các chính sách đãi ngộ ra sao để giữ chân được nhân tài, đồng thờiphát huy tối đa được năng lực của nguồn nhân lực nhằm tạo ra lợi thếcạnh tranh so với đối thủ luôn là một bài toán khó.T
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
Mã số: 8.34.01.02
Đà Nẵng - 2020
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Người hướng dẫn KH: GS.TS Nguyễn Trường Sơn
Phản biện 1: TS Nguyễn Quốc Tuấn
Phản biện 2: PGS.TS Phạm Đức Chính
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệpThạc sĩ Quản trị Kinh doanh họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đạihọc Đà Nẵng vào ngày 29 tháng 02 năm 2020
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại
và phát triển thì ngoài việc có cơ sở hạ tầng được trang bị đầy đủ,hiện đại, thì cần phải phát huy tối đa nguồn lực con người Bởi vìcon người là yếu tố quan trọng nhất đem lại thành công cho doanhnghiệp Có được đội ngũ nhân viên trung thành và cống hiến hếtmình vì doanh nghiệp là điều mà bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng muốnđạt được
Tuy nhiên, thực tế hiện nay xảy ra hiện tượng phổ biến đó làngười lao động thường xuyên nhảy việc, họ không còn tư tưởng gắn
bó làm việc lâu dài cùng với doanh nghiệp, sau một thời gian cảmthấy không thỏa đáng họ sẽ tìm công việc mới Điều này gây ảnhhưởng rất lớn đến cơ cấu tổ chức cũng như phương hướng phát triểnkinh doanh của doanh nghiệp Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tìnhtrạng trên, một trong những nguyên nhân quan trọng đó là công tychưa đáp ứng thỏa đáng về thù lao, điều kiện làm việc không kíchthích và tạo được động lực làm việc cho họ
Tài chính – Ngân hàng là một lĩnh vực quan trọng mang tínhcốt lõi trong nền kinh tế Do vậy, nhân viên làm việc trong ngành lànhững người có sự đam mê, sáng tạo, năng động và luôn luôn phảithích nghi với sự thay đổi Trong nhiều năm qua, VietinBank luônphấn đấu để giữ được vị thế dẫn đầu của mình, trong đó vai trò rấtlớn có công đóng góp của đội ngũ nhân viên
Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế là sự rađời của rất nhiều định chế tài chính và các ngân hàng thương mại.Hiện tượng “chảy máu chất xám” luôn làm các nhà quản trị nhân sự
lo âu và trăn trở Làm thế nào để nhân viên có thể yên tâm làm việc,
Trang 4các chính sách đãi ngộ ra sao để giữ chân được nhân tài, đồng thờiphát huy tối đa được năng lực của nguồn nhân lực nhằm tạo ra lợi thếcạnh tranh so với đối thủ luôn là một bài toán khó.
Trong những năm vừa qua, động Ngân hàng TMCP CôngThương Việt Nam – Chi nhánh Kon Tum hiểu và nhận ra được tầmquan trọng của việc tạo động động lực cho người lao động và đã cónhiều nỗ lực trong việc tạo động lực cho người lao động Tuy nhiênviệc tạo động lực của đơn vị hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập
và đến nay đó vẫn là một vấn đề cần được tháo gỡ và giải quyết đượcđặt ra cho ban lãnh đạo VietinBank Kon Tum Kết quả hoạt độngkinh doanh, sụt giảm qua các năm từ 2016 đến 2018 từ 44 tỷ đồngcòn 32 tỷ đồng, năng suất bình quân bình quân thấp Người lao độngchưa phát huy hết khả năng, nhiệt huyết, hiệu quả công việc chưađáp ứng kỳ vọng của ban lãnh đạo Ngân hàng Công Thương ViệtNam Xuất phát từ yêu cầu lý luận và thực tiễn trên mà tác giả đã lựa
chọn đề tài là “Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Kon Tum”.
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Hệ thống hóa được cơ sở lý luận, khung lý thuyết chung về tạođộng lực lao động trong doanh nghiệp
Phân tích, đánh giá được thực trạng từ đó tìm ra những hạnchế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác tạo động lựctại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh KonTum
- Đề xuất giải pháp thiết thực, mang tính khả thi nhằm hoànthiện công tác quản trị nhân lực về tạo động lực thúc đẩy nhân viêntại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh KonTum
Trang 53 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a Đối tượng nghiên cứu
Là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc tạođộng lực thúc đẩy nhân viên tại Ngân hàng TMCP Công ThươngViệt Nam – Chi nhánh Kon Tum
b Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng động lực làm việc tại
VietinBank Kon Tum.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu các nội dung trên được
tiến hành tại VietinBank chi nhánh tỉnh Kon Tum
- Về thời gian: Từ năm 2016 đến 2018 Các giải pháp đề xuất
trong luận văn có ý nghĩa trong những năm tiếp theo
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát: Phương pháp này dựa trên sự quan
sát tình hình thực tế về tạo động lực làm việc tại Ngân hàng TMCPCông Thương Việt Nam – Chi nhánh Kon Tum
- Phương pháp tổng hợp: Phương pháp sử dụng để nghiên
cứu, phân tích các tài liệu, sách, luận án, các bài báo… về vấn đề tạođộng lực lao động trong doanh nghiệp, trong Ngân hàng TMCPCông Thương Việt Nam – Chi nhánh Kon Tum
- Phương pháp thống kê và thống kê phân tích: Phương
pháp này được sử dụng để phân tích số liệu, tài liệu cụ thể tại Ngânhàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Kon Tum
- Phương pháp khảo sát và điều tra xã hội học: Phương
pháp này sử dụng phiếu điều tra là bảng câu hỏi nhằm thu thập thôngtin về tạo động lực lao động tại doanh nghiệp
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Tiến hành phỏng vấn
trực tiếp các nhân viên các phòng ban về các vấn đề nghiên cứu:
Trang 6Lương, thưởng, chế độ đãi ngộ và ý kiến của họ về các chính sáchtạo động lực của đơn vị Nhằm thu thập thêm những thông tin cầnthiết khác mà các phương pháp khác chưa thu thập được.
- Phương pháp xử lý số liệu: Các phương pháp thống kê, phân
tích tổng hợp, so sánh, dự báo… để tiến hành xử lý, đánh giá các dữliệu, các thông tin thu thập được Qua đó đưa ra các nhận định, đềxuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực tại Ngânhàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Kon Tum
Giá trị thực tiễn:
Phân tích, đánh giá thực trạng tạo động lực lao động, làm rõnhững ưu điểm, hạn chế, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, đềxuất các giải pháp mới về công tác tạo động lực lao động tại Ngânhàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Kon Tum Kết quảnghiên cứu luận văn sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các nhà quản
lý trong đơn vị về việc xây dựng các chính sách tạo động lực chongười lao động
Trang 76 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
7 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu,chữ viết tắt, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được chiathành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tạo động lực lao động cho ngườilao động trong doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng tạo động lực lao động tại Ngân hàngTMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Kon Tum
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lựccho người lao động tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam –Chi nhánh Kon Tum
Trang 8CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI
LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ TẠO ĐỘNG
LỰC
1.1.1 Nhu cầu
“Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau”.
1.1.2 Động cơ
Động cơ là mục đích chủ quan của hoạt động của con người (tập thể, xã hội), là động lực thúc đẩy con người hành động nhằm đápứng các nhu cầu đặt ra
Như vậy, động cơ là lý do hành động của con người, nghĩa làkhi chúng ta cố gắng để trả lời câu hỏi: Tại sao người này lại hànhđộng thế này mà không phải thế khác, đó chính là nhằm xác địnhđộng cơ của người đó
1.1.3.Động lực lao động
Theo Giáo trình Quản trị nhân lực của Nguyễn Vân
Điềm-Nguyễn Ngọc Quân: “ Động lực lao động là sự khao khát, tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới một mục tiêu, kết quả nào đó”.
1.1.4. Tạo động lực làm việc cho người lao động
a Khái niệm
Trang 9“Tạo động lực được hiểu là hệ thống các chính sách, biện pháp, thủ thuật quản lý tác động đến người lao động nhằm làm cho người lao động có động lực trong công việc”.
b Mục đích của tạo động lực:
Tạo động lực cho người lao động là trách nhiệm và mục tiêucủa người quản lý Điều quan trọng nhất là thông qua các biện phápchính sách có thể khai thác, sử dụng có hiệu quả và phát huy tiềmnăng nguồn nhân lực của doanh nghiệp
c.Vai trò:
+ Đối với người lao động
• Làm tăng năng suất làm việc người lao động
• Phát huy được tính sáng tạo
• Tăng sự gắn bó với công việc và công ty hiện tại
+ Đối với tổ chức
Nguồn nhân lực trong tổ chức sẽ được sử dụng hiệu quả nhất
và có thể khai thác tối ưu các khả năng của người lao động vànâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
+ Đối với xã hội
• Động lực lao động giúp các cá nhân có thể thực hiện đượcmục tiêu, mục đích của mình, đời sống tinh thần của mỗi người sẽtrở nên phong phú hơn, từ đó hình thành nên những giá trị mới cho
xã hội
1.2 CÁC HỌC THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
- Thuyết Nhu cầu cho thứ bậc của Abraham Maslow (1943)
- Thuyết hai nhân tố của Frederick Herzberg (1959)
- Thuyết công bằng của John Stacey Adams (1963)
- Thuyết kỳ vọng của Vroom
Trang 10- Học thuyết về sự tăng cường tích cực (B.F.Skinner)
1.3 NHỮNG BIỂU HIỆN THỂ HIỆN ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
- Mức độ hài lòng của người lao động:
- Năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc
- Sự gắn bó của người lao động
- Tính tích cực chủ động sáng tạo của người lao động
1.4 CÁC CÔNG CỤ TẠO ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
1.4.1 Tạo động lực lao động thông qua hệ thống tiền lương, tiền thưởng và phúc lợi
a Tiền lương
Trong nền kinh tế thị trường, tiền lương được hiểu là giá cả củasức lao động được hình thành qua thỏa thuận của người sử dụng laođộng và người lao động phù hợp với các quy luật cung cầu thị trườngsức lao động và phù hợp với quy định hiện hành
b Chính sách tiền thưởng
Tiền thưởng có ý nghĩa to lớn trong việc kích thích tinh thần
vì tiền thưởng đánh vào tâm lý thích được khen, thích được thưởng,được đề cao, được hãnh diện của cá nhân trước những người khác
Trang 111.4.2 Tạo động lực lao động thông qua điều kiện, môi trường
làm việc
Tức là, có thể nâng cao động lực thúc đẩy người lao độngbằng cách cải thiện các điều kiện làm việc của họ Điều kiện làmviệc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ tiêu hao sức lực củangười lao động trong quá trình tiến hành sản xuất
1.4.3 Sự thăng tiến hợp lý
Là dùng sự thăng tiến hợp lý để thúc đẩy, kích thích ngườilao động Ngoài những nhu cầu no đủ về vật chất, nhu cầu được tôntrọng, được nể trọng luôn dành vị trí rất lớn trong tiêu chí sống củahầu hết mọi con người, biểu hiện của nó chính là khao khát đượcthăng tiến trong sự nghiệp, trong cuộc đời
1.4.4 Thiết kế và thiết kế lại công việc
Một công việc sẽ thực hiện hai chức năng liên quan vớinhau: Nó là đơn vị năng suất đối với một tổ chức và đơn vị nghềnghiệp đối với các nhân Muốn thực hiện được tốt cả hai chức năngcủa công việc đòi hỏi các nhà quản trị phải quan tâm đến sự phù hợpgiữa người lao động và công việc
1.4.5 Tạo động lực lao động thông qua đánh giá thực hiện công
việc
Đánh giá thực hiện công việc là một hoạt động quản lý nguồnnhân lực quan trọng và luôn tồn tại trong tất cả các tổ chức Đánh giáthường xuyên và công bằng mức độ hoàn thành nhiệm vụ của ngườilao động là một công việc cần thiết để biết được kết quả hoàn thànhcông việc của người lao động
1.4.6 Tạo động lực lao động thông qua đào tạo, phát triển
nhân lực
Trang 12Đào tạo và phát triển đáp ứng nhu cầu học tập của nhân viên
là một trong những yếu tố tạo nên động lực cho nhân viên Trong quátrình lao động, con người phải luôn tiếp xúc với những kiến thức xãhội, về kỹ thuật máy móc, công nghệ thông tin, mà những kiến thứcnày thì thay đổi từng ngày trong thời đại thông tin
1.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
1.5.1 Các yếu tố thuộc về môi trường bên trong
+ Các yếu tố thuộc về cá nhân người lao động.
Nhu cầu cá nhân
Mục tiêu cá nhân
+ Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp
Mục tiêu và chiến lược phát triển của công ty
Quan điểm của lãnh đạo về vấn đề tạo động lực
Tình hình sản xuất kinh doanh
Đặc điểm lao động
1.5.2 Các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài
+ Chính sách của Chính phủ, pháp luật của Nhà nước
+ Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội của cả nước và của địa phương
+ Đặc điểm, cơ cấu của thị trường lao động
+ Vị thế ngành.
+ Chính sách tạo động lực của các tổ chức khác.
Trang 13CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI
NHÁNH KON TUM
2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Kon Tum
2.1.1 Quá trình hình thành và chức năng nhiệm vụ
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh KonTum được thành lập năm tháng 6 năm 2004 trên cơ sở thành lập Chinhánh cấp II trực thuộc Chi nhánh cấp I tỉnh Kon Tum Hiện nayNgân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Kon Tum cótrụ sở tại số 655 Nguyễn Huệ, phường Quyết Thắng, thành phố KonTum, tỉnh Kon Tum
Vietinbank Kon Tum chịu sự chỉ đạo tuyệt đối toàn diện vềmọi mặt của Vietinbank
2.1.2 Mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Kon Tum
VietinBank Kon Tum gồm 7 phòng ban và 7 phòng giao dịchđược đặt dưới sự điều hành của ban giám đốc Các phòng ban nàyđều được chuyên môn hóa theo chức năng và nghiệp vụ cụ thể Tuynhiên, chúng là một bộ phận không thể tách rời trong ngân hàng, do
đó chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
2.1.3 Tình hình kinh doanh của VietinBank Việt Nam - chi nhánh Kon Tum trong giai đoạn 2016-2018.
Hoạt động huy động vốn:
- Trong 03 năm gần đây, nguồn vốn huy động của ngân hàngVietinbank Kon Tum không có sự ổn định khi năm 2016 nguồn vốn
Trang 14huy động đạt 1.188 tỷ đồng thì năm 2017 chỉ còn là 918 tỷ đồng, đếnnăm 2018 con số này tăng lên 1.250 tỷ đồng.
Công tác tín dụng:
- Hoạt động tín dụng và đầu tư của Vietinbank Kon Tum trong
03 năm qua tăng trưởng và phát triển hiệu quả, an toàn.Đến31/12/2018 tổng dư nợ cho vay đạt 2.984 tỷ đồng, tăng 381 tỷ đồngtương đương 15% so với năm 2017 cũng như năm 2016
Hiệu quả kinh doanh:
Mặc dù có nhiều nỗ lực, cố gắng trong hoạt động của toàn chinhánh nhưng do tình hình nợ xấu tăng cao dẫn đến tỷ lệ trích lập dựphòng rủi ro và việc xây dựng trụ mới dẫn đến lợi nhuận của chinhánh đang có dấu hiệu giảm sút, so với năm 2016 lợi nhuận đạt43,905 tỷ đồng thì đến năm 2018 con số này chỉ đạt 31,791 tỷ đồng
2.2 Thực trạng động lực làm việc của nhân viên VietinBank Kon Tum
Đánh giá động lực làm việc của công chức tại VietinBankKon Tum được phân tích từ dữ liệu thứ cấp thể hiện qua một số chỉtiêu sau:
- Kết quả thực hiện công việc: Kết quả xếp loại lao động của tập thểthấp và ít chuyển biến tích cực qua các năm