Thị trường lao động và kinh tế phi chính thức ở Việt Nam trong thời gian khủng hoảng và phục hồi 2007-2009
Trang 1Nhóm tác giả của báo cáo này là Nguyễn Hữu Chí,
Nguyễn Thị Thu Huyền (TCTK), Mireille Razafindrakoto và François
Roubaud (IRD-DIAL).
Liên hệ: François Roubaud (roubaud@dial.prd.fr)
Thị trường lao động và kinh tế phi chính thức ở Việt Nam trong thời gian khủng hoảng và phục hồi 2007-2009
Một số nét chủ yếu từ cuộc Điều tra Lao động và
Việc làm (ĐT LĐ&VL) General Statistics Office
THE WORLD BANK
Trang 2Thị trường lao động và kinh tế phi chính thức ở Việt Nam trong thời gian khủng
hoảng và phục hồi 2007-2009
Một số nét chủ yếu từ cuộc Điều tra Lao động
và Việc làm (ĐT LĐ&VL)
Báo cáo tóm lược chính sách
_
Dự án TCTK /IRD-DIAL
Tháng 12- 2010
Trang 3* Các kết quả tính toán trong báo cáo này khác biệt đôi chút so với các con số công bố chính thức (TCTK, 2008 và 2009) do khác biệt về quy ước tính đối với một số chỉ tiêu Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến Vụ Thống kê Dân số và Lao động (TCTK), đặc biệt là ông Đồng Bá Hướng, ông Hoàng Xuyên và bà Phan Thị Minh Hiền, cũng như đến bà Margarita Guerrero (UNDP) vì sự hỗ trợ trong quá trình chỉnh sửa phiếu Điều tra Lao động và Việc làm năm 2009
Trang 4Thị trường lao động và kinh tế phi chính thức ở Việt Nam
trong cuộc khủng hoảng 2007-2009
Một số nét chủ yếu từ cuộc Điều tra Lao động và Việc làm
Dự án TCTK /IRD-DIAL
Giới thiệu
Năm 2007, Tổng cục Thống kê (TCTK) triển khai chương trình nghiên cứu hợp tác với Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp (IRD) nhằm thu thập số liệu và phân tích về khu vực kinh tế phi chính thức ở Việt Nam
Từ đó có hai loại cuộc điều tra liên quan được thực hiện năm 2007 bao gồm Điều tra lao động Việc làm (ĐT LĐ&VL) Quốc gia và điều tra chuyên biệt về khu vực phi chính thức Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam Điều tra Lao động và Việc làm cho phép phân loại số liệu lao động theo khu vực thể chế và phân tách riêng số liệu về khu vực phi chính thức Hai cuộc điều tra chuyên biệt thực hiện ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (điều tra HB&IS2007) được gắn kết với Điều tra lao động Việc làm 2007 nhằm tìm hiểu thêm về đặc tính của các hộ sản xuất kinh doanh (SXKD) nói chung và đặc biệt là của khu vực kinh tế phi chính thức
Số liệu thu được từ các cuộc điều tra này được phân tích chi tiết và các kết quả được xuất bản dưới dạng sách chuyên khảo (xem Cling và cộng sự, 2010a) Hai năm sau những kết quả thành công, các cuộc điều tra được tiếp tục thực hiện với những mục tiêu mới nhằm củng cố phương pháp luận và đánh giá những tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu đến thị trường lao động nói chung và đặc biệt là đến khu vực kinh tế phi chính thức Cuối năm 2009, Điều tra Lao động Việc làm lại được thực hiện ở cấp độ quốc gia và bao gồm thông tin về khu vực kinh tế phi chính thức nhằm hỗ trợ cho dự án Bên cạnh đó điều tra HB&IS lại được triển khai lặp lại ở hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh dựa trên hai mẫu bao gồm: mẫu điều tra lặp đối với các hộ SXKD đã được điều tra năm 2007; mẫu các hộ SXKD mới được điều tra lần đầu năm 2009 Báo cáo này trình bày những phát hiện chính cả về mặt phương pháp luận và khía cạnh phân tích thu được
từ hai lần thực hiện cuộc Điều tra Lao động Việc làm về phương diện thị trường lao động và khu vực kinh
tế phi chính thức ở Việt Nam Phân tích tập trung vào những biến động của của các chỉ số cơ bản của thị trường lao động, với tiêu điểm là về biến động của khu vực kinh tế phi chính thức và việc làm phi chính thức giữa hai năm 2007 và 2009 trong bối cảnh cuộc khủng hoảng toàn cầu Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam kết quả điều tra cho phép đo lường chính xác sự biến động của khu vực kinh tế phi chính thức và kiểm chứng cho các kết quả ước tính đã được công bố Trong phần kết luận là một số gợi ý từ những phát hiện về phương diện thiết kế điều tra và các chính sách kinh tế Kết quả của báo cáo tóm lược này có thể được bổ sung bằng phân tích về sự năng động của khu vực kinh tế phi chính thức ở Hà Nội và TP Hồ chí Minh trong một bài viết cùng chủ đề dựa vào số liệu cuộc điều tra HB&IS năm 2007 và 2009 (Demenet
và cộng sự, 2009)
Cũng như các quốc gia khác ở châu Á, Việt Nam đã chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng thế giới và nhịp tăng trưởng kinh tế đã chậm lại Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của Việt Nam từ mức 8,5% trong giai đoạn 2004-2007 đã giảm xuống còn 6,5% năm 2008 và 5,3% năm 2009 Mặc dù có ảnh hưởng sâu rộng nhưng tác động của cuộc khủng hoảng này đến Việt Nam dường như không rộng như đối với các quốc gia khác trong khu vực Cùng với Trung Quốc, Việt Nam là một trong số các quốc gia châu Á không rơi vào tình trạng suy thoái vào năm 2009 Có ba yếu tố chính có thể giải thích cho việc Việt Nam ít chịu ảnh hưởng của khủng hoảng toàn cầu bao gồm: thứ nhất, trước khi diễn ra cuộc khủng hoảng toàn cầu, Việt Nam đã chịu tác động của một cuộc khủng hoảng tài chính từ đầu năm 2008 và đã đối phó với cuộc khủng hoảng thông qua việc thực hiện các công cụ điều chỉnh; thứ hai, nền kinh tế Việt Nam vẫn bao gồm
bộ phận chủ yếu thuộc về nông thôn (khu vực nông nghiệp cung cấp 50% việc làm) do vậy ít chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng toàn cầu hơn so với các nền kinh tế phát triển hơn ở châu Á; cuối cùng, các
số liệu dựa trên doanh thu xuất khẩu cho thấy, trái ngược với tình trạng ở các quốc gia châu Á khác, xuất khẩu của Việt Nam vẫn duy trì xu hướng tăng trong năm 2009 và điều này là do sự kết hợp của những hiệu ứng về giá cả (đặc biệt là sự tăng giá gạo) và năng lực cạnh tranh
