CHƯƠNG 1: DẠY HỌC ÂM NHẠC THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC ĐỐI VỚI HỌC SINH TIỂU HỌCPhương pháp dạy học tích cực PPDH tích cực là một thuật ngữ rút gọn,được dùng ở nhiều nước để chỉ nhữ
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
BỘ MÔN ÂM NHẠC TIỂU HỌC
CHUYÊN ĐỀ 1: DẠY HỌC ÂM NHẠC THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
CHUYÊN ĐỀ 2: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ PHƯƠNG TIỆN TRONG DẠY HỌC ÂM NHẠC Ở CÁC
TRƯỜNG TIỂU HỌC.
Giảng viên: Đinh Văn Luận
Trần Công Tịnh
Trang 2Pleiku, tháng 7 năm 2018
Trang 3MỤC LỤC
CHUYÊN ĐỀ 1: DẠY HỌC ÂM NHẠC THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH
TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC 1
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: DẠY HỌC ÂM NHẠC THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC ĐỐI VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC 3
1.1 Phương pháp dạy học tích cực là gì? 3
1.1.1 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học: 3
1.1.2 Thế nào là phát huy tính tích cực học tập? 3
1.1.3 Phương pháp dạy học tích cực 4
1.1.4 Mối quan hệ giữa dạy và học, tích cực với dạy học lấy học sinh làm trung tâm 5
1.2 Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực 6
1.2.1 Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh 6
1.2.2 Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học 6
1.2.3 Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác 6
1.2.4 Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò 7
1.3 Một số phương pháp dạy học âm nhạc theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh tiểu học 9
1.3.1 Dạy học âm nhạc theo phương pháp vấn đáp tái hiện 9
1.3.2 Dạy học âm nhạc theo phương pháp vấn đáp giải thích - minh họa 9
1.3.3 Dạy học âm nhạc theo phương pháp hoạt động nhóm 10
1.4 Điều kiện cần để vận dụng phương pháp dạy học âm nhạc phát huy tính tích đối với học sinh tiểu học 11
1.5 Đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh: 12
Chương 2: ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG TIẾT HỌC ÂM NHẠC THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC 14
2.1 Đa dạng các hình thức tổ chức dạy học âm nhạc 14
2.1.1 Tổ chức dạy học của giáo viên 14
2.1.2 Tổ chức linh hoạt các hình thức học tập .16
2.1.3 Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học âm nhạc .16
2.1.4 Phát huy tối đa hiệu quả các phương tiện dạy học 16
2.2 Hoạt động học tập của học sinh 24
KẾT LUẬN 29
CHUYÊN ĐỀ 2: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ PHƯƠNG TIỆN TRONG DẠY HỌC ÂM NHẠC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC 32
PHẦN NỘI DUNG 34
1 Phương tiện dạy học 34
1.1 Vai trò của thiết bị dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học phương tiện dạy học âm nhạc 34
1.2 Tính hiệu quả của việc khai thác sử dụng phương tiện dạy học 34
Trang 41.3 Sử dụng và khai thác phương tiện dạy học hổ trợ giảng dạy và soạn giảng cho
môn Âm nhạc ở trường Tiểu học 35
2 Hướng dẫn sử dụng hiệu quả một số phương tiện hỗ trợ dạy học âm nhạc 36
2.1 Sử dụng CNTT vào hổ trợ giảng dạy môn âm nhạc 36
2.1.1 Phần mềm Powerpoint 36
2.1.2 Chương trình viết nhạc Encore (Soạn nhạc trên máy tính) 36
2.1.3 Phần mềm WaveLab 37
3 Sử dụng đàn Organ trong giảng dạy 38
3.1 Hiệu quả từ việc sử dụng đàn organ trong giảng dạy âm nhạc ở trường Tiểu học 38
3.2 Một số đàn organ có thể sử dụng hỗ trợ trong dạy nhạc, học nhạc 39
3.3 Hướng dẫn cách đệm đàn Organ cơ bản 41
3.3.1 Củng cố một số kiến thức cơ bản 41
3.3.2 Đệm ca khúc dựa trên các hợp âm chính (Hợp âm 3 chính) .43
3.3.3 Khúc dạo (INTRO) – Dạo giữa, Dạo nối – Dạo kết .53
3.3.4 Những nguyên tắc cơ bản để sử dụng được đàn organ và chơi 1 bản nhạc .55
3.3.5 Thực hành và hướng dẫn thực hành .56
PHỤ LỤC 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
Trang 5CHUYÊN ĐỀ 1: DẠY HỌC ÂM NHẠC THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH
TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
Đinh Văn Luận- Giảng viên trường CĐSP Gia Lai
PHẦN MỞ ĐẦUTrong hệ thống giáo dục của nước ta hiện nay, âm nhạc được coi là bộmôn cơ sở đối với tất cả các cấp bậc học như: mầm non, tiểu học, trung học cơ
sở, và tiến tới là THPT Âm nhạc không chỉ góp phần hoàn thiện nhân cách màcòn góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của con người Như nhà lýluận phê bình âm nhạc nổi tiếng người Nga, Xo-khor đã nói: “Âm nhạc là nhàgiáo dục thông mình và tinh tế”
Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật đặc thù, dùng âm thanh để thể hiệntâm tư, tình cảm, thế giới quan của con người… Âm nhạc đưa những con người
xa lạ trên khắp thế giới đến gần với nhau hơn, chia sẻ với nhau mọi điều trongcuộc sống, đem lại cho con người tinh thần lạc quan, yêu đời, bao hàm nhữngtâm tư tình cảm, tình yêu cha mẹ, tình quê hương đất nước, ngợi ca những anhhùng Dân tộc, nói lên những khát vọng tình yêu trong cuộc sống
Hiện nay nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển, đòi hỏi nềngiáo dục phải hướng tới sự phát triển toàn diện về “Đức - Trí - Thể - Mỹ” Đặcbiệt, với lứa tuổi tiểu học, đây chính là những nhân tố mà giáo dục cần phải đầu
tư ngay từ ban đầu Âm nhạc tạo nên thế giới trẻ thơ, giáo dục cho các em về đạođức, nhân cách, thẩm mỹ, khả năng phát triển tư duy một cách toàn diện
Là giảng viên trực tiếp giảng dạy, chúng tôi nhận thấy rằng việc tìm tòi và
áp dụng các phương pháp mới giúp người học tiếp cận dễ hơn với bộ môn âmnhạc là điều hết sức cần thiết Với thời gian ngắn nhưng lượng kiến thức rộngđòi hỏi người giáo viên phải biết sắp xếp thời gian và kiến thức sao cho phù hợp.Bên cạnh đó, trong mỗi tiết dạy giáo viên cần có những ứng dụng mới nhằm đemđến sự mới mẻ đối với môn học, từ đó tránh được sự nhàm chán trong quá trinhhoc tập của các em
Nhận thức được vai trò của bộ môn âm nhạc trong chương trình đào tạo,chúng tôi luôn “lấy người học làm trung tâm” làm chủ đạo để thúc đẩy chấtlượng dạy và học Tuy nhiên, việc chuyển đổi mục tiêu và phương pháp giáo dụctheo hướng phát huy tính tích tích cực, cũng như việc khai thác và sử dụng hiệuquả các phương tiện trong dạy hoc âm nhạc cho đối tượng là hoc sinh tiều học,
Trang 6thông qua tài liệu này những người tiếp thu rất cần đến những sự tìm tòi, nghiêncứu chuyên sâu để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn âmnhạc một cách có hiệu quả nhất nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mà Bộ
GD & ĐT cũng như Sở GD & ĐT đề ra
Trang 7CHƯƠNG 1: DẠY HỌC ÂM NHẠC THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC ĐỐI VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC
Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn,được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theohướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học PPDH tích cựchướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học,nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tậptrung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theophương pháp phát huy tính tích cực của hoc sinh thì giáo viên phải nỗ lực nhiều
so với dạy theo phương pháp thụ động
Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh có nghĩa là phảithay đổi cách dạy và cách học Chuyển cách dạy thụ động, truyền thụ một chiều
“đọc- chép”, giáo viên làm trung tâm sang cách dạy lấy học sinh làm trung tâmhay còn được gọi là dạy và học tích cực Trong cách dạy này học sinh là chủ thểhoạt động, giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương táctích cực giữa người dạy và người học
Mục tiêu:
- Hiểu được bản chất của phương pháp dạy học tích cực
- Nắm được vai trò và nội dung cơ bản của một số phương pháp dạy họctích cực
- Thực hiện được phương pháp dạy học tích cực trong một số bài giảngmôn âm nhạc tiểu học
- Khẳng định sự cần thiết và có ý thức tự giác, sáng tạo áp dụng PPDHtích cực vào môn âm nhạc
1.1 Phương pháp dạy học tích cực là gì?
1.1.1 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học:
"Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủđộng, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học;bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thựctiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh"
Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tậpchủ động, sáng tạo, chống lại thói quen học tập thụ động
Trang 81.1.2 Thế nào là phát huy tính tích cực học tập?
Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người, bởi vì để tồn tại vàphát triển con người luôn phải chủ động, tích cực cải biến môi trường tự nhiên,cải tạo xã hội Vì vậy, hình thành và phát triển tính tích cực xã hội là một trongnhững nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục
Tính tích cực học tập - về thực chất là tính tích cực nhận thức, đặc trưng ởkhát vọng hiểu biết, cố gắng trí lực và có nghị lực cao trong qúa trình chiếm lĩnhtri thức tính tích cực nhận thức trong hoạt động học tập liên quan trước hết
với động cơ học tập Động cơ đúng tạo ra hứng thú Hứng thú là tiền đề của tự
giác Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tạo nên tính tích cực Tính tích cực sản
sinh nếp tư duy độc lập Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo Ngược lại,phong cách học tập tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, bồidưỡng động cơ học tập tính tích cực học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như:hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thíchphát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra; hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giảithích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ; chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng đãhọc để nhận thức vấn đề mới; tập trung chú ý vào vấn đề đang học; kiên trì hoànthành các bài tập, không nản trước những tình huống khó khăn…
Tính tích cực học tập thể hiện qua các cấp độ từ thấp lên cao như:
- Bắt chước: gắng sức làm theo mẫu hành động của thầy, của bạn…
- Tìm tòi: độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm cách giải quyết khácnhau về một số vấn đề…
- Sáng tạo: tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu
1.1.3 Phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn,được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theohướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học
"Tích cực" trong PPDH - tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ
động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái
với tiêu cực
PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhậnthức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người họcchứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên
để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạytheo phương pháp thụ động
Trang 9Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy Cách dạy chỉ đạo cáchhọc, nhưng ngược lại thói quen học tập của trò cũng ảnh hưởng tới cách dạy củathầy Chẳng hạn, có trường hợp học sinh đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt độngnhưng giáo viên chưa đáp ứng được, hoặc có trường hợp giáo viên hăng hái ápdụng PPDH tích cực nhưng không thành công vì học sinh chưa thích ứng, vẫnquen với lối học tập thụ động Vì vậy, giáo viên phải kiên trì dùng cách dạy hoạtđộng để dần dần xây dựng cho học sinh phương pháp học tập chủ động một cáchvừa sức, từ thấp lên cao Trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác
cả của thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thìmới thành công Như vậy, việc dùng thuật ngữ "Dạy và học tích cực" để phânbiệt với "Dạy và học thụ động"
1.1.4 Mối quan hệ giữa dạy và học, tích cực với dạy học lấy học sinh làm trung tâm
Dạy học lấy học sinh làm trung tâm còn có một số thuật ngữ tương đươngnhư: dạy học tập trung vào người học, dạy học căn cứ vào người học, dạy họchướng vào người học… Các thuật ngữ này có chung một nội hàm là nhấn mạnhhoạt động học và vai trò của học sinh trong qúa trình dạy học, khác với cách tiếpcận truyền thống lâu nay là nhấn mạnh hoạt động dạy và vai trò của giáo viên
Lịch sử phát triển giáo dục cho thấy, trong nhà trường một thầy dạy chomột lớp đông học trò, cùng lứa tuổi và trình độ tương đối đồng đều thì giáo viênkhó có điều kiện chăm lo cho từng học sinh nên đã hình thành kiểu dạy "thôngbáo - đồng loạt" Giáo viên quan tâm trước hết đến việc hoàn thành trách nhiệmcủa mình là truyền đạt cho hết nội dung quy định trong chương trình và sáchgiáo khoa, cố gắng làm cho mọi học sinh hiểu và nhớ những điều giáo viêngiảng Cách dạy này đẻ ra cách học tập thụ động, thiên về ghi nhớ, ít chịu suynghĩ, cho nên đã hạn chế chất lượng, hiệu quả dạy và học, không đáp ứng yêucầu phát triển năng động của xã hội hiện đại Để khắc phục tình trạng này, cácnhà sư phạm kêu gọi phải phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, thựchiện "dạy học phân hóa" quan tâm đến nhu cầu, khả năng của mỗi cá nhân họcsinh trong tập thể lớp Phương pháp dạy học tích cực, dạy học lấy học sinh làmtrung tâm ra đời từ bối cảnh đó
Trên thực tế, trong quá trình dạy học người học vừa là đối tượng của hoạtđộng dạy, lại vừa là chủ thể của hoạt động học Thông qua hoạt động học, dưới
sự chỉ đạo của thầy, người học phải tích cực chủ động cải biến chính mình vềkiến thức, kĩ năng, thái độ, hoàn thiện nhân cách, không ai làm thay cho mìnhđược Vì vậy, nếu người học không tự giác chủ động, không chịu học, không cóphương pháp học tốt thì hiệu quả của việc dạy sẽ rất hạn chế
Trang 10Như vậy, khi đã coi trọng vị trí hoạt động và vai trò của người học thì
đương nhiên phải phát huy tính tích cực chủ động của người học Tuy nhiên, dạy
học lấy học sinh làm trung tâm không phải là một phương pháp dạy học cụ thể.
Đó là một tư tưởng, quan điểm giáo dục, một cách tiếp cận quá trình dạy học chiphối tất cả qúa trình dạy học về mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện,
tổ chức, đánh giá… chứ không phải chỉ liên quan đến phương pháp dạy và học
1.2 Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực
1.2.1 Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh
Trong phương pháp dạy học tích cực, người học - đối tượng của hoạt động
"dạy", đồng thời là chủ thể của hoạt động "học" - được cuốn hút vào các hoạtđộng học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phánhững điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đãđược giáo viên sắp đặt Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế,người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ratheo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức kĩ năng mới, vừa nắmđược phương pháp "làm ra" kiến thức, kĩ năng đó, không rập theo những khuônmâu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo
Dạy theo cách này thì giáo viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức màcòn hướng dẫn hành động Chương trình dạy học phải giúp cho từng học sinhbiết hành động và tích cực tham gia các chương trình hành động của cộng đồng
1.2.2 Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho họcsinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mụctiêu dạy học Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh - với sự bùng nổ thôngtin, khoa học, kĩ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão - thì không thể nhồi nhétvào đầu óc học sinh khối lượng kiến thức ngày càng nhiều Phải quan tâm dạycho học sinh phương pháp học ngay từ bậc Tiểu học và càng lên bậc học cao hơncàng phải được chú trọng
Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học Nếu rèn
luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ
tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quảhọc tập sẽ được nhân lên gấp bội Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh mặt hoạt
động học trong qúa trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ
động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trường phổ
thông, không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có sựhướng dẫn của giáo viên
Trang 111.2.3 Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác
Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không thểđồng đều tuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực buộc phải chấp nhận sựphân hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài họcđược thiết kế thành một chuỗi công tác độc lập
Áp dụng phương pháp tích cực ở trình độ càng cao thì sự phân hóa nàycàng lớn Việc sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin trong nhà trường sẽđáp ứng yêu cầu cá thể hóa hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗihọc sinh
Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đềuđược hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân Lớp học là môi trườnggiao tiếp thầy - trò, trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trêncon đường chiếm lĩnh nội dung học tập Thông qua thảo luận, tranh luận trongtập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó ngườihọc nâng mình lên một trình độ mới Bài học vận dụng được vốn hiểu biết vàkinh nghiệm sống của người thầy giáo
Trong nhà trường, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm,
tổ, lớp hoặc trường Được sử dụng phổ biến trong dạy học là hoạt động hợp táctrong nhóm nhỏ 4 đến 6 người Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất
là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuát hiện thực sự nhu cầu phốihợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung Trong hoạt động theonhóm nhỏ sẽ không thể có hiện tượng ỷ lại; tính cách năng lực của mỗi thànhviên được bộc lộ, uốn nắn, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tươngtrợ Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường sẽ làm cho cácthành viên quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội.Trong nền kinh tế thị trường đã xuất hiện nhu cầu hợp tác xuyên quốc gia, liênquốc gia; năng lực hợp tác phải trở thành một mục tiêu giáo dục mà nhà trườngphải chuẩn bị cho học sinh
1.2.4 Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò
Trong dạy học, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhậnđịnh thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điềukiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy
Trước đây giáo viên giữ độc quyền đánh giá học sinh Trong phương pháptích cực, giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá để tựđiều chỉnh cách học Liên quan với điều này, giáo viên cần tạo điều kiện thuậnlợi để học sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau Tự đánh giá đúng và điều chỉnh
Trang 12hoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhàtrường phải trang bị cho học sinh.
Theo hướng phát triển các phương pháp tích cực để đào tạo những conngười năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội, thì việc kiểm tra, đánh giákhông thể dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học màphải khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tìnhhuống thực tế
Với sự trợ giúp của các thiết bị kĩ thuật, kiểm tra đánh giá sẽ không còn làmột công việc nặng nhọc đối với giáo viên, mà lại cho nhiều thông tin kịp thờihơn để linh hoạt điều chỉnh hoạt động dạy, chỉ đạo hoạt động học
Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo viên không cònđóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành
người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để
học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiếnthức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình Trên lớp, học sinh hoạtđộng là chính, giáo viên có vẻ nhàn nhã hơn nhưng trước đó, khi soạn giáo án,giáo viên đã phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều so với kiểu dạy và học thụ
động mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động
viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi
của học sinh Giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ sưphạm lành nghề mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh mànhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của giáo viên
Có thể so sánh đặc trưng của dạy học truyền thống và dạy học mới như sau:
Dạy học truyền thống Các mô hình dạy học mới
Quan niệm
Học là qúa trình tiếp thu và lĩnh hội, qua đó hình thành kiến thức,
kĩ năng, tư tưởng, tình cảm.
Học là qúa trình kiến tạo; học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin,… tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất.
Bản chất Truyền thụ tri thức, truyền thụ và chứng minh chân lí của giáo
viên.
Tổ chức hoạt động nhận thức chohọc sinh Dạy học sinh cách
tìm ra chân lí.
Mục tiêu Chú trọng cung cấp tri thức, kĩ
năng, kĩ xảo Học để đối phó
với thi cử Sau khi thi xong
những điều đã học thường bị bỏ
Chú trọng hình thành các năng lực(sáng tạo, hợp tác,…) dạy phương pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách
Trang 13quên hoặc ít dùng đến.
học Học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và
tương lai Những điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân học sinh
và cho sự phát triển xã hội.
Nội dung Từ sách giáo khoa + giáo viên
Từ nhiều nguồn khác nhau: SGK,
GV, các tài liệu khoa học phù hợp, thí nghiệm, bảng tàng, thực tế…: gắn với:
- Vốn hiểu biết, kinh nghiệm và nhu cầu của HS.
- Tình huống thực tế, bối cảnh và môi trường địa phương
- Những vấn đề học sinh quan tâm.
Phương
pháp Các phương pháp diễn giảng, truyền thụ kiến thức một chiều.
Các phương pháp tìm tòi, điều tra, giải quyết vấn đề; dạy học tương tác.
1.3 Một số phương pháp dạy học âm nhạc theo hướng phát huy tính tích cực họctập của học sinh tiểu học
1.3.1 Dạy học âm nhạc theo phương pháp vấn đáp tái hiện
Đây là phương pháp GV đặt ra câu hỏi yêu cầu HS chỉ cần nhớ lại và táihiện nội dung bài học Đây là dạng vấn đáp ở mức độ bình thường, không đòihỏi HS phải tư duy mà chỉ cần huy động trí nhớ hoặc dựa vào nội dung bài giaiđiệu bài hát bản nhạc
Ví dụ: GV hát một câu hát trong một bài hát nào đó và có thể chó học sinhtái hiện lại bằng giọng của mình…
Trang 14Vấn đáp tái hiện trong dạy học âm nhạc có thể xem là bước đầu khi đi sâutìm hiểu, khám phá bài hát hoặc bài tập đọc nhac Đây còn là cơ sở để giáo viênđặt ra những câu hỏi nêu vấn đề nhằm hướng dẫn, giúp HS tìm hiểu về giai điệucủa bài hát, bản nhạc mà các em sắp được học
1.3.2 Dạy học âm nhạc theo phương pháp vấn đáp giải thích - minh họaNhằm mục đích làm sáng tỏ một vấn đề nào đó, giáo viên lần lượt nêu ranhững câu hỏi kèm theo những ví dụ minh họa để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ,phương pháp này đặc biệt có hiệu quả khi có hỗ trợ của phương tiện nghe nhìn.Đặc biệt trong giảng dạy âm nhạc nếu người giáo viên chỉ giải thích không thìtiết học không thể thể có hiệu quả, chúng ta không thể nói với học sinh rằng bàihát này giai điệu hay thật…hoặc giai điệu đẹp thật …mà thiếu đi việc hát minhhọa cho các em Nên để học sinh nắm bắt được giai điệu bài hat, bản nhạc thìnhất thiết người giáo viên phải hát được bài hát , bản nhạc đó một cách chuẩnxác , thể hiện được cảm xúc vào bài hát, bản nhạc
Vi vậy giải thích – minh họa trong dạy học âm nhạc là phương phápkhông thể thiếu, nó mang lại hiệu quả cao trong quá trinh hoc tập của học sinh.1.3.3 Dạy học âm nhạc theo phương pháp hoạt động nhóm
Dạy học theo nhóm là hình thức giảng dạy đặt học sinh vào môi trườnghọc tập phát huy tính tích cực và sáng tạo, trong đó học sinh được tổ chức thànhnhóm một cách thích hợp Đối với cấp tiểu học, đặc biệt với môn âm nhạc việcrèn cho các em các kỹ năng học hợp tác nhóm là hết sức cần thiết, tạo điều kiện
để các em có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, góp phầnvào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh
Để thực hiện tốt phương pháp này, giáo viên phải lưu ý một số vấn đề cơbản sau đây:
Học hợp tác nhóm là rèn cho học sinh một số kỹ năng:
Biết lắng nghe và trình bày ý kiến một cách rõ ràng
Biết lắng nghe và biết thừa nhận ý kiến của người khác
Biết ngắt lời một cách hợp lí
Biết phản đối một cách lịch sự và đáp lại lời phản đối
Biết thuyết phục người khác và đáp lại sự thuyết phục
Giúp các em tránh đi sự mặc cảm nhất là đối tượng học sinh có khó khăn
về học
Trang 15 Giúp học sinh tránh những từ ngữ dễ gây không vừa lòng nhau Vì thế,trong thảo luận cần tránh những từ ngữ như đúng, sai mà cần thay vào đónhững cụm từ như: thế này sẽ tốt hơn, tìm một giải pháp hợp lý hơn…vv.
Để hình thành kỹ năng học hợp tác nhóm, lúc đầu giáo viên nên bắt đầu từnhóm đôi Khi các em đã có kinh nghiệm, kỹ năng nhất định sẽ tổ chức nhómvới số lượng nhiều hơn
Nếu nhóm trên 5 em , nhiều trẻ sẽ thụ động, hoặc chỉ trao đổi với một hayhai thành viên bên cạnh Học hợp tác nhóm cần tạo điều kiện cho trẻ rèn luyệncác kỹ năng hợp tác và tham gia vào các hoạt động với sự thể hiện vai trò raquyết định và chịu trách nhiệm về các quyết định đó, để cùng hưởng vui , buồnvới kết quả của mình Do vậy trẻ cần có thời gian để thích ứng với các hoạt độngnhóm
- Thời gian để một nhóm gắn kết với nhau là khoảng một học kỳ (vì để lâu
sẽ gây tình trạng trì trệ, thiếu năng động, dựa dẫm vào nhau
- Số lượng các thành viên trong nhóm nên chọn theo các năng lực đa dạng:giỏi, khá, trung bình, yếu và đa dạng về thành phần xuất thân, môi trường sống
Phương pháp hoạt động nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ cácbăn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới Bằngcách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biếtcủa mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì Bài học trởthành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáoviên
1.4 Điều kiện cần để vận dụng phương pháp dạy học âm nhạc phát huy tính tích đối với học sinh tiểu học
- Đối với giáo viên : Cần có đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn
vững vàng, nhiệt tình, năng động trong việc cập nhật kiến thức và phương phápmới, biết ứng xử tinh tế , biết sử dụng các công nghệ tin vào dạy học, biết địnhhướng phát triển của học sinh theo mục tiêu giáo dục nhưng cũng đảm bảo được
sự tự do sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhận thức
- Đối với học sinh : Dưới sự chỉ đạo của thầy giáo , học sinh phải dần dần
có được những phẩm chất và năng lực thích nghi với phương pháp dạy học tíchcực như: giác ngộ mục tiêu học tập, tự giác trong học tập, cố ý thức trách nhiệm
về việc học tập của mình và cũng như mục tiêu chung của lớp , biết tự học vàtranh thủ học ở mọi nơi, mọi lúc, bằng mọi cách, phát triển các cách thưc tư duy,hình tượng, tư duy kĩ thuật…
Trang 16Phải giảm bớt khối lượng kiến thức nhồi nhét, tạo điều kiện cho thầy trò tổchức những hoạt động học tập tích cực; giảm bớt những thông báo buộc học sinhphải ghi nhớ máy móc, tăng cường các bài hát, bài Tập đọc nhạc có nội dungphong phú và gần gủi với cuộc sống, giảm bớt những câu hỏi tái tạo, tăng cườngloại câu hỏi phát triển trí thông minh; giảm bớt những kết luận áp đặt, tăngcường những gợi ý để học sinh tự học hỏi phát triển bài học.
Cơ sở vật chất của nhà trường cũng cần hỗ trợ đắc lực cho việc tổ chức dạyhọc được thay đổi dễ dàng, chú trọng thiết bị thực hành giúp học trò tự tiến hànhcác bài thực hành thử nghiệm Những thiết bị đơn giản có khả năng được giáoviên , học sinh tự làm góp phần làm phong phú thêm thiết bị dạy học của nhàtrường phòng học đa năng và kho chứa thiết bị bên cạnh các phòng học bộ môn
1.5 Đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh:
Đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong qúa trìnhgiáo dục Đánh giá thường nằm ở giai đoạn cuối cùng của một giai đoạn giáo dục
và sẽ trở thành khởi điểm của một giai đoạn giáo dục tiếp theo với yêu cầu caohơn, chất lượng mới hơn trong cả một qúa trình giáo dục
Đánh giá kết quả học tập là qúa trình thu thập và xử lý thông tin về trình
độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh về tác động và nguyênnhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáoviên và nhà trường cho bản thân học sinh để học sinh học tập ngày một tiến bộhơn
Đổi mới phương pháp dạy học được chú trọng để đáp ứng những yêu cầumới của mục tiêu nên việc kiểm tra, đánh giá phải chuyển biến mạnh theo hướngphát triển trí thông minh sáng tạo của học sinh, khuyến khích vận dụng linh hoạtcác kiến thức kĩ năng đã học vào những tình huống thực tế, làm bộc lộ nhữngcảm xúc, thái độ của học sinh trước những vấn đề nóng hổi của đời sống cánhân, gia đình và cộng đồng Chừng nào việc kiểm tra, đánh giá chưa thoát khỏiquỹ đạo học tập thụ động thì chưa thể phát triển dạy và học tích cực
Thống nhất với quan điểm đổi mới đánh giá như trên việc kiểm tra, đánhgiá sẽ hướng vào việc bám sát mục tiêu của từng bài, từng chương và mục tiêu
Trang 17giáo dục của môn học ở từng lớp cấp Các câu hỏi bài tập sẽ đo được mức độthực hiện các mục tiêu được xác định.
- Hướng tới yêu cầu kiểm tra đánh giá công bằng, khách quan kết quả họctập của học sinh, bộ công cụ đánh giá sẽ được bổ sung các hình thức đánh giákhác như đưa thêm dạng câu hỏi, bài tập trắc nghiệm; chú ý hơn tới đánh giá cảqúa trình lĩnh hội tri thức của học sinh, quan tâm tới mức độ hoạt động tích cực,chủ động của học sinh trong từng tiết học, kể cả ở tiết tiếp thu tri thức mới lẫntiết thực hành, thí nghiệm Điều này đòi hỏi giáo viên bộ môn đầu tư nhiều côngsức hơn cũng như công tâm hơn Lãnh đạo nhà trường cần quan tâm và giám sáthoạt động này
- Hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá cũng cần thể hiện sự phân hóa, đảmbảo 70% câu hỏi bài tập đo được mức độ đạt trình độ chuẩn - mặt bằng về nộidung học vấn dành cho mọi học sinh và 30% còn lại phản ánh mức độ nâng cao,dành cho học sinh có năng lực trí tuệ và thực hành cao hơn
Trang 18Chương 2: ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG TIẾT HỌC ÂM NHẠC THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
2.1 Đa dạng các hình thức tổ chức dạy học âm nhạc
Việc xậy dựng tiết học Âm nhạc nhằm phát huy tính tích cực học tập vàsáng tạo cho học sinh thì nhất thiết giáo viên phải tìm tòi và thể hiện sự sáng tạocủa mình trong các hoạt động dạy học
Có hai yếu tố đóng vai trò thiết yếu để phát huy tính tích cực và năng lựcsáng tạo của học sinh, đó là thông qua cách tổ chức dạy học của giáo viên vàhoạt động học tập của học sinh Tuy nhiên hai yếu tố này phải được phối hợpthật gắn bó và nhuần nhuyễn thì tiết học mới thu được kết quả tốt
2.1.1 Tổ chức dạy học của giáo viên
Muốn thiết kế tiết học Âm nhạc độc đáo và sáng tạo để thi giáo viên dạygiỏi hoặc tiết chuyên đề, nhất thiết giáo viên phải tìm tòi và thể hiện sự sáng tạocủa mình trong các hoạt động dạy học Dưới đây là những hoạt động mà giáoviên có thể vận dụng :
+ Sắp xếp vị trí ngồi của học sinh: bàn ghế của học sinh được sắp xếp lại,nhằm hỗ trợ hoạt động học tập của các em Thay cho kiểu truyền thống, giáoviên xếp bàn ghế của học sinh thành các cặp, các nhóm hoặc hình chữ U để tạokhông gian cho các em hoạt động, vui chơi hoặc biểu diễn Xếp theo cách nào sẽphụ thuộc vào nội dung học tập, hoạt động của học sinh và mục tiêu của tiết học
+ Thay đổi cách mở đầu tiết học: học sinh cùng nhau hát một bài đã học làcách thông thường để mở đầu tiết học, tuy nhiên giáo viên có thể cho học sinhnghe một bản nhạc không lời trong khoảng 1-2 phút cũng là cách mở đầu rất hay.Trong hoạt động này, giáo viên nên chọn bản nhạc hay, có nhịp điệu mạnh mẽ,lôi cuốn hoặc chọn bản nhạc có điểm nào đó chung với nội dung tiết học, từ việcnghe nhạc sẽ thuận lợi để dẫn dắt vào bài học
+ Thay đổi môi trường học tập: giáo viên dạy Âm nhạc ở sân trường, phòngthể thao hoặc sân khấu… Học sinh sẽ tích cực và sáng tạo hơn trước thực tiễn vàmôi trường học tập mới
+ Thay đổi trình tự thực hiện các nội dung trong tiết học: Với tiết học có 2-3nội dung, giáo viên có thể thay đổi trình tự các nội dung đó mà vẫn đảm bảo việcdạy đúng, đủ các nội dung và rõ trọng tâm Sự thay đổi này không ảnh hưởng
Trang 19đến hiệu quả học tập của học sinh mà còn làm tiết học trở nên sinh động hơn,hấp dẫn hơn, tránh được kiểu dạy học khuôn mẫu, cứng nhắc
Ví dụ: Tiết 15 (lớp 3)
- Học hát bài: Ngày mùa vui
- Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc
Trang 20- Củng cố.
- Giới thiệu bài hát
- Nghe hát mẫu
- Khởi động giọng
- Tập hát từng câu
- Hát cả bàim kếthợp hoạt động
- Củng cố, kiểm tra
2.1.2 Tổ chức linh hoạt các hình thức học tập.
Giáo viên thay đổi hợp lí các hình thức luyện tập cá nhân, cặp đôi, nhóm,
tổ, học sinh nam, học sinh nữ, phát huy sự tương tác giữa giáo viên và học sinh
Ví dụ thứ nhất, khi dạy hát, thay cho cách truyền thống, giáo viên mời một
số học sinh lên bảng làm nhóm mẫu Giáo viên đàn giai điệu 1, 2 lần để cả lớplắng nghe và hát thầm; giáo viên đệm đàn cho nhóm mẫu hát trước, những emkhác lắng nghe; cuối cùng giáo viên đệm đàn cho tất cả học sinh cùng hát
Ví dụ thứ hai, giáo viên phân công từng nhóm chuẩn bị và trình bày vềmột nội dung của tiết học, như giới thiệu một nhạc cụ, vẽ tranh minh hoạ, sángtác lời hát…
2.1.3 Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học âm nhạc.
Giáo viên cần sử dụng một cách linh hoạt, hiệu quả các phương pháp trựcquan, trò chơi, đóng vai, trình diễn vv để phát huy tính tích cực và sự sáng tạocủa học sinh
Ví dụ, sau khi nghe câu chuyện Khúc nhạc dưới trăng (lớp 5), giáo viên
hướng dẫn các em đóng kịch để thể hiện lại nội dung câu chuyện, một em dẫnchuyện, một em đóng vai nhạc sĩ Bét-tô-ven, một em đóng vai người thợ giày,một em đóng vai cô gái mù…
Khi kể câu chuyện âm nhạc, tới đoạn kết của câu chuyện, giáo viên tạmdừng lại, tổ chức cho các nhóm học sinh thảo luận điều gì sẽ xảy ra hoặc đưa ra3-4 kiểu kết thúc câu chuyện, học sinh sẽ lựa chọn một kiểu kết thúc phù hợp
Đó cũng là cách làm phát huy được trí tưởng tượng và tư duy sáng tạo của họcsinh
Trang 212.1.4 Phát huy tối đa hiệu quả các phương tiện dạy học
Giáo viên thể hiện sự sáng tạo trong việc chuẩn bị đồ dùng dạy học, nhưtranh ảnh minh hoạ, các nhạc cụ gõ, bài tập thực hành, album âm nhạc, tài liệuhọc tập… Có thể dùng các chất liệu như vỏ sò, vỏ ốc, vỏ quả dừa, vỏ lon nướcngọt, chai nhựa để tạo những nhạc cụ gõ trong các tiết học Âm nhạc, học sinhthường tỏ ra thích thú với những nhạc cụ đơn giản như vậy Hơn nữa, mỗi khihọc sinh nhìn thấy những chất liệu đó trong cuộc sống, có thể chúng lại gợi chocác em nhớ đến những nội dung âm nhạc đã học
Một số gợi ý khác về việc sử dụng phương tiện dạy học tạo nên sự độcđáo và hiệu quả khi học sinh học những bài dân ca Tây Nguyên, giáo viênhướng dẫn các em sử dụng các nhạc cụ gõ của Tây Nguyên như cồng chiêng,đàn t’rưng, tre lắc… để biểu diễn bài hát; khi giới thiệu về các loại nhạc cụ, giáoviên (hoặc học sinh) dùng nhạc cụ đó để tạo nên màn trình diễn ấn tượng; sửdụng Internet và công nghệ thông tin để soạn bài và tổ chức các tiết dạy Âmnhạc vv
Ngoài ra, tiết học Âm nhạc có chuẩn bị loa âm thanh và 2-3 chiếc microcũng sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh Khi đó, ngay cả những em hay hátnhỏ cũng dễ dàng làm cho mọi người nghe thấy rõ tiếng hát của mình
+ Sử dụng sáng tạo các bài tập âm nhạc
Tuỳ theo nội dung cụ thể, giáo viên có thể dùng một số bài tập âm nhạcsau đây:
Nghe giai điệu và nhận biết câu hát (hoặc câu nhạc), học sinh nghe giaiđiệu một câu hát và cho biết đó là giai điệu của câu hát nào, rồi trình bày câu hátđó
Nghe tiết tấu nhận biết câu hát, tương tự nghe giai điệu đoán câu hát Nghe một vài nốt nhạc và nhận biết đó là những nốt mở đầu của câu hát(hoặc câu nhạc) nào
Bổ sung những nốt nhạc còn thiếu trong một câu nhạc
Điều chỉnh những nốt nhạc viết sai trong câu nhạc Và nhiều dạng bàitập khác vv
+ Sử dụng linh hoạt cách củng cố kiến thức:
Thay cho việc đặt câu hỏi, giáo viên có thể dùng hình thức trắc nghiệm đểcủng cố kiến thức Một ví dụ về cách giới thiệu nhạc sĩ Phạm Tuyên, Nhạc sĩHoàng Long, Hoàng Lân:
Trang 22Giáo viên chỉ định học sinh đọc phần giới thiệu về Mô-da trong sách giáokhoa; Giáo viên cung cấp thêm thông tin, hình ảnh hoặc kể một vài câu chuyệnngắn về nhạc sĩ; Giáo viên dùng hình thức trắc nghiệm để củng cố kiến thức vàkết hợp cho học sinh nghe tác phẩm của Mô-da bằng cách dùng bảng dữ liệu đểhọc sinh xác nhận thông tin về nhạc sĩ là: Đúng, Sai hoặc Không có thông tinvv
Thông tin về nhạc sĩ Phạm Tuyên Đúng Sai Không có thông tin
Nhạc sĩ Phạm Tuyên sinh năm 1930
Nhạc sĩ Phạm Tuyên quê ở Hải Hưng nay ( Hải
Dương)
Nhạc sĩ Phạm Tuyên sinh sáng tác nhiều ca
khuc cho thiếu niên , nhi đông
Bài hát Như có Bác Hồ trong ngày vui đại
thắng không phải của Phạm Tuyên
Bài hát Chiếc đèn ông sao của nhạc sĩ Phạm
Tuyên
Nhạc sĩ Phạm Tuyên được nhà nước trao tặng
giải thưởng Hồ Chí Minh
Nhạc sĩ Hoàng Long – Hoàng Lân là hai anh
em sinh đôi
Mèo con đi học là của Hoàng Long
Cùng múa hát dưới trăng cảu Nhạc sĩ Hoàng
Lân,
Bài hát Thật là hay không phải của Hoàng Lân
Bài hát Gà gáy của nhạc sĩ Hoàng Long
Trang 23Từ rừng xanh cháu về thăm lăng bác Không
phải của Hoàng Long – Hoàng Lân
Khi học sinh đưa ra câu trả lời chính xác, máy tính sẽ vang lên một câu hátnào dó của bài hát đó của nhạc sĩ vv, đó là cách làm tốt để củng cố kiến thức vànghe nhạc
+ Hướng dẫn học sinh đặt lời mới để củng cố bài hát hoặc bài Tập đọc nhạc
Khi ôn tập bài hát hoặc Tập đọc nhạc, giáo viên đưa ra lời mới do mìnhsáng tác, nhưng trình tự các câu hát đã bị thay đổi, rồi yêu cầu học sinh sắp xếpcác câu hát theo trình tự phù hợp với giai điệu
Lưu ý : phần này nên áp dụng đối vơi hoc sinh lớp 4 hoặc lớp 5 và đối với
những bài có giai điệu đơn giản dễ nhớ Giáo viên cần đư ra những câu hat mẫutrước để học sinh dễ nắm bắt
Hoặc có thể tổ chức trò chơi tìm tên bài hát cụ thể:
Giáo viên hát bằng một nguyên âm,( hoặc đàn) một giai điệu trong các bài hat
mà mình đã ôn tập:
Ví dụ như câu hát “Như keo sơn anh em một nhà“ GV không hát bằng lời
mà hát bằng nguyên âm a hoặc u
Hoặc GV gõ tiết tấu câu đầu tiên của bài hát Lớp chúng minh đoàn kết: và chohọc sinh đọc tên câu hát mà minh biết vv
khi ôn tập bài hát, giáo viên sẽ đệm đàn và yêu cầu học sinh lần lượt trìnhbày bài hát đó ở giọng khác nhau cũng như ở tốc độ khác nhau, học sinh cầnnhận xét được rằng, hát ở giọng nào và tốc độ nào là phù hợp Ví dụ ôn tập
bài Reo vang bình minh (Lưu Hữu Phước): âm nhạc lớp 5
Lần thứ nhất, giáo viên đệm đàn ở giọng Rê trưởng, tốc độ chậm; Lầnthứ hai đệm ở giọng Mi trưởng, tốc độ trung bình; Lần thứ ba đệm ở giọng Phatrưởng, tốc độ nhanh
Kết quả mong muốn: học sinh nhận xét rằng, hát ở lần thứ hai là phù hợp
cả về cao độ và tốc độ
+ Khai thác hiệu quả đồ dùng trực quan tranh ảnh để củng cố bài hát.
Giáo viên đưa ra một số bức tranh minh họa cho bài hát, giáo viên gợi ý
và có thể cho các em chơi trò chơi dưới dạng làm bài tập củng cố cụ thể: Họcsinh cần phải xếp chúng theo trình tự phù hợp với nội dung của bài hát
Trang 24Ví dụ xếp 5 bức ảnh sau cho phù hợp với trình tự nội dung của bài hát
“Em yêu hoà bình” (Nguyễn Đức Toàn):
Lưu ý: (Trước khi cho học sinh thực hiện GV cần hưỡng dẫn khái quat để
học sinh hiểu cách làm)
Hình ảnh dòng sông
Trang 25Hình ảnh bờ tre:
Hình ảnh cánh đồng lúa
Trang 26Hình ảnh đàn cò bay
Hình ảnh mái trường
Trang 27Kết quả nội dung các bức tranh được xếp tương ứng với nội dung bài hát
mà GV yêu cầu làm bài tập dưới dạng trò chơi trên là:
Lời bài hát Em yêu hoà bình Thứ tự phù hợp của 5 bức ảnh
Em yêu hoà bình, yêu đất nước Việt
Nam
Yêu từng gốc đa bờ tre đường làng.
Em yêu xóm nhỏ nơi mà em khôn lớn,
yêu những mái trường rộn rã lời ca.
Em yêu dòng sông hai bên bờ xanh
thắm, dòng nước êm trôi lắng đọng
phù sa Em yêu cánh đồng thơm mùi
hương lúa, giữa đám mây vàng có đàn
cò trắng bay xa.
Ảnh bờ treẢnh mái trườngẢnh dòng sôngẢnh cánh đồng lúaẢnh đàn cò bay
Một cách làm khác là khi dạy bài hát mới hoặc ôn tập bài hát, để giúp họcsinh thuộc lời ca, giáo viên có thể đưa ra một số bức ảnh minh họa, dưới mỗi bức
là một câu hát (trình diễn như đoạn phim với các hình ảnh và lời ca nối tiếp
nhau) Ví dụ dùng những hình ảnh và lời ca dưới đây để củng cố bài Tiếng hát
bạn bè mình (Lê Hoàng Minh):
Trang 28Trong không gian bay bay một hành
tinh thân ái…
Một đàn chim tung cánh đón mây trời hiền lành/
Trang 29Yêu thương nhau bên nhau… Bay lên cao lên cao…
Cho em thơ tương lai ngát xanh
hành tinh này
Nghe xôn xao xôn xao tiếng hát ban bèminh
2.2 Hoạt động học tập của học sinh
Những hoạt động học tập của học sinh và đặc điểm của chúng:
Hoạt động học tập nhằm thu nhận
thông tin
Hoạt động học tập nhằm củng cố thôngtin và phát huy tính tích cực sáng tạo
- Nghe giáo viên giảng bài
- Đọc sách giáo khoa, tài liệu
- Quan sát tranh ảnh, đồ dùng dạy học
- Xem băng đĩa
- Trả lời câu hỏi của giáo viên, của bạnhọc
- Đặt câu hỏi cho giáo viên và bạn học
Trang 30- Tưởng tượng.
Như vậy, để phát huy tính tích cực hoạt động sáng tạo của học sinh, giáoviên cần tổ chức cho các em vừa nắm bắt câu hỏi của giáo viên, vừa tự được đặtcâu hỏi, trả lời, vẽ tranh, làm bài tập, thảo luận, thực hành, hoạt động, trò chơi,…qua đó hình thành nhiều ý tưởng và hoạt động mới mẻ Tuy nhiên, mọi hoạt độnghọc tập của học sinh đều do giáo viên tổ chức, yêu cầu hoặc hướng dẫn thựchiện Với môn Âm nhạc, các hoạt động sau sẽ giúp các em từng bước phát triểnnăng lực sáng tạo
+ Sáng tạo động tác phụ họa cho bài hát:
Giáo viên nên bắt đầu từ việc khuyến khích học sinh thể hiện những độngtác phản ứng tự nhiên khi nghe nhạc (đung đưa, lắc lư, nhún nhảy, gõ nhịp…),tiếp đến là học sinh lựa chọn động tác múa (do giáo viên gợi ý) phù hợp với tínhchất bài hát, cuối cùng là các em tự sáng tạo động tác nhảy múa phụ họa cho bàihát tạo tâm lí thoải mái va các em thích thú hơn trong học tập
- Viết lời mới cho bài hát hoặc bài Tập đọc nhạc:
Đây là hoạt động có thể áp dụng cho học sinh từ lớp 3 trở lên, giáo viênnên bắt đầu hướng dẫn các em (cá nhân, cặp đôi hoặc nhóm nhỏ) tập viết lời chomột câu hát ngắn rồi đến câu hát dài hơn Việc này giáo viên cần hướng dẫn mộtcách kĩ càng từng bước cụ thể:
Giúp học sinh nắm vững giai điệu bản nhạc, hướng dẫn các em chọn chủ
đề, chọn từ có với dấu thanh (huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã, không dấu) phù hợp vớigiai điệu…
Tuỳ thời gian và năng lực của học sinh, giáo viên nên hướng dẫn các emviết lời cho bài dân ca, đồng dao hoặc bài hát nước ngoài Hạn chế viết lời chobài hát thiếu nhi, vì phần âm nhạc và lời ca của chúng đã rất hoà quyện
- “Dàn dựng” và trình diễn bài hát:
Với học sinh từ lớp 4 trở lên, giáo viên nên dành cho các em nhiều sự tự
do hơn khi lựa chọn hình thức trình bày (đơn ca, song ca, tốp ca), lựa chọn cách
Trang 31hát (hát nối tiếp, đối đáp, hát có lĩnh xướng, hát bè, hát đuổi…), lựa chọn cách
gõ đệm và sáng tạo động tác nhảy múa minh họa cho bài hát Bên cạnh đó, cũngnên khuyến khích học sinh thể hiện sự tìm tòi trong cách nhắc lại đoạn nhạc, câunhạc, sáng tạo trong cách mở đầu và kết thúc bài hát
- Hát kết hợp vỗ tay theo cặp đôi:
Hai học sinh đứng đối diện, vừa hát vừa sáng tạo động tác vỗ tay sao chophù hợp với nhịp điệu và nội dung của bài hát Hoạt động này nâng cao sự hợptác và năng lực sáng tạo của học sinh, các em có thể nghĩ ra nhiều cách vỗ tay rấtđộc đáo và hấp dẫn Thậm chí ở mỗi câu hát, các em lại áp dụng từng kiểu vỗ taykhác nhau
Ví dụ về cách vỗ tay theo nhịp với bài Đếm sao, 2 em vừa hát vừa vỗ tay
theo cách sau:
* Câu hát thứ nhất:
- Phách 1 từng em vỗ hai tay vào nhau
- Phách 2, 3 vỗ nhẹ lòng bàn tay của mình vào tay bạn
* Câu hát thứ hai:
- Phách 1 từng em vỗ hai tay vào nhau,
- Phách 2 vỗ nhẹ lòng bàn tay của mình vào tay bạn,
- Phách 3 vỗ nhẹ lưng bàn tay của mình vào tay bạn
* Câu hát thứ ba:
- Phách 1 từng em vỗ hai tay vào nhau
- Phách 2, 3 vỗ nhẹ lòng bàn tay phải của mình vào tay bạn
- Lần tiếp theo, thực hiện với tay trái
* Câu hát thứ tư:
- Phách 1 từng em vỗ hai tay vào nhau
- Phách 2 vỗ nhẹ lòng bàn tay phải của mình vào tay bạn
- Phách 3 vỗ nhẹ lưng bàn tay phải của mình vào tay bạn
- Lần tiếp theo, thực hiện với tay trái
* Diễn đạt nội dung bài hát bằng đoạn văn, bài thơ, câu chuyện hoặc
vở kịch:
Học sinh viết lời của bài hát dưới dạng một đoạn văn, một bài thơ, viết lời
Trang 32Công Sơn), chúng ta có thể yêu cầu học sinh diễn đạt lời bài hát này bằng đoạnvăn, theo hinh thức cá nhân, nhóm hoặc các cặp đôi vv.
Lời bài hát Tiếng ve gọi hè Học sinh viết lời ca dưới dạng đoạn văn
Khắp phố phường tiếng ve kêu hè hè
hè, và trong những tàn lá ve kêu hè hè
hè Chạy theo tiếng ve từng cơn mưa
về, giọt mưa âm vang trên lá tiếng ve
bay dày trong gió, giọt mưa long lanh
trên những cánh hoa phượng thắm
như màu ngọn cờ Em đón mừng tiếng
ve những ngày đầu mùa, và em vẫy
chào tiếng ve sau một mùa hè.
Mùa hè đã về, tiếng ve râm ran trong những tàn lá, suốt con phố dài Những giọt mưa rơi trên sân trường, lẫn vào đó
có cả tiếng ve trong gió Em yêu những giọt mưa đọng trên cánh hoa phượng,
em chờ đón tiếng ve trong mỗi mùa hè.
Giáo viên cần nhắc học sinh lưu ý khi viết lời bài hát dưới dạng đoạn văn,bài thơ: các em cần lựa chọn nội dung hoặc hình ảnh tiêu biểu của bài hát; thểhiện sự sáng tạo trong cách dùng ngôn ngữ; viết ngắn gọn và có cảm xúc
* Vẽ tranh minh họa thông qua cảm nhận nội dung bài hát:
Khi học hát, nghe nhạc hoặc nghe câu chuyện âm nhạc, giáo viên nênđộng viên học sinh vẽ tranh để diễn tả cảm nhận của mình Hoạt động này pháthuy trí tưởng tượng phong phú và năng lực mĩ thuật của các em
Học sinh có nhu cầu vẽ những bức tranh thể hiện sở thích của mình nhưcác nhân vật yêu thích, minh họa câu chuyện cổ tích, các loài vật, cảnh thiênnhiên… Học sinh Tiểu học rất thích vẽ minh họa còn học sinh Trung học cơ sởthường chỉ minh họa những hình ảnh gì cần phải minh họa
Muốn vẽ tranh minh họa, giáo viên cần nhắc học sinh chú ý tới nhữnghình ảnh, tình tiết in đậm nét trong trí tưởng tượng của mình Các em có thể vẽbằng bút chì, bút mực, bằng một hoặc nhiều màu, có thể vẽ phác thảo hoặc vẽchi tiết Với các bức vẽ của học sinh, giáo viên không nên đánh giá về kĩ thuật vẽ
Trang 33mà nên tập trung nhận xét về trí tưởng tượng, sự sáng tạo và cảm xúc của các emvới tác phẩm.
* Xây dựng hình tiết tấu hoặc sáng tác giai điệu:
Nội dung này chỉ áp dụng với học sinh lớp 4, lớp 5 và học sinh Trung học
cơ sở, khi dạy về các loại nhịp, hoặc các kí hiệu âm nhạc, giáo viên yêu cầu các
em làm bài tập xây dựng hình tiết tấu và sáng tác giai điệu Học sinh thực hiệnmột số bài tập có độ khó từ thấp đến cao Ví dụ về một số bài tập
+ Bài tập 1: Dùng 1 nốt trắng, 4 nốt đen, 4 nốt móc đơn để xây dựng hìnhtiết tấu gồm 4 nhịp
Mục tiêu của bài tập để học sinh xây dựng hình tiết tấu dựa vào nhữngnốt nhạc cho trước, giống như ghép vần từ những chữ cái Với những nốt nhạctrên, các em sẽ làm được bài tập với nhiều kết quả khác nhau
+ Bài tập 2: Dùng 1 nốt trắng, 4 nốt đen, 4 nốt móc đơn để viết 4 nhịp, đưatiết tấu này lên không nhạc với cao độ tự chọn
+ Bài tập 3: Viết 4 nhịp với các nốt nhạc tự chọn về cao độ và trường độ.+ Bài tập 4: Viết 8 nhịpvới các nốt nhạc tự chọn về cao độ và trường độ,trong đó sử dụng các kí hiệu: dấu lặng đen, lặng đơn, dấu nối, dấu chấm dôi
Giáo viên nên hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập từ dễ đến khó, để các
em biết cách làm phù hợp với khả năng Nếu có điều kiện, giáo viên đàn nhữnggiai điệu do học sinh sáng tác thậm chí là đựa lời cho nét nhạc đó, các em sẽ thấyhứng thú với bài tập này và có thêm kinh nghiệm để viết giai điệu được hay hơn
* Sáng tác câu chuyện âm nhạc:
- Giáo viên đưa ra các nhân vật, khuyến khích học sinh sáng tạo câuchuyện xung quanh những nhân vật đó Ví dụ, em hãy sáng tác một câu chuyện
âm nhạc dựa vào các nhân vật: một người hát rong, một gia đình giàu có, một em
Để có một tiết dạy nhăm phát huy tối đa tính tích cực hoạt động của học
Trang 34dung và tìm các ý tưởng độc đáo, sáng tạo bên cạnh dố điều quan trọng là phảichuẩn bị phương tiện cho phù hợp với ý tưởng mà mình đã định hướng Khôngthể có một tiết dạy đạt hiệu nếu người giáo viên bỏ đi một trong các bước màchúng tôi đã trình bày trên.