Do đó việc tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật về vấn đề giao kết, thựchiện hợp đồng mua bán hàng hóa thực sự là việc làm có ý nghĩa cả về mặt lý luận vàthực tiễn trong thời điể
Trang 1TÓM LƯỢC
Ngày nay, cùng với sự vươn mình trỗi dậy của mình trên con đường hội nhậpnền kinh tế quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đã gặt hái được những bước tiến đáng kể.Khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, các quan hệ mua bán hàng hóa ngàycàng phát triển Theo đó, hợp đồng mua bán hàng hóa cũng mang những nét đặc trưngriêng để phân biệt với các loại hợp đồng khác Các quan hệ trong hợp đồng mua bánhàng hóa trở nên đa dạng hơn, phức tạp hơn Trong điều kiện như vậy, pháp luật vềhợp đồng mua bán hàng hóa có tầm quan trọng lớn về nhiều mặt, nhiều khía cạnh khácnhau Vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa vẫn là một vấn đề gây nhiều ýkiến trái chiều Chính vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp luật về hợpđồng mua bán hàng hóa là hết sức cần thiết, trên cơ sở đó đưa ra định hướng, giải pháp
cụ thể nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật nhằm giúp cho các doanh nghiệp dễ dànghơn trong quá trình hợp tác với bạn hàng trong giai đoạn hiện nay
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để có được những kiến thức như ngày hôm nay, em xin gửi lời cảm ơn trântrọng đến Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trường Đại học Thương Mại, các thầy côgiáo khoa Kinh tế- Luật đã tận tình truyền đạt cho em những kiên thức vô cùng quýbáu để em có thể hoàn thành tốt khóa học, đủ điều kiện tham gia thực tập và viết khóaluận tốt nghiệp Đại học
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.S Hoàng Thanh Giang, người đã trựctiếp hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Bên cạnh đó em cũng xin được gủi lời cảm ơn sâu sắc đến tập thể cán bộ vànhân viên Công ty cổ phần Sản xuất xuất nhập khẩu Phú Hưng đã giúp đỡ, hướng dẫntạo điều kiện cho em tiến hành thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Đại họccủa mình
Vì kiến thức cũng như thời gian thực tập của em còn hạnh chế nên không tránhkhỏi những sai sót trong quá trình phân tích, đánh giá cũng như đưa ra những giảipháp Vì vậy em rất mong nhận được những đóng góp ý kiến của quý thầy cô, ban lãnhđạo Công ty để khóa luận của em hoàn thiện hơn
Em xin chân trọng cảm ơn!
Sinh viênAnhMai Thị Phương Anh
Trang 3MỤC LỤC
TÓM LƯỢC i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài 1
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 1
3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu 2
4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Kết cấu của khóa luận 5
CHƯƠNG I: NHỮNG VẪN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA 6
1.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa 6
1.1.1 Khái niệm: 6
1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa 7
1.2 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 7
1.2.1 Cơ sở ban hành pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 7
1.2.2 Nội dung vấn đề pháp luất điều chỉnh vấn đề giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 9
1.3 Yêu cầu pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 25
1.3.1 Yêu cầu pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 25
1.3.2 Yêu cầu thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 26
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỂU CHỈNH VẤN ĐỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT XUẤT NHẬP KHẨU PHÚ HƯNG 28
2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 28
Trang 42.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu pháp luật điều chỉnh về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 28 2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật điều chỉnh về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 28
2.2 Thực trạng pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết và thực hiện hợp đồng mua bánhàng hóa 30
2.2.1 Thực trạng pháp luật điều chỉnh về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 30 2.2.2 Thực trạng pháp luật điều chỉnh về vấn đề thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 32
2.3 Thực trạng thực hiện pháp luật điều chỉnh giao kết và thực hiện hợp đồng mua bánhàng hóa tại Công ty cổ phần Sản xuất xuất nhập khẩu Phú Hưng 34
2.3.1 Thực tiễn giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty cổ phần Sản xuất xuất nhập khẩu Phú Hưng 34 2.3.2 Thực tiễn thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty cổ phần Sản xuất xuất nhập khẩu Phú Hưng 35
2.4 Đánh giá chung về tình hình thực hiện pháp luật về giao kết, thực hiện hợp đồngmua bán hàng hóa tại Công ty cổ phần sản xuất xuất nhập khẩu Phú Hưng 38
2.4.1 Những kết quả đã đạt được 38 2.4.2 Những bất cập, hạn chế; 39
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT XUẤT NHẬP KHẨU PHÚ HƯNG 41
3.1 Quan điểm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa 413.2 Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về giao kết và thực hiện hợpđồng mua bán hàng hóa 423.3 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 44
KẾT LUẬN 46 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Báo giá gạch tuynel 2018( Công ty cổ phần SX-XNK Phú Hưng) 37Bảng 2.2: Kết quả hoạt động của Công ty từ năm 2015 đến năm 2017 39
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Trong những năm gần đây, nền kinh tế thị trường phát triển một cách mạnh mẽ,tính khốc liệt ngày càng tăng cao nên hoạt động thương mại mua bán hàng hóa đã cónhững bước chuyển mình mạnh mẽ và hứa hẹn sẽ ngày càng phát triển trong tương lai.Với tư cách là một loại hình kinh doanh thương mại đặc biệt, ảnh hưởng sâu sắc đếnnền kinh tế thị trường, hoạt động mua bán hàng hóa nói chung và hợp đồng mua bánhàng hóa nói riêng đòi hỏi phải có một văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh riêngbiệt Trong bối cảnh đó, nếu pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa thực sự hoànhảo sẽ trở thành một hành lang pháp lý an toàn, bình đẳng, tạo điều kiện thuận lợi chohoạt động mua bán hàng hóa tồn tại và phát triển Ngược lại nếu còn những bất cập,hạn chế thì đây sẽ trở thành rào cản đối với sự phát triển và tồn tại của hoạt độngthương mại đặc thù này
Tuy nhiên do một số yếu tố chủ quan cũng như khách quan mà pháp luật Việt Namhiện hành về hợp đồng mua bán hàng hóa còn nhiều bất cập và hạn chế Đặc biệt cácvăn bản pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa chưa đề cập một cách rõ ràng, thốngnhất, và hoàn chỉnh các quy định về vấn đề giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hànghóa Chính điều đó đã đẫn tới thực trạng hợp đồng mua bán hàng hóa diễn ra một cáchlộn xộn và hiện nhiều hành vi xâm phạm trong quá trình giao kết và thực hiện hợpđồng mua bán hàng hóa
Do đó việc tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật về vấn đề giao kết, thựchiện hợp đồng mua bán hàng hóa thực sự là việc làm có ý nghĩa cả về mặt lý luận vàthực tiễn trong thời điểm hiện nay
Vì vậy em đã mạnh dạn chọn vấn đề “Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa - Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần Sản xuất Xuất nhập khẩu Phú Hưng” Cá nhân em hy vọng khóa luận tốt nghiệp Đại học này sẽ góp
phần nhỏ bé vào công cuộc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa nóiriêng cũng như hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
Tại Việt Nam, dù bắt đầu muộn hơn so với các nước trên thế giới nhưng hình thứchợp đồng mua bán hàng hóa cũng đang phát triển ngày một lớn mạnh nên có rất nhiềucác nhà khoa học, sinh viên thuộc các lĩnh vực khác nhau nghiên cứu Cụ thể như: Đề
cập dưới góc độ lý luận đơn thuần, TS Nguyễn Nhọc Khánh đã cho ra đời “Chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự Việt Nam”( NXB Tư Pháp, 2007) Khóa luận tốt nghiệp
của tác giả Lưu Thị Minh Trang năm 2015- Trường Đại học Thương Mại với đề tài “
Trang 8Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa, thực tiễn áp dụng tại công ty TNHH Nhật Việt” đã làm rõ các vấn đề lý luận về hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung và bước
đầu đã có những áp dụng thực tiễn tại một doang nghiệp cụ thể Bên cạnh đó ở góc
độ luận án Thạc sĩ, luận văn Tiến sĩ cũng có rất nhiều đề tài nghiên cứu về hợp đồng
mua bán hàng hóa Ở cấp độ luận văn Thạc sĩ có thể kể đến luận văn “ So sánh chế định giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ” năm 2009 của
tác giả Nguyễn Thị Mai Hương, luận văn đã có sự so sánh đánh giá giữa pháp luậtViệt Nam với hệ thồng pháp luật tân tiến Hoa Kỳ, tuy nhiên tác giả mới dừng lại ởviệc nghiên cứu vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa Ở góc độ luận văn Tiến
sĩ có thể kể đến luận văn năm 2008 của tác giả Nguyễn Vũ Hoàng với đề tài “ Pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài”.
Có thể thấy luận văn chỉ tập trung nghiên cứu chuyên sâu vấn đề giao kết hợp đồngmua bán hàng hóa với một chủ thể được xác định rõ ràng là thương nhân nước ngoài.Như vậy, có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề hợp đồng mua bán hànghóa Tuy nghiên các bài báo, khóa luận hay luận văn trên chỉ tập chung nghiên cứuchuyên sâu vào vấn đề hợp đồng mua bán hàng hóa hay vấn đề giao kết hợp đồng muabán hàng hóa Rất ít công trình nghiên cứu cụ thể kết hợp hai vấn đề giao kết và thựchiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại Việt Nam hiện nay
Với mục đích muốn tìm hiểu về vấn đề giao kết thực hiện hợp đồng mua bán hànghóa và bằng những tìm hiểu, phân tích, bình luận của mình trong quá trình thực tập tại
Công ty cổ phần Sản xuất xuất nhập khẩu Phú Hưng, em lựa chọn đề tài: “Pháp luật
về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa - Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần Sản xuất Xuất nhập khẩu Phú Hưng” nhằm tiếp cận và nghiên
cứu, làm rõ hơn về hệ thống lý luận và thực trạng pháp lý về vấn đề giao kết thực hiệnhợp đồng mua bán hàng hóa
3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa là một trong những vấn đề pháp
lý quan trọng tác động đến hoạt động của các chủ thể trong hoạt động mua bán hànghóa Tuy nhiên trên thực tế vấn đề pháp lý về giao kết, thục hiện hợp đồng mua bánhàng hóa còn tồn đọng nhiều bất cập Mặc dù trong thời gian qua có rất nhiều côngtrình nghiên cứu về vấn đề hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng nhìn chung trên góc độ
cá nhân em nhận thấy các công trình chưa nghiên cứu chuyên sâu mọi khía cạnh củapháp luật và thực tế thực hiện
Bên cạnh đó, đặt trong bối cảnh tại Công ty cổ phần SX-XNK Phú Hưng, đây làmột doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, chưa có bộ phận pháp chế riêng, việc ápdụng các quy định về hợp đồng nói chung và vấn đề giao kết, thực hiện hợp đồng mua
Trang 9bán hàng hóa nói riêng chưa thực sự hiệu quả, còn nhiều bất cập Xuất phát từ tầmquan trọng cũng như những lý do thực tế của việc nghiên cứu vấn đề giao kết và thựchiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty cổ phần sản xuất xuất nhập khẩu Phú
Hưng, em đã quyết định lựa chọn đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình là: “Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa - Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần Sản xuất Xuất nhập khẩu Phú Hưng”.
4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng, mục đích nghiên cứu
Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp là vấn đề giao kết, thựchiện hợp đồng mua bán hàng hóa- thực tiễn thự hiện tại Công ty cổ phần SX-XNK PhúHưng Trong nền kinh tế thị trường ngày càng biến động, ngoài việc nghiên cứu haivăn bản quy phạm pháp luật là Luật Thương mại 2005 và Bộ luật Dân sự 2015, đề tàicòn nghiên cứu các nghị định liên quan để tìm ra kẽ hở và các biện pháp khắc phụcnhằm tạo ra sự liên kết hệ thống pháp luật với nhau, qua đó giúp việc nghiên cứu khóaluận trở nên hoàn thiện hơn
Xét về mục đích: khóa luận tốt nghiệp đi sâu nghiên cứu về những vấn đề pháp lý
về vấn đề giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Namhiện hành, phân tích làm rõ thục tiễn thực hiện vấn đè giao kết và thực hiện hợp đồngmua bán hàng hóa tại Công ty cổ phần SX-XNK Phú Hưng giúp cho người đọc, nhàđầu tư, doanh nghiệp hiểu rõ hơn thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành từ đó tự rút
ra cho mình vốn hiểu biết về vấn đề này tránh gặp phải những khó khăn, rủi ro khôngđáng có Đề tài đồng thời cũng đề xuất ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật
về giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa- thực tiễn thực hiện tại Công ty cổphần SX-XNK Phú Hưng Để đạt được mục đích trên, khóa luận tốt nghiệp sẽ đi sâuvào những vấn đề cơ bản sau:
Một là, tìm hiểu Nghiên cứu những vấn đề lý luận và nội dung về giao kết, thựchiện hợp đồng mua bán hàng hóa để có thể hiểu một cách rõ nét về về khái niệm vàđặc điểm của các vấn đề trên
Hai là, phân tích rõ nét thực trạng pháp luật điều chỉnh về giao kết, thực hiện hợpđồng mua bán hàng hóa, thực tiễn thực hiện tại Công ty cổ phần Sản xuất xuất nhậpkhẩu Phú Hưng Từ đó, nêu ra những thành tựu đã đạt được và những bất cập, hạn chếcần khắc phục
Ba là, Từ việc nghiên cứu các cơ sở lý luận cũng như phân tích thực tế, khóa luậnđưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồngmua bán hàng hóa,thực tiễn thực hiện tại Công ty Phú Hưng
Trang 104.2 Phạm vi nghiên cứu.
Về nội dung, phạm vi nghiên cứu của khóa luận giới hạn ở việc phân tích nhữngvấn đề lý luận chung, cơ bản về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóatrong giai đoạn từ năm 2005 cho đến nay Đồng thời phân tích, làm rõ thực tiễn thựchiện vấn đề giao kết thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty cổ phần SX-XNK Phú Hưng giai đoạn từ 2015 đến 2018.Từ đó cá nhân em mạnh dạn nêu ra một
số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bánhàng hóa,thực tiễn thực hiện tại Công ty Phú Hưng Tuy nhiên do thời gian eo hẹpcũng như kiến thức còn hạn chế, khóa luận tốt nghiệp chỉ tập trung nghiên cứu các vấn
đề giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa trong phạm vi lãnh thổ ViệtNam, không có yếu tố nước ngoài
Về các văn bản pháp luật, đề tài sử dụng những văn bản quy phạm pháp luật ViệtNam hiện hành như: Bộ luật Dân sự 2015, Luật thương mại 2005 và các nghị định cóliên quan Đồng thời khóa luận cũng có sử dụng một số tài liệu do Công ty Phú Hưngcung cấp như báo cáo tài chính các năm từ 2015 đến 2017
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về giao kết thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa, thực tiễn thựchiện tại Công ty cổ phần SX-XNK Phú Hưng được thực hiện dựa trên sự kết hợp củanhiều phương pháp như phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê, kết hợp giữa lýluận - thực tiễn, hệ thống , thu thập số liệu và một số phương pháp khác
Phương pháp phân tích và tổng hợp: phương pháp này được sử dụng trong tất cảcác chương của bài nghiên cứu Cụ thể là được sử dụng để phân tích các quy phạmpháp luật, đi sâu nghiên cứu, trình bày các quan điểm, nhận xét về các vấn đề pháp lýcủa các vấn đề giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa, khái quát lại đểphân tích, rút ra những cái thuộc về đặc điểm bản chất, các hiện tượng, các lỗ hổng củapháp luật ( chương 1 và chương 2), từ đó tổng hợp lại thành các đánh giá, kết luận vàkiến nghị phù hợp nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về vấn đề giao kết, thựchiện hợp đồng mua bán hàng hóa
Phương pháp thống kê: phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương mở đầu
để đưa ra tình hình nghiên cứu trong nước
Phương pháp lý luận kết hợp với thực tiễn: phương pháp này được sử dụng ở tất cảcác chương trong bài nghiên cứu Cụ thể, chương 1 sử dụng kết hợp lý luận và thựctiễn để đưa ra được khái niệm, đặc điểm, các nội dung… của hợp đồng mua bán hànghóa đặc biệt là vấn đề giao kết và thực hiện hợp đồng; chương 2 đưa ra được nhữngbất cập tồn tại trong thực tiễn từ việc áp dụng luật trên thực tế cũng như tại Công ty cổphần SX-XNK Phú Hưng, chương 3 dựa vào cả lý luận và thực tiễn để đưa ra được
Trang 11những giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về giao kết
và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty cổ phần Sẩn xuất xuất nhập khẩu
Phú Hưng.
Phương pháp thu thập dữ liệu: bài khóa luận tốt nghiệp có sử dụng số liệu trong
báo cáo Tài chính của công ty cổ phần Sẩn xuất xuất nhập khẩu Phú Hưng Phương
pháp này sử dụng chủ yếu tại chương 2 để làm rõ quá trình giao kết và thực hiện hợpđồng mua bán hàng hóa tại Công ty cổ phần Sẩn xuất xuất nhập khẩu Phú Hưng
Phương pháp hệ thống được sử dụng xuyên suốt toàn bộ luận án nhằm trình bàycác vấn đề, các nội dung trong bài nghiên theo một trình tự, một bố cục hợp lý, chặtchẽ, có sự gắn kết, kế thừa, phát triển các vấn đề, các nội dung để đạt được mục đích,yêu cầu đã dề ra
6 Kết cấu của khóa luận
Bài khóa luận có kết cấu 3 chương gồm:
Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật điều chỉnh giao kết và thựchiện hợp đồng mua bán hàng hóa
Chương II: Thực trạng pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết và thực hiện hợp đồngmua bán hàng hóa và thực tiễn thực hiện tại Công ty cổ phần Sản xuất Xuất nhập khẩuPhú Hưng
Chương III Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi phápluật về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty cổ phần Sẩn xuấtxuất nhập khẩu Phú Hưng
Trang 12CHƯƠNG I: NHỮNG VẪN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
1.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa
1.1.1 Khái niệm:
Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa
Khái niệm hàng hóa và mua bán hàng hóa
Trong kinh tế chính trị Mác- Lenin, hàng hóa được định nghĩa là sản phẩm của laođộng thông qua trao đổi, mua bán Hàng hóa có thể hữu hình như ngôi nhà, xe cộnhưng cũng có thể vô hình như sức lao động Trong thời đại phát triển hiện nay, kháiniệm hàng hóa được hiểu thông qua phạm trù giá trị Tại Việt Nam, pháp luật thươngmại 2005 ghi nhận tại khoản 2 điều 3, hàng hóa bao gồm tất cả các loại bất động sản,
kể cả bất động sản hình thành trong tương lai; những vật gắn liền với đất đai
Từ khái niệm về hàng hóa, Luật thương mại 2005 tiếp tục khái quát hóa khái niệmmua bán hàng hóa theo khoản 8 điều 3:
“ Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giaohàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua cónghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏathuận.”
Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa
Trong thời đại kinh tế thị trường , hợp đồng được coi là một trong những công cụpháp lý hữu dụng nhất để thực hiện các cuộc giao dịch, trao đổi nhằm tìm kiếm lợinhuận, thúc đẩy kinh tế phát triển Tại Việt Nam, khái niệm hợp đồng được quy địnhtại điều 385 Bộ luật dân sự ( BLDS) 2015: “Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên vềviệc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” Nếu BLDS 2005 đưa rakhái niệm thuật ngữ HĐDS thì BLDS 2015 chỉ đưa ra khái niệm chung cho thuật ngữ
HĐ Đây không chỉ là sửa đổi về kỹ thuật lập pháp mà còn thể hiện tính minh bạch.Phù hợp với thực tiễn áp dụng, mở rộng phạm vi điều chỉnh: Hợp đồng dân sự, hợpđồng thương mại, hợp đồng đầu tư, hợp đồng kinh doanh bảo hiểm,…
Bên cạnh đó khoản 1 điều 3 Luật thương mại 2005 cũng đã quy định rõ: “Hoạtđộng thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá,cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinhlợi khác”
Tóm lại, hợp đồng mua bán hàng hóa được hiểu là sự xác lập (ký kết) giữa các bên(bên mua và bên bán) Theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữuhàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán còn bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho
Trang 13bên bán nhận hàng nhận quyền sở hữu theo thỏa thuận., thỏa mãn về hình thức theoquy định tại điều 24 Luật thương mại 2005 Đối tượng của hợp đồng mua bán hànghóa phải là những hàng hóa được phép mua bán theo quy định của pháp luật
1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa
Hợp đồng mua bán hàng hóa nhình chung cũng có những đặc điểm của hợp đồngmua bán tài sản trong dân sự như: là hợp đồng ưng thuận, có tính đền bù và là hợpđồng song vụ Tuy nhiên hợp đồng mua bán hàng hóa cũng có những đặc điểm riêngbiệt
Thứ nhất, xét về chủ thể: Chủ thể trong hợp đồng mua bán hàng hóa ít nhất mộtbên phải là thương nhân Theo quy định tại khoản 1 điều 6: “Thương nhân bao gồm tổchức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độclập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh” Bên cạnh đó chủ thể của hợp đồng muabán hàng hóa còn có thể là các tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đế thươngmại, hoặc chủ thể không phải thương nhân tham gia hoạt động mua bán hàng hóanhằm mục đích sinh lời Trong đó thương nhân là chủ thể thường xuyên của hợp đồngmua bán hàng hóa
Thứ hai, về hình thức: hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa phải được tuânthủ theo đúng quy định tại điều 24 Luật thương mại 2005 Tức là hợp đồng mua bánhàng hóa phải được thể hiện bằng văn bản, lời nói hoặc được xác lập bằng hành vi cụthể của các bên khi giao kết Một số loại hợp đồng mua bán hàng hóa, theo quy địnhcủa pháp luật bắt buộc phải giao kết bằng hình thức văn bản như: hợp đồng ủy thácmua bán hàng hóa; hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (bằng văn bản hoặc các hìnhthức khác có giá trị pháp lý tương đương: fax, điện tử )
Thứ ba, đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là những hàng hóa được phépmua bán không trái với quy định của pháp luật Để tạo điều kiện cho các chủ thể thamgia hoạt động mua bán hàng hóa, Luật thương mại 2005 đã có những quy định cụ thể
về những Hàng hoá cấm kinh doanh, hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hóa kinhdoanh có điều kiện tại điều 25 của luật này và Nghị định 59/2006/NĐ- CP ngày12/06/2006
1.2 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
1.2.1 Cơ sở ban hành pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa.
Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính chất bắt buộc chung do Nhànước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện bởi quyền lực nhà nước để điềuchỉnh những quan hệ xã hội giữa các cá nhân, tổ chức Như vậy pháp luật điều chỉnh
Trang 14hợp đồng mua bán hàng hóa là tập hợp những quy định pháp luật do cơ quan Nhànước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên tham giahợp đồng nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa bên trong hợpđồng mua bán hàng hóa.
Chính vì thế Cơ sở ban hành các pháp luật hợp đồng nói chung và hợp đồng muabán hàng hóa nói riêng cũng chính là cơ sở ban hành pháp luật điều chỉnh vấn đề giaokết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
Tuy nhiên do tính chất là văn bản pháp luật quy định chung về các vấn đề dân sự,BLDS 2015 không có quy định riêng, cụ thể về hợp đồng mua bán hàng hóa Hiện naytrong hệ thống các vă bản quy phạm pháp luật của nước ta, Luật thương mại 2005đang đóng vai trò là luật riêng, đặc thù quy định chi tiết về hợp đồng mua bán hànghóa và các vấn đề có liên quan Cụ thể: các quy định chi tiết về hợp đồng mua bánhàng hóa được Luật thương mai 2005 quy định từ điều 24-62; các vấn đề có liên quannhư chế tài thương mại hay vấn đề giải quyết tranh chấp được quy định tù điều 292-
319
Ngoài ra, còn có một số nghị định, thông tư điều chỉnh việc thực hiện hợp đồngmua bán hàng hóa như: văn bản hợp nhất 19/VBHN-BTC ngày 09/05/2014 quy địnhchi tiết Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh vàkinh doanh có điều kiện; nghị định 158/2006/NĐ ngày 28/12/2006 quy định chi tiếtLuật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa; nghị định51/2018/NĐ ngày 9/4/2018: sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 158/2006/NĐngày 28/12/2006 quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóaqua sở giao dịch hàng hóa
Cơ sở về mặt thực tiễn
Trang 15Cùng với xu thế phát triển của nền kinh tế đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tếquốc tế như hiện nay, nền kinh tế thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ phát triểncủa mỗi quốc gia Tại Việt Nam một trong những quan hệ thương mại góp phần lớnvào công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đât nước là qua hệ mua bán hàng hóa.Trước tình hính đó, Nhà nước ta đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điềuchỉnh hoạt động thương mại nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng nhằmbảo đảm lợi ích của các chủ thể tham gia cũng như lợi ích của Nhà nước, xã hội Tuynhiên kinh tế biến động không ngừng nghỉ, chính vì thế hệ thống pháp luật về hợpđồng mua bán hàng hóa của nước ta cũng cần được bổ sung, điều chỉnh kịp thời đểphù hợp với tốc độ phát triển của kinh tế, xã hội trong nước cũng như trên thế giới.
1.2.2 Nội dung vấn đề pháp luất điều chỉnh vấn đề giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
Nội dung pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Pháp luật điều chỉnh chủ thể giao kết hàng hóa
Trong hợp đồng mua bán hàng hóa, một bên chủ thể tham gia hợp đồng yêu cầu bắtbuộc phải là thương nhân, bên còn lại có thể là thương nhân hoặc không là thươngnhân như vậy theo quy định của Luật thương mại 2005, chủ thể tham gia hợp đồngmua bán hàng hóa chia làm hai loại: chủ thể là thương nhân và chủ thể không phải làthương nhân nhưng có hoạt động liên quan đến hoạt động thương mại
Thứ nhất, chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa là thương nhân Theo đó điều 6Luật thương mại 2005 có quy định: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế đượcthành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và
có đăng ký kinh doanh.” Như vậy có thể chia thương nhân thành hai nhóm: thươngnhân có tư cách pháp nhân và thương nhân không có tư cách pháp nhân
Thương nhân có tư cách pháp nhân
Theo quy định của pháp luật Việt nam bao gồm: Công ty TNHH 2 thành viên trởlên, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty cổ phần,Công ty hợp danh Tất cả các tổchức trên đều có tư cách pháp nhân theo quy định của luật Doanh nghiệp 2014 và cóngười đại diện theo pháp luật theo quy định tại điều lệ của mỗi công ty
Thương nhân không có tư cách pháp nhân:
Theo quy định của luật Doanh nghiệp 2014, Doanh nghiệp tư nhân là tổ chứcthương mại đặc biệt do không có tư cách pháp nhân Khoản 4 điều 185 luật Doanhnghiệp 2014 đã quy định chủ doanh nghiệp tư nhân đồng thời là người đại diện theopháp luật của doanh nghiệp Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể tự quản lý hoặc thuêngười quản lý, điều hành hoạt động của doanh nghiệp Trong trường hợp thuê giám
Trang 16đốc quản lý hoạt động của doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịutrách nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài doanh nghiệp tư nhân, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập,thường xuyên có đăng ký kinh doanh cũng là một trong số các chủ thể không có tưcách pháp nhân tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa
Trong hợp đồng mua bán hàng hóa thương nhân là chủ thể thường xuyên và chủyếu Thương nhân có thể trực tiếp tham gia vào hợp đồng mua bán hàng hóa, hoặcthông qua người đại diện, hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền Giao kết hợpđồng ko đúng thẩm quyền (sai thẩm quyền) ko làm phát sinh quyền và nghĩa vụ củacác bên trừ trường hợp người đại diện hợp pháp của bên đc đại diện chấp nhận
BLDS 2015 đã quy định rõ vấn đề người đại diện và người đại diện theo ủy quyềnnhư sau:
Quy định tại Điều 134 BLDS 2015, đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đâygọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác(sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự Ngườiđại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giaodịch dân sự được xác lập, thực hiện
Các trường hợp đại diện theo ủy quyền được quy định tại Điều 138 BLDS 2015: “Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thựchiện giao dịch dân sự
Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân cóthể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiệngiao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác,
tổ chức khác không có tư cách pháp nhân
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diệntheo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủmười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.”
Thứ hai, chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa có thể không phải là thương nhânnhưng có hoạt động liên quan đến thương mại Các cá nhân, tổ chức, cơ quan khôngphải là thương nhân cũng có thể được coi là chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóatrong trường hợp những chủ thể trên tiến hành giao kết hợp đồng mua bán hàng hóavới các thương nhân nhằm mục đích sinh lời Như vậy để có thể trở thành chủ thể củahợp đồng mua bán hàng hóa các chủ thể không phải thương nhân cần đáp ứng đầy đủcác điều kiện: có hoạt động liên quan đến thương mại; giao kết hợp đồng mua bánhàng hóa với thương nhân nhằm mục đích sinh lời; có đầy đủ năng lực hành vi dân sựtheo quy định của BLDS 2015
Trang 17 Pháp luật điều chỉnh trình tự, thủ tục giao kết hợp đồng mua bán hànghóa
Trình tự và thủ tục giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa không có quy định riêng,theo đó quy định về giao kết hợp đồng tại BLDS 2015 được coi là cơ sở pháp lý chungquy định về thủ tục, trình tự giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa Theo đó trình tựgiao kết hợp đồng mua bán hàng hóa được tiến hành thông qua hai bước chính là đềnghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Một đề nghị như thế nào được xem là thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng? Thôngthường, một đề nghị phải đầy đủ cụ thể cho phép hình thành hợp đồng khi được chấpnhận Luật pháp các nước thường quy định một đề nghị giao kết hợp đồng phải hàmchứa tất cả các nội dung thiết yếu của hợp đồng dự định ký kết Pháp luật không liệt kênhững nội dung được coi là nội dung thiết yếu của hợp đồng, vì vậy cơ quan chứcnăng sẽ căn cứ vào từng hoàn cảnh cụ thể và căn cứ vào bản chất của từng loại hợpđồng để quyết định Ví dụ, đối với một đề nghị giao kết một hợp đồng mua bán hànghóa, chỉ cần đề nghị nêu rõ đối tượng và giá cả
Làm thế nào để xác định ý chí của người đề nghị là “mong muốn bị ràng buộc bởi
đề nghị đó”? Thực ra, không nhất thiết bên đưa ra đề nghị phải tuyên bố rõ ràng rằngmình mong muốn bị ràng buộc bởi đề nghị này Thông thường, người ta sẽ xem xétđến tính cách trình bày lời đề nghị, nội dung đề nghị để tìm ý định muốn bị ràng buộccủa người đề nghị Đề nghị càng chi tiết, càng cụ thể thì càng có cơ hội được xem như
đã thể hiện mong muốn bị ràng buộc của người đề nghị Tuy nhiên, trong trường hợpmột lời đề nghị mặc dù nêu rất chi tiết nội dung của hợp đồng dự định giao kết nhưngnếu người đề nghị có đưa ra một số bảo lưu thì đề nghị này chỉ được xem là lời mờiđàm phán Trên thực tế, những bản giới thiệu, thậm chí dự thảo hợp đồng gửi cho đốitác có kèm theo câu: “các nội dung trong bản chào hàng này không có giá trị hợp
Trang 18đồng” hay “bản chào hàng này không có giá trị như một đề nghị giao kết hợp đồng”cho dù đã hàm chứa đầy đủ các nội dung của hợp đồng, vẫn chỉ là lời mời đàm phán.
Về nguyên tắc đề nghị giao kết có hiệu lực tại thời điểm do bên đề nghị ấn định.Nếu bên đề nghị không ấn định thời điểm có hiệu lực thì lời đề nghị giao kết hợp đồng
sẽ có hiệu lực từ ngày bên kia nhận được đề nghị Đó là thời điểm: Chuyển đến nơi cưtrú của bên được đề nghị; Đưa vào hệ thống thông tin của bên được đề nghị; Bên được
đề nghị nhận được đề nghị thông qua các phương thức khác Bên đưa ra đề nghị phảiđưa ra thời hạn trả lời đề nghị và phải chịu trác nhiệm về lời đề nghị của mình
Ngoài ra BLDS 2015 đã quy định bổ sung quyền được phép thay đổi hoặc rút lạilời đề nghị giao kết hợp đồng của bên đề nghị trong các trường hợp được quy định tạiđiều 389 Bộ luật này Bao gồm các trường hợp: Bên được đề nghị nhận được thôngbáo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đềnghị; Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị cónêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh
Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể tiến hành quyền hạn được huỷ bỏ đề nghị nếu
đã nêu rõ quyền này trong đề nghị và bên được đề nghị nhận được thông báo về việchủy bỏ đề nghị trước khi người này gửi thông báo chấp nhận đề nghị giao kết hợpđồng
Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt hiệu lực trong trường hợp: Bên nhận được đềnghị trả lời không chấp nhận; Hết thời hạn trả lời chấp nhận; Thông báo về viêc thayđổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực; Thông báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực;Theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trong thời hạn chờ bênđược đề nghị trả lời
Chấp nhận giao kết hợp đồng
Đây được coi là chìa khóa then chốt để hình thành một hợp đồng mua bán hànghóa Cũng giống như đề nghị giao kết hợp đồng, BLDS 2015 cũng đã nêu ra địnhnghĩa chấp nhận giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa: “Chấp nhận đề nghị giao kếthợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đềnghị.” (Quy định tại khoản 1 điều 393 BLDS 2015)
Như vậy có thể hiểu chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bênđược đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đềnghị Trên cơ sở những quy định có liên quan có thể thấy, việc trả lời chấp nhận đềnghị giao kết hợp đồng phải có những dấu hiệu cơ bản sau:
Một là, bên được đề nghị phải trả lời chấp nhận toàn bộ nội dung lời đề nghị Tức
là bên được đề nghị không được đặt ra bất kỳ điều kiện, không được thêm vào bất kỳđiều khoản cũng như không được sửa đổi bất cứ nội dung nào trong lời đề nghị Nói
Trang 19cách khác, việc chấp nhận ở đây là vô điều kiện Nếu bên được đề nghị không đồng ý
về một điểm dù là thứ yếu của lời đề nghị giao kết hợp đồng thì câu trả lời đó khôngđược công nhận là chấp nhận giao kết hợp đồng mà sẽ được xem như một lời đề nghịgiao kết mới
Hai là, lời chấp nhận giao kết hợp đồng phải được đưa ra trong thời hạn trả lời chophép Nếu bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì bên được đề nghị phải trả lời chấpnhận trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hếtthời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời Trongtrường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan màbên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giaokết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ývới chấp nhận đó của bên được đề nghị
Thực tế, bên được đề nghị có thể trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng theonhiều hình thức khác nhau (gặp trực tiếp, gọi điện thoại, gửi thư điện tử), thậm chí cóthể im lặng sạu khi nhận được đề nghị giao kết hợp đồng Tuy nhiên, theo quy định tạikhoản 2 Điều này, sự im lặng chỉ được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng nếucác bên đã có thỏa thuận cụ thể, hoặc đó là thói quen đã được xác lập giữa các bên.Thời hạn chấp nhận giao kết hợp đồng được xác định trong các trường hợp sau:Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lựckhi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trảlời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậmtrả lời Khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ cóhiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý
Trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan
mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhậngiao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng
ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị
Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoạihoặc qua phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặckhông chấp nhận, trừ trường hợp các bên có thoả thuận về thời hạn trả lời
Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kếthợp đồng, nếu thông báo về việc rút lại này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đềnghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng
Pháp luật điều chỉnh thời gian và địa điểm giao kết hợp đồng
Thời gian giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định tại điều
400 BLDS 2015
Trang 20Trong giao kết hợp đồng, có thể xảy ra hai trường hợp: giao kết trực tiếp giữa cácbên và giao kết giữa các bên vắng mặt thông qua việc gửi lời đề nghị giao kết hợpđồng và trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng Đối với giao kết trực tiếp, nếu các bênthỏa thuận bằng lời nói thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm các bên đã thỏathuận xong về nội dung hợp đồng Nếu các bên giao kết bằng văn bản thì thời điểmgiao kết là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản.
Cụ thể điều 400 BLDS 2015 có quy định, hợp đồng mua bán hàng hóa được coi là
đã giao kết vào các thời điểm sau đây: Thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấpnhận giao kết; Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời
mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấpnhận giao kết; Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏathuận về nội dung của họp đồng; Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thờiđiểm bên sau cùng ký vào văn bản; Thời điểm giao kết họp đồng phải có công chứng
là thời điểm hợp đồng được công chứng
Như vậy thời điểm giao kết hợp đồng dân sự trong trường hợp các bên thỏa thuận
im lặng là sự đồng ý giao kết hợp đồng sẽ được tính tại thời điểm hết hạn trả lời vàthời hạn này có thể được ghi trong đề nghị giao kết hợp đồng hoặc ghi vào bản hợpđồng Đồng thời theo khoản 4 Điều 400, có thể hiểu rằng: hợp đồng được lập bằng vănbản có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực phải đăng ký hoặc xin phép cũng
là một loại hợp đồng được lập bằng văn bản, bởi vậy thời điểm giao kết hợp đồng làthời điểm khi bên sau cùng ký vào bản hợp đồng
Hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết hợp đồng, trừmột số trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật khác có liên quan quy định Thời điểmhợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lưc cũng chính là thời điểm phát sinh quyền vànghĩa vụ của các bên tham gia theo sự thỏa thuận và theo quy định của pháp luật Hợpđồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc chấm dứt hoặc hủy bỏ theo sự thỏa thuận của các chủthể tham gia hoặc theo quy định của pháp luật
Địa điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định tại điều
399 BLDS 2015
Theo đó, pháp luật Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do thỏa thuận giữa các chủthể giam gia hợp đồng mua bán hàng hóa, do đó địa điểm giao kết hợp đồng sẽ là địađiểm mà các bên đã thỏa thuận lựa chọn Trong trường hợp không thỏa thuận lựa chọnhoặc thỏa thuận lựa chọn địa điểm giao kết nhưng không thành thì địa điểm giao kếthợp đồng là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị giaokết hợp đồng
Pháp luật điều chỉnh hình thức giao kết hợp đồng
Trang 21Pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể về hình thức của giao kết hợp đồng muabán hàng hóa Các chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa có thể tự do lựa chọn hìnhthức giao kết hợp đồng Tuy nhiên nhìn chung hình thức của giao kết hợp đồng muabán hàng hóa phải phù hợp với quy định pháp luật về hình thức của hợp đồng mua bánhành hóa.
Theo quy định của Điều 24 Luật Thương mại 2005, Hợp đồng mua bán hàng hóa
có thể được giao kết bằng các hình thức sau đây: Hợp đồng mua bán hàng hóa đượclập thành văn bản; Hợp đồng mua bán hàng hóa được lập bằng lời nói; Hợp đồng muabán hàng hóa được lập bằng hành vi
Đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa pháp luật bắt buộc phải lập thành văn bảnthì phải tuân theo các quy định đó, chẳng hạn như các hợp đồng có đối tượng là tài sảnphải đăng ký quyền sở hữu thì phải lập thành văn bản…
Đối với hợp đồng được lập bằng văn bản: thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của haibên được thể hiện bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tươngđương như email, fax…
Hợp đồng mua bán hàng hóa được lập bằng lời nói: Hai bên thỏa thuận quyền vànghĩa vụ bằng miệng, có thể mời người làm chứng Tuy nhiên đây là hình thức hợpđồng rất rủi ro vì khi có tranh chấp rất khó có chứng minh được thỏa thuận của haibên
Hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết bằng hành vi: Hai bên không có thỏathuận bằng văn bản cũng như thỏa thuận bằng miệng Việc giao kết hợp đồng đượcminh chứng bằng các hành vi như bên bán tiến hành giao hàng hoặc bên mua tiến hànhtrả tiền Đây cũng là hình thức hợp đồng mang lại nhiều rủi ro, do đó trên thực tế cácthương nhân ít sử dụng
Pháp luật điều chỉnh nội dung giao kết hợp đồng mua bán hàng hóaNội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa là tổng hợp các điều khoản mà các bên
đã thỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong mối quan hệ hợp đồng Cụthể điều 398 BLDS 2015 có quy định:
“1 Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng
2 Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:
a) Đối tượng của hợp đồng;
b) Số lượng, chất lượng;
c) Giá, phương thức thanh toán;
d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
Trang 22g) Phương thức giải quyết tranh chấp.”
Như vậy có thể chia nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa thành 3 nhóm: nhómđiều khoản cơ bản; nhóm thông thường và nhóm điều khoản tùy nghi
Đối với nhóm điều khoản cơ bản, đây là nhóm điều khoản quan trọng nhất trongnội dung hợp đồng mua bán hàng hóa Chính vì thế các bên bắt buộc phải thỏa thuậncác điều khoản cơ bản thì hợp đồng mới được giao kết Một số điều khoản cơ bản quantrọng như: đối tượng hàng hóa, giá cả, địa điểm, thời gian nhận hàng,
Nhóm điều khoản thông thường, là những điều khoản mà nội dung của các điềukhoản đó đã được quy định rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật Các bên thamgia có thể ghi hoặc không ghi điều khoản vào hợp đồng Nếu không ghi vào hợp đồng,trong trường hợp phát sinh các vấn đề pháp lý, các bên phải tuân thủ nghiêm ngặt theoquy định của pháp luật
Nhóm điều khoản tùy nghi, là những điều khoản chưa có trong các văn bản quyphạm pháp luật, do các bên tự do thỏa thuận với nhau Tuy nhiên như đã nói ở trên sự
tự do thỏa thuận của các bên phải đặt trong khuân khổ cho phép của phá luật, có vậynhững điều khoản do các bên tự thỏa thuận mới có tính pháp lý và được áp dụng linhhoạt vào những hoàn cảnh thực tế cụ thể
Nội dung pháp luật điều chỉnh vấn đề thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóaLuật thương mại 2005 không có những quy định cụ thể về vấn đề thực hiện hợpđồng mua bán hàng hóa, mà chỉ gián tiếp quy định về quyền và nghĩa vụ của haibên( bên bán và bên mua) Tuy nhiên vấn đề này lại được quy định khá chi tiết tại cácđiều từ điều 410 đến điều 420 BLDS 2015
Nghĩa vụ bên bán
So với bên mua, bên bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa có khá nhiều nghĩa vụphải thực hiện Các quy định này được quy định tại mục 2 chương II Luật thương mại
2005, cụ thể bao gồm:
Nghĩa vụ giao hàng hóa và chứng từ
Theo điều 35 Luật thương mại 2005, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ
cho bên mua theo như thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách đónggói bao bì, cùng những thỏa thuận khác trong hợp đồng Việc giao chứng từ phải đượcthực hiện theo đúng quy định tại điều 42 Luật thương mại2005 Cụ thể:
Giao hàng đúng đới tượng và chất lượng:
Đối tượng và chất lượng hàng hóa là những nội dung cơ bản của hợp đồng mua bánhàng hóa Giao hàng đúng đối tượng và chất lượng là việc là bên bán phải thực hiệngiao hàng đúng đối tượng và chất lượng theo thỏa thuận và theo quy định của phápluật Điều đó có nghĩa là khi 2 bên mua và bán giao kết hợp đồng nếu có thỏa thuận về
Trang 23đối tượng và chất lượng thì bên bán phải đảm bảo thực hiện đúng như điều khoản đó.Trường hợp không có thỏa thuận thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành trong trường hợp chất lượng củavật đã được công bố hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì chấtlượng của vật được xác định theo các tiêu chuẩn đã công bố hoặc theo quy định của cơquan nhà nước có thẩm quyền Một số loại hàng hóa do đặc thù mà đã được cơ quannhà nước quy định một chất lượng cụ thể Do đó mà phải đáp ứng các điều kiện đó vềchất lượng Khi các bên không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định về chấtlượng thì chất lượng thì chất lượng của vật mua bán được xác định theo mục đích sửdụng và chất lượng trung bình của vật cùng loại Chất lượng trung bình được hiểu làchất lượng của hàng hóa trên thị trường
Theo Điều 39 Luật thương mại 2005 thì hàng hóa được coi là không phù hợp vớihợp đồng khi hàng hóa đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Thứ nhất, không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các loại hànghóa cùng chủng loại Điều đó có nghĩa là hàng hóa mà bên bán giao cho bên mua màbên mua không thể sử dụng được do hàng hóa đó không phù hợp với yêu câu và mụcđích sử dụng của bên mua
Thứ hai, không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bênbán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng
Thứ ba, không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hóa mà bên bán
đã giao cho bên mua Điều đó có nghĩa là khi bên bán cho bên mua xem mẫu hàng hóa
là một loại nhưng khi giao hàng lại giao một lọa khác có chất lượng kém hơn hàng hóa
mà bên mua xem trên mẫu Chẳng hạn, bên bán đưa cho bên mua xem mẫu gạch xâydựng loại A và bên mua đồng ý mua loại gạch đó Tuy nhiên khi giao hàng thì bên bánlại giao cho bên mua loại gạch xây dựng B không đáp ứng được những yêu cầu về chấtlượng do bên mua yêu cầu
Thứ tư, không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loạihàng hóa đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hóa trong trườnghợp không có cách thức bảo quản thông thường Như chúng ta biết thì mỗi loại hànghóa lại có cách thức đóng gói, bảo quan riêng Do đó mà không thể áp dụng cách thứcbản quản, đóng gói của loại hàng hóa này cho loại hàng hóa khác Vì như vậy sẽkhông đảm bảo chất lượng của hàng hóa Chẳng hạn chúng ta không thể đóng gói cáđông lạnh bằng cách cho vào bao tải như khoai tây được Vì cá phải được đóng góitrong thùng ướp lạnh mới đảm bảo được chất lượng
Trang 24Địa điểm, thời gian giao hàng.
Luật thương mại 2005 tại điều 35 quy định, bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúngthời gian, địa điểm như đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng Trường hợp không cóđịa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng sẽ được xác định theo khoản 2 của điều này:Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi
Về thời gian giao hàng, bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đãthoả thuận trong hợp đồng Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng màkhông xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳthời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua Trường hợpkhông có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thờihạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng
Kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng,
Đây là một trong những khâu quan trọng trong qua trình thực hiện hợp đồng muabán hàng hóa Bởi nhẽ kết quả của việc kiểm tra hàng hóa sẽ ảnh hưởng trực tiếp haygián tiếp đến hiệu quả thực hiện hợp đồng những giai đoạn sau này Kiểm tra hàng hóanghiêm ngặt, đúng quy trình sẽ bảo đảm hàng hóa được giao đúng số lượng, chấtlượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng, hạn chế và ngăn ngừa được những rủi rokhông đáng có sẽ phát sinh sau này Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành,bên bán có nghĩa vụ bảo đảm cho bên mua các điều kiện kiểm tra hàng hóa khi giaohàng Ngoài ra bên bán cũng phải đứng ra chịu trách nhiệm về các khiếm khuyết củahàng hóa nếu bên mua hoặc đại diện của bên mua đã kiểm tra hàng hóa nhưng khôngphát hiện ra những khiếm khuyết này bằng phương pháp thông thường và bên bán đãbiết trước về những khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua
Đảm bảo quyền sở hữu hàng hóa và quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa
Chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa là nghĩa vụ đặc trưng thể hiện ý chí của bênbán và bên mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa Sau khi được chuyển quyền sở hữu
Trang 25đối với hàng hóa, bên mua sẽ trở thành người chủ thực sự đối với những hàng hóa đóvới đầy đủ các quyền năng của chủ sở hữu như đã nêu Với việc xác định quyền sởhữu hàng hóa đã được chuyển giao hay chưa, địa điểm, thời gian chuyển quyền sở hữu
có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tài sản của doanh nghiệp, giải quyết phásản và đặc biệt là để xác định trách nhiệm về rủi ro đối với hàng hóa Ba điều kiện vềquyền sở hữu hàng hóa mà bên bán cần đảm bảo là hàng hóa không bị tranh chấp bởibên thứ ba; hàng hóa là hợp pháp không trái với quy định của pháp luật; việc chuyểngiao hàng hóa là hợp pháp Về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ của hàng hóa, bên bánkhông được bán hàng hóa vi phạm quyền sở hữu bản quyền
Thời điểm chuyển giao , Điều 62 LTM 2005 quy định: “Trừ trường hợp pháp luật
có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận, quyền sở hữu được chuyển từ bên bánsang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao” Thông thường, khi bênbán chuyển giao hàng hóa cho bên mua trên thực tế, đó cũng là thời điểm phát sinhquyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa đó Trường hợp pháp luật có quy địnhkhác ở đây có thể nói đến là trường hợp hàng hóa mua bán mà pháp luật quy định phảiđăng ký quyền sở hữu thì quyền sở hữu được chuyển cho bên mua kể từ thời điểmhoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với hàng hóa đó
Nghĩa vụ bảo quản hàng hóa
Theo quy định tại điều 49 Luật thương mại 2005, Bên bán có nghĩa vụ bảo quảnhàng hóa theo đúng nội dung và thời hạn đã thỏa thuận Đồng thời bên bán phải đứng
ra chịu mọi chi phí trong quá trình tiến hành bảo quản hàng hóa trừ khi có các thỏathuận khác Thông thường, các bên khi tham gia thỏa thuận bên bán có nghĩa vụ bảohành ở mức độ phạm vi nào thì bên bán sẽ chỉ chịu trách nhiệm bảo hành ở mức đó
Chuyển giao quyền rủi ro
Rủi ro trong hợp đồng mua bán là những mất mát, hư hỏng xảy ra đối với hànghóa Do vậy, một vấn đề quan trọng trong quá trình thực hiện hợp đồng là việc phânđịnh rủi ro Nghĩa là xác định trong thời điểm nào bên bán phải chịu những mất mát,
hư hỏng của hàng hóa, từ thời điểm nào những hư hỏng, mất mát đó được chuyển chobên mua Trong hợp đồng mua bán hàng hóa, tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhautrong mỗi trường hợp, mà thời điểm chuyển rủi ro là không giống nhau Các trườnghợp chuyển rủi ro cụ thể:
Thứ nhất, chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định: trừtrường hợp các bên có thỏa thuận khác, bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tạimột địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển chobên mua khi hàng hóa được chuyển cho bên mua hoặc người được bên mua ủy quyền
đã nhận hàng tại địa điểm đó Như vậy, trong trường hợp này, thời điểm chuyển rủi ro
Trang 26trùng với thời điểm bên bán giao hàng cho bên mua, và bên mua hoặc người đại diệncủa bên mua nhận hàng Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp thời điểm bên bángiao hàng và thời điểm bên mua nhận hàng là trùng nhau Do vậy, cần căn cứ vào cácthỏa thuận cụ thể của các bên trong hợp đồng về thời gian giao nhận hàng, để xác địnhrủi ro đã được chuyển giao hay chưa, chuyển giao vào thời điểm nào.
Thứ hai, chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định: trừtrường hợp có thỏa thuận khác, nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hànghóa và bên bán không có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro vềmất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hóa được giaocho người vận chuyển đầu tiên Khi trong hợp đồng có quy định về việc vận chuyểnhàng hóa, thì từ hợp đồng mua bán hàng hóa, sẽ phát sinh thêm một hợp đồng khác:hợp đồng vận chuyển Tùy vào sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng, mà hợpđồng vận chuyển này có thể do bên bán hoặc bên mua kí kết Dù cho bên nào thựchiện kí hợp đồng vận chuyển hàng hóa, và qua bao nhiều người vận chuyển, thì rủi ro
về mất mát và hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hóa đã được giaocho người vận chuyển đầu tiên
Quy định của pháp luật Thương mại trong hai trường hợp chuyển rủi ro nêu trên có
sự tương thích với quy định của công ước Viên 1980 Công ước này quy định, khi hợpđồng mua bán quy định việc vận chuyển hàng hóa và người bán không bị buộc phảigiao hàng tại nơi xác định, rủi ro được chuyển sang cho người mua kể từ lúc hàng hóađược giao cho người chuyên chở thứ nhất để chuyển giao cho người mua chiếu theohợp đồng mua bán Nếu người bán bị buộc phải giao hàng cho một người chuyên chởtại một nơi xác định, các rủi ro không được chuyển giao sang người mua nếu hàng hóachưa được giao cho người chuyên chở tại nơi đó Tuy nhiên, trong cùng điều luật vớiquy định nêu trên, Công ước nhấn mạnh, rủi ro không được chuyển sang người muanếu hàng hóa không được đặc định hóa rõ ràng cho mục đích hợp đồng bằng cách ghi
mã kí hiệu trên hàng hóa, bằng các chứng từ chuyên chở, bằng một thông báo gửi chongười mua hoặc bất cứ một phương pháp nào khác Quy định này có nghĩa rằng, hànghóa được đặc định hóa, là điều kiện bắt buộc để có thể thực hiện việc chuyển giao rủi
ro nói trên Quy định của pháp luật Việt Nam không theo hướng này, mà tách riêngquy định về đặc định hóa hàng hóa thành một trường hợp chuyển rủi ro riêng biệt.Thứ ba, chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao màkhông phải là người vận chuyển: trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, nếu hànghóa đang được người nhận hàng để giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyểnthì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển giao cho bên mua thuộc một
Trang 27trong các trường hợp sau:khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hóa; khi ngườinhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hóa của bên mua.
Thứ tư, chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vậnchuyển: trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hóađang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát và hư hỏng hàng hóa được chuyểncho bên mua kể từ khi giao kết hợp đồng Đây là trường hợp có thể xảy ra nhầm lẫntrong cách hiểu và áp dụng “Hàng hóa đang trên đường vận chuyển” theo quy địnhcủa này là đối tượng của hợp đồng mà hai bên kí kết, thay vì có vị trí cố định, thì hànghóa đó đang trên đường vận chuyển khi các bên tiến hành giao kết hợp đồng Chứkhông phải là trường hợp hàng hóa đã trở thành đối tượng trong hợp đồng giao kết vàđang trong thời gian vận chuyển từ bên bán qua cho bên mua Rủi ro được chuyển quacho bên mua trong trường hợp này là ngay khi các bên tiến hành giao kết hợp đồngThứ năm, chuyển rủi ro trong các trường hợp khác: trừ khi các bên có thỏa thuậnkhác, và không thuộc các trường hợp đã trình bày, thì rủi ro mất mát hoặc hư hỏnghàng hóa được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạtcủa bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng Như vậy, rủi ro củahàng hóa phải được chuyển giao dựa trên hành vi nhận hàng là hành vi pháp lý, chứkhông phải hành vi thực tế Hành vi nhận hàng pháp lý là nhận hàng theo đúng thờigian và địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng Hành vi nhận hàng thực tế là hành vinhận hàng trên thực tế Rõ ràng nếu bên mua vi phạm nghĩa vụ nhận hàng thì thờiđiểm của hai hành vi này là không trùng nhau Và theo quy định của pháp luật Thươngmại, thì rủi ro về mất mát và hư hỏng của hàng hóa của hàng hóa không thể đợi bênmua nhận hàng thực tế mới được chuyển giao Do có sự vi phạm hợp đồng vì khôngnhận hàng hoặc nhận hàng chậm thì bên mua phải tự chịu trách nhiệm về sự vi phạmđó.Trong trường hợp hàng hóa không được xác định rõ ràng bằng mã kí hiệu, chứng từvận tải, không được thông báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kìcách thức nào khác, thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa không được chuyểngiao cho bên mua
Nghĩa vụ bên mua
Tương xứng với các nghĩa vụ của bên bán, trong quá trình thực hiện hợp đồng muabán hàng hóa bên mua cũng cần bảo đám thực hiện đúng, đủ các nghĩa vụ cơ bản sau:
Trước tiên, bên mua có nghĩa vụ thực hiện quy trình nhận hàng đúng như đãthỏa thuận trong hợp đồng
Nhận hàng được hiểu là việc bên mua tiếp nhận trên thực tế hàng hóa từ bên bán.Bên mua phải thực hiện những công việc hợp lý để bên bán giao hàng, tùy từng trườnghợp cụ thể công việc hợp lý đó có thể là: hỗ trợ bên bán về thủ tục giao hàng, hướng