Trường THPT Phan Bội Châu, Sơn Hòa, Phú Yên. GV: Nguyễn Minh Trị. A. HỆ TIÊU HÓA 1.Quá trình tiêu hóa ở Miệng: - Tiêu hóa ở miệng có liên quan đến răng, lưỡi, các cơ hàm trên, hàm dưới. - Răng gồm 4 phần: Men, ngà, tủy răng, xi măng. Gồm 2 loại răng : + Răng sữa + Răng vĩnh viễn. - Răng vĩnh viễn gồm răng cửa, răng nanh, răng trước hàm, răng hàm. - Lưỡi : Là khối cơ tiếp liền với hầu, chức năng chủ yếu là làm thức ăn chuyểnđộng quanh miệng, để cho răng có thể nghiền thức ăn.Ngoài ra nó còn có tác dụng đảo lộn thức ăn trong miệng để thấm nhiều enzim và nước bọt. Trên lưỡi có các gai nhú vị giác giữ vai trò quan trọng trong lựa chọn thức ăn và kích thích quá trình sản xuất nước bọt theo cơ chế phản xạ. - Tuyến nước bọt: Là 1 dịch lỏng được tiết ra liên tục khi có thức ăn thì tăng tiết ra giúp cho việc hòa tan các chất có trong thức ăn. Chất nhầy có trong tuyến nước bọt có tác dụng bôi trơn khối thức ăn để dễ nuốt hơn và chứa enzim amilaza tác dụng lên tinh bột biến thành đường. Ngoài ra nước bọt còn có tác dụng diệt khuẩn thức ăn lưu trong miệng trong thời gian ngắn rồi được nuốt xuống dạ dày. Lúc đó thức ăn được biến thành viên thức ăn. 2.Quá trình tiêu hóa ở Dạ Dày : Dạ dày có dạng hình túi được đóng mở bởi cơ phía trên là cơ tâm vị, cơ dưới là cơ môn vị, thức ăn được lưu lại trong dạ dày khoảng 10h, được nhào trộn với nhau và với dịch vị dạ dày do các tuyến ở thành dạ dày tiết ra nhờ các sóng co bóp theo nhịp của dạ dày. pH ở dạ dày mang tính axit làm cho các chất phân tử lớn bị biến tính, thức ăn bị biến thành những thành phần nhỏ hơn. Sự phối hợp của axit và enzim trong dạ dày có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn trong thức ăn và tạo ra những chất dễ hấp thu. Thức ăn ở dạ dày mới được tiêu hóa 1 phần nên rất ít hoặc không có sự hấp thu chất dinh dưỡng ở đây, nhũ chấp tiếp tục đi vào ruột non để tiêu hóa tiếp. 3.Quá trình tiêu hóa ở Ruột non: - Ruột non là 1 ống cuộn lại dài khoảng 3m – 50m (tùy loại ĐV), là 1 đoạn quan trọng nhất của ống tiêu hóa đối với quá trình tiêu hóa hóa học, tiêu hóa sinh học và hấp thu chất dinh dưỡng. - Sự tiêu hóa: 20cm đầu của ruột non gọi là tá tràng tiết ra enzim riêng và còn nhận dịch tiêu hóa ở ruột và từ gan, tụy. Có chức năng tiêu hóa axit của dạ dày và phân hủy nhanh chóng thức ăn thành những phân tử rất nhỏ tạo thuận lợi cho việc hấp thu thức ăn. Hồi tràng là phần rất dài, cấu trúc thích hợp cho việc hấp thu chất dinh dưỡng.Cấu trúc bề mặt lồi lõm với rất nhiều nhung mao để tăng diện tích tiếp xúc với chất dinh dưỡng. 4.Quá trình tiêu hóa ở Ruột già : - Ruột già : Ruột thừa + manh tràng Đại tràng Ruột thẳng Hậu môn. - Dài khoảng 1,2 m, đường kính 6cm. Chức năng chính là hấp thu nước từ những chất không tiêu hóa được, tập trung chúng thành khối gọi là phân và giải phóng qua bên ngoài qua lỗ hậu môn. 6.Trình bày cấu tạo và chức năng hệ tiêu hóa của độngvật bậc cao ? - Hệ tiêu hóa: Bao gồm ống dài gọi là ống tiêu hóa và các cơ quan liên quan : Gan,mật và các tuyến tiêu hóa. Ống tiêu hóa chạy dọc từ miệng đến hậu môn. Các phần khác nhau của ống tiêu hóa rất chuyên hóa cho các chức năng khác nhau. Chức năng của hệ thống tiêu hóa là xử lý thức ăn bằng con đường cơ học, sau đó là tiêu hóa sinh học, tiêu hóa hóa học, cuối cùng là hấp thu chất dinh dưỡng, Xử lý thức ăn bằng cơ học nghĩa là biến thức ăn thành những phần nhỏ nhưng không làm biến đổi cấu trúc hóa học của nó.Tiêu hóa hóa học xảy ra dưới tác dụng của các loại men tiêu hóa, biến phân tử lớn thành những phân tử nhỏ hòa tan và dễ hấp thu, đi xuyên qua thành ống tiêu hóa vào tế bào của cơ thể. Sự phân chia thức ăn thể hiện như sau: + Miệng đặc biệt là răng chuyên hóa với chức năng tiêu hóa cơ học, còn dạ dày và phần đầu ruột non giải phóng ra nhiều loại enzim tiêu hóa hóa học chuyên hóa với chức năng tiêu hóa hóa học. Quá trình hấp thụ chủ yếu diễn ra ở dưới ống tiêu hóa đặc biệt là ở hồi tràng.Còn lại chất cặn bã được thải ra ngoài. - Sơ đồ ống tiêu hóa : Miệng (răng,lưỡi) Hầu Thực quản Dạ dày tá tràng Ruột non Hồi tràng Ruột thừa + Manh tràng Đại tràng Trực tràng Hậu môn. Tuyến tiêu hóa : Mật, tụy, dạ dày, Tuyến nước bọt. B. HỆ HÔ HẤP: 1. Trình bày cấu tạo, chức năng của hệ hô hấp của độngvật bậc cao ? - Bao gồm hệ thống trao đổi khí gòm có hô hấp trong và hô hấp ngoài. - Hô hấp trong là quá trình giải phóng năng lượng bằng con đường hóa học từ các hợp chất hữu cơ chủ yếu là gluco diễn ra trong ti thể của tế bào. Trang 1 Trường THPT Phan Bội Châu, Sơn Hòa, Phú Yên. GV: Nguyễn Minh Trị. - Hô hấp ngoài là quá trình thở ra hít vào hay quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường xung quanh, bao gồm đường hô hấp và cơ quan hô hấp. - Cấu trúc cơ quan thực hiện quá trình hô hấp ngoài gọi là hệ hô hấp hay hệ thống trao đổi khí của cơ thể và hô hấp được thực hiện nhờ cơ chế khuếch tán. * Cấu tạo: - Đường hô hấp (dẫn khí) bắt đầu từ mũi có tác dụng sưởi ấm làm ẩm và lọc không khí nhờ hệ thống lông mũi và xương xoan. - Mũi – hầu – Khí quản – phế quản – Phế nang – Tiểu phế nang. - Phổi : thông với ngoài và cân bằng với áp lực không khí (760mmHg). Gồm 2 lá phổi nằm trong xoang lồng ngực : phổi phải 3 thùy, phổi trái 2 thùy. Mỗi thùy gồm nhiều tiểu thùy, mỗi tiểu thùy có tiểu phế quản, tiểu phế quản tận cùng, ống phế nang, túi phế nang và phế nang. - Mỗi phế nang có cấu tạo đặc biệt : thành phế nang chỉ có 1 lớp tế bào dẹt tạo nên, cạnh ngoài phế nang có 1 ít sợi đàn hồi, giữa các phế nang với nhau có các sợi cơ trơn làm nhiệm vụ liên kết có tính đàn hồi, bao quanh phế nang là mạng lưới mao mạch dày đặc khiến cho không khí trong phế nang và máu được tiếp xúc 1 cách dễ dàng. Do vậy phế nang thực hiện được sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường. - Hai lá phổi của người trưởng thành có khoảng 300 triệu phế nang, xấp xỉ 70m 2 , gấp khoảng 40 lần diện tích bề mặt cơ thể, giúp tăng cường gấp bội tốc độ trao đổi khí với môi trường ngoài. Bình thường phổi vận chuyển khoảng 200 – 250 ml Oxy/ phút. Khi lao động lên tới 5.500 ml Oxy/ Phút. Lưu lượng máu ở phổi 5-10 lít/phút. - Ngoài chức năng hô hấp, phổi còn là bể dự trữ máu cho tâm thất trái, lọc protein của hệ tuần hoàn, trao đổi dịch thể và tham gia vào các chức năng chuyển hóa, miễn dịch, nội tiết… - Lồng ngực : là 1 khung gồm xương và cơ : xương ức, xương sống, xương đòn, xương sườn, các cơ liên sườn, cơ hoành, cơ vòm gan, vòm dạ dày và hệ thống thần kinh, mạch máu…phổi nằm trong lồng ngực. - Khoang màng phổi : tạo nên do lá tạng và lá thành, hai lá áp sát nhau, trong khoang chỉ có lớp dịch nhớt, có áp suất âm. - Quá trình hô hấp ngoài diễn ra được là nhờ các cơ, bao gồm cơ hoành ngăn cách lồng ngực với bụng và cơ liên sườn.Cùng với hoạt động của hệ tuần hoàn chịu sự chỉ huy của cả hệ thần kinh thực vật và động vật. - Sự hô hấp diễn ra ở mô tế bào : Mô lấy O 2 , nhả CO 2 ; Máu nhận CO 2 , nhả O 2 .Sự hô hấp diễn ra ở phổi:Nhả CO 2 , lấy O 2 . * Chức năng chính của hệ Hô Hấp : - Đảm bảo trao đổi khí và cung cấp đầy đủ khí oxi cho hoạt động của toàn bộ cơ thể và đảm bảo thích nghi với từng điều kiện sống. - Làm sạch, sưởi ấm , bão hòa hơi nước cho không khí trước khi vào phổi và cơ thể. - Thông qua hồng cầu, hệ hô hấp vận chuyển ooxxi đến từng tế bào. - Vận chuyển CO 2 ra khỏi tế bào và cơ thể, đảm bảo áp suất riêng phần Oxi và CO 2 ổn định trong máu động mạch. - Điều hòa thân nhiệt, nhất là những độngvật ít tuyến mồ hôi (gà,chó ) C. HỆ TUẦN HOÀN: 1. Cấu trúc và hoạt động của tim: - Tim dài khoảng 12cm, đầu nhọn , nằm hơi chếch bên trái nằm giữa xương sườn 5 và 6, nặng khoản 300gam. Tim là 1 tạng rỗng, được tạo thành từ nhiều tế bào cơ tim có tính chất vừa giống cơ vân vừa giống cơ trơn. Tổ chức cơ tim co duỗi khỏe và tự động. - Cơ tim: Co bóp 70-75 lần/ phút, chu kỳ co giãn 0,8s. Tâm nhĩ co 0,1-0,7(s); tâm thất co 0,3-0,5(s). - Mạch máu : bao gồm : Động mạch, tĩnh mạch, và mao mạch. + Động mạch: là những mạch vận chuyển máu từ tim đến mô, theo cách phân nhánh liên tục, càng xa tim càng nhỏ dần về thiết diện,nhưng tổng thiết diện lại càng lớn, do đó máu chảy càng chậm.Thành động mạch lớn được cấu tạo chủ yếu bằng tổ chức liên kết đàn hồi,càng xa tim tính đàn hồi càng giảm mà lại tăng về khả năng co thắt do được cấu tạo chủ yếu bằng tổ chức cơ. + Tĩnh mạch : Dẫn máu từ mô,cơ quan về tim.Tĩnh mạch bắt đầu từ mạng lưới mao mạch và tân cùng đổ vào tâm nhĩ.Tĩnh mạch được cấu tạo bằng tổ chức cơ trơn, thiết diện càng gần tim càng lớn.Dọc đường về tim mỗi động mạch thường có 2 tĩnh mạch đi kèm, tính co giãn cao,có nhiều chỗ phình thành xoang chứa máu,nên sức chứa của tĩnh mạch rất lớn.Đông lực khiến máu tĩnh mạch chảy được về tim là nhờ sưc bơm của tim, sưc hút của tim khi tim co giãn,áp lực âm trong xoang lồng ngực… + Mao Mạch: Nối liền giữa động mạch và tĩnh mạch.Mao mạch có nhiệm vụ dẫn máu từ động mạch sang tĩnh mạch, là nơi thực hiện quá trình trao đổi chất giữa máu và mô bào.Về cấu tạo: Thành mạch chỉ có 1 lớp tế bào nội mô, Trang 2 Trường THPT Phan Bội Châu, Sơn Hòa, Phú Yên. GV: Nguyễn Minh Trị. đường kính lỗ thông gần 30Ǻ, do vậy các chất khí, chất dinh dưỡng, cặn bã của quá trình trao đổi chất qua lại dễ dàng bằng khuếch tán, thẩm thấu hoặc siêu lọc qua thành mao mạch. - Điều hào hoạt động của tim là nhờ sự hoạt động điều tiết của hệ thần kinh và thể dịch. *) Chức năng chung của hệ tuần hoàn: - Trao đổi khí (phổi) - Trao đổi vật chất và năng lượng (vận chuyển nước,thức ăn,chất thải…) - Bảo vệ : chức năng này do các tế bào bạch cầu và kháng thể đảm nhiệm. - Thông tin : Sự tuần hoàn của các hormon… - Làm sạch :Gan, lách, tủy xương… - Dự trữ , chế biến: Tại gan- Glycogen, albumin… 2. Trình bày Cấu tạo và chức năng và hoạt động của hệ Tuần hoàn của độngvật Bậc cao ? - Hệ tuần hoàn của người và các độngvật bậc cao gồm tim và hệ mạch với 2 vòng tuần hoàn riêng biệt. - Vòng tuần hoàn lớn xuất phát từ tâm thất trái, mang máu đỏ theo hệ thống động mạch, tới các mao mạch để nuôi cơ thể rồi từ đó máu tập trung về hệ thống tĩnh mạch để về tâm nhĩ phải. - Vòng tuần hoàn nhỏ xuất phát từ tâm thất phải đưa máu đen lên phổi, thực hiện trao đổi khí ở đó rồi lại trở về tâm nhĩ trái. - Hệ tuần hoàn bao gồm 4 phần: + Tim, hệ thống mạch (Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch), Máu (dịch tuần hoàn), Hệ thống Van. + Tim 4 ngăn gồm 2 tam nhĩ ở trên, 2 tâm thất ở dưới. Hệ tuần hoàn kín. - Ở các độngvật có xương sống bậc cao thì hệ thống tuần hoàn hoàn chỉnh. Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi và giàu Oxi và dịch mô được lặp lại lần thứ 2 và đổ vào mạch bạch huyết. D. HỆ SINH DỤC, NỘI TIẾT VÀ TIẾT NIỆU: 1.Trình bày cấu tạo, chức năng hệ sinh dục độngvật bậc cao ? * Cấu trúc và chức năng của tinh hoàn: - Độngvật có xương sống có 1 đôi tinh hoàn nằm trong ổ bụng hoặc ở ngoài hạ mang. Mỗi 1 tinh hoàn gồm hàng nghìn ống sinh tinh, giữa các ống sinh tinh là các tế bào kẽ. Thành ống sinh tinh gồm các tinh nguyên bào, các tế bào dinh dưỡng (tế bào xectoli).Các ống sinh tinh tập trung lại thành phần phụ tinh hoàn- là nơi tập trung tinh dịch. Từ mỗi 1 phần phụ dịch hoàn có ống dẫn tinh từ bìu qua ống bẹn vào xoang bụng, luồn qua phần dưới bóng đái và đổ vào ống tiết nước tiểu. Ống nước tiểu là ống đi từ bóng đái ra ngoài. - Tinh dịch được hình thành là do 3 loại tuyến tham gia : Đôi túi tinh, các tuyến tiền liệt, ba đôi tuyến copo. Trong tinh dịch có chứa Glucoza, Fructoza, hệ đệm , các chất dinh dưỡng để tinh trùng dinh dưỡng và vận động dễ dàng. - Chức năng của tinh hoàn : + sản xuất ra tinh trùng, do lớp liên bào của thành ống sinh tinh đảm nhiệm. + Sản xuất ra các hormon sinh dục gọi chung là androgen. Sự có mặt của các hormon này đã kích thích sự phát triển giới tính đực, phát triển các đặc điểm sinh dục thứ cấp, tham gia quá trình chuyển hóa làm cơ thể phát triển, tăng chuyển hóa cơ sở. * Cấu trúc và chức năng của buồng trứng : - Cấu trúc buồng trứng : Buồng trứng phát triển từ lá phôi giữa, từ mấu sinh dục nằm ở phía bụng của thận sơ cấp. Biểu mô này chính là phần kéo dài của biểu mô phcus mạc. Dưới biểu mô mầm là lớp màng trắng (allbuiginee) cấu trúc bằng tổ chức liên kết đặc kết hợp với các mạch máu. Trong buồng trứng, người ta phân biệt làm 2 miền : Vỏ và tủy.Nền tạo ra 2 miền ấy cũng là tổ chức liên kết, ở miền vỏ được chia thành 3 lớp : Lớp biểu mô buồng trứng, màng trắng và lớp đệm. Vỏ là tổ chức liên kết chứa ít tế bào sợi hình thoi, những bó sợi keo mảnh, các nang trứng ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Ở miền tủy là tổ chức liên kết thưa pha ít sợi lưới nằm ở phần trung tâm. Trong buồng trứng có nhiều bao noãn. Mỗi bao noãn chứa 1 noãn bào. Trong buồng trứng bao noãn lớn dần, vỡ ra để trứng chín cùng với 1 số tế bào bao noãn rơi vào xoang cơ thể, sau đó rơi vào 1 trong 2 vòi falop (ống dẫn trứng) . Nếu gặp tinh trùng, trứng sẽ được thụ tinh ngay ở phần phễu và chuyển xuống làm tổ ở tử cung. - Chức Năng Của Buồng Trứng: + Buồng trứng là nơi sản xuất ra các tế bào trứng chín tại các bao noãn . + Buồng trứng bài tiết ra các loại hormon sinh dục gọi chung là Oestrogen. Sự có mặt của các loại hormon đã làm phát triển các cơ quan sinh dục và các đặc điểm sinh dục thứ cấp ở nữ và độngvật cái, thúc đẩy trứng phát triển chín và rụng… Ngoài ra nó còn tăng cường chuyển hóa Gluxit, lipit, protein làm cho cơ thể phát triển – nhất là vùng mông, chậu hông. Trang 3 Trường THPT Phan Bội Châu, Sơn Hòa, Phú Yên. GV: Nguyễn Minh Trị. 2. Trình bày cấu tạo, chức năng của hệ bài tiết của độngvật bậc cao ? - Bài tiết là quá trình cơ thể tự loại bỏ chất cặn bã , độc hại thừa ra bên ngoài.Các phần làm chức năng bài tiết trong cơ thể bao gồm : Thận , ruột già , các tuyến mồ hôi, bã nhờn trên da, phổi, gan.Trong đó thận là cơ quan bài tiết quan trọng nhất. - Hệ bài tiết gồm 2 quả thận , dài khoảng 12cm, rộng khoảng 7cm. Được bao phủ bởi lớp mỡ, thận có chức năng chung là giữ cân bằng nội môi về pH, ánh sáng thẩm thấu và loại các chất độc : CO 2 , NH 3 , ion và vô cơ thừa. - Thận là nơi lọc và tạo thành nước tiểu từ máu đi qua thận, niệu quản dẫn nước tiểu đến bóng đái là nơi dự trữ nước tiểu và từ bóng đái nước tiểu được đưa ra ngoài theo niệu đạo nhờ phản xạ thải nước tiểu. - Thận bao gồm 2 thành phần chính : Lớp vỏ màu sẫm , lớp tủy màu sáng : + Tháp thận : Ống góp. + Bể thận : nơi tập trung tất cả các ống góp. - Mỗi quả thận đều có ống dẫn niệu gọi là niệu quả tập trung nước tiểu vào bàng quang. Tế bào của thận có hình tròn gọi là Nephron hay quản cầu Manpigi. Về mặt chức năng quản cầu manpigi là 1 đơn vị thận, thực hiện quá trình bài xuất nước tiểu. Một quả thận có ít nhất 1 triệu cầu Manpigi có cấu trúc hình chén gọi là Baoman được bao quanh bởi 1 mạng lưới mao mạch dày đặc gọi là cầu thận có chức năng lọc máu. - Quá trình tái hấp thu dinh dưỡng và chất hòa tan được diễn ra ở ống lượn gần và glucoza được hấp thu 100% ở điều kiện bình thường. Còn quá trình tái hấp thu nước được diễn ra ở ống lượn xa và quai Henle , ống lượn gần và ống góp, 85 – 90 % nước được tái hấp thu và bài tiết.Mỗi ngày 1 quả thận lọc 180 l máu. * Chức năng của hệ bài tiết : Hệ bài tiết có chức năng lọc trong máu những chất thừa và những sản phẩm phân hủy của quá trình trao đổi chất và tống các chất đó ra ngoài cơ thể. Ngoài ra hệ tiết niệu còn tham gia vào việc điều chỉnh lượng nước trong cơ thể điều hòa thành phần hóa học trong máu. E. HỆ CƠ XƯƠNG VÀ THẦN KINH: 1. Trình bày cấu tạo và chức năng của hệ da ? - Da là lớp vỏ bao bọc ngoài cùng của cơ thể, là 1 cơ quan chủ động và đa năng, không thấm nước. bảo vệ cơ thể không mất nước và trước bức xạ ánh sáng mặt trời, khá dẻo dai để chống đỡ cơ học cũng như khá mềm dẻo để giúp cơ thể khi chuyển động, giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn ổn định và là cơ quan cảm giác chính của cơ thể. *) Cấu tạo: Gồm: Lớp biểu bì, lớp chân bì, lớp mỡ + Lớp biểu bì: là lớp bảo vệ phía ngoài cùng gồm vài lớp tế bào với lớp dưới cùng là lớp tế bào mẹ phân chia liên tục và chuyển lên bề mặt trở nên bằng phẳng và chết, bong da ra tạo thành chất keratin. + Lớp chân bì (bì) : gắn chặt với lớp biểu bì được cấu tạo bởi các sợi Collagen ,Éslatin, gắn vào đó là các tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn, nang lông tóc, mạch máu,dây thần kinh và mạch bạch huyết. Cả 2 lớp trên đều chứa các nút dây thần kinh truyền cảm giác đau về ánh sáng, nóng, lạnh. + Lớp mỡ : Lớp dưới lớp chân bì là mô hạ bì chứa nhiều tế bào mỡ tạo thành 1 lớp ngăn cách quan trọng giúp cơ thể không bị mất nhiệt và là 1 tấm nệm bao bọc cơ thể, bảo vệ cơ thể khỏi tác động cơ học. + Tuyến mồ hôi : là tuyến ngoại tiết và được hệ thần kinh điều khiển và tiết mồ hôi khi bị kích thích do cảm xúc hoặc do nhu cầu giảm nhiệt của cơ thể và giữ vai trò quan trọng nhất trong điều hòa thân nhiệt + Tuyến bã nhờn : Giúp bôi trơn da lông và tóc. + Ngoài ra, Ở lớp chân bì chứa rất nhiều sinh sắc tố (tế bào hắc tố) Helalin là các tế bào gây nên tàn nhang. Diện tích bề mặt da : 2 (m 2 ); Dày :0,5-3 (mm) Tóc có khoảng 120.000 sợi trong đó khoảng 10% chờ rụng. *) Chức Năng : - Bảo vệ cơ thể - Điều hòa thân nhiệt cơ thể. - Là cơ quan cảm giác (Xúc giác). 2. Trình bày cấu tạo , chức năng của hệ xương của độngvật bậc cao ? Bộ xương là giá đỡ cho toàn bộ cơ thể và có chức năng bảo vệ. Hoạt động nhờ lực cơ học và tạo nên sự chuyểnđộng cơ thể *) Cấu tạo : Gồm 2 loại : Bộ xương ngoài và bộ xương trong. - Bộ xương ngoài: như ở các loài chân đốt, giáp xác thì có vỏ cuticum dày, còn ở côn trùng nhiều kitin, không thấm nước, tạo nên bộ xương của cơ thể, chân cánh và các phần phụ của cơ thể nên cho phép côn trùng sống ở những hoàn cảnh khác nhau và rất thích hợp với những sinhvật có kích thước nhỏ. Trang 4 Trường THPT Phan Bội Châu, Sơn Hòa, Phú Yên. GV: Nguyễn Minh Trị. - Bộ xương trong: tạo nên hệ thống cung chống đỡ bên trong cơ thể được làm tù sụn và xương và tất cả các mô và cơ quan được gắn với nhau nhờ mô liên kết. - Sụn : Được cấu tạo từ mô sụn, là những chất đàn hồi với 1 mạng lưới sợi Collagen và sợi chun dày đặc nằm trong 1 khối chất keo rất dai và được bao bọc bởi 1 lớp mô liên kết rất chắc chắn gọi là màng sụn và sụn được chia làm 3 loại : + Sụn trong : Màu trắng xanh, chất nền trong suốt, về sau sẽ biến đổi thành xương và chỉ còn laị ở các khớp vận động đầu xương sườn, ở mũi và thanh khí quản. + Sụn xơ : Chất nền chứa nhiều bó sợi collagen và chỉ có ở đĩa đệm giữa các đốt xương sống vừa chắc và khỏe. + Sụn Chun: Chứa tỉ lệ rất lớn các sợi đàn hồi , thường có ở vành tai, sụn nắp thanh quản. - Xương : Được cấu tạo từ mô xương, chất nền do các nguyên bào xương sinh ra gọi là chất xương chứa nhiều sợi Collagen và các tinh thể muối vô cơ.Trong chất nền chứa nhiều tế bào xương gọi là cốt bào,không có khả năng phân chia, nhưng có rất nhiều nhánh và các nhánh nối với nhau nằm xung quanh các ống nhỏ liti gọi là vi quản xương (Have). Chứa nhiều canxi và có màu trắng. mô xương khi đã hình thành cố định và không biến đổi. Trong cùng của mô xương là các tế bào tủy xương có màu đỏ và chứa nhiều mạch máu. Chúng có thể phân chia thành các tế bào xương mới nằm trong chất nền của xương theo những vòng đồng tầm gọi là ống Have. 3. Trình bày cấu tạo, chức năng của hệ cơ ? So sánh sự khác biệt của cơ vân, cơ trơn và cơ tim của độngvật bậc cao ? - Hệ cơ giúp cơ thể vận động , tạo hình dáng riêng của cơ thể từ cử động nhỏ nhất là chớp mắt cho đến chạy nhảy, đều do hệ cơ đảm nhận. Hệ cơ là do mô cơ tạo nên bao gồm cơ và gân nhưng gọi là cơ. Chiếm 40% trọng lượng cơ thể động vật. * Cấu tạo và phân loại Cơ : Gồm 3 loại : Cơ xương (vân),cơ trơn, cơ tim - Cơ xương : chiếm nhiều nhất trong cơ thể và thường bám vào xương và gân, các sợi cơ sắp xếp thành vân dọc thích hợp với các động tác có cơ nhanh và mạnh, được điều hòa 1 cách có ý thức. - Cơ trơn : Cơ vô thức hay còn gọi là cơ tự động thường có ở các cơ quan nội tạng như là ruột non, bàng quang, dạ dày, Được cấu tạo từ những sợi cơ là 1 tế bào dài, hình thoi. Hoạt động của cơ này được điều hòa bằng hệ thần kinh thực vật và sự co bóp thường chậm và lâu: chớp mắt, nhịp thở … - Cơ tim : Chỉ có ở cơ tim phục vụ cho hoạt động co bóp theo nhịp liên tục và nhịp nhàng tạo tác dụng bơm rất hiệu quả, cấu trúc giống cơ vân nhưng lại chịu sự điều khiển của hệ thần kinh thực vật. * Cấu trúc Cơ Xương (Cơ Vân): - Mỗi cơ có 1 hệ thống cung cấp máu gồm động mạch và tĩnh mạch có dây thần kinh vận động riêng từ thần kinh trung ương.Cơ chỉ tạo được lực khi nó bị kích thích hoạt động theo nguyên lý tất cả hoặc không. - Cấu tạo : Cơ được bao bọc bởi tổ chức liên kết kéo dài 2 đầu gọi là gân giúp cơ bám vào xương và vào cơ khác.Mỗi sợi cơ có hình trụ do nhiều tế bào hợp lại gọi là hợp bào. Có thể dài tới 30m. Trong cơ chứa nhiều mao mạch và các sợi thần kinh.Một sợi cơ thường có rất nhiều nhân và nhân nằm sát màng. Các cơ hoạt động theo cơ chế hiệp đồng và đối kháng. * Cấu trúc Cơ Trơn: Cấu tạo từ các sợi cơ nhỏ và không giống nhau, mỗi sợi thường là 1 tế bào hình thoi dài sắp xếp lỏng lẻo và hoạt động co thắt vẫn phụ thuộc vào các sợi nhỏ actin và myosim. * Cấu trúc Cơ tim : - Cấu trúc giống cơ vân nhưng sợi ngắn và to tạo thành tấm lưới dày và đặc. - Giúp cơ thể vận động và tạo hình dáng của cơ thể. 4. Trình bày cấu tạo, chức năng của Hệ Thần kinh của độngvật BC ? - Hệ thần kinh là cơ quan chỉ huy tất cả các hoạt động của cơ thể cũng như sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan trong cơ thể giúp cơ thể phản ứng, thích nghi với mọi điều kiện sống của môi trường. - Hệ thần kinh được cấu tạo từ các nơron . Nơron chính là đơn vị cấu trúc và chức năng của thần kinh.Người ta phân loại nơron theo chức năng : + Nơron vận động : thường dài có thể trên 1 m, chi phối, giúp các cơ có thể chuyển động. + Nơron Cảm giác : Có kích thước dài, truyền xung động thần kinh từ cơ quan cảm giác đến tủy sống và TW thần kinh. + Nơron Dinh dưỡng + Nơron Điều hòa. - Nơ ron trung gian nối 2 loại Nơron vận động và Nơron Cảm giác. Phân Loại theo hình thái Tế Bào: + Nơron đơn cực + Nơron lưỡng cực Trang 5 Trường THPT Phan Bội Châu, Sơn Hòa, Phú Yên. GV: Nguyễn Minh Trị. + Nơron Đa cực. - Cấu tạo 1 Nơron gồm 3 phần : Thân, sợi trục, Xinap. + Thân: thường là màu sẫm do có nhiều ti thể, từ phần thân mọc ra nhiều sợi tua ngắn. + Sợi trục (axon) là sợi dài và to nhất trong Nơron, giúp truyền và nhận xung thần kinh. + Tận cùng là Xinap : chứa đầy chất môi giới Thần kinh phân tới cơ và các tế bào thần kinh khác giúp phản ứng trả lời với kích thích. có vỏ bao, vỏ myelin do Hào Soan. *) Cấu trúc và chức năng Hệ TK: - Hệ thần Kinh độngvật và hệ thần kinh thực vật - Hệ thần kinh độngvật chia làm : + TK trung ương: Bộ não , tủy sống. + TK ngoại biên bao gồm: 31 đôi dây Tk từ tủy sống và 12 đôi dây TK xuất phát từ não. + Thần kinh Thực vật : Gồm các hạch Thần kinh + Thần kinh ngoại biên bao gồm các sợi: . Sợi li tâm (Sợi vận động) dẫn truyền thông tin vận động trả lời từ TW Thần kinh não và tủy đến cơ quan trả lời là cơ và hạch Thần kinh. . Sợi hướng tâm (sợi cảm giác) dẫn truyền tín hiệu từ cơ quan cảm giác chịu tác động kích thích đến TW thần kinh. Khi 2 sợi này ra khỏi tủy sống sẽ nhập lại với nhau gọi là sợi hỗn hợp (Sợi pha). . Sợi vận động tạo thành dễ trước, sợi cảm giác tạo thành dễ sau. - Cấu trúc của tủy sống: Bao gồm chất xám gọi là nhân xám tập hợp tất cả nhân của các tế bào Nơron , cấu trúc hình con bướm. - Chất trắng: Do phần dây (phần tua) của các tế bào Nơron tạo thành. Bao gồm có dẫn truyền đi lên và dẫn truyền đi xuống.Ở trung tâm tủy sống có ống trung tâm chứa dịch não tủy gọi là não thấp 1, phản xạ của tủy sống là phản xạ duỗi. *) Cấu trúc và chức năng của Não: Gồm 4 phần : - Não sau : Gồm 2 bán cầu đại não chứa nhiều lớp tế bào TK và các nhân quan trọng, cấu trúc cuộn xoắn, lớp chất xám trên bề mặt gọi là vỏ não.Trên đó chứa tất cả các trung tâm chỉ huy tất cả các chức năng hoạt động phản ứng của các hệ cơ quan trong cơ thể : Tim, phổi, ngôn ngữ nói… - 2 bán cầu đại não thông với nhau gọi là não thấp 4. Não trung gian bao gồm phần đồi não và thể lưới, điều hòa hoạt động và trạng thái thức, nếu vùng này bị ức chế sẽ lâm vào trạng thái ngủ.Vùng dưới đồi điều hòa hoạt động của hệ thần kinh thực vật như tiết mồ hôi, co mạch, nhịp tim…bên trong là não thấp 3. - Não giữa bao gồm thùy thị giác và trung tâm xử lý tín hiệu thị giác và thùy thính giác, bên trong chứa não thấp 2. - Não trước : bao gồm tiểu não gồm 2 bán cầu tiểu não nằm sau lưng não, màu trắng hình cây thông có chức năng điều hòa cân bằng và thăng bằng, trưng lực cơ. - Hành não là phần phình to nối tiếp với tủy sống chứa các trung khu điều hòa hoạt động thở và hô hấp, bên trong chứa não thấp 1. CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI Câu 1: Người ta làm các thí nghiệm đối với enzim tiêu hóa ở độngvật như sau: Thứ tự thí nghiệm Enzim Cơ chất Điều kiện thí nghiệm Nhiệt độ ( o C) pH 1 Amilaza Tinh bột 37 7-8 2 Amilaza Tinh bột 97 7-8 3 pepsin Lòng trắng trứng 30 2-3 4 pepsin Dầu ăn 37 2-3 5 pepsin Lòng trắng trứng 40 2-3 6 Pepsinogen Lòng trắng trứng 37 12-13 7 Lipaza Dầu ăn 37 7-8 8 Lipaza Lòng trắng trứng 37 2-3 a. Hãy cho biết sản phẩm sinh ra từ mỗi thí nghiệm. b.Hãy cho biết mục tiêu của các thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1 và 2; - Thí nghiệm 3 và 5; - Thí nghiệm 1, 3, 6 và 7; - Thí nghiệm 3, 4, 7 và 8 Giải: a.Sản phẩm được sinh ra: TN1 TN2 TN3 TN4 TN5 TN6 TN7 TN8 Trang 6 Trường THPT Phan Bội Châu, Sơn Hòa, Phú Yên. GV: Nguyễn Minh Trị. Mantô Không biến đổi Axít amin Không biến đổi Axít amin Không biến đổi Glyxêrin + axít béo Không biến đổi. b. Mục tiêu của các thí nghiệm: - Thí nghiệm1 và 2: Enzim chỉ hoạt động trong điều kiện nhiệt độ cơ thể (khoảng 37 o C). Ở nhiệt độ cao enzim bị phá hủy. - Thí nghiệm 3 và 5: Nhiệt độ môi trường càng tăng thì tốc độ xúc táccơ chất của enzim càng tăng (trong giới hạn). - Thí nghiệm 1, 3, 6 và 7: Mỗi enzim tiêu hóa hoạt động thích nghi trong môi trường có độ pH xác định. - Thí nghiệm 3, 4, 7 và 8: Mỗi loại enzim chỉ xúc tác biến đổi một loại chất (cơ chất) nhất định. Câu 2: a. Về mặt cấu tạo, ống tiêu hóa của độngvật ăn cỏ có gì khác biệt so với ống tiêu hóa của độngvật ăn thịt? b.Tại sao các vận động viên muốn nâng cao thành tích trong thi đấu thì thường lên vùng núi cao để luyện tập ngay trước khi dự thi đấu? c. Trình bày sự thích nghi của thận độngvật có xương sống đối với môi trường sống? Trả lời: a. Sự khác biệt về mặt cấu tạo ống tiêu hóa của độngvật ăn cỏ và độngvật ăn thịt : - Ở miệng có răng nanh(thân co, chân rộng) giúp gặm thức ăn, răng hàm và răng cạnh hàm phẳng có những đường gờ chạy từ trước đến sau giúp nghiền cỏ. - Có nhiều vi sinhvật cộng sinh do đó mới có thể tiêu thụ đựợc loại thức ăn khó tiêu nhất là chất xơ. - Ruột dài nên đoạn đường di chuyển của thức ăn trong ống tiêu hóa sẽ dài hơn, có đủ thời gian để biến đổi và hấp thu loại thức ăn khó tiêu. - Ống tiêu hóa có thể có sự biến đổi đặc trưng cho từng loài phù hợp với chức năng tiêu hóa Xelulô.Ví dụ độngvật nhai lại dạ dày có bốn túi, thỏ có manh tràng rất dài, đây là nơi chứa vi sinhvật sống cộng sinh. b. Tập luyện trên vùng núi cao:Vùng núi cao có nồng độ O 2 loãng hơn vùng đồng bằng thấp, nên khi luyện tập trên vùng núi cao thì: + Hồng cầu tăng số lượng. + Tim tăng cường độ vận động, cơ tim khỏe, hô hấp khỏe, bền sức. c. Thay đổi cấu trúc và chức năng của nephron giúp độngvật có vú điều hoà thẩm thấu trong các môi trường sống khác nhau. - Độngvật có vú sống ở sa mạc, nơi khan hiếm nước, có quai Henlê rất dài, giúp tăng hiệu quả hấp thu nước, nước tiểu thải ra ít và cô đặc. - Hải li kiếm ăn ngâm mình trong nước, do vậy không phải đôi phó với tình trạng thiếu nước.Quai Henlê ngắn nên khả năng cô đặc nước tiểu giảm, nước tiểu thải ra nhiều. - Chim có quai Henlê ngắn hơn so với thú do vậy khả năng cô đặc nước tiểu kém hơn . khắc phục hiện tượg đó chim bảo tồn nước bằng cách thải ra axit uric tốn rất ít nước. - Thận của bò sát không có quai Henlê, khả năng cô đặc nứơc tiểu kém. Khắc phục nhược điểm đó trực tràng có khả năng tái hấp thu nước rất mạnh từ phân và nước tiểu, đồng thời cũng thải ra axit uric tốn rất ít nước. - Cá xương nước ngọt có dịch cơ thể ưu trương so với nước nên nước từ môi trường xung quanh ngấm vào cơ thể qua da và mang. Vì vậy thận có xương thải một lượng lớn nước tiểu rất loãng kèm theo NH 3 . Cá xương bảo tồn muốn bằng cách tăng cường tái hấp thu muối ở ống thận và hấp thu muối từ nước vào mang. Câu 3: Sinh lýđộngvật a. Vì sao khi bị chấn thương phía sau gáy thường dễ gây tử vong? b. Hemoglobin ở người có những dạng khác nhau tùy từng giai đoạn phát triển cá thể như thế nào? Từ đó có thể rút ra nhận xét gì? c. Bề mặt trao đổi khí ở độngvật có những đặc điểm nào? Đặc điểm ấy có tác dụng gì ? Trả lời: a. Khi bị chấn thương phía sau gáy thường dễ gây tử vong vì: - Đó là vùng hành tủy, chứa trung tâm điều hòa hô hấp. - Nếu hành tủy bị chấn thương, trước tiên hoạt động hô hấp tạm ngừng. - Nếu sau một thời gian, trung tâm hô hấp không phục hồi được liên lạc với cầu não và vỏ não, hoặc không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. b. Các dạng hemoglobin khác nhau: - Thai nhi đến 3 tháng chứa hemoglobin E(HbE) gồm hai chuỗi globin anpha và hai chuỗi globin epsilon. - Thai 3 tháng cho đến khi sinh ra có HbF, gồm hai chuỗi globin anpha và hai chuỗi globin gammam. Trang 7 Trường THPT Phan Bội Châu, Sơn Hòa, Phú Yên. GV: Nguyễn Minh Trị. - Từ sơ sinh đến trưởng thành chứa HbA, gồm hai chuỗi anpha và hai chuỗi beta. * Nhận xét: - Gen quy định cấu trúc chuỗi polipeptit anpha đã hoạt động liên tục trong suốt thời kì phát triển phôi và hậu phôi. - Các gen quy định cấu trúc các chuỗi polipeptit epsilon và gamma chỉ hoạt động trong giai đoạn phôi. Gen quy định cấu trúc chuỗi beta hoạt động trong giai đoạn hậu phôi. - Trong quá trình phát triển cá thể, tùy tế bào từng loại mô, tùy giai đoạn phát triển, chỉ có một số gen hoạt động liên tục hay nhất thời qua cơ chế điều hòa tổng hợp protein. c. Đặc điểm bể mặt TĐK Đặc điểm bể mặt TĐK Tác dụng - Tỷ lệ V S lớn - Bề mặt mỏng và ẩm ướt. - Bề mặt có nhiều mao mạch. - Có sự lưu thông khí. - Tăng S bề mặt TĐK - Giúp O 2 , CO 2 dễ dàng khuếch tán qua. - Chứa sắc tố hô hấp vận chuyển khí. - Tạo sự chênh lệch về nồng độ O 2 và CO 2 . Câu 4: a)Tại sao nói chim hô hấp kép? b)Tại sao thiếu Iod, trẻ em ngừng hoặc chậm lớn, trí tuệ chậm phát triển, thường bị lạnh? Giải: a) Chim “Hô hấp kép” vì: dòng khí qua phổi phải trải qua 2 chu kỳ: + Chu kỳ 1 : - hít vào: khí vào túi sau - thở ra: khí từ túi sau lên phổi. + Chu kỳ 2: - hít vào : khí từ phổi túi khí trước - Thở ra: Khí từ túi khí trước ra ngoài. b) - Vì Iod là 1 trong 2 thành phần cấu tạo Tyrôxin => thiếu Iod => thiếu Tyrôxin. - Thiếu Tyrôxin chuyển hoá giảm giảm sinh nhiệt chịu lạnh kém . - Giảm chuyển hoá tế bào giảm phân chia và chậm lớn trẻ không lớn hoặc chậm lớn . - Giảm chuyển hoá giảm tế bào não và tế bào não chậm phát triển trí tuệ kém . Câu 5 : Trình bày chức năng sinh lí của máu. Giải: Chức năng sinh lí của máu - Chức năng vận chuyển : + Vận chuyển ôxi từ phổi đến các mô và CO 2 từ các mô trở về phổi. + Vận chuyển chất dinh dưỡng đến các mô. + Vận chuyển sản phẩm cuối cùng của quá trình trao đổi chất từ mô đến cơ quan bài xuất. + Vận chuyển thể dịch (hoocmôn) từ các tuyến nội tiết đến cơ quan đảm bảo mối liên hệ giữa các phần khác nhau trong cơ thể. - Chức năng bảo vệ : Trong máu có các prôtêin đặc biệt và các loại bạch cầu có khả năng khử và diệt các prôtêin lạ, vi khuẩn, virut và độc tố xâm nhập vào cơ thể nhờ cơ chế thực bào và chế tạo ra kháng thể. - Chức năng điều hòa : Điều hòa phản ứng nội môi nhờ các hệ đệm của máu. Điều hòa nhiệt độ cho cơ thể. Câu 6:Máu của độngvật có xương sống gồm: Huyết tương, tế bào máu hoặc các tiểu thể nhỏ, câu khẳng định nào dưới đây về thành phần của máu bình thường là đúng ? Tại sao? 1. Hồng cầu chuyển màu khi nhận CO 2 . 2. Hồng cầu là loại tế bào nhiều nhất trong số các loại TB máu. 3. Tiểu cầu chứa một nhân và ADN. 4. Hêmôglôbin được cấu tạo từ 2 chuỗi pôlipeptit. 5. γ-glôbin là loại prôtêin chủ yếu trong huyết tương. 6. Tất cả tế bào máu của người trưởng thành đều có nguồn gốc từ tủy xương. Giải : 2, 5, 6. HS tự giải thích cho phù hợp . Câu 7. 1. Các động mạch ở người có các đặc tính : 1/ Luôn dẫn máu từ tim ra. 2/ Có thể dẫn máu từ tim ra hoặc trở về tim. 3/ Luôn luôn mang máu giàu ôxy. 4/ Có thể mang máu giàu ôxy hoặc giàu CO 2 5/ Có thành dày với các van trong lòng mạch Chọn và giải thích câu đúng : A.chỉ 1 B. 2 và 3 C. 1 và 4 D. 1, 3 và 5 E. 2, 4 và 5 2. Ống tiêu hóa của chó (loài ăn thịt) thường ngắn hơn so với một độngvật thuộc loài ăn cỏ có cùng kích thước vì (Chọn và giải thích câu đúng): A. thức ăn thực vật cần có thời gian tiêu hóa lâu hơn thịt. Trang 8 Trường THPT Phan Bội Châu, Sơn Hòa, Phú Yên. GV: Nguyễn Minh Trị. B. chó ăn một lượng thức ăn nhiều hơn độngvật ăn thực vật nên không cần thiết phải lấy hết chất dinh dưỡng từ thức ăn vẫn bảo đảm đủ cho nhu cầu của cơ thể C. vi khuẩn trong ống tiêu hóa của chó phát triển nhiều hơn so với loài ăn thực vật nên tiêu hóa thức ăn nhanh hơn. D. thịt đã được nấu chín nên không cần tiêu hóa lâu E. đó là kết quả của quá trình thuần hóa loài chó từ rất lâu của con người. Giải 1. Chọn và giải thích câu đúng : * Chọn : Câu C (1 và 4). * Giải thích : Động mạch luôn dẫn máu ra khỏi tim .Có thể mang máu giàu ôxy (động mạch chủ) các cơ quan ; hoặc máu giàu CO 2 (động mạch phổi) phổi (cơ quan hô hấp). 2. Chọn và giải thích câu đúng : * Chọn : Câu A (Thức ăn thực vật cần có thời gian tiêu hóa lâu hơn thịt). * Giải thích : + Thức ăn thực vật được cấu tạo phần lớn bởi chất xenlulô độngvật ăn thực vật không có men tiêu hóa tương ứng sự tiêu hóa phải nhờ vi sinhvật sống cộng sinh trong ống tiêu hóa mất nhiều thời gian ống tiêu hóa phải dài để đủ thời gian tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. + Thức ăn thực vật thường có vỏ cứng (khó/không tiêu hóa), lại thêm ít chất dinh dưỡng độngvật phải ăn với số lượng nhiều và ống tiêu hóa phải có thêm những cấu trúc đặc biệt để hỗ trợ (diều, dạ dày 4 ngăn, manh tràng lớn, tuyến nước bọt phát triển…) ống tiêu hóa phải dài để đủ thời gian tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Câu 8.Về mặt bản chất hóa học, người ta có thể chia hoocmôn ra làm mấy loại ? Mỗi loại cho một ví dụ (tên hoocmôn, tên cơ quan tiết). Hoocmôn do loại tế bào nào tiết ra ? Giải * Các loại hormone : + H. có bản chất là lipit (còn gọi là stéroide) : Cortisone do (vỏ) tuyến trên thận tiết ra. + H. có bản chất là prôtêin (axit amin) : Insuline do tuyến tụy tiết ra. * Tế bào tiết : + Tế bào nội tiết (của tuyến nội tiết). + Tế bào thần kinh (của mô thần kinh). + Các tế bào đặc biệt trên thành ống tiêu hóa, thận, tim. Câu 9. 1. Trong điều kiện nhiệt độ môi trường là 30 o C và độ ẩm tương đối của không khí là 95%, người ta cảm thấy nóng hơn so với trường hợp nhiệt độ môi trường vẫn là 30 o C nhưng độ ẩm tương đối chỉ là 50%. Nguyên nhân của cảm giác này là do : (Chọn câu đúng). A. độ ẩm cao ức chế khả năng của cơ thể nhận biết một cách chính xác nhiệt độ môi trường B. độ ẩm 95% giữ lại trong không khí nhiều hơi nước ấm hơn so với độ ẩm 50%, do đó ta có cảm giác nóng hơn. C. độ ẩm thấp làm tăng cường sự thoát hơi nước qua da, do đó làm da mát hơn D. độ ẩm cao gây khó khăn cho việc hấp thụ ôxy trong không khí, do đó làm ta có cảm giác khó chịu, nóng bức .E. trong điều kiện ẩm ướt, cơ thể phát sinh nhiều năng lượng do các hoạt động trao đổi chất diễn ra mạnh hơn 2. Bằng cách nào cơ thể một độngvật hằng nhiệt chống lại nhiệt độ lạnh để giữ ổn định thân nhiệt ? Giải 1. Chọn câu đúng : Câu C (Độ ẩm thấp làm tăng cường sự thoát hơi nước qua da…). 2. Chống lạnh : * Cơ chế điều hòa hóa học : Tăng sự sinh nhiệt bằng cách : tăng cường quá trình trao đổi chất (ăn nhiều, tiêu hóa và hấp thụ tốt, run) nhằm mục đích tạo ra nhiều nhiệt lượng chống lạnh. * Cơ chế điều hòa vậtlý : Giảm sự mất nhiệt bằng cách : co các mạch máu thuộc hệ ngoại vi, co cơ dựng lông (xù lông), thay đổi tư thế của cơ thể (thu người, nằm cuộn tròn). * Cơ chế điều hòa bằng tập tính : Thiên di về nơi có nhiệt độ môi trường thích hợp. Câu 10. Phân biệt sự khác nhau về cơ sở khoa học của trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ lâu dài. * Trí nhớ ngắn hạn : + Do luồng xung thần kinh di chuyển lòng vòng trong “bẫy hưng phấn” (còn gọi là “vòng lẩn quẩn”), đó là một chuỗi gồm nhiều neurone khép kín + cho tới khi năng lượng cần thiết để duy trì luồng xung không còn (vài giây vài giờ/ngày) (thường là không lâu) + luồng xung thần kinh sẽ bị cắt đứt (kích thích, hưng phấn không còn chuyển giao qua synapse được) không còn nhớ nữa (quên). Trang 9 Trường THPT Phan Bội Châu, Sơn Hòa, Phú Yên. GV: Nguyễn Minh Trị. + Kích thích càng mạnh, số lượng neurone trong chuỗi càng ít thời gian nhớ càng kéo dài. * Trí nhớ lâu dài (dài hạn) : + Do sự hình thành một chất có tác dụng lưu giữ trí nhớ ; chất này có bản chất là prôtêin (“prôtêin nhớ”). + Prôtêin này được tổng hợp từ “ARN m nhớ” ; các ARN này được tạo thành do quá trình sao chép nhầm từ những mã thông tin di truyền bình thường (vốn có của tế bào) dưới tác động của sự dẫn truyền liên tục của các xung thần kinh khi nơron bị kích thích liên tiếp và kép dài (thí dụ : sự nhắc đi nhắc lại trong quá trình học tập). + ARN m nhớ được giữ lâu dài trong thân nơron (và xinap) sẽ lại tổng hợp liên tục các prôtêin nhớ mới để thay thế cho các prôtêin nhớ bị mất đi (vì lý do nào đó) nhớ lâu. Câu 11: Điện thế cục bộ địa phương là gì ? Có những đặc điểm gì so với điện thế hoạt động ? Giải. *) Điện thế cục bộ địa phương là gì ? Có những đặc điểm gì so với điện thế hoạt động ? - Nơtron thường đáp ứng lại kích thích bắt đầu từ các sợi nhánh, lan truyền qua thân rồi xuống sợi trục và tận cùng là chùy xináp - Các kích thích đó có thể là các kích thích hóa học, ánh sáng, nhiệt hoặc kích thích cơ học, làm thay đổi cấu trúc màng sinh chất. Chẳng hạn các kích thích đau đớn từ các mô bị tổn thương hay các phân tử chất thơm có trong khí thở đã tác động lên các thụ thể trên sợi nhánh hay thân của nơtron cảm giác. Các thụ thể này khi tiếp nhận các phân tử chất kích thích sé mỡ các kênh Na + và Na + tràn vào trong dịch bào, trước hết trung hòa một số anion (điện tích âm) gây hiện tượng khử cực và đảo cực. Các Na + vào tong dung dịch bào sẽ khuếch tán dọc phía trong màng sinh chất và tạo nên một dòng điện chuyển từ điểm bị kích thích đến vùng khởi động (trigger zoneo) của axon. Sự thay đổi điện thế trong một phạm vi hẹp mang tính chất cục bộ địa phương như vậy được gọi là điện thế cục bộ (địa phương). *) Điện thế cục bộ có những đặc điểm phân biệt với điện thế hoạt động. Đó là: - Điện thế cục bộ thay đổi theo cường độ kích thích. Cường độ kích thích càng mạnh hoặc kích thích càng kéo dài thì số lượng các kênh mở càng nhiều so với các kích thích yếu hơn hoặc kích thích ngăn hơn, do đó Na + tràn vào dịch nội bào càng nhiều và sự thay đổi mạnh càng lớn so với các kích thích yếu, ngắn. - Điện thế cục bộ lan truyền càng xa điểm kích thích càng bị suy giảm. - Điện thế cục bộ sẽ nhanh chóng trở lại điện thế nghỉ khi kích thích ngừng. - Điện thế cục bộ có thể có tác dụng hoặc gây hưng phấn hoặc kìm hãm việc tạo điện thế hoạt động của nơtron. Trong khi đó : - Điện thế hoạt động được hình thành do các kênh của vùng khởi động và sợi trục hoạt động và luôn bắt đầu bằng sự khử cực và đảo cực. - Điện thế hoạt động xảy ra tuân theo quy luật: “tất cả không có gì” nghĩa là hoặc không xảy ra gì cả hoặc xảy ra như nhau không phụ thuộc vào cường độ kích thích khi đã đạt ngưỡng và không hề suy giảm so với vùng khởi động dù dường lan truyền xung dài hay ngắn. - Điện thế hoạt động một khi đã hình thành (khi đã đạt ngưỡng) thì lan truyền tới cùng, nghĩa là không dừng một khi bắt đầu. - Điện thế hoạt động không hề bị suy giảm khi lan truyền trên sợi trục. CÂU HỎI TỰ GIẢI: Câu 1 : Nêu các đặc điểm chính của hệ tuần hoàn của cá, ếch nhái, bò sát, chim và thú. Câu 2: Ở người, trong chu kỳ tim, khi tâm thất co thì lượng máu ở hai tâm thất tống đi bằng nhau và không bằng nhau trong những trường hợp nào ? Giải thích ? Câu 3: a) Ở người, khi căng thẳng thần kinh thì nhịp tim và nồng độ glucose trong máu thay đổi như thế nào? Giải thích ? b) Ở chuột thí nghiệm bị hỏng chức năng tuyến tụy, mặc dù đã được tiêm hoocmon tuyến tụy với liều phù hợp, nhưng con vật vẫn chết. Dựa vào chức năng tuyến tụy, giải thích vì sao con vật vẫn chết. Câu 4: Ở người, khi nồng độ CO 2 trong máu tăng thì huyết áp, nhịp và độ sâu hô hấp thay đổi như thế nào ? Tại sao ? Trang 10 . D. HỆ SINH DỤC, NỘI TIẾT VÀ TIẾT NIỆU: 1.Trình bày cấu tạo, chức năng hệ sinh dục động vật bậc cao ? * Cấu trúc và chức năng của tinh hoàn: - Động vật có. nghi của thận động vật có xương sống đối với môi trường sống? Trả lời: a. Sự khác biệt về mặt cấu tạo ống tiêu hóa của động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt