1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự tham gia của việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô

122 102 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 2,26 MB

Nội dung

Các nghiên cứu về chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô “ Nghiên cứu của Humphrey và Memedovic 2003 “phân tích chuỗi giá trị công nghiệp ô tô toàn cầu để xác định những vấn đề v

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN HỒNG HẠNH

SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ

TOÀN CẦU NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội – 2020

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN HỒNG HẠNH

SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ

TOÀN CẦU NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế

Mã số: 60 31 01 06 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS NGUYỄN ANH THU

Hà Nội – 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của trường Đại học Kinh tế

Người cam đoan

NGUYỄN HỒNG HẠNH

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Luận văn thạc sĩ về đề tài “Sự tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô” đã được thực hiện tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội

Tác giả luận văn bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Hội đồng khoa học, Hội đồng đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế Quốc Tế của Trường cùng các thầy giáo,

cô giáo đã trang bị vốn kiến thức lý luận về khoa học quản lý giúp tác giả nghiên cứu và hoàn thiện đề tài

Đặc biệt, tác giả luận văn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:

PGS.TS Nguyễn Anh Thu, người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ cũng như cho em sự tự tin để em hoàn thành luận văn này

Cơ quan Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam đã động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành chương trình đào tạo và nghiên cứu luận văn thạc sĩ Xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã luôn ở bên động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn

Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu song đề tài cũng không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được sự chỉ dẫn, góp ý của các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện, áp dụng hiệu quả trong thực tiễn

Hà Nội, tháng 21 năm 2020

Tác giả luận văn

Nguyễn Hồng Hạnh

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ 5

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 5

1.1.1 Nội dung tổng quan 5

1.1.2 Khoảng trống nghiên cứu: 15

1.2.“Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị toàn cầu.” 19

1.2.1 Những khái niệm cơ bản về chuỗi giá trị 19

1.2.2 “Phân loại chuỗi giá trị” 21

1.2.3 Các yếu tố cấu thành chuỗi giá trị 21

1.2.4 Đặc điểm chuỗi giá trị toàn cầu: 25

1.2.5 Chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô 26

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô 35 1.4 Kinh nghiệm tham gia của một số quốc gia vào chuỗi giá trị toàn cầu 38

1.4.1 Kinh nghiệm tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô của Thái Lan 38

1.4.2 Kinh nghiệm tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô của Indonesia 42

1.4.3 Kinh nghiệm tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tôcủa Malaysia 44

1.4.4 Bài học kinh nghiệm tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam 48

1.5 Doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô 50 1.5.1.“Thực trạng danh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành

Trang 6

công nghiệp ô tô:” 50

1.5.2 Vị trí trên bản đồ GVC và sự phân phối giá trị gia tăng 51

1.5.3 Vị trí của Việt Nam trong bản đồ chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô 52

1.6 Nguyên nhân Doanh nghiệp Việt Nam tham gia chưa sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô 52

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 54

2.1 Khung logic của vấn đề nghiên cứu 54

2.2 Các phương pháp nghiên cứu 57

2.2.1 Phương pháp tổng hợp 57

2.2.2 Phương pháp phân tích thống kê 58

2.2.3 Phương pháp so sánh 58

2.2.4 Phương pháp kế thừa 58

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ 59

3.1.“Ngành công nghiệp ô tô Thế giới” 59

3.2.“Ngành công nghiệp ô tô trong khu vực Đông Nam Á” 63

3.3 “Thực trạng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam” 64

3.3.1 Doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào ngành công nghiệp phụ trợ 67

3.3.2 Tỷ lệ nội địa hóa của ô tô sản xuất tại Việt Nam 69

3.3.3.“Thực trạng doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô” 71

3.4 Chuỗi giá trị công nghiệp ôtô Việt Nam 75

3.4.1 Phân tích chuỗi giá trị công nghiệp ôtô Việt Nam: 75

3.4.2 Kết quả phân tích chuỗi giá trị công nghiệp ôtô Việt Nam 84

3.5 Những thuận lợi và khó khăn khi Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiêp ôtô 92

Trang 7

3.5.2 Khó Khăn 93

3.5.3 Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp Việt Nam trong ngành công nghiệp ôtô 94

CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CỦA VIỆT NAM THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU NGÀNH CÔNG NGHIỆP ÔTÔ 102

4.1 Một số giải pháp 103

4.2 Một số khuyến nghị” 105

KẾT LUẬN 107

TÀI LIỆU THAM KHẢO 109

Trang 8

DANH i MỤC i TỪ i VIẾT i TẮT

1 ASEAN Association of Southeast

3 EU European Union Liên minh châu Âu

4 FDI Foreign Direct Investments Đầu tư trực tiếp nước

ngoài

5 FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự

do

6 GATT General Agreement on

Tariffs and Trade

Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch

7 GPN Global Production Network Mạng lưới sản xuất toàn

9 GVC Global Value Chains Chuỗi giá trị toàn cầu

10 MNCs Multinational Corporations Các công ty đa quốc gia

11 ODM Original Designed

Manufacturing Sản xuất thiết kế gốc

12 OEM Original Equipment

Manufacturing Sản xuất thiết bị gốc

14 R&D Research and Development Nghiên cứu và phát triển

15 SCT Special consumption tax Thuế tiêu thụ đặc biệt

16 SWOT Strengths, Weaknesses, Op

portunities, Threats

Phân tích thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và những mối

đe dọa

Trang 9

17 TBT Technical Barriers to Trade Rào cản kỹ thuật đối với

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Đặc trưng của chuỗi giá trị do người mua và người sản xuất chi phối

30

Bảng 1.2: Doanh số bán xe ô tô của Thái Lan từ 2012 -2017 39

Bảng 1.3: Doanh số bán hàng xe ô tô của Indonesia từ 2005 – 2017 43

Bảng 1.4: Sản lượng tiêu thụ xekhách và xe thương mại tại MALAYSIA từ năm 1980 tới năm 2018: 45

Bảng 1.5: sản lượng xe khách và xe thương mại được sản xuất và lắp ráp tại MALAYSIA từ năm 1980 - 2018 46

Bảng 3.1: Sản lượng ô tô thế giới được sản xuất hàng năm từ năm 2007-2017: 59

Bảng 3.2: Các tập đoàn có doanh số lớn nhất thế giới năm 2017 60

Bảng 3.3: Xếp hạng các hãng ô tô đứng đầu thế giới về doanh số bán năm 2017 61

Bảng 3.4: Sản lượng và doanh số bán của các nước ASEAN 2014-2017 64

Bảng 3.5: Thị phần xe ô tô bán ra thị trường Việt Nam giai đoạn 2014 – 2017 72

Bảng 3.6: Thị trường cung cấp linh kiện phụ tùng ô tô cho Việt Nam năm 2017 89

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Các liên kết bên trong và bên ngoài doanh nghiệp 22

Hình 1.2: Chuỗi giá trị trong sản xuất ô tô 27

Hình 1.3: Các công đoạn sản xuất ô tô 33

Hình 1.4: Sơ đồ ngành công nghiệp ô tô Thái Lan 40

Hình 3.1: Một số hãng và thương hiệu ô tô trên thế giới 62

Hình 3.2: Sản lượng và doanh số bán của các nước ASEAN, 2007-2017 65

Hình 3.3 Thống kê số lượng xe tiêu thụ hàng năm tại thị trường Việt Nam 2010 – 2017 65

Hình 3.4: Doanh số bán xe một số nước khu vực Đông Nam Á 67

Hình 3.5: Cấu trúc tổ chức Công nghiệp ô tô Việt Nam 68

Hình 3.6: Giá trị nhập khẩu linh kiện ô tô của Việt Nam giai đoạn 2014 – 2017 71

Hình 3.7: Thị phần xe ô tô Việt Nam 2014 -2017 (phân theo loại hình doanh nghiệp) 73 Hình 3.8 Thị phần thị trường ô tô Việt Nam 2017 75

Hình 3 9 Mô hình phân tích chuỗi giá trị công nghiệp ô tô: 76

Hình 3.10: THTT chuỗi giá trị đối với dòng xe dưới 9 chỗ (dòng xe cá nhân) 78

Hình 3.11: Tổng hợp thị trường chuỗi giá trị xe tải nhỏ 81

Hình 3.12: Tổng hợp thị trường chuỗi giá trị dòng xe buýt cỡ nhỏ 82

Hình 3.13: Kim ngạch nhập khẩu linh kiện – phụ tùng ô tô năm 2016 – 2017 89

Hình 3.14: Mối quan hệ giữa các công đoạn sản xuất và giá trị gia tăng 101

Trang 12

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài

Công nghiệp ô tô là ngành đòi hỏi công nghệ cao, là ngành trung tâm của các ngành công nghiệp khác, là ngành rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế -

Xã hội của một quốc gia và có mức sinh lợi cao Trên thế giới các nước lớn đều là những nước có ngành công nghiệp ô tô rất phát triển phục vụ vận tải giao thông trong nước và nâng cao kim ngạch xuất khẩu Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam được ra đời muộn so với nhiều các quốc gia khác trên thế giới nhưng đến nay đã có nhiều Doanh nghiệp sản xuất linh kiện, lắp ráp ô tô trong nước được thành lập theo nhiều hình thức: doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Nhà nước Việt Nam, Chính phủ Việt nam đã khẳng định vai trò chủ chốt của ngành công nghiệp ô tô trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hôi và luôn tạo điều kiện thông qua các chính sách ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô Ngành công nghiệp ô tô sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu di chuyển của người dân và cả nền kinh tế, khi thu nhập của các cá nhân tăng cao, họ có xu hướng ưu tiên sử dụng các sản phẩm hiện đại đi kèm với chất lượng và bảo đảm an toàn Ngành công nghiệp ô tô được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp

đi đầu, kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp khác Công nghiệp ô tô là

“khách hàng” của nhiều ngành công nghiệp có liên quan như: kim loại kim loại cơ khí, điện tử, hóa chất,… Vì vậy, sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp ô tô được xem là nhân tố tác động tích cực thúc đẩy các ngành có liên quan phát triển, tạo động lực xây dựng nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Cùng với xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của tất cả các ngành hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng, mang tính tất yếu, có ý nghĩa với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, khu vực nói riêng, phát triển kinh tế toàn cầu nói chung

Trang 13

Trong nền kinh tế thế giới, ngành công nghiệp ô tô là một trong những ngành hình thành chuỗi giá trị toàn cầu rất lớn Để nâng cao khả năng cạnh tranh rộng khắp, các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia chuyên về sản xuất ô tô đã không ngừng mở rộng mạng lưới sản xuất hàng hoá của mình bằng cách đặt nhà máy sản xuất tại nhiều nước trên thế giới nhằm tối ưu các yếu tố sản xuất tư bản, công nghệ, sức lao động, nguyên vật liệu để tạo thành một hệ thống sản xuất qui mô quốc tế, có khả năng sản xuất một khối lượng lớn Để Việt Nam có vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô, Việt Nam có thể xây dựng được ngành công nghiệp ô

tô với khả năng cạnh tranh và phát triển đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu góp phần giảm nhập siêu trong tương lai, nâng cao năng lực công nghệ ngành chế tạo Vấn đề đặt ra không chỉ có chính phủ mà các doanh nghiệp trong ngành cũng

rất quan tâm Việc nghiên cứu đề tài: “SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ” là hết sức cần

thiết, góp phần phân tích thực trạng tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành ô tô, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng của ngành ô tô Việt Nam và tìm hiểu thực trạng phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

2 Mục tiêu đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu:

Luận văn thông qua việc phân tích đánh giá việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô của một số nước và khu vực trên thế giới, rút ra những bài học và kinh nghiệm chung đối với Việt Nam khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô Trên cơ sở nghiên cứu, luận văn tìm ra những hạn chế và nguyên nhân để có những giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên Luận văn trả lời các nghiên cứu chủ yếu sau:

i) Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam trong thời gian qua như thế nào?

