Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
197 KB
Nội dung
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KẾHOẠCHBỘMÔN (Năm học 2010- 2011) Họ và tên Giáo viên: Hoàng Việt Hồng Chuyên môn: Toán - Lí Lớp dạy: 1. Toán 9A 2. Toán 8 3. Toán 7B 4. Lí 7AB 5. Lí 9A I. Những căn cứ dể xây dựng kếhoạch 1. Căn cứ vào chỉ thị số 3399/CT-BGD&ĐT ngày 16/8/2010 của bộ trưởng Bộ GD & ĐT về những nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành trong năm học 2010 – 2011. 2. Hướng dẫn số 4718/CT-BGDĐT ngày 11/8/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về những nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành trong năm học 2010 – 2010. 3. Chỉ thị số 03/2008/CT - UBND ngày 27/8/2010 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác giáo dục và đào tạo năm học2010 -2011 trên địa bàn tỉnh. 4. Công văn 1091/SGDĐT – DTrH ngày 30/8/2010 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học của Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn. 5. Căn cứ vào nội dung phân phối chương trình của sở GD & ĐT Lạng Sơn 6. Công văn 640/PGDĐT – GDTrH ngày 31/8/2010 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GD-THCS năm học 2010 -2011 của Phòng GD & ĐT Hữu Lũng. 7. Căn cứ vào tình hình thực tế và kếhoạch của trường THCS Minh Hòa. 8. Căn cứ vào kết quả của năm học trước và Căn cứ vào khảo sát chất lượng đầu năm học 2010-2010 Từ những căn cứ trên tôi xây dựng KH năm học 2010 – 2011 cụ thể như sau: 1. Tình hình chung a) thuận lợi - Được sự quan tâm giúp đỡ thường xuyên của tổ, của ban giám hiệu, của các cấp, ban nghành có liên quan. - Bản thân giáo viên hàng năm được tập huấn ,bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ. - Nhìn chung Phụ huynh có sự quan tâm thường xuyên đến việc học hành của con em. - Cơ sở vật chất của nhà trường phục vụ tương đối tốt cho việc dạy và học. - Học sinh đều đang ở độ tuổi đi học. - Học sinh được tiếp cận với sách giáo khoa vàphương pháp giảng dạy mới. b) Khó khăn • Đối với giáo viên: - Gia đình ở xa trường. - Kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều. • Đối với chuyên môn: - Tài liệu tham khảo, thiết bị dạy học còn thiếu hoặc không đồng bộ, một số đã hư hỏng, Phòng chuyên môn, chức năng chưa có. • Đối với học sinh: - Các em là con em của các gia đình lao động nghèo, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, ít đầu tư cho việc học tập cho con. Địa bàn rộng, khó khăn cho việc đi lại của học sinh, một số không nhỏ gia đình bố mẹ đi làm ăn xa, con cháu gửi cho ông bà nội, ngoại. Có nhiều học sinh không có ý thức học tập, mất kiến thức căn bản, không có phương pháp, lúng túng trong học tập, kỹ năng tính toán yếu. Tình hình dân trí, tập quán và ý thức học tập còn hạn hẹp nên ảnh hưởng đến khả năng tư duy và sự lĩnh hội kiến thức. Đặc biệt là môn Toán và môn Lí của học sinh. - Một số Phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình. II. Trọng tâm trọng điểm, kỹ năng, thái dộ 1) Toán 7 Trên cơ sở phát triển và hoàn thiện dần các kiến thức Toán học THCS đã học, bộmôn toán 7 có nhiệm vụ sau: Kiến thức: - Tiếp tục mở rộng các tập hợp sô: Số hữu tỉ, số thực, như vậy toàn bộ học sinh nắm toàn bộ các tập hợp số trong chương trình toán cấp hai. - Hiểu công thức đặc trưng của hai đại lượng tỷ lệ thuận, tỉ lệ nghịch. - Có hiểu biết ban đầu về hàm số và đồ thị hàm số. - Nắm sơ lược về thống kê mô tả. - Biết một số kiến thức cơ bản về biểu thức đại