1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận đường lối sinh viên đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ đổi mới

25 638 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 151 KB

Nội dung

Đó là tổng thể các giátrị đặc trưng bản chất của văn hóa dân tộc, được hình thành, tồn tại và phát triển suốtquá trình lịch sử lâu dài của đất nước, các giá trị đặc trưng ấy ở "tầng nền"

Trang 1

CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM VỀ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC

1.1 Một số vấn đề chung về bản sắc văn hóa dân tộc

1.1.1 Khái niệm chung về bản sắc văn hóa dân tộc

“Bản sắc văn hóa dân tộc” chưa có một khái niệm chính xác cho tới hiện nay, đã

có biết bao công trình và bút mực nghiên cứu về vấn đề này nhưng vẫn chưa thể trả lời

“Bản sắc văn hóa dân tộc là gì?’

Theo Từ điển tiếng Việt, thuật ngữ "bản sắc" dùng để chỉ tính chất, màu sắcriêng tạo thành phẩm chất đặc biệt của một sự vật tức là nói tới sắc thái, đặc tính, đặcthùriêng của sự vật đó Trong thực tế, khi nói "bản sắc" thường là nói tới cái riêng, cáirất riêng của một sự vật để phân biệt nó với các sự vật khác trong thế giới khách quan

Theo một số tài liệu khác thì"Bản sắc" là từ một ghép có gốc Hán - Việt Theo

đó, "bản" là cái gốc, cái căn bản, cái cốt lõi, cái hạt nhân của một sự vật; "sắc" là sựbiểu hiện cái căn bản, cái cốt lõi, cái hạt nhân đó ra ngoài Cách tiếp cận này thể hiện

rõ mặt bên trong và bên ngoài có mối quan hệ gắn bó, liên kết với nhau Trong đó, mặtbên trong phản ánh tính đồng nhất, bản chất của một lớp đối tượng sự vật nhất định vàmặt bên ngoài phản ánh những dấu hiệu, những sắc thái riêng của sự vật để làm cơ sởphân biệt sự khác nhau giữa sự vật này với sự vật khác

Cùng với thuật ngữ “bản sắc”, “văn hóa” và “dân tộc” cũng là những thuật ngữthường xuyên được nhắc tới cùng nhau Nói đến dân tộc là nói đến văn hoá, bản sắc vănhoá và nói đến văn hoá là nói đến dân tộc, bản sắc dân tộc Có thể hiểu “Văn hóa” là một hệthống các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy trong hoạt động thựctiễn qua quá trình tương tác giữa con người với tự nhiên, xã hội và bản thân Văn hóa là củacon người, do con người sáng tạo và vìlợi ích của con người Như vậy, có thể nói, bản sắcvăn hóa dân tộc là những văn hóa đặc trưng do con người, dân tộc tạo ra, duy trìvà pháttriển nó Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là một khái niệm vô định và mơ hồ, vì

Trang 2

chỉ khi tiếp cận đến bản sắc văn hóa của dân tộc thì ý nghĩa của nó mới được thể hiệnmột cách trọn vẹn.

Nếu tiếp cận văn hóa theo nghĩa rộng nhất, bao gồm toàn bộ những giá trị vậtchất và giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử thìbản sắc văn hoá dân lànhững nét độc đáo rất riêng của dân tộc này so với dân tộc khác Đó là tổng thể các giátrị đặc trưng bản chất của văn hóa dân tộc, được hình thành, tồn tại và phát triển suốtquá trình lịch sử lâu dài của đất nước, các giá trị đặc trưng ấy ở "tầng nền" mang tínhbền vững, trường tồn, trừu tượng và tiềm ẩn Đó có thể là lòng yêu nước, tinh thầnđoàn kết dân tộc, các tập tục, lễ hội, văn hóa dân gian, những món ăn, điệu nhảy,… Xét

về bản chất, bản sắc văn hóa dân tộc đã thể hiện tinh thần, linh hồn, cốt cách, bản lĩnhcủa một dân tộc

Trong quá trình tồn tại và phát triển, bản sắc văn hoá là yếu tố mang sức mạnhtinh thần dân tộc, giúp dân tộc vượt qua những thử thách của lịch sử, bởi vìbản sắc dântộc là tổng thể những phẩm chất, tính cách, khuynh hướng cơ bản thuộc sức mạnh tiềmtàng và sức sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc đó,giúp cho dân tộc đó giữ vững được tính duy nhất, tính thống nhất, tính nhất quán so vớibản thân mình trong quá trình phát triển

Mặc dùkhông thể tìm kiếm câu trả lời chính xác cho câu hỏi “Bản sắc dân tộc làgì?” nhưng tất cả chúng ta đều nhận ra rằng, bản sắc dân tộc là cả một quá trình dài hìnhthành và phát triển gắn liền với lịch sử của một dân tộc, một quốc gia Đó là linh hồn,đặc trưng, bản ngã riêng của mỗi dân tộc khác biệt hoàn toàn với dân tộc khác Chính vìvậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc đã và đang được nhiều quốc giadân tộc coi trọng và có những giải pháp cụ thể trong quá trình phát triển

1.1.2 Đặc điểm của bản sắc văn hóa dân tộc

Bản sắc văn hóa là thiêng liêng, quý giá, nó tạo nên cái đặc thùcủa một dân tộc

Nó được hình thành trong lịch sử lâu dài của một dân tộc, được đúc kết từ kinh nghiệm sống, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, gắn bó máu thịt với con người

Trang 3

Nó tồn tại tự nhiên không thể ép buộc nhưng đòi hỏi phải biết giữ gìn, bảo lưu Nó

có thể được biểu hiện ra bề ngoài nhưng cũng có thể ẩn sâu trong tâm hồn conngười

1.1.3 Phương thức biểu hiện của bản sắc văn hóa dân tộc

Bản sắc Việt Nam được xây dựng trên sự truyền thống và sáng tạo Theo dòngchảy lịch sử, với một bản lĩnh văn hóa vững vàng và tài hoa sáng tạo linh hoạt, bản sắcvăn hóa dân tộc ngày càng thêm sâu sắc, giàu có, không hề có những dấu hiệu lai căng.Bản sắc văn hóa theo một cách thật tự nhiên, đã đi sâu vào nhận thức của con người,tạo nên bước đệm văn hóa, làm định hướng cho tư tưởng, tiếp nhận của con người.Những biểu hiện của bản sắc văn hóa Việt Nam có thể kể đến là:

a) Ngôn ngữ

Ngôn ngữ vừa là sản phẩn vừa là nhân tố cấu thành nên văn hóa Khi tiếp xúc vớimột nền văn hóa, cái đầu tiên bạn bắt gặp trước hết đó hẳn là lời ăn tiếng nói, chữ viết.Mỗi dân tộc có một dấu ấn ngôn ngữ khác nhau Việt Nam cũng có ngôn ngữ riêng làTiếng Việt Ngoài ra, trên địa bàn Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống,mỗi dẫn tộc lại có một tiếng nói riêng, mang đậm bản sắc văn hóa riêng Tuy nhiênngười Việt trên cơ sở dân số đã chọn tiếng Việt- tiếng nói và chữ Viết của người Kinh(người Việt) là tiếng nói chung Thông qua ngôn ngữ (lời nói, chữ viết), nhiều nét bảnsắc văn hóa với các giá trị đặc trưng của văn hóa tộc người được bộc lộ, được bảo tồn

và phát huy trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên- xã hội và gữa conngười với nhau

b) Tập quán- Tín ngưỡng- Nghi lễ

Mỗi dân tộc, mỗi tộc người thường có các hệ thống tập quán, tín ngưỡng, nghi lễ củariêng mình Mức độ và trình độ nhận thức để cấu thành nên thành tổ văn hóa này gắn bóchặt chẽ với truyền thống và văn hóa của chính dân tộc đó Thông thường sẽ nhận

Trang 4

thấy một số loại sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng- nghi lễ bộc lộ đặc trưng khác nhau giữa các tộc người, dân tộc thiểu số:

- Tập quán- tín ngưỡng thờ vật tổ, sùng bái tự nhiên

- Nghi lễ vòng đời người từ trước khi sinh đến sau khi mất đi

- Các đồ vật dùng trong nghi lễ và các hình thức tế lễ

c) Luật tục, phong tục

Là thiết chế văn hóa vô hình, là luật pháp riêng của cộng đồng nhằm thiết lập vàđược mọi thành viên tuân theo Ở mỗi dân tộc, mỗi tộc người các điều luật tục, phongtục cũng khác nhau, thể hiện quan niệm, quan điểm của người dân trước việc quy địnhcác sự việc, hiện tượng điều khiển các hành vi, hành động của từng cá nhân phục vụmục đích bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ và ổn định, phát triển đời sống xã hội vàgiữ gìn an ninh trật tự

Thông qua luật tục, phong tục, ta thấy bản sắc của từng văn hóa dân tộc trong quátrình giáo dục nhân cách , đạo đức của con người theo những chuẩn mực văn hóa nhấtđịnh do cộng đồng quy định

d) Lễ hội

Là trung tâm sinh hoạt văn hóa mang tính tổng hợp nhất và là nơi bộc lộ rõ nhấtnhững bản sắc văn hóa của một cộng đồng nhất định Quy tụ tại đây mọi loại hình tínngưỡng, mọi sắc thái trang phục, sinh hoạt dân ca, trò chơi dân gian và các hình tháinghi lễ của tộc người, của dân tộc Lễ hội là nơi bảo lưu rõ nét nhất cho bản sắc vănhóa một dân tộc, một cộng đồng người trong một không gian văn hóa nhất định

e) Trang phục- Trang sức

Trang phục là nơi thể hiện ý thức thẩm mỹ, nhu cầu thẩm mỹ và là nơi gửi gắm những nhận thức về thế giới tự nhiên và xã hội cũng như môi trường sống nói chung

Trang 5

thông qua các biểu tượng hoa văn, màu sắc, hình ảnh được thêu trên áo, quần và các đồtrang sức khác nhau.

Nhìn vào trang phục và các trang sức, ta có thể dễ dàng nhận ra bản sắc văn hóa của một tộc người, một dân tộc

f) Trò chơi dân gian

Trò chơi dân gian trong cuộc sống, trong các dịp lễ Tết, lễ hội của các dân tộccũng thể hiện những bản sắc văn hóa riêng, theo quan niệm và sáng tạo của người dân,đáp ứng như cầu giải trí, giáo dục thể chất và truyền dạy các tri thức về tự nhiên, xã hộihay gửi nhắm những lời khuyên răn về nhân cách, đạo đức của thế hệ trước đối với thế

hệ sau

g) Nhà cửa- Kiến trúc

Ngôi nhà chính là tấm gương phản chiếu truyền thống văn hóa của một tộc người,một dân tộc Sự hiện diện của các kiến trúc và hình thức thức kiến trúc từ một ngôi nhà cụthể không chỉ là nơi nghỉ ngơi, sinh hoạt mà còn thể hiện tín ngưỡng, tập tục, những nhậnthức về cách ứng xử với môi trường tự nhiên về quan niệm và tín ngưỡng tôn giáo

h) Sinh hoạt văn hóa nghệ thuật trình diễn

Mỗi dân tộc đều sáng tạo cho mình những thể loại dân ca với các làn điệu độc đáotạo nên bản sắc riêng, phản ánh tâm tư, tình cảm và đời sống sinh hoạt văn hóa cộng đồng.Các hình thức nghệ thuật cổ truyền, thể hiện các thủ pháp nghệ thuật đa dạng, phong phú,

in đậm lối tư duy, khiếu thẩm mỹ của từng dân tộc Các hệ thống nhạc cụ được người dânsáng tạo từ nguyên vật liệu của vùng đất mình cư trú, góp phần tạo ra diện mạo của nghệthuật âm thanh và nghệ thuật trình diễn mang bản sắc độc đáo, đại diện cho bản làng,vùng, miền, tạo ra những truyền thống âm nhạc dân tộc quý báu

Trang 6

1.2 Tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Namtrong thờ

kỳ đổi mới

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích củacuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, phápluật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày

về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá” Người đã khẳng định: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề cùng phải chú ý đến và phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xãhội, văn hóa” Vì vậy việc giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc la vô cung quan trọng

là cơ sở để liên kết xã hội và liên kết các thế hệ, tạo nên sức sống bất diệt của dân tộc Việt Nam

Bảo vệ di sản văn hóa dân tộc là bảo vệ tài nguyên quý giá của quốc gia: Trongthời đại toàn cầu hóa hiện nay, chúng ta cần tiếp tục kế thừa và phát huy tính cách đó

để bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Nhưng bảo vệ không

có nghĩa là “khư khư giữ bằng được” những cái đã có, mà phải biến những giá trị đó thành một trong những tài nguyên, một trong những lợi thế cạnh tranh của nước ta trong hội nhập quốc tế Vìtài nguyên thiên nhiên chỉ là hữu hạn, khai thác mãi sẽ đến lúc cạn kiệt Nhưng di sản văn hóa dân tộc càng khai thác thìcàng phát triển, vì đó là một thứ tài nguyên tái tạo vô tận Vấn đề là ở chỗ phải có tri thức hiểu biết, có sự linh hoạt sáng tạo phùhợp với thực tiễn mới có thể biến di sản văn hóa thành tài nguyên, thành sức mạnh nội sinh và động lực phát triển cho đất nước Do đó, có thể nói rằng, bảo vệ di sản văn hóa dân tộc cũng là một cách hữu hiệu để bảo vệ tài nguyên quý giá của quốc gia

Phát triển đang là vấn đề ưu tiên hàng đầu của quốc gia Chuyển sang nền kinh

tế thị trường, văn hóa là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm; kích thích sáng tạo, năng động Nhưng trong môi trường đó văn hóa cung có thể nhiễm phải những căn bệnh của kinh tế thị trường: chủ nghĩa cá nhân phát

Trang 7

triển, sùng bái đồng tiền, thực dụng… Không ít văn hóa bị lôi kéo vào xu hướng thương mại Vìvậy việc giữ gìn bản sắc dân tộc là vô cùng quan trọng UNESCO đã cảnh báo cho cả thế giới, hễ ở đâu phát triển kinh tế mà không quan tâm tới yếu tố văn hóa thìở đó phát triển không bền vững và những hệ lụy đặt ra cho xã hội lớn hơn nhiều

so với kinh tế Điều này được cảnh báo từ lâu nhưng hình như để vượt qua điều này không dễ dàng, nhất là những nước đang phát triển, bản sắc văn hóa dân tộc rất dễ bị tổn thương Ta hội nhập, tiếp thu những cái mới, cái hay một cách có lựa chọn Chúng

ta khước từ, chống lại sự di nhập của văn hóa làm hạ thấp giá trị đạo đức Chúng ta luôn có trách nhiệm bổ sung, bổ sung những tinh hoa nhân loại để bản sắc văn hóa Việt Nam giàu đẹp Làm được như vậy, văn hóa luôn là động lực của sự phát triển là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa đất nước ta tiến nhanh tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh

Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, truyền thống yêu nước và đại đoàn kết dântộc đóng vai trò nền tảng và là động lực để chúng ta xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Vìvậy, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa tiêu biểu, truyền thống lịch sử tốt đẹpcủa dân tộc, bổ sung vào đó những nội dung mới, đáp ứng yêu cầu phát triển của đấtnước vìmục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là yêucầu hàng đầu đối với việc xây dựng nền văn hóa hiện nay Nếu trước đây dân tộc tatừng có cả nghìn năm bị cưỡng bức văn hóa thì ngày nay chuyện đó sẽ khó có thể xảy

ra Nhưng trong quá trình giao lưu văn hóa hiện nay, sự xâm nhập, thẩm thấu các giátrị văn hóa ngoại lai vào nước ta diễn ra thông qua nhiều hình thức, con đường rất tinh

vi, nên chúng ta rất cần có những giải pháp phùhợp để phòng ngừa những tác hại, hệlụy của những luồng văn hóa lai căng, xấu độc Muốn giữ được gốc gác cội nguồn dântộc và bản sắc văn hóa Việt Nam, ngoài trách nhiệm của ngành văn hóa và nhữngngười làm công tác văn hóa, đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực của các cấp, cácngành và cả cộng đồng, xã hội Vì văn hóa gắn liền với mỗi con người, mỗi cộng đồngdân tộc, mỗi địa phương và gắn liền với các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, do đó,

Trang 8

cả hệ thống chính trị phải cùng nêu cao trách nhiệm trong việc tham gia giữ gìn, bảotồn và phát huy các di sản văn hóa của dân tộc.

Lịch sử cho thấy, sức mạnh nội sinh là văn hóa yêu nước, đó là sức mạnh trực tiếp, góp phần giữ nước, giải phóng và thống nhất đất nước Điều quan tâm hiện nay làphải chú trọng xây dựng nhân cách con người Việt Nam, trong đó, nội hàm quan trọngnhất là ý thức bảo vệ Tổ quốc, tình yêu Tổ quốc, năng lực bảo vệ Tổ quốc Chúng ta phải giữ cho được bản sắc truyền thống, căn cước văn hóa Việt Nam để tự tin hội nhậpquốc tế

Trang 9

CHƯƠNG II: VẤN ĐỀ VỀ GIỮ GÌN VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC DÂN TỘC VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ DỔI MỚI

2.1 Chủ trương và quan điểm của Đảng và Nhà nước trong công cuộc giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc trong thời kì đổi mới.

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của con người và xãhội loài người Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, định hướng cho sự phát triểnbền vững của xã hội Văn hóa thấm sâu vào các lĩnh vực của đời sống xã hội và mọihành vi của con người, điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của con người Văn hoá ViệtNam là thành quả gắn liền với quá trình lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường và giữnước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thụ tinh hoa củanhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện mình Văn hoá Việt Nam đãhun đúc nên tâm hồn, khíphách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang củadân tộc Bản sắc văn hoá Việt Nam là tố chất được hợp luyện cùng chiều với lịch sửđấu tranh dựng nước và giữ nước Tuy nhiên, bản sắc văn hoá không phải là một hằng

số, là những giá trị bất biến, mà có những giá trị mới được hình thành, bồi tụ trongtừng giai đoạn kế tiếp nhau Trong suốt chặng đường hơn 83 năm lãnh đạo nhân dântiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹxâm lược, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cũng như trong sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay, Đảng ta luôn nhận thức đúng đắn về vịtrí, vai trò của văn hóa và thường xuyên quan tâm lãnh đạo, phát huy sức mạnh văn hóađối với sự phát triển bền vững của đất nước

Chủ trương:

Ý thức sâu sắc về sức mạnh văn hóa đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc thoátkhỏi ách áp bức thống trị của thực dân Pháp xâm lược, ngay từ tháng 2 năm 1943, Đảng ta đã ban hành “Đề cương văn hóa Việt Nam" Đây là bản Cương lĩnh văn hoá đầu tiên của Đảng ta, đặt nền tảng lý luận cho sự nghiệp xây dựng nền văn hóa khángchiến, kiến quốc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và soi đường cho sựphát triển nền văn hóa Việt Nam trong suốt hơn 70 năm qua

Trang 10

Trong hơn 20 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng đã lãnh đạo đội ngũvăn nghệ sĩ, trí thức quán triệt sâu sắc nguyên tắc tính dân tộc, tính đại chúng, tính khoa học của Đề cương Văn hóa Việt Nam; kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc qua mấy nghìn năm dựng và giữ nước, đồng thời tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại, sáng tạo ra những tác phẩm văn hóa nghệ thuật kiệt xuất, phục vụ kịp thời cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Sức mạnhnội sinh của văn hóa đã được phát huy mạnh mẽ, tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc, trở thành niềm cổ vũ, động viên to lớn đối với quân và dân hai miền Nam - Bắc; nâng cao tinh thần yêu nước, thôi thúc mạnh mẽ phong trào thi đua giữa tiền tuyến và hậu

phương, quyết tâm thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc

Sau chiến thắng vĩ đại Mùa xuân năm 1975, cả nước bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV của Đảng đã tiếp tục khẳng định: Tiếnhành đồng thời ba cuộc cách mạng, trong đó tập trung tiến hành cuộc cách mạng xã hộichủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa nhằm xây dựng nền văn hóa mới và con người mới xã hội chủ nghĩa phát triển toàn diện và thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, phải có những con người mới xã hội chủ nghĩa”

Trong giai đoạn hiện nay, Đảng, Nhà nước ta đang tiến tới xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập thế giới Chúng ta đang sống trong một thế giới hiện đại, biến chuyển nhanh chóng, đang diễn ra quá trình toàn cầu hoá, sự hội nhập khu vực và thế giới với một tốc độ rất nhanh, từ đó nẩy sinh nhu cầu mở rộng giao lưu các nền văn hoá Trong khi chú trọng giữ gìn, phát huy các truyền thống văn hoá tinh thần tốt đẹp, văn hoá Việt Nam từng bước mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thụ những tinh hoa thế giới và thời đại Nền văn hoá của chúng ta sẽ đa dạng hơn, phong phú hơn, tiên tiến hơn nhờ hấp thụ được những yếu tố lành mạnh của thời đại Chính vìthế, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) đã đề ra nghị quyết về xây dựng vàphát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Sau đó các Đại hội

Trang 11

IX, X, XI đều thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng trong nhì nhận, đánh giá, chỉđạo xây dựng và phát triển văn hoá gắn chặt với chiến lược xây dựng đất nước trongthời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Đại hội X của Đảng chỉ rõ: “Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo ra chất lượng mới của cuộc sống, xây dựng và hoàn thiện giá trị nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá”

Đại hội Đảng lần thứ XI nêu: “Phát triển văn hoá, xã hội hài hoà với phát triểnkinh tế, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển là thể hiện rõ nhất tính ưu việt của chế độ ta Tăng đầu tư của Nhà nước, đồng thời tăng cường huy động các nguồn lực xã hội cho phát triển văn hoá, xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, kế thừa, phát huy

những truyền thống văn hoá tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, vừa tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại để văn hoá thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội”.Quan điểm:

Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất đa dạng, thấm nhuần sau sắc tinh thần nhân văn, dân chủ tiến bộ; làm cho văn hoá gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành sức mạnhnội sinh quan trọng của phát triển, là một trong những định hướng lớn trong phát triểnkinh tế xã hội của đất nước

Trên tinh thần đó, nhiệm vụ chăm lo phát triển văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay cần tập trung vào 4 nội dung sau:

Một là, củng cố và tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, đa

dạng; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội…; triển khai cuộc vận động xây dựng gia đình Việt Nam góp phần giữ gìn và phát

Trang 12

triển những giá trị truyền thống của văn hóa, con người Việt Nam, nuôi dưỡng giáo dụcthế hệ trẻ.

Hai là, phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật; bảo tồn, phát huy giá trị các di

sản văn hóa truyền thống, cách mạng Theo đó, tiếp tục phát triển nền văn học, nghệthuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giàu chất nhân văn, dân chủ, vươnlên hiện đại, phản ánh chân thật, sâu sắc đời sống, lịch sử dân tộc và công cuộc đổi mớiđất nước; cổ vũ, khẳng định cái đúng, cái đẹp, đồng thời lên án cái xấu, cái ác Xâydựng và thực hiện các chính sách, chế độ đào tạo, bồi dưỡng, chăm lo đời sống vậtchất, tinh thần, tạo điều kiện để đội ngũ những người hoạt động văn hóa, văn học, nghệthuật sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật

Ba là, chú trọng phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức và

phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vìlợi ích của nhân dân và đất nước Tập trung đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ hoạt động báo chí, xuất bản vững vàng về chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ và có năng lực đáp ứng tốt yêu cầu của thời kỳ mới

Bốn là, đổi mới, tăng cường việc giới thiệu, truyền bá văn hóa, văn học, nghệ

thuật, đất nước, con người Việt Nam với thế giới Xây dựng một số trung tâm văn hóaViệt Nam ở nước ngoài và trung tâm dịch thuật, quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài Tiếp thu những kinh nghiệm tốt về phát triển văn hóa của các nước, giới thiệu các tác phẩm văn học, nghệ thuật đặc sắc của nước ngoài với công chúng Việt Nam Ngăn chặn, đẩy lùi, vô hiệu hóa sự xâm nhập và tác hại của các sản phẩm đồi trụy, phản động từ nước ngoài vào nước ta; bồi dưỡng và nâng cao sức đề kháng của công chúng nhất là thế hệ trẻ

Như vậy, đến Đại hội XI, các quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển nềnvăn hóa Việt Nam theo mục tiêu tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc tiếp tục được khẳngđịnh Các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và nhất là ngành văn hóa cần coi trọng, tậptrung chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhằm tiếp tục xây dựng nền tảng tinh thần

Ngày đăng: 05/05/2020, 16:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hương Diệp (18/7/2019), “Giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống, văn hóa tốt đẹp”, Trang thông tin điện tử Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,<http://mattran.org.vn/hoat-dong/gin-giu-va-phat-huy-nhung-gia-tri-van-hoa-dao-duc-tot-dep-27315.html>, truy cập ngày 30/11/2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống, văn hóa tốt đẹp
3. VHVN (28/6/2019), “Tìm hiểu khái niệm về văn hóa và một số khái niệm liên quan”, Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hưng Yên,<http://tuyengiaohungyen.vn/bai-viet/tim-hieu-khai-niem-ve-van-hoa-va-mot-so-khai-niem-lien-quan.aspx>, truy cập ngày 30/11/2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu khái niệm về văn hóa và một số khái niệm liênquan
4. Hoàng Thị Hương (03/06/2019), “Một số vấn đề lý luận về bản sắc văn hóa dân tộc”, Văn Hóa Học, <http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/ly-luan-van-hoa-hoc/llvhh-nhung-van-de-chung/2005-hoang-thi-huong-mot-so-van-de-ly-luan-ve-ban-sac-van-hoa-dan-toc.html>, truy cập ngày 30/11/2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề lý luận về bản sắc văn hóa dân tộc
5. Nguyễn Tú Anh (12/06/2015), “Vai trò của thanh niên với việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong hội nhập quốc tế hiện nay”, Học viện Chính trị,<http://www.hocvienchinhtribqp.edu.vn/index.php/bai-bao-khoa-hoc/vai-tro-cua-thanh-nien-voi-viec-giu-gin-ban-sac-van-hoa-dan-toc-trong-hoi-nhap-quoc-te-hien-nay.html-2551>, truy cập ngày 30/11/2019) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của thanh niên với việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong hội nhập quốc tế hiện nay
6. Đan Anh, Thanh Thủy (16/02/2014), “Vai trò của sinh viên trong giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”, Nhân Dân,<https://nhandan.com.vn/chinhtri/item/22387502-vai-tro-cua-sinh-vien-trong-giu-gin-va-phat-huy-ban-sac-van-hoa-dan-toc.html>, truy cập ngày 30/11/2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của sinh viên trong giữ gìn vàphát huy bản sắc văn hóa dân tộc
7. Nguyễn Văn Mạnh, (16/04/2016), “Vai trò của thanh niên trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc”, “Văn hiến Việt Nam”, <http://vanhien.vn/news/vai-tro-cua-thanh-nien-trong-giu-gin-ban-sac-van-hoa-dan-toc-43150>, truy cập ngày 30/11/2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của thanh niên trong việc giữ gìn bảnsắc văn hóa dân tộc”, “Văn hiến Việt Nam

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w