Đối tượng nghiên cứu: - Phân đoạn mà Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị Dệt may toàn cầu Phạm vi nghiên cứu: - Giới hạn trong nước Việt Nam, số liệu được cập nhật đến năm 2013-2017.. Bố
Trang 1TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN
Đề tài:
PHÂN TÍCH SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ DỆT MAY TOÀN CẦU
Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Bích Phượng Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 5
Lớp: Kinh doanh quốc tế - Ca 3 - Thứ 5
TP Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 10 năm 2017
Trang 2BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
ST
T Họ và tên MSSV Nội dung công việc
Mức độ hoàn thành
Ghi chú
1 Trương Ngọc Hưng 71650629
2
Đặc điểm ngành dệt may và định vị ngành dệt may Hoạt động dệt, nhuộm và hoàn tất
100%
2 Nguyễn Kim Vy 71506147
Tổng quan về lý thuyết chuỗi giá trị Dệt may toàn cầu và Phần mở đầu
100%
3 Mai Lê Phương
Tổng quan về lý thuyết chuỗi giá trị Dệt may toàn cầu
100%
4 Võ Minh Duyện 71506124 Hoạt động may 100%
5 Lê Công Thành 71506117
Nguồn cung cấp bông và sợi Định dạng bài Tiểu luận
100%
6 Nguyễn Thị Ngân 71505205
Hoạt động Marketing và phân phối
100%
Trang 3NHẬN XẾT CỦA GIẢNG VIÊN
………
…… ………
………
………
………
………
………
…… ………
………
………
………
………
………
…… ………
………
…… ………
………
………
………
………
Giảng viên
3
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH 1
DANH MỤC BẢNG 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT 4
1.1 Lý thuyết về chuỗi giá trị toàn cầu 4
1.2 Lý thuyết về chuỗi giá trị Dệt may toàn cầu 6
1.2.1 Thiết kế - Design 6
1.2.2 Sản xuất nguyên phụ liệu – Raw materials 7
1.2.3 Cắt & may – Production 7
1.2.4 Xuất khẩu – Export 7
1.2.5 Marketing và phân phối sản phẩm – Marketing & Distribution 8
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CÔNG ĐOẠN VIỆT NAM THAM GIA TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ DỆT MAY TOÀN CẦU 9
1.1 Đặc điểm ngành dệt may Việt Nam 9
1.2 Định vị ngành Dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị Dệt may toàn cầu 12
1.1.1 Nguồn cung cấp bông và sợi 12
1.1.2 Hoạt động dệt, nhuộm và hoàn tất 13
1.1.3 Hoạt động may 14
1.1.4 Hoạt động Marketing và phân phối 14
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 5DANH MỤC HÌNH Hình 1: Chuỗi giá trị Dệt may toàn cầu ……… 6 Hình 2: Nhập khẩu 10 nhóm hàng có kim ngạch lớn nhất tháng 1/2017 so với
tháng 1/2016 ……… 10
Hình 3: Xuất khẩu 10 nhóm hàng có kim ngạch lớn nhất tháng 1/2017 so với
tháng 1/2016 ………10
Hình 4: Phương thức sản xuất chính của ngành may……… 12
Hình 5: Các doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu ………14
DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Tổng quan ngành dệt may/kéo sợi của Việt Nam ………13 Bảng 2: Xuất khẩu sợi của Việt Nam sang một số thị trường ……… 13
1
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
- Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu là quy luật tất yếu Mỗi sản phẩm được tạo ra đều có giá trị bao gồm một xâu chuỗi mắt xích nhiều giá trị kết nối tạo nên Trong bối cảnh hội nhập, các mắt xích tạo nên giá trị cuối cùng của một sản phẩm đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia, hoặc một sản phẩm thuần túy ra đời tại một địa phương cụ thể nhưng vẫn mang giá trị toàn cầu Dệt may Việt Nam cũng như các lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân đã tích cực tham gia vào thị trường thế giới Là một trong số các ngành xuất khẩu mũi nhọn với tốc độ kim ngạch xuất khẩu tương đối lớn, nhưng giá trị gia tăng và lợi nhuận thu được của ngành Dệt may Việt Nam lại rất thấp Để lý giải điều này, cần phải tìm hiểu phân tích chuỗi giá trị Dệt may toàn cầu, xác định phân đoạn hiện tại Dệt may Việt Nam đang tham gia vào Từ đó đưa ra cái nhìn cụ thể và các giải pháp hữu hiệu để tăng giá trị trong chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may của Việt Nam Đó cũng chính là lý do nhóm chọn đề tài phân tích “Sự tham gia của Dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị Dệt may toàn cầu”
Mục tiêu nghiên cứu:
- Xác định được Việt Nam đang đang ở vị trí (phân đoạn) nào trong chuỗi giá trị Dệt may toàn cầu hiện tại
- Phân tích được quá trình Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị Dệt may toàn cầu như thế nào?
Đối tượng nghiên cứu:
- Phân đoạn mà Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị Dệt may toàn cầu
Phạm vi nghiên cứu:
- Giới hạn trong nước Việt Nam, số liệu được cập nhật đến năm 2013-2017
Bố cục bài báo cáo gồm 2 chương:
Chương 1:Tổng quan về lý thuyết
1.1 Lý thuyết về chuỗi giá trị toàn cầu
1.2 Lý thuyết về chuỗi giá trị Dệt may toàn cầu
Chương 2: Phân tích công đoạn Việt Nam tham gia trong chuỗi giá trị Dệt may toàn cầu
2.1 Đặc điểm của ngành Dệt may Việt Nam
2.2 Định vị ngành Dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị Dệt may toàn cầu
Trang 7Vai trò, tầm quan trọng của việc phân tích chuỗi giá trị Dệt may toàn cầu trong Kinh doanh quốc tế:
- Thực tại, hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đang chỉ tập trung chủ yếu ở phân đoạn gia công trong chuỗi giá trị vì vậy rất bị động, phụ thuộc vào các khâu khác, phụ thuộc vào giá, chất lượng của nguồn nguyên liệu đầu vào Bên cạnh đó, Việt Nam cạnh tranh được chủ yếu nhờ lao động giá rẻ, số lượng lao động, đất đai và các chính sách nên giá trị gia tăng thu được từ ngành này còn thấp Việc phân tích này cho thấy được những mặt còn hạn chế trong khâu gia công, những sự yếu kém trong phân khúc dệt nhuộm đã cản trở sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bằng cách thâm nhập vào chuỗi giá trị Dệt may toàn cầu bằng con đường gia công, nguyên phụ liệu là con đường hợp lý, tạo ra bước đi thích hợp nhằm khắc phục những điểm yếu của ngành dệt may và tiếp tục phát triển thêm các phân khúc khác nhằm tạo giá trị gia tăng cao hơn cho hoạt động xuất khẩu hàng dệt may
3
Trang 8CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT 1.1 Lý thuyết về chuỗi giá trị toàn cầu
- Bắt nguồn từ khái niệm “Value chain”, hay còn gọi là chuỗi giá trị Chuỗi giá trị được coi là đặc tính của thương mại quốc tế ngày nay Hiểu một cách đơn giản, chuỗi giá trị là chuỗi hoạt động mà một công ty hoạt động trong một ngành cụ thể, hoạt động nhằm mục đích cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ
- Các hoạt động có thể do một doanh nghiệp tự thực hiện hoặc được phân chia cho nhiều doanh nghiệp trong phạm vi một hoặc nhiều khu vực địa lý Sáng kiến
“chuỗi giá trị toàn cầu” đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao hiểu biết về chuỗi giá trị trong đó các hoạt động do nhiều doanh nghiệp tiến hành trên một khu vực địa lý rộng Vì vậy người ta gọi chuỗi này là “chuỗi giá trị toàn cầu”
- Về cơ bản thì chuỗi giá trị toàn cầu là một tiến trình, trong đó công nghệ được kết hợp với các nguồn nguyên liệu và lao động Các nguồn đầu vào này được lắp ráp, marketing và phân phối Một doanh nghiệp đơn lẻ có thể chỉ là một mắt xích trong dây chuyền này, hoặc cũng có thể được hợp nhất theo chiều dọc trên phạm vi rộng
- Ngày nay, cùng với quá trình toàn cầu hóa, hiếm có doanh nghiệp nào có thể thống lĩnh toàn bộ chuỗi giá trị, đặc biệt là chuỗi giá trị mở rộng Doanh nghiệp dựa vào thế mạnh của mình để tham gia vào chuỗi giá trị bằng cách chuyên môn hóa từng giai đoạn Vì vậy, chuỗi giá trị trở thành một công cụ phân tích hữu ích để đánh giá khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp
- Việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu đã và đang đem lại nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như góp phần tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam với cán cân thương mại cân bằng hơn
- Tiếp đó là những lợi ích như tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam thu hút được dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với giá trị lớn hơn, công nghệ tiên tiến hơn
để Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và hoàn thiện thể chế
- Tham gia vào các hoạt động đem lại giá trị gia tăng cao hơn và đẩy mạnh kết nối giữa DN trong nước với các nhà đầu tư nước ngoài và thị trường quốc tế có thể giúp Việt Nam chuyển dịch lên nấc thang cao hơn trong các chuỗi giá trị toàn cầu
- Ngoài ra, Việt Nam có tiềm năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu bằng mạng xã hội Theo thống kê đến tháng 4 năm nay, Việt Nam có khoảng 38 triệu người dùng mạng xã hội, trong đó 94% thường xuyên truy cập thông qua các thiết
bị di động Thông tin từ Diễn đàn Tiếp thị trực tuyến VOMF 2017 hồi tháng 8 năm
Trang 9nay cũng cho thấy có đến 46% DN có dùng mạng xã hội để quảng cáo và đạt hiệu quả cao
- Hiện một số DN trong ngành Điện tử và ô tô xe máy của Việt Nam đã hội nhập thành công vào chuỗi giá trị toàn cầu Tuy nhiên, nhìn chung thì Việt Nam mới chỉ tập trung vào các hoạt động gia công, lắp ráp ở công đoạn sản xuất cuối cùng, đem lại giá trị gia tăng thấp và chưa kết nối được với nhiều doanh nghiệp đầu
tư nước ngoài
- Cho ý kiến về vấn đề này, Giám đốc Quốc gia WB Việt Nam - Ousmane Dione nhận định, Việt Nam đã hội nhập thành công vào một số chuỗi giá trị toàn cầu, qua đó tạo việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo Tuy nhiên, Việt Nam có thể vươn lên và nâng cao giá trị gia tăng của mình bằng những cải cách và sáng kiến chính sách ở những lĩnh vực như giao thông, dịch vụ, thủ tục biên giới và hội nhập khu vực
- Báo cáo nhấn mạnh, nếu đạt được vị thế cao hơn trong các chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam có thể thu hút thêm đầu tư nước ngoài quy mô lớn Qua đó, tạo thêm việc làm và tạo thêm cơ hội cho các nhà cung ứng trong nước
- Các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu nhưng còn đang trong giai đoạn gia công hoặc nhập nguyên liệu, linh kiện về lắp ráp nhằm tận dụng nhân công giá rẻ Đây là giai đoạn có giá trị thấp nhất Các Doanh nghiệp Việt Nam cần nỗ lực hơn để phát huy những lợi thế của mình, tham gia vào những giai đoạn có hàm lượng chất xám cao, nhằm đạt giá trị lớn hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu
5
Trang 101.2 Lý thuyết về chuỗi giá trị Dệt may toàn cầu
Chuỗi giá trị có thể được thực hiện trong phạm vi một khu vực địa lý hoặc
trải rộng trong phạm vi nhiều quốc gia và trở thành chuỗi giá trị toàn cầu (global
value chain) Theo cách nhìn này, các doanh nghiệp từ nhiều quốc gia trên thế giới
sẽ đóng vai trò như những mắt xích quan trọng và có thể chi phối sự phát triển của chuỗi giá trị Việc phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo quan điểm chuỗi giá trị chính là một phương pháp hữu hiệu để đánh gá tốt nhất năng lực cạnh tranh cũng như vai trò và phạm vi ảnh hưởng của quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu
Đối với ngành dệt may, quan hệ theo chiều dọc của ngành này được biểu hiện dưới dạng chuỗi giá trị như sau:
Hình 1: Chuỗi giá trị Dệt may toàn cầu
1.2.1 Thiết kế - Design
Đây là khâu có tỷ suất lợi nhuận cao trong chuỗi giá trị và rất thâm dụng tri thức Các nước đi trước trong ngành công nghiệp dệt may, sau khi đã dịch chuyển hoạt động sản xuất sang các nước đi sau thường chỉ tập trung vào khâu nghiên cứu
và thiết kế sản phẩm mới nhằm tạo ra những thương hiệu nổi tiếng để đạt được tỷ suất lợi nhuận cao nhất Việc cạnh tranh thương hiệu đang rất khốc liệt trên thị trường dệt may thế giới, các thương hiệu cạnh tranh nhau bằng các mẫu thiết kế đẹp, sáng tạo Yếu tố quan trọng để thâm nhập và “trụ” vững được ở mắt xích này đòi hỏi các doanh nghiệp cần có các nhà thiết kế có khả năng nắm được xu hướng, thị hiếu thời trang của người mua toàn cầu
Trang 111.2.2 Sản xuất nguyên phụ liệu – Raw materials
Đây là mắt xích quan trọng hỗ trợ cho ngành may mặc phát triển và là khâu thâm dụng đất đai và vốn Đối với hàng may mặc, giá trị của phần nguyên phụ liệu chiếm tỷ trọng lớn và quyết định đến chất lượng sản phẩm Nguyên phụ liệu trong ngành dệt may thường chia thành hai phần: nguyên liệu chính và phụ liệu Nguyên liệu chính là thành phần chính tạo nên sản phẩm may mặc, chính là các loại vải Phụ liệu là các vật liệu đóng vai trò liên kết nguyên liệu, tạo thẩm mỹ cho một sản phẩm may mặc, gồm có hai loại phụ liệu chính là chỉ may và vật liệu dựng Vật liệu dựng
là các vật liệu góp phần tạo dáng cho sản phẩm may như: khóa kéo, cúc, dây thun,
…
1.2.3 Cắt & may – Production
Đây là mắt xích thâm dụng lao động nhất nhưng lại có tỉ suất lợi nhuận thấp nhất May là khâu mà các nước mới gia nhập ngành thường chọn để thâm nhập đầu tiên vì nó không đòi hỏi đầu tư cao về công nghệ và rất thâm dụng lao động Những nước đang tham gia ở khâu này thường thực hiện việc gia công lại cho các nước gia nhập trước, đây chính là đặc điểm chung của khâu sản xuất trong ngành dệt may thế giới Các quốc gia có ngành dệt may phát triển, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu từ lâu thường không còn thực hiện các công đoạn trong khâu này nữa mà hợp đồng gia công lại cho các quốc gia mới gia nhập ngành, có nguồn lao động giá rẻ và việc sản xuất nguyên phụ liệu đầu vào chưa phát triển như Bangladesh, Pakistan và Việt Nam Đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động gia công, tỷ lệ giá trị thu về trong phân khúc may cũng sẽ khác nhau tùy theo phương thức xuất khẩu là CMT, FOB hay ODM
1.2.4 Xuất khẩu – Export
Đây là khâu thâm dụng tri thức, gồm các công ty may mặc có thương hiệu, các văn phòng mua hàng, và các công ty thương mại của các nước Một trong những đặc trưng đáng lưu ý nhất của chuỗi dệt may do người mua quyết định là sự tạo ra các nhà buôn với các nhãn hiệu nổi tiếng, nhưng không thực hiện bất cứ việc sản xuất nào Họ được mệnh danh là những “nhà sản xuất không có nhà máy” do hoạt động sản xuất được gia công tại hải ngoại, điển hình như các công ty Mast Industries, Nike và Reebok Các công ty này đóng vai trò trung gian kết hợp chuỗi cung ứng giữa các nhà may mặc, các nhà thầu phụ với các nhà bán lẻ toàn cầu Trong chuỗi dệt may toàn cầu, chính các nhà buôn (trader), các nhà cung cấp là các trung gian đóng vai trò then chốt và nắm giữ phần lớn giá trị trong chuỗi mặc dù họ không hề sở hữu nhà máy sản xuất nào Hiện nay các nhà buôn, người mua ở Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc đang nắm đa số các điểm nút của mạng lưới này, đây được xem là “ba ông lớn” trong chuỗi cung ứng hàng dệt may thế giới
7
Trang 121.2.5 Marketing và phân phối sản phẩm – Marketing & Distribution
Đây cũng là khâu thâm dụng tri thức Các nhà bán lẻ nổi tiếng trên thế giới đang nắm giữ khâu này và thu được nguồn lợi nhuận khổng lồ hàng năm “Tại thị trường châu Âu, các nhà phân phối thường chính là nhà thiết kế, vì hơn ai hết, chính
họ là người tường tận nhất nhu cầu và điều kiện để thoả mãn thị hiếu của khách hàng Các chuyên gia trong ngành dệt may ước tính, tới 70% lợi nhuận (tính trên một sản phẩm may mặc từ khâu đầu đến khâu cuối cùng của chuỗi giá trị) thuộc về các nhà phân phối lẻ này” Đây là mắt xích có suất sinh lợi cao nhất, do các công ty lớn trên thế giới nắm giữ và họ thường tạo ra các rào cản gia nhập ngành nên các quốc gia mới gia nhập chuỗi giá trị rất khó để xâm nhập được khâu này Các công
ty trong khâu này không trực tiếp làm ra sản phẩm, chỉ thực hiện hoạt động phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng nhưng họ đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và tác động đến chuỗi dệt may thế giới vì họ nắm rõ nhu cầu của những người tiêu dùng, cung cấp xu hướng thời trang cho các nhà thiết kế sản phẩm và nắm giữ hệ thống bán hàng, kênh phân phối trên toàn cầu
Trang 13CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CÔNG ĐOẠN VIỆT NAM THAM GIA TRONG
CHUỖI GIÁ TRỊ DỆT MAY TOÀN CẦU
- Việc tạo ra sản phẩm cuối cùng của quá trình dệt may phải qua nhiều công đoạn và hoạt động sản xuất thường được tiến hành ở nhiều nước Trong đó, các nhà sản xuất với thương hiệu nổi tiếng, các nhà buôn, nhà bán lẻ lớn đóng vai trò then chốt trong việc thiết lập mạng lưới sản xuất và định hình việc tiêu thụ hàng loạt thông qua các thương hiệu mạnh và phụ thuộc vào chiến lược thuê gia công thỏa mãn nhu cầu người mua Và trong đó, Việt Nam đóng góp vào chuỗi này một mắt xích quan trọng: Gia công (May)
- Công đoạn Gia công là một trong những mắt xích quan trọng nhất hình thành nên sản phẩm, tuy vậy nó lại tỉ suất lợi nhuận thấp nhất Công đoạn giá trị thấp như này thường được các nước có trình độ phát triển thấp hơn như Việt Nam chọn để gia nhập ngành này Bởi vì đòi hỏi không cao về công nghệ và đòi hỏi nhiều lao động (thứ mà Việt Nam đáp ứng được), ngoài ra các nước phát triển khác thì thường có xu hướng hợp đồng gia công lại cho các nước có nguồn lao động giá rẻ, dồi dào Vì vậy Việt Nam đã chọn Gia công là công đoạn để tham gia vào Chuỗi giá trị dệt may thế giới Việt Nam chủ yếu tham gia vào công đoạn CMT (Cut – Make – Trim ) chỉ thực hiện cắt, may và hoàn thiện sản phầm; và đang hướng sự phát triển thành OEM/FOB – thêm giai đoạn tìm mua nguyên, vật liệu so với CMT
1.1 Đặc điểm ngành dệt may Việt Nam
- Đặc điểm chung của ngành dệt may Việt Nam là xuất khẩu nhiều, nhập khẩu cũng nhiều Tuy nhiên từ năm 2010 đến 2017 đã có những bước tiến rõ rệt Cụ thể: năm 2010, giá trị nhập khẩu nguyên phụ liệu chiếm đến 60% giá trị xuất khẩu hoạt động may mặc, đến tháng 1 năm 2017 thì con số đấy chỉ còn khoảng 30%, và đang
có xu hướng giảm tiếp (so sánh với tháng 01 năm 2016 hình 2 )
9