số như: Đơn thức, đa thức( đa thức một biến nhiều biến; nghiệm của đa thức), đơn thức đồng dạng; cộng, trừ các đơn thức. - Tiếp tục hoàn chỉnh các kiến thức về quan hệ các góc mà học sinh được nghiên cứu ở lớp 6 ( góc đối đỉnh ) - Nắm chắc các kiến thức về tam giác: tổng các góc trong tam giác; các đường trong tam giác ; tam giác cân; tam giác đều; các trường hợp bằng nhau của hai tam giác; tính chất các đường trong tam giác; quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác. Kĩ năng: - Hình thành và phát triển các kỹ năng cơ bản cần thiết như: tính toán, sử dụng dụng cụ tính toán; các kỹ năng đo đạc và vận dụng kỹ năng đo đạc; toán học hoá các hiện tượng thực tế. - Phát triển năng lực, thao tác tư duy; biết sử dụng các ngôn ngữ toán học; phát huy và phát triển óc suy luận lôgic trong chứng minh hình học. Thái độ - Hình thành các phẩm chất khoa học cần thiết của người lao động mới. Bước đầu có ý thức vận dụng kiến thức môn học vào các môn học khác và cuộc sống, có ý thức tự học cao. 2) Toán 8 Trên cơ sở phát triển và hoàn thiện dần các kiến thức Toán học THCS đã học, bộmôn toán 8 có nhiệm vụ sau: Kiến thức: - Hình thành các quy tắc cộng, trừ, nhân, chia đơn thức với đa thức, đa thức với đa thức; các kiến thức về phân thức đại số và các quy tắc cộng, trừ, nhân, chia trên phân thức đại số; Các khái niệm và cách giải các phương trình bậc nhất, phương trình tích, phương trình chứa ẩn ở mẫu, bất phương trình bậc nhất 1 ẩn, phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối thông qua các kiến thức tự tự trong tập hợp số và các ví dụ cụ thể. - Cung cấp 7 hằng đẳng thức đáng nhớ vận dụng vào giải toán như: phân tích đa thức thành nhân tử, biến đổi biểu thức, giải phương trình tích - Hình thành các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử thông qua các ví dụ cụ thể , vận dụng quan trọng vào nhiều dạng bài toán cơ bản. - Cung cấp hệ thống kiến thức về tứ giác: tứ giác, hình thang và hình thang cân, hình bình hành , hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông (định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết). Bổ xung một số kiến thức về tam giác. - Cung cấp khái niệm về đa giác, đa giác lồi, đa giác đều. Các công thức tính diện tích của một số đa giác đơn giản. - Nắm vững được khái niệm hai tam giác đồng dạng và các trường hợp đồng dạng của hai tam giác. - Bước đầu làm quen với các hình học không gian đơn giản. - Cung cấp những hiểu biết ban đầu về phương pháp: dự đoán- chứng minh, phân tích - tổng hợp, quy nạp - suy diễn trong toán học. Kĩ năng: Rèn luyện được các kĩ năng sau: - Tính toán và sử dụng máy tính bỏ túi, vẽ hình đo đạc chính xác khoa học, khả năng ước lượng tốt. Rèn kĩ năng thực hiện phép tính và biến đổi biểu thức thành thạo. Bước đầu rèn cho HS thao tác tư duy: quan sát, dự đoán, phân tích tìm tòi lời giải và trình bày lời giải của bài toán, nhận biết các quan hệ hình học trong các vật thể xung quanh. - Bước đầu hình thành khả năng tính toán áp dụng vào cuộc sống. - Rèn khả năng suy luận hợp lí và hợp lôgic, chứng minh ngắn gọn chặt chẽ. Thái độ: - Thấy được tầm quan trọng và lợi ích của toán học trong đời sống thực tế, tầm quan trọng của phương pháp tổ chức các hoạt động học tập khoa học hợp lí từ đó xác định cho HS thái độ học tập đúng đắn gây hứng thú học tập môn toán cho HS. 3) Toán 9 Trên cơ sở phát triển và hoàn thiện kiến thức môn Toán THCS đã học, toán 9 có nhiệm vụ sau: Kiến thức: - Cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về căn bậc hai, căn bậc ba, hàm số bậc nhất, hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn số, hàm số bậc hai y = ax 2 ( a ≠ 0), phương trình bậc hai một ẩn số. - Cung cấp những kiến thức về hệ thức lượng trong tam giác vuông, các kiến thức về đường tròn (Định nghĩa, tính chất, vị trí tơng đối, các yếu tố liên quan với đường tròn; quan hệ giữa đường tròn với góc, đường thẳng, dây cung; đường tròn nội tiếp, ngoại tiếp, bàng tiếp; diện tích hình tròn, độ dài đường tròn). - Bước đầu làm quen với các hình học không gian đơn giản. - Cung cấp các phương pháp giải phương trình - hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn số, phương trình bậc hai 1 ẩn số, giải hàm số bậc nhất, bậc hai tương ứng. Đặc biệt vận dụng vào giải các bài toán có nội dung thực tế. - Cung cấp những hiểu biết ban đầu về phương pháp : dự đoán- chứng minh, phân tích - tổng hợp, quy nạp - suy diễn trong toán học. Kĩ năng: Rèn luyện được các kĩ năng sau: - Tính toán và sử dụng bảng số và máy tính bỏ túi, vẽ hình đo đạc chính xác khoa học, khả năng ước lượng tốt. Rèn kĩ năng thực hiện phép tính và biến đổi biểu thức thành thạo. - Bước đầu hình thành khả năng tính toán áp dụng vào cuộc sống. - Rèn khả năng suy luận hợp lí và hợp lôgic, chứng minh ngắn gọn chặt chẽ. Thái độ: - Thấy được tầm quan trọng của toán học trong thực tế , tầm quan trọng của phương pháp tổ chức các hoạt động học tập khoa học hợp lí từ đó xác định cho HS thái độ học tập đúng đắn gây hứng thú học tập môn toán cho HS. 4) Lý 7 Trên cơ sở phát triển và hoàn thiện kiến thức vật lí THCS đã học, môn vật lí 7 có nhiệm vụ sau: Kiến thức - Điều kiện mắt nhìn thấy vật. - Khái niệm nguồn sáng vật sáng. - Định luật truyền thẳng ánh sáng. - Khái niệm tia sáng. - Đặc điểm 3 loại chùm sáng: hội tu, phân kỳ, song song. - Hiện tượng bóng tối và bóng nừa tối. - Hiện tượng nhật thực và nguyệt thực. - Nội dung địnhluật phản xạ ánh sáng. - Khái niệm tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xa. - Tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng. - Cách vẽ ảnh của một vật tạo bỡi gương phẳng. - Tính chất ảnh ảo của gương cầu lồi và gương cầu lõm. - Vùng nhìn thấy của gương. - Quan sát và vẽ ảnh một vật tạo bởi gương phẳng. - Các nguồn âm đều dao động. - Khái niệm tần số và đơn vị tần số là Hz. - Mối liên hệ giữa độ cao và tần số dao động ,giữa độ to của âm và biên độ dao động. - Đơn vị của độ to của âm là đề-xi-ben (dB). - Chất rắn, lỏng, khí là các môi trường truyền âm.Chân không không truyền âm. So sánh tốc độ truyền âm trong các chất. - Sự phản xạ âm. Tiếng vang. - Điều kiện 1 vật phản xạ âm tốt hay xấu. - Tác hại của ô nhiễm tiếng ồn. - Biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. - Khái niệm vật liệu cách âm. - Khi nào một vật bị nhiễm điện ? - Làm nhiễm điện 1 vật bằng cọ xát. - Hai loại điện tích và tương tác giữa 2 loại điện tích. - Sơ lược về cấu tạo nguyên tử. - Khái niệm vật nhiễm điện âm (-) và vật nhiễm điện dương (+) - Định nghĩa dòng điện. - Điều kiện để có dòng điện chạy trong mạch kín. - Cấu tạo nguồn điện. - Kí hiệu 1số bộ phận trong mạch điện và cách vẽ sơ đồ mạch điện. - K/n chất dẫn điện ,chất cách điện. - Bản chất dòng điện trong kim loại. - Khái niệm chiều dòng điện. - Tác dụng của dòng điện: tác dụng nhiệt, tác dụng hoá, tác dụng từ, tác dụng quang và tác dụng sinh lý. - Cường độ dòng điện cho biết mức độmạnh yếu của dòng điện . Đo Cường độ dòng điện bằng Ampe kế .