luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
.… ……
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN HƯƠNG THỦY
TRẦN NGỌC TUYẾN
Trang 2
LỜI CẢM ƠN
Với lời biết ơn chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tẩt cả
cá nhân và tổ chức đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành đề tài này.
Lời đầu tiên tôi xin tỏ lòng biết ơn đến toàn thể thầy cô giáo trong và ngoài khoa quản trị kinh doanh đã truyền thụ cho tôi một số kiến thức làm nền tảng cho đề tài này, cũng như làm cơ sở sau này ra trường.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Lê Thị Ngọc Anh, đã hướng dẫn tận tình, đầy trách nhiệm trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Hương Thuỷ, Phòng kinh doanh của Công ty đã tạo điều kiện cho tôi thực tập cuối khoá.
Cuối cùng tôi xin cám ơn đến những người thân của tôi đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài này.
Sinh viên thực hiện Trần Ngọc Tuyến
Trang 3PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 01
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 04
Chương I: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 04
I Phương pháp luận 04
1 Một số vấn đề chung về phân tích hoạt động kinh doanh 04
1.1 Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh 04
1.2 Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh 04
1.3 Đối tượng của phân tích kinh doanh 05
2 Các chỉ tiêu và hệ thống các chỉ tiêu dùng cho phân tích kinh doanh 05
2.1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh 05
2.1.1 Doanh thu 05
2.1.2 Chi phí 06
2.1.3 Lợi nhuận 07
2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh 08
2.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 08
2.2.1.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) 08
2.2.1.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) 08
2.2.1.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 08
2.2.1.4 Vòng quay của tổng tài sản 09
2.2.1.5 Vòng quay của hàng tồn kho 09
2.2.1.6 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh 09
2.2.1.7 Sức sản xuất của một đồng vốn 09
2.2.2 Hiệu quả sử dụng chi phí 09
2.2.2.1 Hiệu suất sử dụng chi phí 09
2.2.2.2 Lợi nhuận trên chi phí 10
2.3 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 10
Trang 42.3.1.1 Vòng luân chuyển các khoản phải thu 10
2.3.1.2 Kỳ thu tiền bình quân 10
2.3.2 Phân tích khả năng thanh toán 10
2.3.2.1 Khả năng thanh toán ngắn hạn 10
2.3.2.2 Khả năng thanh toán dài hạn 11
II Các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh: 12
1.Phương pháp thu thập số liệu 12
2 Phương pháp so sánh 12
Chương II: Một số vấn đề cơ bản về Công ty Cổ phần Hương Thuỷ 13
2.1 Giới thiệu về công ty cổ phần Hương Thuỷ 13
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 13
2.1.2.1 Lịch sử hình thành của công ty 13
2.1.2.2 Quá trình phát triển 14
2.1.3 Chức năng và lĩnh vực hoạt động của công ty 15
2.1.3.1 Chức năng và lĩnh vực hoạt động của công ty 15
2.1.3.3 Mạng lưới kinh doanh của công ty 16
2.2 Khái quát về cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty 16
2.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 16
2.2.2 Chức năng của từng bộ phận 17
2.3 Tình hình nhân sự của công ty 19
Chương III: Phân tích và đánh giá 22
3.1 Phân tích doanh thu 22
3.2 Phân tích chi phí 26
3.3 Phân tích lợi nhuận 28
3.4 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh 30
3.4.1 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 31
3.4.1.1.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) 31
Trang 532
3.4.1.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 33
3.4.2 Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn 33
3.4.3 Hiệu quả sử dụng chi phí 34
3.5 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 35
3.5.1 Phân tích tình hình công nợ của công ty 35
3.5.1.1 Vòng luân chuyển các khoản phải thu 35
3.5.1.2 Kỳ thu tiền bình quân 36
3.5.1.3 Tỷ lệ tự tài trợ và tỷ lệ nợ 36
3.5.2 Khả năng thanh toán 37
Chương IV: Một số biện pháp nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hương Thuỷ 39
4.1 Tăng doanh thu 39
4.2 Tiết kiệm chi phí 39
4.3 Tăng lợi nhuận 40
4.4 Một số giải pháp khác 40
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42
I Kết luận 42
II Kiến nghị 42
1 Đối với cơ quan có thẩm quyền 42
2 Đối với công ty 43
Phụ lục 44
Tài liệu tham khảo 48
Trang 6I Danh sách bảng:
Bảng 1: Nguồn nhân lực của công ty qua 3 năm 2008-8010 20
Bảng 2: Tổng doanh thu Công ty qua 3 năm ( 2008 – 2010) 24
Bảng 3: Tình hình chi phí Công ty qua 3 năm (2008-2010) 25
Bảng 4: Tình hình lợi nhuận Công ty qua 3 năm (2008-2010) 29
Bảng 5: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty qua 3 năm 31
Bảng 6: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh 32
Bảng 7: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 33
Bảng 8: Hiệu quả sử dụng vốn 34
Bảng 9: Hiệu quả sử dụng chi phí 35
Bảng 10: Vòng luân chuyển các khoản phải thu 36
Bảng 11: Kỳ thu tiền bình quân 36
Bảng 12: Tỷ lệ tài trợ và tự tài trợ 37
Bảng 13: Khả năng thanh toán 38
II Danh sách biểu đồ: Biểu đồ 1: Tổng chi phí qua 3 năm 26
Biểu đồ 2:Lợi nhuận tước thuế của Công ty qua 3 năm 30
Trang 7PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực tế trong tình hình hiện nay, sự tồn tại của một doanh nghiệp chịu tác độngcủa rất nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan Muốn doanh nghiệp tồn tại vàphát triển làm ăn có lãi, các nhà doanh nghiệp phải đề ra những chiến lược sản xuấtkinh doanh đúng đắn Nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO
Thương mại được xem là một ngành có đặc thù riêng, sản phẩm của doanhnghiệp không phải tự sản xuất ra mà mua đi bán lại theo yêu cầu, thị hiếu và lượngcung cầu của thị trường Vì vậy, sự sống còn của doanh nghiệp thương mại phụ thuộclớn vào khâu tiêu thụ sản phẩm Có tiêu thụ mới tạo ra doanh thu và đảm bảo cho quátrình kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục và thường xuyên Chính vì vậydoanh nghiệp cần bán sản phẩm gì và bán cho ai
Do đó doanh nghiệp cần biết nhu cầu xã hội, năng lực nội tại của mình, biếtphân tích năng lực của đối thủ cạnh tranh để có thể đề ra chiến lược kinh doanh chophù hợp Doanh nghiệp phải tự ra các quyết định kinh doanh của mình, tự hạch toánlãi lỗ, lãi nhiều hưởng nhiều, lãi ít hưởng ít, không có lãi sẽ đi đến phá sản Lúc nàymục tiêu lợi nhuận trở thành một trong những mục tiêu quan trọng nhất, mang tínhchất sống còn của hoạt động kinh doanh Đồng thời, các doanh nghiệp phải sử dụng cóhiệu quả các nguồn lực về đất đai, lao động, vốn, máy móc,trang thiết bị… Ngoài ra,các doanh nghiệp cũng cần nắm bắt đầy đủ, kịp thời mọi thông tin về tình hình tàichính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị để phục vụ mục tiêu lợinhuận Do vậy, đạt hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là vấn
Trang 8đề được quan tâm của doanh nghiệp và trở thành điều kiện thiết yếu để doanh nghiệp
có thể tồn tại và phát triển
Kể từ sau khi thành lập năm 1992 và được cổ phần hoá năm 2002 Công ty Cổphần Hương thuỷ đã có vị thế trên thị trường địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận Tuynhiên hoạt động kinh doanh của Công ty cũng gặp không ít khó khăn: Giá cả biếnđộng, thị trường khắc khe, xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh cùng ngành,…Vì vậyviệc phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty là một vấn đề tất yếu, nhằmthấy được thực trạng của Công ty, từ đó có thể đưa ra các giải pháp giúp Công ty vượtqua các khó khăn, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
Nhận rõ tầm quan trọng của vấn đề cho nên tôi đã chọn đề tài: “ Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hương Thuỷ ” làm đề tài tốt nghiệp cuối khoá.
- Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua ba năm 2008-2010
- Phân tích các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của công tytrong các mặt: khả năng thanh toán, các tỷ số hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời,…
- Phân tích các yếu tố doanh thu, chi phí sản xuất, giá vốn hàng bán, khối lượngtiêu thụ, thuế,…ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận của công ty qua ba năm 2008-2010
- Đề ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh củacông ty
III Phạm vi nghiên cứu
1 Về mặt không gian
- Đề tài được thực hiện tại công ty Cổ phần Hương Thủy, 103D TrườngChinh,Huế
Trang 92 Thời gian
- Số liệu dùng trong Đề tài được lấy tại Công ty Cổ phần Hương Thủy trongthời gian 3 năm từ 2008-2010
3 Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến việc phân tích hiệu quả hoạt động kinhdoanh
- Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Hương Thủy
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinhdoanh của công ty
IV Phương pháp nghiên cứu
1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp tại công ty bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kếtquả hoạt động kinh doanh từ phòng kế toán, bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ,bảng cơcấu lao động,
2 Phương pháp xử lý số liệu
Đề tài đã sử dụng phương pháp: phương pháp so sánh
- Phương pháp so sánh: đây là phương pháp dùng để xác định xu hướng, mức
độ biến động của chỉ tiêu phân tích qua các năm, đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượngkinh tế đã được lượng hóa có cùng nội dung, tính chất tương tự để xác định xu hướng
và mức độ biến động các chỉ tiêu đó
+ Phương pháp so sánh số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của
kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế Kết quả so sánh biểu hiện kết cấu,mối quan hệ tỷ lệ, tốc độ phát triển, của các hiện tượng nghiên cứu
+ Phương pháp so sánh số tuyệt đối: Là kết quả cảu phép trừ giữa trị số của kỳphân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế Kết quả so sánh biểu hiện khối lượng,quy mô của các hiện tượng kinh tế
Trang 10PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương I
Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
I Phương pháp luận
1 Một số vấn đề chung về phân tích hoạt động kinh doanh
1.1 Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quátrình và kết quả hoạt động kinh doanh; các nguồn tiềm năng cần khai thác ở doanhnghiệp, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.2 Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh là nhằm đánh giá, xem xét việc thực hiện cácchỉ tiêu kinh tế như thế nào, những mục tiêu đặt ra được thực hiện đến đâu, rút ranhững tồn tại, tìm nguyên nhân khách quan, chủ quan và đề ra biện pháp khắc phục đểtận dụng một cách triệt để thế mạnh của doanh nghiệp Điều đó cũng có nghĩa rằngphân tích hoạt động doanh không chỉ là điểm kết thúc một chu trình kinh doanh màcòn là điểm khởi đầu của hoạt động doanh nghiệp Kết quả phân tích của thời kỳ kinhdoanh đã qua và những dự đoán trong phân tích điều kiện kinh doanh sắp tới là nhữngcăn cứ quan trọng để doanh nghiệp có thể định chiến lược phát triển và phương ánkinh doanh hiệu quả
Phân tích hoạt động kinh doanh gắn liền với quá trình hoạt động của doanhnghiệp và có tác dụng giúp doanh nghiệp chỉ đạo mọi mặt hoạt động sản xuất kinhdoanh Thông qua phân tích từng mặt hoạt động của doanh nghiệp như công tác chỉđạo, công tác tài chính…giúp doanh nghiệp điều hành từng mặt hoạt động cụ thể với
sự tham gia cụ thể của từng phòng ban chức năng, từng bộ phận đơn vị trực thuộc củadoanh nghiệp Nó là công cụ quan trọng để liên kết hoạt động của bộ phận này làmcho hoạt động chung của doanh nghiệp được ăn khớp, nhịp nhàng và đạt hiệu quả cao
Trang 111.3 Đối tượng của phân tích kinh doanh
Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh suy đến cùng là kết quả kinhdoanh Nội dung phân tích là quá trình tìm cách lượng hóa những yếu tố đã tác độngđến kết quả kinh doanh Đó là những yếu tố của quá trình cung cấp, sản xuất, tiêu thụ
và mua bán hàng hóa, thuộc các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ
Phân tích hoạt động kinh doanh còn nghiên cứu tình hình sử dụng các nguồn lực:vốn, vật tư, lao động và đất đai; những nhân tố nội tại của doanh nghiệp hoặc kháchquan từ phía thị trường và môi trường kinh doanh, đã trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quảcủa các mặt hoạt động của doanh nghiệp
Phân tích hoạt động kinh doanh đi vào những kết quả đã được, những hoạt độnghiện hành và dựa trên kết quả phân tích đó để ra các chiến lược trong ngắn hạn hoặcxây dựng kế hoạch chiến lược dài hạn
Có thể nói, đối tượng của phân tích là quá trình kinh doanh và kết quả kinhdoanh - tức sự việc đã xảy ra ở quá khứ; phân tích, mà mục đích cuối cùng là đúc kếtchúng thành qui luật để nhận thức hiện tại và nhắm đến tương lai cho tất cả các mặthoạt động của một doanh nghiệp
2 Các chỉ tiêu và hệ thống các chỉ tiêu dùng cho phân tích kinh doanh
2.1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh
2.1.1 Doanh thu
Doanh thu là số tiền mà doanh nghiệp thu được ở từng thời điểm nhất định của
kỳ kinh doanh hay ở cuối kỳ kinh doanh do hoạt động kinh doanh đem lại, tùy vào tínhchất của từng loại doanh nghiệp mà sản phẩm hàng hóa có thể do sản xuất kinh doanhtạo ra hoặc mua của doanh nghiệp khác Kết quả tiêu thụ sản phẩm thể hiện kết quảkinh doanh của doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu doanh thu
Doanh thu của doanh nghiệp được tạo ra từ các bộ phận:
- Doanh thu hoạt động kinh doanh:là toàn bộ tiền bán sản phẩm hàng hoá,cung ứng dịch vụ sau khi trừ đi các khoản chiết khấu thanh toán, giảm giá hàngbán, hàng bán bị trả lại và được khách hàng chấp nhận (không phân biệt đã thu haychưa thu tiền)
Trang 12- Doanh thu từ hoạt động tài chính: là các khoản phải thu từ các hoạt động liêndoanh, liên kết, góp vốn cổ phần, cho thuê tài sản, lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay, thu từhoạt động mua bán chứng khoán…
- Doanh thu khác: là các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyênnhư thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, thu về từ nợ khó đòi, các khoản nợphải trả không xác định chủ…
* Phân tích doanh thu:
Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các nhà quản lýluôn quan tâm đến việc tăng doanh thu, do vậy phân tích tình hình biến động doanhthu sẽ giúp họ có cái nhìn toàn diện về tình hình doanh thu của doanh nghiệp
Khi phân tích doanh thu có thể xem xét ở nhiều gốc độ khác nhau: doanh thutheo từng nhóm mặt hàng, mặt hàng chủ yếu, doanh thu theo các đơn vị, bộ phận trựcthuộc, doanh thu theo thị trường…
Phương pháp phân tích: phương pháp so sánh
2.1.2 Chi phí
Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh vớimong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanhnhất định Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ nhằmđến việc đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp: doanh thu và lợi nhuận Cácloại chi phí như:
+ Giá vốn hàng bán: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp đểhoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định
+ Chi phí bán hàng: Gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sảnphẩm, hàng hóa, dịch vụ, tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bánhàng, tiếp thị, đóng gói sản phẩm, bảo quản, khấu hao TSCĐ, bao bì, chi phí vật liệu,chi phí mua ngoài, chi phí bảo quản, quảng cáo,…
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những chi phí chi ra có liên quan đến việc
tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh Chi phí quản lý gồm nhiềuloại: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, dụng cụ, khấu hao Đây là nhựng
Trang 13khoản chi phí mang tính chất cố định, nên có khoản chi nào tăng lên so với kế hoạch làđiều không bình thường, cần xem xét nguyên nhân cụ thể.
2.1.3 Lợi nhuận
Lợi nhuận là khoản thu nhập thuần tuý của doanh nghiệp sau khi đã khấu trừ mọichi phí Nói cách khác lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu bán hàng sảnphẩm, hàng hoá dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ vốn hàng bán, chi phí hoạt động củacác sản phẩm, hàng hoá dịch vụ đã tiêu thụ và thuế theo quy định của pháp luật
Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng, tổng hợp phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượngkhác, nhằm đánh giá hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất vào hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp
Lợi nhuận là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển Bất kỳ cá nhân hay
tổ chức nào khi tham gia hoạt động kinh tế đều hướng đến mục đích lợi nhuận Cóđược lợi nhuận doanh nghiệp mới chứng tỏ được sự tồn tại của mình Ngoài ra lợinhuận còn là tiền đề cơ bản doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất để trụ vững và pháttriển trong nền kinh tế thị trường
- Lợi nhuận gộp: là lợi nhuận thu được của công ty sau khi lấy tổng doanh thu trừ
đi các khoản giảm trừ như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặcbiệt, thuế xuất khẩu, và trừ giá vốn hàng bán
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được từ hoạt độngkinh doanh thuần của doanh nghiệp Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp trong kì báo cáo Chỉ tiêu này được tính toán dựa trên cơ sởlợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chi phí bán hàng và chiphí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kì báo cáo
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: phản ánh hiệu quả của hoạt động tài chínhcủa doanh nghiệp Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt động tài chínhtrừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động này
Phân tích lợi nhuận là đánh giá tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp, phân tíchnhững nguyên nhân ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến
Trang 14động của lợi nhuận Do đó, làm thế nào để nâng cao hiệu quả lợi nhuận đó là mongmuốn của mọi doanh nghiệp, để từ đó có biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng vànâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp.
2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh
2.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
2.2.1.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (Tỷ suất sinh lời trên doanh thu, Suất sinh lời củadoanh thu, Hệ số lãi ròng) là một tỷ số tài chính dùng để theo dõi tình hình sinh lợi của
công ty cổ phần Nó phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho cổ đông và doanhthu của công ty.
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu = 100% xLợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế)
Doanh thu
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu trong kỳ phân tích thì có baonhiêu đồng về lợi nhuận Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp càng cao
2.2.1.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng tài sản dùng vào việc kinh doanh trong kỳthì tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sảnxuất kinh doanh càng lớn
2.2.1.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:
ROE = (%)
Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, nó phản ánh cứ mộtđồng vốn chủ sở hữu dùng vào việc kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêuđồng về lợi nhuận
Lợi nhuận ròngTổng tài sản
Lợi nhuận ròngVốn chủ sở hữu bình quân
Trang 152.2.1.4 Vòng quay của tổng tài sản
2.2.1.6 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này cho biết vốn kinh doanh của doanh nghiệp sau một kỳ kinh doanhđem lại hiệu quả như thế nào
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh =
2.2.2 Hiệu quả sử dụng chi phí
2.2.2.1 Hiệu suất sử dụng chi phí
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Doanh thu
Hiệu suất sử dụng chi phí =
Tổng chi phí
2.2.2.2 Lợi nhuận trên chi phí
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra để thực hiện quá trình luân chuyểnhàng hóa thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận
Số vòng quay của
tổng tài sản
Doanh thu thuần Tổng tài sản
Vòng quay của
hàng tồn kho
Giá vốn hàng bánHàng tồn kho
Trang 16Lợi nhuận sau thuế Doanh lợi trên chi phí =
Tổng chi phí
2.3 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán
2.3.1 Phân tích tình hình công nợ
2.3.1.1 Vòng luân chuyển các khoản phải thu
Vòng luân chuyển các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phảithu thành tiền mặt của doanh nghiệp, được xác định bằng mối quan hệ tỷ lệ giữa doanhthu bán hàng và số dư bình quân các khoản phải thu
Số vòng quay các khoản phải thu =
Số dư bình quân các khoản phải thu
2.3.1.2 Kỳ thu tiền bình quân
Phản ánh thời gian của một vòng luân chuyển các khoản phải thu, nghĩa là đểthu được các khoản phải thu cần một khoảng thời gian là bao lâu
Các khoản phải thu bình quân
Kỳ thu tiền bình quân =
Doanh thu bình quân một ngày
Trong đó:
Doanh thu hàng năm
Doanh thu bình quân một ngày =
365
2.3.2 Phân tích khả năng thanh toán
2.3.2.1 Khả năng thanh toán ngắn hạn
+ Tỷ lệ thanh toán hiện hành (Th):
Tỷ lệ thanh toán hiện hành thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tài sản lưu động
và các khoản nợ ngắn hạn
Tài sản lưu động
Tỷ số thanh toán hiện thời =
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này là thước đo khả năng có thể trả nợ của doanh nghiệp khi các khoản
nợ đến hạn Nó chỉ ra phạm vi, qui mô mà các yêu cầu của chủ nợ được trang trải bằngnhững tài sản lưu động có thể chuyển đổi thành tiền trong thời kỳ phù hợp với thời hạntrả nợ Nguyên tắc cơ bản cho rằng tỉ số này là 2:1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng
Trang 17thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tình hình tài chính là bình thường Tuy nhiên tỷ sốnày còn tùy thuộc vào loại hình kinh doanh và chu kỳ hoạt động của từng đơn vị Một
tỷ số thanh toán hiện thời quá thấp sẽ trở thành nguyên nhân lo âu bởi vì các vấn đềrắc rối về dòng tiền mặt chắc chắn sẽ xuất hiện Một tỷ số thanh toán hiện thời quá cao
có thể nói rằng doanh nghiệp không quản lý được các tài sản lưu động của mình
+Tỷ lệ thanh toán nhanh (Tn):
Tỷ số này thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tiền mặt và các khoản tương đương tiềnvới các khoản nợ ngắn hạn Được coi là tương đương tiền là những tài sản quay vòngnhanh, có thể chuyển đổi thành tiền mặt như: đầu tư ngắn hạn và các khoản phải thu
Tài sản lưu động – Hàng tồn kho
Tỷ số thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Tỷ số thanh toán nhanh là một tiêu chuẩn khắt khe hơn về khả năng thanh toáncác khoản nợ ngắn hạn so với tỷ số thanh toán hiện thời Nguyên tắc cơ bản đưa ra tỷ
số thanh toán nhanh là 1:1
2.3.2.2 Khả năng thanh toán dài hạn
Trang 18Các chủ nợ thường thích một tỷ số nợ vừa phải, tỷ số nợ càng thấp, món nợ càngđược đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản Ngược lại các chủ sở hữudoanh nghiệp thường muốn có một tỷ số nợ cao vì họ muốn gia tăng lợi nhuận nhanh
vì việc tăng thêm vốn tự có sẽ làm giảm quyền điều khiển hay kiểm soát của doanhnghiệp
Nếu tỷ số nợ quá cao, sẽ có nguy cơ khuyến khích sự vô trách nhiệm của chủ sởhữu doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp thể nhân, họ có thể đưa ra những quyếtđịnh liều lĩnh, có nhiều rủi ro như đầu cơ, kinh doanh trái phép để có thể sinh lợi thậtlớn Nếu có thất bại họ sẽ mất mát rất ít vì sự góp phần của họ quá nhỏ
II Các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh
1 Phương pháp thu thập số liệu
Các số liệu, dữ liệu thu thập trong chuyên đề này chủ yếu là nguồn số liệu thứcấp đã có sẵn như:
- Thu thập số liệu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong
3 năm từ năm 2008 đến năm 2010
- Tham khảo bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả kinh doanh,…củacông ty
2 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là một phương pháp được sử dụng rất rộng rãi trong phântích hoạt động kinh doanh Sử dụng phương pháp so sánh là đối chiếu các chỉ tiêu thuthập được từ tình hình kinh doanh của công ty.Từ đó chúng ta có thể tổng hợp đượcnhững nét chung, tách ra được những nét riêng của đối tượng phân tích, trên cơ sở đóđánh giá được các mặt phát triễn hay còn hạn chế của đối tượng phân tích, từ đó có thể
đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những mặt còn yếu kém hay tiếp tục đẩy mạnhnhững thuận lợi mà đối tượng có được
Chương II Một số vấn đề cơ bản về Công ty Cổ phần Hương Thuỷ
2.1 Giới thiệu về công ty cổ phần Hương Thuỷ
Trang 192.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
2.1.2.1 Lịch sử hình thành của công ty
Trước năm 1992 trên địa bàn Hương Thuỷ có hai công ty làm nhiệm vụ kinhdoanh thương mại, đó là công ty Thương Nghiệp và Công ty Vật Tư Tổng Hợp Haicông ty có nhiều mặt hàng kinh doanh trùng nhau như xăng dầu và các mặt hàng tạphoá khác Điều này làm giảm hiệu quả kinh doanh,do hai công ty cạnh tranh trên cùngmột địa bàn
Để tập trung được vấn đề kinh doanh, tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo kinh doanhtrên một địa bàn vào một đầu mối thống nhất, từ đó mở rộng được mạng lưới kinhdoanh, cạnh tranh có hiệu quả với các thành phần kinh tế khác, ổn định giá cả nhữngmặt hàng thiết yếu, phục vụ tốt nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân trên địabàn, đồng thời theo chủ trương của Nhà nước về việc cắt giảm một số đơn vị làm ănkém hiệu quả, thường vụ Huyện Uỷ và UBND Huyện Hương Thuỷ đã ra quyết địnhxác nhập hai công ty trên thành “công ty thương mại tổng hợp Hương Thuỷ” theoQuyết Định số 189/QĐ – UB ngày 14/08/1992 của UBND huyện Hương Thuỷ
Tháng 11 năm 1994, công ty được UBND tỉnh quyết định thành lập DNNNtheo quyết định số 1701/QĐ-UB của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Đến tháng 09 năm
2002 công ty được cổ phần hoá theo quyết định của UBND tỉnh về việc phê duyêt hồ
sơ xin nhận giao công ty Thương Mại Tổng Hợp Hương Thuỷ cho tập thể người laođộng tại doanh nghiệp số: 2160/QĐ-UB ngày 26/08/2002 và đổi tên thành công ty CổPhần Hương Thuỷ
Đến ngày 22/10/2006 công ty lại được đổi tên một lần nữa theo quyết định củaUBND Tỉnh TT.Huế thành “ Công ty Cổ phần Hương Thủy ” Và được giữ tên nàycho đến nay
Trang 20đó còn có một phần vốn là hàng hoá tồn kho của hai công ty để lại Các ngành hang chủyếu của công ty là: Thực phẩm, vật tư nông nghiệp, vật tư xây dựng, sắt thép.
Đến năm 2001: Qua 5 năm hoạt động, công ty đã cắt giảm những ngành hànglàm ăn kém hiệu quả như thực phẩm, để tập trung nguồn vốn vào kinh doanh vật liệuxây dựng, sắt thép và đầu tư cho việc kinh doanh thêm mặt hàng mới là xăng dầu.Bước đầu mặt hàng mới (xăng dầu) này đã đem lại cho Công ty một kết quả đángkhích lệ, doanh thu đạt được của mặt hàng này trong 4 tháng cuối năm 2001 là hơn 7,5
tỷ đồng và là mặt hàng có mức doanh thu trung bình cao nhất
Cho đến năm 2002 khi mà tình hình công ty đang đứng trên bờ vực phá sản thì Ban lãnhđạo công ty đã kịp thời tổ chức hội nghị công nhân viên chức để huy động góp vốn và ngày26/08/2002 công ty được cổ phần hoá theo quyết định số 2160/QĐ-UB của UBND TỉnhT.T.Huế Công ty đã mạnh dạn xác định hướng kinh doanh mới, lấy mặt hàng xăng dầu làmmặt hàng chủ chốt trong kinh doanh, từng bước củng cố, mở rộng địa bàn kinh doanh, nêucao ý thức “tự cứu mình, không trông chờ ỷ lại cấp trên” Qua một thời gian hoạt động hiệnnay các mặt hàng của công ty đã có chỗ đứng trên thị trường, giữ được mối quan hệ uy tínvới khách hàng, mở rộng thêm mạng lưới kinh doanh trải khắp trên địa bàn các huyện trong
và ngoài tỉnh
Không dừng lại đó, công ty còn liên doanh với một số DN lớn như: công ty CPTrường Sơn, An Phú góp phần xây dựng Thuỷ Điện ALin ( Huyện A Lưới ), sản xuất
bê tông tươi, nuôi tôm trên cát, bước đầu mang lại hiệu quả nhất định Hiện nay công
ty đã thành lập hai công ty con:
+ Công ty TNHH Bách Việt: trụ sở đóng tại Phường Phú Bài-Hương Thừa Thiên Huế Chuyên xây dựng, thiết kế, tư vấn các công trình
Thuỷ-+ Xí nghiệp cơ khí Huế Tôn: trụ sở đóng tại xã Thuỷ Phương – Thị Xã HươngThuỷ -Thừa Thiên Huế Chuyên gia công, lắp đặt
2.1.3 Chức năng và lĩnh vực hoạt động của công ty
2.1.3.1 Chức năng và lĩnh vực hoạt động của công ty
- Tổ chức kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng, nông lâm hải sản, vật tư nôngnghiệp, vật liệu xây dựng, tham gia công tác chế biến hàng xuất khẩu, dịch vụ cụ thểnhư: Xăng dầu, diezel, xi măng, sắt thép,
Trang 21- Tổ chức lưu thông hàng hóa từ các nguồn hàng trong và ngoài tỉnh đến lĩnhvực tiêu dung.
-Chủ động nắm giữ hàng kinh doanh trong những lúc cao điểm, góp phần ổnđịnh giá cả thị trường, tạo điều kiện ổn định đời sống nhân dân
- Dự trữ và phân phối những mặt hàng chủ yếu theo chỉ thị của Nhà nước
- Khai thác tiềm năng về lao động, tiền vốn vật tư sản xuất, chế biến hàng hóa,
mở rộng quan hệ hợp tác, tro đổi hàng hóa với các tỉnh bạn trong nước
- Thông qua hoạt động kinh doanh góp phần giao lưu hàng hóa, tổ chức mạnglưới bán buôn, bán lẻ của Công ty xuống vùng dân cư
2.1.3.2 Nhiệm vụ và vị trí của công ty
- Không để thất thoát vật tư, tiền vốn, tổ chức ghi chép, phản ánh đầy đủ trên sổ
kế toán, thống kê hàng tháng, quý, năm để có quyết toán chính xác
- Đáp ứng đầy đủ, nhanh chóng nhu cầu hàng hóa, vật tư, nguyên liệu phục vụyêu cầu tiêu dùng, sản xuất kinh doanh
- Thực hiện tốt vai trò thương mại, làm lành mạnh hoá thị trường nông thôn,kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký kinh doanh, sử dụng có hiệu quả vốn kinhdoanh
Khi kinh doanh phải mang lại hiệu quả kinh tế cao, tích luỹ và bảo tồn vốnkinh doanh, nâng cao đời sống cán bộ, công nhân viên Đơn vị có trách nhiệm cungứng đầy đủ hàng hoá của các cửa hàng, quầy hàng buôn bán, giám sát thị trường,nhanh nhạy với mọi diễn biến phức tạp của thị trường để điều chỉnh giá cả hợp lý, đápứng nhu cầu tiêu dùng của mọi người lao động
- Trên cơ sở tổ chức kinh doanh ngày càng phát triển, thực hiện nghĩa vụ đốivới Nhà nước, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật quy định, góp phần bình ổn giá cả,phục tốt nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn trong và ngoài tỉnh
2.1.3.3 Mạng lưới kinh doanh của công ty
- Cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng Thuỷ - Xã Thuỷ Phù
- Cây xăng dầu 5 sao Xã Thuỷ Phù
- Cửa hàng vật liệu trung tâm Phú Bài
- Cây xăng dầu 187 Hùng Vương
Trang 22- Cửa hàng vật liệu Thanh Lam – Thuỷ Phương.
- Cửa hàng vật liệu A-Lưới
- Xưởng cán tôn Tứ Hạ
- Xưởng cán tôn Quảng Bình…
2.2 Khái quát về cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty
2.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Với tính chất gọn nhẹ, hiệu quả, tuỳ điều kiện và khả năng kinh doanh của Công tytrong thời kỳ tăng trưởng để bố trí lao động và mở rộng quy mo linh doanh của doanhnghiệp Bộ máy Công ty được sắp xếp, bố trí thích ứng với tình hình kinh doanh vàquản lý của Công ty Bộ máy Công ty được sắp xếp như sau:
PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG KẾ HOẠCH
KINH DOANH
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
Trang 23
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ trao đổi
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty Cổ phần Hương Thuỷ)
2.2.2 Chức năng của từng bộ phận
Xuất phát từ đặc điểm nhiệm vụ công tác đã xây dựng bộ máy trực tuyến, cácchức năng được phân chia cụ thể theo từng bộ phận Công ty tổ chức bộ máy hoạtđộng theo sơ đồ và quản lý theo nguyên tắc tập trung dân chủ, điều hành theo việcphân công và chịu trách nhiệm hoạt động trực tiếp của tổng giám đốc
- Chủ tịch hội đồng quản trị: Là người đứng đầu đại diện cho toàn thể cổ đông,thay mặt cổ đông giám sát hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm trước cổ đông vềmọi quyền lợi của cổ đông
- Ban kiểm soát: Có nhiệm vụ kiểm tra giám sát việc chấp hành điều lệ củaCông ty, của các cán bộ chuyên môn
- Tổng giám đốc: Là người điều hành hoạt động kinh doanh theo chiến lượckinh doanh của chủ tịch hoạt động quản trị vạch ra, đại diện pháp nhân của công ty, là
Trang 24người ra quyết định và chịu trách nhiệm về hoạt đông sản xuất kinh doanh của Công ty
và trước pháp luật của Nhà nước
- Phó Tổng giám đốc: Là người phụ giúp Tổng giám đốc, mỗi Phó Tổng giámđốc sẽ chịu trách nhiệm công việc được giao của mình cũng như chịu trách nhiệmtrước pháp luật, và là người thay mặt Tổng giám đốc giải quyết công việc của công tytheo sự uỷ quyền khi Tổng giám đốc đi vắng
Căn cứ vào nhiệm vụ và khả năng của Công ty hai Phó Tổng giám đốc trực tiếpchỉ đạo các phòng ban phân xưởng hoạt động theo đúng kế hoạch đã định, đồng thời
bổ nhiệm các chức danh tuyển chọn hay sa thải nhân công
- Phòng kế toán: Có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra ghi chép sổ sách đúng chế độ
kế toán thống kê định kỳ, xây dựng và kiểm tra kế hoạch tài chính, quản lí kế toánthống kê định kỳ, quản lí bảo quản và phát triển vốn, cân đối thu chi và hoach toán lãi
lỗ Trong sản xuất kinh doanh giám sát và quản lí toàn bộ tài sản, kiểm tra tình hìnhthực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, phân tích hoạt động kinh doanh thông quaviệc ghi chép tính toán và phản ánh chính xác về tình hình sử dụng tài sản, vật tư, tiềnvốn của Công ty Lập đầy đủ và gửi báo kế toán đầu kì theo thời gian quy định củaNhà nước, tổ chức lưu trữ bảo quản tài liệu sổ sách kế toán một cách khoa học
- Phòng tổ chức hành chính: Chịu trách nhiệm tham mưu cho Tổng giám đốc vềviệc tổ chức, sắp xếp lao động hợp lý, quản lý cán bộ công nhân viên, theo dõi lưu trữ
hồ sơ tài liệu, thanh toán giải quyết các chế độ chính sách của người lao động, điềuhành công việc của cơ quan, làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, theo dõi thi đua, khenthưởng, kỷ luật, công tác bảo vệ Công ty
- Phòng kế hoạch kinh doanh: Do ban giám đốc trực tiếp chỉ đạo, có nhiệm vụnghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, lập phương án kinhdoanh, soạn thảo hợp đồng kinh tế, thực hiện và theo dõi hợp đồng kinh tế, hợp đồngkinh doanh liên kết đại lý
Có chức năng nhanh chóng nắm bắt nhu cầu hàng hoá trên thị trường, lựa chọnnhững mặt hàng có chất lượng cao, giá cả hợp lý, mẫu mã đẹp, phù hợp với nhu cầu,thị hiếu của nhân dân
Trang 25Phòng kinh doanh giao nhiệm vụ cho các bộ phận lien quan, đồng thời theo dõiviệc thực hiện kế hoạch của các bộ phận và đánh giá hiệu quả thu được.
- Các cửa hàng bán lẻ, đại lý: Có nhiệm vụ tổ chức tốt việc tiêu thụ hàng hóa,thong qua việc mua bán và tiếp xúc với khách hàng để nắm bắt nhu cầu thị hiệu củangười tiêu dùng, phản ánh kiến nghị với lãnh đạo Công ty nhằm làm tốt công tác khaithác và dự trữ tốt nguồn hàng hợp lý, góp phần ổn định giá cả trên địa bàn
2.3 Tình hình nhân sự của công ty
Lao động là một yếu tố đầu vào quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, làyếu tố năng động và sáng tạo nhất, nó có khả năng quyết định đến sự thành bại củacông ty, vì vậy bất kỳ một doanh nghiệp nào việc tuyển dụng, đào tạo bố trí lao độnghợp lý là hết sức cần thiết Công ty CP Hương Thủy cũng vậy, là một công ty hoạtđộng trên hai lĩnh vực thương mại và trực tiếp gia công một số sản phẩm nên vấn đềtrên càng được quan tâm nhiều hơn nữa, nhận thấy được tầm quan trọng của nó nêntrong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, công ty rất chú trọng đến việc tuyểndụng, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên Số lượng nguồn lực lao độngcủa công ty trong những năm gần đây được thể hiện ở bảng sau:
Trang 26Bảng 1: Nguồn nhân lực của công ty qua 3 năm 2008-8010
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
SO SÁNH 2009/2008 2010/2009
Tổng số lao động 320 100 402 100 450 100 82 25,63 48 11,94 Lao động trực tiếp 272 85 350 87,06 396 88 78 28,68 46 13,14
Lao động gián tiếp 48 15 52 12,94 54 12 4 8,33 2 3,85
Giới tính
Chuyên môn trình độ Đại học 48 15 68 16,92 98 21,77 20 41,67 30 44,12
Cao đẳng, trung cấp 170 53,13 196 48,75 210 46,66 26 15,29 14 7,14
Lao động phổ thông 102 31,87 138 34,33 142 31,57 36 35,29 4 2,9
Năm làm việc Dưới 5 năm 120 37.5 187 46.52 200 44.44 67 55.83 13 6.95
Từ 5 đến 10 năm 155 48.44 165 41.04 192 42.67 10 6.45 27 16.36
Trên 10 năm 45 14.06 50 12.44 58 12.89 5 11.11 8 16 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty )
* Nhận xét: Qua bảng 1 cho ta thấy tình hình nhân sự của công ty qua 3 năm có
dự biến động, nhưng không đáng kể Năm 2009 tăng 82 người so với năm 2008 tươngứng tăng 25,63 %, đó là vì giai đoạn này công ty mở rộng hoạt động kinh doanh chonên cần một số lượng lao động lớn Qua năm 2010 thì số lượng lao động vẫn tăngnhưng mức độ tăng giảm lại, năm 2010 tăng 48 người so vơi năm 2009 tương ứng tăng11,94%, điều này cho thấy công ty đã dần đi vào ổn định kinh doanh sau khi mở rộngmạng lưới kinh doanh
Các mặt hàng mà công ty kinh doanh chủ yếu là vật liệu xây dựng, xăng dầu,…cho nên số lượng lao động trực tiếp tăng nhanh qua các năm Năm 2009 tăng 78 người
so với năm 2008 tương ứng tăng 28,68%, năm 2010 tăng 46 người so với năm 2009tương ứng tăng 13,14% Số lượng lao động gián tiếp chủ yếu là nhân viên quản lý vănphòng, nên số lượng nhân viên biến động qua các năm là không đáng kể
Về giới tính cũng có sự chênh lệch đáng kể, số lượng nam nhiều hơn nữ nhưngqua các năm số lượng này đã dần được san bằng, điều này cho thấy công ty đang có xuhướng tạo sự bình đẳng về giới trong đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty