Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta có sự phát triển vượt bậc, nhưng trong tương quan so sánh quốc tế kinh tế trong nước vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, quá trình phát triển chậm, khả năng thích ứng thấp. Tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến đời sống người dân. Quảng Nam là một tỉnh duyên hải miền Trung được tách ra từ tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng, với trên 80% dân số sống bằng nông nghiệp. Hiện nay, kinh tế Quảng Nam còn nhiều bất cập, cơ cấu chuyển dịch chậm, đời sống của người người dân gặp nhiều khó khăn. Để có thể nắm rõ hơn, cũng như đưa ra được mục tiêu, giải pháp đẩy mạnh phát triển thì phân tích tình hình phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam được đánh giá là khâu rất quan trọng.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Trang 2MỤC LỤC
TÓM TẮT 1
1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2
1.1 Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 2
1.1.1 Khái niệm 2
1.1.2 Phương pháp tính GDP 2
1.2 Tăng trưởng kinh tế 2
1.2.1 Khái niệm 2
1.2.2 Đo lường tăng trưởng kinh tế 2
1.2.3 Các nhân tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế 3
1.3 Các chỉ tiêu thống kê phản ánh hiệu quả kinh tế 3
1.3.1 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động- năng suất lao động 3
1.3.2 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn (ICOR) 3
1.3.3 Năng suất sử dụng các yếu tố tổng hợp TFP 4
1.4 Mối quan hệ giữa việc làm và tăng trưởng kinh tế 5
2 PHÂN TÍCH KINH TẾ XÃ HỘI 5
2.1 Tăng trưởng kinh tế 5
2.1.1 Tăng trưởng GDP 5
2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 7
2.2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế 7
2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo tổng cầu 8
2.3 Lao động 9
2.3.1 Tình hình lao động 9
2.3.2 Cơ cấu lao động 11
2.3.3 Năng suất lao động 11
2.4 Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư 13
2.4.1 Tình hình sử dụng vốn đầu tư của tỉnh Quảng Nam 13
Trang 32.4.3 Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư 152.5 Đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp TFP vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Nam 172.5.1 Xây dựng mô hình 172.5.2 Kết quả 18
Trang 4TÓM TẮT
Trong điều kiện khoa học, công nghệ phát triển mạnh mẽ, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; kinh tế thế giới dự báo phục hồi chậm và còn nhiều khó khăn; tranh chấp chủ quyền trong khu vực diễn ra ngày càng quyết liệt, đặc biệt là trên Biển Đông Kinh tế trong nước tiếp tục quá trình hội nhập sâu rộng và phải cạnh tranh gay gắt hơn, nhất là khi nước ta gia nhập Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyênThái Bình Dương (TPP), Hiệp định Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA)và các hiệp định song phương khác, mở ra nhiều cơ hội thuận lợi cho phát triển nhưng cũng đặt
ra không ít khó khăn, thách thức
Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta có sự phát triển vượt bậc, nhưng trong tương quan so sánh quốc tế kinh tế trong nước vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, quátrình phát triển chậm, khả năng thích ứng thấp Tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp ảnhhưởng khá nghiêm trọng đến đời sống người dân Quảng Nam là một tỉnh duyên hải miềnTrung được tách ra từ tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng, với trên 80% dân số sống bằng nông nghiệp Hiện nay, kinh tế Quảng Nam còn nhiều bất cập, cơ cấu chuyển dịch chậm, đời sống của người người dân gặp nhiều khó khăn Để có thể nắm rõ hơn, cũng như đưa ra
được mục tiêu, giải pháp đẩy mạnh phát triển thì phân tích tình hình phát triển kinh tế
tỉnh Quảng Nam được đánh giá là khâu rất quan trọng
Trang 51 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.1 Khái niệm
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch
vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm)
GDP danh nghĩa (GDP n) là GDP tính theo giá hiện hành (tính cho năm nào lấy giá của năm đó)
GDP thực tế (GDP R) là GDP tính theo giá cố định của một năm gốc nào đó Vì giá
cả được cố định nên sự thay đổi của GDP R hoàn toàn do sự thay đổi của lượng hàng hóa
Trang 61.1.2 Phương pháp tính GDP
Theo phương pháp chi tiêu, tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia là tổng số tiền mà các hộ gia đình trong quốc gia đó chi mua các hàng hóa cuối cùng Như vậy trongmột nền kinh tế giản đơn ta có thể dễ dàng tính tổng sản phẩm quốc nội như là tổng chi tiêu hàng hóa và dịch vụ cuối cùng hàng năm
NX là cán cân thương mại
1.2 Tăng trưởng kinh tế
và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ
Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu đầu tiên của tất cả các nước trên thế
Trang 7càng có ý nghĩa quan trọng đối với các nước đang phát triển trong quá trình theo đuổi mục tiêu tiến kịp và hội nhập với các nước phát triển.
1.2.2 Đo lường tăng trưởng kinh tế
1.2.3 Các nhân tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế
Thể hiện trong hàm sản xuất:
Y = f (L, K, H, R, T)
Trong đó:
- L: số lượng lao động
- K: khối lượng tư bản hiện vật
- H: khối lượng vốn nhân lực
- R: tài nguên thiên nhiên
- T: khoa học và công nghệ
1.3 Các chỉ tiêu thống kê phản ánh hiệu quả kinh tế
1.3.1 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động- năng suất lao động
NSLĐ= GDP Giá cố định
Tổng số lao động(giờ lao động)
Nếu GDP bình quân trên mỗi lao động càng lớn thì năng suất lao động xã hội càngcao
Trang 81.3.2 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn (ICOR)
- Dt: tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP của năm nghiên cứu
- Iq: Tốc độ tăng GDP năm nghiên cứu so với năm trước năm nghiên cứu
-Ý nghĩa: Để tăng thêm 1% tổng sản phẩm trong nước thì phải tăng thêm bao nhiêu % tỷ
lệ vốn đầu tư so với GDP
Từ các số tuyệt đối
ICOR= It
G t−G(t−1)
Trong đó:
- It: tổng vốn đầu tư của năm nghiên cứu
-G t: GDP năm nghiên cứu
-G(t −1):GDP của năm trước năm nghiên cứu
- Ý nghĩa: Để tăng thêm một đơn vị GDP đòi hỏi phải tăng thêm bao nhiêu đơn vị vốn
đầu tư
=> Hệ số ICOR, hệ số ICOR càng thấp chứng tỏ đầu tư càng hiệu quả
Trang 91.3.3 Năng suất sử dụng các yếu tố tổng hợp TFP
Ngoài 2 yếu tố vốn và lao động thì TFP (chất lượng tổ chức lao động, chất lượng máy móc,vai trò quản lí và tổ chức sản xuất ) cũng được sử dụng nhiều trong phân tích hiệu quả kinh tế
TFP là một chỉ tiêu phản ánh tống hợp hiệu quả các nhân tố tham gia vào quá trìnhsản xuất và được đo lường bằng tỷ số giữa đầu ra (được tính theo giá so sánh) với mứckết hợp có quyền số giữa các yếu tố đầu vào
TFP phản ánh hiệu quả các nguồn lực được sử dụng vào sản xuất Ngoài ra TFP cònphản ánh hiệu quả do thay đổi công nghệ, trình độ tay nghề của công nhân, trình độ quản
lý, thời tiết…
Xây dựng mô hình tăng trưởng để kiểm định các đại lượng giải thích cho tăng trưởng và đóng góp của từng nhân tố vào tăng trưởng Mô hình được lựa chọn là mô hìnhtăng trưởng Solow do R Solow và T Swan xây dựng dựa vào hàm sản xuất
CobbDouglas có dạng: Y = A.Kα Lβ (1)
Trong đó: Y là GDP; A là TFP; K, L là vốn và lao động ; α, β là hệ số đóng góp của vốn và lao động (α + β = 1)
Để thuận tiện trong việc ước lượng (1) được chuyển về dạng tuyến tính như sau:(1) ↔ y = A.k α ↔ lny = lnA + αlnk (2)
Trong đó:
y = Y/L là sản lượng thực tế trên đầu lao động
k = K/L là lượng vốn trên đầu lao động (k)
Trang 101.3.3.3 Ý nghĩa
TFP tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao trong đóng góp vào tăng trưởng kinh tế sẽ đảm bảo thấy tốc độ tăng TFP và đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế là chỉ tiêu phản ánh đích thực và khái quát nhất hiệu quả sử dụng nguồn lực sản xuất, làm căn cứ quan trọng để đánh giá tính chất phát triển bền vững của nền kinh tế, là cơ sở để phân tíchhiệu quả sản xuất hiệu quả xã hội, tiến bộ khoa học công nghệ, đánh giá trình độ quản lí,
tổ chức sản xuất của mỗi quốc gia, địa phương
Trước đây người ta thường đồng nhất tăng trưởng kinh tế với phát triển, nên chạy theo chỉ tiêu tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và thu nhập bình quân đầu ngườibằng bất cứ giá nào Nhưng ngày nay người ta nhận ra rằng, tăng trưởng kinh tế chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để phát triển Nói cách khác, ngày nay không thể chỉ chú ý đến tốc độ tăng trưởng mà còn phải quan tâm đến tính chất của tăng trưởng, tức là đạt được tăng trưởng bằng cách nào, những ai tham gia, thể chế nào được hình thành và những ai được hưởng lợi thành quả của sự tăng trưởng ấy?
Phát triển bền vững đòi hỏi phải tăng trưởng theo chiều sâu, chủ yếu dựa vào các nhân tố tăng sức sản xuất của lao động xã hội, như nâng cao trình độ của người lao động, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, cải tiến tổ chức và quản lý sản xuất, tăng hiệu suất của tư liệu lao động và tận dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trường, đặc biệt tăng trưởng kinh tế gắn liền với tạo công ăn việc làm cho người lao động Nhờ đó tăng năng suất lao động xã hội tăng nhanh giá trị gia tăng, nên cónhiều sản phẩm và dịch vụ để nâng cao mức sống của nhân dân
Tăng trưởng kinh tế có tác động hai mặt đến việc thực hiện các chính sách xã hội
Nó làm biến đổi cơ cấu ngành kinh tế, hình thành nhiều ngành mới, tạo ra nhiều việc làm
Theo một khía cạnh khác, việc làm là nền tảng căn bản cho sự tăng trưởng và phát triển, mang lại nhiều lợi ích to lớn hơn nhiều so với thu nhập đơn thuần Việc làm có vai trò quan trọng trong quá trình giảm nghèo, giúp các thành phố vận hành và giúp lớp trẻ tránh được bạo lực (theo báo cáo mới của Ngân Hàng Thế Giới nhận định)
Trang 11Tăng trưởng dựa vào một khu vực kinh tế tư nhân mạnh trong quá trình tạo việc làm và nêu bật cách thức mà việc làm có thể giúp cho phát triển thúc đẩy một chu trình đúng đắn, nghèo đói sẽ giảm xuống khi con người phấn đấu thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn và khi việc làm giúp phụ nữ đầu tư nhiều hơn cho con cái Hiệu suất tăng lên khi người lao động làm việc giỏi hơn, khi các công việc có năng suất cao xuất hiện và các công việc năng suất thấp dần dần biến mất Xã hội phát triển khi việc làm thúc đẩy sự đa dạng và mang lại nhiều lựa chọn để giải quyết mâu thuẫn
2.1 Tăng trưởng kinh tế
2.1.1 Tăng trưởng GDP
2.1.1.1 Quy mô nền kinh tế của tỉnh
Hình 1: Biều đồ thể hiện quy mô nền kinh tế của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 1997
-2015
0 2000
Công nghiệp Dịch vụ
Từ biểu đồ 1 có thể thấy rõ, quy mô nền kinh tế của tỉnh Quảng Nam liên tục tăng
và tăng đều trong giai đoạn 1997 – 2015, cụ thể:
- Mức tăng GDP là 13410,22 tỷ đồng từ 2463 tỷ đồng năm 1997 lên 15873,22 tỷđồng năm 2015
- Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 10,9% trong giai đoạn 1997-2015
Trang 12Từ biểu đồ 1 và 2, ta có thế thấy rằng, giá trị GDP của tỉnh Quảng Nam liên tụctăng và tăng đều qua các năm Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh không ổn định
và có nhiều biến động Trong đó:
- Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh giảm nhẹ trong năm 1998 - 1999, từ 7,46% xuốngcòn 6,75%, đã giảm 0,71%
- Từ năm 2000 - 2007, tốc độ tăng trưởng GDP tăng trở lại, tăng 7,1%, từ 7,32% lên14,42%
- Từ năm 2007-2009 tốc độ tăng trưởng lại giảm xuống, các năm tiếp theo tốc độtăng trưởng không có dấu hiệu phục hồi, tăng giảm không ổn định và năm 2015 tố độtăng trưởng đạt cao nhất ( 15,14%)
2.1.1.3 Tốc độ tăng trưởng theo ngành kinh tế
Dựa vào hình 2, ta thấy tốc độ tăng trưởng của các ngành biến động bất thường, cụthể:
Trang 13+ Tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp có xu hướng tăng dần từ 2.16% (1998) lên3,01% (2001) Các năm tiếp theo có sự biến động thất thường, có năm giảm đột biếnxuống 0,5% (2009) , riêng năm 2015 đạt mức tăng trưởng cao nhất là 4,71%.
+ Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp giảm nhẹ ở giai đoạn đầu ( 1998 – 1999) từ17% xuống còn 12,87%, các năm tiếp theo tăng liên tục từ 14,47% năm 2000 lên mứccao nhất là 22,12% năm 2007, giai đoạn còn lại tốc độ tăng trưởng tăng giảm bất thường
+ Tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ giảm nhẹ trong năm 1999 sau đó tăng liên tục từ9,15% năm 2000 đến 15,66% năm 2007, các năm tiếp theo cũng giống như nông nghiệp
và công nghiệp tăng giẩm thất thường
Nhận xét: Tốc độ tăng trưởng của các ngành Công nghiệp là mạnh nhất, tiếp theo
là dịch vụ rồi đến nông nghiệp Tốc độ tăng trưởng khối ngành công nghiệp, dịch vụ khácao tuy nhiên không ổn định cho thấy Quảng Nam đã có dấu hiệu tích cực trong sự pháttriển kinh tế, phù hợp với quá trình CNH-HĐH Nhóm ngành nông nghiệp có tốc độ tăngtrưởng thấp ( năm cao nhất 2015 là 4.71%, năm thấp nhất 2009 là 0,5%), và cũng rấtbấp bênh Điều này cho thấy, tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Nam còn thiếu bềnvững
2.2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế
Hình 3: Biểu đồ thể hiện tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế
Trang 14Công nghiệp
Nông nghiệp
Từ biểu đồ cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế tính theo giá so sánh 1994, giai đoạn
1997 - 2015 ta thấy tỉ trọng đóng góp tổng sản phẩm của cả 3 nhóm ngành kinh tế đều có
sự thay đổi
+ Cơ cấu kinh tế chuyển từ giảm tỉ trọng nông nghiệp đồng thời tăng tỷ trọng côngnghiệp và dịch vụ Sự chuyển dịch cơ cấu này là đúng hướng, tích cực phù hợp với xu thếchung của cả nước xem dịch vụ - công nghiệp là chủ đạo
+ Cụ thể: Ngành nông nghiệp có tỷ trọng đóng góp giảm dần từ 48,36% năm 1997 xuốngcòn 11,89% năm 2015, ngành công nghiệp có tỷ trọng đóng góp thấp nhất là 18,39% năm
1997 đến năm 2015 đã đóng góp cao nhất 51,21% trong cơ cấu kinh tế, ngành dịch vụ có
tỷ trọng đóng góp dao động ở mức 30 – 40 % và không có sự chuyển dịch nhiều
Nhận xét: Mặc dù cơ cấu kinh tế phân theo ngành kinh tế Quảng Nam có sự tăng
trưởng đáng kể nhưng còn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh Lĩnh vựcnông nghiệp, nông thôn vẫn còn nhiều khó khăn, công nghiệp có sự chuyển dịch mạnhnhưng chưa tạo bước đột phá về sức cạnh tranh sản phẩm hàng hóa và xuất khẩu Từ đó
để bắt kịp với hội nhập thì Quảng Nam cần phải có những biện pháp, chính sách huyđộng các nguồn lực để đầu tư phát triển, thực hiện tái cơ cấu kinh tế theo hướng nâng caochất lượng, hiệu quả đầu tư và nâng cao năng lực sản xuất, cạnh tranh của các ngành kinh
Trang 152.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo tổng cầu
Hình 4: Biểu đồ thể hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo tổng cầu
Từ biểu đồ cơ cấu kinh tế theo tổng cầu tính theo giá so sánh 1994, giai đoạn 1997
- 2014 ta thấy cơ cấu chi tiêu cho tiêu dùng, đầu tư hay thương mại quốc tế đều có sựbiến động thất thường
+ Cơ cấu kinh tế giai đoạn 1997 – 2006 thay đổi theo hướng giảm chi cho tiêu dùng cánhân của các hộ gia đình về hàng hóa và dịch vụ từ 72,88% năm 1997 xuống còn 41,49%năm 2006; giảm chi tiêu của chính phủ cho các cấp chính quyền đến tỉnh như chi choquốc phòng, luật pháp, đường sá, cầu cống, giáo dục, y tế, ; tăng tỷ trọng đầu tư vào tỉnhQuảng Nam của tư nhân (chi tiêu của doanh nghiệp về trang thiết bị và nhà xưởng hay sựxây dựng, mua nhà mới của hộ gia đình) và xuất khẩu đang có xu hướng tăng
+ Giai đoạn 2007 – 2014, sự biến động này có xu hướng ngược lại, đó là tăng chi cho tiêudùng cá nhân của các hộ gia đình về hàng hóa và dịch vụ, giảm tỷ trọng đầu tư vào tỉnhQuảng Nam của tư nhân, khả năng xuất khẩu ra nước ngoài của tỉnh cũng đang có xuhướng giảm dần, tăng chi tiêu của Chính phủ
Trang 16Nhận xét: Chi tiêu cho tiêu dùng cá nhân của các hộ gia đình về hàng hóa và dịch
vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng cầu, tiếp đến là khả năng đầu tư của tư nhân vàotỉnh Quảng Nam; chi tiêu của chính phủ cho địa phương như chi cho quốc phòng, luậtpháp, đường sá, cầu cống, giáo dục, y tế, vẫn còn chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng cầu
và thấp nhất phải kể đến khả năng xuất khẩu của tỉnh ( tỷ trọng xuất khẩu ròng thấp nhất
là 2,98% và cao nhất chỉ đạt 13,59% năm 2006 trong tổng cầu)
2.3.1 Tình hình lao động
Hình 5: Biểu đồ thể hiện dân số và lực lượng lao động tham gia vào kinh tế
0 200
Dân số ( nghìn người )
+ Qua biểu đồ trên ta có thể thấy, lực lượng lao động chiếm trên 50% so với tổng dân số của tỉnh, từ năm 1997-2014 dân số tăng liên tục và lực lượng lao động cũng tăng theo, tuy nhiên mứctăng này không đáng kể, tăng từ 637,969 nghìn người năm 1997 lên
874,152 nghìn người năm 2015, tăng 236,183 nghìn người
Hình 6: Biểu đồ thể hiện tình hình lao động theo ngành kinh tế
Trang 1719 97 19 98 19 99 20 00 20 01 20 02 20 03 20 04 20 05 20 06 20 07 20 08 20 09 20 10 20 11 20 12 20 13 20 14 20 15 0
+ Giai đoạn 1997 – 2004, lao động nông nghiệp tăng từ 499,04 nghìn người năm đến521,405 nghìn người năm 2004; từ năm 2005 trở lại nay thì lao động nông nghiệp củatỉnh liên tục giảm đến 456,307 nghìn người năm 2015
+ Lao động công nghiệp và dịch vụ của tỉnh tăng liên tục cho đến nay, cụ thể lao độngcông nghiệp tăng mạnh từ 48,507 nghìn người năm 1997 lên 201,929 nghìn người năm
2015, tăng 153,422 nghìn người; lao động dịch vụ có sự tăng nhẹ từ 90,422 nghìn ngườinăm 1997 lên 215,916 nghìn người năm 2015, tăng 125,494 nghìn người
2.3.2 Cơ cấu lao động
Hình dưới cho thấy:
+ Lao động trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong nền kinh tế, mặc dù
có xu hướng giảm dần nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất cao
+ Lao động trong ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng tương đối và hầu như không có sự thay đổi nhiều qua các năm
+ Lao động trong ngành công nghiệp đang dần tăng lên, chiếm tỷ trọng tương đối cao so với những năm trước tuy nhiên vẫn còn thấp nhiều so với lao động trong nông nghiệp