Đơn vị đo làAmpe. - Điều kiện có dòng điện qua vật dẫn là Hiệu điện thế. Mối quan hệ giữa Hiệu điện thế và Cường độ dòng điện. - Hiệu điện thế định mức. - Dụng cụ đo và đơn vị đo Hiệu điện thế. - Ôn lại qui tắc dùng vôn kế đo Hiệu điện thế, dùng ampe kế đo Cường độ dòng điện. - Qui luật về Cường độ dòng điện và Hiệu điện thế trong mạch mắc nối tiếp,đoạn mạch mắc song song. - Quy tắc an toàn khi sử dụng điện. - Tác dụng của cầu chì và hiện tượng đoản mạch. Kỹ năng - Biết quan sát , sử dụng và làm thí nghiệm. - Biết đo đạc thu thập số liệu. - Biết giải thich hiện tượng có liên quan đến thực tế . - Biất vẽ hình về xác định ảnh qua gương phẳng. - Biết nguồn âm là các vật dao động.Nêu được 1 số ví dụ về nguồn âm. - Biết 2 đặc điểm của âm là độ cao (liên quan đến độ thanh hay trầm) và độ to (liên quan đến độ mạnh yếu của âm). - Biết âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng, khí và chân không thì không truyền được âm. Biết nêu được 1 số ví dụ chứng tỏ âm truyền được trong chất Rắn, lỏng, khí. - Biết âm gặp 1 số vật chắn sẽ bị phản xạ lại. - Biết khi nào có tịếng vang .Nêu đước số ứng dụng của âm phản xạ. - Biết được 1 số biện pháp thông dụng để chống ô nhiễm tiếng ồn.Kể tến số vật liệu cách âm thường dùng. - Nhận biết nhiều vật bị nhiễm điện do cọ sát. - Giải thích 1 số hiện tượng nhiễm điện do cọ sát trong thực tế. - Biết chỉ có2 loại điệntích: Là điện tích dương và điện tích âm, 2 loại điện tíchcùng dấu thì đẩy và trái dấu thì hút nhau. - Nêu được cấu tạo ng/ tử: Gồm hạt nhân mang điện tích dương. Quay xung quanh hạt nhân là các eléctrôn (e) mang điện tích (-) Nguyên tử thì trung hoà điện. - Mô tả t/ng tạo ra dòng điện,biết dòng điện là dòng chuyển dờì có hướng của các điện tích. - Biết muốn tạo ra dòng điện phải có nguồnđiện. Kể tên 1 số loại nguồn điện thông dụng.Biết mắc các mạch điện kín gồm pin bóng đèn, ngắt điện và dây nối .Vẽ được sơ đồ mạch điện đơn giản. Biết cách kiểm tra mạch điện hở và cách khắc phục. - Phân biệt được vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện. Kể tên 1 số Vật liệi dẫn điện và Vật liệi cách điện thông dụng. Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electrôn. - Biết d/đ có 5 tác dụng chính: tác dụng nhiệt,tác dụng hoá,tác dụng từ, tác dụng quang và tác dụng sinh lý và các biểu hiện các tác dụng đó. - Biết được Cường độ dòng điện thông qua tác dụng mạnh yếu của dòng điện. Biết cách sử dụng Ampe kế để đo Cường độ dòng điện. - Biết giữa 2 cực của nguồn điện hoặc giữa 2 đầu vật dẫn đang có dòng điện chạy qua thì có hiệu điện thế(Hiệu điện thế). - Biết đo Hiệu điện thế bằng vôn kế .Nhờ có Hiệu điện thế thì mới có dòng điện. - Phân biệt được mạch điện mắc nối tiếp và mạch điện măc song song.Biết mắc (nối tiếp, song song) 2 bóng đèn trong mạch điện. Phát hiện được qui luật về Hiệu điện thế trong mạch nối tiếp ,qui luật về Cường độ dòng điện trong mạch mắc song song (với 2 bóng đèn hay 2 điện trở) bằng t/ hành. - Tuân thủ các quy tắc an toàn khi sử dụng điện. Thái độ - Có ý thức tham gia tích cực vào việc giữ gìn và bảo vệ môi trường bền vững. - Giáo dục học sinh có ý thức yêu thích, say mê với việc học tập bộ môn. - Thấy được tầm quan trọng và lợi ích của Vật lí học trong đời sống thực tế, tầm quan trọng của phương pháp tổ chức các hoạt động học tập khoa học hợp lí từ đó xác định cho HS thái độ học tập đúng đắn gây hứng thú học tập môn lí lớp 7 cho HS. 5) Lý 9 Kiến thức - Phát biểu được nội dung Định luật Ôm. Biết đựơc điện trở có giá trị hoàn tòan xác định. Biết được đơn vị điện trở. - Biết được đặc điểm về cường độ dòng điện, về hiệu điện thế, và điện trở tương đương đối với đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch mắc song song. - Biết được điện trở tương đương đoạn mach. - Giải thích một số hiện tượng liên quan và bài tập. - Nêu được mối quan hệ giữa điện trở dây dẫn với chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây. - Bằng thực nghiệm xác định mối quan hệ giữa điện trở dây với chiều dài, với tiết diện và vật liệu - Vận dụng công thức R= S ρ để tính R, l, S và giải thích các hiện tượng có liên quan đến điện trở dây - Biết biến trở là gì ? Có các dấu hiệu nhận biết điện trở trong kỹ thuật . - Nêu được ý nghĩa trị số Vôn và Oát ghi trên thiết bị. Biết công thức tính công suất điện và điện năng tiêu thụ. Rèn luyện kỹ năng xác định được công suất đoạn mạch bằng vôn kế và am pe kế. Biết giải bài tập áp dụng công thức P = U.I và A = P.t - Nêu được dấu hiệu dòng điện có năng lượng . - Chỉ ra sự chuyển hoá các dạng năng lượng trên thiét bị điện. Định luật Jun LenXơ - Mô tả từ tính nam châm vĩnh cửu và tác dụng từ nam châm. Mô tả cấu tạo La bàn - Mô tả được thí nghiệm Ơcstét. Mô tả cáu tạo nam châm điện, nêu được ứng dụng nam châm điện và chỉ ra tác dụng nam châm điện. - Phát biểu qui tắc bàn tay trái để xác định chiều của lực từ. Mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của động cơ điện. - Mô tả thí nghiệm và ví dụ về hiện tượng cảm ứng điện từ. Nêu được dòng điện cảm ứng xuất hiện khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây dẫn biến thiên - Mô tả được cấu tạo của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hay nam châm quay. Nêu được các máy phát điện đều biến đổi trực tiếp cơ năng thành điện năng. Nêu được dấu hiệu chính phân biệt dòng điện xoay xhiều và dòng điện một chiều. Nhận biết được ký hiệu ghi trên Ampe kế và vôn kế xoay chiều. Nêu được ý nghĩa số chỉ khi dụng cụ hoạt động. Học sinh có kỹ năng: - Giải các bài tập định tính về nguyên nhân gây Dòng điện cảm ứng. - Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện có khung quay hay nam châm quay - Giải thích vì sao có sự hao phí điện năng , Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy biến thế - Nêu được công suất hao phí điện năng trên dây tỉ lệ nghịch bình phương hiệu điện thế. Mô tả được cấu tạo máy biến thế và nêu được hiệu điện thế tỉ lệ thuận số vòng dây - Mô tả được hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong trường hợp ánh sáng truyền từ không khí vào nước và ngược lại. Chỉ ra tia khúc xạ, tia phản xạ, góc khúc xạ, góc phản xạ . - Nhận biết được thấu kính hội tụ (TKHT) và thấu kính phân kì (TKPK) qua hình vẽ tiết diện của chúng . Mô tả được đường truyền của các tia sáng đi tới quang tâm và song song với trục chính, các tia sáng có phương qua tiêu điểm đối với TKHT và TKPK - Mô tả được đặc điểm ảnh của một vật sáng tao bởi TKHT và TKPK. Kỹ năng:dựng được ảnh của một vật bằng các tia đặc biệt qua TK. - Nêu được bộ phận chính của mắt. Bộ phận chính của máy ảnh. Mô tả quá trình điều tiết của mắt - Nêu được kính lúp là TKHT có tiêu cự ngắn và dùng để quan sát vật nhỏ.Biết được số hội giác của kính lúp. -Kể tên vài nguồn phát ánh sáng trắng, ánh sáng màu và nêu được tác dụng tấm lọc màu. Cách phân tích