1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

CHIẾN LƯỢC DẠY HỌC VÀ HỖ TRỢ HỌC SINH KHIẾM THÍNH HỌC HÒA NHẬP CẤP TIỂU HỌC

56 105 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 2,81 MB

Nội dung

Thông tin phản hồi Khái niệm khiếm thính – điếc Học sinh khiếm thính là trẻ giảm ít hay nhiều, hoặc toàn bộ sức nghe, khiến trẻ không thể nghe được ở khoảng cách và cường độ âm thanh b

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO

DỰ ÁN GIÁO DỤC CHO TRẺ EM

UNICEF VIỆT NAM TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI

CHIẾN LƯỢC DẠY HỌC VÀ HỖ TRỢ

HỌC SINH KHIẾM THÍNH HỌC HÒA NHẬP CẤP TIỂU HỌC

(Tài liệu hướng dẫn giáo viên các trường tiểu học

có học sinh khiếm thính học hòa nhập)

Người biên soạn: Ths.GVC Trần Thị Thiệp

Ths Trần Tuyết Anh

Hà Nội, tháng 06 năm 2015

Trang 2

1

MỤC LỤC

Mô đun 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỌC SINH KHIẾM THÍNH 2

1.1 Cấu tạo tai và quá trình dẫn truyền âm thanh 2

1.2 Khái niệm điếc – khiếm thính 2

1.3 Các loại điếc 3

1.4 Các mức độ điếc 5

1.5 Đặc điểm tâm lý của học sinh khiếm thính 9

Mô đun 2 HỖ TRỢ THÍNH HỌC CHO HỌC SINH KHIẾM THÍNH 16

2.1 Phát hiện và kiểm tra sức nghe 16

2.2 Máy trợ thính 20

2.3 Ốc tai điện tử 24

2.4 Hệ thống FM 27

Mô đun 3 MỘT SỐ KỸ NĂNG DẠY HỌC HÒA NHẬP HỌC SINH KHIẾM THÍNH 29

3.1 Các phương tiện giao tiếp của học sinh khiếm thính, lựa chọn cách tiếp cận giao tiếp trong giáo dục học sinh khiếm thính 29

3.2 Phát triển ngôn ngữ lời nói cho học sinh khiếm thính 30

3.3 Phát triển khả năng sử dụng chữ cái ngón tay và ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính 37

3.4 Tổ chức thực hiện dạy học hoà nhập học sinh khiếm thính 45

3.5 Đánh giá kết quả học tập của học sinh khiếm thính 53

Trang 3

1.1.2 Thông tin phản hồi

Cấu tạo tai và quá trình dẫn truyền âm thanh

Tai gồm 3 phần chính: Tai ngoài - Tai giữa - Tai trong

Hãy tưởng tượng, quá trình dẫn truyền âm thanh trong tai được diễn ra như sau:

- Sóng âm thanh từ ngoài đi vào ống tai tới màng nhĩ Khi âm thanh tới màng

nhĩ, màng nhĩ rung động Sự rung động này vào tai giữa làm cho 3 xương nhỏ: xương búa (d), xương đe (e) và xương bàn đạp (f) bắt đầu rung động, chúng

khuếch đại âm thanh lớn lên

- Khi âm thanh vào tới tai trong, chúng đi vào ốc tai (g) Sự rung động của âm

thanh làm cho chất dịch ở các ống bên trong ốc tai chuyển động, hàng ngàn tế

1 Tai ngoài

2 Tai giữa

3 Tai trong

4 Bộ phận dẫn truyền

5 Bộ phận tiếp nhận

6 Dây thần kinh thính giác

Trang 4

2

bào lông trong đó cũng bị tác động Chúng chuyển những rung động thành những tín hiệu điện tử rồi được dẫn truyền lên não Não giải mã các tín hiệu, lúc

đó chúng ta nghe được âm thanh

1.2 Khái niệm điếc – khiếm thính

1.2.1 Hoạt động: Tìm hiểu học sinh khiếm thính

Thầy/cô đã từng gặp gỡ, tiếp xúc hoặc được nghe ai đó kể về người khiếm

thính/ HSKT, thầy/cô hiểu thế nào là người khiếm thính/ HSKT?

1.2.2 Thông tin phản hồi

Khái niệm khiếm thính – điếc

Học sinh khiếm thính là trẻ giảm ít hay nhiều, hoặc toàn bộ sức nghe, khiến trẻ không thể nghe được ở khoảng cách và cường độ âm thanh bình thường có thể dẫn tới khó khăn về ngôn ngữ và giao tiếp, ảnh hưởng đến quá trình nhận thức, và các chức năng tâm lý khác

Trong ngôn ngữ phổ thông, điếc thường được hiểu là mất thính giác hoàn toàn, không nghe được chút nào cả hoặc giảm sút nhiều về thính giác, nghe không rõ Đó cũng là định nghĩa trong các từ điển phổ thông

Trong ngành y, điếc có nghĩa là suy giảm hoặc mất toàn bộ hay một phần sức nghe Trong giáo dục đặc biệt ta cũng sẽ sử dụng thuật ngữ này Thay cho thuật ngữ điếc ta còn gặp những thuật ngữ như khiếm thính hay khuyết tật thính giác Trung bình trong 1.000 trẻ sinh ra thì có 2 trẻ bị điếc bẩm sinh từ mức nặng đến mức sâu, trong số 1.000 trẻ đó có thêm 2 trẻ bị điếc mắc phải (điếc sau khi sinh) Đây là tỷ lệ trung bình, ở mỗi xã hội tỷ lệ trẻ bị điếc có thể cao hay thấp hơn

Đối với một số trẻ bị giảm sức nghe, âm thanh mà trẻ nghe được chỉ bị nhỏ hơn so với bình thường Đối với một số trẻ bị giảm sức nghe khác, âm

thanh mà trẻ nghe được có thể vừa bị nhỏ hơn và vừa bị méo mó

Chỉ có một số rất ít trẻ bị điếc sâu mà không còn nghe được chút nào cả (con số này nhỏ hơn 5% tổng số trẻ khiếm thính)

Trang 5

3

Một trẻ bị giảm sức nghe có thể: Mức độ giảm sức nghe ở hai bên tai là như nhau; Mức độ giảm sức nghe ở hai bên tai khác nhau; Một tai bị giảm sức nghe và một tai nghe được bình thường

Tai ngoài có thể có những vấn đề sau:

+ Mất vành tai hoặc vành tai dị dạng

+ Ống tai nhỏ hoặc hẹp (hẹp lỗ tai)

+ Ống tai bị bịt kín Ví dụ: ráy tai,

vật lạ bên ngoài rơi vào

+ Các vấn đề này ngăn chặn các sóng âm đến màng nhĩ và tai trong

Tai giữa có thể có các vấn đề sau:

+ Chất dịch nhày

Trang 6

4

+ Nhiễm trùng tai (viêm tai giữa)

+ Cholesteatoma (viêm tai giữa mãn tính có khối u)

+ Vết sẹo ở màng nhĩ

+ Có một lỗ ở màng nhĩ

+ Các dây chằng giữa các xương con ở tai giữa bị cứng

+ Hệ thống xương con không kết nối hoặc bị gãy hoặc bị thiếu

Các vấn đề xảy ra ở tai ngoài và tai giữa gây ra điếc dẫn truyền Âm thanh không được “dẫn truyền” vào trong tai trong Tai trong CÓ THỂ bình thường

vì vậy khi âm thanh đủ lớn, nó có thể nghe được bình thường

Điếc dẫn truyền có thể là tạm thời hoặc mãi mãi Điếc dẫn truyền thường có thể được trị liệu bằng y tế hoặc phẫu thuật Ví dụ dùng thuốc cho bệnh viêm tai,

“hút ống tai” đối với trường hợp có dịch nhầy và phẫu thuật viêm tai để phục hồi các xương con…

mó Tổn thường của tai trong có thể bị gây ra bởi:

Trang 7

5

Điếc tiếp nhận bị gây ra bởi các vấn đề ở tai trong, bao gồm ốc tai và dây thần kinh thính giác Điếc tiếp nhận là mãi mãi Tai ngoài và tai trong có thể vẫn bình thường

(3) Điếc hỗn hợp

Một số trẻ có thể vừa bị điếc tiếp nhận và vừa bị điếc dẫn truyền Trong trường hợp này ta gọi là điếc hỗn hợp

1.4 Các mức độ điếc

1.4.1 Hoạt động: Nghiên cứu các trường hợp

- Trường hợp 1: Bạn Lan năm nào cũng đạt danh hiệu học sinh tiên tiến, bạn

học khá đều tất cả các môn Nhưng trong giờ học đôi khi Lan nghe không rõ lời giảng bài của cô giáo, Lan thường quay sang bạn bên cạnh nhờ bạn nhắc lại nội dung cô giáo vừa giảng

- Trường hợp 2: Hoa gặp nhiều khó khăn trong học tập hơn vì em tiếp thu

thông tin cần sự hỗ trợ tích cực của thị giác Hoa giao tiếp của Hoa cũng có phần hạn chế vì Hoa phải sử dụng kí hiệu hỗ trợ lời nói thì người khác mới hiểu thông tin Hoa muốn trao đổi

- Trường hơp 3: Mẹ nói Ngọc không hiểu, nhưng Ngọc có thể hiểu khi mẹ

sử dụng kí hiệu hay cử chỉ điệu bộ Khi Ngọc có nhu cầu giao tiếp Ngọc cũng thường dùng kí hiệu hay cử chỉ điệu bộ để biểu đạt mong muốn của mình

Thầy/cô có nhận xét gì từng trường hợp trên?

1.4.2 Thông tin phản hồi

Các mức độ điếc

Thính lực đồ và các âm thanh quen thuộc:

Trang 8

6

Dựa vào kết quả đo sức nghe, chia làm 4 mức độ:

Độ điếc trung bình = Trung bình cộng ngưỡng nghe tại 3 tần số 500 Hz,

1000 Hz và 2000 Hz

Trang 9

7

+ Mức 1 (điếc nhẹ): độ điếc trung bình từ 20 - 40 dB

+ Mức 2 (điếc vừa): độ điếc trung bình từ 41 - 70 dB

+ Mức 3 (điếc nặng): độ điếc trung bình từ 71 - 90 dB

+ Mức 4 (điếc sâu): độ diếc trung bình trên 90 dB

(1) Điếc nhẹ

- Có thể mất 25 đến 40% âm thanh lời nói

- Sẽ gặp khó khăn trong điều kiện ồn ào

- Không có sự khuếch đại âm thanh thì thường có thể mất ít nhất 50% các cuộc thảo luận, diễn giảng trên lớp học

- Thường xuyên bị đổi lỗi là “chỉ nghe khi muốn”, “mộng mị”, hoặc “không chú ý.”

(2) Điếc vừa

- Nếu không có sự khuếch đại âm thanh, lượng lời nói có thể bị mất 50% đến 75% với mức độ điếc 40 dB và 80% đến 100% với mức độ điếc 50 dB

- Sẽ cần sự hỗ trợ để phát triển ngôn ngữ tiếp nhận và diễn đạt

- Đòi hỏi cần có những điều chỉnh về lớp học và sự hỗ trợ về học tập

- Sẽ gặp khó khăn với sự phát triển lời nói và các kĩ năng cho lời nói rõ ràng

- Âm mũi, chói tai, yếu, giọng đều đều, thấp, đứt quãng

- Có thể nói quá nhỏ hoặc quá to, nói dốc sức

- Ảnh hưởng đáng kể đến quá trình học tập

- Sự cô lập về xã hội

(4) Điếc sâu

Trang 10

8

- Có thể cảm nhận được độ rung, phụ thuộc vào tri giác

- Lời nói và ngôn ngữ sẽ không phát triển một cách tự nhiên

- Cần trao đổi về các lựa chọn giao tiếp và trị liệu hành vi và hỗ trợ cho việc học tập Máy trợ thính hay cấy ốc tai điện tử, hệ thống FM Trị liệu nghe – nói

hay ngôn ngữ kí hiệu

Xem minh hoạ các mức độ điếc:

http://facstaff.uww.edu/bradleys/radio/hlsimulation/

Trang 11

9

1.5 Đặc điểm tâm lý của học sinh khiếm thính

1.5.1 Hoạt động

Hãy tìm hiểu đặc điểm của tâm lý của học sinh khiếm thính và nêu kết luận sư phạm:

- Đặc điểm về cảm giác, tri giác của học sinh khiếm thính

- Đặc điểm trí nhớ của học sinh khiếm thính

- Đặc điểm về tưởng tượng của học sinh khiếm thính

- Đặc điểm của tư duy ở học sinh khiếm thính

- Đặc điểm ngôn ngữ và giao tiếp của học sinh khiếm thính

1.5.2 Thống tin phản hồi

Một số đặc điểm tâm lý của học sinh khiếm thính

a Đặc điểm về cảm giác, tri giác của học sinh khiếm thính

Học sinh khiếm thính không bị mất cảm giác thính giác hoàn toàn, ngay cả ở trẻ điếc sâu vẫn còn lại một phần thính lực và khả năng nghe còn lại đáng kể Theo N.M Lagopxki, nếu được luyện tập, cảm giác còn lại này có thể được tăng cường Đối với học sinh khiếm thính, do sự thiếu hụt về thính giác nên cảm giác, tri giác nhìn đóng vai trò quan trọng giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh và đặc biệt quan trọng trong việc tiếp nhận và lĩnh hội ngôn ngữ Thậm chí, học sinh khiếm thính có thể tiếp nhận ngôn ngữ chỉ dựa trên tri giác nhìn

Trang 12

10

Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng cảm giác và tri giác nhìn ở học sinh khiếm thính không kém hơn so với trẻ bình thường thậm chí còn nhanh nhạy, tích cực hơn Học sinh khiếm thính có thể phân biệt một cách tinh tế các màu sắc gần giống nhau, nhanh chóng nhận ra từng chi tiết trên người khách trẻ được tiếp xúc

Tri giác phân tích ở học sinh khiếm thính thường nổi trội hơn tri giác tổng hợp

Sự mất thính lực ở học sinh khiếm thính không chỉ ảnh hưởng xấu đến sự vận động của bộ máy hô hấp mà còn ảnh hưởng đến sự phối hợp các động tác của cơ thể do bộ máy tiền đình và điểm cuối dây thần kinh của cơ quan vận động bị tổn thương Do vậy, học sinh khiếm thính thường rất khó khăn với những kỹ năng lao động đòi hỏi sự phối hợp tinh tế và thăng bằng của các động tác

Đối với học sinh khiếm thính, cảm giác vận động là phương thức duy nhất giúp trẻ điếc tự kiểm tra sự phát âm dựa trên cảm giác rung nhận được từ bộ máy phát âm; là cơ sở hình thành ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ và việc đọc hình miệng

Trong các loại cảm giác xúc giác thì cảm giác xúc giác – rung thể hiện khá độc đáo và là phương tiện quan trọng giúp trẻ tiếp nhận ngôn ngữ

Kết luận sư phạm

Cần tận dụng sức nghe còn lại của học sinh khiếm thính vào thực tiễn giáo dục, nó giúp học sinh khiếm thính tiếp thu ngôn ngữ tốt hơn Đồng thời tạo điều kiện cho chức năng nghe còn lại của trẻ được vận động tích cực

Thị giác của học sinh khiếm thính có thể được bù trừ, luyện tập làm cho nó trở nên tích cực, nhanh nhạy hơn

Cảm giác, tri giác thị giác là phương tiện quan trong giúp học sinh khiếm thính nhận thức thế giới xung quanh, nên giữ gìn vào bảo vệ thị lực cho học sinh khiếm thính là nhiệm vụ không thể thiếu của nhà giáo dục trong quá trình dạy học và giáo dục học sinh khiếm thính

Trang 13

11

Để quá trình hình thành ngôn ngữ nói của học sinh khiếm thính đạt kết quả tốt, ngoài việc tận dụng khả năng nghe còn lại và tri giác thị giác, cần có sự kết hợp với cảm giác, tri giác vận động và đặc biệt là cảm giác xúc giác – rung

b Đặc điểm trí nhớ của học sinh khiếm thính

Ghi nhớ có chủ định ở học sinh khiếm thính về vị trí của các đối tượng không thua kém trẻ bình thường

Trong quá trình ghi nhớ tư liệu: trẻ ít sử dụng thủ thuật so sánh mà trẻ ghi nhớ dựa trên sự thiết lập mối liên hệ ý nghĩa giữa các đồ vật mới tri giác và hệ thống hình ảnh đã có Nhưng bù lại, học sinh khiếm thính thường ghi nhớ tư liệu trực tiếp bằng thị giác tốt hơn trẻ nghe được vì chúng có kinh nghiệm thị lực phong phú hơn

Khả năng ghi nhớ từ và câu: Học sinh khiếm thính so với trẻ bình thường ghi nhớ không thua kém những từ trong phạm vi ghi nhớ bằng mắt, ghi nhớ kém những từ biểu thị hiện tượng âm thanh và ghi nhớ tốt hơn những từ biểu thị

chất lượng đồ vật được tiếp nhận nhờ xúc giác Khi ghi nhớ từ, học sinh khiếm

thính thường thay thế bằng từ khác gần nghĩa nhưng sự thay thế này thường

không hoàn thiện Câu đối với trẻ không phải là một cấu trúc hoàn chỉnh mà là

mớ từ ngữ riêng lẻ đặt cạnh nhau Trẻ thường tái tạo từ tốt hơn tái tạo câu Với loại tư liệu khó biểu thị bằng lời, học sinh khiếm thính ghi nhớ kém hơn, nhưng khi chúng có thể sử dụng chữ viết để biểu thị thì mức độ ghi nhớ của chúng không thua kém gì so với trẻ nghe được Hơn nữa học sinh khiếm thính không chỉ sử dụng cách biểu thị bằng lời mà còn bằng cử chỉ điệu bộ Điều này cũng có ý nghĩa tích cực đối với sự ghi nhớ của chúng

Trang 14

12

Chú ý dạy học sinh khiếm thính cách truyền đạt nội dung theo ngôn ngữ của mình

c Đặc điểm về tưởng tượng của học sinh khiếm thính

Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng phát triển tư duy trừu tượng và trí tưởng tượng của con người Những thiếu hụt về ngôn ngữ và tư duy trừu tượng ở học sinh khiếm thính gây cho trẻ nhiều khó khăn trong việc hình dung những điều mà trẻ chưa tri giác được, làm hạn chế vốn hiểu biết của trẻ về kinh nghiệm

xã hội Vì thế trẻ mất đi nguồn tư liệu giúp cho việc xây dựng những biểu tượng mới

Mặc dù hình tượng thị giác của trẻ điếc đạt mức độ cao và sống động, nhưng sự hình thành tư duy trừu tượng của trẻ quá chậm làm cho trẻ khó thoát

ra khỏi những ý nghĩa cụ thể của từ, điều đó làm khó khăn cho sự hình thành hình thành hình tượng mới

Kết luận sư phạm

Hình thành và nâng cao khả năng tưởng tượng tái tạo của học sinh khiếm thính bằng việc giúp các em minh hoạ những điều đã học bằng tranh vẽ, hình nặn

Tổ chức các trò chơi đóng vai, chuyển câu chuyện thành kịch bản

Tạo cho trẻ ham muốn tự đọc các tác phẩm văn học, kể chuyện sáng tạo bằng ngôn ngữ của mình

Chú ý phát triển ngôn ngữ và hình thành ở học sinh khiếm thính tư duy sáng tạo Đó là cơ sở, chất liệu cơ bản cho quá trình xây dựng các hình tượng/biểu tượng mới

d Đặc điểm của tư duy ở học sinh khiếm thính

- Tư duy trực quan- hành động: chiếm ưu thế trong hoạt động nhận thức và hoạt

động thực tế của học sinh khiếm thính do sự tham gia của ngôn ngữ vào dạng tư duy này là rất nhỏ Tư duy trực quan hành động của học sinh khiếm thính có liên

hệ trực tiếp với hoạt động, với tri giác của nó và thể hiện trong quá trình thao tác

Trang 15

13

thực hành với vật thể khi đứa trẻ chia cắt, lắp đặt các bộ phận của vật thể được tri giác

- Tư duy trực quan - hình tượng/ hình ảnh: được đặc trưng ở chỗ nó phụ thuộc

vào tri giác Kiểu tư duy này dựa trên tư liệu trực quan, cảm tính - cụ thể, phản ảnh những nét cụ thể, đơn nhất và cá biệt của sự vật Ở học sinh khiếm thính, tr-ước thời gian tiếp nhận ngôn ngữ và trong cả quá trình thu nhận ngôn ngữ còn

có một thời gian dài dừng lại ở mức độ tư duy trực quan - hình tượng Sự diễn đạt bằng hình tượng được học sinh khiếm thính tri giác với nội dung sự vật theo nghĩa đen của nó, gây khó khăn cho việc đi sâu vào ý nghĩa khái niệm của nó và cho việc nhận thức ý nghĩa khái quát của nó Học sinh khiếm thính khó hiểu được những ý nghĩa tiềm ẩn

- Tư duy trừu tượng: đặc trưng ở chỗ nó diễn ra trong những khái niệm trừu

tượng, nó phản ánh những nét chung nhất, bản chất nhất của các sự vật, các hiện tượng của hiện thực Sự khiếm khuyết về ngôn ngữ, và ngay cả việc tiếp nhận ngôn ngữ muộn cũng có ảnh hưởng đáng kể đến sự hình thành các khái niệm và

do đó ảnh hưởng đến cả tư duy trừu tượng Những nghiên cứu của I.M.Xôlôviep, G.I.Siphơ đã chỉ ra rằng trẻ điếc chậm phát triển cả những thao tác tư duy khác: trừu tượng hoá, khái quát hoá

Kết luận sư phạm

Việc giáo dục học sinh khiếm thính để hình thành tư duy bậc cao đòi hỏi thời gian tương đối dài, sự chuẩn bị kiên trì và công phu

Phát triển ngôn ngữ góp phần hình thành và phát triển tư duy

Chú ý tạo môi trường giúp trẻ học các thao tác tư duy, hình thành và phát triển thao tác khái quát hoá, trừu tượng hoá

e Đặc điểm ngôn ngữ và giao tiếp của học sinh khiếm thính

Tật điếc ảnh hưởng đầu tiên tới khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ nói của trẻ Tuy nhiên, mức độ phát triển ngôn ngữ nói của trẻ bị ảnh hưởng phụ thuộc vào những yếu tố sau:

Trang 16

- Việc can thiệp sớm hay muộn: nếu trẻ được phát hiện và can thiệp sớm trước 6 tháng tuổi thì ngôn ngữ của trẻ có thẻ phát triển tương được với trẻ bình thường bất luận trẻ điếc ở mức độ nào Nếu can thiệp muộn, ngôn ngữ của trẻ sẽ bị ảnh hưởng, điếc càng nặng thì càng khó phục hồi chức năng nghe nói và lời nói của trẻ có thể có những đặc điểm sau:

+ Giọng: phần lớn học sinh khiếm thính phát âm với giọng không bình

thường, khó nghe Trẻ hay nói giọng mũi, giọng cao, giọng yếu, giọng khàn, Chất lượng giọng nói của học sinh khiếm thính phụ thuộc vào mức độ giảm thính lực (nếu trẻ không được đeo máy trợ thính và can thiệp sớm)

+ Phát âm: lỗi về phát âm của học sinh khiếm thính thường mắc trong giai

đoạn hình thành ngôn ngữ (2-3 tuổi) Ngoài ra trẻ còn phát âm không đúng, không phân biệt những âm gần nhau (nghe gần giống nhau) như t/đ, b/m Nhìn chung phần lớn trẻ phát âm sai phụ âm

+ Thanh điệu: hầu hết học sinh khiếm thính nói khó đúng các thanh điệu

của tiếng Việt, thường trẻ chỉ sử dụng đựơc 2-3 thanh cơ bản, dễ (thanh không, sắc, huyền)

+ Ngữ pháp: Học sinh khiếm thính thường nói không theo ngữ pháp tiếng

Việt mà thường nói theo tư duy của mình, theo ý hiểu của mình Điều này tạo cho người nghe khó đoán được nội dung của câu nói (ví dụ: “ăn cơm-tôi”- tôi ăn cơm)

+ Ngữ điệu: Học sinh khiếm thính hay nói rời rạc, ngắt từng tiếng một, lên

xuống tuỳ hứng

+ Từ vựng: Vốn từ ngữ ở học sinh khiếm thính rất nghèo nàn, ít hơn nhiều

so với trẻ bình thường cùng lứa tuổi Tuy nhiên số vốn từ bằng ngôn ngữ kí hiệu

Trang 18

16

MÔ ĐUN 2 HỖ TRỢ THÍNH HỌC CHO HỌC SINH KHIẾM THÍNH

2.1 Phát hiện và kiểm tra sức nghe

2.1.1 Hoạt động 1: Phát hiện học sinh khiếm thính

2.1.1.1 Yêu cầu

Liệt kê các dấu hiệu nghi ngờ học sinh khiếm thính (biểu hiện bên ngoài quan sát được, những biểu hiện khi giao tiếp)

2.1.1.2 Thông tin phản hồi

Những dấu hiệu nghi ngờ học sinh khiếm thính

(1) Những biểu hiện bên ngoài:

- Mất vành tai

- Tắc ống tai do vieem hoặc ráy tai

- Chảy mủ tai

- Những cấu trúc tai bất thường khác

(2) Những biểu hiện khi tiếp nhận âm thanh:

- Không có những phản ứng (giật mình) với những tiếng độn mạnh bất thình lình

- Không có phả ứng khó chịu với những tiếng ồn lớn, tiếng nói quá to, tiếng nhạc ầm ĩ…

- Khi nghe hay để tay lên tai hưỡng về phía âm thanh hoặc nghiêng đầu về phía

âm thanh phát ra

- Nhìn chăm cú vào người đối thoại

- Các hành động của trẻ thường gây ra tiếng động lớn

(3) Những biểu hiện khi biểu đạt thông tin:

- Hay dùng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi giao tiếp

- Hay bắt chước làm theo

- Hay đáp ứng không đúng những câu hỏi bằng lời

- Thường xuyên yêu cầu nhắc lại

- Không hay nói (ngai nói chuyện)

- Hay nói nhát gứng từng từ một, phát âm sai nhiều

- Hay nói to hơn mức cần thiết

Trang 19

Hãy tìm hiểu kết quả đo sức nghe của trẻ

2.1.2.2 Thông tin phản hồi

Với đa số học sinh khiếm thính ở độ tuổi tiểu học thì có thể đo được bằng phép đo đơn âm Kết quả đó sức nghe được biểu diễn trên thính lực đồ

Âm thanh có thể được miêu tả là âm thanh to hay âm thanh nhỏ và âm thanh có tần số cao hay tần số thấp Chẳng hạn, tiếng đàn Viôlon hay tiếng chim hót là âm thanh có tần số cao, tiếng chó sủa hay tiếng ồn giao thông là những

âm thanh có tần số thấp

Nhà thính học có thể đo sức nghe cho con bạn Có một số phương pháp đo khác nhau Tùy vào độ tuổi và khả năng cộng các của con bạn mà nhà thính học sẽ quyết định dùng phương pháp đo nào Đo điếc, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ không thể chỉ thực hiện một lần Thông thường có thể phải thực hiện đo vài lần để xác định chính xác mức độ điếc

Bằng những âm thanh phát ra khác nhau từ máy đo sức nghe, nhà thính học xác định mức độ âm thanh nhỏ nhất mà con bạn có thể nghe được Kết quả được đánh dấu trên một biểu đồ gọi là thính lực đồ

Thính lực đồ cho biết con bạn có thực sự bị điếc hay không, nếu có thì là loại điếc gì và mức độ như thế nào Kết quả này giúp nhà chuyên môn quyết định cách giải quyết nào cho con bạn là tốt nhất, nếu cần đeo máy trợ thính thì đeo máy trợ thính nào là phù hợp Đương nhiên, cha mẹ cũng phải tham gia vào quá trình quyết định này

