Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh cóthể tiến hành trên cơ sở đổi mới các phương pháp dạy học truyền thống, đồng thờikết hợp các pháp dạy học hiện đạ
Trang 1I LỜI GIỚI THIỆU
Ngày nay, tri thức thay đổi và bị lạc hậu nhanh chóng do đó việc phát huynăng lực người học có ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn bị cho con người cókhả năng học tập suốt đời để đáp ứng yêu cầu của xã hội Phương pháp dạy họcmang tính thụ động và ít chú ý đến khả năng ứng dụng sẽ tạo ra sản phẩm giáodục là những con người mang tính thụ động, hạn chế khả năng sáng tạo và năngđộng Vì vậy, dạy học phát triển năng lực học sinh đáp ứng yêu cầu ngày càngcao của đời sống xã hội là đòi hỏi cấp bách
Khái niệm năng lực người học cũng ngày càng được mở rộng Năng lựccủa học sinh là một cấu trúc động, có tính mở, đa thành tố, đa tầng bậc, hàmchứa trong nó không chỉ là kiến thức, kỹ năng mà cả niềm tin, giá trị, tráchnhiệm xã hội… thể hiện ở tính sẵn sàng hành động của các em trong môi trườnghọc tập phổ thông và những điều kiện thực tế đang thay đổi của xã hội
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh cóthể tiến hành trên cơ sở đổi mới các phương pháp dạy học truyền thống, đồng thờikết hợp các pháp dạy học hiện đại, áp dụng nhiều kĩ thuật tổ chức hoạt động học tíchcực vào dạy học như kỹ thuật mảnh ghép, kỹ thuật khăn trải bàn, bàn tay nặn bột,
sẽ làm học sinh phát triển tốt các năng lực của bản thân, đáp ứng đòi hỏi ngày càngcao của xã hội
Trong những năm gần đây, khái niệm dạy học phát triển năng lực được đềcập đến rất nhiều trong nền giáo dục của các quốc gia Có nhiều nước phát triển đã
đi tiên phong trong quá trình áp dụng dạy học phát triển năng lực vào hệ thống giáodục của họ Tuy nhiên, việc áp dụng lý thuyết này vào thực tiễn dạy học ở nước tanói chung và ở đơn vị công tác của tác giả còn nhiều hạn chế
Chương trình Địa lí 12 - Ban cơ bản giúp học sinh có được những kiến thức,
kĩ năng cơ bản nhất phục vụ chương trình thi THPT Quốc gia Do vậy, trong quátrình học đòi hỏi học sinh không chỉ phát triển năng lực chuyên môn mà còn pháttriển các năng lực và phẩm chất khác Chủ đề thiên nhiên phân hóa đa dạng là nộidung quan trọng trong chương trình Địa lí 12, bên cạnh việc yêu cầu học sinh nắmchắc kiến thức, chủ đề này cũng đòi hỏi học sinh phải rèn luyện các kĩ năng như tínhtoán, phân tích bảng số liệu, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, Qua học tập, tìm hiểuchủ đề giúp học sinh tôn trọng các quy luật tự nhiên, có ý thức bảo vệ tự nhiên, thêmyêu quê hương đất nước
Trang 2Xuất phát từ những yêu cầu trên, tôi chọn đề tài: “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm nhằm từng bước thay đổi
phương pháp dạy học để phát triển các năng lực của học sinh đáp ứng các yêu cầucủa đời sông thực tế
II TÊN SÁNG KIẾN: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NHẰM CHÚ
TRỌNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG PHẦN ĐỊA LÍ TỰNHIÊN – ĐỊA LÍ 12 – BAN CƠ BẢN
III TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
- Họ và tên: Nguyễn Thị Bích Nguyệt
- Địa chỉ: Trường THPT Phạm Công Bình
- Số điện thoại: 0977.155.262
- Email: bichnguyetpcb@gmail.com
IV CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN: Nguyễn Thị Bích Nguyệt
V LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
1 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Địa lí 12
2 Vấn đề sáng kiến giải quyết: Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng
phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản
VI THỜI GIAN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Học kì I - Năm học 2019 - 2020
VII MÔ TẢ BẢN CHẤT SÁNG KIẾN
PHẦN MỞ ĐẦU
Trang 3- Giúp phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh.
- Giúp rèn luyện cho học sinh kỹ năng thu thập, chọn lọc, xử lí các thông tin, biếtvận dụng các kiến thức học được vào giải quyết các tình huống của đời sống thực tế
2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định các phương pháp tối ưu trong dạy học phát triển năng lực người học
- Xác định được các năng lực và phẩm chất cần có của học sinh trong thời đại mới từ
- Áp dụng giáo án thực nghiệm vào giảng dạy thực tế và đánh giá kết quả thu được.
3 Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh khối 12 trường THPT A
Trang 4- Nghiên cứu trong học sinh khối 12 trường THPT A.