chùm ánh sáng trắng thành ánh sáng màu. - Nhận biết cách trộn ánh sáng màu thành ánh sáng có màu khác có màu trắng. Nhận biết hiện tượng tán xạ ánh sáng và khả năng tán xạ ánh sáng một số vật màu trắng ,màu đen - Nêu được tác dụng nhiệt, quang, sinh học của ánh sáng.Nêu được khi nào vật có năng lượng và nêu được các dạng năng lượng - Nêu và mô tả được hiện tượng chuyển hoá các dạng năng lượng và chỉ ra quá trình biến đổi kèm theo sự chuyển hoá năng lượng - Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. -Kể tên được các dạng năng lượng có thể chuyển hoá thành điện năng. Nêu và mô tả được thiết bị cho trường hợp chuyển hoá dạng năng lượng khác thành điện năng. Kỹ năng - Đo được điện trở đoạn mạch bằngAmpe kế và vôn kế. Vẽ đồ thị của I(U)đ - Thực hành sủ dụng các đồng hồ đo. Biết nghiên cứu bằng thực nghiệm về điện trở tương đương trong đoạn mạch nối tiếp, mắc song song. So sánh được điện trở tương đương trong đoạn mạch với điện trở thành phần. - Giải thích đượcnguyên tắc hoạt động của biến trở con chạy. Sử dụng biến trở để điều chỉnh CĐDĐ. Giải toán về định luật Ôm và công thức về điện trở trong đoạn mạch có biến trở. - Vận dụng đựơc định luật Jun Len Xơ. Giải thích tác hại hiện tượng đoản mạch và tác dụngcầu chì . Giải thích được các biện pháp an toàn điện và tiết kiệm điện năng. - Xác định từ cực kim nam châm, xác định tên từ cực nam châm, giải thích hoạt động. - Biết dùng nam châmthửđể phát hiện sự tồn tại tư trường .Vẽđường sức từ trường của nam châm thẳng,nam châm chữ U và ống dây có dòng điện Vận dụng qui tắc nắm tay phải để xác định chiều của đường sức từ trong lòng ống dây. - Vận dụng qui tắc bàn tay trái để xác định một trong ba yếu tố khi biết hai yếu tố. Giải thích được nguyên tắc hoat động (về tác dụng lực và năng lượng) của động cơ điện. - Quan sát trực tiếp TKHT và TKPK. Vẽ được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua TKHT và TKPK. - Giải thích được vì sao người cận thị đeo kính phân kì, người mắt lão đeo kính hội tụ. Thái độ - Có ý thức tham gia tích cực vào việc giữ gìn và bảo vệ môi trường bền vững. - Giáo dục học sinh có ý thức yêu thích, say mê với việc học tập bộ môn. - Thấy được tầm quan trọng và lợi ích của Vật lí học trong đời sống thực tế, tầm quan trọng của phương pháp tổ chức các hoạt động học tập khoa học hợp lí từ đó xác định cho HS thái độ học tập đúng đắn gây hứng thú học tập môn lí lớp 9 cho HS. III. Kết quả khảo sát đầu năm STT Môn Lớp số HS KẾT QUẢ Ghi chú Giỏi Khá TB Yếu TB trở lên SL % SL % SL % SL % SL % 1 Toán 9A 19 1 5.3 3 15.8 9 47.3 6 31.6 13 68.4 2 Toán 7B 21 1 4.8 4 19.0 10 47.6 6 28.6 15 71.4 3 Toán 8 26 1 3.8 4 15.4 13 50.0 8 30.8 18 69.2 4 Lí 7AB 41 2 4.9 8 19.5 20 48.8 11 26.8 30 73.2 5 Lí 9A 19 1 5.3 3 15.8 11 57.9 4 21.0 15 78.9 Căn cứ vào kết quả khảo sát đầu năm tôi xây dựng chỉ tiêu phấn đấu năm học 2010 – 2011 như sau: IV. Chỉ tiêu phấn đấu STT Môn Lớp số HS KẾT QUẢ Ghi chú Giỏi Khá TB Yếu TB trở lên SL % SL % SL % SL % SL % 1 Toán 9A 19 1 5.3 6 31.6 10 52.6 2 10.5 17 89.5 2 Toán 7B 21 2 9.5 6 28.6 10 47.6 3 14.3 18 85.7 3 Toán 8 26 2 7.7 8 30.8 13 50.0 3 11.5 23 88.5 4 Lí 7AB 41 3 7.3 16 39.0 18 43.9 4 9.8 37 90.2 5 Lí 9A 19 1 5.3 8 42.1 9 47.3 1 5.3 18 94.7 V. Phương pháp đặc trưng bộmôn- Dựa vào trọng tâm trọng điểm và kĩ năng môn học. - Dựa vào thực tế của nghành học. Nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh dể chiếm lĩnh, lĩnh hội tri thức. Tôi xây dựng phương pháp giảng dạy cụ thể như sau: - Vấn đáp, gợi mở. - Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề. - Trực quan ( thực hành, thực nghiệm ). - Thảo luận nhóm, hoạt động nhóm. VI. Biện pháp thực hiện 1) Xây dựng kỉ cư ơng, nề nếp chuyên môn . a/ Đối với GV: - Chấp hành tốt các quy chế chuyên môn và kỷ luật lao động của nghành và của trường. - Xây dựng: “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - Dạy đúng đủ theo PPCT. Nghỉ phải có kếhoạch dạy bù, không dạy dồn, ép. “Dạy thật, học thật, cho điểm thật”, thực hiện tốt “hai không”: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. - Soạn giảng chi tiết, nội dung bài giảng đảm bảo chính xác, khoa học, đảm bảo tính hệ thống kiến thức, trọng tâm, có tính giáo dục và tính thực tiễn. Tăng cường vận dụng phương pháp đổi mới vào giảng dạy (hoạt động hợp tác nhóm nhỏ, phiếu học tập .). Soạn hệ thống câu hỏi có tính hệ thống gợi mở để tổ chức cho HS phát hiện tìm kiến thức mới. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo, thực hiện nghiêm túc nề nếp chuyên môn . - Tổ chức thường xuyên kết hợp mọi hình thức kiểm tra trong tiết học, uốn nắn những sai xót chi tiết, tuyên dương kịp thời những HS có cách giải hay. Tổ chức học nhóm tổ ở nhà kết hợp cán bộ lớp kiểm tra thường xuyên. - Thường xuyên dự giờ thăm lớp đồng nghiệp đúc rút kinh nghiệm. -Tìm đọc nghiên cứu tài liệu tham khảo về kiến thức, về phương pháp đổi mới. Tích cực bồi dưỡng HSG. - Đổi mới, cải tiến cách ra đề, coi, chấm trong kiểm tra đánh giá, chấm trả bài đúng thời gian quy định. - Thực hiện thông tin hai chiều giữa các giáo viên bộmôn- giáo viên chủ nhiệm với ban giám hiệu và gia đình học sinh về tình hình học tập và rèn luyện của mỗi em, cũng như của tập thể lớp do bản thân giảng dạy. b/ Đối với HS: - Có đủ SGK, SBT, vở ghi lí thuyết, vở ghi bài tập, các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp, vào lớp đúng giờ. Tích cực ôn tập tốt kiến thức đã học, hăng hái phát biểu xây dựng bài. - Tổ chức học tổ nhóm tại nhà. Các bạn học khá trở lên kèm các bạn học yếu. - Tích cực tìm đọc nghiên cứu sách nâng cao, tài liệu tham khảo. - Chấp hành tốt nội quy của trường đề ra. 2) Tổ chức các hoạt động. - Dự giờ thăm lớp thường xuyên dẩm bảo tối thiểu 2 tiết / tháng. [...]... thông” - Kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm theo kếhoạch- Đăng kí thi đua năm học 2010-2011- Xây dựng kế hoạchbộmôn và chỉ tiêu chuyên môn- Thực hiện nghiêm túc hoạt động dạy và học Kếhoạchbổ sung Tháng Nội dung -- Dự giờ thăm lớp theo kếhoạch (2 tiết) - Kiểm tra thường xuyên theo quy định - Sinh hoạt chuyên môn theo định kì - Soạn giảng theo PPC - Thi đua dạy tốt chào mừng ngày 20/11 - Tiếp... sinh yếu, kém - Hướng dẫn HS ôn tập, kiểm tra học kì II theo lịch của sở, phòng, trường - Sinh hoạt chuyên môn theo định kì - Hoàn thành chương trình - Tham gia bình xét thi đua - Kết thúc học kỳ II: 25/5 /2011 - Hoàn thành các báo cáo theo quy định - Xây dựng kếhoạch ôn luyện học sinh yếu, kém trong hè Kếhoạchbổ sung Tháng 2011 7 2011 Nội dung Kếhoạchbổ sung - Tổng kết năm học 201 0- 2011- Tiếp tục... đấu đạt các danh hiệu năm học 20102010 như sau: Chuyên môn: Đạt lao động tiên tiến cả năm Công đoàn: Đoàn viên công đoàn xuất sắc VIII Kếhoạch cụ thể hàng tháng Tháng Nội dung 8 2010-- 9 2010-- Tập trung ngày 01/8 /2010 - Thực hiện lên lớp từ ngày 16/8 /2010 - Tham gia bồi dưỡng chính trị, tập huấn chuyên môn hè 2010- Nhận môn, lớp giảng dạy Thực học từ 16/8 /2010 - Tham gia chuẩn bị các điều kiện... trường 1 - Tham gia phong trào thi đua kỹ niệm ngày thành lập Kếhoạchbổ sung Tháng 2011 2 2011 3 2011 4 2011 5 2011 6 Nội dung ĐCSVN 3/2 - Nhận công tác học kì II - Dự giờ thăm lớp theo quy định - Sinh hoạt chuyên môn theo định kì - Nghỉ tế nguyên đán theo quy định Tham gia tết trồng cây đầu xuân 2011- Tham gia các hoạt động NGLL chào mừng ngày thành lập Đảng CSVN 3 -2 - Soạn giảng theo PPCT - Tham... sinh yếu, kém - Tham gia kiểm tra nhận thức đội ngũ vòng 2 - Soạn giảng theo PPCT - Dự giờ thăm lớp theo quy định ( 2 đến 4 tiết) - Sinh hoạt chuyên môn theo định kỳ - Kiểm tra, cho điểm thường xuyên theo quy chế - Soạn giảng theo PPCT - Cập nhật điểm đúng quy chế - Dự giờ thăm lớp theo kế hoạch (2 tiết) - Sinh hoạt chuyên môn theo định kì - Xây dựng kế hoạch ôn tập kiểm tra cuối năm học - Tiếp tục phụ... học sinh yếu, kém - Tham gia phong trào thi đua kỹ niệm ngày thành lập QĐND Việt Nam và ngày hội Quốc phòng toàn dân 22/12 - Soạn giảng theo PPCT - Dự giờ thăm lớp theo quy định (2 tiết) - Thực hiện tốt quy chế chuyên môn, quy chế cho 12 điểm 2010- Xây dựng kế hoạch ôn tập - kiểm tra học kì I - Bồi dưỡng học sinh khá, giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kém - Sinh hoạt chuyên môn theo định kỳ - Hoàn thiện chương... toàn giao thông” - Soạn giảng theo PPCT 10 - Tham gia Đai hội công nhân viên chức đầu 2010 năm - Dự giờ thăm lớp theo quy định - Sinh hoạt chuyên môn theo định kì, tham gia hội giảng cấp trường lần 1 - Kiểm tra định kì môn Toán, Lí, lần 1 - Cập nhật điểm đúng quy chế - Phụ đạo cho học sinh đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng - Tham gia kiểm tra nhận thức lần 1 -- Kiểm tra dân chủ đợt 1 - Tham gia phong trào... mừng ngày 20/11 - Tiếp tục tham gia hội giảng cấp trường lần 1 - Tham gia thi làm đồ dùng và sử dụng đồ dùng dạy học - Soạn giảng theo PPCT 11 - Dự giờ thăm lớp theo quy định (từ 2 đến 4 tiết) 2010- Thi làm đồ dùng và sử dụng đồ dùng dạy học - Sinh hoạt chuyên môn theo định kỳ - Kiểm tra thường xuyên theo định kỳ, cho điểm đung quy chế - Tham gia lễ kỹ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 - Bồi dưỡng học... giảng cấp trường lần 2 - Dự giờ thăm lớp theo quy định - Sinh hoạt chuyen môn theo định kỳ - Tham gia hội thảo cấp trường về “ Dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng” - Kiểm tra định kỳ Toán 9A, 7B, Lí 7AB - Tiếp tục tham gia hội giảng cấp trường lần 2 - Tham gia tọa đàm kỹ niêm ngày 8/3 - Tham gia các hoạt động chào mừng ngày thành lập đoàn TNCS HCM 26/3 - Kiểm tra dân chủ đợt 2 - Tiếp tục bồi dưỡng học... kém trong hè - Tham gia bồi dưỡng thường xuyên theo lịch của ngành - Nghỉ hè Trên đây là kếhoạch thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của tôi trong năm học 2010-2010 Rất mong được sự giúp đỡ và góp ý của ban giám hiệu, của tổ, của các đồng nghiệp và các đoàn thể trong nhà trường để tôi thực hiện và hoàn thành các chỉ tiêu trên BAN GIÁM HIỆU (duyệt) Minh Hòa, ngày28 tháng 9 năm 2010 Người lập kế hoạch Hoàng . thông”. - - Kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm theo kế hoạch. - - Đăng kí thi đua năm học 2010 - 2011 - - Xây dựng kế hoạch bộ môn và chỉ tiêu chuyên môn. -. NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KẾ HOẠCH BỘ MÔN (Năm học 2010 - 2011) Họ và tên Giáo viên: Hoàng Việt Hồng Chuyên môn: Toán - Lí Lớp dạy: 1. Toán