Mức độ điếc có thể chia làm 4 nhóm sau:

- Điếc nhẹ: (độ điếc trung bình từ 21 - 40 dB HL)

- Điếc vừa: (độ điếc trung bình từ 41 - 70 dB HL)

- Điếc nặng: (độ điếc trung bình từ 71 - 90 dB HL)

Trang 20

18

- Điếc sâu: (độ điếc trung bình trên 90 dB HL)

Thính lực đồ

Bạn hãy cố gắng học cách đọc thính lực đồ! Biết đọc thính lực đồ sẽ giúp bạn hiểu rằng bạn có thể kỳ vọng những âm thanh nào mà trẻ có thể nghe được

K í hiệu “o” chỉ mức độ nghe được của tai phải, kí hiệu “x” chỉ mức độ nghe được của tai trái Thính lực đồ dưới đây thể hiện sức nghe của một trẻ điếc từ mức độ điếc nhẹ tới mức độ điếc vừa, dốc dần từ tần số trầm đến tần

Trang 21

19

Bạn hãy vẽ thính lực đồ của trẻ bạn vào hình này

Hãy thực hành, lấy thính lực đồ của trẻ và vẽ lại vào hình vẽ Hình vẽ này biểu diễn một số âm thanh nhất định trên một biểu đồ âm thanh và cho bạn biết những âm thanh nào mà trẻ có thể nghe thấy được khi không đeo máy trợ thính

Điếc sâu Điếc nặng

Ngưỡng nghe Bình thường

Điếc nhẹ

Điếc vừa

Trang 22

- Với mức điếc nhẹ tới điếc vừa, khó có thể hiểu được phần lớn lời nói ngay cả trong khi điều kiện nghe tốt (không có tiếng ồn)

- Với mức điếc trung bình đến điếc nặng, lời nói phải rất to thì mới có thể hiểu được

- Với điếc sâu, giao tiếp có thể rất khó khăn kể cả khi có máy trợ thính

2.2 Máy trợ thính

2.2.1 Hoạt động 1: Tìm hiểu về máy trợ thính

2.2.1.1 Yêu cầu

Hãy miêu tả máy trợ thính mà thầy/ cô biết?

2.2.1.2 Thông tin phản hồi

Có ba loại máy thông dụng nhất hiện nay ở Việt Nam là: Máy trợ thính sau tai, máy trợ thính trong tai và máy trợ thính hộp Cả ba loại máy này có các thành phần chính như sau:

- Một micrô - thu nhận âm thanh

- Một bộ mạch xử lí - làm cho âm thanh lớn lên và thay đổi âm sắc

- Một loa- chuyển âm thanh tới tai

(1) Máy trợ thính sau tai

Máy trợ thính đeo sau tai phù hợp với các loại điếc Âm thanh sẽ đi qua ống nhựa trong tới núm tai- núm tai phải được làm riêng để khít với tai trẻ

Máy trợ thính đeo sau tai nhỏ và gần như được vành tai che lấp Vỏ máy có các màu khác nhau và gần giống màu tóc Nhưng cũng có những mầu sắc sặc sỡ, hấp dẫn

và phù hợp với trẻ nhỏ

Trang 23

Máy trợ thính có các kích cỡ khác nhau và thường không được chỉ định đeo cho trẻ nhỏ vì tai trẻ quá bé và đang phát triển Nếu máy trợ thính đeo sau tai phù hợp với mức độ điếc của con bạn thì đến 8 - 10 tuổi có thể đeo được

Trang 24

22

Máy trợ thính hộp có thể được sử dụng cho những trẻ còn rất nhỏ, thời gian nằm trong ngày rất nhiều Thân máy có thể cài vào nôi hay ghế ở gần chỗ trẻ để mọi người có thể “nói chuyện” với trẻ

Máy trợ thính hộp có thể thích hợp với các mức độ điếc Tuy nhiên người ta ít đầu tư công nghệ cao vào máy trợ thính hộp

2.2.2 Hoạt động 2: Bảo quản máy trợ thính

2.2.2.1 Yêu cầu

Xem băng video, kiểm tra máy trợ thính và cách khắc phục một số lỗi đơn giản

2.2.2.2 Thông tin phản hồi

Bảo quản máy trợ thính

Được chăm sóc thường xuyên, máy trợ thính sẽ bền hơn và cho những âm thanh tốt hơn

Sau đây là những hướng dẫn để giữ máy trợ thính được tốt:

- Hãy để máy trợ thính cách xa những thiết bị điện tử như tủ lạnh và tivi

- Không để máy trợ thính quá nóng hay quá lạnh

- Giữ máy trợ thính khô ráo - mồ hôi hay nước sẽ làm hỏng máy Mỗi ngày, hãy lau máy nếu có mồ hôi hay máy bị ẩm Tháo máy trợ thính trước khi đi tắm, bơi hay khi trời mưa Ban đêm, cho máy trợ thính vào trong hộp có chứa những hạt hút ẩm Không xịt nước hoa hay những dung dịch khác vào máy trợ thính

- Lau máy: Hãy dùng miếng vải khô, mềm để lau máy trợ thính Không dùng bất cứ nước lau rửa nào

- Núm tai:

+ Thường xuyên kiểm tra ráy tai trong núm tai

+ Rửa núm tai bằng nước ấm

- Pin:

+ Để dùng pin được lâu hơn, hãy tắt máy trợ thính khi trẻ không đeo

+ Giữ cho pin sạch sẽ, tháo pin ra khi trẻ không dùng máy trong một thời gian dài - ví dụ như ban đêm lúc trẻ đang ngủ

Trang 25

- Cố gắng kiểm tra máy trợ thính định kỳ ở những cửa hàng máy trợ thính

Cách khắc phục một số lỗi thông thường của máy trợ thính

Máy trợ thính “không hoạt động”

- Đã bật ON chưa? BBật máy

- Pin hết hoặc pin yếu? Thay pin

- Pin đặt đúng chiều không? Kiểm tra những kí hiệu (+) và (-) trên

pin khớp với kí hiệu đó trong máy

- Dây có bị đứt không? Thay dây

- Núm tai bị bít kín? Rửa núm tai cho sạch

- Máy trợ thính có nước? Thay pin, lau sạch, cho máy vào hộp

hút ẩm

Âm thanh không đủ lớn

- Pin yếu không? Thay pin

- Để nút âm lượng quá nhỏ không? Đặt số to lên

- Núm tai lỏng không? Gắn núm tai cẩn thận

- Núm tai bị bít kín không? Rửa núm tai cho sạch

- Có quá nhiều ráy tai trong núm tai ko? … Lấy ráy tai ra

- Liệu sức nghe của trẻ thay đổi ? Đo sức nghe

Lúc nghe được lúc không

- Pin yếu không ? Thay pin

- Dây đứt không ? Thay dây

Âm thanh „rè, rè‟

- Pin yếu không ? Thay pin

Nếu âm thanh nghe không rõ hay bị nhiễu

- Pin yếu không? Thay pin

Trang 26

24

- Dây có bị đứt không? Thay dây

- Micro bị áo che lấp không ? Cho micro hở ra

- Micro có nhiều bụi không? Lau bằng vải mềm hoặc bàn chải

Nếu máy trợ thính vẫn không hoạt động tốt thì phải mang máy đi chữa

2.3 Ốc tai điện tử

Một vài trường hợp trẻ bị điếc hoàn toàn - khi đeo máy trợ thính vẫn không

có tác dụng Có một lựa chọn khác, đó là: cấy điện cực ốc tai Có nghĩa: Trẻ cần được phẫu thuật để đặt thiết bị nghe vào bên trong tai, thiết bị cao cấp này sẽ thu nhận âm thanh và chuyển thành những tín hiệu điện tử

Trước khi cấy điện cực ốc tai, trẻ cần phải được xem xét và kiểm tra kĩ lưỡng những điều kiện có liên quan Để biết thêm thông tin về cấy điện cực ốc tai, bạn hãy liên hệ với nhà thính học, chuyên gia can thiệp sớm

Cấu tạo: ốc tai điện tử gồm 3 phần chính

Trang 27

25

áp vào da do có nam châm của bộ phận tiếp nhận

3 Bộ phận xử lý lời nóivà pin

cung cấp năng lượng

Bộ phận xử lý lời nói được đeo vào một chiếc túi

Ốc tai điện tử làm việc như thế nào?

Trang 28

26

1 Micro thu nhận những âm thanh và lời nói

2 Micro chuyển những thông tin thu được tới

bộ phận xử lý lời nói

3 Bộ phận sử lý lời nói phân tích những thông tin thu được và chuyển thành những tín hiệu điện tử

4 Những tín hiệu đã được mã hoá được truyền vào bộ phận dẫn truyền nằm bên trong đầu

5 Những tín hiệu được mã hoá

6 Một lượng thích hợp của dòng điện được chuyển tới các điện cực

7 Vị trí các điện cực cấy trong ốc tai sẽ quyết định tần số và cao độ của âm thanh Lượng điện sẽ quyết định độ lớn của âm thanh

8 Cuối cùng dây thần kinh ốc tai được kích thích, các tín hiệu được truyền lên não Não làm nhiệm vụ phân tích các tín hiệu thành các âm thanh có ý nghĩa

Ngày đăng: 25/05/2020, 16:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w