xã hội của tỉnh”

2.2.1.2 Mục tiêu của quản lý đầu tư công cấp tỉnh trong điều kiện

biến đổi khí hậu

2.2.1.3 Các nguyên tắc chủ yếu của quản lý đầu tư công cấp tỉnh

trong điều kiện biến đổi khí hậu

2.2.1.4 Cơ chế quản lý đầu tư công cấp tỉnh trong điều kiện biến đổi

khí hậu: Về lý thuyết, Cơ chế QLĐTC cấp tỉnh trong điều kiện biến

đổi khí hậu bao gồm 2 nhóm cơ chế theo 2 giai đoạn của ĐTC: cơ

chế phân bổ và cơ chế thực hiện ĐTC Bên cạnh đó, nhóm cơ chế

giám sát quá trình ĐTC cũng rất quan trọng trong việc đảm bảo ĐTC

có hiệu quả và hiệu lực

2.2.2 Nội dung quản lý đầu tư công cấp tỉnh trong điều biến đổi

khí hậu

(1) Công tác lập kế hoạch ĐTC cấp tỉnh trong điều kiện

BĐKH: (i) Đề xuất chủ trương đầu tư, quy hoạch, kế hoạch ĐTC cấp

tỉnh trong điều kiện BĐKH; (ii) Lập, thẩm định và phê duyệt chương

trình, dự án ĐTC thích ứng với biến đổi khí hậu; (iii) Phân bổ và giao kế hoạch vốn ĐTC (2) Công tác tổ chức và quản lý thực hiện ĐTC cấp tỉnh trong điều kiện biến đổi khí hậu …(3) Công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá ĐTC cấp tỉnh trong điều kiện biến đổi khí hậu …(4) Công tác phân cấp và phối hợp QLĐTC cấp tỉnh trong điều kiện biến đổi khí hậu

2.2.3 Tiêu chí đánh giá quản lý đầu tư công cấp tỉnh trong điều kiện biến đổi khí hậu: Một là, Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu

quả ĐTC cấp tỉnh trong điều kiện biến đổi khí hậu; Hai là, kết quả

thực hiện các khâu của chu trình QLĐTC cấp tỉnh trong điều kiện

biến đổi khí hậu

2.2.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư công cấp tỉnh trong điều kiện biến đổi khí hậu

Các nhân tố chủ quan: Tổ chức bộ máy QLĐTC ở địa phương

trong điêu kiện biến đổi khí hậu; Năng lực quản lý của người lãnh đạo và năng lực về chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong bộ máy QLĐTC ở địa phương trong điều kiện biến đổi khí hậu; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong điều kiện biến đổi khí hậu; Các nhân tố về quy hoạch, kế hoạch ĐTC ở địa phương

trong điều kiện biến đổi khí hậu

Các nhân tố khách quan: Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên,

biến đổi khí hậu ở địa phương; Nhóm nhân tố về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội; Công luận và thái độ của các nhóm có liên quan; Nhóm nhân tố về cơ chế chính sách; Khả năng về nguồn lực ngân sách nhà nước; Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và quá trình hội nhập quốc tế

Trang 7

2.3 Kinh nghiệm quản lý đầu tư công cấp tỉnh trong điều kiện

biến đổi khí hậu và bài học rút ra cho tỉnh Đồng Tháp

(1) Nghiên cứu kinh nghiệm QLĐTC có gắn với biến đổi khí

hậu của một số quốc gia trên thế giới: Kinh nghiệm của Thành phố

Curitiba (thủ đô của Brazil); Kinh nghiệm của Uganda; Kinh nghiệm

của Trung Quốc

(2) Nghiên cứu kinh nghiệm ĐTC cấp tỉnh trong điều kiện

biến đổi khí hậu ở một số địa phương tại Việt Nam: Kinh nghiệm

của Thành phố Cần Thơ (thành phố trực thuộc Trung ương); Kinh

nghiệm của tỉnh An Giang

Từ (1) và (2), một số bài học được rút ra cho tỉnh Đồng Tháp

về QLĐTC cấp tỉnh trong điều kiện biến đổi khí hậu

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG

TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP

3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp và ảnh

hưởng của biến đổi khí hậu đến quản lý đầu tư công tại tỉnh

Đồng Tháp

Tỉnh Đồng Tháp với những đặc điểm tự nhiên, vị trí địa lý và

kinh tế - xã hội có nhiều điều kiện để phát triển tốt hơn nữa, biểu

hiện cụ thể là phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua

khá tốt Nhưng trong lương lai với ảnh hưởng nặng nề của kinh tế -

xã hội và nước biển dâng thì các kết quả đạt được có thể giảm đi

3.2 Tình hình thực hiện đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí

hậu tại tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2018

3.2.1 Đầu tư công tỉnh Đồng Tháp phân theo nguồn vốn đầu tư

Bảng 3.3 Qui mô và cơ cấu nguồn vốn đầu tư công tỉnh Đồng Tháp giai

đoạn 2011 – 2018

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp

Từ bảng 3.3, tỉnh hình huy động nguồn vốn ĐTC trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp là khá tốt từ nhiều nguồn vốn khác nhau Nhìn chung, tỉnh đã làm tốt công tác huy động nguồn lực của địa phương thông qua tỷ trọng của nguồn vốn ngân sách địa phương là khá cao trong tổng nguồn vốn ĐTC trên địa bàn tỉnh, bình quân giai đoạn 2011-2015 là 51,42% và chiếm 44,38% giai đoạn 2016-2018

3.2.2 Chuyển dịch cơ cấu đầu tư công tỉnh Đồng Tháp phân theo ngành, lĩnh vực

Thời gian qua nguồn vốn ĐTC trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp được phân bổ hầu hết các ngành, lĩnh vực Trong đó, các lĩnh vực được tập trung đầu tư chính và chiếm tỷ trọng cao so với các lĩnh vực khác trong tổng nguồn vốn như đầu tư cho nông nghiêp hiện đại, thủy lợi, phát triển nông thôn mới thích ứng với biến đổi khí hậu ở tỉnh; đầu tư nâng cao khả năng thích ứng với BĐKH cho hạ tầng đô thị, giao thông, công nghiệp – thương mại du lịch ở tỉnh; đầu tư cho giáo dục và đào tạo; đầu tư cho y tế và văn hóa xã hội (bảng 3.4).

Trang 8

Bảng 3.4 Quy mô và cơ cấu đầu tư công tỉnh Đồng Tháp theo ngành,

lĩnh vực giai đoạn 2011-2018

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp

3.2.3 Chuyển dịch cơ cấu đầu tư công tỉnh Đồng Tháp phân theo

vùng

Bảng 3.6: Qui mô và cơ cấu vốn đầu tư công tỉnh Đồng Tháp phân theo

vùng giai đoạn 2011-2018

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp

Kết quả chuyển dịch cơ cấu ĐTC theo vùng ở tỉnh đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của mỗi vùng và từng địa phương trong Tỉnh tiếp tục đà tăng trưởng, Các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương mại – dịch vụ mỗi vùng phát triển tích cực, hiệu quả, phù hợp với đặc thù, lợi thế của từng Vùng, năng lực ứng phó và thích ứng biến đổi khí hậu trên địa bàn Tỉnh dần được cải thiện

3.3 Thực trạng quản lý đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2018

3.3.1 Công tác lập kế hoạch đầu tư công

Kết quả phân tích chỉ ra, các quy hoạch đã phục vụ tốt cho định hướng phát triển của ngành, các địa phương trong tỉnh Đồng thời là căn cứ cho công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,

kế hoạch ĐTC giai đoạn 5 năm và hàng năm phù hợp với tình hình thực tế và xu hướng phát triển của tỉnh theo hướng phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp, khó lường

3.3.2 Công tác tổ chức và quản lý thực hiện đầu tư công

Trong quá trình tổ chức và quản lý thực hiện ĐTC trong điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh luôn gắn chặt với vai trò quản lý nhà

nước ở tỉnh Đồng Tháp: quản lý đầu thầu; Quản lý thực hiện thi

công xây dựng công trình; điều chỉnh ĐTC; Hoàn thành, bàn giao đưa dự án ĐTC vào vận hành sử dụng

3.3.3 Công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá đầu tư công

Kết quả chỉ ra còn nhiều hạn chế, thiếu sót, sai phạm trong công tác quản lý xây dựng cơ bản (công tác đấu thầu, chỉ định thầu, quản lý đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng công trình, giám sát đầu tư…), yêu cầu rút kinh nghiệm và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật Công tác quản lý, kiểm soát chất lượng công trình được

Trang 9

các chủ đầu tư và các bên liên quan kiểm tra khá chặt chẽ theo quy

định Tuy nhiên, trong quá trình thiết kế, thi công xây dựng còn một

số công trình chưa đảm bảo chất lượng

3.3.4 Công tác phân cấp và phối hợp quản lý đầu tư công

Cấp tỉnh đã đẩy mạnh phân cấp về vốn đầu tư và giao nhiêm

vụ chi đầu tư cho các cấp bên dưới trong thực hiện ĐTC thích ứng

với biến đổi khí hậu trên địa bàn Tỉnh Qua đó, tạo sự chủ động đối

với các cấp khi chuẩn bị đầu tư, cân đối nguồn vốn đầu tư các công

trình, dự án ĐTC thích ứng với biến đổi khí hậu Trong quá trình

thực hiện kế hoạch ĐTC trong điều kiện biến đổi khí hậu, các ngành,

các địa phương và chủ đầu tư thường xuyên tổ chức theo dõi chặt

chẽ, nhưng vẫn còn nhiều công trình, dự án ĐTC bị chậm trễ trong

công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ảnh hưởng đến tiến độ

triển khai thi công

3.3.5 Tình hình quản lý đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí

hậu tại tỉnh Đồng Tháp từ kết quả nghiên cứu điều tra

Từ kết quả tổng hợp điều tra khảo sát (biểu đồ 3.2), có thể cho

rằng các khâu của chu trình QLĐTC trong điều kiện biến đổi khí hậu

tại tỉnh Đồng Tháp về cơ bản đã được thực hiện khá đầy đủ theo các

quy định chung về ĐTC, hoàn thiện dần và tiến bộ nhất định trong

thời gian qua Trong đó Tỉnh cần tập trung các giải pháp tăng cường

QLĐTC hơn đối với các yếu kém trong công tác đề xuất chủ trương,

quy hoạch, kế hoạch ĐTC thích ứng với biến đổi khí hậu và các yếu

kém trong khâu vận hành chương trình, dự án ĐTC thích ứng với

biến đổi khí hậu trên địa bàn Tỉnh

Biểu đồ 3.2 Điểm số trung bình từng khâu của chu trình quản lý đầu tư công tỉnh

Đồng Tháp trong điều kiện biến đổi khí hậu từ kết quả điều tra

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả

Xét ở khía cạnh mối tương quan giữa kết quả QLĐTC cấp tỉnh với biến đổi khí hậu:

Bảng 3.21: Kết quả tổng hợp tính toán thống kê

theo từng biến độc lập Phương trình kết quả

Y/X1 Y = 1,856 + 0,420 X1

Y/X2 Y = 2,388 + 0,368 X2

Y/X3 Y = 1,853 + 0,431 X3

Y/X4 Y = 2,497 + 0,216 X4

Y/X5 Y = 2,549 + 0,200 X5

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu điều tra với phần mềm SPSS

Trang 10

Bảng 3.22: Kết quả tính toán thống kê chung theo biến độc lập

Chỉ tiêu thống kê Kết quả tính toán

Phương trình kết quả: Y=f(X1, X2, X3, X4, X5)

Y = 0,210 + 0,299 X1+ 0,267 X2 + 0,262 X3 + 0,147 X4+ 0,129 X5

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu điều tra với phần mềm SPSS

Từ kết quả tính toán ở bảng 3.21 và 3.22 cho thấy, biến đổi

khí hậu (i hạn hán, khô kiệt; ii Mưa bão, lũ lụt; iii Nhiệt độ tăng;

iv Nước biển dâng; v xâm nhập mặn) có mối quan hệ khá chặt chẽ

và có ảnh hưởng khá lớn đến kết quả QLĐTC cấp tỉnh lần lượt là

hạn hán, khô kiệt (cao nhất); tiếp theo là mưa bão, lũ lụt; nhiệt độ

tăng; rồi đến nước biển dâng (thấp) và cuối cùng là xâm nhập mặn

(rất thấp)

3.4 Đánh giá chung quản lý đầu tư công tỉnh Đồng Tháp trong

điều kiện biến đổi khí hậu giai đoạn 2011-2018

3.4.1 Những thành tựu

Kết quả các khâu của chu trình QLĐTC trong điều kiện biến

đổi khí hậu tại tỉnh về cơ bản đã được thực hiện khá đầy đủ theo các

quy định chung về ĐTC, hoàn thiện dần và tiến bộ nhất định

Kết quả QLĐTC góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải

thiện thu nhập bình quân đầu người của tỉnh;

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng hợp

lý thích ứng với biến đổi khí hậu;

Môi trường đầu tư của tỉnh được cải thiện

3.4.2 Hạn chế chủ yếu

Kết quả thực hiện các nội dung của chu trình QLĐTC trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh vẫn còn một số hạn chế;

Các hạn chế khác: Hiệu quả sử dụng vốn ĐTC trên địa bàn tỉnh chưa cao; Vốn ĐTC chưa đủ đáp ứng tốt nhu cầu ĐTC trong điều kiện biến đổi khí hậu ở Tỉnh; Chuyển dịch cơ cấu ĐTC còn chậm, cơ cấu phân

bổ vốn ĐTC cho các ngành, lĩnh vực thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn một số điểm chưa hợp lý

3.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế 3.4.3.1 Nguyên nhân chủ quan: (1) tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước

của tỉnh đối với hoạt động đầu tư nói chung và hoạt động ĐTC trong điều kiện biến đổi khí hậu trên địa bàn Tỉnh vẫn còn cồng kềnh gây chồng chéo và khó phối hợp; (2) trình độ, nhận thức của một số cán bộ các cấp, các ngành của Tỉnh còn thấp; (3) đội ngũ cán bộ chuyên trách về biến đổi khí hậu ở địa phương vẫn còn thiếu về số lượng; (4) kiểm tra việc xây dựng, thực hiện quy hoạch, chính sách và các hoạt động đầu tư còn mang tính hình thức; (5) năng lực và trình độ chuyên môn của một số đơn vị tư vấn còn thấp; (6) năng lực và trình độ chuyên môn của chủ đầu tư còn thấp và chưa đáp ứng yêu cầu trong điều kiện biến đổi khí hậu; (7) ý thức chấp hành pháp luật, chính sách Nhà nước của một bộ phận người dân vẫn còn thấp

3.4.3.2 Nguyên nhân khách quan: (1) hệ thống cơ chế và chính sách đầu

tư của Tỉnh khá đầy đủ, song vẫn còn một số chính sách chưa đồng bộ, còn thiếu tính xác thực, chưa đáp ứng cao yêu cầu trong thực tiễn; (2) ảnh hưởng chung của tình hình suy thoái kinh tế của Thế giới, chủ trương thắt chặt đầu tư của chính phủ; (3) vị trí địa lý của Tỉnh cũng không thuận lợi (không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía nam) và các ảnh hưởng của rủi ro thiên tai, dịch bệnh và biến đổi khí hậu

Ngày đăng: 09/05/2021, 23:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w