1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GA Sinh học hay

12 312 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 106,5 KB

Nội dung

Di truyền và biến dị Chương I: các thí nghiệm của menđen I/ Một số thuật ngữ cơ bản: 1. Di truyền học là gì? Di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị. 2. Di truyền là gì? Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ tổ tiên cho các thế hệ con cháu. 3. Biến dị là gì? Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết. 4. Quan hệ giữa di truyền và biến dị ? Biến dị và di truyền là hai hiện tượng tồn tại song song, mang tính mâu thuẫn nhưng thống nhất và gắn liền với quá trình sinh sản. 5. Di truyền học có ý nghĩa như thế nào? Di truyền học có vai trò quan trọng không chỉ về lý thuyết mà còn có giá trị thực tiễn cho Khoa học chọn giống và Y học, đặc biệt là trong Công nghệ sinh học hiện đại. 6. MenĐen là ai? MenĐen ( 1822 – 1884 ) là người đầu tiên áp dụng phương pháp phân tích kết quả các thế hệ lai bằng thống kê toán học, ông đã phát minh các định luật di truyền từ thực nghiệm, đặt nền móng cho di truyền học. 7. Một số khái niệm và kí hiệu cơ bản trong nghiên cứu di truyền: - Tính trạng là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý của một cơ thể. VD: Cây đậu có các tính trạng: thân cao, hạt vàng, chịu hạn tốt. - Cặp tính trạng tương phản: là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng. VD: hạt trơn và hạt nhăn, thân cao và thân thấp. - Nhân tố di truyền ( sau này mới gọi là gen): quy định khả năng biểu hiện của tính trạng. VD: Gen quy định thân cao ở cây đậu. - Kiểu gen: Tập hợp toàn bộ các gen của cá thể. Trong một thí nghiệm thường hiểu là các gen đang xét. - Kiểu hình: Tập hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. Trong một thí nghiệm thường hiểu là các tính trạng dang xét.Gen quy định tính trạng nên kiểu gen quy định kiểu hình. - Giổng (dòng) thuần chủng là giống có đặc tính di truyền thống nhất, các thế hệ sau giống thế hệ trước. - Lai: Cho giao phối giữa các cá thể sinh sản hữu tính ( động vật) hoặc cho thụ phấn chéo giữa hai cá thể thực vật ( một cây cho hạt phấn là cây bố, cây nhận hạt phấn là cây mẹ) - Tự phối hay tự thụ phấn: Tế bào hạt phấn và noãn( tế bào trứng ) có nguồn gốc từ một cá thể: 8. Ở loài người có biểu hiện các cặp tính trạng tương phản hay không? Về phương diện sinh học loài người cũng là một loài như các loài sinh vật khác nên “ loài người “ cũng chịu sự chi phối của quy luật di truyền và biến dị. ở người cúng có các tính trạng tương phản như: da đen – da trắng, tóc quăn- tóc thẳng. 9. Phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen được tiến hành như thế nào? - Cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần nhiều thế hệ liên tiếp ( thường 7-8 thế hệ) để tạo những dòng thuần chủng. - Chọn những cá thể mang cặp tính trạng tương phản làm cặp bố mẹ (P ) trong phép lai. - Theo dõi sự biểu hiện các tính trạng ở đời con, dùng toán thống kê để phân tích tỉ lệ biểu hiện các itnhs trạng ở đời con, từ đó rút ra các định luật di truyền. VD: P: thân cao x thân thấp F1: Tất cả các thế hệ đều thân cao ( 100%) Cho F 1 x F 1 được thế hệ F 2 F 2 : 75% thân cao; 25% thân thấp. 10.Lai phân tích: Là phương pháp lai giữa cơ thể cần xác định kiểu gen là đồng hợp tử trội hay dị hợp tử với cơ thể mang tính trạng lặn tương ứng. - Nếu kết quả ở đời con phân tính thì cơ thể đưa kiểm tra kiểu gen là không thuần chủng( có kiểu gen dị hợp). - Ngược lại, nếu đời con không phân tính thì cơ thể đưa kiểm tra kiểu gen là thuần chủng ( đồng hợp tử trội). 11.Đồng tính: Là hiện tượng con lai F1 đều đồng nhất về một loiaj kiểu hình nào đó. 12.Phân tính: Là hiện tượng con cái sinh ra có cả kiểu hình trội và kiểu hình lặn đối với một hay một số tính trạng nào đó. 13.Trội hoàn toàn: Là hiện tượng khi lai hai cơ thể thuần chủng, khác nhau bởi một cặp tính trạng do một cặp gen chi phối và F1 chỉ biểu hiện một trong hai tính trạng của bố hoặc của mẹ. Tính trạng biểu hiện ở đời con F1 là tính trạng trội, tính trạng chưa được biểu hiện ở đời con F1 là tính trạng lặn. 14.Trội không hoàn toàn: Là hiện tượng khi lai hai cơ thể thuần chủng, khác nhau bởi một cặp tính trạng do một cặp gen chi phối và F1 có kiểu hình trung gian, F2 kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1: 2:1. 15.Di truyền độc lập: là sự di truyền của các tính trạng không phụ thuộc vào nhau. II/ Các định luật di truyền của MenĐen: 1) Lai một cặp tính trạng: a) Định luật đồng tính: - Nội dung định luật đồng tính: Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, thì các cơ thể lai ở thế hệ F 1 đồng loạt xuất hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ. ( Tính trạng xuất hiện ở F1 là tính trạng trội và tính trạng còn lại không được biểu hiện ở F1 là tính lặn.) * Điều kiện nghiệm đúng định luật đồng tính: - Bố mẹ phải thuần chủng về tính trạng được theo dõi. - Tính trội phải là trội hoàn toàn. b) Định luật phân li( phân tính): -Nội dung định luật phân li: Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, thì các cơ thể lai ở F 2 xuất hiện sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn. * Điều kiện nghiệm đúng định luật phân li: - Bố mẹ phải thuần chủng về tính trạng được theo dõi. - Tính trội phải là trội hoàn toàn. - Số cá thể thu được ở thế hệ lai phải đủ lớn. VD: P: Thân cao x thân thấp -> F1 thân cao -> F2 75% thân cao: 25% thân thấp. c) Phép lai phân tích: - Mục đích: Phép lai phân tích được sử dụng nhằm để kiểm tra kiểu gen của một cơ thể mang tính trạng trội là thuần chủng hay không thuần chủng. - Cách làm: Cho cơ thể mang tính trạng trội cần kiểm tra kiểu gen lai với cơ thể mang tính trạng lặn tương ứng. - Nếu kết quả ở đời con phân tính thì cơ thể đưa kiểm tra kiểu gen là không thuần chủng( có kiểu gen dị hợp). SĐL - Ngược lại, nếu đời con không phân tính thì cơ thể đưa kiểm tra kiểu gen là thuần chủng ( đồng hợp tử trội). SĐL d) Hiện tượng tính trội hoàn toàn và hiện tượng tính trội không hoàn toàn: * Hiện tượng tính trội hoàn toàn: - Trong các phép lai một tính mà MenĐen đã thực hiện F1 có kiểu gen dị hợp (Aa) luôn biểu hiện kiểu hình tính trội do gen trội (A) lấn át hoàn toàn gen lặn (a). Ta gọi đây là hiện tượng tính trội hoàn toàn. - SĐL : P -> F2. ( chiều cao thân…) * Hiện tượng tính trội không hoàn toàn:( còn gọi là hiện tượng di truyền trung gian) Bên cạnh đó, ở sinh vật còn có hiện tượng tính trội không hoàn toàn. Đó là hiện tượng di truyền mà gen trội ( A) lấn át không hoàn toàn gen lặn ( a) đẫn đến thể dị hợp (Aa) xuất hiện kiểu hình trung gian giữa tính trội và tính lặn. VD: ở loài hoa phấn, cho lai giữa giống hoa đỏ thuần chủng với giống hoa trắng thuần chủng, thu được F1 đều có hoa màu hồng. Nếu tiếp tục cho F1 lai với nhau, con lai F2 có tỉ lệ kiểu hình xấp xỉ 1 hoa đỏ: 2 hoa hồng: 1 hoa trắng. Viết SĐL minh họa. e) Các sơ đồ lai có thể gặp khi lai một cặp tính trạng theo định luật MenĐen: SĐL 1 : AA x AA SĐL 2 : AA x Aa SĐL 3 : AA x aa SĐL 4 : Aa x Aa SĐL 5 : Aa x aa SĐL 6 : aa x aa ( Viết kết quả ở cả 2 trường hợp trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn) 2) Lai hai cặp tính trạng: * Định luật phân li độc lập: - Nội dung định luật phân li độc lập: Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản thì sự di truyền của các cặp tính trạng phân li độc lập với nhau, tỉ lệ kiểu hình chung của F 2 bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó . * Điều kiện nghiệm đúng định luật phân li độc lập: - Bố mẹ phải thuần chủng về các cặp tính trạng được theo dõi. - Tính trội phải là trội hoàn toàn. - Số cá thể thu được ở thế hệ lai phải đủ lớn. - Các cặp gen quy định các cặp tính trạng được theo dõi phải phân li độc lập ( Điều này cũng có nghĩa các cặp gen quy định các cặp tính trạng phải nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau) - VD: SGK/15. 3) Ý nghĩa của các quy luật di truyền : a) Ý nghĩa của quy luật tính trội và phân tính: * Đối với tiến hóa: Góp phần giải thích nguồn gốc và sự đa dạng của sinh giới trong tự nhiên. * Đối với chọn giống: - Là cơ sở khoa học và là phương pháp tạo ưu thế lai khi dừng lại ở đời lai F1 để lấy sản phẩm. - Giải thích tại sao đối với phương pháp tạo giống bằng lai hữu tính, muốn chọn lọc giống có hiệu quả người ta phải chọn theo dòng, vì ở F2 sẽ xuất hiện hiện tượng phân li tính trạng. b) Ý nghĩa của hiện tượng trội không hoàn toàn: Hiện tượng di truyền trội trung gian là trường hợp phổ biến hơn trường hợp di truyền trội hoàn toàn, điều này phản ánh lên rằng một tính trạng nào đó được xuất hiện là kết quả tác động qua lại giữa kiểu gen với cả môi trường trong và ngoài cơ thể. c) Ý nghĩa của di truyền hiện tượng lai hai cặp tính trạng: - Góp phần giải thích tính nguồn gốc và sự đa dạng của sinh giới trong tự nhiên. Nếu như trong lai một tính, ở F2 tạo ra 3 kiểu gen và 2 kiểu hình thì trong lai 2 tính tạo nên 9 kiểu gen và 4 kiểu hình. - là cơ sở khoa học và là phương pháp tạo ra giống mới trong lai hữu tính. 4) Phương pháp lai được MenĐen sử dụng trong nghiên cứu phát hiện ra định luật tính trội và định luật phân tính: * Phương pháp lai thuận nghịch: - Là phương pháp thay đổi vị trí của bố mẹ trong phép lai, khi thì dùng dạng này làm bố, dạng kia làm mẹ và ngược lại nhằm phát hiện ra vai trò của bố mẹ tác động như thế nào trong di truyền. * Phương pháp lai phân tích: Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trôi cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn tương ứng : - Nếu kết quả phép lai đồng tính mang tính trạng trội thì tính trạng cần xác định kiểu gen là đồng hợp tử trội. - Nếu kết quả phép lai phân tính( vừa có cả tính trạng trội, vừa có cả tính trạng lặn) thì cá thể mang tính trạng trội cần xét có kiểu gen dị hợp tử. Dựa vào phép lai phân tích, MenĐen đã tìm được các cá thể trội thuần chủng dựa vào thí nghiệm và sử dụng phép lai này dể phân tích kết quả lai ở F2 về mặt kiểu gen, để từ đó khẳng định tính thuần khiết của các nhân tố di truyền. 5) Đối tượng nghiên cứu của MenĐen là cây đạu Hà lan vì chúng có 3 đặc điểm chính thuận lợi cơ bản sau: - Thời gian sinh trưởng phát triển ngắn. - Có nhiều tính trạng đối lập nhau và đơn gen. - Có khả năng tự thụ phấn cao độ, do vậy tránh được sự tạp giao trong lai giống, nhờ đó mà đảm bảo được độ thuần nhất của phép lai. Trên cơ sở chọn được đối tượng nghiên cứu, MenĐen đã đề xuất phương pháp phân tích cơ thể lai gồm 4 nội dung cơ bản: - Tạo dòng thuần chủng. - Thay đổi vai trò làm bố, mẹ ( lai thuận nghịch). - Sử dụng phép lai phân tích. - Sử dụng toán học thống kê. Chương II Nhiễm sắc thể I/ NST: 1. Nhiễm sắc thể: Là cấu trúc nằm trong nhân tế bào, có khả năng nhuộm màu đặc trưng bằng thuốc nhuộm kiềm tính. 2.Cặp NST tương đồng: Gồm 2 NST giống nhau về hình dạng, kích thước nhưng có nguồn gốc khác nhau ( 1 có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ) 3. Bộ NST lưỡng bội: chứa các cặp NST tương đồng. ( ký hiệu: 2n NST). 4. Bộ NST đơn bội : chỉ chứa một NST của mỗi cặp NST tương đồng ( ký hiệu: n NST). 5. Tính đặc trưng của NST: - ở mỗi loài sinh vật có một bộ NST đặc trưng về số lượng, hình dạng và cấu trúc NST. 6. Cấu trúc của NST: 1. Cấu tạo NST: - Hình dạng: Hình que, hình hạt, hình chữ V,… - Kích thước: Chiều dài nhiễm sắc thể từ 0,2 - 50 μm, chiều ngang từ 0,2 - 20 μm (ở trạng thái co ngắn cực đại) Ở kỳ giữa: mỗi NST điển hình có 2 sợi crômatit gắn với nhau ở tâm động. Mỗi cromatit gồm: 1 phân tử AND và protein loại histon. * Vai trò của tâm động: + Giúp NST hình thành trạng thái kép. + Là điểm để NST đính và trượt trên sợi TVS trong phân bào. Một số NST còn có thêm eo thứ cấp (liên quan đến quá trình tổng hợp nhân con cho tế bào) 7. Chức năng của NST: NST được xem là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ tế bào do 2 chức năng : a. NST là cấu trúc lưu trữ thông tin di truyền do NST mang gen có bản chất AND. b. NST tham gia truyền đạt thông tin di truyền cho các thế hệ thông qua hoạt động nhân đôi NST. II. Tính đặc trưng và ổn định của bộ NST: 1.Tính đặc trưng của bộ NST: - Bộ NST mỗi loài sinh vật được đặc trưng bởi số lượng, hình dạng và cấu trúc. 2.Tính ổn định của bộ NST: - Ở các loài sinh sản vô tính: Nhờ quá trình nguyên phân. - Ở các loài sinh sản hữu tính: Nhờ sự kết hợp của 3 quá trình: nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. ? Phân biệt NST kép và NST týõng đồng NST kép NST týõng đồng Gồm 2 crômatit giống hệt nhau dính nhau ở tâm động. 2 crômatit có cùng 1 nguồn gốc. - Gồm 2 NST giống nhau về hình thái và kích thýớc, khác nhau về nguồn gốc. - Đýợc tạo từ cõ chế nhân đôi NST ở kỳ trung gian - Đýợc tạo ra từ cõ chế phân li và tổ hợp NST trong giảm phân và thụ tinh; hoặc tạo thành qua quá trình nhân đôi và phân li NST trong nguyên phân. III/ Nguyên phân và hoạt động của nhiễm sắc thể trong nguyên phân: a)Nguyên phân: * Khái niệm: Nguyên phân là hình thức phân bào( phân chia tế bào) xảy ra ở hầu hết các loại tế bào của cơ thể bao gồm: hợp tử, tế bào sinh dưỡng ( còn gọi là tế bào xôma) và tế bào sinh dục sơ khai ( còn gọi là tế bào mầm giao tử). Trong quá trình nguyên phân, cứ mỗi tế bào mẹ có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội ( 2n) trải qua một lần phân bào tạo ra hai tế bào con đều có bộ NST 2n giống hệt nhau và giống như ở tế bào mẹ ban đầu. * ý nghĩa của nguyên phân: - Là phương thức sinh sản của tế bào và lớn lên của cơ thể. - Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào. b) các hoạt động của NST trong nguyên phân: Nguyên phân trải qua một giai đoạn chuẩn bị còn gọi là kỳ trung gian và quá trình phân bào chính thức gồm 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối. Tương ứng với các kì khác nhau, bộ NST trong tế bào có những biến đổi và hoạt động đặc trưng như sau: - Kỳ trung gian: Các NST duỗi xoắn ( tháo xoắn) ở dạng sợi mảnh dài, còn gọi là sợi nhiễm sắc sau đó tiến hành tự nhân dôi: mỗi NST đơn biến thành một NST kép, gồm 2 cromatit giống hệt nhau và dính với nhau ở tâm động. Bộ NST của tế bào lúc này là 2n kép. - Kỳ đầu (kì trước): + Các NST bắt đầu co xoắn( đóng xoắn), dày dần lên. +Thoi phân bào được hình thành nối liền 2 cực tế bào. + Màng nhân và nhân con tiêu biến. Bộ NST của tế bào lúc này là 2n kép. - Kì giữa: Các NST kép đóng xoắn cực đại và dày nhất, có hình thái đặc trưng và tập trung thành một hàng ngang trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. Bộ NST của tế bào lúc này là 2n kép. - Kỳ sau: Các NST kép tách nhau ra ở tâm động, mỗi NST kép hình thành 2 NST đơn trợt trên thoi vô sắc và di chuyển đồng đều về 2 cực tế bào. Bộ NST của tế bào lúc này ( tính cả ở 2 cực) là 4 NST đơn. - Kỳ cuối: Các NST đơn ở mỗi cực tế bào duỗi xoắn dần tạo trở lại dạng sợi mảnh( sợi nhiễm sắc), màng tế bào chất phân chia tế bào mẹ tạo ra 2 tế bào con có bộ NST lưỡng bội 2n . * Kết quả: Từ một tế bào mẹ qua nguyên phân tạo ra 2 tế bào con có bộ NST lưỡng bội 2n giống hệt nhau và giống tế bào mẹ ban đầu. Có thể tóm tắt quá trình nguyên phân theo sơ đồ sau: Nhân đôi NST phân chia NST 2n --------------------> 4n -------------------> 2n IV/ Hoạt động của NST trong giảm phân : a) Khái niệm: Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra vào thời kỳ chín của các tế bào sinh dục. - Trong giảm phân, cứ mỗi tinh bào( hoặc noãn bào) bậc I có bộ NST lưỡng bội (2n) trải qua 2 lần phân bào, tạo bốn tế bào con đều có bộ NST đơn bội (n): + ở cá thể đực, cả bốn tế bào con đều trở thành bốn giao tử đực (n), còn gọi là tinh trùng, đều có khả năng thụ tinh. + ở cá thể cái, trong bốn tế bào con, có một tế bào có kích thước lớn trở thành giao tử cái (n)- ( còn gọi là trứng) có khả năng thụ tinh; còn có ba tế bào con có kích thước nhỏ trở thành ba thể định hướng (n) (hay thể cực), không có khả năng thụ tinh và bị tiêu biến sau đó. b) Các hoạt động của NST trong giảm phân: Trải qua 2 lần phân bào: * ở lần phân bào I: - kì trung gian: các NST nhân đôi tạo các NST kép. Mỗi NST kép gồm có 2 cromatit giống hệt nhau, dính nhau ở tâm động. - kì đầu I: + Các NST kép co xoắn và ngắn dần lại; xảy ra sự tiếp hợp của các NST kép tương đồng . +Thoi phân bào được hình thành nối liền 2 cực tế bào. + Màng nhân và nhân con tiêu biến. - Kỳ giữa I: Các NST kép co xoắn và ngắn cực đại, có dạng đặc trưng và xếp song song thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. - Kì sau I: Mỗi NST kép trong từng cặp tương đồng phân li độc lập và tổ hợp tự do về một cực của tế bào. - kì cuối I: Bộ NST kép đơn bội (n) nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành, màng tế bào chất phân chia tế bào mẹ thành 2 tế bào con có bộ NST đơn bội kép khác nhau về nguồn gốc và chất lượng NST. * ở lần phân bào II: - kì trung gian II : diễn ra rất ngắn, các NSTđơn bội kép không nhân đôi và giữ nguyên trạng thái co xoắn như ở kì cuối I. - kì đầu II: Các NST không nhân đôI và giữ nguyên trạng tháI co xoắn như ở kì cuối I. - Kỳ giữa II: Các NST kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. - Kì sau II: Mỗi NST kép tách tâm động tạo thành 2 NST đơn phân li đều về 2 cực của tế bào. - kì cuối II: Bộ NST đơn bội (n) được hình thành trong các tế bào con, màng tế bào chất phân chia mỗi tế bào thành 2 tế bào con có bộ NST đơn bội (n) * Kết quả : Từ một tế bào mẹ 2n qua giảm phân tạo thành 4 tế bào con có bộ NST đơn bội (n). * ý nghĩa của giảm phân: - Nhờ giảm phân làm cho bộ NST trong giao tử giảm đI một nửa, vì vậy khi thụ tinh sẽ khôI phục lại bộ NST 2n của loài đảm bảo cho sự kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ được ổn định. - Cũng nhờ giảm phân đã tạo nên các loại giao tử đực, giao tử cái có bộ NST khác nhau cả về nguồn gốc và chất lượng NST, đây là cơ sở để tạo ra các biến dị tổ hợp trong thụ tinh. V) Phát sinh giao tử và thụ tinh: a) Sự phát sinh giao tử : Sơ đồ H11/SGK sinh 9 trang 34. b) Khái niệm thụ tinh: Thụ tinh là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cáI cùng loài để tạo thành hợp tử. c) ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh: - Nhờ giảm phân làm cho bộ NST trong giao tử giảm đI một nửa, vì vậy khi thụ tinh sẽ khôI phục lại bộ NST 2n của loài đảm bảo cho sự kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ được ổn định. - Cũng nhờ giảm phân đã tạo nên các loại giao tử đực, giao tử cái có bộ NST khác nhau cả về nguồn gốc và chất lượng NST, sự kết hợp ngẫu nhiên các loại giao tử trong thụ tinh đã tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau. Chính đây là nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện các biến dị tổ hợp phong phú ở những loài sinh sản hữu tính, tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống. Do đó người ta thường dùng phương pháp lai hữu tính để tọa ra nhiều biến dị tổ hợp nhằm phục vụ cho công tác chọn giống. VI/ Cơ chế xác định giới tính: 1) NST giới tính: - Trong tế bào lưỡng bội của loài gồm: + NST thường: tồn tại thành từng cặp tương đồng, giống nhau ở cả 2 giới. + NST giới tính: chỉ gồm 1 cặp có thể: tương đồng gồm 2 NST hình gậy( XX) hoặc không tương đồng một hình gậy một hình móc( XY) - NST giới tính mang gen quy định tính đực, cái; các tính trạng liên quan đến giới tính và không liên quan đến giới tính. - VD: ở người gen NSTY mang gen SRY còn gọi là nhân tố xác định tinh hoàn, NST X mang gen lặn quy định máu khó đông. - Giới tính ở nhiều loài phụ thuộc vào sự có mặt của cặp XX hoặc cặp XY trong tế bào: VD : + ở người, động vật có vú, ruồi giấm, cây gai, câychua me…giống cái XX, đực XY. [...]... và tổ hợp của cặp NST giới tính trong các quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh là cơ chế tế bào học của sự xác định giới tính Sự phân li của cặp NST XY trong phát sinh giao tử tạo ra 2 loại tinh trùng mang NST X và Y có số lượng ngang nhau Qua thụ tinh của loại tinh trùng này với trứng mang NST X tạo ra 2 loại tổ hợp XX và XY với số lượng ngang nhau, do đó tạo ra tỉ lệ đực: cáI xấp xỉ 1:1 ở đa số... hoa đực giảm - Lợn lái cho ăn uống đầy đủ khẩu phần protein và các loại vitamin cần thiết trước khi thụ tinh thì tỉ lệ lợn con cáI nhiều hơn lợn con đực khi lợn náI sinh con - Giới tính của loài còn được hình thành dần trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể => Nắm được cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân hóa giới tính -> Người ta có thể chủ động điều chỉnh tỉ... được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào * MOOCGAN chọn ruồi giấm làm đối tượng nghiên cứu di truyền vì nó: - Dễ nuôi trong ống nghiệm - Đẻ nhiều - Vòng đời ngắn - Có nhiều biện dị dễ quan sát - Số lượng NST ít * Thí nghiệm của Moocgan: SGK/42 * ý nghĩa của di truyền liên kết - Hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp - Đảm bảo sự di truyền bền... trường ngoài có ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính - Nếu cho hoocmôn sing dục tác động vào những giai đoạn sớm trong sự phát triển các thể có thể làm biến đổi giới tính tuy cặp NST giới tính vẫn không thay đổi VD: + Dùng meetyl testosteron tác động vào cá vàng cái có thể làm cá cái biến thành đực - Tác động bằng nhiệt độ đến trứng: ở một loài rùa, nếu trứng được ủ ở nhiệt độ dưới 280C sẽ nở thành con . trình sinh sản. 5. Di truyền học có ý nghĩa như thế nào? Di truyền học có vai trò quan trọng không chỉ về lý thuyết mà còn có giá trị thực tiễn cho Khoa học. mà còn có giá trị thực tiễn cho Khoa học chọn giống và Y học, đặc biệt là trong Công nghệ sinh học hiện đại. 6. MenĐen là ai? MenĐen ( 1822 – 1884 ) là

Ngày đăng: 27/09/2013, 22:10

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w