Trang 5Nhiều nghiên cứu đã cố gắng đánh giá tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu đến nền kinh tế Việt Nam Một số báo cáo tập trung chủ yếu vào tìm hiểu những thay đổi chính của các chỉ số kinh tế vĩ mô (GDP, xuất khẩu, giá trị sản xuất của các nhóm ngành kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài, ngân sách quốc gia) nhằm đưa ra những đánh giá nhanh, tổng quan về tình trạng của nền kinh tế (Lê Đăng Doanh, 2009; Ngân hàng Thế giới, 2009 và Riedel, 2009) Có một số ít các bài viết tập trung phân tích về điều kiện sống của các hộ gia đình và thị trường lao động Tuy nhiên, tất cả những bài viết này đều cho rằng cuộc khủng hoảng có tác động tiêu cực trầm trọng đến thu nhập của các hộ gia đình (nhiều lao động sẽ chuyển dịch sang các công việc có thu nhập thấp hơn trong khu vực kinh tế phi chính thức hoặc quay trở lại với các hoạt động nông nghiệp)
Những hạn chế về nguồn dữ liệu đáng tin cậy và thích hợp đã khiến chúng ta hầu như không nắm được về
tỷ trọng của bộ phận lao động đã phải trải qua những thiệt hại mất việc làm hoặc giảm đáng kể về thu nhập Phần lớn các báo cáo hiện có được tiến hành ở cấp độ vi mô dựa vào phân tích định tính đối với một
số khu vực nhỏ hoặc loại hình cụ thể của dân cư Phạm Ngọc (2009) đề cập đến lao động mất việc làm ở một số doanh nghiệp (chủ yếu là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài) ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, và
về sự hạn chế khả năng tạo việc làm, giảm thời gian lao động và thu nhập Các báo cáo của Oxfarm (Oxfarm, 2009; Đinh Thị Thu Phương, 2009; Nguyễn Ngoc Anh, 2009; Nguyễn Tam Giang, 2009) đã dựa vào các nghiên cứu trường hợp và tập trung vào các lao động di cư ở các “chợ lao động”, các làng nghề và các khu công nghiệp Báo cáo này cũng kết luận rằng những lao động này phải đối mặt với sự suy giảm cơ hội việc làm, tình trạng mất việc và cắt giảm thu nhập Dựa vào các các thông tin tự khảo sát đánh giá tại bốn tỉnh, báo cáo thực hiện bởi một nhóm nghiên cứu của IPSARD (2009) nhấn mạnh rằng hơn 20% số lao động di cư từ nông thôn đã mất việc và phải quay trở về quê hương (các xã nghèo chịu tác động nhiều hơn so với các xã không nghèo) Trong số những người này, chỉ 11% tìm được việc làm mới
Về phương diện phân tích định lượng, chỉ có hai nghiên cứu của UNDP (Warren-Rodriguez, 2009; Cường
và cộng sự, 2009) thực hiện việc đo lường tác động của cuộc khủng hoảng đối với thị trường lao động Sử
dụng phương pháp tương tự nhau đó là dựa vào phân tích sự co dãn của việc làm theo tăng trưởng, cả hai nghiên cứu đồng nhất trong việc dự báo khuynh hướng suy giảm mức độ tạo việc làm và hệ quả là dẫn đến tăng tỷ lệ thất nghiệp (từ 4,6% đến khoảng giữa 6,7% và 7,6% đối với khu vực thành thị) Khác với toàn
bộ các nghiên cứu này, Cling và cộng sự (2010b) cho rằng thất nghiệp sẽ không phải là chỉ tiêu biểu hiện phản ánh của thị trường lao động trước tác động của khủng hoảng mà khu vực kinh tế phi chính thức sẽ là
bộ phận cơ bản cân bằng giữa cung và cầu Giờ đây khi đã có nguồn dữ liệu thích hợp, chúng ta hoàn toàn
có thể nhìn lại tính đúng đắn của các quan điểm khác nhau nêu trên dựa trên nền tảng của những bằng chứng rõ ràng
Mức tăng nhẹ của tỷ lệ dân số hoạt động kinh tế, tập trung vào các nhóm lao động trẻ và cao tuổi
Những điều kiện bất lợi trên thị trường lao động dường như đã dẫn đến hiệu ứng ngược chiều đối với tỷ lệ dân số hoạt động kinh tế Một mặt có những tác động tạo nên áp lực đối với một số phân đoạn của những người không tham gia hoạt động kinh tế hối thúchọ gia nhập thị trường lao động Mặt khác các nhóm có sự gắn kết yếu nhất với thị trường lao động có thể đã trở thành những lao động thoái chí (một hiện tượng thường được xem là điểm uốn của tỷ lệ dân số hoạt động kinh tế) Các bằng chứng thực chứng cho thấy hiệu ứng thứ nhất thực tế đã lấn át hiệu ứng thứ hai
Mức tăng nhẹ tỷ lệ dân số hoạt động kinh tế, đặc biệt là ở khu vực thành thị Tỷ lệ dân số hoạt động
kinh tế đã tăng nhẹ từ 74,5% lên 75,8% Trong cùng thời gian, tỷ trọng lao động thoái chí (được hiểu là những lao động không có việc làm không tìm kiếm việc làm vì họ cho rằng không có việc làm mà kỹ năng của họ có thể đáp ứng hoặc vì họ không biết tìm việc bằng cách nào) trong số những người không tham gia hoạt động vẫn ở mức tự nhiên rất thấp là 1% Nhằm tìm hiểu rõ hơn vấn đề này và để có thể chắc chắn rằng điều này không chỉ do hiệu ứng về mặt cấu thành, chúng tôi thực hiện phân tách lực lượng lao động theo các nhóm Thứ nhất, tỷ lệ tăng chung chủ yếu là do tăng ở khu vực thành thị (làm tăng 3,5 điểm phần
Trang 6trăm) nơi nhạy cảm nhất với tác động của khủng hoảng Ở khu vực nông thôn, mức tăng nhẹ (thêm 0,7
điểm phần trăm) chủ yếu do tăng tỷ lệ tham gia của nam giới, trong khi tỷ lệ tham gia không thay đổi đối
với nữ giới
Bảng 1: Tỷ lệ dân số hoạt động kinh tế theo thành thị/nông thôn và giới tính, các năm 2007 và 2009
Nguồn: ĐT LĐ&VL, 2007 & 2009, TCTK Chung: 15 tuổi trở lên; tính toán của các tác giả
Những thay đổi chủ yếu là diễn ra đối với nhóm lao động trẻ và già Thứ hai, xem xét chi tiết hơn về
sự thay đổi của tỷ lệ dân số hoạt động kinh tế theo nhóm tuổi, có thể nhận thấy những thay đổi chủ yếu
là diễn ra đối với nhóm trẻ và già Chẳng hạn, đối với nhóm tuổi trẻ nhất (15-19 tuổi), tỷ lệ dân số hoạt
động kinh tế năm 2009 đã tăng 4,8 điểm phần trăm so với năm 2007 Khoảng chênh lệch giữa hai năm
cũng giữ ở mức 2 điểm phần trăm đối với nhóm tuổi từ 20 đến 29 và sau đó trở nên không đáng kể đối
với các nhóm tuổi cao hơn Chỉ đến phía đuôi bên kia của phân bố theo tuổi thì những hoàn cảnh bất
lợi dường như đã làm gia tăng sự tham gia vào thị trường lao động: từ khoảng 55 tuổi trở lên, tỷ lệ dân
số hoạt động kinh tế đã tăng khoảng 2 đến 3 điểm phần trăm năm 2009 so với 2007 Có thể nhận thấy
rõ tác động đầu tiên của khủng hoảng toàn cầu đó là đã hối thúcnguồn lực lao động «thứ cấp» của hộ
gia đình, bao gồm những người trẻ nhất hoặc già nhất hòa nhập vào thị trường lao động nhằm ứng phó
với những điều kiện lao động đang suy giảm của những người đang lao động thường xuyên Khuynh
hướng này có thể dẫn đến những tác động tiêu cực, đặc biệt là về tỷ lệ học sinh tới trường Tuy nhiên
thật đáng tiếc là chúng ta không thể đánh giá được thực tế về điều này vì câu hỏi về giáo dục không
được đề cập đến trong ĐT LĐ&VL2009
Hình 1: Tỷ lệ dân số hoạt động kinh tế theo nhóm tuổi, các năm 2007 & 2009
Nguồn: ĐT LĐ&VL, 2007 & 2009, TCTK Chung: 15 tuổi trở lên; tính toán của các tác giả
25%
35%
45%
55%
65%
75%
85%
95%
15‐19 20‐24 25‐29 30‐34 35‐39 40‐44 45‐49 50‐54 55‐59 60‐64 65 & +
Age group
Trang 7Tỷ lệ thất nghiệp thấp về cơ cấu, với khuynh hướng suy giảm rõ rệt đối với nhóm lao
động trẻ tuổi
Sự tăng lên của tỷ lệ thất nghiệp là hiệu ứng tác động trên thị trường lao động mà nhiều người dự đoán
khi diễn ra cuộc khủng hoảng Như đã trích dẫn ở trên, các nghiên cứu trước ở Việt Nam đã dự đoán
về sự gia tăng đáng kể tình trạng thất nghiệp Ở cấp độ quốc tế, những số liệu sẵn có ban đầu đã khẳng
định dự đoán này (ILO và IMF, 2010) Về phương diện này, có ba đặc điểm chính thu hút được nhiều
sự chú ý nhất: a) sự gia tăng rõ rệt của tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu; b) một tác động đặc biệt lên tỷ lệ thất
nghiệp của thanh niên; và c) sự gia tăng tình trạng thất nghiệp thời hạn dài Các con số ở Việt Nam
phản ánh tình trạng hoàn toàn đối lập
Không có sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp chung Tình trạng thất nghiệp không những không gia tăng mà
trái lại thực tế đã giảm đi: tỷ lệ thất nghiệp giảm từ tỷ lệ thất nghiệp cơ cấu ở mức thấp chỉ 2% năm
2007 xuống 1,7% năm 2009 (một mức thay đổi quá nhỏ để có thể xét về ý nghĩa thống kê) Ở một
quốc gia chưa phát triển như Việt Nam, con số thống kê tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị thường có
ý nghĩa nhiều hơn so với ở khu vực nông thôn Tuy vậy có thể thấy thực tế là tỷ lệ thất nghiệp đã giảm
cả ở hai khu vực, nhất là ở khu vực thành thị (từ 3,6% năm 2007 xuống 2,8% năm 2009) Tỷ lệ thất
nghiệp của lao động nữ giảm nhiều hơn (giảm 0,7 điểm phần trăm) so với lao động nam (giảm 0,2
điểm phần trăm), đặc biệt là ở khu vực thành thị
Bảng 2: Tỷ lệ thất nghiệp theo thành thị/nông thôn và giới tính, các năm 2007 và 2009
Nguồn: ĐT LĐ&VL, 2007 & 2009, TCTK Chung: 15 tuổi trở lên; tính toán của các tác giả
Tỷ lệ thất nghiệp không phải là một chỉ tiêu hoàn hảo để giám sát sự biến động của thị trường lao
động Sự biến động của tỷ lệ thất nghiệp theo chu kỳ kinh doanh như vậy không phải là điều ngạc
nhiên Ngày nay người ta cũng thừa nhận rộng rãi rằng thất nghiệp mở không phải là một chỉ số tốt
nhất của sự cân bằng thị trường lao động ở các nước đang phát triển Ở những quốc gia này những
mối quan hệ về tiền công chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong hoạt động của lực lượng lao động và cũng
ở đó thì rủi ro thất nghiệp không được hỗ trợ bởi các thể chế xã hội nên thiếu hụt nhu cầu được giải
quyết thông qua một cơ chế khác hơn là tình trạng thất nghiệp (Cling và cộng sự, 2010b)
Thực tế này cũng phản ánh rõ ràng đối với trường hợp của Việt Nam Hình 2 cho thấy tỷ lệ thất
nghiệp gần như không thay đổi trước những biến động trong tỷ lệ tăng trưởng GDP Đường biểu diễn
tỷ lệ thất nghiệp tương đối bằng phẳng và nằm ở mức thấp trên đồ thị Ở mức cao nhất năm 1997 tỷ lệ