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập tài liệu
Phương pháp này được thực hiện nhằm nghiên cứu các tài liệu lí luận và cáctài liệu khác liên quan như: đổi mới phương pháp dạy học là gì? Dạy học theo địnhhướng phát triển năng lực khác gì với dạy học truyền thống? Phương pháp dạy học
và kĩ thuật dạy học nào giúp phát triển năng lực người học? Ngoài ra, có các tàiliệu tham khảo khác phục vụ cho thiết kế tiến trình dạy học
5.2 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Tiến hành thực nghiệm tại lớp 12A1 trường THPT A
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm được vận dụng hiệu quả nhằm đánh giá tínhkhả thi của sáng kiến kinh nghiệm tại lớp thực nghiệm 12A4 trường THPT A
5.3 Phương pháp điều tra xã hội học
- Đối tượng điều tra là học sinh khối 12 trường THPT A
- Điều tra bằng phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu nhận xét, phiếu hoạt động nhóm, bàikiểm tra sau các hoạt động học của học sinh Phân tích kết quả để thấy được tínhkhả thi của đề tài và sự ủng hộ của học sinh đối với việc đổi mới phương pháp dạyhọc nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí
Trang 51 Tổng quan về dạy học phát triển năng lực học sinh
1.1.Các khái niệm cơ bản
hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sànghành động và trách nhiệm
Như vậy, năng lực không mang tính chung chung mà khi nói đến nănglực, bao giờ người ta cũng nói về một lĩnh vực cụ thể nào đó như năng lực toánhọc của hoạt động học tập hay nghiên cứu toán học, năng lực hoạt động chính trịcủa hoạt động chính trị, năng lực dạy học của hoạt động giảng dạy…
Năng lực của học sinh là một cấu trúc động, có tính mở, đa thành tố, đa tầng bậc,hàm chứa trong nó không chỉ là kiến thức, kỹ năng mà cả niềm tin, giá trị, trách nhiệm
xã hội… thể hiện ở tính sẵn sàng hành động của các em trong môi trường học tập phổthông và những điều kiện thực tế đang thay đổi của xã hội
1.1.2 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là khả năng thực hiện cótrách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, các vấn đềtrong những tình huống khác khau trên cơ sở hiểu biết, kỹ xảo và kinh nghiệmcũng như sự sẵn sàng hành động Năng lực người học cần đạt là cơ sở để xácđịnh các mục tiêu, nội dung, hoạt động, phương pháp dạy học mà người dạy cầnphải căn cứ vào đó để tiến hành các hoạt động giảng dạy và giáo dục (lấy ngườihọc làm trung tâm)
Trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực cần năm rõ:Năng lực là sự kết hợp tri thức, kĩ năng và thái độ Mục tiêu bài học được cụ thểhóa thông qua các năng lực được hình thành Nội dung kết hợp với hoạt động cơbản nhằm hình thành nên năng lực trong mỗi một môn học
Trang 6nhiệm vụ nhận thức dưới sự tổ chức, hướng dẫn của người dạy Quá trình giáodục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩmchất người học trên nguyên lý: học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn;giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
1.2 Năng lực và phẩm chất học sinh cần đạt được theo chương trình giáo dục tổng thể
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã công bố mục tiêu giáo dục họcsinh phổ thông cần rèn luyện tốt 5 phẩm chất và 10 năng lực sau:
- 5 phẩm chất chủ yếu là yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
- 10 năng lực cốt lõi gồm:
+ Những năng lực chung, được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục gópphần hình thành, phát triển: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợptác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
+ Những năng lực chuyên môn, được hình thành, phát triển chủ yếu thông quamột số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, tính toán,tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất
Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình GDPTcòn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng lực đặc biệt (năng khiếu) của học sinh
Sơ đồ 5 phẩm chất và 10 năng lực của học sinh cần đạt được
1.3 Đặc điểm dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Đặc điểm quan trọng nhất của dạy học phát triển năng lực là đo được
“năng lực” của học sinh hơn là thời gian học tập và cấp lớp Học sinh thể hiện sựtiến bộ bằng cách chứng minh năng lực của mình, điều đó có nghĩa là chúng
Trang 7phải chứng minh mức độ làm chủ/nắm vững kiến thức và kỹ năng (được gọi lànăng lực) trong một môn học cụ thể, cho dù mất bao lâu Mặc dù các mô hìnhhọc truyền thống vẫn có thể đo lường được năng lực, nhưng chúng phải dựa vàothời gian, các môn học được sắp xếp theo cấp lớp vào từng kì học, năm học Vìvậy, trong khi hầu hết các trường học truyền thống đều cố định thời gian học tập(theo năm học) thì dạy học phát triển năng lực lại cho phép chúng ta giữ nguyênviệc học và để thời gian thay đổi học.
Dạy học dựa trên phát triển năng lực tốt hơn cho phép mọi học sinh họctập, nghiên cứu theo tốc độ của riêng của chúng
Mỗi học sinh là một cá thể độc lập với sự khác biệt về năng lực, trình độ,
sở thích, nhu cầu và nền tảng xuất thân Dạy học phát triển năng lực thừa nhậnthực tế này và tìm ra được những cách tiếp cận phù hợp với mỗi học sinh.Không giống như phương pháp “một cỡ vừa cho tất cả” một chiếc áo tất cả đềumặc vừa, nó cho phép học sinh được áp dụng những gì đã học, thông qua sự gắnkết giữa bài học và cuộc sống Điều này cũng giúp học sinh thích ứng với nhữngthay đổi của cuộc sống trong tương lai Đối với một số học sinh, dạy học pháttriển năng lực cho phép đẩy nhanh tốc độ hoàn thành chương trình học, tiết kiệmthời gian và công sức của việc học tập
2 Tổng quan về đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh
2 1 Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực của học sinh
Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tíchcực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn
đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạtđộng trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn Tăng cường việc học tập trongnhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quantrọng nhằm phát triển năng lực xã hội Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹnăng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợpnhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp
Những định hướng chung, tổng quát về đổi mới phương pháp dạy học cácmôn học thuộc chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực là:
- Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và pháttriển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông
Trang 8- Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặcthù của môn học để thực hiện Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũngphải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thứcvới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.
- Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học.Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổchức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp Cầnchuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện
kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho ngườihọc
- Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã qui định Cóthể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nội dung học vàphù hợp với đối tượng học sinh Tích cực vận dụng công nghệ thông tin trong dạyhọc
Việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên được thể hiện qua bốn đặctrưng cơ bản sau:
2.1.1 Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập
Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập giúp học sinh tự khámphá những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặtsẵn Theo tinh thần này, giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạtđộng học tập như nhớ lại kiến thức cũ, phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiếnthức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn,
2.1.2 Chú trọng rèn luyện cho học sinh những tri thức phương pháp
Các tri thức phương pháp thường là những quy tắc, quy trình, phương thứchành động, tuy nhiên cũng cần coi trọng cả các phương pháp có tính chất dự đoán,giả định (ví dụ: các bước cân bằng phương trình phản ứng hóa học, phương phápgiải bài tập toán học, ) Cần rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy như phântích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen… để dần hìnhthành và phát triển tiềm năng sáng tạo của họ
2.1.3 Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác theo phương châm
“tạo điều kiện cho học sinh nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn”.
Điều đó có nghĩa, mỗi học sinh vừa cố gắng tự lực một cách độc lập, vừa hợptác chặt chẽ với nhau trong quá trình tiếp cận, phát hiện và tìm tòi kiến thức mới.Lớp học trở thành môi trường giao tiếp thầy – trò và trò – trò nhằm vận dụng sự hiểu
Trang 9biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ họctập chung.
2.1.4 Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học)
Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinhvới nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác địnhtiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót
2.2 Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực người học
2.2.1 Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống
Các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tậpluôn là những phương pháp quan trọng trong dạy học Đổi mới phương pháp dạyhọc không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống quen thuộc màcần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm củachúng Để nâng cao hiệu quả của các phương pháp dạy học này người giáo viêntrước hết cần nắm vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật củachúng trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp, chẳng hạn như kỹ thuật
mở bài, kỹ thuật trình bày, giải thích trong khi thuyết trình, kỹ thuật đặt các câu hỏi
và xử lý các câu trả lời trong đàm thoại, hay kỹ thuật làm mẫu trong luyện tập Tuynhiên, các phương pháp dạy học truyền thống có những hạn chế tất yếu, vì thế bêncạnh các phương pháp dạy học truyền thống cần kết hợp sử dụng các phương phápdạy học mới, đặc biệt là những phương pháp và kỹ thuật dạy học phát huy tính tíchcực và sáng tạo của học sinh Chẳng hạn có thể tăng cường tính tích cực nhận thứccủa học sinh trong thuyết trình, đàm thoại theo quan điểm dạy học giải quyết vấn đề
2.2.2 Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học
Không có một phương pháp dạy học toàn năng phù hợp với mọi mục tiêu vànội dung dạy học Mỗi phương pháp và hình thức dạy học có những ưu, nhựơc điểm
và giới hạn sử dụng riêng Vì vậy việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hìnhthức dạy học trong toàn bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để pháthuy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học Dạy học toàn lớp, dạy học nhóm,nhóm đôi và dạy học cá thể là những hình thức xã hội của dạy học cần kết hợp vớinhau, mỗi một hình thức có những chức năng riêng Tình trạng độc tôn của dạy họctoàn lớp và sự lạm dụng phương pháp thuyết trình cần được khắc phục, đặc biệt
Trang 10Trong thực tiễn dạy học ở trường trung học hiện nay, nhiều giáo viên đã cảitiến bài lên lớp theo hướng kết hợp thuyết trình của giáo viên với hình thức làm việcnhóm, góp phần tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh Tuy nhiên hình thứclàm việc nhóm rất đa dạng, không chỉ giới hạn ở việc giải quyết các nhiệm vụ họctập nhỏ xen kẽ trong bài thuyết trình, mà còn có những hình thức làm việc nhóm giảiquyết những nhiệm vụ phức hợp, có thể chiếm một hoặc nhiều tiết học, sử dụngnhững phương pháp chuyên biệt như phương pháp đóng vai, nghiên cứu trường hợp,
dự án Mặt khác, việc bổ sung dạy học toàn lớp bằng làm việc nhóm xen kẽ trongmột tiết học mới chỉ cho thấy rõ việc tích cực hoá “bên ngoài” của học sinh Muốnđảm bảo việc tích cực hoá “bên trong” cần chú ý đến mặt bên trong của phươngpháp dạy học, vận dụng dạy học giải quyết vấn đề và các phương pháp dạy học tíchcực khác
2.2.3 Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề
Dạy học giải quyết vấn đề (dạy học nêu vấn đề, dạy học nhận biết và giải quyếtvấn đề) là quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng nhận biết và giảiquyết vấn đề Học sinh được đặt trong một tình huống có vấn đề, đó là tình huống chứađựng mâu thuẫn nhận thức, thông qua việc giải quyết vấn đề, giúp học sinh lĩnh hội trithức, kỹ năng và phương pháp nhận thức Dạy học giải quyết vấn đề là con đường cơ bản
để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, có thể áp dụng trong nhiều hình thứcdạy học với những mức độ tự lực khác nhau của học sinh
Cấu trúc quá trình giải quyết vấn đề:
2 TÌM CÁC PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT
- So sánh với các nhiệm vụ đã giải quyết
- Tìm các cách giải quy ết mới
- Hệ thống hóa, sắp xếp các phương án giải quyết
1 NHẬN BIẾT VẤN ĐỀ
- Phân tích tình huống
- Nhận biết vấn đề
- Trình bày vấn đề
Trang 11Vận dụng dạy học theo các tình huống gắn với thực tiễn là con đường quan trọng
để gắn việc đào tạo trong nhà trường với thực tiễn đời sống, góp phần khắc phục tìnhtrạng giáo dục hàn lâm, xa rời thực tiễn hiện nay của nhà trường phổ thông
Các tình huống có vấn đề là những tình huống khoa học chuyên môn, cũng cóthể là những tình huống gắn với thực tiễn Trong thực tiễn dạy học hiện nay, dạy họcgiải quyết vấn đề thường chú ý đến những vấn đề khoa học chuyên môn mà ít chú ýhơn đến các vấn đề gắn với thực tiễn Tuy nhiên nếu chỉ chú trọng việc giải quyếtcác vấn đề nhận thức trong khoa học chuyên môn thì học sinh vẫn chưa được chuẩn
bị tốt cho việc giải quyết các tình huống thực tiễn Vì vậy bên cạnh dạy học giảiquyết vấn đề, lý luận dạy học còn xây dựng quan điểm dạy học theo tình huống
2.2.4 Vận dụng dạy học theo tình huống
Dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạy họcđược tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộcsống và nghề nghiệp Quá trình học tập được tổ chức trong một môi trường học tậptạo điều kiện cho học sinh kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối tương tác xãhội của việc học tập
3 QUYẾT ĐỊNH PHƯƠNG ÁN
- Phân tích phương án
- Đánh giá các phương án
- Quyết đinh
Trang 12Các chủ đề dạy học phức hợp là những chủ đề có nội dung liên quan đến nhiềumôn học hoặc lĩnh vực tri thức khác nhau, gắn với thực tiễn Trong nhà trường, các mônhọc được phân theo các môn khoa học chuyên môn, còn cuộc sống thì luôn diễn ra trongnhững mối quan hệ phức hợp Vì vậy sử dụng các chủ đề dạy học phức hợp góp phầnkhắc phục tình trạng xa rời thực tiễn của các môn khoa học chuyên môn, rèn luyện chohọc sinh năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, liên môn.
Phương pháp nghiên cứu trường hợp là một phương pháp dạy học điển hìnhcủa dạy học theo tình huống, trong đó học sinh tự lực giải quyết một tình huống điểnhình, gắn với thực tiễn thông qua làm việc nhóm
Tuy nhiên, nếu các tình huống được đưa vào dạy học là những tình huống môphỏng lại, thì chưa phải tình huống thực Nếu chỉ giải quyết các vấn đề trong phònghọc lý thuyết thì học sinh cũng chưa có hoạt động thực tiễn thực sự, chưa có sự kếthợp giữa lý thuyết và thực hành
2.2.5 Vận dụng dạy học định hướng hành động
Dạy học định hướng hành động là quan điểm dạy học nhằm làm cho hoạtđộng trí óc và hoạt động chân tay kết hợp chặt chẽ với nhau Trong quá trình họctập, học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập và hoàn thành các sản phẩm hành động,
có sự kết hợp linh hoạt giữa hoạt động trí tuệ và hoạt động tay chân Đây là mộtquan điểm dạy học tích cực hoá và tiếp cận toàn thể Vận dụng dạy học định hướnghành động có ý nghĩa quan trong cho việc thực hiện nguyên lý giáo dục kết hợp lýthuyết với thực tiễn, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội
Dạy học theo dự án là một hình thức điển hình của dạy học định hướng hànhđộng, trong đó học sinh tự lực thực hiện trong nhóm một nhiệm vụ học tập phứchợp, gắn với các vấn đề thực tiễn, kết hợp lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sảnphẩm có thể công bố Trong dạy học theo dự án có thể vận dụng nhiều lý thuyết vàquan điểm dạy học hiện đại như lý thuyết kiến tạo, dạy học định hướng học sinh,dạy học hợp tác, dạy học tích hợp, dạy học khám phá, sáng tạo, dạy học theo tìnhhuống và dạy học định hướng hành động
2.2.6 Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ dạy học
Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương phápdạy học, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong dạy học.Việc sử dụng các phương tiện dạy học cần phù hợp với mối quan hệ giữa phươngtiện dạy học và phương pháp dạy học Hiện nay, việc trang bị các phương tiện dạy
Trang 13học mới cho các trường phổ thông từng bước được tăng cường Tuy nhiên cácphương tiện dạy học tự làm của giáo viên luôn có ý nghĩa quan trọng, cần được pháthuy.
Đa phương tiện và công nghệ thông tin vừa là nội dung dạy học vừa làphương tiện dạy học trong dạy học hiện đại Đa phương tiện và công nghệ thông tin
có nhiều khả năng ứng dụng trong dạy học Bên cạnh việc sử dụng đa phương tiệnnhư một phương tiện trình diễn, cần tăng cường sử dụng các phần mềm dạy họccũng như các phương pháp dạy học sử dụng mạng điện tử (E-Learning) Phương tiệndạy học mới cũng hỗ trợ việc tìm ra và sử dụng các phương pháp dạy học mới.Webquest là một ví dụ về phương pháp dạy học mới với phương tiện mới là dạy học
sử dụng mạng điện tử, trong đó học sinh khám phá tri thức trên mạng một cách cóđịnh hướng
*) Dạy học khám phá trên mạng (WebQuest)
Khái niệm: WebQuest là một phương pháp dạy học, trong đó học sinh tự lực
thực hiện trong nhóm môt nhiệm vụ về một chủ đề phức hợp, gắn với tình huốngthực tiễn Những thông tin cơ bản về chủ đề được truy cập từ những trang liên kết(Internetlinks) do giáo viên chọn lọc từ trước Việc học tập theo định hướng nghiêncứu và khám phá, kết quả học tập được học sinh trình bày và đánh giá WebQuest làmột phương pháp dạy học mới, được xây dựng trên cơ sở phương tiện dạy học mới
là công nghệ thông tin và Internet WebQuest là một dạng đặc biệt của việc dạy học
sử dụng truy cập mạng Internet
Quy trình thiết kế WebQuest
Xác định mục đích
Xác định nhiệm vụ
Chọn chủ đề
Tìm nguồn tài liệu
Đánh giá thiết kế
Trang 142.2.7 Sử dụng phương pháp bản đồ tư duy kích thích hoạt động và chức năng của bộ não.
a Bản đồ tư duy (Mindmap) là gì:
Bản đồ tư duy còn gọi là Sơ đồ tư duy, Lược đồ tư duy là hình thức ghi chép
sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng Bản đồ tư duy là một
kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợpvới cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não
Bản đồ tư duy có 4 đặc điểm chính:
Đối tượng quan tâm được kết tinh thành một hình ảnh trung tâm
Từ hình ảnh trung tâm, những chủ để chính của đối phương toả rộng thành cácnhánh
Các nhánh đều cấu thành từ một hình ảnh chủ đạo, hay từ khoá trên một dòngliên kết những vấn đề phụ cũng được biểu thị bởi các nhánh gắn kết vớinhững nhánh có thứ bậc cao hơn
Các nhánh tạo thành một cấu trúc nút liên hệ nhau
Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép Bằng cách dùng giản đồ ý, tổng thểcủa vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng thì liên hệ vớinhau bằng các đường nối Với cách thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn nhận
dễ dàng và nhanh chóng hơn
Thay vì dùng chữ viết để miêu tả một chiều biểu thị toàn bộ cấu trúc chi tiết của mộtđối tượng bằng hình ảnh hai chiều Nó chỉ ra dạng thức của đối tượng, sự quan hệ hỗtương giữa các khái niệm (hay ý) có liên quan và cách liên hệ giữa chúng với nhaubên trong của một vấn đề lớn
Trình bày trang Web
Thực hiện WebQuest
Đánh giá, sửa chữa
Trang 15Các loại sơ đồ:
- Sơ đồ cấu trúc: là loại sơ đồ thể hiện các thành phần, yếu tố trong một chỉnh thể
và mối quan hệ giữa chúng
- Sơ đồ quá trình: là loại sơ đồ thể hiện vị trí các thành phần, các yếu tố và mối
quan hệ của chúng trong quá trình vận động
*Sơ đồ địa đồ học: là loại sơ đồ biểu hiện mối quan hệ về mặt không gian của các
sự vật-hiện tượng địa lí trên lược đồ, bản đồ
*Sơ đồ logic: là loại sơ đồ biểu hiện mối quan hệ về nội dung bên trong của các sự
vật-hiện tượng địa lí
b Ưu điểm
So với các cách thức ghi chép truyền thống thì phương pháp giản đồ ý cónhững điểm vượt trội như sau:
- Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng
- Quan hệ hỗ tương giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận Ý càng quan trọng thì sẽ nằm
vị trí càng gần với ý chính
- Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác
- Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn
- Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào giản đồ
- Mỗi giản đồ sẽ phân biệt nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ
- Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bất chấp thứ
tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng và linhhoạt cho việc ghi nhớ
- Có thể tận dụng hỗ trợ của các phần mềm trên máy tính
c Cấu trúc chung
Một bản đồ tư duy của một bài viết có cấu trúc chung như sau:
Trang 16Phương pháp này giúp người học thiết kế được một dàn ý chi tiết cho bài viết,xây dựng những luận điểm nhờ đó thấy rõ mối quan hệ giữa chúng Cũng bởi đặctính hấp dẫn, bắt mắt và dễ hiểu, người học sẽ thấy hưng phấn hơn khi nhìn vàomind maps - tác phẩm của riêng họ Điều này cũng thôi thúc người học phải làmcách nào cho tác phẩm đó trông không chỉ đẹp mà còn phải lôgic cũng giống như lậpmột dàn ý mạch lạc, chặt chẽ.
Trước khi lên lớp, giáo viên cần chuẩn bị sẵn các các mẫu có sơ đồ tư duy.Tuy nhiên sơ đồ này chỉ bao gồm chủ đề chính và một, hai gợi ý Giáo viên yêu cầuhọc sinh làm theo nhóm, và điền thêm các ý khác Hoặc, giáo viên có thể vẽ khung
ra bảng Nhưng hay hơn hết là giáo viên phát cho các nhóm các khổ giấy trắng, đưa
ra chủ đề cho các em, và yêu cầu các nhóm tự vẽ bản đồ tư duy của chính mình
Trong tiết học viết, việc ứng dụng sơ đồ tư duy có thể theo các bước sau:
Bước 1 - Chọn chủ đề: Chủ đề bài viết thường có trong sách Tuy nhiên, từ
phần, nếu có thể giáo viên giúp học sinh thu hẹp đề tài
Bước 2- Ghi chép: Sau khi đã có một chủ đề, giáo viên yêu cầu học sinh tự
suy ngẫm và nghĩ ra các ý tưởng về nội dung chủ đề Học sinh sẽ ghi chép lại các từ/
ý cần thiết và bắt đầu lập ra bản đồ tư duy Giáo viên cho học sinh một mẫu sẵn ởlớp trước, học sinh chép lại mẫu và về nhà làm theo, đồng thời hoàn thiện
Bước 3- Nhận xét: Giáo viên tập hợp các sơ đồ tư duy lên bảng, càng nhiều
càng tốt Sau đó, giáo viên bổ sung các ý kiến, chữa lỗi và loại bỏ những luận điểmthừa
Bước 4- Triển khai sơ đồ tư duy và viết: Giáo viên yêu cầu học sinh viết dựa
theo sơ đồ của nhóm
Trang 17d Yêu cầu của việc xây dựng bản đồ tư duy:
- Tính khoa học: nội dung sơ đồ phải bám sát nội dung của bài học, các mối quan hệphải là bản chất, khách quan chứ không phải do người xây dựng sắp đặt
- Tính sư phạm, tư tưởng: sơ đồ phải có tính khái quát hóa cao, qua sơ đồ học sinh
có thể nhận thấy ngay các mối quan hệ khách quan, biện chứng
- Tính mĩ thuật: bố cục của sơ đồ phải hợp lí, cân đối, nổi bật trọng tâm và các nhómkiến thức
e Phương thức tiến hành
- Từ mỗi ý quan trọng, lại vẽ các phân nhánh mới các ý phụ bổ sung cho ý đó
- Từ các ý phụ này lại, mở ra các phân nhánh chi tiết cho mỗi ý
- Tiếp tục vẽ hình phân nhánh các ý cho đến khi đạt được giản đồ chi tiết nhất (hình
rễ cây mà gốc chính là đề tài đang làm việc)
Lưu ý: Khi tiến hành một giản đồ ý nên:
- Sử dụng hình ảnh minh hoạ nếu có thể thay cho chữ viết cho mỗi ý
- Mỗi ý, nếu không thể dùng hình phải rút xuống tối đa thành một từ khóa ngắn gọn
- Tư tưởng nên được để tự do tối đa Bạn có thể nảy sinh ý tưởng nhanh hơn là khiviết ra
*) Nhóm nghiên cứu
Một nhóm có thể làm việc chung và lập nên 1 giản đồ ý bởi các bước sau:
- Mỗi cá nhân vẽ các giản đồ ý về những gì đã biết được về đối tượng
- Kết hợp với các cá nhân để thành lập một giản đồ ý chung về các yếu tố đã biết
- Quyết định xem nên nghiên cứu và học tập những gì dựa vào cái giản đồ này củanhóm
Trang 18- Mỗi người tự nghiên cứu thêm về đề tài, tùy theo yêu cầu mà tất cả chú tâm vàocùng 1 lãnh vực để đào sâu thêm hay chia ra mỗi người 1 lãnh vực để đẩy nhanh hơnquá trình làm việc Mỗi người tự hoàn tất trở lại giản đồ ý của mình.
- Kết hợp lần nữa để tạo thành giản đồ ý của cả nhóm
f Cách sử dụng sơ đồ
- Giáo viên có thể sử dụng sơ đồ tư duy để ôn tập nội dung bài học và kiểm tra kiếnthức của học sinh
- Giáo viên dựa vào chính sơ đồ để soạn ra các tình huống dạy học cũng như cácthao tác, phương pháp dạy; lúc này sơ đồ chính là mục đích - phương tiện truyền đạtcủa giáo viên và lĩnh hội kiến thức của học sinh
-Trong khi sử dụng giáo viên phải hình thành rõ mạch chính, mạch nhánh của sơ đồ,mối quan hệ nhân qủa, mối quan hệ tác động hoặc sự liên kết các đơn vị kiến thứctrên sơ đồ
2.2.8 Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo
Kỹ thuật dạy học là những cách thức hành động của của giáo viên và học sinhtrong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học.Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học Có những
kỹ thuật dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thù của từng phương pháp dạy học,
ví dụ kỹ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại Ngày nay người ta chú trọng phát triển và
sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như
“động não”, “tia chớp”, 3 lần 3, KWL, kĩ thuật thu nhận thông tin phản hồi
Một số kĩ thuật dạy học tích cực hiện nay
*) Kĩ thuật KWL ( K: Know - Những điều đã biết; W: Want to know - Những
điều muốn biết; L: Learned - Những điều đã học được)
Khái niệm: Kĩ thuật KWL là bảng liên hệ các kiến thức liên quan đến bài học,
các kiến thức muốn biết và các kiến thức học được sau bài học
Cách tiến hành:
Sau khi giới thiệu bài học, giáo viên phát phiếu KWL cho học sinh:
Tên bài học: Tên học sinh: Lớp:
Trang 19Những điều đã biết Những điều muốn biết Những
i
ều đã học được
*) Kĩ thuật 5W1H
Khái niệm: Kĩ thuật 5W1H thường dùng cho các trường hợp khi cần thêm ý
tưởng mới hoặc xem xét nhiều khía cạnh của vấn đề, chọn lựa ý tưởng để phát triển
Cách thực hiện:
Để tóm tắt một vấn đề , ta hãy tự đặt cho mình những câu hỏi như:
WHAT: Cái gì?
WHERE: Ở đâu?
WHEN: Khi nào?
WHY: Tại sao?
HOW: Như thế nào?
WHO: Ai?
*) Kĩ thuật “khăn trải bàn”:
Khái niệm: Kĩ thuật khăn trải bàn là 1 KTDH thể hiện quan điểm/chiến lược
học hợp tác, trong đó có kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm
Mục đích:
- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của hs
- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS
- Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS
Cách tiến hành kĩ thuật “Khăn trải bàn”:
Trang 20- Hoạt động theo nhóm (4 người / nhóm) (có thể nhiều người hơn)
- Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa
- Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề, )
- Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về chủ đề ) Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút
- Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhấtcác câu trả lời
- Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (giấy A0)
*) Kĩ thuật "3 lần 3"
Khái niệm: Kĩ thuật "3 lần 3" là một kĩ thuật lấy thông tin phản hồi nhằm huy
động sự tham gia tích cực của học sinh
Cách thực hiện: học sinh được yêu cầu cho ý kiến phản hồi về một vấn đề nào
đó Mỗi học sinh cần viết ra 3 điều tốt, 3 điều chưa tốt và 3 đề nghị cải tiến Sau khithua thập ý kiến, giáo viên xử lí, tổ chức thảo luận về các ý kiến phản hồi
*) Kĩ thuật thu nhận, thông tin phản hồi
Khái niệm: Kĩ thuật này hỗ trợ giáo viên và học sinh thực hiện khâu đánh giá
quá trình trong suốt quá trình dạy học Nó giúp giáo viên có thể hỗ trợ học sinh khicần thiết, giúp học sinh tự đánh giá sự tiến bộ của bản thân và tiến độ hoạt động củanhóm để điều chỉnh hoạt động kịp thời hợp lí
Quy tắc trong việc đưa thông tin phản hồi:
+ Diễn đạt ý kiến một cách đơn giản, có trình tự
Trang 21+ Tìm hiểu suy nghĩ, tâm tư tình cảm
+ Tìm hiểu các vấn đề cũng như nguyên nhân của chúng
+ Giải thích những quan điểm không đồng đều nhất
+ Chỉ tập trung vào vấn đề có thể giải quyết được trong thời điểm hiện tại+ Chỉ ra các khả năng để lụa chọn
*) Kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi (Think, Pair, Share)
Khái niệm: là một kỹ thuật do giáo sư Frank Lyman đại học Maryland giới
thiệu năm 1981 Kỹ thuật này giới thiệu hoạt động làm việc nhóm đôi, phát triểnnăng lực tư duy của từng cá nhân trong giải quyết vấn đề
Cách thực hiện:
- Giáo viên giới thiệu vấn đề, đặt câu hỏi mở, dành
thời gian để học sinh suy nghĩ
- Sau đó học sinh thành lập nhóm đôi và chia sẻ ý
tưởng, thảo luận, phân loại
- Nhóm đôi này lại chia sẻ tiếp với nhóm đôi khác
hoặc với cả lớp
Lưu ý:
- Điều quan trọng là người học chia sẻ được cả ý
tưởng mà mình đã nhận được, thay vì chỉ chia sẻ ý
kiến cá nhân
- Giáo viên cần làm mẫu hoặc giải thích
2.2.9 Chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn
Phương pháp dạy học có mối quan hệ biện chứng với nội dung dạy học Vìvậy bên cạnh những phương pháp chung có thể sử dụng cho nhiều bộ môn khácnhau thì việc sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù có vai trò quan trọng trongdạy học bộ môn Các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn được xây dựng trên cơ
sở lý luận dạy học bộ môn
Ví du: Phương pháp dạy học trực quan (sử dụng bản đồ, tranh ảnh, biểu đồ,bảng số liệu, ) hay phương pháp thực địa là các phương pháp dạy học đặc thù của
bộ môn Địa lí
Trang 22Phương pháp học tập một cách tự lực đóng vai trò quan trọng trong việc tíchcực hoá, phát huy tính sáng tạo của học sinh Có những phương pháp nhận thứcchung như phương pháp thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, phương pháp tổ chứclàm việc, phương pháp làm việc nhóm, có những phương pháp học tập chuyên biệtcủa từng bộ môn Bằng nhiều hình thức khác nhau, cần luyện tập cho học sinh cácphương pháp học tập chung và các phương pháp học tập trong bộ môn.
Tóm lại có rất nhiều phương hướng đổi mới phương pháp dạy học với nhữngcách tiếp cận khác nhau, trên đây chỉ là một số phương hướng chung Việc đổi mớiphương pháp dạy học đòi hỏi những điều kiện thích hợp về phương tiện, cơ sở vậtchất và tổ chức dạy học, điều kiện về tổ chức, quản lý Ngoài ra, phương pháp dạyhọc còn mang tính chủ quan Mỗi giáo viên với kinh nghiệm riêng của mình cần xácđịnh những phương hướng riêng để cải tiến phương pháp dạy học và kinh nghiệmcủa cá nhân
CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
NHẰM CHÚ TRỌNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
Trang 231 Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT A
Đội ngũ giáo viên trẻ, 100% đạt chuẩn và trên chuẩn có khả năng tiếp thuphương pháp dạy học tích cực chủ động, sáng tạo
Nhiều thầy cô đã đưa các phương pháp dạy học hiện đại vào thực tế giảngdạy, góp phần tạo hứng thú học tập cho học sinh, tăng tính sáng tạo, phát triển nănglực học sinh
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh
ở trường THPT A
Đối với môn Địa lí, trường THPT A hiện nay có 3 giáo viên Giáo viên môn
Trang 24năng lực học sinh Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên sốtiết ứng dụng còn hạn chế, mới chỉ dừng lại ở các tiết thanh tra, thao giảng
Qua thực tế áp dụng đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triểnnăng lực học sinh trong quá trình giảng dạy ở nhà trường tôi nhận thấy, dù chấtlượng học sinh đầu vào của trường còn thấp hơn các trường trên địa bàn huyệnnhưng phần lớn học sinh rất hứng thú với bài học, các em rất tích cực tham gia xâydựng bài, Các lớp thực hiện phương pháp dạy học này thường có điểm kiểm tra caohơn, đặc biệt là các câu hỏi mang tính vận dụng học sinh sẽ trả lời tốt hơn
1.2 Khó khăn
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh đãtrở thành một chủ đề nóng trong giáo dục ngày nay Nó ngày càng trở nên nóng hơnkhi chính phủ đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp trong cải cách giáo dục và đo lườngchính xác hơn kết quả học tập của học sinh Nhà trường khuyến khích dạy học theođịnh hướng phát triển năng lực nhưng không phải giáo viên nào cũng hiểu một cáchđầy đủ về dạy học phát triển năng lực nên việc áp dụng phương pháp dạy học nàocho phù hợp với dạy học phát triển năng lực học sinh cũng gặp nhiều khó khăn Dovậy, dạy học chú trọng phát triển năng lực học sinh chưa thu được kết quả như mongmuốn
Số lượng giáo án đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triểnnăng lực học sinh nhìn chung còn ít, giáo án có chất lượng chưa nhiều
Nguyên nhân của thực trạng trên chủ yếu do:
Cơ sở vật chất của trường nhìn chung vẫn còn thiếu so với các trường kháctrên địa bàn huyện, số phòng học được trang bị máy tính, máy chiếu còn ít Nhiềuthiết bị dạy học cũ, hỏng, hiệu quả sử dụng không cao
Phân phối thời gian, chương trình giáo dục hiện nay chưa phù hợp
Dạy học đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lựchọc sinh
cần mức độ đầu tư lớn về công sức, thời gian và tài liệu
Xét về nhận thức đổi mới giáo dục thì không phải tất cả giáo viên đều ý thứcđược việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh là rấtcần thiết Thêm vào đó, một số giáo viên có tâm lí ngại thay đổi cũng là ảnh hưởngđến việc phát triển năng lực người học
Hoạt động kiểm tra đánh giá chưa bảo đảm yêu cầu khách quan, chính xác,công bằng; việc kiểm tra chủ yếu chú ý đến yêu cầu tái hiện kiến thức và đánh giá
Trang 25qua điểm số đã dẫn đến tình trạng giáo viên và học sinh duy trì dạy học theo lối
"đọc-chép" thuần túy, học sinh học tập thiên về ghi nhớ, ít quan tâm đến phát triểnnăng lực và phẩm chất học sinh
1.3 Biện pháp dạy học phát triển năng lực học sinh có hiệu quả
1.3.1 Đánh giá “năng lực” của học sinh hơn là thời gian học
Khai thác các thế mạnh của công nghệ cho việc dạy và học Hướng dẫnqua máy tính cho chúng ta khả năng cá nhân hóa việc học cho mỗi học sinh Bởi
vì mỗi học sinh ở một tốc độ khác nhau và đến trường với kiến thức khác nhau,đây là một yêu cầu cơ bản của dạy học dựa trên năng lực
1.3.2 Thay đổi căn bản vai trò của giáo viên
Giáo viên trước kia thường làm việc với học sinh theo các lớp, dạy họctheo lịch trong một số tuần quy định, giáo viên là người trực tiếp đưa hướng dẫn
và kiểm soát quá trình học tập Đối với học sinh, điều này không phù hợp Một
số học sinh sẽ cần chậm lại, một số khác có thể cần hoạt động nhanh hơn Họctập dựa trên phát triển năng lực làm thay đổi vai trò của giáo viên từ “một nhàhiền triết, suối nguồn của tri thức” đến “ người hướng dẫn, đồng hành” Các giáoviên làm việc với học sinh, hướng dẫn chúng học tập, trả lời các câu hỏi, hướngdẫn thảo luận và giúp học sinh tổng hợp và áp dụng kiến thức
1.3.3 Xác định năng lực và phát triển các đánh giá phù hợp, tin cậy
Tiền đề cơ bản của dạy học phát triển năng lực là chúng ta xác định nhữngnăng lực nào cần hình thành cho học sinh và có minh chứng cho các năng lực đókhi học sinh tốt nghiệp Điều này có nghĩa là chúng ta phải xác định các nănglực một cách rất rõ ràng Lấy nhu cầu của xã hội tương lai làm cơ sở Khi cácnăng lực được thiết lập, chúng ta cần các chuyên gia đánh giá để đảm bảo rằngchúng ta đo lường được một cách chính xác nhất có thể
2 Khai thác nội dung phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản để đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh
Phần Địa lí tự nhiên được dạy trong học kì I – Địa lí 12 bao gồm 17 tiết, từtiết 2 đến tiết 18 Trong đó, có 11 tiết lí thuyết, 2 tiết thực hành, 2 tiết ôn tập và 2 tiếtkiểm tra
1 Bài 1 Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập (Thuộc Phần Địa lí kinh tế - xã
Trang 263 Bài 3 Thực hành: Vẽ lược đồ Việt Nam
Bài 4 Lịch sử hình thành và phát triển lãnh
4 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
5 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)
6 Bài 8 Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của
biển
7 Bài 9 Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
8 Bài 10 Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp
theo)
10 Kiểm tra 1 tiết
11 Bài 11 Thiên nhiên phân hóa đa dạng (hết phần phân hóa Bắc-Nam
Thực hành: Đọc bản đồ địa hình, điền
vào lược đồ trống một số dãy núi và đỉnhnúi
15 Bài 14 Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
16 Bài 15 Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên
tai
18 Kiểm tra học kì I
Trong thực tế, tât cả các tiết lí thuyết, thực hành và ôn tập trong Phần Địa lí
tự nhiên (15 tiết) đều có thể áp dụng các phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy họcthích hợp để phát triển năng lực của học sinh Người giáo viên, cần nắm chắc cốt lõicủa vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh là thôngqua việc tổ chức các hoạt động học để học sinh chủ động nắm bắt kiến thức, qua đóhọc sinh không chỉ lĩnh hội được kiến thức mà còn phát triển được các năng lực vàphẩm chất của người học
3 Thiết kế giáo án thực nghiệm
Trên cơ sở vận dụng cơ sở lí thuyết và thực tiễn đổi mới phương pháp dạy họcchú trọng phát triển năng lực học sinh kết hợp với kinh nghiệm bản thân và rà soát
Trang 27Phần Địa lí tự nhiên - Địa lí 12 - Ban cơ bản tôi thiết kế các giáo án thực nghiệmsau:
- Giáo án thực nghiệm số 1: Tiết 2 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- Giáo án thực nghiệm số 2: Tiết 11 Bài 11 Thiên nhiên phân hóa đa dạng
- Giáo án thực nghiệm số 3: Tiết 12 Bài 12 Thiên nhiên phân hóa đa dạng
GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM SỐ 1
Ngày soạn: 01/08/2019
Ngày dạy: 12/9/2019
Phân phối chương trình:
TIẾT 2 BÀI 2 VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ
I MỤC TIÊU
1 Về kiến thức
- Trình bày được vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ nước ta (đất liền, vùng trời, vùngbiển)
- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, kinhtế- xã hội và quốc phòng
- Đề xuất giải pháp nhằm khai thác hiệu quả vị trí địa lí và lãnh thổ trong bối cảnh toàn cầuhóa
Trang 28- Củng cố lòng yêu quê hương đất nước, tự hào về tiềm năng của nước ta.
4 Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Tự học, giao tiêp, hợp tác, ngôn ngữ
- Năng lực chuyên môn:
+ Sử dụng khai thác kiến thức từ bản đồ, tranh ảnh, hình vẽ
+ Phát triển năng lực tư duy lãnh thổ
II CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1 Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ tự nhiên Việt nam
- Bản đồ các nước Đông Nam Á
- Sơ đồ phạm vi các vùng biển theo luật biển Quốc tế 1982
- Atlat Việt Nam
- Bài giảng, phiếu học tập và giấy A2 (hoặc bảng nhóm)
2 Chuẩn bị của học sinh
- Atlat Địa lí Việt Nam, sách tập ghi bài Bút màu các loại,
- Các kiến thức đã học về ASEAN, WTO, AFTA, những cơ hội và thách thức khiViệt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
III MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT VỀ KIẾN THỨC, KĨ NĂNGBẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH
- So sánh vị tríđịa lí của nước
ta với 1 sốnước cùng vĩđộ
- Đọc được bản đồ thấyđược vị trí địa lí nước ta
Đánh giá được lợi thế vàkhó khăn của vị trí địa límang lại
- Liên hệ đượcvới vấn đề pháttriển kinh tế-
xã hội ViệtNam
Trang 29- Phân tích
hưởng của vịtrí địa lí với tựnhiên, kinh tế -
xã hội nước ta
- Nhận xét, phân tích đượccác bản đồ tranh ảnh
- Giải thích được vì saonước ta không có khí hậukhô hạn như một số nướccùng vĩ độ
- Đưa ra đượccác giải phápkhắc phục khókhăn sơ bộ
IV TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A Tình huống xuất phát (5 phút)
1 Mục tiêu
- Kiến thức: Giúp cho học sinh nhớ lại kiến thức đã biết về được học ở THCS về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta
- Kĩ năng: Xác định được vị trí VN trên bản đồ và Atlat
2 Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Đàm thoại
- Hình thức: cá nhân
3 Phương tiện:
Atlat Địa lý Việt Nam
4 Tiến trình hoạt động
- Bước 1: Giao nhiệm vụ:
GV dẫn dắt: Ở Địa lí lớp 8 và 9 chúng ta đã được học về Việt Nam Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 4, 5), chúng ta thi nhau kể những điều các em biết về Việt Nam nhé
- Bước 2: Chia lớp thành 4 đội mỗi đội kể ít nhất 5 đặc điểm của Việt Nam Giáo
viên ghi ra trên bảng để tính điểm cộng
- Bước 3: Từ phần trả lời của học sinh, giáo viên dẫn vào bài
B Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG 1 TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CỦA VỊ TRÍ ĐỊA LÍ NƯỚC TA
(10 PHÚT)
1 Mục tiêu
- Trình bày được các đặc điểm của ví địa lí nước ta
Trang 302 Phương pháp/kĩ thuật
4 Tiến trình hoạt động
- Bước 1: Giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS dựa vào hiểu biết của bản thân, Hoàn thành
phiếu học tập
Nêu vị trí địa lí của nước ta
Trang 31Tọa độ trên vùng biển
Nước ta nằm trong múi giờ nào
Nêu đặc điểm vị trí nước ta ngắn gọn nhất
- Bước 2: Học sinh hoàn thành phiếu học tâp theo cặp đôi và trả lời các câu hỏi trong
phiếu học tập trong 2 phút
- Bước 3: Giáo viên gọi học sinh bất khi trả lời mỗi nhóm cặp mời 1 bạn trả lời 1 ý.
Và chốt bài lại một cách ngắn gọn GV có thể kể thêm câu chuyện về các điểm cực
- GV cũng có thể dùng google Earth để giúp HS tìm hiểu tốt hơn vị trí địa lí
1 Vị trí địa lí:
Nằm ở rìa phía Đông của bán đảo Động Dương, gần trung tâm khu vựcĐông Nam Á
Trên vùng biển kéo dài tới khoảng 6050’B và từ 1010Đ đến 117020’Đ
Vậy Việt Nam vừa gắn liền với lục địa Á – Âu, vừa tiếp giáp với BiểnĐông, thông ra Thái Bình Dương Nước ta nằm trong múi giờ số 7
HOẠT ĐỘNG 2 TÌM HIỂU PHẠM VI LÃNH THỔ VÀ ĐÁNH GIÁ Ý NGHĨ
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ – LÃNH THỔ NƯỚC TA (20 PHÚT)
1 Mục tiêu
- Trình bày được các bộ phận hợp thành lãnh thổ nước ta: Vùng đất, vùng biển, vùngtrời
- Đọc được thông tin từ Atlat và bản đồ
2 Phương pháp/kĩ thuật
- Hoạt động nhóm chuyên gia - mảnh ghép
Trang 32GV chia lớp thành 4 hoặc 6 nhóm tùy sĩ số, yêu cầu các nhóm quan sát Atlat, khai thác SGK, dựa vào kiến thức đã học, hiểu biết thực tế, hoàn thành phiếu học tập của các nhóm:
Nhóm 1,2 tìm hiểu vùng đất, vùng trời
Nhóm 3,4 tìm hiểu vùng biển
Nhóm 5,6 tìm hiểu ý nghĩa VTĐL và lãnh thổ
- Bước 2: Vòng 1: Nhóm chuyên gia: Học sinh có 3 phút làm chuyên gia để thực
hiện nhiệm vụ và hoàn thành sản phẩm là sơ đồ tư duy trên giấy A2
- Bước 3: Vòng 2: Nhóm ghép: Tùy theo số lượng học
sinh chia thành 2 cụm hoặc 3 cụm mỗi cụm 3 nhóm
tương ứng với 3 nội dung được giao Mỗi nhóm chuyên
gia sẽ đếm số từ 1 đến 3 Ai chưa có số đứng lên đếm lại
từ đầu và di chuyển theo sơ đồ Lưu ý là chỉ di chuyển
trong cụm của mình Giáo viên chiếu sơ đồ và hs có 30
giây để di chuyển về nhóm mới
- Học sinh có 3 vòng di chuyển sản phẩm (nếu lớp chật) còn rộng thì sản phẩm của nhóm chuyên gia dán cố định trên bàn Mỗi nhóm có 1 phút 30 giây để trình bày lại những gì mình làm được ở nhóm chuyên gia cho các bạn ở nhóm mới
- Bước 4: Giáo viên kiểm tra, đánh giá các chuyên gia bằng cách hỏi các bạn được
truyền tải lại kiến thức vừa rồi Sau đó cho điểm hoạt động chuyên gia Mỗi cụm gọi
+ Phía Bắc giáp Trung Quốc với đường biên giới dài 1300km
+ Phía Tây giáp Lào 2100 km, Capuchia hơn 1100km
+ Phía Đông, Đông Nam và Nam giáp biển
- Nước ta có 4000 hòn đảo lớn, trong đó có hai quần đảo Trường Sa ( Khánh Hòa), Hoàng Sa (Đà Nẵng)
b Vùng biển: Diện tích khoảng 1 triệu km2 gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp
lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa
Trang 33Vùng biển nước ta bao gồm 5 bộ phận là:
* Vùng nội thuỷ:
- Là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở
- Vùng nội thủy cũng được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền
- Nhà nước có chủ quyền toàn vẹn và đầy đủ
* Lãnh hải:
- Là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, có chiều rộng 12 hải lí
- Ranh giới của lãnh hải chính là đường biên giới quốc gia trên biển
- Tàu thuyền được phép đi qua không gây hại
* Vùng tiếp giáp lãnh hải:
- Là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nướcven biển
- Rộng 12 hải lí
- Tàu thuyền được tự do đi lại
- Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểmsoát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư…