1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

sang kien kinh nghiem tap đoc lop 2

26 1,6K 30
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 160 KB

Nội dung

MỤC LỤC Chương I: Diễn biến tình hình thực tế của quá trình dạy học phân môn Tập đọc lớp 2 tại trường tiểu học Vĩnh Phú huyện Giang Thành tỉnh Kiên Giang. I/ Từ những trải nghiệm của cá nhân: II/ Dự giờ trao đổi chuyên môn: 1/ Về giáo viên: 2/ Trao đổi đồng nghiệp: 3/ Kết luận của giáo viên và chuyên môn về dạy Tập đọc cho học sinh lớp 2 4/ Ra đề: . 5/ Kết quả: Chương II: Đề xuất giải pháp dạy học phân môn Tập đọc lớp 2: . I/ Mục tiêu: . II/ Luyện đọc nhanh: III/ Luyện đọc diễn cảm: IV/ Đề xuất giải pháp dạy học Tập đọc: . V/ Thiết kế bài dạy: . VI/ Kiểm tra đánh giá sau bài dạy: . VII/ Đánh giá thực nghiệm: Chương III: KẾT LUẬN: . 1 CHƯƠNG I: DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH THỰC TẾ CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 2 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH PHÚ I/ TỪ NHỮNG TRẢI NGHIỆM CÁ NHÂN + Tôi tên: Trần Văn Quang + Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Vĩnh Phú huyện Giang Thành tỉnh Kiên Giang. + Năm tham gia công tác giáo dục: 2007 + Nhiệm vụ được giao: Chủ nhiệm lớp 2. 1. Thuận lợi: Trường tiểu học Vĩnh Phú nằm trên tuyến lộ N1 giáp với Cămpuchia và An Giang nên việc giao tiếp văn hóa rất đa dạng. Trường có 11 lớp với tổng số học sinh của trường 289em và có 17 cán bộ giáo viên. * Trong đó: Đại học sư phạm: 11 Cao Đẳng sư phạm: 02 Trung học sư phạm: 04 Bản thân là một sinh viên mới ra trường công tác được 4 năm và trực tiếp chủ nhiệm lớp 2 được 2 năm tôi nhận thấy: Muốn có quả ngọt thì phải nhọc công gieo trồng , chăm chút . Muốn tạo một thế hệ học sinh năng động , sáng tạo,…hãy bắt đầu từ hôm nay. Tôi nghĩ rằng việc rèn luyện học sinh học phân môn Tập đọc không khó nếu chúng ta thực hiện bằng cả tâm huyết của mình. Để việc đọc của học sinh có kết quả không chỉ riêng sự nhiệt tình của giáo viên đang giảng dạy hiện tại mà cần có sự chuẩn bị chu đáo cho kết quả học tập từ lớp dưới lên. Ngoài ra còn có sự phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục : nhà trường – gia đình – xã hội sẽ là mảnh đất màu mỡ để ươm mầm cho những chủ nhân tương lai của đất nước. 2 2. Khó khăn: + Về phía nhà trường và bản thân: Với những thuận lợi trên, trường còn có một số mặt còn tồn tại như: Trường được thành lập vào năm 2005 và mới được chia tách từ huyện Kiên Lương ra thành huyện Giang Thành vào năm 2009. Do đó, cơ sở vật chất còn thiếu thốn. + Xã hội: Chưa quan tâm nhiều đến giáo dục. + Gia đình: Người dân đa số từ nơi khác đến sinh sống và có trình độ dân trí thấp cuộc sống chủ yếu làm ruộng, buôn bán nhỏ.v.v .Còn học sinh: * Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, học sinh tiểu học còn nhỏ, sự tự giác trong học tập chưa cao, trình độ đọc còn yếu ( chưa rành mạch, còn ấp úng, ngân nga, chưa thật thông hiểu văn bản ). Các em còn có thói quen thiếu ý thức ( đồng thanh nhiều , ý được uốn nắn nên đọc ê a như “ liến thoắng, vội vã, hấp tấp, ). Đặc biệt còn do ảnh hưởng cách phát âm của phương ngữ tại tỉnh nhà như: - Phát âm không chuẩn xác một số phụ âm đầu: tr/ ch; s/x; .và đọc sai lỗi về dấu thanh như: dấu hỏi (?); dấu ngã (~); . - Đọc và dùng từ địa phương: ăn/xơi; xuồng/ghe; chén/bát; . * Do điều kiện đến trường của các em cũng gặp nhiều khó khăn nhất là các em nhà ở trong các tuyến kênh. - Đầu năm nhận lớp vẫn còn một số em đọc kém, đọc không đúng yêu cầu là do các em học xong lớp 1 ,ba tháng hè các em không luyện đọc nên dễ quên, với lại sách nhà trường cấp phát cho học sinh đã thu lại trong ba tháng hè các em không còn sách nào để ôn tập nữa. Còn đối với những học sinh đọc chậm các em thường mắc cở, ngại đọc, sợ bạn cười nên không thích đọc. Chính vì vậy tôi chọn học sinh lớp 2 1 của trường Tiểu học Vĩnh Phú để thử nghiệm đề tài này . II/ DỰ GIỜ - TRAO ĐỔI CHUYÊN MÔN 1. Dự giờ - kết quả: 3 - Giáo viên còn giảng giải quá nhiều, lúng túng trong xử lý phần tìm hiểu bài. Đây là điểm vướng mắc khá phổ biến mà nhiều giáo viên vẫn chưa tìm ra cách gỡ. Một số giáo viên lúc nào cũng thấy giảng chưa đủ học sinh hiểu, mà quên rằng học sinh Tiểu học "tiêu hoá" kiến thức ít hơn học sinh Trung học cơ sở. - Phần luyện đọc nhiều giáo viên cho là dễ, nhưng thực chất đây là phần khó nhất, phần trọng tâm của bài giảng. Ở khâu này, giáo viên ít mắc lỗi về thao tác kỹ thuật nhưng lại không biết dạy như thế nào để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, chưa chú ý đến tốc độ đọc của các em theo yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cơ bản (nghe, nói , đọc, viết) phù hợp với từng khối lớp. - Phần hạn chế thường gặp nhất ở đồng nghiệp là phân bố thời gian chưa hợp lý. Có những phần dạy quá sâu hoặc dông dài, không cần thiết. Có phần lại hời hợt chưa đủ độ "cần" của bài giảng. Thường thấy nhất là hiện tượng học sinh không còn thời gian luyện đọc, dẫn đến hiệu quả giờ dạy đạt không cao. Không sửa được lỗi phát âm sai chủ yêú của học sinh. - Một hạn chế rất phổ biến ở đồng nghiệp là khi dạy Tập đọc là không phân biệt được sự khác nhau giữa tiết Tập đọc và tiết Tập đọc - học thuộc lòng. Nhiều giáo viên chỉ thấy sự khác nhau ở các lớp đầu cấp khi cho học sinh đọc đồng thanh , mà quên rằng nhiệm vụ chủ yếu của tiết Tập đọc là luyện đọc cá nhân, còn nhiệm vụ của tiết Tập đọc- học thuộc lòng là vừa phải luyện đọc vừa kết hợp rèn trí nhớ. - Ít chú ý đến đối tượng học sinh yếu cũng là lỗi thường gặp trong tiết Tập đọc. Trong giờ dạy, nhất là những giờ có người dự, nhiều giáo viên cố tình “bỏ quên" đối tượng này, coi như không có các em trong đội quân đi tìm tri thức ở lớp mình. Nguyên nhân là do các em đọc chậm, trả lời ngắc ngứ làm giảm tốc độ thi công của tiết dạy. Tuy vậy nhiều khi lỗi này do người dự "tập hư" cho người dạy. Dự một giờ thấy học sinh trả lời trôi chảy, bài giảng tiến hành thuận lợi, người dự thường khen là được. Ngược lại, trong tiết dạy giáo viên chú ý tập đọc, trả lời cho 4 học sinh yếu, người dự thường phê "dạy buồn" - Mặc dù lựa chọn phương pháp phù hợp đối tượng là những nguyên tắc dạy học ai cũng biết. - Có một số giáo viên tuổi cao, mặc dù có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, nhưng do phương pháp dạy học truyền thống đã tiềm tàng, khả năng nắm bắt phương pháp mới còn hạn chế. Các bước lên lớp còn công thức, chưa linh hoạt, mềm dẻo. Về phía học sinh kỹ năng đọc chưa được cao, các em chưa hiểu được công cụ hiệu quả để lĩnh hội tri thức, tư tưởng tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản được đọc. Vì vậy tiết Tập đọc còn buồn tẻ, đơn điệu. Các em nặng về học vẹt, nặng về nội khoá, chưa coi trọng ngoại khoá, chưa khuyến khích các em đọc thêm sách báo ở nhà. Khâu thực hành còn yếu, nhất là khâu luyện đọc, đặc biệt là rèn đọc diễn cảm cho học sinh. 2. Họp hội đồng - kết quả Qua dự giờ trao đổi về chuyên môn Ban giám hiệu nhận xét và đưa ra ý kiến: Để rèn luyện cho học sinh học tốt phân môn tập đọc giáo viên cần lưu ý:  Khảo sát, nắm từng đối tượng học sinh từ đầu năm.  Giáo viên chịu khó viết bài tập đọc lên bảng lớp ( khoảng thời gian đầu năm)  Luôn động viên, khích lệ tinh thần học tập của các em.  Nhắc nhở luyện đọc thêm ngoài giờ học.  Sửa sai kịp thời khi học sinh đọc.  Dành thời gian kiểm tra đọc cho học sinh yếu nhiều hơn III/ KHẢO SÁT HỌC SINH 1. Lựa chọn các hình thức khảo sát: a. Kiểm tra: - Hình thức kiểm tra miệng. - Đề kiểm tra: + Câu 1: Hãy đọc bài tập đọc: “ Chiếc bút mực”. SGK-TV2. Tập 1 và khoanh vào ý trả lời đúng nhất: Mai là người như thế nào ? 5 A. Mai là học sinh viết chữ đẹp. B. Mai luôn chuẩn bị bút mực đầy đủ khi đi học. C. Mai là người tốt bụng, biết giúp bạn khi bạn cần. + Câu 2: Điền vào chỗ trống cho đủ khổ thơ đầu bài Cái trống trường em: A. Cái trống trường em B. ………….cũng nghỉ C. Suốt………… liền D………… ngẫm nghĩ. + Câu 3: Em chọn cách nào để tìm nhanh bài tập đọc Chiếc bút mực trong sgk- TV2, tập 1: *Cách 1: Lần lượt mở từng trang sách để tìm trang có tên bài tập đọc Chiếc bút mực. *Cách 2: Hỏi thầy cô giáo. *Cách 3: Mở trang mục lục ở cuối cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt 2, tập 1, tìm bài Chiếc bút mực, bài này ở trang 40, mở trang 40. + Câu 4: b. Khảo sát của học sinh: Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung Bình 2 1 26 SL % SL % SL % 7 26,9 10 38,5 9 34,6 * Học sinh đọc- đọc hiểu chưa đạt yêu cầu do các nguyên nhân sau: + Khó khăn do hạn chế về tư duy. + Khó khăn do hoàn cảnh gia đình. + Khó khăn do ý thức tự học còn kém. + Khó khăn do sức khỏe. + Khó khăn do môi trường học tập. CHƯƠNG II: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 2 6 - Phát huy điểm mạnh của bản thân: *. Phân chia đối tượng Giáo viên tiến hành ngay từ khi mới nhận lớp. Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn văn, đoạn thơ hay tìm hiểu trước một số của nội dung bài học. Hoặc trong quá trình dạy giáo viên xác định đối tượng . + Đọc tốt : Tốc độ đọc từ 50 tiếng /1 phút. + Đọc trung bình: Tốt độ đọc từ 25 – 30/1 phút. + Đọc yếu – kém: Từ 20 tiếng/1 phút trở xuống *. Sắp chỗ ngồi : Sau khi phân chia đối tượng giáo viên sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh theo cách: em đọc yếu kém ngồi gần em đọc khá giỏi. *. Chuẩn bị giờ dạy : + Giáo viên phải đọc bài nhiều lần và thấu đáo mục tiêu ,yêu cầu ,nội dung, phương pháp dạy luyện đọc. Trong bài đọc giáo viên dự kiến học sinh dễ mắc lỗi phát âm ? Giọng điệu chung của bài đọc như thế nào ? Đoạn nào cần nhấn mạnh, cần bộc lộ cảm xúc gì? Bài cần đọc trong thời gian bao lâu? + Viết sẵn bảng lớp bài tập đọc ( nếu bài dài giáo viên viết một đoạn ) - Phát huy các diểm mạnh ở đồng nghiệp: + Công tác chủ nhiệm. + Cách tổ chức các hoạt đông: Kiểm tra bài cũ; xây dựng các hệ thống câu hỏi cho các hoạt động,… I/ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP DẠY HỌC 1. Giới thiệu từng giải pháp: Đứng trước tầm quan trọng, vị trí nhiệm vụ của phân môn Tập đọc và dạy tập đọc lớp 2, đứng trước tình hình thực tế giảng dạy phân môn tập đọc lớp 2 hiện nay, tôi mạnh dạn xin trình bày về các hình thức để “Nâng cao chất lượng dạy phân môn Tập đọc lớp 2 như sau”: 1.1/ Nâng cao chất lượng dạy tập đọc qua việc đọc mẫu của giáo viên : 7 + Việc đọc mẫu của giáo viên đòi hỏi phải chuẩn mực, chính xác có tác dụng làm cơ sở định hướng cho học sinh. Mặt khác không hạn chế việc đọc mẫu 1 lần. Trong quá trình giảng dạy, có thể đọc diễn cảm khi luyện đọc lại, đọc diễn cảm, đọc nâng cao. + Việc đọc mẫu của giáo viên trong bài Tập đọc phải tốt và diễn cảm vì đây là một hình thức mang tính nghệ thuật lồng với cảm xúc. Đọc diễn cảm làm cho mọi người ( cụ thể là học sinh ) rung cảm với người đọc ( giáo viên hoặc học sinh ), là người nối liền tác phẩm với người nghe. Khi đọc mẫu cần dùng ngữ điệu,chỗ ngừng giọng và các thủ pháp khác để làm nổi bật ý nghĩa và tình cảm của tác giả đã gửi gắm trong nội dung bài đọc. Qua việc đọc mẫu tốt của giáo viên, học sinh cảm nhận được một phần cái hay cái đẹp của bài tập đọc, các em hào hứng, phấn khởi muốn tìm hiểu, khám phá bài Tập đọc hơn. + Nâng cao chất lượng dạy Tập đọc qua việc luyện đọc của học sinh : Đây là hình thức mới trong chương trình, hình thức luyện đọc của học sinh được chia nhỏ như sau: 1.2/ Nâng cao chất lượng dạy tập đọc qua việc đọc từng câu : + Học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu (hoặc 2 câu) trong mỗi đoạn, cả bài tập đọc (một, hai lượt ). Giáo viên chỉ định một học sinh đầu bàn ( hoặc đầu dãy) đọc, sau đó lần lượt từng em đứng lên đọc nối tiếp nhau đến hết bài ( có thể đọc liền 2 câu lời của một nhân vật ). Khi học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu giáo viên theo dõi, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai . Việc hướng dẫn phát âm đúng các từ ngữ nói trên nhằm làm cho học sinh có ý thức phân biệt các âm, vần, thanh dễ lẫn và viết đúng chính tả. Do đó, giáo viên rèn cho học sinh đọc, phát âm đúng : l/n, s/x, tr/ch .hoặc cả lớp cùng phát âm các từ ngữ, tên riêng nước ngoài. Việc luyện đọc từng câu này giúp cho các em sự tập trung cao để theo dõi bạn đọc đồng thời rèn cho tất cả học sinh trong lớp đều được luyện đọc. Phần đọc từng câu này muốn học sinh đọc tốt trước hết phải rèn cho học sinh phát âm đúng, rõ ràng, chuẩn xác các âm đầu l/n, s/x, ch/tr . Phần lớn 8 + Những học sinh đọc yếu thường chưa phân biệt được cách phát âm ngoài ra còn phát âm sai theo thói quen địa phương. Để khắc phục lỗi này tôi đã điều tra, phân loại lỗi ngay từ đầu năm cho từng em, từng nhóm để có kế hoạch bồi dưỡng uốn nắn. Trong bảng theo dõi phát âm của học sinh, tôi ghi rõ mức độ tiến bộ, những khuyết điểm còn mắc phải trong từng tháng để từng bước dứt điểm. Khi hướng dẫn phát âm, tôi phân tích cho các em thấy sự khác biệt của phát âm đúng với phát âm sai mà các em mắc phải. Giáo viên có thể làm mẫu hay dùng hình vẽ để minh hoạ để các em thấy được hệ thống môi, răng, lưỡi khi phát âm. 1.3/ Nâng cao chất lượng dạy tập đọc qua việc đọc từng đoạn trước lớp. + Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài (một hoặc hai lượt ) trong khi theo dõi học sinh đọc, giáo viên kết hợp rèn cho học sinh biết ngừng, nghỉ hơi đúng chỗ, biết phân biệt câu thơ và dòng thơ có những bài thơ phải đọc vắt hai dòng thơ vào thành một câu thơ. Ngoài việc rèn cho học sinh biết ngắt hơi sau dấu phẩy, nghỉ hơi sau dấu chấm, việc nghỉ hơi sau dấu chấm cảm, chấm lửng, chấm phẩy cũng hết sức cần thiết. Đối với câu văn dài, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc thành cụm từ, biết giữ hơi để khỏi phải ngắt quãng giữa các âm tiết. Ngoài việc rèn đọc cho học sinh giáo viên kết hợp sửa cho học sinh những câu học sinh đọc bị vấp, bị ngắt quãng nửa chừng, đọc rời các âm tiết, giáo viên cho học sinh đọc lại và sửa cho các em. + Giáo viên kết hợp giúp học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ mới xuất hiện trong từng câu, đoạn (gồm các từ được chú giải ở cuối bài và những từ ngữ khác mà học sinh chưa hiểu ) giáo viên có thể yêu cầu học sinh dựa vào phần chú giải trong sách giáo khoa để giải nghĩa từ hoặc áp dụng một vài biện pháp giúp học sinh nắm được nghĩa của những từ mới như giải nghĩa bằng từ đồng nghĩa, bằng từ trái nghĩa, bằng tranh minh hoạ, bằng cách mô tả hoặc bằng cách đặt câu với từ cần giải nghĩa. Không nên áp dụng các biện pháp giải nghĩa quá cồng kềnh, làm mất thời gian và chệch trọng tâm bài. 9 1.4/ Nâng cao chất lượng dạy tập đọc qua việc đọc từng đoạn trong nhóm. Đây là hình thức mới, khá được coi trọng. Việc làm này được hình thành cho học sinh kĩ năng, kĩ xảo đọc. Đọc trong nhóm là học sinh từng cặp hay từng nhóm nhỏ tập đọc ( em này đọc ,em khác nghe nhận xét, giải thích, góp ý để cùng nhau tìm ra cách đọc. Trong khi học sinh đọc trong nhóm, giáo viên theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc thi đua giữa các nhóm. Hình thức đọc trong nhóm tạo điều kiện cho học sinh được rèn luyện đọc nhiều nhằm kích thích nhu cầu tìm hiểu bài văn, bài thơ như: Bài văn bài thơ nói về ai ? Có những nhân vật nào trong bài ? Trong bài có ai đang trò chuyện ? . 1.5/ Nâng cao chất lượng dạy tập đọc qua việc đọc đồng thanh : Học sinh đọc đồng thanh một đoạn hoặc cả bài. Học sinh đọc đồng thanh với cường độ vừa phải, không đọc quá to. Việc đọc đồng thanh không áp dụng đối với một số văn bản có nội dung buồn, cần đọc với giọng nội tâm sâu lắng và một số văn bản thông thường. Việc đọc đồng thanh giúp học sinh đọc lưu loát, rõ ràng trôi chảy, đặc biệt đối với học sinh đọc yếu thì đọc đồng thanh giúp các em đọc được văn bản và tạo sự hào hứng trong giờ học. 1.6/ Nâng cao chất lượng dạy tập đọc qua việc luyện đọc thành tiếng : Giáo viên có thể chọn đọc mẫu một đoạn giáo viên hướng dẫn học sinh đọc thể hiện đúng nội dung bài. Với một số câu văn, câu thơ đặc biệt, giáo viên đánh dấu nhấn giọng hoặc ngắt giọng để giúp học sinh nắm chắc cách đọc. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc ngắt giọng, nhấn giọng một cách tự nhiên, không đọc nhát gừng vì hiểu một cách máy móc hoặc đọc quá to những tiếng cần nhấn giọng. Luyện đọc thành tiếng bao gồm các hình thức: đọc cá nhân, đọc nhóm, đọc đòng thanh ( nhóm, tổ, lớp ); đọc phân vai. Trong việc luyện đọc cho học sinh, giáo viên cần biết nghe học sinh đọc để có cách rèn luyện thích hợp với từng em và cần khuyến khích học sinh trong lớp trao đổi, nhận xét về chỗ được chỗ chưa được của bạn, nhằm giúp học sinh rút kinh nghiệm để đọc tốt hơn. 1.7/ Nâng cao chất lượng dạy tập đọc qua việc luyện đọc thầm: 10 [...]... cao và hạn chế học sinh yếu Cụ thể như sau : Lớp 21 Sĩ số 26 Giỏi SL 9 Khá % SL 12 % Trung Bình SL % 5 CHƯƠNG III: KẾT LUẬN Qua 2 năm liền dạy lớp 2 tơi nhận thấy mạch kiến thức của mơn Tiếng Việt có cấu trúc nội dung chương trình rõ ràng, cụ thể, đa dạng và phong phú có độ khái qt cao đề cập đến trách nhiệm của học sinh nhiều hơn Cách trình bày đẹp, gây 20 hứng thú học tập cho học sinh Từ đó khắc sâu... là một số kinh nghiệm về phương pháp dạy Tập đọc cho học sinh lớp 2 nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy mơn Tập đọc của tơi đã được đúc rút qua nghiên cứu và thực tế giảng dạy Trong q trình viết chun đề này hẳn khơng tránh khỏi những sai sót Tơi rất mong được sự góp ý của Hội đồng khoa học các cấp và các đồng nghiệp để ý kiến tơi đưa ra được hồn thiện hơn nữa Tơi xin chân thành cảm ơn! 22 23 24 Kiên Giang,... nghĩa của câu chuyện, của bài văn, bài thơ * Ví dụ : Bài « Cây dừa » - Tiếng Việt 2- Tập 2 Ai mang nước ngọt, nước lành Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa Trong câu thơ trên, từ nào được lập lại nhiều lần ? Tác giả sử dụng biện pháp tu từ đó để làm gì ? 12 Học sinh sẽ tìm được từ «Ai » lập lại 2 lần, « Nước » được lập 2 lần Biện tu từ này cho thấy : Quả dừa có sẳn ở trên cây, do quy luật của cây ra hoa,... - Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3, 4 (Đọc 2 - Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để vòng) - Lần lượt từng HS đọc nhận xét trước nhóm của mình, các - Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo bạn trong nhóm chỉnh sửa nhóm lỗi cho nhau d) Thi đọc - Theo dõi và đọc thầm e) Cả lớp đọc đồng thanh theo 3.3 Tìm hiểu bài - GV đọc mẫu cả bài lần 2 - GV có thể giải thích thêm về... QUA 1 BÀI HỌC TỰ CHỌN a Giới thiệu bài dạy: - Lớp: 2 - Tuần : 31 - Mơn : Tập đọc -Tên bài: Cây Và Hoa Bên Lăng Bác Lớp 2 - Mục tiêu: Trong một tiết dạy ln có nhiều cách chọn lựa khác nhau về phương pháp , về mục tiêu do sự khác nhau về đối tượng học sinh Trong chương trình tơi đã từng giảng dạy thì bài tập đọc “ Cây và hoa bên lăng Bác” – Tập đọc lớp 2 tơi đã đặc biệt quan tâm đầu tư và đã mang lại nhiều... hoạch bài dạy thực nghiệm: Bài: Cây và hoa bên lăng Bác ( Trang 111-Tiếng Việt 2 Tập 2) 14 Tiết 1: Tập đọc CÂY VÀ HOA BÊN LĂNG BÁC I MỤC TIÊU: 1 Kiến thức: - HS đọc rành mạch tồn bài, đọc đúng các từ khó , dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ - HS biết ngắt nghỉ đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cum từ ở các câu văn dài 2 Kĩ năng: - Hiểu ý nghĩa của các cụm từ mới: uy nghi, tụ hội, tam cấp, non sơng... rất mong được sự góp ý của Hội đồng khoa học các cấp và các đồng nghiệp để ý kiến tơi đưa ra được hồn thiện hơn nữa Tơi xin chân thành cảm ơn! 22 23 24 Kiên Giang, ngày 09 tháng 10 năm 20 10 Người viết 25 Trần Văn Quang 26 ... tập trong Sách giáo khoa để hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài ( có thể nêu ngun văn hoặc gợi ý bằng 1; 2 câu hỏi phụ để học sinh dễ trả lời, tuỳ thuộc trình độ học sinh trong lớp ); tránh đặt thêm câu hỏi khai thác nội dung vượt q u cầu bài đọc và khơng phù hợp với trình độ học sinh lớp 2 + Giáo viên nêu câu hỏi để định hướng cho học sinh đọc thầm và trả lời đúng nội dung ( đơi khi có thể kết... người un bác 11 * Ví dụ: Bài “Bé Hoa”– Tiếng Việt 2- Tập 1 Hình thức này nên tổ chức trò chơi vào cuối tiết học để tạo khơng khí vui tươi, nhẹ nhàng, gây hứng thú cho học sinh 1.9/ Nâng cao chất lượng dạy tập đọc qua việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh: Là một u cầu cần thiết trong giảng dạy mơn Tiếng Việt ở tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng Có năng lực cảm thụ văn học tốt, các... linh hoạt kiến thức vào cuộc sống hàng ngày Để đạt được những mục tiêu về dạy học lớp 2 cần đòi hỏi: 1 Đối với giáo viên: - Có lòng say mê nghề nghiệp, ln có ý thức tìm tòi và sáng tạo trong dạy học - Ln tự học hỏi, tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức, mở rộng tầm nhìn, mở rộng giao lưu để làm giàu thêm kiến thức và tích luỹ kinh nghiệm giảng dạy - Nắm vững đặc trưng, phương pháp, u cầu, nhiệm vụ của phân . như sau : Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung Bình 2 1 26 SL % SL % SL % 9 12 5 CHƯƠNG III: KẾT LUẬN Qua 2 năm liền dạy lớp 2 tơi nhận thấy mạch kiến thức của mơn. Tiếng Việt 2, tập 1, tìm bài Chiếc bút mực, bài này ở trang 40, mở trang 40. + Câu 4: b. Khảo sát của học sinh: Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung Bình 2 1 26 SL %

Ngày đăng: 28/09/2013, 20:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Tìm những từ ngữ hình ảnh cho thấy cây và hoa luôn cố gắng làm đẹp cho lăng Bác? - sang kien kinh nghiem tap đoc lop 2
m những từ ngữ hình ảnh cho thấy cây và hoa luôn cố gắng làm đẹp cho lăng Bác? (Trang 18)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w