thất nghiệp là 2,9% trong khi tỷ lệ này là đã giảm xuống chỉ là 1,9 % và là mức thấp nhất (năm 1996)
trong suốt thập kỷ trước Trong suốt những năm tiếp theo (1998 – 2007), tỷ lệ thất nghiệp dao động
theo một biên độ rất nhỏ, nằm giữa các mức 2,8% năm 2001 và 2,1% năm 2003 và 2004 với độ khác
biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê Khu vực thành thị có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn và co dãn nhiều
hơn đối với sự thay đổi của tốc động tăng trưởng Tuy nhiên trong thời kỳ tồi tệ nhất của cuộc khủng
hoảng ở châu Á, tốc độ tăng trưởng suy giảm tới 5 điểm phần trăm (từ 9,3% năm 1996 xuống còn
4,8% năm 1999) thì tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị chỉ tăng ở mức dưới 1 điểm phần trăm (từ
5,7% đến 6,5%) Nếu chúng ta lấy cuộc khủng hoảng tài ở châu Á làm chuẩn đối sánh với sự suy
giảm nhịp tăng trưởng với mức độ tương đương như giữa các năm 2007 và 2009 thì sự gia tăng thất
nghiệp có thể là không đáng kể
Trang 8Hình 2: Thất nghiệp và GDP của Việt Nam, giai đoạn 1996-2009
0%
1%
2%
3%
4%
5%
6%
7%
8%
9%
10%
1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
GDP Tỷ lệ thất nghiệp chung Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị
Nguồn: Bộ LĐTB&XH, TCTK, 1996-2009; tính toán của các tác giả
Ghi chú: tỷ lệ thất nghiệp là chỉ tiêu được công bố chính thức Năm 2007 và 2009, số liệu công bố khác biệt đôi chút so với kết quả tính toán của các tác giả do có sự khác biệt về mặt quy ước (Tổng cục Thống kê giới hạn thất nghiệp chỉ xét với nam trong độ tuổi từ 15 đến 59 và nữ trong độ tuổi 15 đến 54)
Sự suy giảm rõ rệt của tỷ lệ thất nghiệp đối với nhóm lao động trẻ Hơn nữa, đối lập với những quan
sát ở các nước công nghiệp, thất nghiệp giảm chủ yếu chỉ tập trung ở lao động trẻ tuổi ở thành thị Năm 2007, có 14,6% lao động ở thành thị trong độ tuổi 15-19 thất nghiệp thì hai năm sau tỷ lệ này chỉ còn ở mức 8,1%, giảm tương ứng 6,5 điểm phần trăm Đối với nhóm tuổi tiếp theo (20-24), mức giảm
tỷ lệ thất nghiệp là 2,2 điểm phần trăm, trong khi đó mức thay đổi với các nhóm tuổi cao hơn hầu như không đáng kể Tình trạng tương tự cũng được quan sát thấy ở khu vực nông thôn nhưng với mức độ biến động ít hơn Nếu như thế hệ lao động trẻ tuổi thường vẫn gặp những khó khăn trong quá trình tìm kiếm việc làm thì dường như cuộc khủng hoảng đã thúc đẩy họ nhanh chóng tìm việc làm và thu hẹp khoảng cách về tình trạng thất nghiệp giữa các thế hệ
Hình 3: Tỷ lệ thất nghiệp theo các nhóm tuổi và thành thị/ nông thôn, các năm 2007 và 2009
Thành thị Nông thôn
Nguồn: ĐT LĐ&VL, 2007 & 2009, TCTK Chung: 15 tuổi trở lên; tính toán của tác giả
0%
2%
4%
6%
8%
10%
12%
14%
16%
1519 2024 2529 3034 3539 4044 4549 5054 5559 6064
0%
2%
4%
6%
8%
10%
12%
14%
16%
1519 2024 2529 3034 3539 4044 4549 5054 5559 6064
Trang 9Sự suy giảm tình trạng thất nghiệp dài hạn Cuối cùng, trái với những gì thường thấy ở các nước
công nghiệp, độ dài thời gian thất nghiệp bình quân đã giảm hơn hai lần, từ 15 tháng năm 2007 xuống
