Các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn
Trang 1A MỤC TIÊU
Đảm bảo các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn/dài hạn là có thực, thuộc quyền sở hữu của DN; đã được hạch toán đầy đủ, chính xác và đánh giá hợp lý trên BCTC, kể cả cổ tức, tiền lãi và các khoản thu nhập khác; và được trình bày trên BCTC phù hợp với các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành
B RỦI RO SAI SÓT TRỌNG YẾU CỦA KHOẢN MỤC
C THỦ TỤC KIỂM TOÁN
thực hiện Tham chiếu
I Thủ tục chung
1 Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.
2 Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước Đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với Bảng CĐPS và giấy tờ làm
việc của kiểm toán năm trước (nếu có)
II Kiểm tra phân tích
1 So sánh số dư các khoản đầu tư (kể cả số dư dự phòng) năm nay với năm trước, giải thích những biến động bất thường.
2 Phân tích tỷ trọng các khoản đầu tư trên tổng tài sản ngắn hạn và dài hạn, và so sánh với năm trước, giải thích những biến động bất thường.
III Kiểm tra chi tiết
1
Thu thập và lập bảng tổng hợp mua/bán các khoản đầu tư trong năm,
thống kê cả về số lượng và giá trị; lãi cổ tức và lãi cho vay nhận được; lãi/
lỗ do bán các khoản đầu tư; và giá trị thị trường của các khoản đầu tư
cuối năm
2 Đọc lướt Sổ Cái để phát hiện những nghiệp vụ bất thường về giá trị, về tài khoản đối ứng hoặc về bản chất nghiệp vụ Kiểm tra chứng từ gốc (nếu
cần)
3 Kiểm tra chứng từ liên quan đến việc ghi nhận giá trị của các khoản đầu tư tăng trong năm
Chương trình kiểm toán mẫu (Áp dụng chính thức từ kỳ kiểm toán năm 2010/2011)
(Ban hành theo Quyết định số 1089/QĐ-VACPA ngày 01/10/2010 của Chủ tịch VACPA)
Trang 2STT Thủ tục Người
thực hiện Tham chiếu
4 Kiểm tra chứng từ liên quan đến nghiệp vụ nhượng bán các khoản đầu tư trong năm và tính lại lãi/lỗ và kiểm tra cách ghi nhận.
5 Lập và gửi thư xác nhận số dư các khoản đầu tư đến bên thứ 3 Tổng hợp kết quả nhận được, đối chiếu với số dư trên sổ chi tiết Giải thích các
khoản chênh lệch (nếu có)
6 Kiểm tra khoản lãi từ các khoản đầu tư còn tồn cuối năm bằng cách ước tính độc lập và so sánh với số liệu đã được ghi nhận.
7
Đối với khoản dự phòng: Kiểm tra cơ sở trích lập, cách tính toán và
cách ghi chép đối với các khoản dự phòng giảm giá các khoản đầu tư,
đảm bảo các khoản dự phòng đã được phản ánh đầy đủ và hợp lý Thu
thập giá thị trường của các loại cổ phiếu, trái phiếu (nếu có), thu thập
BCTC của các Cty liên doanh, Cty liên kết, Cty nhận vốn góp (nếu có) để
xem xét sự cần thiết phải trích lập dự phòng
8 Xem xét các biên bản họp HĐQT trong năm để xác định xem có khoản đầu tư nào đã thực hiện nhưng chưa được ghi sổ?
9
Đảm bảo rằng bất kỳ sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán, có mối
liên hệ với các nghiệp vụ trong năm, có thể ảnh hưởng tới việc đánh giá
các khoản đầu tư đã được xem xét và điều chỉnh
10 Kiểm tra việc trình bày các khoản đầu tư trên BCTC
IV Thủ tục kiểm toán khác
Chương trình kiểm toán mẫu (Áp dụng chính thức từ kỳ kiểm toán năm 2010/2011)
(Ban hành theo Quyết định số 1089/QĐ-VACPA ngày 01/10/2010 của Chủ tịch VACPA)
Trang 3D KẾT LUẬN
Theo ý kiến của tôi, trên cơ sở các bằng chứng thu thập được từ việc thực hiện các thủ tục ở trên, các mục tiêu kiểm toán trình bày ở phần đầu của chương trình kiểm toán đã đạt được, ngoại trừ các vấn đề sau:
Chữ ký của người thực hiện: _ Kết luận khác của Thành viên BGĐ và/hoặc Chủ nhiệm kiểm toán (nếu có):
Chương trình kiểm toán mẫu (Áp dụng chính thức từ kỳ kiểm toán năm 2010/2011)
(Ban hành theo Quyết định số 1089/QĐ-VACPA ngày 01/10/2010 của Chủ tịch VACPA)