Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ đề tài “Xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học cấp trường – Nghiên cứu trường hợp tại tr
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
- -
ĐOÀN THỊ HOÀNG ANH
XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
ĐOÀN THỊ HOÀNG ANH
XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là Đoàn Thị Hoàng Anh, là học viên lớp Đo lường và Đánh giá khóa QH-2015-S tại Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia
Hà Nội
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ đề tài “Xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học cấp trường – Nghiên cứu trường hợp tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội”
là kết quả học tập và nghiên cứu độc lập, số liệu được thu thập, phân tích một cách khách quan và trung thực
Tôi xin chịu trách nhiệm về cam đoan của mình
NGƯỜI CAM ĐOAN
Đoàn Thị Hoàng Anh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin gửi tới GS.TS Lê Ngọc Hùng lời cảm ơn chân thành nhất Kiến thức, kinh nghiệm cùng sự chỉ bảo tận tình của Thầy đã giúp tôi hoàn thành luận văn này
Cảm ơn Bộ môn Đo lường và Đánh giá, trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội luôn hỗ trợ để tôi hoàn thành khóa học
Cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo tham gia giảng dạy chương trình đã trang bị những kiến thức cần thiết để tôi có những hiểu biết về Đo lường và Đánh giá trong Giáo dục
Cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo, các bạn đồng nghiệp, các em sinh viên Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong cả quá trình học tập và nghiên cứu
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐHCNHN Đại học Công nghiệp Hà Nội
NL NCKH Năng lực nghiên cứu khoa học
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ x
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 4
1.1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước: 4
1.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 7
1.2 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 11
1.2.1 Khái niệm “Tiêu chí”, “Đánh giá” 11
1.2.2 Khái niệm “Năng lực” 13
1.2.3 Khái niệm ”Nghiên cứu khoa học” 15
1.2.4 Khái niệm năng lực nghiên cứu khoa học 16
1.2.5 Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên 19
1.3 Khung nghiên cứu năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên: 23
Tiểu kết chương 1 25
CHƯƠNG 2PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1 Bối cảnh nghiên cứu 26
2.1.1 Lịch sử hình thành 26
2.1.2 Sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu chiến lược phát triển nhà trường 27
2.1.3 Mục tiêu chiến lược 28
2.1.4 Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên: 29
Trang 72.2 Mẫu khảo sát: 31
2.3 Quy trình nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí: 31
2.4 Phương pháp nghiên cứu 32
2.4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: 32
2.4.2 Phương pháp điều tra khảo sát 33
2.4.3 Phương pháp chuyên gia 33
2.4.4 Phương pháp thảo luận nhóm 34
2.5 Hình thành các tiêu chí, xây dựng các chỉ báo và thang đo 34
2.5.1 Nội dung những chỉ báo: 35
2.5.2 Thang đo 37
2.6 Thử nghiệm và hoàn thiện phiếu khảo sát 37
2.6.1 Thiết kế phiếu khảo sát: 37
2.6.2.Cách thức tiến hành thử phiếu: 38
Tiểu kết chương 2 41
CHƯƠNG 3KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42
3.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu 42
3.1.1.Đặc điểm về chuyên ngành đào tạo của mẫu nghiên cứu 42
3.1.2 Năm học của mẫu nghiên cứu 42
3.1.3 Sinh viên tham gia học phần Phương pháp NCKH 43
3.1.4 Hình thức tham gia nghiên cứu khoa học 44
3.1.5 Yếu tố tác động sinh viên tham gia NCKH: 44
3.2 Độ tin cậy của bảng hỏi: 44
3.2.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho tiêu chí “Say mê nghiên cứu khoa học” 45 3.2.2 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho nhân tố “Kiên trì theo đuổi NCKH” 46
3.2.3 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho nhân tố “Lý thuyết chuyên ngành và kiến thức nghiên cứu khoa học” 46
3.2.4 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho tiêu chí “Kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học” 47
Trang 83.2.5 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho tiêu chí “Kỹ năng thiết kế nghiên cứu
khoa học” 48
3.2.6 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho tiêu chí “Kỹ năng thu thập và xử lý số liệu” 49
3.2.7 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho tiêu chí “Kỹ năng báo cáo kết quả nghiên cứu” 50
3.2.8 Đánh giá thang đo theo mô hình Rash: 51
3.3.Phân tích nhân tố khám phá – EFA 54
3.5 Phân tích hồi quy bội 58
3.5.1 Phân tích hệ số tương quan 58
3.5.2 Kiểm định mô hình hồi quy bội và các giả thuyết nghiên cứu 59
3.6 Đánh giá của sinh viên về năng lực nghiên cứu khoa học 62
3.6.1 Thái độ đối với việc NCKH của sinh viên 62
3.6.2 Tri thức về nghiên cứu khoa học của sinh viên: 63
3.6.3: Kỹ năng NCKH của sinh viên: 66
3.7 Kiểm định sự khác biệt theo các biến định tính 70
3.7.1 Kiểm định sự khác biệt theo việc đã được học qua phương pháp NCKH hay chưa 70
3.7.2 Kiểm định sự khác biệt theo việc đã từng tham gia hoạt động tự NCKH hay chưa 71
3.8 Các yêu tố ảnh hưởng đến năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên 72
3.8.1 Các nhân tố xuất phát từ phía sinh viên 72
3.8.2 Các yếu tố xuất phát từ giảng viên: 73
3.8.3 Các yếu tố xuất phát từ môi trường học tập, nghiên cứu 74
KẾT LUẬN 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
PHỤ LỤC 81
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học tại trường 30
Đại học Công nghiệp 30
Bảng 2.2: Số lượng sinh viên tham gia và kết quả nghiệm thu đề tài 30
NCKH trong 5 năm gần đây 30
Bảng 2.3: Danh sách và số lượng sinh viên được khảo sát 31
Bảng 2.4: Xây dựng các tiêu chí đánh giá 35
Bảng 2.5: Độ tin cậy của từng nhóm tiêu chí 39
Bảng 3.1: Kiểm định Cronbach’s Alpha cho tiêu chí “Say mê nghiên cứu khoa học” 45
Bảng 3.2: Kiểm định Cronbach’s Alpha cho tiêu chí “Kiên trì theo đuổi NCKH” 46
Bảng 3.3: Kiểm định Cronbach’s Alpha cho tiêu chí “Lý thuyết chuyên ngành và kiến thức nghiên cứu khoa học” – lần 1 46
Bảng 3.4: Kiểm định Cronbach’s Alpha cho tiêu chí “Lý thuyết chuyên ngành và kiến thức nghiên cứu khoa học”- lần 2 47
Bảng 3.5: Kiểm định Cronbach’s Alpha cho tiêu chí “Kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học”- lần 1 47
Bảng 3.6: Kiểm định Cronbach’s Alpha cho tiêu chí “Kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học” - lần 2 48
Bảng 3.7: Kiểm định Cronbach’s Alpha cho tiêu chí “Kỹ năng thiết kế 48
nghiên cứu khoa học” 48
Bảng 3.8: Kiểm định Cronbach’s Alpha cho tiêu chí “Kỹ năng thu thập và xử lý số liệu”- lần 1 49
Bảng 3.9: Kiểm định Cronbach’s Alpha cho tiêu chí “Kỹ năng thu thập và xử lý số liệu”- lần 2 49
Bảng 3.10: Kiểm định Cronbach’s Alpha cho tiêu chí “Kỹ năng thu thập và xử lý số liệu”- lần 3 50
Trang 10Bảng 3.11: Kiểm định Cronbach’s Alpha cho tiêu chí “Báo cáo kết quả
nghiên cứu” 50
Bảng 3.12: Kiểm định KMO và Bartlet’s Test của các biến độc lập 54
Bảng 3.13: Tổng phương sai trích 54
Bảng 3.14: Ma trận nhân tố xoay 56
Bảng 3.16: Ma trận hệ số tương quan Pearson 59
Bảng 3.17: Tóm tắt mô hình hồi quy 59
Bảng 3.18: Phân tích phương sai ANOVA 60
Bảng 3.19: Kết quả mô hình hồi quy đa biến 60
Bảng 3.20: Thái độ của sinh viên với NCKH 62
Bảng 3.21:Lý thuyết chuyên ngành và kiến thức nghiên cứu khoa học 63
Bảng 3.22: Kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học 64
Bảng 3.23: Kỹ năng thiết kế nghiên cứu khoa học 66
Bảng 3.24: Kỹ năng thu thập, xử lý dữ liệu của sinh viên 67
Bảng 3.25: Kỹ năng báo cáo kết quả nghiên cứu 69
Bảng 3.26: Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai theo việc đã được học qua phương pháp NCKH hay chưa 70
Bảng 3.27: Kết quả ANOVA theo việc đã được học qua phương pháp 70
NCKH hay chưa 70
Bảng 3.28: Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai theo việc đã từng tham gia hoạt động tự NCKH hay chưa 71
Bảng 3.29: Kết quả thống kê Tamhane’s T2 theo việc đã từng tham gia hoạt động tự NCKH hay chưa 71
Bảng 3.30: Sinh viên tự đánh giá ý nghĩa việc tham gia NCKH với bản thân 72
Bảng 3.31: Yếu tố ảnh hưởng đến năng lực NCKH 72
Bảng 3.32: Các yếu tố từ giảng viên ảnh hưởng đến việc hinh thành năng lực NCKH 73
Bảng 3.33: Các yếu tố từ môi trường học tập, nghiên cứu 74
Trang 11DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Cấu trúc năng lực (Đặng Thành Hưng,2010) 14
Sơ đồ 2.2: Khung nghiên cứu năng lực NCKH 24
Sơ đồ 2.3: Qui trình nghiên cứu 32
Trang 12DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Chuyên ngành đào tạo 42
Biểu đồ 3.2: Năm học của sinh viên tham gia NCKH 43
Biểu đồ 3.3: Sinh viên tham gia học phần PP NCKH 43
Biểu đồ 3.4: Hình thức sinh viên đã tham gia NCKH 44
Biểu đồ 3.5: Yếu tố tác động sinh viên tham gia NCKH 44
Biểu đồ 3.6: Phân bố câu trả lời theo mức đánh giá 52
Biểu đồ 3.7: Đánh giá chung về thái độ của sinh viên với NCKH 62
Biểu đồ 3.8: Đánh giá chung về mức độ nắm lý thuyết chuyên ngành và kiến thức nghiên cứu khoa học 63
Biểu đồ 3.9:Đánh giá chung về mức độ nắm kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học 65
Biểu đồ 3.10: Đánh giá chung về kỹ năng thiết kế nghiên cứu khoa học 66
Biểu đồ 3.11: Đánh giá chung về kỹ năng thu thập, xử lý dữ liệu của sinh viên 68 Biểu đồ 3.12: Đánh giá chung về kỹ năng báo cáo kết quả NCKH của sinh viên 69
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thế giới ngày càng thay đổi và phát triển rất nhanh chóng về mọi mặt, phát triển kinh tế xã hội gắn liền với sự phát triển khoa học công nghệ kỹ thuật, chính vì vậy nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu khoa học của sinh viên đại học 3 nâng cao chất lượng đào tạo; Tiếp cận và vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học; Giải quyết một số vấn đề khoa học và thực tiễn
Chính vì vậy mà hiện nay ngoài việc học tập, tham gia hình thức nghiên cứu khoa học trên lớp thì tất cả các cơ sở giáo dục đại học trong cả nước đều khuyến khích, tổ chức cho sinh viên tham gia vào nghiên cứu khoa học ở mức độ cấp trường, cấp quốc gia, với sự tham gia đánh giá của hội đồng khoa học uy tín, nhưng thực tế hiện nay để đánh giá, nghiệm thu đề tài của sinh viên chúng ta chỉ đưa ra nhưng tiêu chí chung như: Tổng quan tình hình nghiên cứu; Ý tưởng đề tài và cách tiếp cận; Mục tiêu đề tài; Phương pháp nghiên cứu; Kết quả nghiên cứu; Hình thức trình bày; Có công bố khoa học, tập trung chủ yếu vào đề tài báo cáo mà chưa đưa ra các tiêu chí đánh giá
cụ thể hơn về năng lực nghiên cứu khoa học mà sinh viên hình thành được sau quá trình tham gia nghiên cứu Cần phải xác định mục tiêu chính của nghiên cứu khoa học ở bậc đại học là trang bị cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng nghiên cứu khoa học độc lập để hỗ trợ cho hoạt động học tập và hình thành năng lực nghiên cứu khoa học chuẩn bị cho các công việc thật sau khi tốt nghiệp, điều đó có lợi ích cao hơn đối với sinh viên và góp phần tạo động
lực cho sinh viên tham gia vào nghiên cứu khoa học
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội với sứ mạng là cung cấp dịch vụ
giáo dục đào tạo, khoa học – công nghệ chất lượng cao, nhiều ngành, nhiều loại hình và là môi trường học tập thuận lợi tạo cơ hội tiệp cận cho mọi đối tượng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập
Trang 14quốc tế, đã xác định công việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ
cơ bản của giảng viên và sinh viên Nhà trường đã chú trọng tạo điều kiện, khuyến khích sinh viên phát triển nghiên cứu khoa học, nhưng cũng như các
cơ sở giáo dục đại học khác hội đồng khoa học nhà trường cũng đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học theo tiêu chí chung đã được ban hành theo thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường cũng chưa xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể về năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên ở các mặt nhận thức, thái độ, kỹ năng sau khi tham gia nghiên cứu khoa học cấp
trường.Chính vì lí do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu “Xây dựng các tiêu chí
đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học cấp trường – Nghiên cứu trường hợp tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội”
Thông qua việc nghiên cứu này có thể có được một bộ tiêu chí đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học phù hợp cho sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học cấp trường, từ đó có thể đánh giá được năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên góp phần tạo điều kiện khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học giúp các em có hành trang kiến thức, kĩ năng vững vàng trong cuộc sống
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích nghiên cứu cơ sở khoa học để xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường của trường Đại học Công nghiệp
3 Câu hỏi nghiên cứu
- Năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên được hình thành dựa trên những yếu tố nào?
- Năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học cấp trường có thể được đánh giá bằng những tiêu chí nào?
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Sinh viên tham gia hội nghị khoa học trường Đại học Công nghiệp Hà Nội năm học 2016-2017
Trang 15- Đối tượng nghiên cứu: cơ sở khoa học và bộ tiêu chí đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm đọc các đề tài nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
6 Phạm vi, thời gian khảo sát
- Phạm vi nghiên cứu: Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Giới hạn về nội dung: Đề xuất, xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường
- Giới hạn về thời gian: dự kiến sẽ nghiên cứu trong 9 tháng từ tháng 1 /2016 đến 10/2017
- Giới hạn về không gian: Nghiên cứu tại hội nghị khoa học sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
7 Kết cấu luận văn
1 Mở đầu
2 Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan
3 Chương 2: Phương pháp và tổ chức nghiên cứu
4 Chương 3: Kết quả nghiên cứu
5 Kết luận
Trang 16CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Hiện nay khi các chương trình nghiên cứu khoa học của sinh viên ngày càng phát triển thì sự cần thiết phải đánh giá và đánh giá quá trình đánh giá cũng phát triển Việc đánh giá là cần thiết để xác nhận kết quả đạt được sau một quá trình học tập, nghiên cứu Có nhiều hướng nghiên cứu về vấn đền nghiên cứu khoa học của sinh viên, một trong những vấn đề cần được nghiên cứu là đánh giá kết quả sinh viên thu được cho bản thân, hay năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên được hình thành sau khi tham gia vào quá trình nghiên cứu khoa học
1.1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước:
Năm 1972, P.T.Prikhodko trong tác phẩm “Tổ chức và phương pháp công tác nghiên cứu khoa học” đã giới thiệu những nét đặc trưng cơ bản trong hoạt động NCKH của sinh viên, tác giả đánh giá tầm quan trọng của việc tổ chức cho sinh viên làm niên luận, khóa luận tốt nghiệp, coi đây là hình thức tập dượt nghiên cứu khoa học, nhờ đó mà sinh viên có khả năng tự học suốt đời.(dẫn theo Nguyễn Thị Mai Trang, 2013) [19]
Năm 1996, tác giả Brian Allison trong cuốn “Research skills for student
- National institute of eduacation” đã đưa ra cho sinh viên những lý thuyết về nghiên cứu khoa học, cung cấp kỹ năng tiến hành một cuộc điều tra, thiết kế một bảng hỏi và những kỹ thuật khi sử dụng phương pháp phỏng vấn.(dẫn theo Nguyễn Thị Mai Trang, 2013) [19]
Trong nghiên cứu của mình tác giả Kremer và Bringle (1990) đã đánh giá kết quả của nghiên cứu khoa học của sinh bằng cách điều tra số lượng sinh viên đã tham gia nghiên cứu khoa học tiếp tục theo học chương trình sau đại học, đánh giá qua số lượng các bài thuyết trình tại hội nghị, các bài báo được đăng cùng là đồng tác giả, và các báo cáo chuyên đề của sinh viên khi thực
Trang 17tập Những biện pháp này chắc chắn là chỉ báo quan trọng cho sự thành công lâu dài trong việc nghiên cứu khoa học của sinh viên Tuy nhiên, những chỉ báo đó không có nhiều giá trị để đánh giá được mức độ kiến thức sinh viên thu được sau khi tham gia nghiên cứu khoa học (Blockus, Kardash, Blair, và Wallace, 1997), hay nhận thức của sinh viên về những gì họ đã học được như
là kết quả thu được sau khi tham gia nghiên cứu khoa học [22] Hiện nay tại Việt Nam cũng chưa có nhiều công trình nghiên cứu theo hướng điều tra sau khi sinh viên tốt nghiệp vì số lượng tham gia nghiên cứu khoa học không nhiều và cần mất thời gian để thu thập thông tin, dữ liệu
Kardash (2000) đã nghiên cứuvà đưa ra một danh sách bao gồm mười bốn kỹ năng nghiên cứu khoa học và yêu cầu học sinh tự đánh giá mức độ kỹ năng của họ trước và sau khi tham gia nghiên cứu khoa học Mặc dù theo ông các kỹ năng đều được đánh giá là được nâng cao hơn so với trước và sau khi tham gia NCKH, nhưng có sự phát triển vượt trội ở những kỹ năng mà Kardash gọi là kỹ năng “bậc thấp” như kỹ năng thuyết trình hoặc quan sát và thu thập dữ liệu, trong khi các kỹ năng “bậc cao” như phát triển câu hỏi nghiên cứu, đặt giả thuyết nghiên cứu, phát triển công cụ nghiên cứu lại không được nâng cao hơn so kỳ vọng [22]
Tác giả Rauckhorst và Czaja (2002) tại Đại học Miami đã không dựa vào các kỹ năng cụ thể như Kardash đã làm, các nhà nghiên cứu dựa vào mô hình về quá trình phát triển trí tuệ,các mô hình này có đặc điểm chung là chiara một số giai đoạn.Theo lý thuyết Baxter – Magolda(M.B.BaxterMagolda, Knowing and reasoning in college:Gender-related patterns in students’ intellectual development, Jossey-Bass, San Francisco, 1992) –lúcsinh viên bắt đầu vào đại học, mức độ trí tuệ của họ thấp hơn rất nhiều so với những gì ta hình dung, và trong quá trình học tập ở hiện tại, trí tuệ của họ cũng không phát triển đến mức độ mà ta hy vọng Mô hình Baxter Magolda cũng tương tự như mô hình của Perry (.W G., Jr Perry, Forms of intellectual and ethical development in the college years: A scheme
Trang 18Holt, Rinehart &Winston, New York, 1968).Theo Perry, giai đoạn cuối của quá trình phát triển trí tuệ không phải là bước nhảy vọt về mức độ phức tạp của trí tuệ, mà đúng hơn là cách tiếp cận vấn đề; áp dụng tất cả những kiến thức thu lượm được trong giai đoạn tương đối hóa để đưa ra những lựa chọn hay những quyết định dựa trên những phân tích và tư duy phản biện Rauckhorst và Czaja chỉ ra rằng có khoảng một phần ba trong số sinh viên tham gia nghiên cứu ở bậc đại học có sự tiến bộ vượt bậc về suy nghĩ độc lập, trong khi không có nhân tố nào trong nhóm kỹ năng được so sánh biểu hiện rõ ràng sự thay đổi này Trong giai đoạn suy nghĩ độc lập, kiến thức chưa được tiếp nhận rõ ràng và mỗi người đều có quan điểm cá nhân bảo vệ ý kiến của mình, và ở giai đoạn này chú trọng vào suy nghĩ độc lập, những suy nghĩ này
đã được họ phân tích và đánh giá một cách nghiêm túc Nó giống như giai đoạn tương đối hóa của Perry Đây là một kết quả quan trọng bởi vì một vài nghiên cứu đã cố gắng để kiểm tra những kết quả có giá trị về mặt phát triển trí tuệ sau qua trình tham gia nghiên cứu khoa học [22]
Đại học Griffith cho phát hành cuốn sổ tay “Graduate Attributes Research Skills Toolkit” Bộ công cụ được phát triển bởi các thành viên của
dự án thuộc Đại học Griffith được dành chủ yếu cho đội ngũ giảng viên Cuốn
sổ cung cấp một cái nhìn tổng quan về một số vấn đề chính liên quan đến việc phát triển kỹ năng của sinh viên trong quá trình học tập Trong quyển sách chứa đựng nhiều thông tin được tổng hợp từ nhiều tài liệu và thực tế hiện nay đang tồn tại trong các trường đại học trên thế giới và bao gồm rất nhiều tài liệu tham khảo và các liên kết đến các tài nguyên hữu ích Quyển sách kết hợp các quan điểm của các giảng viên, học sinh, sinh viên tốt nghiệp và sử dụng lao động về các kỹ năng học áp dụng bởi Đại học Griffith: Khả năng sử dụng kiến thức và kỹ năng để đưa ra giải pháp cho những vấn đề quen thuộc; Khả năng phân tích và phê bình phù hợp với các môn học của sinh viên (ví dụ thu thập phân tích và diễn giải dữ liệu và thông tin, tạo ra và kiểm tra giả thiết, tổng hợp và sắp xếp các thông tin); Kiến thức về các phương pháp
Trang 19nghiên cứu trong lĩnh vực của họ và khả năng để giải thích kết quả; Khả năng tạo ra những ý tưởng / sản phẩm / công trình nghệ thuật / phương pháp / cách tiếp cận / những quan điểm cho phù hợp với nguyên tắc [24]
Qua một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài mà tác giả tiếp cận được cho thấy, các tác giả không chỉ quan tâm về phương diện phương pháp luận mà còn đặc biệt quan tâm đến các vấn đề về tổ chức, kỹ năng cụ thể cần được huấn luyện, trang bị cho sinh viên khi tiến hành nghiên cứu khoa học và
cả kỹ năng mà sinh viên thu được sau quá trình nghiên cứu khoa học
1.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Vấn đề nghiên cứu khoa học của sinh viên được chú trọng và được nghiên cứu dưới nhiều góc độ về xã hội học, tâm lý học, quản lý, thực trạng
và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng nghiên cứu khoa học Các nhà nghiên cứu đã nhận định được vấn đề sinh viên nghiên cứu khoa học
là điều kiện để biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo, là cơ hội để sinh viên vận dụng kiến thức lý thuyết vào giải quyết vấn đề thực tiễn, hình thành kĩ năng nghiên cứu độc lập cơ bản
Nhiều tác giả, các nhà khoa học đã viết giáo trình hướng dẫn sinh
viên đại học, cao đẳng nghiên cứu khoa học dưới các tiêu đề “Phương pháp
luận nghiên cứu khoa học”, “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục” của Phạm Viết Vượng; “Phương pháp luận nghiên cứu học tập - nghiên cứu” của Nguyễn Văn Lê; “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học” của Vũ
Cao Đàm; với mục đích cung cấp cho sinh viên cơ sở kiến thức lý thuyết, nền tảng để làm tiền đề cho sinh viên thực hành nghiên cứu Đây là kiến thức căn bản cần thiết trang bị cho sinh viên, để sinh viên có tri thức tổng quan, có
cơ sở lý thuyết để thực hiện các nghiên cứu khoa học của mình từ việc viết tiểu luận, bài tập lớn cho đến đề tài nghiên cứu khoa học, khoá luận tốt nghiệp
và có thể phát triển cho công việc, học tập nghiên cứu về sau
Tác giả Trần Thanh Ái (2014), trong bài báo "Cần phải làm gìđể phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục", tác giả đã phân tích yếu tố cấu
Trang 20thành năng lực nghiên cứu khoa học, và những điều kiện khách quan thuộc về phương diện tổ chức – quản lýđể năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên phát triển [3]
Đối với việc vấn đề nghiên cứu thực trạng quản lý và giải pháp nâng cao hoạt động nghiên cứu khoa học thì tác giả tiếp cận được đề tài “Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội” do tác giả Nguyễn Quang Huy, nghiên cứu đã đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Điện trường Đại học công nghiệp Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Ở lĩnh vực này, tác giả Dương Thị Thoan (2013) đã tiến hành thử nghiệm trên sinh viên Trường Đại học Hồng Đức bằng cách tổ chức rèn luyện nâng cao kỹ năng NCKH cho sinh viên theo quy trình hình thành kỹ năng của X.I Kixegov Kết quả cho thấy, “các sinh viên tham gia thử nghiệm
có mức độ kỹ năng NCKH tương đối cao và tổ chức rèn luyện kỹ năng NCKH theo quy trình hình thành kỹ năng là biện pháp có hiệu quả”[15]
Đặng Thị Vân (2006) trong nghiên cứu của mình đã đưa ra kết luận sinh viên trường Đại học Nông nghiệp I tham gia NCKH chủ yếu ở các hình thức đơn giản, mang tính bắt buộc còn các hình thức phức tạp, đòi hỏi tinh thần tự nguyên, đam mê chưa được quan tâm đúng mức Qua khảo sát tác giả cũng phát hiện ra rằng trong quá trình học tập sinh viên bỏ nhiều công sức để
“học thuộc bài” hơn là nghiên cứu, tìm tòi và phát triển kiến thức [20] Đây cũng là thực trạng chung hiện nay khi mà chương trình học chưa có nhiều thay đổi, đột phá, kết quả học tập vẫn mang nặng tính lý thuyết
Tác giả Phạm Thị Thu Hoa (2007) trong nghiên cứu của mình đã phát hiện ra rằng học viên sau đại học của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội được đánh giá là “có kỹ năng NCKH đạt
ở mức B – mức biết làm nhưng thực hiện các công việc và các thao tác còn lúng túng” Và kiến thức về NCKH là một trong những yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển kỹ năng NCKH của sinh viên [8]
Trang 21Đề tài “Nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đaị học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Thực trạng - Nguyên nhân - Giải pháp” của tác giả Trần Xuân Hồng (2007) đưa ra được kết luận rằng nghiên cứu khoa học trong trường đại học là một trong những tiêu chuẩn quan trọng đánh giá chất lượng đào tạo Hoạt động này ngày càng quan trọng hơn và cần phải gắn với nhu cầu xã hội Tuy nhiên hiện nay hoạt động nghiên cứu khoa học trong trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn mới chỉ được coi là hoạt động phụ trợ cho hoạt động học tập Tỷ lệ sinh viên tham gia tăng theo từng khóa, chủ yếu tập trung vào các hình thức nghiên cứu có yếu tố bắt buộc và liên quan đến chương trình đào tạo [9] Đây cũng là thực trạng chung hiện nay của các trường đại học, mặc dù đã xác định được tầm quan trọng của việc NCKH của sinh viên nhưng việc tham gia NCKH là không bắt buộc, học phần phương pháp nghiên cứu khoa học đối với một số chuyên ngành là môn bắt buộc, còn đối với các ngành khác chỉ là môn lựa chọn, sinh viên không thường xuyên được trau dồi, rèn luyện kĩ năng NCKH
Trong nghiên cứu “Thực trạng kỹ năng của nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội” của tác giả Nguyễn Xuân Thức (2012) cho rằng kỹ năng nghiên cứu khoa học là sự vận dụng tri thức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong hoạt động học tập tại nhà trường Kết quả điều tra trên 136 sinh viên sư phạm cho thấy: Kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên sư phạm ở mức độ trung bình Thứ bậc mức độ hiểu biết và thành thạo các kỹ năng nghiên cứu khoa học: Thứ nhất – kỹ năng nghiên cứu thuộc giai đoạn viết báo cáo khoa học và bảo vệ đề tài; Thứ hai –
Kỹ năng nghiên cứu thuộc giai đoạn thu thập và xử lý thông tin và thứ ba – các
kỹ năng nghiên cứu thuộc giai đoạn chuẩn bị Mức độ kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Xã hội cao hơn khoa Tự nhiên Có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến nghiên cứu khoa học của sinh viên sư phạm, trong đó yếu tố khách quan được đánh giá là có ảnh hưởng nhiều hơn.[9]
Trang 22Tác giả Lê Thi Hồng Hạnh(2015) trong đề tài nghiên cứu ”Năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên” với đối tượng khảo sát là sinh viên Trường Đại học An Giang cũng đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học với 3 thành tố là (1) Năng lực ”hiểu” về NCKH; (2) Năng lực ”cảm” đối với NCKH; (3) Năng lực ”làm” NCKH và 2 yếu tố ảnh hưởng đến NLNCKH là yếu tố bên trong bản thân sinh viên và yêu tố bên ngoài giảng viên và nhà trường Đề tài nghiên cứu của tác giả tập trung vào học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học, nghiên cứu sâu với phạm vi sinh viên toàn trường, và nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Kết quả nghiên cứu của đề tài chỉ ra rằng sinh viên đại học có năng lực NCKH nhưng vẫn còn hạn chế
Ở năng lực hiểu, sinh viên đại học đạt ở mức “hiểu” với trị trung bình đại diện là 2,63 Tuy nhiên chỉ có 20% sinh viên đại học có thể vận dụng được kiến thức về NCKH vào thực tế và chỉ có khoảng 55% sinh viên rất tin tưởng và tin tưởng vào năng lực NCKH của bản thân Điều này cho thấy đa số sinh viên đại học chưa có khả năng vận dụng kiến thức đã học để nghiên cứu Riêng với năng lực làm, sinh viên đại học đạt được ở mức khá (với trị trung bình 2,9) nhưng khi xét cụ thể thì cũng chỉ có khoảng gần 60% SV thực hiện được đề tài NCKH đạt mức khá, tốt và xuất sắc Các kiểm định trong nghiên cứu cũng cho biết sinh viên có năng lực cảm tốt về NCKH thì thường có hứng thú trong học tập và thực hiện NCKH[11]
Qua các tài liệu và công trình nghiên cứu trong và ngoài nước mà tác giả tiếp cận được có thể nhận thấy tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học đối với sinh viên, các tác giả rất quan tâm tới các vấn đề về phương pháp luận
và phương pháp, kỹ thuật và thủ tục tổ chức quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên Các đề tài nghiên cứucũng chưa tập trung nghiên cứu riêng đến đối tượng là sinh viên tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, hơn nữa việc đánh giá mới chỉ tập trung đến các tiêu chí chung như đã nêu ở trên mà chưa cụ thể hóa theo từng tiêu chuẩn và tiêu chí cụ thể nhằm giúp sinh viên và giảng viên đánh giá đúng được năng lực nghiên cứu khoa
Trang 23học của sinh viên khi tham gia nghiên cứu khoa học, từ đó có cơ sở đánh giá được năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên đạt được ở mức độ nào, đưa
ra những biện pháp cụ thể bồi dưỡng, tạo điều kiện cho năng lực nghiên cứu khoa học được phát triển có lợi ích lâu dài cho sinh viên
1.2 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.2.1 Khái niệm “Tiêu chí”, “Đánh giá”
1.2.1.1 Khái niệm tiêu chí
Theo CHEA (2001), tiêu chí là chuẩn mực để kiểm định hoặc xác nhận một trường đại học hoặc một chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn kiểm định Như vậy, CHEA đã sử dụng chuẩn mực và tiêu chí như những từ đồng nghĩa
Theo Johnes & Tayler (1990), “tiêu chí” được xem như những điểm kiểm soát và là chuẩn để đánh giá chất lượng đầu vào và quá trình đào tạo
Theo tác giả Phạm Xuân Thanh, Nguyễn Kim Dung (2003), chưa có sự khác biệt rõ ràng giữa chuẩn mực và tiêu chí, đôi khi tiêu chí được sử dụng như những yêu cầu cụ thể hơn so với chuẩn mực Vì vậy, nhiều người vẫn quan niệm rằng tiêu chí nằm trong chuẩn mực hay mỗi chuẩn mực có một hay nhiều tiêu chí Theo tác giả tiêu chí là “sự cụ thể hóa của chuẩn mực, chỉ ra căn cứ để đánh giá chất lượng”[7]
Theo tác giả Trần Bích Liễu (2007), tiêu chí (Criterion) là những chỉ dẫn, các nguyên tắc, các tính chất hay đơn vị đo để đánh giá chất lượng thực hiện của học sinh/ sinh viên Các tiêu chí là cái mà chúng ta dùng để đo giá trị của các câu trả lời, các sản phẩm hay hoạt động của học sinh/ sinh viên Chúng có thể là tổng quát, toàn thể hay đặc trưng Theo định nghĩa này thì tiêu chí là căn cứ để đo các giá trị sản phẩm, hoạt động hay kinh nghiệm của sinh viên đạt được Mục đích của việc đo lường này là sự thực hiện hay kết quả học tập của người học trong mối liên hệ so sánh với các tiêu chí cụ thể.[8]
Trong nghiên cứu của mình, tác giả xác định định nghĩa về tiêu chí của tác giả Trần Bích Liễu là phù hợp với nghiên cứu của mình
Trang 241.2.1.2 Khái niệm “Đánh giá”
Theo nghiên cứu của tác giả Bùi Phương Lan ở nhiều tài liệu “ assessment” và “evaluation” được sử dụng như hai từ đồng nghĩa, được hiểu
là đánh giá và có thể thay thế cho nhau Trong một số tài liệu tác giả tham khảo được“assessment” được dùng với nghĩa “đánh giá kết quả học tập của người học”, còn “evaluation” được dùng đểđánh giá chất lượng đào tạo, giáo dục của nhà trường [12]
Theo Lâm Quang Thiệp Đánh giá (evaluation) là khả năng xác định giá trị của tài liệu, phán quyết về những tranh luận, bất đồng ý kiến Việc đánh giá dựa trên các tiêu chí nhất định Đó là các tiêu chí bên trong (cách tổ chức) hoặc các tiêu chí bên ngoài (phù hợp với mục đích) và người đánh giá phải tự xác định, xây dựng hoặc được cung cấp các tiêu chí để đánh giá Hành vi ở mức độ này cao hơn so với tất cả các mức độ hiểu, biết, áp dụng, phân tích, tổng hợp và cũng bao gồm các mức độ khó
Theo tác giá Phạm Xuân Thanh (2007), đánh giá là một quá trình bao gồm:
- Chuẩn bị một kế hoạch;
- Thu thập, phân tích thông tin và thu được kết quả;
- Chuyển giao kết quả thu được đến những người liên quan để họ tìm hiểu về đối tượng đánh giá hoặc giúp người có thẩm quyền đưa ra các nhận định hay các quyết định liên quan đến đối tượng đánh giá.[12]
Dựa trên những khái niệm, quan điểm trên có thể cho chúng ta thấy đánh giá nhấn mạnh đến sự phù hợp giữa mục tiêu đặt ra với kết quả thực hiện Để đưa ra nhận định, nhận xét đúng về giá trị của sự vật, hiện tượng, con người chúng ta phải dựa vào những căn cứ được xác định theo mục đích đặt ra từ trước Khi đã có căn cứ để đánh giá, chúng ta sẽ dựa trên căn cứ đó
để thu thập thông tin của đối tượng nghiên cứu, đưa ra những phân tích đối chiếu với căn cứ để có kết luận, đánh giá phù hợp
Theo tác giả Owen và Roger (1999): đánh giá là việc thu thập thông tin một cách hệ thống và đưa ra những nhận định dựa trên cơ sở các thông tin thu được Qui trình đánh giá có thể bao gồm những bước sau:
Trang 25- Xây dựng các tiêu chí đánh giá (xem xét sự vật, hiện tượng dưới những góc độ nào để có được đầy đủ thông tin về đối tượng đánh giá);
- Xây dựng các chuẩn mực (mong muốn, yêu cầu đối tượng đánh giá phải đạt được cái gì, ở mức độ nào);
- Đo lường các thuộc tính của đối tượng đánh giá theo tiêu chí và đối chiếu với các chuẩn mực;
- Tổng hợp và tích hợp các bằng chứng thu được để đưa ra những nhận định chuẩn xác [12]
Trong nghiên cứu của mình tác giả sử dụng khái niệm “đánh giá” của hai tác giả Owen và Roger (1999), tuy nhiên tác giả chỉ mới dừng lại ở việc nghiên cứu đề xuất các tiêu chí đánh giá
1.2.2 Khái niệm “Năng lực”
Những năm gần đây “năng lực” là đề tài nhận được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu vì vậy nên có rất nhiều định nghĩa, cách tiếp cận khác nhau về khái niệm năng lực Trong tâm lý học, năng lực rất được quan tâm nghiên cứu.Theo quan điểm của tâm lý học mác xít, năng lực của con người gắn liền với quá trình hoạt động của chính họ, thông qua hoạt động mới dầ hình thành năng lực Nói một cách khái quát theo tác giả Đặng Thành Hưng (2010) thì
“Năng lực (competency) là tổ hợp những hành động vật chất và tinh thần tương ứng với dạng hoạt động nhất định dựa vào những thuộc tính cá nhân (sinh học, tâm lý và giá trị xã hội) được thực hiện tự giác và dẫn đến kết quả phù hợp với trình độ thực tế của hoạt động Năng lực có cấu trúc phức tạp, song những thành tố cơ bản của nó chỉ gồm tri thức, kỹ năng và hành vi biểu cảm (thái độ)” Tác giả Đặng Thành Hưng thể hiện các dạng năng lực nói trên thành sơ đồ cấu trúc năng lực như sau:
Trang 26Sơ đồ 1.1: Cấu trúc năng lực (Đặng Thành Hưng,2010)
Theo tác giả Nguyễn Công Khanh (2013) trong lĩnh vực giáo dục năng lực của người học cũng được xem là “khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống”
Một cách cụ thể hơn, chương trình giáo dục phổ thông của Quebec – Canada cho rằng “năng lực là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức tạp của hoạt động trong bối cảnh nhất định”
Vì vậy, năng lực cần được chú trọng đào tạo và rèn luyện trong toàn bộ năng lực của người học
Tổng kết lại, các quan điểm trên đều xem xét năng lực là tổng hòa của kiến thức, kỹ năng và thái độ Tuy nhiên chỉ có kiến thức, kỹ năng và thái độ không thì chưa phải là năng lực, mà năng lực chỉ được hình thành khi liên kết các thành tố nàyđể hoạt động thực hiện một nhiệm vụ cụ thể
Trong luận văn này tác giả thống nhất với quan niệm của tác giả Lê Thị
Hồng Hạnh trong việc xác định khái niệm năng lực như sau: Năng lực là khả
năng vận dụng kiến thức, kỹ năng và thái độ kinh nghiệm để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trong thực tiễn.[11]
Kĩ năng – Kĩ xảo
Năng lực cảm Tình cảm – Giá trị
Trang 271.2.3 Khái niệm ”Nghiên cứu khoa học”
Theo tác giả Nguyễn Văn Tuấn (2011) nghiên cứu khoa học là "một hoạt động của con người nhằm mở rộng tri thức qua các phương pháp khoa học" , điều này có thể được hiểu rằng NCKH là một hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm Thông qua việc NCKH chúng ta có thể chứng minh, phát hiện, sáng tạo ra bản chất sự việc mới, phương pháp, kiến thức mới có giá trị cao hơn có ý nghĩa góp phần vào sự phát triển của xã hội.Chúng ta muốn làm NCKH tốt ngoài việc phải có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực nghiên cứu còn phải có sự đam mê và luôn luôn được rèn luyện cách làm việc độc lập, tự lực, có phương pháp ngay từ lúc ngồi trên ghế nhà trường
Tác giả Phạm Viết Vượng trong giáo trình “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học” đã nhận định: “Nghiên cứu khoa học là quá trình khám phá bằng cách tác động vào các đối tượng, làm cho nó bộc lộ bản chất của mình
và kết quả tác động đó cho ta tri thức về đối tượng”
Đối với sinh viên, hoạt động NCKH thường được bắt đầu từ hoạt động tái tạo và thường trải qua hàng loạt các giai đoạn khác nhau Mức độ cao của tính tích cực sáng tạo của sinh viên thể hiện ở việc họ biết tự đặt vấn đề một cách độc lập, tự tìm cách giải quyết vấn đề và lựa chọn phương án tối ưu [11]
Khi tiến hành thực hiện nghiên cứu khoa học, sinh viên sẽ có điều kiện
để tiếp cận với các đề tài ở quy mô nhỏ, cùng với sự hướng dẫn của giảng viên, sinh viên sẽ bắt đầu định hình được cách thức, quy trình để thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học chất lượng, hiệu quả Không chỉ vậy, hoạt động nghiên cứu khoa học còn góp phần phát huy tính năng động, sáng tạo; khả năng tư duy độc lập, tự học hỏi của sinh viên Đối với mỗi sinh viên, những kỹ năng này không chỉ quan trọng trong quãng thời gian học tập tại giảng đường mà còn theo sát họ trong suốt quãng thời gian làm việc sau này
Do đó, việc trau dồi và phát huy những kỹ năng này là yêu cầu được đặt là thiết thực đối với sinh viên
Trang 281.2.4 Khái niệm năng lực nghiên cứu khoa học
Theo Đặng Hùng Thắng: "NCKH là tìm tòi, phát hiện sáng tạo ra tri
thức mới, công nghệ mới Vì thế, năng lực nghiên cứu là khả năng sáng tạo, phát hiện cái mới; tư duy thoáng không rập khuôn, sao chép; khả năng đưa ra các giải pháp độc đáo và hiệu quả để giải quyết một vấn đề khó."
Có thể hiểu năng lực NCKH là khả năng xác định được vấn đề, mục tiêu và những vấn đề ưu tiên, tiến hành NCKH một cách vững chắc, xây dựng các cơ sở bền vững, xác định được giải pháp cho những vấn đề mang tính đột phá Nói một cách khác NCKH của người học là hoạt động trí tuệ, góp phần biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo Bằng nhiều con đường, NCKH sẽ tạo ra những bước đi ban đầu để người học tiếp cận với những tri thức mới, thông qua đó nhằm rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy sáng tạo.[17]Năng lực NCKH là có thái độ, nhận thức đúng đắn kết hợp với nền tảng tri thức vững chắc, các kĩ năng để xác định đúng vấn đề, mục đích nghiên cứu để tiến hành nghiên cứu một cách khoa học, đưa ra luận chứng rõ ràng để giải quyết vấn đề mới, có ý nghĩa thực tiễn Nói một cách khác NCKH trong sinh viên là hoạt động trí tuệ, góp phần biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo
Năng lực NCKH là tổng hòa của nhiều năng lực thành phần nên việc phát triển năng lực NCKH cho sinh viên sẽ giúp nâng cao chất lượng học tập Bên cạnh đó, việc phát triển năng lực NCKH cho sinh viên còn góp phần hình thành và bồi dưỡng những phẩm chất cần thiết của người lao động mới: đó là tính kiên trì, nhẫn nại, khắc phục khó khăn, tìm tòi sáng tạo, khách quan, chính xác
Cấu trúc năng lực năng lực nghiên cứu khoa học
Trong một nghiên cứu của Mick Roach và các cộng sự (2006)đã chỉ ra năng lực NCKH gồm các năng lực thành phần là: Năng lực sáng tạo; Năng lực làm việc độc lập; Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; Năng lực phân tích phê phán
Trang 29Kardash (2000) đã phát triển một danh sách bao gồm mười bốn kỹ năng nghiên cứu 14 kỹ năng mà tác gải xây dựng:(1)Hiểu được các khái niệm mới trong chuyên ngành của mình; (2) Sử dụng tài liệu nghiên cứu khoa học đúng lĩnh vực nghiên cứu; (3)Xác định đúng câu hỏi nghiên cứu cho đề tài nghiên cứu; (4)Xây dựng đúng giả thuyết nghiên cứu dựa trên một yêu cầu cụ thể; (5)Thiết kế công cụ hoặc kiểm tra giả thuyết đã đề ra; (6)Hiểu được tầm quan trọng của việc "kiểm soát", lên kế hoạch trong nghiên cứu; (7)Quan sát và thu thập dữ liệu; (8)Thống kê phân tích dữ liệu; (9)Giải thích dữ liệu bằng các kết quả liên quan đến giả thuyết ban đầu; (10)Nâng cao giả thuyết nghiên cứu ban đầu(nếu thích hợp); (11)Liên kết các kết quả nghiên cứu thu được với việc phát triển hướng nghiên cứu mới trong công trình nghiên cứu tiếp theo;(12) Báo cáo kết quả của các dự án nghiên cứu; (13)Viết một bài báo nghiên cứu để xuất bản; (14)Phát triển tư duy suy nghĩ độc lập Mặc dù không thể tiến hành nghiên cứu so sánh kĩ năng trước và sau khi sinh viên tiến hành tham gia nghiên cứu khoa học để đánh giá xem có sự khác biệt như thế nào nhưng các tiêu chí đánh giá kĩ năng mà Kardash xây dựng hoàn toàn có thể phù hợp để tác giả lấy cơ sở xây dựng các tiêu chí đánh giá cho đề tài nghiên cứu của mình
Theo tác giả Trần Thanh Ái, các thành tố của năng lực NCKH bao gồm:
- Về kiến thức: Kiến thức khoa học chuyên ngành; Kiến thức về
phương pháp NCKH (nghiên cứu hàn lâm, nghiên cứu cộng đồng)
- Về kĩ năng cần có kĩ năng sau: Kĩ năng xây dựng đề tài nghiên
cứu;Lựa chọn được đề tài nghiên cứu và đưa ra được lý do chọn đề tài; Kĩ năng thiết kế kế hoạch nghiên cứu; Kĩ năng thu thập dữ liệu; Kĩ năng phân tích dữ liệu và sử dụng công cụ phân tích; Kĩ năng phê phán; Kĩ năng lập
luận; Kĩ năng viết báo cáo khoa học;
- Về thái độ cần có những phẩm chất của người NCKH: Nhiệt tình, say
mê khoa học; Nhạy bén với sự kiện xảy ra; Khách quan, trung thực, nghiêm túc; Kiên trì, cẩn thận khi làm việc; Tinh thần hợp tác khoa học; Hoài nghi khoa học, dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học
Trang 30Các yếu tố được tác giả Trần Thanh Ái đưa ra để đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học chủ yếu dành cho giảng viên, những nhà nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp, nếu áp dụng dành cho sinh viên một số tiêu chí hơi quá cao, khó để đánh giá với đối tượng sinh viên ví dụ như: Kỹ năng phê phán; Độc lập và lãnh đạo chuyên ngành; Thu hút thế hệ nghiên cứu sinh mới; Hợp tác; Công bố quốc tế; Có giải thưởng; Thu hút tài trợ; Sáng tạo ra ý tưởng mới hay phương pháp mới; Mở rộng kiến thức và địa hạt nghiên cứu Đối với sinh viên việc tham gia NCKH mới chỉ là tập nghiên cứu, triển khai kiến thức học được trên sách vở nhà trường nên chưa thể đánh giá hay yêu cầu quá cao với các em được
Nghiên cứu “Thực trạng kỹ năng của nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội” - PGS.TS Nguyễn Xuân Thức (2012) Tác giả cũng cho rằng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên sư phạm chia làm
3 giai đoạn ứng với 16 kỹ năng cơ bản sau: Giai đoạn chuẩn bị: 1- Lựa chọn vấn đề nghiên cứu; 2- Xác định tên đề tài; 3- Xây dựng đề cương nghiên cứu; 4- Lựa chọn phương pháp nghiên cứu; 5-Thông qua đề cương; 6-Lựa chọn các khái niệm công cụ cho đề tài; Giai đoạn thu thập và xử lý thông tin: 7-Thu thập tài liệu nghiên cứu; 8-Thu thập các kiến thức có liên quan; 9-Vận dụng phương pháp nghiên cứu để thu thập số liệu; 10-Xử lý và trình bày thông tin; Giai đoạn viết báo cáo khoa học và bảo vệ đề tài: 11- Viết cơ sở lý luận; 12-Viết cơ sở thực tiễn; 13-Tóm tắt công trình nghiên cứu; 14-Xếp danh mục tài liệu tham khảo; 15-Trình bày phụ lục; 16-Trình bày và bảo vệ đề tài Ở đây tác giả đánh giá kỹ năng theo từng tiêu chí chia theo ba giai đoạn chứ chưa đánh giá theo các thành tố cấu tạo nên năng lực NCKH
Tác giả Lê Thi Hồng Hạnhtrong đề tài nghiên cứu ”Năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên” với đối tượng khảo sát là sinh viên Trường Đại học An Giang cũng đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học với 3 thành tố là (1) Năng lực ”hiểu” về NCKH; (2) Năng lực ”cảm” đối với NCKH; (3) Năng lực ”làm” NCKH và 2 yếu tố ảnh hưởng đến NCKH là yếu tố bên trong bản thân sinh viên và yếu tố bên ngoài là giảng viên và nhà trường
Trang 31Ngoài ra còn có một số tác giả cho rằng năng lực NCKH có thể mô tả một cách chi tiết thêm như:
- Năng lực quan sát, nhận biết vấn đề của SV;
- Năng lực thu thập và xử lí thông tin;
- Năng lực tư duy độc lập, sáng tạo;
- Năng lực lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch NCKH;
- Năng lực trình bày báo cáo khoa học;
- Năng lực đánh giá và điều chỉnh hoạt động nghiên cứu
Từ những kết quả nghiên cứu của tác giả đi trước ta thấy về cơ bản cũng như mọi năng lực khác, để có năng lực NCKH cần có ba thành tố chủyếu: kiến thức, kĩ năng, thái độ Trong đó:
- Kỹ năng: Theo tác giả Hà Thế Truyền (2013) Kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động nhất định trên cơ sở kiến thức có được
Nối một cách tổng thể, kỹ năng bao gồm những kiến thức, những hiểu biết
và trải nghiệm… giúp người học có thể thích ứng trong những tình huống thực tế Kỹ năng cùng với kiến thức và thái độ, trách nhiệm tạo thành năng lực Năng lực của mỗi người dựa trên cơ sở tư chất cá nhân, song chủ yếu năng lực được hình thành dưới tác động của giáo dục, và quá trình hoạt động thực hiện nhiệm vụ cụ thể của cá nhân
1.2.5 Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
Hoạt động NCKH của sinh viên còn được xem là một hoạt động học tập đặc biệt nên hoạt động NCKH có những điểm riêng:
Trang 32* Về nội dung NCKH của sinh viên:
- Hoạt động NCKH thường tập trung phục vụ cho mục đích học tập nên
đề tài nghiên cứu thường xuất phát từ nội dung học tập
- Thường có sự hướng dẫn của giảng viên
- Hoạt động NCKH của sinh viên góp phần nâng cao việc tự học, phát triển, mở rộng kiến thức, hình thành các kỹ năng cần thiết cho công việc
- Sinh viên có thể nghiên cứu một mình, hay kết hợp với giảng viên hoặc theo nhóm trong đó mỗi một sinh viên tham gia nghiên cứu chịu một phần trách nhiệm cụ thể với đề tài
- Nhận thức khoa học của sinh viên phải là động cơ xuất phát quan trọng của hoạt động khoa học
* Mục đích NCKH đặc trưng của sinh viên
Trong quá trình học tập ở trường đại học, mỗi sinh viên đều cần phải tự mình biến những kiến thức lý thuyết tiếp thu được qua thầy cô, sách vở, thành hệ thống tri thức, rèn luyện thành kĩ năng của bản thân, là cơ sở để thực hiện công việc trong tương lai Do đó khi tiến hành học tập ở đại học, sinh viên không chỉ có năng lực học tập thông thường mà phải tiến hành hoạt động học tập mang tính chất nghiên cứu trên cơ sở rèn luyện khả năng tư duy độc lập, sáng tạo vì quá trình học tập của sinh viên ở các trường đại học là quá trình nhận thức có tính chất nghiên cứu, mang tính chất trang bị kỹ năng nghề nghiệp tương ứng chứ không đơn giản là học thuộc lòng lý thuyết Mục đích của các trường đại học là đào tạo cho người học có chuyên môn có phẩm chất và năng lực, có khả năng đáp ứng được thực tiễn công việc và có khả năng phát triển nghiên cứu sâu hơn với công việc của bản thân Trong thời đại ngày nay khi tiến hành bất cứ công việc gì con người đêu phải nghiên cứu, vì nghiên cứu không chỉ làm cho công việc đạt tới chất lượng và hiệu quả cao, mà còn giúp chúng ta cập nhật kịp thời sự đổi mới phát triển của thế giới Sinh viên hôm nay chưa phải là nhà khoa học, nhưng sau khi
ra trường họ có thể tiếp tục theo con đường nghiên cứu, hoặc trong công
Trang 33việc luôn cần thiế đến năng lực NCKH Như vậy việc NCKH đối với sinh viên hôm nay là một hình thức học tập nhưng vô cùng quan trọng và thực tế cho bản thân sinh viên Ta có thể kể đến những lợi ích của NCKH đối với sinh viên như sau:
- Tạo cơ hội cho sinh viên củng cố lý thuyết đã được học, đông thờimở rộng, nâng cao tri thức mới
- Giúp sinh viên tập vận dụng những phương pháp khoa học để áp dụng vào giải quyết những vấn đề từ thực tiễn cuộc sống đặt ra, từ đó hình thành một hệ thống kĩ năng nghiên cứu khoa học
- Luôn cập nhật và biết ứng dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại vào quá trình học tập và công việc sau này
- Tự tạo cho mình thói quen, xây dựng niềm say mê NCKH, từ đó tạo nên thói quen tự học, tự nghiên cứu, độc lập tư duy trong cuộc sống và công việc
- Thông qua việc NCKH, bước đầu sinh viên sẽ hình thành, củng cố cho mình những phẩm chất như tính kiên trì, trung thực, khách quan, thận trọng, biết hợp tác trong cuộc sống và trong công tác Bản chất hoạt động NCKH của sinh viên là hoạt động sáng tạo Từ việc tìm kiếm, xây dựng ý tưởng nghiên cứu, tiếp theo là sự biến đổi trong nhận thức, tư duy để chứng minh, tạo ra sản phẩm NCKH Khi NCKH, sinh viên nảy sinh các ý tưởng sáng tạo, trở nên linh hoạt hơn, làm việc một cách tư duy độc lập hơn và điều
đó cũng sẽ được thể hiện trong quá trình học tập Khi tiến hành NCKH, sinh viên sử dụng phương pháp tư duy độc lập Trên cơ sơ vượt khó, sẽ tạo nên dấu ấn sâu sắc về kiến thức, cách làm và nhạy bén trong tư duy, nắm vững quy trình lôgic để tiến hành nghiên cứu đồng thời sử dụng thành thạo các phương pháp, phương tiện tiện kĩ thuật để thu thập, xử lí thông tin và trình bày, báo cáo kết quả nghiên cứu mới đảm bảo cho NCKH thành công [5]
Mục đích thật sự của việc tổ chức cho sinh viên NCKH là góp phần nâng cao chất lượng đào tạo Để đạt được mục đích này, hoạt động NCKH của sinh viên cần phù hợp với năng lực, nguyện vọng của cá nhân sinh viên; phù hợp với nội dung chương trình học cũng như thực tiễn xã hội yêu cầu
Trang 34Với những phân tích trên ta có thể đi đến kết luận như sau: Đối với sinh viên NCKH là một hình thức học tập đặc biệt, quá trình tự học, góp pahàn biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo, nhằm giúp sinh viên vừa nắm vững kiến thức, kỹ năng vừa nắm vững các phương pháp nhận thức, đồng thời hình thành hứng thú, thói quen nghiên cứu, tư duy độc lập cho cuộc sống và công việc mãi về sau
* Hội nghị nghiên cứu khoa học của sinh viên
Hội nghị Nghiên cứu khoa học của sinh viên là một trong hoạt động được định kỳ tổ chức hàng năm Thời gian giao đề tài Trên cơ sở định hướng phát triển khoa học và công nghệ, nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp của trường; nhu cầu thực tế của xã hội, của doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực đào tạo của trường, Nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Mục đích của việc tổ chức hoạt động NCKH của sinh viên nhằm nâmg cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, góp phần phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, phát huy tính năng động, sáng tạo, khả năng nghiên cứu khoa học độc lập của sinh viên, hình thành năng lực tự học cho sinh viên Đồng thời góp phần tạo ra tri thức, sản phẩm mới cho xã hội
* Quy trình tổ chức hội nghị nghiên cứu khoa học cho sinh viên:
- Trên cơ sở quy định của nhà trường, giảng viên, cán bộ nghiên cứu và sinh viên đề xuất đề tài nghiên cứu khoa học với khoa/bộ môn
- Hội đồng khoa học và đào tạo của khoa/bộ môn xác định danh mục đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên
- Thời gian hoàn thành việc xác định danh mục đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên: tháng 9 hàng năm
- Hiệu trưởng nhà trường phê duyệt danh mục đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên
- Nhà trường tổ chức xét duyệt đề cương đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên, giao đề tài cho sinh viên và phân công người hướng dẫn phù hợp Mỗi đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên do một người hướng dẫn
Trang 35- Sinh viên triển khai thực hiện đề tài theo đề cương đã được duyệt Số sinh viên tham gia thực hiện một đề tài không quá năm người, trong đó phải xác định một sinh viên chịu trách nhiệm chính
- Kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên được trình bày trong báo cáo tổng kết đề tài
* Đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên ở cấp trường được đánh giá theo thông tư số 19/2012/TT-BGDĐT ban hành Quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học bao gồm nội dung: (1)Tổng quan tình hình nghiên cứu, lý do chọn đề tài; (2) Mục tiêu đề tài; (3) Phương pháp nghiên cứu: (4) Nội dung khoa học; (5) Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng; (5) Hình thức trình bày báo cáo tổng kết đề tài; (6) Điểm thưởng (có công bố khoa học từ kết quả nghiên cứu của đề tài trên các tạp chí chuyên ngành trong
và ngoài nước)
- Xếp loại đánh giá đề tài
+ Hội đồng đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên cho điểm xếp loại đề tài theo 5 mức: xuất sắc, tốt, khá, đạt và không đạt
+ Các thành viên hội đồng đánh giá độc lập bằng cách cho điểm theo từng nội dung của phiếu đánh giá (mẫu 3 - Phụ lục) Căn cứ vào điểm trung bình cuối cùng (theo thang 100 điểm) của các thành viên hội đồng có mặt, đề tài được xếp loại ở mức xuất sắc: từ 90 điểm trở lên; mức tốt: từ 80 điểm đến dưới 90 điểm; mức khá: từ 70 điểm đến dưới 80 điểm; mức đạt: từ 50 điểm đến dưới 70 điểm và không đạt: dưới 50 điểm
1.3 Khung nghiên cứu năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên:
Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu, phân tích các khái niệm liên quan đến NLNCKH của SV và các nội dung về NLNCKH của SV, hoạt động hội nghị nghiên cứu khoa học của sinh viên tác giả xây dựng khung nghiên cứu của đề tài như sau:
Trang 36Sơ đồ 2.2: Khung nghiên cứu năng lực NCKH
Kiến thức
Thái độ
Kỹ năng NCKH
- Kiến thức chuyên ngành
và lý thuyết về NCKH
- Kiến thức về phương pháp NCKH
- Say mê với NCKH
- Kiên trì theo đuổi đề tài
Trang 37Tiểu kết chương 1
1 Hệ thống lại các khái niệm về tiêu chí, đánh gía, năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên Từ đó đưa ra lý thuyết thống nhất về đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học cấp trường và đưa ra khung lý thuyết của đề tài
2 Nêu rõ vai trò, ý nghĩa của việc NCKH đối với sinh viên và quy trình
tổ chức, đánh giá chung về đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên hiện nay
Trang 38CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Bối cảnh nghiên cứu
2.1.1 Lịch sử hình thành
Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Tên quốc tế: Hanoi University of Industry (HaUI)
Ngày 10/8/1898 trường Chuyên nghiệp Hà Nội được thành lập chiểu theo Quyết định của phòng Thương mại Hà Nội Năm 1931 Trường được đổi tên thành trường Kỹ nghệ Thực hành Hà Nội
Ngày 29/8/1913 trường Chuyên nghiệp Hải phòng được thành lập theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương Năm 1921 Trường được đổi tên thành trường Kỹ nghệ Thực hành Hải Phòng
Ngày 15/02/1955 khai giảng khoá I trường Kỹ thuật Trung cấp I tại địa điểm trường Kỹ nghệ Thực Hành Hà Nội cũ (Hiện nay là số 2F Quang Trung)
Năm 1956 khai giảng khoá I trường Công Nhân Kỹ thuật I tại địa điểm trường Kỹ Nghệ thực Hành Hải Phòng cũ (Hiện nay là Phố Máy Tơ Hải Phòng) Trong thời gian chiến tranh Trường chuyển lên tỉnh Bắc Giang
Năm 1962 trường Kỹ thuật Trung cấp I tuyển sinh đào tạo cao đẳng , đổi tên thành trường Trung cao cấp Cơ điện Năm 1966 Trường được đổi tên thành trường Trung học Cơ khí I Năm 1993 Trường lấy lại tên cũ là trường
Kỹ nghệ Thực hành Hà Nội Trong thời gian chiến tranh Trường chuyển lên tỉnh Vĩnh Phúc
Năm 1986 trường Công nhân Kỹ thuật I chuyển về xã Minh khai, huyện Từ Liêm, Hà Nội (nay là phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội)
Năm 1991 Trường Kỹ nghệ Thực hành Hà Nội chuyển về xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, Hà Nội (nay là phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội)
Trang 39Ngày 22/4/1997 Bộ Công nghiệp ra quyết định số 580/QĐ-TCCB sáp nhập 2 trường: Công nhân Kỹ thuật I và Kỹ nghệ Thực hành Hà Nội lấy tên là trường Trung học Công nghiệp I
Ngày 28/5/1999 Quyết định số 126/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ thành lập trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội trên cơ sở trường Trung học Công nghiệp I
Ngày 02/12/2005 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 315/2005 QĐ/TTG thành lập trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trên cơ sở Trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội
Trong lịch sử xây dựng và phát triển, Nhà trường vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm 04 lần
2.1.2 Sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu chiến lược phát triển nhà trường
* Sứ mạng
Trường ĐHCNHN đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao; Nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; Tham gia xây dựng chính sách phát triển ngành; Phổ biến tri thức khoa học công nghệ đến doanh nghiệp và cộng đồng
* Tầm nhìn
Trường ĐHCNHN là cơ sở đào tạo định hướng ứng dụng nhiều ngành, nhiều loại hình, nhiều cấp trình độ; Là trường đại học đạt chuẩn quốc gia và đạt chuẩn quốc tế một số lĩnh vực; Là trung tâm nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ uy tín; Là địa chỉ tin cậy cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động trong nước và quốc tế
* Chính sách chất lƣợng
Xây dựng Trường trở thành cơ sở đào tạo mở, hướng tới người học và các bên quan tâm Đào tạo nguồn nhân lực nhiều trình độ phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Trang 40Thường xuyên cải tiến phương pháp giảng dạy, lấy người học làm trung tâm; triệt để áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý, giảng dạy và học tập, thí điểm tiến tới tổ chức đào tạo hoàn toàn theo tín chỉ
Mở rộng liên kết đào tạo với các trường, với các cơ sở kỹ thuật, kinh tế trong và ngoài nước
* Mục tiêu cụ thể:
Chất lượng kiến thức, chuyên môn, kĩ năng, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của người học khi tốt nghiệp từng bước tiếp cận trình độ khu vực và quốc tế
Các công trình, sản phẩm nghiên cứu khoa học và công nghệ một số lĩnh vực đạt trình độ quốc tế, có khả năng ứng dụng và triển khai thực tế mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, làm nền tảng cho đào tạo chất lượng cao
Đội ngũ cán bộ, giảng viên có năng lực và trình độ cao, đạt chuẩn quốc gia, một số đạt chuẩn quốc tế có thể giảng dạy và nghiên cứu ở nước ngoài, làm nền tảng cho sự phát triển của Nhà trường
Hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật đồng bộ và hiện đại, đáp ứng yêu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Hướng tới mô hình đại học theo định hướng công nghệ, ứng dụng tiên tiến, đa lĩnh vực, tự chủ, chịu trách nhiệm xã hội cao; Có sự liên kết chặt chẽ với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức trong nước và quốc tế