Trang 14

ii) Đánh giá việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam hiện nay như thế nào? Hiện nay ngành Công nghiệp ô tô Việt Nam đang ở đâu trong chuỗi giá trị toàn cầu?

iii) Sự tham tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô của một số nước khác trong khu vực và trên thế giới như thế nào? Những thành công, tồn tại? nguyên nhân\

iv) Việt Nam cần phải làm gì để thúc đẩy khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành Công nghiệp ô tô Việt Nam?

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu của luận văn

Đối tượng nghiên cứu của luận văn sẽ tập trung vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô và ngành công nghiệp ô tô của doanh nghiệp Việt Nam

3.2 Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi về không gian:Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu về Chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô của các nước Thái lan, Indonesia, Malaysia và Việt Nam để có đánh giá nhiều chiều đa dạng và tập trung nghiên cứu một số nước trong khu vực Asean có hoàn cảnh và thực tế tương đồng với Việt Nam, trong đó điển hình là Thái Lan

3.3 Phạm vi về thời gian

Phạm vi thời gian trong giai đoạn từ năm 2007 khi Việt Nam bắt đầu thực hiện lộ trình cắt giảm thuế khi trở thành thành viên của WTO đến năm 2018 khi thuế nhập khẩu giữa các nước ASEAN mặt hàng ô tô và linh kiện được xóa bỏ hoàn

toàn

3.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu của chuyển đề là tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu cơ bản:

Phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích, quy nạp, diễn giải

5 Cấu trúc luận văn

Luận văn được chia thành các phần cụ thể như sau:

Trang 15

Phần mở đầu

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở khoa học về chuỗi giá trị toàn cầu ngành Công nghiệp ô tô

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô

Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng của Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành Công nghiệp ô tô

Phần Kết luận

Trang 16

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Nội dung tổng quan

Ngành công nghiệp ôtô là một trong những ngành công nghiệp đi đầu, kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp khác Công nghiệp ô tô là “khách hàng” của nhiều ngành công nghiệp có liên quan như: kim loạị cơ khí, điện tử, hóa chất,…Vì vậy, sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp ô tô được xem là nhân

tố tác động tích cực thúc đẩy các ngành có liên quan phát triển, tạo động lực xây dựng nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đứng trước thực tế hàng năm nước ta bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để nhập khẩu xe ô tô trong khi xuất khẩu gạo của 70% dân số lao động trong ngành nông nghiệp chỉ thu về được tiền triệu, Việt Nam

đã cố gắng xây dựng một ngành công nghiệp ô tô của riêng mình với mục tiêu sản xuất thay thế nhập khẩu và từng bước tiến tới xuất khẩu Chính phủ Việt Nam đã luôn khẳng định vai trò chủ chốt của ngành công nghiệp ô tô trong sự nghiệp phát triển kinh tế và luôn tạo điều kiện lợi thông qua việc đưa ra các chính sách ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào sản xuất ô tô và phụ tùng Với tính chất quan trọng như vậy, đây là đề tài thu hút sự chú ý của nhiều học giả trong và ngoài nước Tuy nhiên các bài viết trong nước hầu như tập trung vào phân tích sự phát triển toàn ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hoặc ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô hoặc chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô trong nước, chưa

có đề tài đánh giá vai trò của các doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô Trong gian đoạn hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng giữa các quốc gia đặc biệt là các quốc gia trong khu vực đã có nền công nghiệp phụ trợ phát triển tốt, sự cạnh tranh càng lớn, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải có chiến lược cụ thể và rõ ràng để đi đúng nhằm mục đích duy trì sự phát triển của nền công nghiệp ô tô trong nước Thông qua các công trình nghiên cứu,

Trang 17

các bài báo cáo hay qua các tạp chí chuyên ngành, các học giả muốn gửi gắm thông điệp riêng đến chính phủ Việt Nam những đóng góp nhằm phát triển ngành công nghiệp sản xuất ô tô trong nước

1.1.1.1 Các nghiên cứu về chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô

“ Nghiên cứu của Humphrey và Memedovic (2003) “phân tích chuỗi giá trị công nghiệp ô tô toàn cầu để xác định những vấn đề về phát triển trong ngành công nghiệp ô tô bằng cách lập bản đồ những thay đổi trong ngành trên quy mô toàn cầu trong những năm 1990”.“Trong giai đoạn này, hệ thống sản xuất ở quy mô khu vực được thiết lập thông qua quá trình hội nhập khu vực và hình thành các khu vực tự

do thương mại, tạo cơ hội phát triển công nghiệp ô tô ở các nước đang phát triển nhờ sự gắn kết với các trung tâm ô tô thế giới là Châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định tính, thông qua việc mô tả mối quan hệ giữa các nhà lắp ráp và nhà cung cấp, và sự thay đổi của mối quan hệ này trong quá trình hội nhập Nghiên cứu chỉ ra rằng trong những năm 1990, các nhà lắp ráp có xu hướng sử dụng cùng một nhà cung cấp cho các cơ sở sản xuất tại các địa điểm khác nhau vì khả năng cung cấp linh kiện hạn chế tại các nước đang phát triển nơi mà nhà sản xuất ô tô đặt sở sở lắp ráp Đối với các nước phát triển, cơ hội tham gia chuỗi cung ứng phụ tùng linh kiện ô tô chủ yếu tập trung ở cấp 2, tức là trở thành nhà cung cấp cho các nhà cung cấp cấp 1 Báo cáo cũng cho thấy các nước đang phát triển có thể tăng khả năng hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu của các công ty ô tô đa quốc gia bằng cách mở cửa thị trường trong nước của họ Kết luận của báo cáo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển, nâng cao năng lực cho mạng lưới doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các nước đang phát triển chính là một giải pháp để xâm nhập thị trường mới Điểm mạnh của báo cáo là đã lập “bản đồ” tổng thể về ngành công nghiệp ô tô thế giới, tình hình phát triển của các thị trường, đặc biệt là thị trường mới nổi, và xu hướng phát triển chuỗi cung cấp, mối liên kết giữa nhà lắp ráp và các nhà cung cấp trong những năm 1990 Báo cáo cũng đề cập đến việc đầu tư quá mức vào công nghiệp ô tô tại Việt Nam trong giai đoạn đó.Tuy nhiên, xét về phương pháp luận để phân tích chuỗi giá trị thì vì báo cáo tập trung

Trang 18

vào bức tranh tổng thể của ngành công nghiệp ô tô thế giới, mà không đi vào phân tích chi tiết giá trị tạo ra của từng công đoạn trong chuỗi

Nghiên cứu của Schmid and Grosche (2008) về “quản lý chuỗi giá trị toàn

cầu trong ngành công nghiệp ô tô” đã xem xét cách thức quản lý chuỗi cung ứng

toàn cầu của các nhà sản xuấtô tô để tìm hiểu làm thế nào các công ty có thể cạnh tranh quốc tế thông qua việc tổ chức và quản lý chuỗi giá trị phù hợp Nghiên cứu cho thấy các công ty ô tô đã phát huy được điểm mạnh đặc biệt của từng cơ sở sản xuất vì lợi ích chung của toàn bộ công ty và làm thế nào họ có thể lồng ghép các nền kinh tế mới nổi vào các hoạt động của mình để đáp ứng nhu cầu của địa phương đồng thời phát triển các cơ hội thị trường mới Từ một góc nhìn mới, nghiên cứu tìm lời giải cho câu hỏi làm thế nào đạt được sự cân bằng giữa tập trung hóa và phân cấp, xác định chức năng giá trị nào đòi hỏi cách tiếp cận khác biệt trong tổ chức và quản lý của họ Quản lý của mỗi công ty có thể tận dụng các cơ hội như vậy Nền tảng của mọi hoạt động được tạo ra từ việc thiết lập văn hoá doanh nghiệp dựa trên những giá trị và niềm tin được chia sẻ ở mọi cấp độ của tổ chức, tạo ra sự

tự tin cho nhân viên và tạo cơ hội cho họ được thể hiện hết mình Nghiên cứu tập trung vào việc phân tích phương thức quản lý chuỗi, so sánh cách tiếp cận truyền thống so với cách tiếp cận hiện đại về mọi khía cạnh liên quan đến quản trị doanh nghiệp, như về cơ cấu tổ chức, nguồn lực cạnh tranh, phương thức quản lý, văn hoá công ty Nghiên cứu này là nguồn tham khảo hữu ích cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp ô tô, hiểu được cách thức quản lý của các công ty ô

tô đa quốc gia, quan điểm của họ đối với việc hình thành chuỗi giá trị và với các nhà cung cấp ở nước ngoài Do đối tượng nghiên cứu là quản trị doanh nghiệp, quản

lý chuỗi giá trị, nên việc phân tích sâu về giá trị tạo ra của các công đoạn trong chuỗi không được đề cập đến trong nghiên cứu này

“Dự án Mutrap giai đoạn 3” đã có nghiên cứu sâu về chuỗi giá trị ngành, trong đó có công nghiệp ô tô – xe máy” (Wiegel, 2011) Trong nghiên cứu này, tác

giả sử dụng phương pháp định tính, khảo sát doanh nghiệp, thị trường để lập sơ đồ chuỗi giá trị, mối liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất ô tô với nhà cung cấp cấp 1,

