TR ƯỜNG THCS ĐẠ M’ RÔNG Nguyễn Thị Nhung TUẦN10 TIẾT 47 Ngày soạn : 05-10-2010 Ngày dạy : 11-10-2010 Văn bản ĐỒNG CHÍ Chính Hữu A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng anh bộ đội được khắc hoạ trong bài thơ-những người đã viết nên những trang sử VN thời kì kháng chiến chống td Pháp. - Thấy được những đặc điểm nghệ thuật nổi bật được thể hiện qua bài thơ này. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ. 1. Kiến thức : - Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống td Pháp của dân tộc ta. - Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ. - Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ : ngôn ngữ thơ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực. 2. Kĩ năng : - Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại. - Bao quát toàn bộ tp, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ. - Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật của chúng trong bài thơ. 3. Thái độ : - Trân trọng những tình cảm cao đẹp của tình đồng chí, đồng đội. C. PHƯƠNG PHÁP. - Phân tích, giảng bình, thảo luận D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định : 9a3……… 2. Bài cũ : Đọc thuộc 6 câu thơ cuối đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nan”. Phân tích cuộc sống của ông chài ? 3. Bài mới : Sau chiến dịch Việt Bắc của quân và dân ta đánh thắng cuộc tiến công quy mô lớn của Pháp cuối năm 1947 lên khu căn cứ địa Việt Bắc. Nhà thơ Chính Hữu lúc đó là chính trị viên đại đội thuộc trung đoàn thủ đô, cùng đơn vị của mình tham gia chiến đấu suốt chiến dịch…Bài thơ “Đồng chí” là kết quả của nhũng trải nghiệmthực và những cảm xúc sâu xa, mạnh mẽ của tác giả với đồng đội trong chiến dịch Việt Bắc. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GHI BẢNG HOẠT ĐỘNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG. - GV gọi HS đọc phần chú thích * yêu cầu 1 HS tóm tắt những nét chính về tác giả, tác phẩm ? - Bài thơ thuộc thể loại gì ? HOẠT ĐỘNG 2 : ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN. - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm, giải thích các I. Giới thiệu chung 1. Tác giả: sgk 2. Tác phẩm : Bài thơ “Đồng chí” ra đời năm 1948 3. Thể loại : thơ tự do. II. Đọc-Hiểu văn bản. Giáo án Ngữ văn9 Năm học 2010-2011 1 TR ƯỜNG THCS ĐẠ M’ RƠNG Nguyễn Thị Nhung từ khó. - Bài thơ chia làm mấy đoạn ? nêu ý chính của mỗi đoạn ? (2 phần : 7 câu đầu : cơ sở của tình đồng chí; Các câu còn lại : những biểu hiện sâu sắc của tình đồng chí) * Cơ sở của tình đồng chí: (HS đọc 7 câu thơ đầu) (?)Nhà thơ lí giải cơ sở của tình đồng chí ntn?Hãy tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện điều đó? (?)Em có nhận xét gì về việc nêu khái niệm “đồng chí” (?) Dụng ý của nhà thơ khi đặt câu thơ cuối hai chữ ? * Câu thơ có cấu trúc đặc biệt chỉ hai từ với dấu chấm than như một phát hiện, một lời khẳng định sự kết tinh tình cảm giữa những người lính. * Tình đồng chí giản dò sâu sắc: (HS đọc đoạn hai) (?) Tình cảm đồng chí của những người lính được thể hiện rất cụ thể, giản dị mà sâu sắc. Hãy tìm những chi tiết , hình ảnh để chứng minh ? - HS liệt kê các hình ảnh chi tiết. - GV hướng dẫn phân tích làm rõ tình cảm đó. (?)Phân tích chi tiết “thương nhau tay nắm lấy bàn tay” ? - Tình cảm gắn bó sâu nặng giữa những người lính -> cử chỉ đó như tiếp thêm sức mạnh cho họ vượt qua mọi gian khổ. (?) Cảm nhận của em về sức mạnh của tình đồng chí ở 3 câu cuối bài? Hình ảnh đó gợi cho em cảm nghĩ gì? * GV bình: Hình ảnh đó được nhận ra từ nhũng đêm hành quân, phục kích của tác giả. Và nó còn mang ý nghóa biểu tượng, dược gợi ra bởi những liên tưởng phomg phú. Súng và trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến só và thi só… Nó bổ sung cho nhau ,hài hoà với nhau của cuộc đời người lính cách mạng Biểu tượng cho thơ ca kháng chiến( kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn) (?) Qua bài thơ em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội thời kì k/c chống Pháp? - HS suy nghĩ và trả lời ( Anh bộ đội nghèo->chấp nhận gian khổ, hi sinh -> chiến đấu bảo vệ tổ quốc) (?) Bài thơ đã khắc hoạ hình ảnh người lính tronh k/c ntn? Nhận xét về nghệ thuật bài thơ? ( HSTLN ) HOẠT ĐỘNG 3 : HƯỚNG DẪN TỰ HỌC. 1. Đọc – tìm hiểu từ khó : SGK 2. Tìm hiểu văn bản a. Bố cục : 2 phần b. Phân tích. * Cơ sở của tình đồng chí. - Anh cùng tơi… - Đất cày…sỏi đá… - Nước mặn, đồng chua… -> Q nghèo -> Ra trận quen nhau. - Chung lí tưởng : “ Súng bên súng” “rét chung chăn” -> Đồng chí. -> Tình đồng chí sâu lắng, thiêng liêng, cao cả. * Tình đồng chí giản dị sâu sắc. - Những tâm tư tình cảm : “Ruộng nương anh… ….nhớ người ra lính” -> Hiểu biết về cuộc đời tư -> cùng thể hiện nỗi nhớ q hương. - Sẻ chia những thiếu thốn gian khổ của đất nước. + “ anh rách vai…quần tơi…mảnh vá. + “ Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” -> Sự động viên sưởi ấm của tình đồng chí. - Truyền cho nhau hơi ấm nơi chiến trường : + “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới. + “Đầu súng trăng treo => Biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí, đồng đội, vẻ đẹp tinh thần hồ quyện hiện thực và lãng mạn. 3. Tổng kết. a. Nghệ thuật. Giáo án Ngữ văn9 Năm học 2010-2011 2 TR ƯỜNG THCS ĐẠ M’ RÔNG Nguyễn Thị Nhung - Học thuộc lòng bài thơ. - Trình bày cảm nhận về một chi tiết nghệ thuật tâm đắc nhất. - Sử dụng ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian, thể hiện tình cảm chân thành. - Sử dụng bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn một cách hài hoà, tạo nên hình ảnh thơ đẹp, mang ý nghĩa biểu tượng. b. Ý nghĩa văn bản Bài thơ ngợi ca tình cảm đồng chí cao đẹp giữa những người chiến sĩ trong thời kì đầu kháng chiến chống td Pháp gian khổ. III. Hướng dẫn tự học. - Học thuộc lòng bài thơ. - Trình bày cảm nhận về một chi tiết nghệ thuật tâm đắc nhất. E. RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… ……… TUẦN10 TIẾT 48 Giáo án Ngữ văn9 Năm học 2010-2011 3 TR ƯỜNG THCS ĐẠ M’ RƠNG Nguyễn Thị Nhung Ngày soạn : 05-10-2010 Ngay dạy : 14-10-2010 Văn bản BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHƠNG KÍNH Phạm Tiến Duật A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. - Thấy được vẻ đẹp của hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn những năm tháng đánh Mĩ ác liệt và chất giọng hóm hỉnh, trẻ trung trong một bài thơ của Phạm Tiến Duật. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ. 1. Kiến thức : - Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ PTD. - Đặc điểm của thơ PTD qua một số sáng tác cụ thể : giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn. - Hiện thực cuộc k/c chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tp; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng…của những con người đã làm lên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc hoạ trong bài thơ. 2. Kĩ năng : - Đọc – hiểu một bài thơ hiện đại. - Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ. - Cảm nhận được giá trị của ngơn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ. 3. Thái độ : - Trân trọng vẻ đẹp người chiến sĩ lái xe Trường Sơn. C. PHƯƠNG PHÁP. - Phân tích, giảng bình, thảo luận. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định : 9a3…………… 2. Bài cũ : - Đọc thuộc lòng bài thơ “Đồng chí”. Cảm nhận về tình đồng chí trong bài thơ? 3. Bài mới : Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính ở trong chùm thơ của PTD được tặng giải nhất cuộc thi thơ báo văn nghệ năm 1969 – 1970. Từ giải thưởng này PTD nổi lên như một cây bút thơ tiêu biểu của lớp các nhà thơ trẻ thời kì k/c chống Mĩ. Thơ PTD có giọng tự nhiên tinh nghịch mà sơi nổi, tươi trẻ đã góp phần làm sống mãi thế hệ thanh niên thời chống Mĩ- đặc biệt là lớp trẻ ở đường Trường Sơn- và khơng khí của thời đánh Mĩ gian khổ, ác liệt mà phơi phới tin tưởng. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GHI BẢNG HOẠT ĐỘNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG. - GV gọi HS đọc phần chú thích * u cầu 1 HS tóm tắt những nét chính về tg,tp ? - Bài thơ thuộc thể loại nào ? HOẠT ĐỘNG 2 : ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN. - GVđọc mẫu, nêu cách đọc ( giọng sơi nổi, vui vẻ, hồn nhiên mang đậm chất lính ) HS đọc bài thơ. - Dựa vào nội dung nêu bố cục của bài thơ? * GV hướng dẫn phân tích bài thơ. I. Giới thiệu chung. 1. Tác giả : sgk 2. Tác phẩm : Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính được sáng tác năm 1969 và in trong tập thơ Vầng trăng quầng lửa. 3. Thể loại : Thơ tự do II. Đọc-hiểu văn bản. 1.Đọc – tìm hiểu từ khó. 2. Tìm hiểu văn bản. a. Bố cục : ( 2 phần) b. Phân tích. Giáo án Ngữ văn9 Năm học 2010-2011 4 TR ƯỜNG THCS ĐẠ M’ RƠNG Nguyễn Thị Nhung * Hình ảnh những chiếc xe khơng kính. (?) Tìm những hình ảnh miêu tả về những chiếc xe khơng kính và phân tích? - HS tự tìm hiểu. GV gợi ý phân tích. * Hình ảnh những người lính lái xe: (?) Qua khổ 1 và 2 cảm nhận được tư thế của người lính ntn? - Hiên ngang, tinh thần dũng cảm coi thường gian khổ hiểm nguy, tâm hồn sôi nổi của tuổi trẻ, tình đồng ch1, đồng đội, ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam. (?) Suy nghĩ của em về điệp từ “nhìn” và những hình ảnh đất nước vốn làm vật cản trong cảm giác của người chiến sĩ? - Con người với thiên nhiên gần gũi mật thiết. (?) Tinh thần dũng cảm của người chiến sĩ bất chấp khó khăn nguy hiểm được thể hiện trong bài thơ ntn? - HS tìm những chi tiết thể hiện điều đó. (?) Giọng điệu trong bài thơ có gì đáng chú ý ? - Giọng ngang tàng. (?) Tinh thần của họ thể hiện ở thái độ đó ntn? Điều gì làm nên sức mạnh ở họ để coi thường gian khổ, bất chấp nguy nan như vậy? * GV bình: Tác giả đã diễn tả một cách cụ thể và gợi cảm gây ấn tượng , cảm giác của người lái xe trên chiếc xe không kính. Với tư thế: “nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng…nhìn thấy gió … thấy con đường …tim” Cảm giác mạnh, đột ngột của người lính lái xe. - Kết hợp thể thơ 7 chữ và 8 chữ tạo sự linh hoạt gần với lời nói tự nhiên. - Nhận xét gì về ngôn ngữ giọng điệu của bài thơ? Tác dụng của những yếu tố đó như thế nào? - HS đọc Ghi nhớ SGK/ 133. HOẠT ĐỘNG 3 : HƯỚNG DẪN TỰ HỌC. - Học thuộc lòng bài thơ. - Thấy được sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng-những người đồng chí được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh ngơn ngữ giản dị chân thực giàu sức biểu * Hình ảnh những chiếc xe không kính. - Miêu tả hiện thực : Những chiếc xe khơng kính vẫn băng băng trên đường ra trận. - Ngun nhân hiện thực : bom giật, bom rung, kính vỡ. Giọng văn xi thản nhiên kết hợp với nét ngang tàng, và tinh nghịch khám phá mới lạ. ï=> Hình tượng thơ độc đáo có ý nghĩa phản ánh hiện thực chiến tranh. * Hình ảnh những người lính lái xe. - Cảm giác ngồi trên xe khơng kính : ung dung, nhìn thẳng -> hiên ngang, bất khuất -> biến khó khăn thành thoải mái tự nhiên gần gũi thân thiết. - Thái độ bất chấp khó khăn nguy hiểm. +” Không có kính ừ thì có bụi + “Không có kính ừ thì ướt áo. +” Chưa cần thay lái thêm trăm cây số nữa. Nét hồn nhiên, vẻ ngang tàng đậm chất lính => ý chí và sức mạnh tuổi trẻ. – Thái độ hồn nhiên sơi nổi, vui nhộn lạc quan : +” Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha +” Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi + “Bếp Hoàng Cầm … là gia đình đấy” - Tinh thần quyết tâm chiến đấu vì Miền Nam. + “Xe vẫn chạy …Có một trái tim” Trái tim u nước, lòng dũng cảm và ý chí vì sự thống nhất của dân tộc. 3. Tổng kết . ( Ghi nhớ SGK/133) a. Nghệ thuật - Lựa chọn chi tiết độc đáo, có tính chất phát hiện, hình ảnh đậm chất hiện thực. - Sử dụng ngơn ngữ của đời sống, tạo nhịp điệu linh hoạt thể hiện giọng điệu ngang tàng, trẻ trung, tinh nghịch. Giáo án Ngữ văn9 Năm học 2010-2011 5 TR ƯỜNG THCS ĐẠ M’ RÔNG Nguyễn Thị Nhung cảm. - So sánh để thấy được vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người chiến sĩ trong 2 bài thơ Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính. b. Ý nghĩa văn bản. Bài thơ ca ngợi người chiến sĩ lái xe Trường Sơn dũng cảm, hiên ngang, tràn đầy niềm tin chiến thắng trong thời kì chống giặc Mĩ xam lược. III. Hướng dẫn tự học. E. RÚT KINH NGHIỆM : …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… Giáo án Ngữ văn9 Năm học 2010-2011 6 TR ƯỜNG THCS ĐẠ M’ RÔNG Nguyễn Thị Nhung Giáo án Ngữ văn9 2010 – 2011 Giáo án Ngữ văn9 Năm học 2010-2011 7 . ……… TUẦN 10 TIẾT 48 Giáo án Ngữ văn 9 Năm học 2 010- 2011 3 TR ƯỜNG THCS ĐẠ M’ RƠNG Nguyễn Thị Nhung Ngày soạn : 05 -10- 2 010 Ngay dạy : 14 -10- 2 010 Văn bản. Giáo án Ngữ văn 9 Năm học 2 010- 2011 6 TR ƯỜNG THCS ĐẠ M’ RÔNG Nguyễn Thị Nhung Giáo án Ngữ văn 9 2 010 – 2011 Giáo án Ngữ văn 9 Năm học 2 010- 2011 7