1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng anh và tiếng việt

175 38 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 175
Dung lượng 2,17 MB

Nội dung

Do đó việc nghiên cứu về tình thái và phương tiện biểu hiện tình thái trong hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt ở một mức nào đó sẽ giúp người học sử dụng đúng, sử dụng linhhoạt phương

Trang 1

VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

-NGUYỄN THỊ VÂN ANH

PHƯƠNG TIỆN BIỂU HIỆN NGHĨA TÌNH THÁI Ở HÀNH ĐỘNG

HỎI TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội, năm 2019

Trang 2

VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

-NGUYỄN THỊ VÂN ANH

PHƯƠNG TIỆN BIỂU HIỆN NGHĨA TÌNH THÁI Ở HÀNH ĐỘNG

HỎI TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu

Mã số: 9222024

Hà Nội, năm 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào.

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Vân Anh

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài

1 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2 3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phạm vi nguồn ngữ liệu

3 4 Phương pháp nghiên cứu

4 5 Những đóng góp của luận án

5 6 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn

5 7 Bố cục của luận án

6 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA LUẬN ÁN 8

1.1.Tổng quan về tình hình nghiên cứu nghĩa tình thái và phương tiện biểu hiện tình thái trong tiếng Anh và tiếng Việt 8

1.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu hành động hỏi trong tiếng Anh và tiếng Việt 17

1.3 Cơ sở lí luận của luận án 19

1.3.1 Lí thuyết hành động ngôn từ 19

1.3.2 Hành động ngôn từ trực tiếp và hành động ngôn từ gián tiếp 30

Trang 5

1.3.3 Hành động hỏi 31

Chương 2: PHƯƠNG TIỆN BIỂU HIỆN NGHĨA TÌNH THÁI Ở HÀNH ĐỘNG HỎI TRỰC TIẾP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT 46 2.1 Khái quát về hành động hỏi trực tiếp trong tiếng Anh và ti ếng Việt

Trang 6

2.2.1 Phương tiện biểu hiện tình thái hành động ngôn từ ở hành động hỏi

trực tiếp tiếng Anh 56

2.2.2 Phương tiện biểu hiện tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa ở hành

động hỏi trực tiếp tiếng Anh 69

2.3 Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi trực tiếp

tiếng Việt 77

2.3.1 Phương tiện biểu hiện tình thái hành động ngôn từ ở hành động hỏi

trực tiếp tiếng Việt 772.3.2 Phương tiện biểu hiện tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa ở

hành động hỏi trực tiếp tiếng Việt 85

2.4 Sự tương đồng và khác biệt về phương tiện biểu hiện nghĩa tình

thái ở hành động hỏi trực tiếp trong tiếng Anh và tiếng Việt 92

2.4.1 Tương đồng 922.4.2 Khác biệt 93

Chương 3: PHƯƠNG TIỆN BIỂU HIỆN NGHĨA TÌNH THÁI Ở HÀNH ĐỘNG HỎI GIÁN TIẾP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT 97 3.1 Khái quát về hành động hỏi gián tiếp trong tiếng Anh và ti ếng Việt

97

3.1.1 Nhận diện hành động hỏi gián tiếp trong tiếng Anh 973.1.2 Nhận diện hành động hỏi gián tiếp trong tiếng Việt 108

3.2 Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi gián tiếp

tiếng Anh và tiếng Việt 115

3.2.1 Phương tiện biểu hiện tình thái hành động ngôn từ ở hành động hỏi

gián tiếp tiếng Anh 1153.2.2 Các phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái nhận thức và tình thái đạo

nghĩa ở hành động hỏi gián tiếp tiếng Anh 124

3.3 Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi gián tiếp

tiếng Việt 130

Trang 7

3.3.1 Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái hành động ngôn từ ở hành động

hỏi gián tiếp tiếng Việt 130

3.3.2 Phương tiện biểu hiện tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa trong hành động hỏi gián tiếp tiếng Việt 132

3.4 Sự tương đồng và khác biệt về phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi gián tiếp trong tiếng Anh và tiếng Việt 142

3.4.1 Tương đồng 142

3.4.2 Khác biệt 143

KẾT LUẬN. 147 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Những sắc thái tình cảm, những cung bậc cảm xúc khác nhau của ngườinói và người nghe trong quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ chính là tình thái.Tình thái trong ngôn ngữ là một mảng kiến thức rất rộng và ở bất kì ngôn ngữnào, tình thái cùng với cách thức diễn đạt tình thái đều rất phong phú, đa dạng.Trên thế giới và cả ở Việt Nam cũng đã có rất nhiều công trình khoa học nghiêncứu về tình thái và các phương tiện truyền tải tình thái đặc biệt là dưới góc nhìncủa ngữ dụng học Tình thái là một phạm trù liên hệ với việc diễn đạt sự bắt buộc

sự cho phép, sự cấm đoán, sự cần thiết, tính khả hữu, khả năng Không thể tạo ra

ý nghĩa lời nói nếu trong lời nói ấy ta không tìm thấy một biểu hiện nào đó củatính tình thái Tình thái không những là linh hồn của câu, của văn bản mà còn làcủa cả hoạt động giao tiếp Giao tiếp sẽ đạt được hiệu quả tối ưu khi chúng tabiết vận dụng những phương tiện biểu hiện tình thái Viêc vận dụng nhữngphương tiện biểu hiện tình thái giúp người nói người nói tạo dựng phát ngôncũng như để người nghe tiếp nhận và nắm bắt đúng ý định giao tiếp của ngườinói Bởi vậy nghiên cứu về tình thái và phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái làmột đề tài thú vị, ngày càng được mở rộng chú trọng và phát triển giúp chúng tahướng tới thành công trong giao tiếp, ứng xử

Trong quá trình giảng dạy, thụ đắc ngôn ngữ thực tế, theo quan sátcủa chúng tôi, người học thường hay mắc lỗi sử dụng ngôn ngữ nhất là khimuốn truyền tải sắc thái tình cảm, thái độ được bộc lộ qua cách đặt câu hỏi,cách trả lời nhằm thỏa mãn ý định của họ khi giao tiếp Do đó việc nghiên cứu

về tình thái và phương tiện biểu hiện tình thái trong hành động hỏi tiếng Anh

và tiếng Việt ở một mức nào đó sẽ giúp người học sử dụng đúng, sử dụng linhhoạt phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái trong hành động hỏi tiếng Anh vàtiếng Việt nhằm nâng cao hiệu quả thực hành ngôn ngữ

Trang 9

Qua tìm hiểu chúng tôi thấy rằng đã có những đề tài trong và ngoài nướctập trung nghiên cứu về lĩnh vực tình thái và xoay quanh việc xác định nghĩa tìnhthái và phân loại nghĩa tình thái, các phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái, phạm

vi nghiên cứu quan hệ của nghĩa tình thái trong câu hỏi hay câu cầu khiến, ýnghĩa tình thái và phương tiện tình thái cú pháp học ở các ngôn ngữ, tuy nhiêntrong phạm vi tư liệu chúng tôi có được cũng chưa có công trình nào trực tiếpquan tâm chuyên sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về cách biểu đạt ýnghĩa tình thái của hành động hỏi trong tiếng Anh và tiếng Việt biểu hiệnkhông chỉ bằng câu hỏi mà còn bằng các kiểu câu khác như câu mệnh lệnh,câu trần thuật ở bậc luận án tiến sĩ

Vì những lí do đã nêu ở trên, việc nghiên cứu các phương tiện biểu hiệnnghĩa tình thái trong hành động ngôn từ hỏi của luận án này là cần thiết, giúpmang đến một cái nhìn bao quát hơn về vấn đề tình thái trong ngôn ngữ đápứng nhu cầu học thuật mà còn đáp ứng nhu cầu thực tiễn Luận án ở chừngmực nào đó có thể đóng góp thêm cho việc biên soạn tài liệu tham khảo phục

vụ cho học tập giảng dạy chuyên sâu, nâng cao hiểu biết cho những ai quantâm đến lĩnh vực nghiên cứu của luận án

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Luận án này được thực hiện với mục đích là nghiên cứu các phươngtiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt mà thựcchất ở đây là nghiên cứu về các đặc trưng tình thái và phương tiện biểu hiệntình thái trong hành động hỏi trực tiếp và hành động hỏi gián tiếp tiếng Anh

và tiếng Việt nhằm tìm hiểu những tương đồng và dị biệt của phương tiện biểuhiện loại nghĩa này về phương diện ngữ nghĩa- ngữ dụng ở cả hai ngôn ngữ.Đồng thời những kết quả sau khi nghiên cứu của luận án có thể được vậndụng trong thực tế giảng dạy và dịch thuật ngoại ngữ

Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án tập trung vào việc tìm hiểu nhữngvấn đề sau:

Trang 10

1 Lí thuyết hành động ngôn từ (speech act theory), hành động hỏi, tình

thái hành động ngôn từ, tình thái nhận thức, tình thái đạo nghĩa và cácphương tiện biểu hiện trong các ngôn ngữ

2 Nhận diện hành động hỏi trực tiếp và hành động hỏi gián tiếp trong

tiếng Anh và tiếng Việt

3 Miêu tả những phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi

trực tiếp và hành động hỏi gián tiếp trong tiếng Anh và tiếng Việt

4 Nhận xét về sự tương đồng và khác biệt về nghĩa tình thái và phương

tiện biểu hiện tình thái hành động ngôn từ, tình thái nhận thức và tìnhthái đạo nghĩa ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phạm vi nguồn ngữ liệu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là những phương tiện biểu hiện nghĩatình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt, nghĩa là trong khuôn khổcủa luận án này, chúng tôi tập trung khảo sát các phương tiện biểu hiện nghĩatình thái ở hành động hỏi trực tiếp và hành động hỏi gián tiếp trong tiếng Anh

và tiếng Việt

Nguồn ngữ liệu của luận án được tổng hợp từ trên tập hợp nguồn cáccâu hỏi song ngữ Anh -Việt, nguồn các câu trần thuật, các câu mệnh lệnh songngữ Anh -Việt dùng để hỏi do một nhóm tác giả xử lí ngôn ngữ tự nhiên thuộctrường đại học Stanford (The Stanford Natural Language Processing Group)

tiến hành ghi âm lại lời thoại trong các video TED talks (corpus song ngữ Anh-Việt: http://nlp.stanford.edu/project/nmt/), các tác phẩm văn học như

“ Gone with the Wind” (Cuốn theo chiều gió) của Margaret Mitchell, “The Da Vinci Code” (Mật mã Da Vinci) của Dan Brown, tập truyện ngắn Nguyễn Hào Hải, truyện ngắn Chu Lai, truyện ngắn Ngô Tự Lập “ Tháng có 15 ngày”, tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, tuyển tập truyện ngắn Nam Cao, truyện Ngô Tất Tố , các tập truyện ngắn in trên các báo, tạp chí Quân đội Nhân dân từ các

năm 2000 đến 2016

Trang 11

Hiện nay có nhiều loại tình thái được xác lập theo các tiêu chí khácnhau Với phạm vi nghiên cứu của luận án này, chúng tôi tập trung vào tìnhthái và phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái hành động ngôn từ, tình thái

nhận thức (epistemic modality) và tình thái đạo nghĩa (deontic modality) ở

hành động hỏi trực tiếp và gián tiếp tiếng Anh và tiếng Việt

Các phương tiện biểu hiện tình thái ở hỏi tu từ tiếng Anh và tiếng Việtnằm ngoài phạm vi nghiên cứu của luận án này

Hành động hỏi là một hành động mà người nói thực hiện thông quangôn ngữ nhằm thu thập thông tin mà mình muốn biết trong câu trả lời Hànhđộng hỏi có thể có nhiều phương tiện biểu đạt Người nói có thể sử dụng câuhỏi (hay kiểu câu khác như câu trần thuật hoặc là câu mệnh lệnh) để thực hiệnmột hành động ngôn từ hỏi Từ sự phân tích đã đề cập ở trên chúng tôi nêu rahành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt như sau:

(1) Hành động hỏi trực tiếp tiếng Anh và tiếng Việt là hành động hỏi thể hiện bằng câu nghi vấn;

(2) Hành động hỏi gián tiếp tiếng Anh và tiếng Việt là hành động hỏi thể hiện bằng câu trần thuật và câu mệnh lệnh

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu đề tài chúng tôi sử dụng phươngpháp nghiên cứu chủ đạo là phương pháp miêu tả và phương pháp so sánh đốichiếu Phương pháp miêu tả nhằm làm sáng tỏ các kiểu nghĩa tình thái vàphương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi trong tiếng Anh và tiếngViệt.Trong phương pháp miêu tả, chúng tôi đã vận dụng các thủ pháp như thủpháp thống kê, phân loại và thủ pháp phân tích ngữ cảnh trên các ngữ liệu cụ thể

mà chúng tôi thu thập được Bên cạnh đó, chúng tôi vận dụng phương pháp sosánh đối chiếu nhằm tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt giữa các bộ phận nghĩatình thái, những phương tiện biểu thị chúng, hiệu quả của việc sử

Trang 12

dụng những phương tiện ấy trong thực tế, qua đó mà hiểu rõ hơn về nghĩa tìnhthái, và phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh vàtiếng Việt giúp nâng cao hiệu quả trong giao tiếp bằng ngôn ngữ.

5 Những đóng góp của luận án

Nghiên cứu tập trung vào phương tiện biểu hiện tình thái hành động ngôn từ, phương tiện biểu hiện tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa

ở hành động hỏi trực tiếp và gián tiếp tiếng Anh và tiếng Việt cụ thể với

các đặc trưng về nội dung, ý nghĩa và các mối quan hệ tương ứng giữa hìnhthức và nội dung Qua phân tích, nghiên cứu đã bước đầu nhận diện đượchành động hỏi trực tiếp, gián tiếp tiếng Anh và tiếng Việt, đồng thời chỉ ranhững nét tương đồng và khác biệt về phương tiện biểu hiện tình thái hànhđộng ngôn từ, phương tiện biểu hiện tình thái nhận thức, phương tiện biểuhiện tình thái đạo nghĩa ở hành động hỏi trực tiếp và gián tiếp tiếng Anh vàtiếng Việt

6 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn

Về lí luận: Thông qua việc đối chiếu tình thái và phương tiện biểu hiện nghĩa

tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt, luận án chỉ ra biểu hiện củatình thái hành động ngôn từ , tình thái nhận thức, tình thái đạo nghĩa ở hànhđộng hỏi hỏi trực tiếp, hành động hỏi gián tiếp tiếng Anh và tiếng Việt, đồngthời tìm ra sự tương đồng và khác biệt của phương tiện biểu hiện nghĩa tìnhthái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt

Về thực tiễn: Vấn đề tình thái từ xưa đến nay tuy không mới nhưng

luôn là đề tài thú vị thu hút sự quan tâm của nhiều nhà ngôn ngữ học Trêntinh thần kế thừa và phát huy các kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả đitrước về vấn đề nghĩa tình thái và phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái, ởkhuôn khổ luận án này, chúng tôi tập trung tìm hiểu nhằm nêu bật nội dungtình thái hành động ngôn từ, tình thái nhận thức, tình thái đạo nghĩa cũng

Trang 13

như cách thức truyền tải nghĩa tình thái này trong hành động hỏi trực tiếp vàgián tiếp tiếng Anh và tiếng Việt Không có nhiều công trình nghiên cứu vềphương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở các kiểu ngôn trung trong hành độngngôn từ hỏi ở cả hai ngôn ngữ: tiếng Anh và tiếng Việt Kết quả sau nghiêncứu của luận án giúp phục vụ cho công tác giảng dạy ngoại ngữ, hay một tàiliệu tham khảo phục vụ cho những ai quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu của

nghiên cứu cho các vấn đề thuộc các chương tiếp theo gồm: Lí thuyết hành động ngôn từ, nghĩa tình thái và phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái trong ngôn ngữ.

Chương 2: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi trực tiếp trong tiếng Anh và tiếng Việt.

Trong chương này, chúng tôi chủ yếu đề cập về phương tiện biểu hiệntình thái hành động ngôn từ, tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa

ở hành động hỏi trực tiếp tiếng Anh và tiếng Việt Qua phân tích và tổng hợp

nghiên cứu, chúng tôi rút ra những điểm tương đồng và khác biệt về tình tháihành động ngôn từ, tình thái nhận thức, tình thái đạo nghĩa và phương tiện

biểu hiện những loại tình thái này ở hành động hỏi trực tiếp tiếng Anh và tiếng Việt.

Trang 14

Chương 3: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi gián tiếp trong tiếng Anh và tiếng Việt.

Trong chương này, chúng tôi chủ yếu đề cập về phương tiện biểu hiện

tình thái hành động ngôn từ, tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa ở hành động hỏi gián tiếp tiếng Anh và tiếng Việt Qua phân tích và tìm hiểu, chúng

tôi rút ra nhận xét về những điểm tương đồng và khác biệt về nghĩa tình thái

và phương tiện biểu hiện tình thái hành động ngôn từ, tình thái nhận thức và

tình thái đạo nghĩa trong hành động hỏi gián tiếp Anh và tiếng Việt.

Trang 15

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA LUẬN ÁN

1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu nghĩa tình thái và phương tiện biểu hiện tình thái trong tiếng Anh và tiếng Việt

Trong ngành ngôn ngữ học thế giới hiện nay tồn tại nhiều cách hiểu vềtình thái Nhà nghiên cứu ngôn ngữ nước ngoài như Ch.Bally (1905), O.Jespersen (1949),V.Wright (1951), N Rescher (1968), J Lyons (1977-1995),J.R Searle (1969), T Givón (1993), F.Palmer (2001) đã có những đóng gópkhông nhỏ cho việc xây dựng khung lí luận chung về tình thái, phân loại tình

thái Ch.Bally là người đầu tiên phân biệt Modus (bộ phận tình thái) là một

trong hai thành phần thiết yếu, quan trọng của cấu trúc nghĩa của phát ngôngắn với bình diện tâm lí, thể hiện những nhân tố thuộc phạm vi cảm xúc, ýchí, thái độ, sự đánh giá của người nói đối với điều được nói ra, xét trongquan hệ với thực tế, với người đối thoại và với hoàn cảnh giao tiếp Hầu hếtcác nhà nghiên cứu về tình thái ở nước ngoài như O Jepersen (1949),V.Wright (1951), N.Reacher (1968), Quirk et al.(1972), T Givón (1993),M.A K Halliday (1994), J.Lyons (1995), F.Palmer ( 2001) đều bàn về hai loạitình thái chính đó là tình thái trong ngôn ngữ học và tình thái trong logic học.Nếu trong logic học chúng ta quan tâm đến tình thái khách quan với các thuộctính của tình thái khách quan là chân trị của mệnh đề, là tính hiện thực, là tínhtất yếu hay không tất yếu, là tính khả hữu thì trong ngôn ngữ học đối tượngquan tâm đặc biệt là tình thái chủ quan với thái độ của người nói Theo quanniệm của T.Givón (1993) “Tình thái biểu thị thái độ của người nói đối vớiphát ngôn” Thái độ mà ông đề cập đến ở đây là hai loại đánh giá của ngườinói về thông tin phát ngôn được chuyển tải qua nội dung mệnh đề Một

Trang 16

là những đánh giá nhận thức về tính hiện thực, khả năng, lòng tin và sự chắc chắn hay bằng chứng Hai là những đánh giá giá trị về ước muốn, sự ưa thích,

ý định, sự ràng buộc hay sự điều khiển T.Givón chia tình thái nhận thức làm bốn tiểu loại gồm:

(1) Tiền giả định ( presupposition),

(2) Xác nhận hiện thực (realis assertion),

(3) Xác nhận phi hiện thực (irrealis assertion),

(4) Xác nhận phủ định (negative assertion).

Tác giả J.L Austin (1962) trong công trình nghiên cứu “How to do things with words” cho rằng nói năng cũng là hành động, tương ứng với câu

nói là những hành động nhằm tác động vào người nghe Từ đây đã khởi

xướng cho việc nghiên cứu tình thái của “hành động phát ngôn” Tình thái của “hành động phát ngôn” phân biệt các phát ngôn theo mục đích, mục tiêu

cụ thể trong giao tiếp, phân biệt các câu có giá trị ngôn trung khác nhau đượcđánh dấu

N.Rescher (1968) trong Topics in philosophical logic, ngoài việc đề cập

đến loại tình thái nhận thức, tình thái đạo nghĩa, ông còn bàn về tình thái hiện

thực (realis), tình thái biểu thời( temporal), tình thái vọng cảm (boulomaic), tình thái đánh giá(evaluative), tình thái nguyên nhân (causal), tình thái điều kiện ( conditional).

J.Lyons (1977) (Semantics, Cambridge University Press) đã phân chia

tình thái chủ quan thành hai loại:

(1) tình thái nhận thức (epistemic modality)

(2) tình thái đạo nghĩa (deontic modality) .

J.Lyons cho rằng: Tình thái nhận thức liên quan đến tính khá năng, tính cầnthiết và mức độ cam kết của người nói đối với điều mà anh ta nói ra, tình tháiđạo nghĩa lại liên quan đến tính hợp thức về đạo lý của hành động đo một

Trang 17

người nào đó hay do chính người nói thực hiện Tình thái nhận thức phải đượcthể hiện thông qua tính tất yếu hoặc khả năng về tính xác thực của mệnh đề,

và có liên quan đến tri thức và niềm tin Trong tình thái nhận thức, xét về góc

độ chân thực thì có ba kiểu tình thái nhận thức:

+ Tình thái thực hữu (factive modality) là loại tình thái mà người nói

cho rằng sự việc được nói đến là hiện thực hay tất yếu hiện thực

+Tình thái phản thực hữu (contra-factive modality) là loại tình thái người

nói cho rằng sự việc được nói đến là phi hiện thực hoặc tất yếu phi hiện thực

+ Tình thái không thực hữu (non-factive modality) là loại tình thái

người nói cho rằng sự việc được nói đến có thể xảy ra ở một thế giới khả năngnào đó.( J.Lyons 1977, tr 823 )

Tình thái đạo nghĩa là loại tình thái có liên quan với chức năng xã hộicủa phép tắc hay là nghĩa vụ nghĩa là loại tình thái đạo nghĩa này thể hiệnmức độ áp đặt của chủ thể giao tiếp về mặt đạo đức,về phong tục,về tậpquán với các tiểu loại sau:

+ Tình thái đạo nghĩa thể hiện sự bắt buộc/không bắt buộc,

+ Tình thái đạo nghĩa thể hiện sự được phép/không được phép

+ Tình thái đạo nghĩa thể hiện sự cấm đoán/không cấm đoán

+ Tình thái đạo nghĩa thể hiện sự miễn trừ/ không miễn trừ (J.Lyons

Trang 18

Tương tự với nhận xét của T.Givón về tình thái, W.Frawley (1992),M.A K Halliday (1994) cũng cho rằng các thuộc tính cơ bản của tình thái làtính “hiện thực” và “phi hiện thực” Tình thái ảnh hưởng tới toàn bộ nội dungcủa một sự diễn đạt nào đó.Tình thái gợi lên không chỉ các mức độ nhận thứckhách quan về hiện thực mà còn cả các thái độ và sự định hướng chủ quan đốivới nội dung của sự biểu đạt.

F.Palmer (2001) (Mood and modality, 2 nd edition Cambridge

Textbooks in Linguistics New York: Cambridge University Press) cũng phânloại tình thái giống như cách phân loại của J.Lyons gồm hai loại trọng tâm là

tình thái nhận thức (epistemic modality)và tình thái đạo nghĩa (deontic modality), ngoài ra, ông còn đề cập đến loại tình thái trạng huống (dynamic modality) Tình thái trạng huống là loại tình thái có tính tình huống Tình thái

trạng huống mang tính khách quan khi yếu tố tình huống là yếu tố bên ngoài,không liên quan đến ý chí hay mong muốn của người nói đối với việc thựchiện hành động (Palmer 2001, tr 76 – tr 96)

Ở Việt Nam các nhà ngôn ngữ học như Hoàng Phê (1989), Cao XuânHạo (1991), Hồ Lê (1992), Lê Đông (1996), Nguyễn Đức Dân(1998), DiệpQuang Ban(2000), Hoàng Tuệ (2001), Phạm Hùng Việt(2003), Bùi MạnhHùng (2003), Nguyễn Văn Hiệp (2001, 2004, 2007, 2015) trực tiếp quan tâmđến vấn đề tình thái với những nghiên cứu rất chi tiết và có nhiều kiến giải sâusắc vấn đề tình thái trên nhiều phương diện khác nhau Trong đó Cao XuânHạo (1999) đã phân biệt hai loại tình thái: Tình thái của hành động phát ngôn

và tình thái của lời phát ngôn Theo ông việc “phân biệt các lời nói về phươngdiện mục tiêu và tác dụng trong giao tế” thuộc tình thái của hành động phátngôn, còn tình thái của lời phát ngôn là tình thái “có liên quan đến thái độ củangười nói đối với điều mình nói ra hoặc quan hệ sở đề và sở thuyết của mệnhđề” Sự phân biệt giữa các kiểu câu trần thuật, câu hỏi, câu

Trang 19

mệnh lệnh theo tiêu chí ngữ pháp và sự phân biệt các hành động ngôn từ theotiêu chí ngữ dụng thuộc lĩnh vực tình thái của hành động phát ngôn Như vậynội dung tình thái của lời phát ngôn bao gồm:

 Những hiểu biết của chủ thể giao tiếp về chân trị của điều được nói ra trong các loại câu khẳng định, phủ nhận, ngờ vực, giới hạn của điều kiện chân trị.

Tính khả năng hay tính tất yếu của điều được nói ra ( có thể/ không thể; tất nhiên /không tất nhiên; tính khả năng/tất yếu)

Sự đánh giá của chủ thể giao tiếp với thông tin truyền đạt ( buồn, vui,nên có hay không nên có, đáng mừng hay đáng tiếc)

Sự chính xác, đơn giản, mức độ thành thật của thông tin mà người nói nói ra

Sự liên hệ giữa câu, phát ngôn với cảnh huống và các vấn đề khác thuộcnhững vấn đề logic hay siêu ngôn ngữ (Cao Xuân Hạo 1991, tr 42- tr 50)

Cao Xuân Hạo còn đề cập đến loại tình thái của câu và tình thái của cấutrúc vị ngữ hạt nhân Nghiên cứu về thái độ của người nói về điều mà mìnhnói ra, cách đánh giá nhận định của người nói về tính hiện thực, tính khônghiện thực, giới hạn của nó và tính xác thực, tính tất yếu , điều mong muốn củathông tin truyền tải chính là nghiên cứu về tình thái của câu

Nguyễn Văn Hiệp với bài viết “Một số phạm trù tình thái chủ yếu trongngôn ngữ”-Tạp chí Ngôn ngữ số 8-2007 đã cho thấy nghiên cứu sâu về tìnhthái Ông đã nêu ra những phạm trù tình thái chủ yếu trong ngôn ngữ dựa trên

sự đối lập của các cặp nghĩa tình thái như sự đối lập giữa tình thái nhận thức

(epistemic modality) và tình thái đạo nghĩa (deontic modality), sự đối lập giữa tình thái nhận thức (epistemic modality) và tình thái căn bản (root modality), đối lập giữa tình thái hướng tác thể (agent- oriented modality) và tình thái hướng người nói ( speaker- oriented modality), đối lập giữa tình thái của mục

đích phát ngôn và tình thái của lời phát ngôn Những đối lập về tình thái mà ông nêu ra cho thấy phạm vi rất rộng trong việc nghiên cứu về tình thái

Trang 20

Bàn về các phương tiện biểu hiện tình thái trong tiếng Anh Trong tiếngAnh, O Jespersen (1949) , M.A.K Halliday (1994), Eggins (1994), Martin vàcác cộng sự (1997), đều cho rằng có nhiều cách thể hiện nghĩa tình thái khácnhau như thể hiện bằng:

+ Phương tiện như thức trần thuật- xác định sự chân thực của điều được nói ra ( indicative mood ); thức mệnh lệnh- xác định mong muốn của người nói về việc người nghe thực hiện hành động trong tương lai(imperative mood); thức giả định- giả định và mong muốn điều gì đó được đề cập đến

trong nội dung mệnh đề sẽ xảy ra ở tương lai trong một điều kiện cụ thể nào

đó ( subjunctive mood); như thì (tenses)- hiện tại ( present), quá khứ (past), tương lai ( future); thể (aspects)- hoàn thành (ferfect) hay tiếp diễn (continuous) của động từ làm vị ngữ

+ Phương tiện như động từ tình thái (modal verbs) như must để diễn đạt

sự bắt/ ép buộc mạnh và sự suy luận chắc chắn/ tự tin; should diễn đạt điều răn đe, khuyên bảo, giả thuyết; ought to: nên, tốt hơn thì, đáng lẽ; can: có thể,

có lẽ, có khả năng, có năng lực, cho phép; may: có thể, có lẽ, cho phép, giả thuyết; could: có thể, có năng lực, giả thuyết; would: phỏng đoán, đoán, giả thuyết; will: sẽ, ý chí, quyết tâm, lời hứa, dự đoán; need: cần, cần thiết, nhu cầu; shall: sẽ, sắp sửa, chuẩn bị, dự đoán ; tính từ tình thái (modal adjectives) như possible (có lẽ/ có thể), probable (có lẽ), necessary (cần thiết/ thiết yếu), likely (chắc/ có thể/ có lẽ đúng), certain (chắc), obvious (rõ ràng), true (đúng), evident (hiển nhiên/ rõ rệt); trạng từ tình thái ( modal adverds) như perhaps (có thể/ có lẽ); maybe (có thể/ có lẽ); probably (có lẽ); possibly (có thể); certainly (chắc chắn), obviously (rõ ràng)là những loại diễn đạt chính Ngoài

ra còn có các danh từ tình thái (modal nouns) như possibility (có thể/ có lẽ), probability (có thể/ có lẽ), chance (cơ hội), rumour (lời đồn)

Trang 21

+ Phương tiện như ngữ điệu (tone) - ngữ điệu lên (glide up) ngữ điệu xuống (glide down), ngữ điệu lên xuống (the dive); trọng âm (stress syllable).

Bàn về các phương tiện biểu hiện tình thái trong tiếng Việt, Phan Mạnh

Hùng (1985) trong bài viết “Các kiểu tổ hợp tiểu từ tình thái tiếng Việt và ranh giới từ” đã có những nhìn nhận sâu sắc hơn về tiểu từ tình thái tiếng Việt

trong nghiên cứu từ loại, vị trí các tiểu từ trong hệ thống từ loại, khả năng cáctiểu từ kết hợp với nhau

Hoàng Tuệ (1988) với hai bài viết: “Nhận xét về thời, thể và tình thái trong tiếng Việt” và “Về khái niệm tình thái” in trong “Hoàng Tuệ tuyển tập Ngôn ngữ học” (2001) cho ta thấy một cái nhìn khái quát về vấn đề tình thái

trong tương quan đối chiếu với khái niệm thời, thể và tình thái trong ngôn ngữChâu Âu và sự thể hiện ý nghĩa tình thái trong tiếng Việt Bên cạnh phươngtiện ngữ pháp, phương tiện từ vựng cũng được nghiên cứu một cách chuyênsâu Ông cho rằng các phương tiện biểu thị tình thái gồm những loại chính là:

(1) Những phương tiện ngữ pháp được gắn với vị ngữ,

(2) Những phương tiện từ vựng được dùng không gắn với vị ngữ mà ởngoài cấu trúc của vị ngữ,

(3) Kiểu câu thường được coi là câu ghép nhưng thành phần chính ởkiểu câu này biểu thị tình thái còn thành phần phụ biểu thị nội dung cốt lõicủa câu

Hồ Lê (1992), trong “Cú pháp tiếng Việt” đã bàn về phương tiện ngữpháp diễn đạt ý nghĩa tình thái trong tiếng Việt Việc đảo trật tự từ, thay đổicấu trúc của câu có thể thể hiện ý định của người nói nhằm tập trung vào điểmnhấn nào đó trong phát ngôn

Nguyễn Thị Lương (1996) nghiên cứu về “Tiểu từ tình thái dứt câudùng để hỏi với việc biểu thị các hành vi ngôn ngữ trong tiếng Việt” gồm

mười tiểu từ tình thái: à, ư, hả, sao, phỏng, chắc, chăng, chứ, nhỉ nhé nhằm

Trang 22

tìm ra các hành vi ngôn ngữ mà tiểu từ tình thái dứt câu có khả năng biểu thị ýnghĩa tình thái chủ quan trong những ngữ cảnh cụ thể mà chúng xuất hiện,miêu tả đánh giá hiệu lực của các hành vi đó.

Cao Xuân Hạo (1998), trong công trình “Tiếng Việt – Mấy vấn đề ngữ

âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa” đã có những kiến giải và nhận xét hết sức sâu sắc

về tiền giả định và hàm ý trong một số vị từ tình thái tiếng Việt Theo tác giả

ba loại tình thái chính gồm : tình thái của hành động phát ngôn, tình thái vịngữ và tình thái của câu Phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái của câu sẽ baogồm:

(1) Những yếu tố tình thái làm thành đề của câu

(2) Những yếu tố tình thái được xử lí như một phần thuyết

(3) Những yếu tố tình thái khác

Nguyễn Văn Hiệp (2001) nghiên cứu trọng tâm vào các tiểu từ tình tháicuối câu tiếng Việt Những vấn đề như: điều kiện tình thái cuối câu xuất hiện,khả năng kết hợp của các tiểu từ tình thái cuối câu tiếng Việt như việc nghiêncứu sự kết hợp giữa các tiểu từ tình thái cùng với các động từ ngôn hành, cáctiểu từ kết hợp với vị từ có ý nghĩa cầu khiến, khuyên bảo đã được ông miêu

tả và phân loại rõ ràng trong bài “Về một khía cạnh phân tích tầm tác động tình thái” (“Ngôn ngữ”, số 11)

Phạm Hùng Việt (2003) trong “Vấn đề tình thái với việc xem xét chứcnăng ngữ nghĩa của trợ từ tiếng Việt” và “Trợ từ trong tiếng Việt hiện đại” xácđịnh rằng để biểu thị ý nghĩa tình thái của câu cần có các phương tiện như:phương tiện ngữ âm(ngữ điệu, trọng âm), ngữ pháp đảo trật tự từ, thay đổi cấutrúc câu ), từ vựng (động từ tình thái, phụ từ, trợ từ, thán từ, quán ngữ tìnhthái) … Ông cho rằng “Cùng với sự phong phú của các ý nghĩa tình thái, cácphương tiện dùng để biểu thị ý nghĩa tình thái cũng rất đa dạng” Qua phântích cách sử dụng của trợ từ tiếng Việt, đã cho thấy “trợ từ tiếng

Trang 23

Việt có khả năng tham gia biểu thị một số loại hành động ngôn từ khác nhaugồm cả các hành động ngôn từ trực tiếp và các hành động ngôn từ gián tiếp”.

Nghiên cứu theo hướng đối chiếu có Phạm Thị Ly (2003) với “Đối chiếu một số phương tiện diễn đạt ý nghĩa tình thái trong tiếng Việt và trong tiếng Anh”, Luận án tiến sĩ Đại học quốc gia Tp Hồ Chí Minh, trong công

trình nghiên cứu này tác giả tập trung vào so sánh đối chiếu phương tiện vị từtình thái, tiểu từ tình thái cuối câu, đề tình thái và thuyết tình thái là biểu hiệnnghĩa tình thái trong tiếng Anh và tiếng Việt, Nguyễn Thị Ngọc Hân (2005)

như “Tiểu từ tình thái cuối câu trong hội thoại tiếng Việt (so sánh với tiếng Nhật) và việc giảng dạy nó cho người Nhật Luận án đã đi sâu khảo sát con

đường chuyển nghĩa của các tiểu từ tình thái cuối câu, sự gắn kết chặt chẽ củachúng với phát ngôn, tình trạng niềm tin của người nói được thể hiện qua sự

có mặt của chúng trong phát ngôn

Nhìn chung, vấn đề tình thái và phương tiện biểu thị ý nghĩa tình tháitrong ngôn ngữ chưa được xem xét thỏa đáng và thống nhất Các nghiên cứuchỉ tập trung vào một bình diện cụ thể nào đó hoặc chỉ đề cập sơ bộ và phântích chưa sâu sắc Tuy nhiên các tác giả vẫn công nhận rằng: ý nghĩa tình thái

và phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái là vấn đề thú vị và có vai trò quantrọng làm nên sự phong phú, giàu đẹp của mọi ngôn ngữ

Như đã trình bày ở trên đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu vềtình thái và phương tiện biểu hiện tình thái theo hướng tiếp cận ngữ nghĩa,ngữ dụng, hay ngữ nghĩa- ngữ dụng, tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu nàochuyên sâu về phương tiện truyền tải nghĩa tình thái trong hành động hỏi tiếngAnh và tiếng Việt Chúng tôi nhận thấy rằng, trên cơ sở thành tựu về lí thuyếthành động ngôn từ, chúng tôi tập trung khai thác khảo sát ý nghĩa, các phươngtiện biểu đạt tình thái hành động ngôn từ, tình thái nhận thức và tình thái đạonghĩa ở hành động hỏi trực tiếp và hành động hỏi gián tiếp tiếng Anh

Trang 24

và tiếng Việt, chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng khi sử dụng phương tiện ngôn ngữtrong giao tiếp thực tế, qua đó rút ra được những tương đồng và khác biệt ở cảhai ngôn ngữ Anh-Việt trên thực tế giao tiếp về phương tiện biểu hiện tìnhthái hành động ngôn từ, tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa trong hànhđộng hỏi tiếng Anh và tiếng Việt.

1.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu hành động hỏi trong tiếng Anh và tiếng Việt

Nghiên cứu hành động hỏi là một vấn đề tuy không mới và được các nhàngôn ngữ học rất quan tâm song quan điểm của các nhà nghiên cứu cũng cónhững khác nhau Đối với tiếng Anh, đặc biệt chú ý có công trình của J Austin(1969) và J Searle (2001) khi các nhà nghiên cứu đề cập đến thuyết hành độngngôn từ Các nhà nghiên cứu như A.Wierzbicka, J Sadock, G.Gazdar, R.MHarnis, G.Yule cùng có chung quan điểm với J.Searle về tiêu chí phân loại hànhđộng ngôn từ, đó là các đặc tính chủ yếu, quan trọng của hành động ngôn từ Tuynhiên điểm khác nhau trong nghiên cứu của các tác giả về hành động ngôn từnằm ở những tiêu chí bổ sung cho các đặc tính quyết định hành động ngôn trungnhư là các điều kiện sử dụng, hay điều kiện thỏa mãn, định hướng sắp xếp cáctiêu chí nhỏ thuộc các tiêu chí lớn trong phân loại Các công trình của J Austin[59], J.Searle [90], O Ducrot [69], A Wierzbicka [60] .hướng nghiên cứu vềvấn đề ngữ nghĩa, ngữ dụng học của câu hỏi J Searle là người khởi xướng trongviệc nghiên cứu về hành động ngôn từ gián tiếp O Ducrot với quan điểm nghiên

cứu câu hỏi trong mối quan hệ giữa câu- phát ngôn Ông cho rằng sentence” là bản thể của ngôn ngữ trìu tượng luôn đồng nhất trong mọi trường

“câu-hợp, “phát ngôn-utterance” là một trường hợp cụ thể, là sự hiện thực hóa trongmột hoàn cảnh cụ thể của câu [dẫn lại, 50]

Đối với tiếng Việt, nghiên cứu của Nguyễn Kim Thản (1979) cho thấyviệc nhận diện câu nghi vấn qua mục đích nói Hồ Lê (1992), Cao XuânHạo(1995), Diệp Quang Ban (2000) nhận diện câu nghi vấn thông qua các

Trang 25

tiêu chí hỏi có dấu hiệu hỏi và dấu hiệu tình thái hỏi Việc đảo trật tự, thay đổicấu trúc của câu hỏi có thể thể hiện ý định của người nói nhằm tập trung vàođiểm nhấn nào đó trong phát ngôn hỏi.Ở bình diện ngữ dụng học, đáng chú ý

là công trình nghiên cứu của Lê Đông (1996) về câu nghi vấn Ông xem xétvấn đề câu nghi vấn trong các mối quan hệ giao tiếp liên nhân như ngườitham giao tiếp, vai giao tiếp, ngữ cảnh, mục đích nói, thái độ của người nói

Lê Đông nghiên cứu sâu về ngữ nghĩa ngữ dụng của câu hỏi chính danh, cáctiểu loại câu hỏi, thông tin ngữ dụng bổ trợ, tình thái trong câu hỏi chính danh.Nguyễn Thị Thìn (1996) tập trung bàn về 11 kiểu câu hỏi không dùng để hỏi,câu hỏi gián tiếp, câu hỏi không chính danh trong mối quan hệ giữa cấu trúcngữ pháp và cách sử dụng, quan hệ của cấu trúc với chức năng cho nênnghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc miêu tả mục đích và đặc điểm cú pháp, đặcđiểm cách dùng của 3 loại câu hỏi trong số các kiểu câu hỏi điển hình khôngdùng để hỏi Võ Đại Quang (2000) nghiên cứu về đặc điểm câu hỏi chínhdanh tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện ngữ dụng học với các quan điểmphân loại chúng thành câu hỏi lựa chọn hiển ngôn, câu hỏi lựa chọn ngầm ẩn

và câu hỏi không lựa chọn qua đó rút ra những tương đồng và khác biệt vềphương diện ngữ nghĩa ngữ dụng của câu hỏi chính danh tiếng Anh và tiếngViệt Nguyễn Việt Tiến (2006) nghiên cứu về hành động hỏi và câu hỏi theoquan điểm ngữ dụng học trên cứ liệu tiếng Pháp với những phân tích cụ thểhành động hỏi và câu hỏi tiếng Việt và tiếng Pháp trong hành chức cụ thể củachúng Nguyễn Phúc Trung (2011) nghiên cứu về hành động hỏi trong ngôn

ngữ phỏng vấn truyền hình (trên các kênh của VTV, có so sánh với kênh TV5 của Pháp) theo quan điểm dụng học Nghiên cứu tập trung tìm hiểu về hành

động hỏi và các hành động ngôn ngữ khác nữa với mục đích khai thác đượcthông tin cần thiết mà người nói mong muốn trong các hình thức hồi đáp trênkhía cạnh cặp thoại, tham thoại liên quan đến tính lịch sự và thể diện của cáchành động ngôn ngữ trong phỏng vấn truyền hình

Trang 26

Như đã trình bày ở trên đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về tìnhthái và phương tiện biểu hiện tình thái theo hướng tiếp cận ngữ nghĩa, ngữ dụng,hay ngữ nghĩa- ngữ dụng, tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu nào chuyên sâu vềphương tiện truyền tải nghĩa tình thái trong hành động hỏi tiếng Anh và tiếngViệt Chúng tôi nhận thấy rằng, trên cơ sở thành tựu về lí thuyết hành động ngôn

từ, chúng tôi tập trung khai thác khảo sát ý nghĩa, các phương tiện biểu đạt tìnhthái hành động ngôn từ, tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa ở hành độnghỏi trực tiếp và hành động hỏi gián tiếp tiếng Anh và tiếng Việt, chỉ ra các nhân

tố ảnh hưởng khi sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong giao tiếp thực tế, qua đórút ra được những tương đồng và khác biệt ở cả hai ngôn ngữ Anh-Việt trên thực

tế giao tiếp về phương tiện biểu hiện tình thái hành động ngôn từ, tình thái nhậnthức và tình thái đạo nghĩa trong hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt

1.3 Cơ sở lí luận của luận án

1.3.1 Lí thuyết hành động ngôn từ

1.3.1.1 Khái quát về hành động ngôn từ

Khái niệm “speech acts” (hành động ngôn từ ) do J Austin - một nhà triết

học người Anh thuộc về trường phái triết học ngôn ngữ đời thường khởi xướng ra

và ông là người đầu tiên xây dựng nền móng và trình bày lý thuyết hành động ngôn

từ một cách có hệ thống Lý thuyết “hành động ngôn từ”, sau này, được một nhà

triết học khác là J.Searle phát triển J.Austin với luận điểm “To say is to do something” trong công trình “How to do thing with words” mang lại hướng tiếp cận

nghiên cứu về ngôn ngữ mới Nhiều chức năng được thực hiện bằng các phát ngôn với tư cách là một phần của giao tiếp liên nhân được J.Austin chú ý Đặc biệt, J.Austin chỉ ra rằng nhiều phát ngôn không truyền đạt thông tin mà là cái tương đương với hành động Khi ta nói một câu nghĩa là ta đã thực hiện một hành động nào đó như thông báo, khuyên, chúc mừng, hỏi, tuyên bố, xin lỗi, hứa, thề v.v Hành động này sử dụng công cụ là ngôn từ, và nó có tầm tác động đến người

Trang 27

nghe Những hành động được thực hiện bằng ngôn từ trong ngữ cảnh cụ thể

được gọi là hành động ngôn từ.Thuật ngữ “ speech act” còn có thể được dịch là hành vi ngôn ngữ ( Nguyễn Đức Dân,1998 Tập1 Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục); hành động ngôn từ (Nguyễn Văn Hiệp, 2010 Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội); hành động ngôn ngữ (Đỗ Hữu Châu, Đỗ Việt Hùng, 2012.

Nxb Đại học sư phạm), Trong khuôn khổ của luận án, ngoài phần trích nguyên

văn ý kiến của các tác giả, chúng tôi lựa chọn sử dụng thuật ngữ “ hành động ngôn từ” bởi tính thống nhất , tính khoa học và tính phổ biến của nó Theo J.L.

Austin trong một phát ngôn có ba loại hành hành động cùng thực hiện một lúc đó

là: hành động ngôn tạo hay hành động tạo lời (locutionary act), hành động ngôn trung hay hành động tại lời (illocutionary act) và hành động ngôn tác hay hành động mượn lời (perlocutionary act) [22, tr 190-191]

Nói đến lí thuyết “hành động ngôn từ” người ta thường nói đến hành động tại lời (illocutionary act) hay hành động ngôn trung bởi nó gắn với nhiều

yếu tố sử dụng lời nói trong giao tiếp như là yếu tố người nói, người nghe,ngữ cảnh Ba hành động được thực hiện cùng lúc khi ta phát ngôn đó là:

Hành động ngôn tạo hay hành động tạo lời (locutionary act):

Hành động ngôn tạo là “Hành động cơ sở của phát ngôn, là hành độngphát ra một câu với ý nghĩa và sở chỉ xác định Nếu người nói gặp khó khăntrong việc phát âm các từ để tạo ra một phát ngôn có ý nghĩa trong một ngônngữ thì anh ta không thành công trong việc tạo ra một hành động ngôn tạo.Hay nói một cách khác thì đây là loại hành động sử dụng các quy tắc ngữpháp và các yếu tố ngôn ngữ để tạo ra một phát ngôn có nghĩa

Ví dụ:

Một người nước ngoài nói tiếng Việt kiểu như phát ngôn sau “Xin loidong chi” Bình thường phát ngôn trên sẽ không được coi là hành động ngôntạo, mà hành động ngôn tạo phải là phát ngôn thành: “Xin lỗi đồng chí.” (dẫnlại [22], tr 190)

Trang 28

Hành động ngôn trung hay hành động tại lời (illocutionary act ):

Hành động ngôn trung là “Hành động tạo ra một lời tuyên bố, một lờihứa, một lời chào, một lời đề nghị, một lời yêu cầu, v.v khi phát ra một câunhờ hiệu lực của những qui ước liên quan với nó Hầu như chúng ta không chỉtạo ra một phát ngôn hợp thức mà không có mục đích gì Chúng ta tạo ra mộtphát ngôn nhằm một chức năng nào đó trong ý nghĩ Đó chính là hành độngngôn trung Trong hành động ngôn trung,“chúng ta làm một điều gì đấy”- nhưtrả lời câu hỏi, tuyên bố một phán quyết, đưa ra một cảnh báo hay một hứahẹn Đây là cơ sở cho lí thuyết hành động ngôn từ

Hành động ngôn trung được thực hiện nhờ hiệu lực giao tiếp của phát ngôn.

Ví dụ:

 Tôi vừa mới pha một ấm trà ngon (Phát ngôn này hoặc là để tạo ra

một phán đoán hoặc là để mời chào hoặc là để giải thích hay vì một mục đíchgiao tiếp khác.)

Những mục đích phát ngôn hay ý đồ giao tiếp mà người nói nhắm đếnđược coi là lực ngôn trung của của phát ngôn Lí thuyết hành động ngôn từchủ yếu liên quan đến các hành động ngôn trung Người ta cố gắng tìm cáchtruyền đạt được nhiều hơn cái mà người ta nói Vì thế hành động ngôn trungđược thảo luận nhiều nhất Nói chung, thuật ngữ hành động ngôn từ thườngđược giải thích theo nghĩa hẹp là hành động ngôn trung Có thể có hàng trămhành động ngôn trung và người ta đã cố gắng phân loại chúng thành một sốkiểu nhỏ” ([21] tr 190)

Ví dụ:

A: Em có dự hội nghị không?

B: Dạ, em có đi dự.

A muốn được biết B có đi dự hội nghị hay không Và câu trả lời của B

đã giải đáp mong muốn của A

Trang 29

Chính đích ngôn trung là dấu hiệu phân biệt các hành động ngôn trung

khác nhau Hành động ngôn trung “hỏi” khác với hành động ngôn trung

“hứa” hay hành động ngôn trung “biểu cảm” v.v…Với hành động ngôn trung hứa, đích ngôn trung là sự ràng buộc người nói vào một hành động nào đó sẽ được thực hiện trong tương lai thì trong hành động ngôn trung biểu cảm mục

đích lại là sự thể hiện trạng thái tâm lí của người nói đối với nội dung sự việc

Ví dụ 1:

A nói với B: “Trời lạnh quá!” có hành động ngôn trung là nhận xét của

A với B về thời tiết tại thời điểm nói ra của người nói A.

Ví dụ 2:

“Ngày mai anh ấy đi Hải Phòng” có hành động ngôn trung là thông

báo “Anh nên gặp cô ấy một chút”có hành động ngôn trung là khuyên

Như vậy hành động ngôn trung hay hành động tại lời là loại hành độngthực hiện ngay khi ta phát ra câu nóivà ý nghĩa thực sự của phát ngôn ấy dựa

vào lực ngôn trung ( illocutionary force) ở dưới cảnh giao tiếp cụ thể nào đó.

Hành động ngôn trung đồng nhất với mục đích phát ngôn của hành động ấy.Nghĩa là người nói muốn người nghe trả lời nội dung thông tin trong mệnh đề

mà người nói nói ra có kèm theo định hướng lựa chọn Hành động ngôn trunghay còn được gọi là hành động tại lời là cốt lõi quan trọng của hành độngngôn từ dưới góc nhìn của ngữ dụng học

Hành động ngôn tác hay hành động mượn lời (perlocutionary act)

Hành động ngôn tác hay hành động muợn lời là loại hành động màtrong tình huống cụ thể, khi nói ra một điều gì đó người nói có thể tạo ra mộttác động tâm lý tình cảm nào đó được cho là có thể phù hợp hay không phùhợp với ý muốn của người nghe khiến họ (người nghe) thay đổi trạng thái vui,buồn, sợ, hoang mang, tin tưởng, ngờ vực Hay nói cách khác, hành độngngôn tác “là hành động gây được hiệu quả ở người nghe nhờ phát ra một câu,

Trang 30

hiệu quả như thế là chỉ riêng cho hoàn cảnh phát ngôn” [13, tr 190] Đứngtrước một hành động ngôn tác, người nghe có thể không nhận ra ngay mặc dù

có thể hiểu được hành động ngôn trung Một hành động ngôn trung có thể cónhững hành động ngôn tác khác nhau

Ví dụ:

Anh nên đi thăm cô ấy một lát.

Ví dụ trên có hành động ngôn trung là khuyên nhủ; hành động ngôn tác

có thể là một sự gợi ý, một sự thuyết phục hoặc cũng có thể nhằm tạo sự xúcđộng cho người nghe qua thái độ quan tâm, ân cần của người nói

Hướng phân loại các hành động ngôn từ của J.L.Austin dựa trên cácđộng từ ngữ vi (hay còn gọi là động từ ngôn hành) Theo ông có 5 loại: (1)

Phán xử ( verdictive) là những hành động đưa ra lời phán xét về một sự kiện

hoặc một giá trị dựa trên những chứng cứ hiển nhiên hay lí lẽ vững chắc

chẳng hạn như xem là, đánh giá, phân tích , miêu tả, hủy bỏ, nêu đặc điểm,xử trắng án…

(2) Hành xử (exercitive) là những hành động đưa ra quyết định thuận lợi hay không đồng tình, phủ định lại quyết định chẳng hạn như ra lệnh, chỉ huy, biện hộ, khẩn cầu, van xin, tuyên bố, khuyến cáo, bổ nhiệm, đặt tên, cảnh cáo, tuyên ngôn…

(3) Cam kết (commissive) vào những hành động ràng buộc người nói vào chuỗi hành động nhất định như là bày tỏ mong muốn, giao ước, đảm bảo, thề nguyền, tham dự vào nhóm quy ước…

(4) Ứng xử ( behabitive) là những hành động phản ứng lại với ý kiến, cách ứng xử người nói, thể hiện thái độ với hành động của người nói như xin lỗi, cảm ơn, khen ngợi, phê phán, nguyền rủa, thách thức….

(5) Bày tỏ (expositive) là những hành động để trình bày quan niệm, giải

thích như khẳng định, phủ định, trả lời, nhượng bộ, dẫn ví dụ, báo cáo ý kiến…

Trang 31

Với cách phân loại này của Austin, J Searle cho rằng vẫn còn sự hạnchế bởi nó chồng chéo và không rõ ràng Có những yếu tố không hợp lại xếpcùng trong một lớp hoặc những hành động về bản chất giống nhau xong lạiđược xếp vào các lớp khác nhau.

J.Searle tiến hành phân tích các hành động ngôn từ và dựa trên các biểuthức ngôn hành bởi vì khi xác lập được những tiêu chí thích hợp cho các hànhđộng ngôn từ thì sự chồng chéo, trùng hợp giữa các phạm trù được giải tỏa J.Searle đã liệt kê ra được 12 điểm khác biệt giữa các hành động ngôn từ mà cóthể được dùng để làm tiêu chí phân loại các hành động ngôn từ Ông đã chiacác hành động ngôn từ thành năm loại lớn như sau:

(1) Nhóm biểu kiến (representatives – như các hành động ngôn từ : trình bày, kể, miêu tả, trần thuật, nhận định, xác nhận, quả quyết, phỏng đoán, gợi ý, phủ nhận, tán thành, giả định, tranh cãi, báo cáo…) Đây là hành động miêu tả

các trạng thái hoặc các sự kiện trong thế giới như một sự xác nhận, một sự tườngtrình Hành động nhóm biểu kiến cho thấy cái mà người nói tin tưởng, thể hiện ởnhững câu mà người nói phải chịu trách nhiệm về giá trị chân lí mà mệnh đềđược biểu đạt ở các mức độ khác nhau Đặc trưng của hành động tái hiện này là

từ ngữ khớp với thực tại, người phát ngôn tin vào tình huống

Ví dụ: This is my friend, Bin ( Đây là Bin bạn tôi)

(2) Nhóm cầu khiến (directives – như ra lệnh, thỉnh cầu, yêu cầu, đề nghị, hỏi, cho phép, mời, rủ, nài ép…) Đây là hành động mà khi người nói

phát ngôn ra mong muốn người nghe thực hiện hành động gì đó hay thực hiệnđiều gì đó tức là họ đang thực hiện hành động cầu khiến Đặc trưng của hànhđộng cầu khiến là làm thực tại khớp với từ ngữ, người nói mong muốn tìnhhuống xảy ra

Ví dụ: Stop talking, please (Thôi, dừng nói chuyện nào)

(3) Nhóm ước kết (commissives – như đảm bảo, cam kết, cam đoan, hứa, hẹn, thề, tuyên thệ …) Nhóm hành động ngôn trung kết ước thể hiện

Trang 32

việc người nói cam kết một hành động tương lai nào đó Đặc trưng của hànhđộng này là làm từ ngữ khớp với thực tại, người phát ngôn dự định tình huốngxảy ra.

Ví dụ: I promise to come back soon.( Anh hứa là anh sẽ quay lại sớm thôi)

(4) Nhóm biểu cảm (expressives – như than, khen, ca ngợi, chúc mừng, cảm ơn, xin lỗi, trách, phàn nàn, hoan nghênh…).Đây là hành động mà người

nói thể hiện trạng thái tâm lí, thái độ của mình đối với sự việc/hay sự tìnhtrong nội dung mệnh đề Đặc trưng của hành động biểu cảm là làm từ ngữkhớp với thực tại, người phát ngôn cảm thấy tình huống

Ví dụ: Your song is wonder ful! ( Bài hát của cậu hay quá!)

(5) Nhóm tuyên bố (declaratives – như tuyên bố, khai mạc, tuyên ngôn, cáo buộc, tuyên phạt, buộc tội, từ bỏ, đặt tên, sa thải, …) Đây là hành động

mà người nói thực hiện nhằm làm thay đổi địa vị hoặc điều kiện bên ngoàicủa một đối tượng hoặc hoàn cảnh chỉ bằng cách tạo ra phát ngôn Đặc trưngcủa hành động tuyên bố là từ ngữ làm thay đổi thực tại, người phát ngôn tạo

Nhóm những hành động ngôn trung này là sự đúc kết và khái quát hóa

từ thực tiễn giao tiếp ngôn ngữ hằng ngày Ngược lại từ thực tiễn ngôn ngữtrong giao tiếp hàng ngày lại có thể kiểm nghiệm, làm sáng tỏ và bổ sung cho

lí thuyết ngôn ngữ học

Sở dĩ J.Searle phân loại năm nhóm hành động ngôn từ trên đây là dựatrên ba tiêu chuẩn cơ bản đó là:

Trang 33

(1) Đích ngôn trung (illocutionary goal) là mục đích của hành động ngôn

từ Đích ngôn trung không trùng với lực ngôn trung (hay còn gọi là nghĩa ngôntrung) Lực ngôn trung là tác động của phát ngôn với người nghe hoặc văn bảnviết với người đọc Hai hành động khác nhau tuy có thể có cùng một mục đích

nhưng hiệu lực của hai hành động lại khác nhau“ Ra lệnh” và “Thỉnh cầu” có

cùng một mục đích là điều khiển người nghe nhưng với hiệu lực của hành động

“ Ra lệnh” là bắt buộc người nghe phải thực hiện còn với với hiệu lực của hành động “Thỉnh cầu” lại là kêu gọi thiện chí của người nghe.

(2) Hướng khớp ghép giữa từ ngữ và thực tại: Đây là mối quan hệ giữa

từ ngữ và thực tại mà hành động đề ra Hướng khớp ghép được xây dựng theo

cả hai chiều là từ từ ngữ đến thực tại và từ thực tại đến từ ngữ

Trong hành động ngôn từ thuộc nhóm “cầu khiến” hướng khớp ghép là từ từngữ đến thực tại, nghĩa là lời có trước, hành động sau đó thực hiện sao chophù hợp với lời nói

(3) Trạng thái tâm lí được thể hiện: Trạng thái tâm lí ở hành động “cầukhiến” là mong muốn người nghe thực hiện hành động, ở hành động“ biểukiến” là lòng tin vào mệnh đề được nói ra của người nói, ở hành động “ kếtước”là ý định thực hiện hành động của người nói và trạng thái tâm lí được thểhiện ở hành động “biểu cảm” lại phụ thuộc vào mục đích của hành động ngôn

từ đó

J.Searle tóm tắt năm chức năng của các hành động ngôn từ với những đặc trưng như sau:

Đối với nhóm hành động ngôn từ (1) Biểu kiến: Người nói tin vào tình

huống, làm từ ngữ khớp với thực tại

Đối với nhóm hành động ngôn từ (2) Cầu khiến: Người nói mong muốn

thực hiện tình huống, làm thực tại khớp với từ ngữ

Đối với nhóm hành động ngôn từ (3) Ước kết: Người nói định tình

huống, làm thực tại khớp với từ ngữ

Trang 34

Đối với nhóm hành động ngôn từ (4) Biểu cảm: không có hướng khớp

ghép, trạng thái tâm lí phụ thuộc vào mục đích của hành động ngôn từ

Đối với nhóm hành động ngôn từ (5) Tuyên bố: Người nói gây ra tình

huống, có hai hướng khớp ghép: làm từ ngữ thay đổi thực tại và làm từ ngữkhớp với thực tại

1.3.1.2 Lực ngôn trung (Illocutionary force)

Nói là là một loại hành động Nhưng có nhiều nghĩa khác biệt nhau củađộng từ ‘nói’, theo thuật ngữ chuyên môn “nói” là “thực hiện một hành độngngôn tạo” và liên quan đến 3 loại hành vi khác nhau đó là hành động tạo ramột phát ngôn thành phẩm; hành động cấu tạo nên một câu; hành động ngữcảnh hoá câu được tạo ra Hành động ngôn từ là hành động mà đích của hànhđộng nằm trong việc tạo ra phát ngôn, như viết hoặc nói ra phát ngôn đó Đíchcủa hành động ngôn từ thì được gọi là đích ngôn trung Nếu đích này đượcthỏa mãn thì ta có lực ngôn trung Như vậy lực ngôn trung hay còn gọi là hiệulực tại lời chính là đích của hành động ngôn trung được thỏa mãn Câu trả lờicủa người nghe là dấu hiệu nhận diện lực ngôn trung

Một phát ngôn không chỉ có một đích ngôn trung mà phát ngôn ấythường có một số đích Các hành động ngôn từ được thực hiện với đúng vớiđích ngôn trung, đúng điều kiện sử dụng của hành động đó tức là phát ngôn

ấy hướng tới đích ngôn trung trực tiếp Trong hành động hỏi thì đích của hànhđộng ngôn trung là tìm kiếm thông tin chưa biết cần biết trong câu trả lời,

Trang 35

đích ngôn trung chính là thông tin phát ngôn trả lời Trong giao tiếp thực tế,người nói có thể dùng hành động ngôn từ này với đích ngôn trung của hànhđộng ngôn từ khác.Chẳng hạn hành động hỏi sử dụng câu nghi vấn là hànhđộng hỏi trực tiếp, hành động hỏi sử dụng câu trần thuật hay câu mệnh lệnh làhành động hỏi gián tiếp.

1.3.1.3 Phương tiện chỉ ra lực ngôn trung

Khi người nói phát ngôn cho người nghe ở một ngữ cảnh nhất địnhchúng ta có một hành động ngôn từ Mỗi hành động ngôn từ có một lực ngôntrung nhất định do người nói tạo ra và tác động tới người nghe Theo J Austin(1969) có hai loại động từ đó là động từ xác thực và động từ ngôn hành.Tương ứng với hai loại động từ này là hai loại phát ngôn: Phát ngôn tườngthuật và phát ngôn ngôn hành Phát ngôn ngôn hành là một hành động ngôn từnào đó được thực hiện một cách trực tiếp Đây là những phát ngôn có hiệu lựctại lời nhất định

Mỗi phát ngôn ngôn hành tương ứng với một kiểu cấu trúc chúng ta gọi

đó là một biểu thức ngôn hành (performative expression ) Trong một biểu

thức ngôn hành có thể có đặc điểm cấu trúc của phát ngôn, có từ ngữ đặc thù,

có ngữ điệu làm dấu hiệu ngôn hành

Theo J.Austin (1969), phát ngôn ngôn hành được chia ra làm hai loại là

phát ngôn ngôn hành tường minh (explicit perfomative utterance) và phát ngôn ngôn hành ngầm ẩn (implicit perfomative utterance) Sở dĩ chúng ta gọi

là phát ngôn ngôn hành tường minh vì trong phát ngôn này có chứa các động

từ ngôn hành là các dấu hiệu biểu thị như hứa, mời, phê bình, v.v với đúng

hiệu lực tại lời của hành động ngôn từ ấy, còn nếu trong các phát ngôn khôngchứa các động từ ngôn hành, chúng ta gọi các phát ngôn ấy là các phát ngônngôn hành ngầm ẩn.[22, tr 244]

Vậy động từ ngôn hành (perfomative verb) là gì? Động từ ngôn hành là

những động từ nói năng, chúng là những phương tiện chỉ dẫn lực tại lời Đây là

Trang 36

những động từ mà khi phát ngôn người nói thực hiện ngay hành động ngôn trung(hay còn gọi là hành động tại lời) mà chúng biểu thị Đỗ Hữu Châu cho rằng:

“Động từ ngữ vi (hay còn gọi là động từ ngôn hành) là những động từ mà khiphát âm ra cùng với biểu thức ngữ vi (biểu thức ngôn hành) (có khi không cầnbiểu thức ngữ vi đi kèm) là người thực hiện luôn cái hành vi ở lời do chúng biểu

thị” [3, tr 97] Ví dụ khi ta nói ra lời cảm ơn tức là hành động cảm ơn đã được thực hiện Chúng ta chỉ có thể thực hiện hành động cảm ơn khi mà phát âm ra vị

từ cảm ơn mà không thực hiện bằng bất kì cách nào khác Có thể kể ra một số các vị từ ngôn hành như: cảm ơn, xin lỗi, mời, gọi tên, ra lệnh, khuyên, tuyên bố, xin, thề, đánh cuộc, cá ( cược),v.v Có rất nhiều các động từ ngôn hành cũng

như những kiểu hành động ngôn trung mà chúng ta không thể kể hết ra đây bởinếu dùng động từ ngôn hành cũng như những kiểu hành động ngôn trung như sựkhái quát ngôn ngữ học sẽ rất nhiều, không liệt kê hết được và một số động từngôn hành có thể miêu tả hành động ngôn trung nhưng lại không sử dụng làm

động từ ngôn hành Chúng ta thường không hay sử dụng những câu“ tôi nịnh em” hay “tôi mắng em” là câu ngôn hành mặc dù trong các câu này có chứa động từ nói năng là “ nịnh”, “ hứa” Chúng ta có thể miêu tả những hành động như “đe dọa”, “dọa nạt”, “dọa dẫm” nhưng lại không dùng những động từ “đe dọa, dọa nạt, dọa dẫm” này để làm các động từ ngôn hành Mỗi câu phát ra đều

có lực ngôn trung nhưng không phải câu nào cũng sử dụng động từ ngôn hành.Trong ngữ cảnh nhất định nào đó câu có chứa động từ ngôn hành nhưng lạikhông phải là câu ngôn hành

Trang 37

từ ngôn hành ở ngôi thứ hai, động từ ngôn hành luôn ở thì hiện tại, không có

các từ tình thái “đã, sẽ, đang, vẫn ” chỉ thời, thể.

1.3.2 Hành động ngôn từ trực tiếp và hành động ngôn từ gián tiếp

Mỗi hành động ngôn từ có cùng một hiệu lực tại lời có thể được phátngôn dưới các hình thức khác nhau Căn cứ vào mức độ chân thực thể hiệnhành động ngôn trung và mức suy luận của người nhận trong ngữ cảnh thực tế

mà chúng ta có thể phân loại các hành động ngôn từ thành hai loại: Hànhđộng ngôn từ trực tiếp và hành động ngôn từ gián tiếp

1.3.2.1 Hành động ngôn từ trực tiếp

Hành động ngôn từ trực tiếp là những hành động ngôn từ được sử dụngđúng với điều kiện sử dụng, đúng với đích ngôn trung của chúng như hànhđộng hỏi dùng đúng với chức năng hỏi, hành động khen dùng đúng với chứcnăng khen, hành động yêu cầu dùng đúng với chức năng yêu cầu mệnhlệnh….( theo Austin 1962).Chẳng hạn:

Tôi hỏi em mấy giờ em đi Hà Nội? (Hành động hỏi)(a)

Các hành động ngôn từ (a) và (b) là những hành động ngôn từ trực tiếp.Đây là những hành động ngôn từ được sử dụng đúng với mục đích và trực tiếpđạt được hiệu lực ngôn trung Như vậy, hình thức phát ngôn thống nhất vớichức năng của chúng

1.3.2.2 Hành động ngôn từ gián tiếp

Hành động ngôn từ gián tiếp là hành động không được sử dụng đúngvới đích ngôn trung của chúng, nghĩa là hình thức của phát ngôn không thốngnhất với chức năng của chúng Chẳng hạn hình thức là câu hỏi nhưng đượcdùng để thực hiện hành động khác (như hành động chào (c) hay hành độngchê trách (d) ở ví dụ dưới đây một cách gián tiếp) hoặc hình thức là một câutrần thuật nhưng lại dùng để thực hiện hành động hỏi như ở ví dụ (e):

Trang 38

Bác ăn cơm chưa ạ? (c) (dùng câu hỏi để chào khi gặp mặt)

Em đi một mình như thế chẳng rủ anh thì có vui không? (d) ( dùng câuhỏi để trách)

Tôi muốn biết tại sao An không tới lớp hôm nay (e) ( dùng câu trần

phân loại

1.3.3.2 Định nghĩa hành động hỏi trực tiếp

Những hành động ngôn từ thực hiện các chức năng của chúng một cáchtrực tiếp và theo nghĩa đen được gọi là những hành động ngôn từ trực tiếp.Tức là cái chức năng mà câu thực hiện trong diễn ngôn là từ nghĩa đen của nó.Các hành động ngôn từ trực tiếp có thể được thực hiện theo hai cách:

1) Bằng cách tạo ra một phát ngôn theo nghĩa đen, trực tiếp;

2) Bằng cách sử dụng một động từ ngôn hành gọi tên hành động ngôn

từ đó

(Theo Nguyễn Thiện Giáp [22, tr 250] )

Ví dụ:

Will you come back home after work? (Bạn sẽ về nhà sau giờ làm chứ?)

Em hỏi anh làm xong việc chưa?

Như vậy hành động hỏi trực tiếp là hành động được thực hiện bằng câu nghi vấn mang biểu thức hỏi nhằm tìm kiếm thông tin chưa biết cần biết

(Theo Nguyễn Thiện Giáp [22, tr 250] )

Trang 39

1.3.3.3 Định nghĩa hành động hỏi gián tiếp

Hành động hỏi gián tiếp là hành động hỏi sử dụng kiểu câu không có hình thức của câu nghi vấn và được nhận diện bằng mục đích của người nói Như vậy

hành động hỏi gián tiếp là hành động được thực hiện bằng câu trần thuật vàcâu mệnh lệnh với mục đích hỏi nhằm tìm kiếm thông tin trả lời mà người nói

sự cho phép, sự cấm đoán, sự cần thiết, tính khả hữu, khả năng Đặc trưng chungnhất của khái niệm này là xoay quanh mối quan hệ giữa người nói, người nghe

và nội dung miêu tả trong câu, trong thực tế Nếu trong logic học, tình thái thểhiện thông qua những khái niệm chỉ khả năng và về tính tất yếu và hiện thực, thìtrong ngôn ngữ học, tình thái được thể hiện qua hai phạm trù cơ bản là tình thái

nhận thức( epistemic modality) và tình thái đạo nghĩa ( deontic modality).

1.3.4.1 Tình thái trong ngôn ngữ

Ch.Bally đã phân biệt trong mệnh đề một phần là ngôn liệu (dictum) là

tập hợp gồm vị ngữ logic và các tham tố của nó và một phần gọi là tình thái (

modus) biểu thị thái độ của người nói Tình thái không những là linh hồn của

câu, của văn bản mà còn là của cả hoạt động giao tiếp Hai loại tình thái cơbản trong ngôn ngữ là tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa

Trang 40

Khái niệm "tình thái" (modality) trong câu không phải là mới trong

ngôn ngữ học Nó được hiểu không giống nhau ở các khuynh hướng ngôn ngữhọc khác nhau Trước hết, cần phân biệt tình thái trong ngôn ngữ học và tìnhthái trong logic học

Đối với loại tình thái trong logic học, đối tượng quan tâm lại là tình tháikhách quan, là chân trị của mệnh đề, là tính hiện thực, tính tất yếu và tính khảnăng Chính vì vậy tình thái khách quan (hay tình thái trong logic học) hạnchế ở việc có thật hay không có thật, tất yếu hay không tất yếu, có thể có đượchay không thể có được

Tình thái trong ngôn ngữ học là tình thái chủ quan Đây là loại tình tháiquan tâm đến thái độ chủ quan của người nói với nội dung mệnh đề và sự hiểubiết của người nghe đối với những điều được nói ra và tất nhiên tình thái

không thể xa rời ngữ cảnh (context of situation) vì tình thái chỉ nổi bật khi

tương tác qua lại của người nói và người nghe trong một diễn ngôn Nghĩa vụcủa sự cho phép và được phép, của việc trao đổi thông tin thông qua lời tuyên

bố phát ngôn biểu đạt thích hợp về tính ràng buộc đối với sự chân thực củathông tin

Nghiên cứu của J.R Searle (1969) dưới góc độ của lý thuyết hành độngngôn từ đã cung cấp một khung ngữ nghĩa rất hữu ích cho việc bàn luận vềtình thái Lí thuyết hành động ngôn từ đề cập đến mối quan hệ giữa người nói

và nội dung phát ngôn, mà mối quan hệ này chứa đựng nội dung tình thái.Vấn đề tình thái ở đây là tình thái hành động ngôn từ Bằng cách tiếp cận này,vai trò của người nói (với tư cách là chủ thể nhận thức, chủ thể tác động trongquan hệ liên nhân) được đặc biệt nhấn mạnh J.R Searle đã nêu ra năm phạm

trù cơ bản của hành động ngôn trung như sau: tuyên bố (declarative),biểu kiến (representative), biểu cảm ( expressive), cầu

Ngày đăng: 11/05/2020, 20:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Diệp Quang Ban (2000). Ngữ pháp tiếng Việt T.2, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ"pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
2. Đỗ Hữu Châu (chủ biên) (1995), Cao Xuân Hạo (1995). Tiếng Việt lớp 12, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt"lớp 12
Tác giả: Đỗ Hữu Châu (chủ biên) (1995), Cao Xuân Hạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1995
3. Đỗ Hữu Châu ( 1995). Cơ sở ngữ dụng học T.1, NXB ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ"dụng học
Nhà XB: NXB ĐHSP Hà Nội
4. Đỗ Hữu Châu( 1995). Giáo trình giản yếu về ngữ dụng học, NXB Giáo dục, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình giản yếu về ngữ dụng học
Nhà XB: NXB Giáo dục
5. Đỗ Hữu Châu ( 2001). Đại cương ngôn ngữ học T.2, Ngữ dụng học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ"học" T.2, "Ngữ dụng học
Nhà XB: NXB Giáo dục
6. Nguyễn Đức Dân ( 1998) . “Biểu thức ngữ vi”, tạp chí Ngôn ngữ, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biểu thức ngữ vi"”, tạp chí Ngôn ngữ
7. Nguyễn Đức Dân (1998). Ngữ dụng học T.1, NXB Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ dụng học
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội
Năm: 1998
8. Trần Thị Kim Chi (2003). Cách diễn đạt ý nghĩa tình thái của hành động phát ngôn trong truyện ngắn Nam Cao. Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn, trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách diễn đạt ý nghĩa tình thái của hànhđộng phát ngôn trong truyện ngắn Nam Cao
Tác giả: Trần Thị Kim Chi
Năm: 2003
9. Lê Đông (1991) “Ngữ nghĩa-ngữ dụng của các hư từ tiếng Việt: Ý nghĩa đánh giá của hư từ”, tạp chí Ngôn ngữ , số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ nghĩa-ngữ dụng của các hư từ tiếng Việt: Ýnghĩa đánh giá của hư từ”, "tạp chí Ngôn ngữ
10. Lê Đông (1993) “Một vài khía cạnh ngữ dụng học có thể góp phần nghiên cứu xung quanh cấu trúc đề- thuyết”, tạp chí Ngôn ngữ, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một vài khía cạnh ngữ dụng học có thể góp phầnnghiên cứu xung quanh cấu trúc đề- thuyết”, "tạp chí Ngôn ngữ
11. Lê Đông (1994) “Vai trò của tiền giả định trong cấu trúc ngữ nghĩa- ngữ dụng của câu hỏi”, tạp chí Ngôn ngữ, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của tiền giả định trong cấu trúc ngữ nghĩa- ngữ dụng của câu hỏi”, "tạp chí Ngôn ngữ
12. Lê Đông (1996) Ngữ nghĩa-ngữ dụng câu hỏi chính danh, Luận án phó TSKH Ngữ văn, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội,ĐHQGHàNội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ nghĩa-ngữ dụng câu hỏi chính danh
13. Lê Đông - Nguyễn Văn Hiệp (2003) “Khái niệm tình thái trong ngôn ngữ học” tạp chí Ngôn ngữ số 7, 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Khái niệm tình thái trong ngôn ngữ học
14. Đinh Văn Đức( 2001) Ngữ pháp tiếng Việt- Từ loại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ"pháp tiếng Việt- Từ"loại
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
15. Nguyễn Thiện Giáp ( 1998) Cở sở ngôn ngữ học. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cở sở"ngôn ngữ học
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
16. Nguyễn Thiện Giáp ( 1998) Từ vựng học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ"vựng học
Nhà XB: NXB Giáo dục
17. Nguyễn Thiện Giáp (2006). Từ điển khái niệm ngôn ngữ học, 18. Nguyễn Thiện Giáp, chủ biên,(2008) Lược sử Việt ngữ -tập1, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển khái niệm ngôn ngữ học,"18. Nguyễn Thiện Giáp, chủ biên,(2008) "Lược sử Việt ngữ -tập1
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: NXBGiáo dục
Năm: 2006
19. Nguyễn Thiện Giáp (2008) Giáo trình ngôn ngữ học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình ngôn ngữ học
Nhà XB: NXB Đại họcQuốc gia Hà Nội
20. Nguyễn Thiện Giáp (2009) Dụng học Việt ngữ, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dụng học Việt ngữ
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
21. Nguyễn Thiện Giáp ( 2010) 777 khái niệm ngôn ngữ học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 777 khái niệm ngôn ngữ học
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w