còn 7 tháng năm 2009, kèm theo là sự suy giảm tương ứng của tình trạng thất nghiệp dài hạn (nhiều
hơn 1 năm) từ 30% số trường hợp thất nghiệp xuống chỉ còn 16% hai năm sau
Bảng 3: Tỷ lệ thất nghiệp theo thành thị/nông thôn và giới tính, các năm 2007 & 2009
Độ dài thời gian thất nghiệp bình quân
(tháng)
Thất nghiệp dài hạn
(%)
Nguồn: ĐT LĐ&VL, 2007 & 2009, TCTK Chung: 15 tuổi trở lên; tính toán của các tác giả
Xét chung cả sự gia tăng tỷ lệ dân số hoạt động kinh tế và sự suy giảm tỷ lệ thất nghiệp có thể nhận
thấy rằng để đối phó với khủng hoảng đã có thêm những thành viên của các hộ gia đình tham gia vào
thị trường lao động và thực tế là họ đã thành công trong trong việc tìm kiếm việc làm Do vậy, sự điều
chỉnh giữa cung và cầu lao động có thể đã dẫn đến những chuyển đổi về chất lượng việc làm Vấn đề
này sẽ được tìm hiểu trong những phần tiếp theo của báo cáo Điều có thể khẳng định chắc chắn đó là
tỷ lệ thất nghiệp hoàn toàn không phải là một chỉ số tốt phản ánh tình trạng của thị trường lao động ở
Việt Nam (và cũng có thể ở hầu hết các quốc gia đang phát triển)
Phân bố việc làm biến đổi theo khu vực thể chế
Qua đánh giá tác động của khủng hoảng lên các thị trường lao động Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)
và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) (2010) cho rằng ở các quốc gia thu nhập thấp, việc làm thuộc khu vực
kinh tế phi chính thức có thể có xu hướng tăng lên Đối với trường hợp Việt Nam, bản thân chúng tôi
cũng đề cập đến sự chuyển dịch này (Cling và cộng sự, 2010b) Vào năm 2009 (trước khi có được số
liệu ĐT LĐ&VL2009), dựa vào một tập hợp các giả thuyết (đặc biệt là về độ co dãn của thất nghiệp
theo sự thay đổi của tăng trưởng kinh tế), chúng tôi đã dự đoán về sự gia tăng việc làm trong khu vực
kinh tế phi chính thức với mức tăng tương ứng khoảng sấp xỉ 6,5% việc làm so với năm 2008
Không có những sự thay đổi rõ rệt về kết cấu việc làm Kết quả thu được từ ĐT LĐ&VL2009 khẳng
định thực tế là số lượng việc làm trong khu vực kinh tế phi chính thức đã tăng lên trong khoảng thời
gian giữa hai năm 2007 và 2009 (khoảng 500.000 việc làm mới, tương ứng với tốc độ tăng 4,9%) Số
liệu phân bố việc làm theo các khu vực thể chế cho thấy tỷ trọng việc làm phi chính thức có khuynh
hướng tăng nhẹ, từ 23,4% lên 23,7% Số liệu bảng 3 cho thấy một điều đáng ngạc nghiên là không có
sự thay đổi nhiều về kết cấu việc làm qua thời kỳ khủng hoảng Việc làm trong khu vực nông nghiệp
vẫn tiếp tục theo xu hướng giảm (-2,3 điểm phần trăm) như trước đây cho thấy thực tế đã không diễn
ra tình trạng lao động di cư ồ ạt trở về nông thôn và quay lại với việc làm nông nghiệp ở Việt Nam
Khu vực công cũng có sự suy giảm tỷ trọng việc làm (0,8 điểm phần trăm), duy trì khuynh hướng
giảm như trước đó Khu vực kinh tế phi chính thức và đáng ngạc nhiên là cả khu vực tư nhân chính
thức lại co khuynh hướng tận dụng được nhân công từ việc thu hẹp tỷ trọng việc làm của các khu vực
trên Mặc dù khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gia tăng số lượng việc làm nhiều nhất
với tốc độ tăng 52% và chủ yếu ở khu vực nông thôn, song khu vực này chỉ có tỷ trọng (nhỏ dưới 3%)
trong lực lượng lao động Khu vực doanh nghiệp trong nước giữ vị trí thứ hai trong tăng trưởng việc
làm với khoảng một triệu việc làm tăng thêm, tương ứng với tốc độ tăng 40% và 2 điểm phần trăm về
tỷ trọng của khu vực này trong kết cấu việc làm chung theo các khu vực Cuối cùng là khu vực hộ sản
xuất kinh doanh chính thức có mức tăng thêm 100.000 việc làm mới trong vòng 2 năm
Trang 10Bảng 4: Tỷ lệ việc làm theo khu vực thể chế và thành thị/nông thôn, các năm 2007 và 2009
Doanh nghiệp có VĐT
nước ngoài
Nguồn: ĐT LĐ&VL, 2007 & 2009, TCTK Chung: toàn bộ lao động có việc làm; tính toán của các tác giả
Sự gia tăng tỷ lệ lao động làm công Một phương thức khác cho phép kiểm tra lại những kết quả trước
đây đó là nghiên cứu sự thay đổi việc làm theo vị thế trong công việc Một giả thuyết được đặt ra là
cuộc khủng hoảng đã tác động đến tính chất dễ tổn thương của việc làm biểu hiện qua việc làm hạn
chế tạo việc làm làm công ăn lương hoặc chí ít là làm giảm nhịp tăng trưởng loại việc làm này Hơn
nữa, nữ giới có thể đã phải gánh chịu gánh nặng của sự gia tăng điều kiện công việc bấp bênh Thực tế
trong vòng hai năm, tỷ lệ lao động làm công tăng 3,6 điểm phần trăm, từ 30% năm 2007 đến 33,6%
năm 2009, tương ứng với mức tăng thêm 2,15 triệu việc làm công ăn lương mới (Bảng 5) Sự gia tăng
này là do các tác động kết hợp của sự chuyển dịch chung đến các khu vực chủ yếu bao gồm lao động
làm công (khu vực chính thức) và sự gia tăng tỷ lệ lao động làm công (ở các hộ sản xuất kinh doanh
phi nông nghiệp và khu vực nông nghiệp) Hơn nữa, quá trình này đem lại lợi ích cho cả lao động nam
và nữ Mặt khác, lao động nữ chịu thiệt thòi với tỷ lệ lao động làm công thấp hơn so với nam (27,7%
so với 39,1% theo số liệu năm 2009) và điều này được giải thích chủ yếu bởi thực tế là họ tập trung
nhiều ở khu vực hộ SXKD và khu vực nông nghiệp, những nơi mà các quan hệ lao động làm công
thường hạn chế và cũng chính bởi vì tỷ lệ lao động làm công thấp ở các khu vực này Đối với khu vực
chính thức chúng ta không nhận thấy sự khác biệt có ý nghĩa về vấn đề này Trên phương diện phân
tích này, kết quả thu được đối với khu vực kinh tế phi chính thức là không điển hình Trong khi tỷ lệ
lao động làm công là nam của khu vực này năm 2009 là 40% thì tỷ lệ này chỉ là 12% đối với lao động
nữ
Bảng 5: Tỷ lệ lao động làm công theo khu vực thể chế, các năm 2007 và 2009
Nữ Nam Chung
Doanh nghiệp có VĐT nước
Nguồn: ĐT LĐ&VL, 2007 & 2009, TCTK Chung: toàn bộ lao động có việc làm; tính toán của các tác giả
Lưu ý: Lao động thuộc khu vực hợp tác xã được tính gộp vào lao động làm công Điều này không tạo nên thay
đổi gì vì lao động của khu vực này chỉ chiếm 0,15% lực lượng lao động năm 2007 và 0,12% năm 2009
Phần này chúng tôi chuyển sang một phân tích sâu hơn theo hai hướng về sự tổn thương việc làm theo
vị thế công việc Thứ nhất, toàn bộ lao động không phải là lao động làm công được phân tách thành