2, và 3 Tại thời điểm nghiên cứu được thực hiện, tác giả cho thấy chuỗi cung ứng

Trang 19

của công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn còn kém phát triển, chưa thu hút được nhà cung cấp cấp 1, và do đó cũng không phát triển được mạng lưới nhà cung cấp cấp 2 và 3 trong công nghiệp ô tô

Nghiên cứu của nhóm tác giả Sturgeon, Memedovic, Biesebroeck, và Gereffi (2009)về “quá trình toàn cầu hoá trong ngành công nghiệp ô tô” đã cho thấy

những đặc điểm chính trong chuỗi giá trị công nghiệp ô tô toàn cầu và một vài xu hướng phát triển quan trọng Nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù sản xuất lắp ráp và thị trường ô tô ở các nước đang phát triển tăng trưởng mạnh, nhưng xu thế này vẫn không thể làm giảm vai trò chủ đạo của các nước phát triển trong ngành công nghiệp ô tô Hội nhập vùng là một xu hướng quan trọng tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của ngành, chủ yếu ở quy mô quản lý, còn theo chuỗi giá trị, một số liên kết chuỗi giá trị quy mô toàn cầu cũng như chuỗi giá trị trong nước, và chuỗi cung ứng trong phạm vi một quốc gia vẫn khá phát triển Nghiên cứu cũng nhấn mạnh đến việc chuỗi giá trị toàn cầu, cấp vùng, cấp quốc gia được hình thành và kết nối như thế nào để tạo ra một mô hình hội nhập toàn cầu mang lại lợi ích chung cho toàn ngành công nghiệp Các tác giả đã phân tích chuỗi giá trị toàn cầu của ngành

để giải thích những hạn chế của ngành, vai trò của các nhà cung cấp cấp vùng và cấp toàn cầu, sự dịch chuyển địa điểm sản xuất, và những đặc tính của chuỗi giá trị toàn cầu trong công nghiệp ô tô đã góp phần tạo ra các cơ sở sản xuất cấp vùng và

sự gắn kết chặt chẽ trong mạng lưới nhà cung cấp

Nghiên cứu của nhóm tác giả Biswajit Nag, Saikat Banerjee and Rittwik Chatterjee là giáo sư, phó giáo sư, nghiên cứu sinh tại Học viện Ngoại Thương Ấn

Độ (Indian Institute of Foreign Trade - IIFT)“Changing Features of the Automobile Industry in Asia: Comparison of Production, Trade and Market Structure in Selected Countries” năm 2007 đã chỉ ra những đặc trưng của nền công nghiệp ô tô

tại các nước châu Á trong đó bao gồm các nước thuộc khu vực Đông Á như Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan qua việc so sánh cấu trúc sản phẩm, thương mại và thị trường của các quốc gia trên Nghiên cứu đã đưa ra những khác biệt cụ thể của nền công nghiệp ô tô mỗi quốc gia, bước đầu đưa ra những thông tin cho thấy về chuỗi giá trị toàn cầu ngàng công nghiệp ô tô của các quốc gia trong khu vực, tuy nhiên

Trang 20

còn chưa cụ thể và chi tiết, hơn nữa nghiên cứu còn chưa đề cập tới Việt Nam bởi giai đoạn trong báo cáo nghiên cứu trên, nền công nghiệp ô tô Việt Nam chưa thực

sự phát triển, doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô trong khu vực

Hội thảo được tổ chức bởi IA (Economic Research Institute for ASEAN and East Asia)vào tháng 3 năm 2015 có bài viết “The CLMV Automobile and Auto Parts Industry” của tác giả Hideo KOBAYASHI và Yingshan JIN thuộc Research

Institute Auto Parts Industry, Đại Học Waseda có những phân tích quan trọng về nền công nghiệp của các quốc gia thuộc nhóm CLMV bao gồm Cambodia, Lào, Myanmar, Việt Nam làm sao để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành sản xuất

ô tô trong khu vực, trong đó có những khuyến nghị đáng chú ý được đề ra để các doanh nghiệp thuộc các nước nhóm CLMV (Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam) trở thành các nhà cung cấp cho các nước như Thái Lan, Hàn Quốc – các nước có nền công nghiệp hỗ trợ phát triển Tuy nhiên bài viết tập trung chủ yếu vào lý thuyết, thiếu số liệu dẫn chứng cụ thể do đó luận văn có thể dựa vào các luận điểm trong bài viết trên để triển khai các nghiên cứu dựa trên số liệu cụ thể hơn để tập trung đánh giá vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong mạng lưới sản xuất ô tô khu vực Đông Á

Bài viết“The automobile industry of Southeast Asia: Malaysia and Thailand”của Peter Wad (Department of Intercultural Communication and Management, Copenhagen Business School, Đan Mạch) đăng trên Journal of the Asia Pacific Economy năm 2009khái quát về ngành công nghiệp ô tô của Thái Lan

và Malaysia, đồng thời so sánh với các nước khác thuộc khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Philippines, Việt Nam dựa trên các số liệu về xuất khẩu nhập các loại ô

tô và linh kiện, số liệu về quy mô thị trường tiêu dùng sản phẩm đồng thời cũng thống kê một cách hệ thống các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp ô

tô mỗi nước, Thái Lan và Malaysia Tuy nhiên, bài viết chưa đánh giá một cách cụ thể vai trò của mỗi nước trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp sản xuất ô

tô khu vực Đông Á, mặc dù vậy bài viết cũng đã cung cấp những thông tin, số liệu quan trọng cho nghiên cứu của luận văn

Trang 21

1.1.1.2 Các nghiên cứu về ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Báo cáo của Kenichi Ohno “Industrial Policy Formulation in Thailand, Malaysia and Japan: Lessons for Vietnamese Policy Makers”trong khuôn khổ dự án

hợp tác nghiên cứu giữa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội và Viện nghiên cứu chính sách (National Graduate Institute for Policy Studies - GRIPS) ở Tokyo năm 2006 đã đánh giá thực trạng nền công nghiệp ô tô Việt Nam nói chung trước thềm hội nhập WTO, đồng thời đánh giá ảnh hưởng của các chính sách ưu đãi nền công nghiệp ô tô của Việt Nam trong giai đoạn bắt đầu thực hiện quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô theo Quyết định số 177/2004/QĐ-TTg ngày 05/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 Báo cáo đã đánh giá sâu sắc các chính sách ưu đãi nền công nghiệp ô tô của Việt Nam, bao gồm

cả những tác động tích cực và tiêu cực đồng thời đưa ra các khuyến nghị về mặt chính sách nhằm phát triển nền công nghiệp ô tô dựa trên nền tảng hoàn thiện chính sách, phát triển nền công nghiệp phụ trợ, phát triển và mở rộng thị trường tiêu dùng nội địa Bài viết đã sớm dự báo thất bại trong việc sản xuất ô tô theo khung tỉ lệ nội địa hóa mà Quy hoạch của Chính Phủ năm 2004 đề ra đối với bộ linh kiện trong điều kiện nền công nghiệp phụ trợ, kỹ thuật, cơ khí còn chưa thể đáp ứng, chỉ ra vấn

đề cốt lõi chính là việc chọn chưa đúng hướng đi, xuất phát từ mục tiêu tiến tới phải sản xuất toàn bộ phụ tùng, linh kiện ô tô ngay tại Việt Nam Trong khi công nghiệp

ô tô trong bối cảnh hiện nay đã trở thành ngành công nghiệp toàn cầu và những nhà sản xuất chỉ nắm những công nghệ cơ bản, còn việc sản xuất có thể thực hiện ở bất

cứ đâu họ cảm thấy có lợi nhất Vì vậy, báo cáo đã đưa khuyến nghị về việc doanh nghiệp Việt Nam nên tham gia “sản xuất tích hợp” nhấn mạnh Việt Nam cần có chiến lược lựa chọn để sản xuất trọng tâm một số linh kiện có thế mạnh, đảm bảo yêu cầu chất lượng và có giá thành cạnh tranh để có thể sản xuất quy mô lớn, xuất khẩu sang các quốc gia khác, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành sản xuất ô tô trên thế giới nói chung, trong khu vực Đông Á nói riêng, đặc biệt là với Nhật Bản Tuy nhiên bài viết tập trung nhiều hơn vào đánh giá về các chính sách phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam, dựa trên các khảo sát thực tế từ các quốc gia trong khu

Trang 22

vực như Thái Lan, Malaysia, Nhật Bản để đưa ra các khuyến nghị phù hợp đối với Việt Nam Do vậy báo cáo chưa đánh giá, so sánh cụ thể vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành sản xuất ô tô Đông Nam Á

KenichiOhno và Mai Thế Cường “The Automobile Industry in Vietnam, Remaining Issues in Implementing the Master Plan” (Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, những việc cần làm để triển khai thực hiện quy hoạch ngành), diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF) 2004, bài viết đánh giá sâu sắc về ngành công nghiệp ô tô

Việt Nam, đặt ra một số vấn đề cần được xem xét trong việc thực hiện và điều chỉnh quy hoạch tổng thể ngành trong tương lai Cùng với những chia sẻ kinh nghiệm hữu ích, tác giả đưa ra những khuyến nghị chính sách nhằm phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.Tuy nhiên, sự thiếu phối hợp đồng bộ giữa các chính sách ở Việt Nam là nguyên nhân khiến các khuyến nghị của Kenichi Ohno chưa có ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu của tác giả Timothy J Sturgeon với “The automotive industry in Vietnam: prospects for development in a globalizing economy” (Ngành công nghiệp

ô tô ở Việt Nam: triển vọng phát triển trong nền kinh tế toàn cầu), Viện Công nghệ

Massachusetts của Mỹ (1998), là bài nghiên cứu khá toàn diện và sâu sắc, cung cấp một cái nhìn tổng quan ngắn gọn về tình trạng của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vào giai đoạn hình thành ban đầu khi nền công nghiệp cơ khí, công nghiệp phụ trợ còn yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật đối với các linh kiện có hàm lượng công nghệ cao, cùng với đó là chi phí lắp ráp cũng cao khi chưa có dây chuyền lắp ráp đồng bộ, thiếu cơ sở hạ tầng Đồng thời thảo luận về những xu hướng vĩ mô trong ngành công nghiệp ô tô thế giới và chính sách hiện tại mà Việt Nam đang áp dụng, từ đó đưa ra các khuyến nghị rất hợp lý và có ý nghĩa ngay tại thời điểm này như: phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng một cơ chế chính sách

ổn định và minh bạch, đặc biệt là cần thiết nên thiết lập chuỗi cung ứng và tăng cường hợp tác quốc tế Bài nghiên cứu đã đề ra khuyến nghị quan trọng ngay từ giai đoạn đầu tiên hình thành nền công nghiệp ô tô Việt Nam, tuy nhiên với sự bảo hộ của các chính sách nhà nước, nền công nghiệp ô tô Việt Nam chưa tập trung đi theo hướng trở thành một phần của chuỗi sản xuất, cung ứng linh kiện, vật liệu phụ trợ

Trang 23

trong khu vực cũng như toàn cầu Chiến lược phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam giai đoạn 2025, tầm nhìn 2035 đã đánh giá vai trò quan trọng trong việc đưa công nghiệp ô tô Việt Nam trở thành một phần của chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp sản xuất ô tô trong khu vực và thế giới đã chứng tỏ những khuyến nghị trước đây của ông Timothy J Sturgeon thực sự có giá trị thực tiễn cao Tuy nhiên, do được viết vào năm 1998 nên bài nghiên cứu đã không lường trước được các thay đổi chính sách cũng như vấn đề phát sinh đối với ngành công nghiệp ô tô đến nay đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế

Bài viết của Takayasu “Developing the Vietnamese Automobile Industry”(1998), Viện nghiên cứu Sakura, Nhật Bản thảo luận về phương pháp tiếp cận với sự phát triển của một ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam trên cơ sở phân tích về tình hình trong nước và quốc tế xung quanh ngành công nghiệp ô tô Tác giả

đưa ra một loạt các vấn đề khó khăn đang phải đối mặt của ngành và nêu rõ 3 yếu tố khi xây dựng và triển khai thực hiện một chính sách phát triển ngành công nghiệp ô

tô phải đặc biệt chú trọng Đó là, thứ nhất chính phủ Việt Nam nên duy trì mối quan

hệ tốt với các công ty nước ngoài để có thể tận dụng tối đa các nguồn lực kinh doanh của họ; thứ hai, mỗi công cụ chính sách có thể sẽ được sử dụng để thu hút các nhà sản xuất phụ tùng nước ngoài và thúc đẩy các nhà sản xuất các bộ phận địa phương; thứ ba, chính phủ nên nhắm đến chính sách của mình đối với việc sản xuất các loại xe có tỷ lệ nội địa hóa cao Bài viết chỉ dừng lại ở mặt lý thuyết, chưa có số liệu thống kê minh họa chi tiết.Các lý lẽ nhận xét hoàn toàn trên quan điểm cá nhân

Do đó tính thuyết phục của nó chưa cao

Bài viết “Cơ hội phát triển cho công nghiệp phụ trợ ôtô Việt Nam” của tác giả Khương Quang Đồng (theo tiasang.com.vn): Bài viết nói về thực trạng ngành

công nghiệp phụ trợ ôtô Việt Nam sau 20 năm hoạt động, số doanh nghiệp sản xuất linh kiện không phát triển, tỷ lệ nội địa hoá chỉ đạt tới 5 – 10% và giới hạn vào các linh kiện kỹ thuật thô sơ như ắc quy, dây điện, các chi tiết nhựa đơn giản và bài viết nêu ra kế hoạch phát triển công nghiệp phụ trợ ôtô theo đề án của Bộ công thương được chia làm hai giai đoạn:

Trang 24

Giai đoạn đến 2015: Chủ yếu Nhà Nước đầu tư vào các cơ sơ khoa học kỹ thuật có công nghệ, thiết bị hiện đại như khuôn mẫu, đúc gang thép quy mô lớn, cơ khí chuyên sâu gia công áp lực, gia công cơ khí có các dây chuyền công nghệ và đầu tư phát triển các cơ sở hiện có về sản xuất vật liệu kim loại, phi kim loại dùng cho sản xuất linh kiện, phụ tùng ôtô và các công nghệ nhiệt luyện

Giai đoạn: 2016-2020: Tăng cường nghiên cứu, thiết kế và hợp tác với nước ngoài để đến năm 2020 có thể sản xuất được các chi tiết, linh kiện quan trọng như:

bộ phận truyền động, hộp số, lắp ráp một số loại động cơ cho dòng xe chủ lực và xe tải nhẹ Khuyến khích phát triển mạnh các nhà sản xuất cấp 2, cấp 3 trong hệ thống cung ứng linh kiện, phụ tùng Hình thành mạng lưới công nghiệp vật liệu theo định hướng cho công nghiệp hỗ trợ ô tô, từng bước giảm dần việc nhập khẩu nguyên liệu ban đầu

Kế hoạch này đã giải đáp được một vấn đề cơ bản của công nghiệp ôtô Việt Nam là chưa có trình độ cao về các công nghệ cơ bản như khuôn mẫu, ép nhựa, đúc gang thép, dập, nhiệt luyện,… và còn thiếu các nguyên vật liệu chất lượng cao Nhưng kế hoạch này chỉ thiết kế “phần cứng” nhưng chưa thiết kế “phần mềm” nghĩa là kế hoạch sử dụng những công nghệ này: sản xuất gì? cho thị trường nào?

và ai đầu tư? … Xây dựng một kế hoạch trên những vấn đề này cần phải có sự hợp tác giữa Nhà Nước với các giới ngành nghề và các doanh nhân có khả năng đầu tư Luận văn thạc sĩ Kinh tế “Chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam” tại đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội (2015) đã khái quát về thực trạng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hiện nay, từ đó tập trung nghiên cứu và phân tích các chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô trong giai đoạn mới Do luận văn tập trung phân tích về mặt chính sách nên mang tính lý thuyết, mặc dù đề tài có đề cập tới việc phát triển ngành công nghiệp phụ trợ để xuất khẩu và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp sản xuất ô tô của khu vực cũng như toàn cầu, nhưng chưa đi sâu vào phân tích vị thế của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu

Luận văn thạc sĩ Kinh tế “Doanh nghiệp Việt Nam trong mạng lưới sản xuất

ô tô khu vực Đông Nam Á” tại đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội (2016) đã khái quát

Trang 25

về thực trạng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong mạng lưới sản xuất ô tô khu vực Đông Á Nghiên cứu về chính sách nội địa hóa trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam nhưng chưa đi sâu vào phân tích vị thế của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành ô tô

Nghiên cứu về chính sách nội địa hóa trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam:

Bài nghiên cứu của T.S Nguyễn Bích Thủy “Industrial policy as determinant localization: the case of Vietnamese automobile industry” (2008), đại học Waseda Nhật Bản, cung cấp các số liệu điều tra thực tế về thực trạng nội địa hóa của các hãng xe tại Việt Nam thông qua khảo sát với bảng câu hỏi phân phối cho các hãng

xe thuộc hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam VAMA Nghiên cứu này tập trung vào các mối quan hệ giữa chính sách công nghiệp và nội địa hóa để tìm ra những quy định khác nhau có tác dụng tốt trên nội địa hóa Nghiên cứu cũng phát hiện ra tình trạng thực tế của nội địa hóa các sản phẩm ô tô, nguyên nhân của sự trì trệ trong nội địa hóa các sản phẩm xe và vai trò của chính sách hiện hành trong nội địa hóa Cuối cùng bài viết đi đến kết luận rằng chính sách của chính phủ, thị trường và công nghiệp hỗ trợ là ba yếu tố quyết định đến thành công của chính sách nội địa hóa Do vậy, chỉ khi tác động vào 3 yếu tố này mới phá vỡ được sự yếu kém trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam Tuy nhiên, trong phạm vi nhằm cung cấp các số liệu sơ cấp về tỷ lệ nội địa hóa và tìm kiếm nhân tố tác động mạnh nhất, bài viết chưa đưa ra các công cụ chính sách cụ thể

Các nghiên cứu về ngành công nghiệp hỗ trợ:

Bài viết “Ảnh hưởng của các chính sách tới sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam” của Nhâm Phong Tuân và Trần Đức Hiệp đăng trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, tập 30, số 4 (2014) tập trung phân tích sự ảnh hưởng của các chính sách tới phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ô

tô của Việt Nam trong những năm qua, như nhóm chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, nhóm chính sách phát triển các doanh nghiệp mới, nhóm chính sách khu, cụm công nghiệp, nhóm chính sách hỗ trợ tài chính và thuế Kết quả phân tích chỉ ra rằng ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô đã có những bước phát triển đáng ghi nhận,

Trang 26

song chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của toàn ngành công nghiệp ô tô.Từ

đó, bài viết đề xuất một số giải pháp thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển

hơn nữa trong thời gian tới Tuy nhiên, bài viết chưa đánh giá vai trò cũng như xác

định vị trí của ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu

ngành công nghiệp sản xuất ô tô trong khu vực Đông Á nói chung cũng như các

nước trong cộng đồng ASEAN nói riêng

Bài viết “Phát triển ngành công nghiệp ô tô - Cần giải pháp đồng bộ” – Theo

Quỳnh Nga/baocongthuong.com.vn Bài viết đưa ra giải pháp vực dậy ngành công

nghiệp ô tô, việc triển khai đánh giá một cách toàn diện về thực trạng sẵn sàng tham

gia vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của ngành sản xuất ô tô Trên cơ sở đó, rà

soát, xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp ô tô thật tốt; Nghiên cứu, thiết kế

chiến lược bám sát với chuỗi giá trị sản xuất ngành ô tô trong bối cảnh cuộc cách

mạng công nghiệp 4.0

Đồng thời, tái cơ cấu trên cơ sở dự báo và xác định lại chuỗi giá trị ngành

sản xuất ô tô; Ưu tiên phát triển những khâu mà chúng ta có lợi thế; thúc đẩy mạnh

các ngành công nghiệp hỗ trợ…

Tổng quan các nghiên cứu trên đây cho thấy công nghiệp ô tô và chuỗi giá trị

công nghiệp ô tô là chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu

Bởi công nghiệp ô tô có cấu trúc phức tạp nên việc nghiên cứu chuỗi giá trị

chủ yếu sử dụng phương pháp định tính, xem xét mối quan hệ giữa nhà lắp ráp và

nhàcung cấp Phương pháp định lượng được tổng quan trong bài này chủ yếu tập

trung vào việc kiểm định giả định của tác giả về vị trí của doanh nghiệp trong chuỗi

có ảnh hưởng thế nào đến hoạt động phát triển sản phẩm, chứ không phải là đo

lường giá trị tạo ra trong từng công đoạn của chuỗi

1.1.2 Khoảng trống nghiên cứu:

Tuy nhiên, các bài viết chưa đánh giá vai trò cũng như xác định vị trí

của ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành sản xuất

ô tô.Các nghiên trên cứu tập trung vào việc phân tích phương thức quản lý chuỗi, so

sánh cách tiếp cận truyền thống so với cách tiếp cận hiện đại về mọi khía cạnh liên

quan đến quản trị doanh nghiệp, như về cơ cấu tổ chức, nguồn lực cạnh tranh,

Comment [NT1]:

Trang 27

phương thức quản lý, văn hoá công ty Những nghiên cứu này là nguồn tham khảo hữu ích cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp ô tô, hiểu được cách thức quản lý của các công ty ô tô đa quốc gia, quan điểm của họ đối với việc hình thành chuỗi giá trị và với các nhà cung cấp ở nước ngoài

- Các bài viết chưa đánh giá vai trò cũng như xác định vị trí của ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp sản xuất ô tô trong khu vực Đông Á nói chung cũng như các nước trong cộng đồng ASEAN nói riêng và chưa phân tích sâu về giá trị tạo ra của các công đoạn trong chuỗi giá trị toàn cầu

- Các nghiên cứu đề cập đến việc đầu tư quá mức vào công nghiệp ô tô tại Việt Nam trong nhiều giai đoạn Tuy nhiên, xét về phương pháp luận để phân tích chuỗi giá trị thì vì báo cáo tập trung vào bức tranh tổng thể của ngành công nghiệp ô tô thế giới,

mà không đi vào phân tích chi tiết giá trị tạo ra của từng công đoạn trong chuỗi Nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù sản xuất lắp ráp và thị trường ô tô ở các nước đang phát triển tăng trưởng mạnh, nhưng xu thế này vẫn không thể làm giảm vai trò chủ đạo của các nước phát triển trong ngành công nghiệp ô tô Hội nhập vùng là một xu hướng quan trọng tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của ngành, chủ yếu ở quy mô quản lý, còn theo chuỗi giá trị, một số liên kết chuỗi giá trị quy mô toàn cầu cũng như chuỗi giá trị trong nước, và chuỗi cung ứng trong phạm vi một quốc gia vẫn khá phát triển Nghiên cứu cũng nhấn mạnh đến việc chuỗi giá trị toàn cầu, cấp vùng, cấp quốc gia được hình thành và kết nối như thế nào để tạo ra một mô hình hội nhập toàn cầu mang lại lợi ích chung cho toàn ngành công nghiệp

Các tác giả đã phân tích chuỗi giá trị toàn cầu của ngành để giải thích những hạn chế của ngành, vai trò của các nhà cung cấp cấp vùng và cấp toàn cầu, sự dịch chuyển địa điểm sản xuất, và những đặc tính của chuỗi giá trị toàn cầu trong công nghiệp ô tô đã góp phần tạo ra các cơ sở sản xuất cấp vùng và sự gắn kết chặt chẽ trong mạng lưới nhà cung cấp Để phân tích chuỗi giá trị toàn cầu, các tác giả chia chuỗi giá trị ngành công nghiêp ô tô gồm hai đoạn, mỗi đoạn tương ứng với một chủ thể gồm: nhà lắp ráp và nhà cung cấp Nghiên cứu tập trung vào các hoạt động thiết kế và sản xuất lắp ráp mà không phân tích các hoạt động khác trong toàn bộ

Trang 28

chuỗi như bán lẻ và dịch vụ sau bán hàng Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trước đây hầu hết các nhà lắp ráp đều tự sản xuất phụ tùng, linh kiện, và cung cấp phụ tùng linh kiện do mình sản xuất cho các cơ sở sản xuất tại nước ngoài thì ngày nay, các nhà lắp ráp có xu hướng chuyên môn hoá sâu hơn, mua ngoài hầu hết các phụ tùng linh kiện, kể cả các linh phụ kiện quan trọng, và xu hướng này tăng cường vai trò của các nhà cung cấp cấp 1, trở thành các doanh nghiệp chuyên sản xuất phụ tùng linh kiện ô tô quy mô lớn, cung cấp cho toàn cầu

Để tìm hiểu về vị trí của các nhà cung cấp trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp ô tô, Corswant, Wynstra và Wetzels (2003) đã phát triển và kiểm định mô hình đánh giá vị trí của nhà cung cấp trong chuỗi giá trị, chiến lược đổi mới của nhà cung cấp và cam kết phát triển của khách hàng có tác động như thế nào đối với hoạt động phát triển sản phẩm của nhà cung cấp Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng bình phương tối thiểu từng phần (PLS) để phân tích kết quả khảo sát 161 nhà cung cấp phụ tùng linh liện ô tô, kiểm định các giả định đã đưa ra Kết quả kiểm định cho thấy, vị trí của nhà cung cấp trong chuỗi giá trị và trọng tâm chiến lược của nhà cung cấp được đặt vào hoạt động đổi mới không chỉ có tác động trực tiếp đến hoạt động phát triển sản phẩm mà còn xảy ra tác động ngược lại Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy cam kết phát triển của khách hàng không có tác động rõ rệt đến hoạt động phát triển sản phẩm của nhà cung cấp, nhưng mối quan hệ này lại bị ảnh hưởng gián tiếp từ chiến lược đổi mới của nhà cung cấp Nghiên cứu này giúp các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị hiểu được vị trí của mình có vai trò và tác động như thế nào đến hoạt động phát triển sản phẩm, và đồng thời giúp các doanh nghiệp mua hàng xác định hướng tiếp cận đối với từng loại hình nhà cung cấp, tác động đến hoạt động phát triển sản phẩm của nhà cung cấp Sturgeon và Biesebroeck (2010) khi nghiên cứu về chuỗi giá trị ngành công nghiệp ô tô tại các nước đang phát triển (Trung Quốc, Mexico, và Ấn Độ) đã chỉ ra một số đặc điểm cơ bản của chuỗi tại các nước này Thứ nhất, việc xuất khẩu xe nguyên chiếc từ các nước này sang các nước phát triển đã bị hạn chế chủ yếu liên quan đến vấn đề về chính trị; thứ hai, cấu trúc sản phẩm có tính tích hợp tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa nhà lắp ráp với các nhà cung cấp cấp 1, trong đó vai trò của nhà cung cấp cấp 1

Trang 29

ngày càng trở nên quan trọng; và thứ ba, như là hệ quả của hai đặc điểm trên, chuỗi giá trị ngành công nghiệp ô tô thường được hình thành trên phạm vi khu vực hơn là trên phạm vi toàn cầu Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra kinh nghiệm thành công của các nhà cung cấp tại các nước đang phát triển, đó là phải thoả mãn được ba điều kiện Thứ nhất, đạt được tiêu chuẩn chất lượng toàn cầu, đây là điều kiện tiên quyết

để có thể tham gia chuỗi cung ứng cạnh tranh trên quy mô toàn cầu; thứ hai là nâng cao năng suất cùng tốc độ tiến bộ của công nghệ để có thể cắt giảm được chi phí; và thứ ba, nhà cung cấp phải có năng lực thiết kế, là một yêu cầu cần thiết để dần dần

có thể độc lập, tự chủ hơn Để đạt được hai điều kiện đầu, doanh nghiệp phải tham gia được vào chuỗi giá trị của các doanh nghiệp nước ngoài, đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn của họ; để đạt được điều kiện thứ ba, doanh nghiệp cần phối hợp với các nhà sản xuất lắp ráp trong nước, bởi họ thường có xu hướng tạo cơ hội lớn hơn cho các nhà cung cấp trong nước Kết quả nghiên cứu này thực sự hữu ích cho các nước đang phát triển muốn phát triển ngành công nghiệp ô tô, khẳng định tầm quan trọng của việc thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển mạng lưới nhà cung cấp trong nước cho các doanh nghiệp lắp ráp nước ngoài như là một giải pháp để nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp trong nước, đạt được chất lượng quốc tế, và nâng cao được năng suất, hiệu quả sản xuất Tại Việt Nam, mặc dù các doanh nghiệp ô tô

đa quốc gia đã có mặt tại Việt Nam trên 20 năm nay, nhưng các doanh nghiệp cũng chưa phát triển được chuỗi cung ứng lớn mạnh, chủ yếu do quy mô thị trường còn nhỏ Chính vì vậy, các nghiên cứu về chuỗi cung ứng/chuỗi giá trị trong công nghiệp ô tô còn khá hạn chế Dự án Mutrap giai đoạn 3 đã có nghiên cứu sâu về chuỗi giá trị ngành, trong đó có công nghiệp ô tô – xe máy (Wiegel, 2011) Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp định tính, khảo sát doanh nghiệp, thị trường để lập sơ đồ chuỗi giá trị, mối liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất ô tô với nhà cung cấp cấp 1, 2, và 3 Tại thời điểm nghiên cứu được thực hiện, tác giả cho thấy chuỗi cung ứng của công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn còn kém phát triển, chưa thu hút được nhà cung cấp cấp 1, và do đó cũng không phát triển được mạng lưới nhà cung cấp cấp 2 và 3 trong công nghiệp ô tô Tổng quan các nghiên cứu trên đây cho thấy công nghiệp ô tô và chuỗi giá trị công nghiệp ô tô là chủ đề thu hút sự

Trang 30

quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Bởi công nghiệp ô tô có cấu trúc phức tạp nên việc nghiên cứu chuỗi giá trị chủ yếu sử dụng phương pháp định tính, xem xét mối quan hệ giữa nhà lắp ráp và nhà cung cấp Phương pháp định lượng được tổng quan trong bài này chủ yếu tập trung vào việc kiểm định giả định của tác giả về vị trí của doanh nghiệp trong chuỗi có ảnh hưởng thế nào đến hoạt động phát triển sản phẩm, chứ không phải là đo lường giá trị tạo ra trong từng công đoạn của chuỗi

1.2 “ Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị toàn cầu ”

1.2.1 Những khái niệm cơ bản về chuỗi giá trị

Mỗi sản phẩm trước khi đưa ra thị trường là sự kết tinh của các hoạt động làm gia tăng giá trị Các công đoạn của quá trình cung cấp nguyên liệu, sản xuất, chế biến, phân phối đều giúp cho giá trị của sản phẩm tăng thêm giá trị Hiện nay

có nhiều nhà kinh tế đã chọn cách nghiên cứu toàn bộ qui trình sản xuất kinh doanh một cách toàn diện trên phương diện toàn cầu Họ đã xác định đế xây dựng chiến lược cho ngành, cho doanh nghiệp và quốc gia trong nền kinh tế quốc tế, cần nghiên cứu một cách có hệ thống các giá trị gia tăng của sản phẩm quốc tế, nói cách khác là nghiên cứu theo chuỗi giá trị Sau đây là một số quan điếm tiêu biểu về chuỗi giá trị

Quan điểm quản trị kinh doanh cho rằng: "Chuỗi giá trị là một trong những phương pháp hiện đại giúp đánh giá tính hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các công đoạn."

Theo ông Bruce Kogut, giáo sư trường Wharton School of Business, đại học Pennysylvania - một trong những người đầu tiên nghiên cứu và đưa ra khái niệm chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu thì "Chuỗi giá trị gia tăng/tăng thêm (valueadded chain) là quá trình mà theo đó công nghệ kết hợp với lao động, nguyên vật liệu đầu vào, qua quá trình chế biến chúng được lắp ráp, tung ra thị trường và phân phối" Ông cho rằng chuỗi giá trị là một nhân tố quan trọng trong mô hình phân tích cạnh tranh mới và nghiên cứu chuỗi giá trị là một điều cần thiết vì "Đề xuất đưa ra được một chiến lược kinh doanh xét về mặt lợi nhuận có thể được xem là đánh cược vào một thị trường nhất định và vào một sô liên két nhất định trong chuỗi giá trị gia tăng, Thách thức trong việc thiết lập một chiến lược liên kết nào và những nhân tố nào là lợi thế của doanh nghiệp, từ đó quyết định chuỗi giá trị nên phân chia như thế

Trang 31

nào?" Và trong một nghiên cứu sau đó ông đã ứng dụng khái niệm chuỗi giá trị gia

tăng để thiết lập chiến lược kinh doanh quốc tế chủ yếu dựa trên sự tác động lẫn

nhau giữa lợi thế so sánh của quốc gia và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Ngày nay cùng với trào lưu toàn cầu hóa nền kinh tế thê giới thì doanh

nghiệp nào có thể thống lĩnh toàn bộ chuỗi giá trị.Mỗi doanh nghiệp cần dựa vào

thế mạnh của mình để tham gia vào chuỗi giá trị bằng cách chuyên môn hóa từng

giai đoạn.M.Porter, nhà nghiên cứu người Mỹ đã đưa ra phương pháp tiếp cận chuỗi

giá trị của dựa trên quan điếm về lợi thế cạnh tranh mà ở đó các hoạt động logistics

có vai trò đặc biệt quan trọng Lý thuyết này giúp phân biệt một cách rõ ràng các

giai đoạn khác nhau của quá trình cung cấp hàng hóa của doanh nghiệp: như

logistics nội bộ, chế biến, logistics bên ngoài, marketing và dịch vụ hậu mãi

Nguyên liệu đầu vào trải qua quá trình chế biến theo qui trình sản xuất của doanh

nghiệp sẽ cho ra đời những sản phẩm và cung cấp đến người tiêu dùng

Các nhà kinh tế chính trị học Pháp lại có quan điếm hơi khác về chuỗi giá trị

Filiere " nghĩa gốc theo tiếng Pháp là "dòng, mạch": thuật ngữ này được các nhà

kinh tế chính trị học Pháp dùng để miêu tả dòng vận chuyển của các đầu vào vật

chất và dịch vụ để sản xuất ra sản phẩm hay dịch vụ cuối cùng, xét về bản chất cũng

không khác so với các mô hình đã nhắc đến ờ trên Các học giả Pháp đã phân tích

quá trình gia tăng giá trị sản phẩm trong ngành công nghiệp Mỹ nhằm phân tích quá

trình hội nhập theo chiều dọc và sản xuất hợp đồng trong ngành nông nghiệp Pháp

những năm 60 của thế kỷ XX Những phân tích ban đầu đã nhấn mạnh tác động lên

nền kinh tế nội địa của quan hệ đầu vào-đầu ra giữa các doanh nghiệp và tập trung

phân tích vào hiệu quả thu được từ lợi thế kinh tế nhờ quy mô, chi phí vận tải và các

chi phí giao dịchkhác Tuy nhiên, các nhà kinh tế học Pháp chỉ xem xét chuỗi ở

trạng thái tĩnh và phản ánh mối quan hệ tại một thời điểm nhất định nên không thể

sử dụng để phân tích nền kinh tế toàn cầu hóa hiện nay Do đó nó chỉ đước ứng

dụng trong chuỗi giá trị nội địa và dừng lại ờ phạm vi biên giới một quốc gia

Xuất phát từ thực tiễn tình hình nghiên cứu và tính cấp thiết của vấn đề với

kiển thức chuyên ngành Kinh tế quốc tế, Luận văn mạnh dạn tiếp cận và tiến hành

nghiên cứu đề tài về Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành ô tô, từ đó đưa ra

Comment [NT2]: Vậ y em sử dụ ng khái nhiệ m

nà o, cầ n chố t lạ i

Trang 32

một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng của ngành ô tô Việt Nam và tìm hiểu thực trạng phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

1.2.2 “ Phân loại chuỗi giá trị ”

“Raphael Kaplinsky và Mike Morris là những học giả có nhiều công trình nghiên cứu thành công về chuỗi giá trị Theo hai ông, có hai loại chuỗi giá trị”

1.2.2.1 Chuỗi giá trị giản đơn:

Trong cuốn "Handbook for value chain", Raphael Kaplinsky và Mike Morris (2002), cho rằng: "Chuỗi giá trị bao gồm các hoạt động cần thiết để đưa sản phẩm dịch vụ từ ý tưởng, thông qua khâu chế biến (bao gồm sự kết hợp các hoạt động chế biến vật lý với các dịch vụ cung ứng nguyên liệu cho hoạt động sản xuất), cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng và cuối cùng là hoạt động tái chế”

Quan điếm về chuỗi giá trị của hai tác giả trên nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động thiết kế, chế biến sản phẩm thậm chí hoại động tái chế cũng được coi

là một khâu quan trọng trong chuỗi giúp gia tăng giá trị cho doanh nghiệp

Theo quan điểm phát triển bền vững thì sự phát triển kinh tế của một quốc gia phải gắn liền với hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển phải bảo tồn những lợi ích cho thế hệ mai sau.Khi các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng trờ nên hạn hẹp thì việc ứng dụng các công nghệ xử lý và tái chế sản phẩm cũ, phục vụ cho hoạt động gia tăng giá trị trong sản xuất cũng là mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp

Tóm lại, chuỗi giá trị bao gồm toàn bộ các hoạt động cần thiết để đưa một sản phẩm từ nhận thức, quan niệm tới tay người tiêu dùng cuối cùng và xa hơn Chuỗi này bao gồm các công việc như thiết kế, sản xuất, marketing, phân phối và dịch vụ khách hàng Các hoạt động có thể do một doanh nghiệp tự thực hiện hoặc được chia cho nhiều doanh nghiệp trong phạm vi một hoặc nhiều khu vực địa lý

1.2.2.2 Chuỗi giá trị kết hợp

Chuỗi giá trị kết hợp về bản chất là sự kết hợp bởi các chuỗi đơn lẻ tại đó các nhà cung cấp chính có thể tham gia vào việc gia tăng giá trị trong những chuỗi khác nhau

1.2.3 Các yếu tố cấu thành chuỗi giá trị

“Theo quan điểm của Raphael Kaplinsky và Mike Morris, chuỗi giá trị xét một cách cơ bản nhất có ba phân khúc: Nghiên cửu và phát triển- Sở hữu trí tuệ, sản

Trang 33

xuất, phân phối - Xây dựng thương hiệu Bản chất của chuỗi là tạo giá trị sản phẩm

Trong lý thuyết về giá trị và giá cả của Karl Marx, ông đã chỉ ra rằng giá trị của

hàng hóa có thể được đo bằng lao động xã hội cần thiết kết tinh trong hàng hóa đó

và được thể hiện ra bên ngoài bằng giá cả Lý thuyết này đúng khi lao động tạo ra

sản phẩm chứ bằng lao động chân tay Hiện nay, như định nghĩa về chuỗi quá trình

tạo giá trị trên thì gồm cả khâu như nghiên cứ và phát triển, sở hữu trí tuệ đó chính

là thành quả của lao động trí óc Trong thời đại hiện nay, thật khó để bóc tách lao

động chân tay và lao động trí óc trong các công đoạn tạo ra giá trị sản phẩm bời vì

giá trị được tạo nên bời lao động trí óc (chất xám) trong cùng một thời gian thực

hiện nhiều khi lớn hơn rất nhiều so với lao động chân tay.”

Hình 1.1: Các liên kết bên trong và bên ngoài doanh nghiệp

Nguồn: Dieter Ernst (2001), The New Mobility of Knowledge: Digital Information

Systems and Global Flagship Networks

Khi hàng hóa được đem ra trao đổi giữa các đối tượng trong chuỗi cùng với

tác động của quan hệ cung cầu trên thị trường, giá trị sẽ được gia tăng nhờ vào hoạt

động phân phối sản phẩm Xét trên phương diện chuỗi, giá trị gia tăng mà một mắt

xích tạo ra bằng chi phí đầu vào của mắt xích sau đó trừ đi giá cả đầu vào của mắt

xích trước nó và các chi phí hàng hóa dịch vụ bổ sung mà mắt xích đó đã sử dụng

Formatted: Font: Times New Roman, 13 pt

Trang 34

Như vậy là đã có sự liên kết chặt chẽ giữa các công đoạn của các công ty, các hãng, các quốc gia khác nhau trong sản xuất để tạo thành một chuỗi giá trị sản phẩm Tổng hợp các giá trị gia tăng này sẽ tạo nên giá trị cuối cùng của sản phẩm và tổng giá trị gia tăng tại các công đoạn sẽ tạo thành giá cả cuối cùng của hàng hóa

Chuỗi giá trị đã được đưa ra từ đầu những năm 80 bởi Michael Porter, sau đó

có nhiều học đưa ra với nhiều khái niệm như: chuỗi cung ứng, chuỗi nhu cầu, chuỗi hàng hóa, mạng sản xuất

o Chuỗi cung ứng (Supply Chain):

Chuỗi cung ứng là chuỗi liên kết các công đoạn từ khâu cung cấp nguyên vật liệu thô chưa qua xử lý đến khâu sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng

o Chuỗi nhu cầu (Demand chain):

Là một tên khác của thuật ngữ chuỗi cung ứng nhằm nhấn mạnh nhu cầu của khách hàng hoặc người sử dụng cuối cùng

o Chuỗi hàng hóa (Commodity chain):

Khái niệm chuỗi hàng hóa được đưa ra bởi Gereffi (Gereffi 1999).Gereffi nhấn mạnh vào các mối quan hệ quyền lực về sự phối hợp trong hệ thống sản xuất phân tán toàn cầu nhưng có sự liên kết

o Chuỗi giá trị (Value Chain):

Chuỗi giá trị mô tả tất cả các hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm hoặc dịch vụ từ khâu ý tưởng đến khi phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng và sự hủy bỏ khi sử dụng Chuỗi giá trị bao gồm Chuỗi giá trị giản đơn và chuỗi giá trị mở rộng

o Mạng sản xuất toàn cầu ngành công nghiệp ô tô

Là tập hợp những công đoạn trong việc sản xuất ô tô, những công đoạn này

có thể diễn ra tại các khu vực khác nhau trong một quốc gia hay ở các quốc gia khác

Trang 35

nhau nhưng tất cả đều nằm trong sự kiểm soát và điều phối của hãng mẹ hay hãng chỉ đạo Hãng mẹ sẽ nắm vai trò kiểm soát các nguồn lực và các hoạt động chủ chốt như thiết kế sản phẩm, thương hiệu quốc tế hay việc tiếp cận đến khách hàng cuối cùng

“Mạng sản xuất toàn cầu ngành công nghiệp ô tô ra đời vào những năm 1990 các nhà nhà kinh tế và học giả kinh doanh đã có các khái niệm kết hợp các hoạt động tuần tự và liên kết với nhau trong quá trình tạo ra giá trị Khái niệm chuỗi giá trị tập trung vào các hoạt động kinh doanh, nhưng không tập trung vào sức mạnh doanh nghiệp và bối cảnh thể chế Năm 1994, Garry Gereffi, cùng với Miguel Korzeniewicz đã giới thiệu khái niệm Chuỗi hàng hóa toàn cầu (GCC)”

Sau khi phân tích xong sự phân biệt giữa các khái niệm liên quan đến chuỗi giá trị toàn cầu thì chuỗi giá trị toàn cầu nên được hiểu tổng quát nhất như sau:

“Chuỗi giá trị toàn cầu (Global Value Chain):mô tả tất cả các công đoạn

sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ được thực hiện ở nhiều nước, chủ yếu là các doanh nghiệp từ ý tưởng, thiết kế, sản xuất lắp ráp, marketing và bán hàng, hỗ trợ người tiêu dùng với mục tiêu là giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất và tạo giá trị tối

đa cho khách hàng”

Theo ông Michael Porter, “chuỗi giá trị là một tập hợp các hoạt động để đưa

một sản phẩm từ khái niệm đến khi đưa vào sử dụng và cả sau đó.Chuỗi giá trị bao gồm các hoạt động như thiết kế mẫu mã, sản xuất, marketing, phân phối và dịch vụ sau khi bán cho người tiêu dùng cuối cùng.Những hoạt động này có thể được thực hiện trong phạm vi một doanh nghiệp hoặc được phân phối giữa các doanh nghiệp khác nhau” Chuỗi giá trị này có thể được thực hiện trong phạm vi một khu vực địa

lý hoặc trải rộng trong phạm vi nhiều quốc gia và trở thành chuỗi giá trị toàn cầu – Global Value Chain (GVC)

Dựa trên quan điểm này của Michael Porter, năm 2002 hai nhà khoa học Mỹ

là Raphael Kaplinsky và Mike Morris đã đưa ra khái niệm: “Chuỗi giá trị toàn cầu là

một dây chuyền sản xuất kinh doanh theo phương thức toàn cầu hóa, trong đó có nhiều nước tham gia, chủ yếu là các doanh nghiệp tham gia vào các công đoạn khác nhau từ thiết kế chế tạo tiếp thị đến phân phối và hỗ trợ người tiêu dùng” Thực tế,

Trang 36

chuỗi giá trị toàn cầu chỉ là một cách tiếp cận mới, toàn diện hơn về phân công lao động quốc tế, nghĩa là bất kỳ doanh nghiệp nào có tham gia vào quá trình sản xuất một sản phẩm xuất khẩu đều có thể coi là đã tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu Nhưng tiếp cận phân công lao động quốc tế theo chuỗi giá trị toàn cầu sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về vị trí của mình trên thị trường thế giới, để có thể chủ động lựa chọn công đoạn tham gia phù hợp nhằm đạt được lợi nhuận cao hơn

1.2.4 Đặc điểm chuỗi giá trị toàn cầu:

1.2.4.1 Đặc điểm

Chuỗi giá trị toàn cầu có những đặc điểm sau: Chuỗi giá trị toàn cầu là sự tham gia của nhiều khâu, nhiều công đoạn; chuỗi giá trị toàn cầu là sự liên kết theo chiềc chiều dọc; chuỗi giá trị toàn cầu gắn với mục tiêu giảm chi phí và nâng cao hiệu quả; chuỗi giá trị toàn cầu tạo ra giá trị tối đa cho khách hàng

Thực tế, chuỗi giá trị toàn cầu là một cách tiếp cận mới, toàn diện hơn về phân công lao động quốc tế, nghĩa là bất kì doanh nghiệp nào có tham gia vào quá trình sản xuất một sản phẩm xuất khẩu đều có thể coi là đã tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu

Nhưng tiếp cận phân công lao động quốc tế theo chuỗi giá trị toàn cầu sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về vị trí của mình trên thị trường thế giới, để có thể chủ động lựa chọn công đoạn tham gia phù hợp nhằm đạt được lợi nhuận cao hơn

Một chuỗi giá trị toàn cầu được phân chia giữa nhiều doanh nghiệp và không gian địa lí khác nhau Chẳng hạn, một chiếc máy tính sử dụng lao động và vật liệu

từ nhiều nhà cung cấp ở nhiều nước khác nhau, được lắp ráp ở một nước khác, được thiết kế và cuối cùng được bán ở nhiều nơi khác nữa

Chuỗi giá trị toàn cầu là chuỗi giá trị đặc biệt mà lợi ích được phân chia giữa nhiều doanh nghiệp và trải rộng qua một số khu vực, quốc gia

1.2.4.2 Hình thức tham gia chuỗi giá trị toàn cầu:

Trong hệ thống sản xuất hàng hóa quốc tế nói chung và hệ thống sản xuất ô

tô nói riêng, các doanh nghiệp sản xuất ô tô có thể tham gia vào chuỗi bằng các phương thức khác nhau phù hợp với năng lực sản xuất hoặc chiến lược tiếp cận chuỗi của doanh nghiệp đó là:

Trang 37

- Assembly (gia công lắp ráp thuần túy):

Đây là loại hình sản xuất hàng hóa dưới dạng các hợp đồng phụ trong đó các nhà máy sản xuất ô tô nhập khẩu toàn bộ linh kiện để lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh Hình thức tham gia này đem lại giá trị gia tăng thấp nên chủ yếu được thực hiện bời các quốc gia có trình độ phát triển thấp

- OEM (Original equipment manufacturing):

Sản xuất bằng thiết bị của nước ngoài: Đây cũng là một loại hình sản xuất dưới dạng các hợp đồng phụ Theo hình thức này một công ty sẽ nhận các hợp phần (component) của các công ty khác để sản xuất sản phẩm của mình, hoặc nhận phân phối sản phẩm của công ty khác dưới thương hiệu của mình

- ODM (Original design manufacturing)

Sản xuất theo thiết kế riêng: Là hình thức công ty nhận sản xuất những sản phẩm để phân phối theo thương hiệu của công ty khác Công ty cung cấp thương hiệu không bắt buộc phải tham gia vào quá trình sản xuất Do công ty ODM chịu trách nhiệm thiết kế nên mang lại nhiều giá trị gia tăng cho sản phẩm hơn so với OEM Đối với hình thức ODM, quyền sờ hữu trí tuệ về sản phẩm thiết kế thuộc về nhà sản xuất ODM cho tới khi người mua chọn mua toàn bộ quyền sử dụng những thiết kế này.Cho tới khi người mua nắm toàn quyền sử dụng thì nhà sản xuất ODM không tự sản xuất các bộ thiết kế tương tự nếu không được bên mua ủy quyền

- OBM (Original brandname manufacturing)

- Sản xuất theo thương hiệu riêng: Đây là loại hình sản xuất được cải tiến dựa trên hình thức OEM mà ở đó các hãng sản xuất sẽ tự thiết kế, ký các hợp đồng sản xuất với nhà cung cấp nước ngoài và tự tiến hành phân phối sản phẩm Là hình thức tham gia GVC (Global Value Chains) ở mức độ cao nhất

1.2.5 Chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô

1.2.5.1.Khái niệm:

Chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp tô là một chuỗi các công đoạn của quá trình sản xuất từ khâu thiết nghiên cứu, thiết kế, sản xuất linh kiện, lắp ráp tới phân phối, marketing để cung cấp sản phẩm cuối cùng là ô tô nguyên chiếc tới thị

Trang 38

trường Sự tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất ô tô bao gồm nhiều doanh nghiệp tham gia vào các khâu của chuỗi thuộc nhiều quốc gia trên thế giới

R&D Thiết kế Lắp ráp Phân phối Marketing

Hình 1.2: Chuỗi giá trị trong sản xuất ô tô

Chuỗi giá trị có thể được thực hiện trong phạm vi một khu vực địa lý hoặc

trải rộng trong phạm vi nhiều quốc gia (chuỗi giá trị toàn cầu) Theo đó, mỗi doanh nghiệp từ nhiều quốc gia khác nhau sẽ là một mắt xích và có thể chi phối sự phát

triển của chuỗi giá trị theo những mức độ khác nhau

1.2.5.2 i Các i công i đoạn i trong i chuỗi i giá i trị i sản i xuất i ô i tô

Chuỗi igiá itrị isản ixuất iô itô igồm icó i5 imắt ixích/khâu ichính, iđó ilà: iNghiên icứu ivà

iphát itriển isản iphẩm, ithiết ikế isản iphẩm, isản ixuất ilinh ikiện ivà ilắp iráp, iphân iphối,

imarketing. i(Theo iứng idụng ilý ithuyết iđường icong inụ icười) iTrong iđó, icác icông iđoạn

ithiết ikế, imarketing ivà iphân iphối i(công iđoạn iđầu itiên ivà isau icùng) iđem ilại igiá itrị igia

ităng icao inhất. iNgược ilại, icông iđoạn isản ixuất ilinh ikiện ivà ilắp iráp imang ilại igiá itrị ithấp

ihơn, itrong iđó ilắp iráp ilà icó igiá itrị ithấp inhất Mỗikhâu đoạn iđều icónhững iđặc iđiểm ivề itổ

ichức ivà ikỹ ithuật iriêng. iTrong inhững ithập ikỷ igần iđây, imỗi igiai iđoạn iđều icó inhững ithay

iđổi icơ ibản

Giai i đoạn i R&D ivà icải itiến isản iphẩm i(đầu ichuỗi): iGồm icác icông iđoạn

ichuẩn ihóa, inghiên icứu iphát itriển, ithiết ikế. iGiai iđoạn inày icó ihệ isố ikhoảng icách icao, isản

Trang 39

ixuất iđộc ilập iít iphụ ithuộc ivào inhập ikhẩu iđầu ivào. iĐây ilà igiai iđoạn isản ixuất icó igiá itrị igia

ităng icao

Giai i đoạn i sản i xuất: iGồm icác ihoạt iđộng ichế itạo ivà ilắp iráp. iGiai iđoạn inày

inằm igiữa icông iđoạn isản ixuất, icó ihệ isố ikhoảng icách itrung ibình, iphần igiá itrị igia ităng

iđem ilại icho icác iquốc igia itham igia ivào ikhâu isản ixuất inày ilại ilà ithấp inhất

Công iđoạn isản ixuất isản iphẩm icho ingành icông inghiệp iô itô. iTrong ihệ

ithống isản ixuất iquốc itế inói ichung ivà ihệ ithống isản ixuất ingành icông inghiệp iô itô iriêng,

icác ihãng isản ixuất ilớn icủa ithế igiới ihay icác inhà icung icấp iphụ icó ithể iáp idụng icác ichiến

ilược ithiết ikế isản ixuất iphù ihợp ivới inăng ilực icủa imình itrong ichuỗi igiá itrị ingành isản ixuất

iô itô ithế igiới iđó ilà:

i- iKhu ichế ixuất i- iepzs i(export iprocessing izones): iđây ilà imột iloại ihình isản

ixuất ihàng ihoá idưới idạng icác ihợp iđồng iphụ itrong iđó icác inhà imáy isản ixuất iô itô inhập

ikhẩu itoàn ibộ ilinh ikiện i iđể ilắp iráp ithành isản iphẩm ihoàn ichỉnh. i- iSản ixuất ibằng ithiết ibị

icủa iNước ingoài i– iOEM i(Originnal iEquipment iManufacturing): iđây ilà imột iloại ihình

isản ixuất ihàng ihoá idưới idạng icác ihợp iđồng ithầu iphụ. iTheo ihình ithức inày imột icông ity isẽ

inhận icác ihợp iphần icủa icác icông ity ikhác iđể isản ixuất isản iphẩm icủa imình ihoặc inhận

iphân iphối isản iphẩm icủa icác icông ity ikhác idưới ithương ihiệu icủa imình

- iSản ixuất itheo ithiết ikế iriêng i– iODM i(Originnal iDesign iManufacturing): ilà

ihình ithức icông ity inhận isản ixuất inhững isản iphẩm iđể iphân iphối itheo ithương ihiệu icủa

imột icông ity ikhác. iCông ity icung icấp ithương ihiệu ikhông ibắt ibuộc iphải itham igia ivào iquá

itrình isản ixuất. iDo icông ity iODM ichịu itrách inhiệm ithiết ikế inên imang ilại igiá itrị igia ităng

inhiều ihơn iso ivới icông ity iOEM. iĐối ivới ihình ithức iODM iquyền isở ihữu itrí ituệ ivề ithiết ikế

isản iphẩm ithuộc ivề inhà isản ixuất iODM icho itới ikhi ingười imua ichọn imua itoàn ibộ iquyền

isử idụng inhững ithiết ikế inày. i iCho itới ikhi ingười imua inắm itoàn iquyền isử idụng ithì inhà isản

ixuất iODM ikhông icó iquyền isản ixuất icác ithiết ikế itương itự inhư ivậy inếu ikhông iđược ibên

imua iủy iquyền

i- iSản ixuất itheo ithương ihiệu iriêng: iOBM i(Original iBrandname iManufacturing: iđây ilà

imột iloại ihình isản ixuất iđược inâng icấp ibởi icác inhà isản ixuất iOEM imà iở iđó icác ihãng isản

ixuất isẽ itự ithiết ikế, iký icác ihợp iđồng isản ixuất ivới inhà icung icấp inước ingoài ivà itự itiến

ihành iphân iphối isản iphẩm. iOBM ilà ihình ithức itham igia iGVC iở imức iđộ icao inhất

Trang 40

 Công đoạn phân phối

Mặc idù ikhông iphải ilà icông iđoạn itrong ichuỗi isản ixuất inhưng icác inhà iphân iphối

isản iphẩm iô itô iđặc ibiệt ilà inhững inhà ibán ilẻ icó ivai itrò ingày icàng iquan itrọng iđối ivới

ingành isản ixuất iô itô ivà iđối itất icả icác igiai iđoạn itrong itoàn ibộ ichuỗi igiá itrị. iCác iđại ilý ibán

ilẻ ilớn ithường icó icả ibộ iphận ikỹ ithuật, ibán ihàng ivà idịch ivụ ichăm isóc ikhách ihàng i

 Công iđoạn i iMarketing i i

Các icông ity isản ixuất igián itiếp itiến ihành ilập ichi inhánh imua itại inước ingoài ivà

icác icông ity ithương imại isẽ ichi iphối itoàn ibộ ihoạt iđộng imarketing iđể iđưa isản iphẩm iđến

itay ingười itiêu idùng. iPhát itriển ithương ihiệu ivà icác idịch ivụ isau ibán ihàng. iĐây ilà icác

ikhâu icó ihệ isố ikhoảng icách ithấp ivà iphần igiá itrị igia ităng ithu iđược icao

1.2.5.3 i Phân i loại i chuỗi i giá i trị i toàn i cầu i ngành i công i nghiệp i ô i tô i

Theo imột isố itài iliệu inghiên icứu, ithì icác icông ity ithường itham igia ivào ichuỗi igiá

itrị itoàn icầu ithông iqua ihai ichuỗi igiá itrị itoàn icầu. iMột ilà ichuỗi igiá itrị ido ingười isản ixuất

ichi iphối ivà ihai ilà ichuỗi igiá itrị ido ingười imua ichi iphối. iGereffi iđã imô itả iđặc itrưng icủa

itừng iloại ichuỗi igiá itrị inày inhư itrong ibảng iso isánh idưới iđây: iCó ithể ihiểu imột icách ikhái

iquát icách iphân ichia inày idựa ivào i

Ngày đăng: 25/05/2020, 15:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. “Chiến lược phát triển ngành sản xuất ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2035”, QĐ số 1168/QĐ – TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 26/07/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển ngành sản xuất ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2035
3. Tấn Đức, 2007. Lối đi nào cho ngành ô tô?. Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 26-2007 (862), ngày 21/6/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lối đi nào cho ngành ô tô
5. Thúy Lan, 2007. Đi về đâu, ô tô Việt Nam?. Thời báo Kinh tế Việt Nam số 272- 2007 (862), ngày 13/11/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đi về đâu, ô tô Việt Nam
6. Phùng Thị Phương Mai và Nguyễn Thị Hoàng Yến và Nguyễn Thị Yến,2012. Cơ sở lý luận xây dựng ngành công nghiệp hỗ trợ cơ bản tại Việt Nam – Trường hợp ngành công nghiệp ô tô. Trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận xây dựng ngành công nghiệp hỗ trợ cơ bản tại Việt Nam – Trường hợp ngành công nghiệp ô tô
8. Luận văn thạc sĩ của Đặng Minh Sang, 2011. Phân tích chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam. Trường Đại học Kinh tế Luật - ĐHQG thành phố HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam
14. Vũ Đức Thanh – ĐHQGHN, 2007. Mạng lưới sản xuất ô tô khu vực Đông Á. Bài viết tạp chí cho Viện nghiên cứu Đông Bắc Á – Viện khoa học xã hội Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mạng lưới sản xuất ô tô khu vực Đông Á
21. Dicken, P, 2003. Global Production Network in Europe and East Asia: “The Automobile Components Industries. Global Production Network Working Paper. No.7”University of Manchester Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Automobile Components Industries. Global Production Network Working Paper. No.7
22.. Hiratsuka, D, 2011. Production Networks in the Asia-Pacific Region: “Facts and Policy Implications. Paper prepared for the Asia Pacific Study Centers Consortium”Conference in San Francisco, California 22–23 September 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Facts and Policy Implications. Paper prepared for the Asia Pacific Study Centers Consortium
29. Takayasu, 1998. Developing the Vietnamese Automobile Industry. Viện nghiên cứu Sakura - Nhật Bản.Một số trang web tham khảo chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Developing the Vietnamese Automobile Industry". Viện nghiên cứu Sakura - Nhật Bản
30. Trang web của hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam: vama.org.vn 31. Trang web của Tổng cục thống kê Việt Nam: http://www.gso.gov.vn 32. http://www.trademap.org Link
1. Báo cáo một số vấn đề canh tranh ngành công nghiệp ô tô của Cục Cạnh tranh, Bộ Công Thương Khác
4. Khương Quang Đồng. Cơ hội phát triển cho công nghiệp phụ trợ ôtô Việt Nam. Báo tiasang.com.vn Khác
7. Kenichi Ohno và Mai Thế Cường, 2004. Ngành Công nghiệp ô tô Việt Nam, những việc cần làm để triển khai thực hiện Quy hoạch ngành Khác
9. Nguyễn Hồng Sơn, 2009. Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) nội dung và lộ trình Khác
10. Nguyễn Hà Thanh, 2012. Kinh nghiệm tham gia mạng sản xuất toàn cầu ngành ô tô của Trung Quốc và gợi ý cho Việt Nam Khác
11. Nhâm Phong Tuân và Trần Đức Hiệp. Ảnh hưởng của các chính sách tới sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, tập 30, số 4 (2014) Khác
12. Nguyễn Bích Thủy. Industrial policy as determinant localization: the case of Vietnamese automobile industry. Đại học Waseda Nhật Bản, 2008 Khác
13. Phan Tuấn - Cục Hải quan Hà Nội và Nguyễn Thị Vân Anh – Bộ Tài chính Việt Nam, 2018. Impacts of the protection policy for the vietnam’s automobile industry Khác
15. Vũ Thạch (Dân Việt). Công nghiệp ô tô Thái Lan dẫn đầu Đông Nam Á như thế nào. Báo 24h.com Khác
16. Tổng hợp các báo cáo về mặthàng ôtô. Vụ Công nghiệp nặng (nay là Cục Công nghiệp) Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w