1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG 24 TUẦN MÔN NGỮ VĂN LỚP 7

4 402 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 59,5 KB

Nội dung

Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào, các dẫn chứng ấy được sắp xếp theo trình tự nào?. 4 Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh nào

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THANH LIÊM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG 24 TUẦN MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7

NĂM HỌC: 2016 - 2017

( Thời gian làm bài 90 phút)

I PHẦN ĐỌC - HIỂU (5,0 điểm)

Em hãy đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: :

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của

ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước

Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng,

Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng"

( Hồ Chí Minh - Sách Ngữ văn 7, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)

1) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ?

2) Đoạn văn nghị luận về vấn đề gì ? Tìm câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận đó

3) Để chứng minh cho nhận định “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó

là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào, các dẫn chứng ấy được sắp xếp theo trình tự nào ?

4) Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh nào, nhận xét về tác dụng của hình ảnh so sánh ấy ?

5) Kể tên các văn bản thuộc chủ đề: Văn nghị luận hiện đại Việt Nam đã học trong sách Ngữ văn 7, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

II PHẦN LÀM VĂN (5,0 điểm)

Nhân dân ta thường khuyên nhau : "Có công mài sắt, có ngày nên kim" Hãy

chứng minh lời khuyên trên.

\

HẾT

Họ và tên học sinh: Số báo danh: Giám khảo số 01: Giám khảo số 02:

Trang 2

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THANH LIÊM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG 24 TUẦN HƯỚNG DẪN CHẤM

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 NĂM HỌC: 2016 - 2017

( Thời gian làm bài 90 phút)

I PHẦN ĐỌC - HIỂU: ( 5,0 điểm )

1

Đoạn văn trên được trích từ văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Sách Ngữ văn 7, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt

Nam)

0,5

2

- Đoạn văn nghị luận về vấn đề: Tinh thần yêu nước của nhân dân

ta

- Câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận là: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.”

1,0

3

- Để chứng minh cho nhận định “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa

ra những dẫn chứng tiêu biểu trong các cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc trong lịch sử

- Các dẫn chứng ấy được sắp xếp theo trình tự thời gian

1,0

4

- Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh: Tinh thần yêu nước như một làn sóng vô cùng mạnh mẽ

- Nhận xét về tác dụng của hình ảnh so sánh: Làm cho người đọc

có thể hình dung được cụ thể và sinh động về sức mạnh tinh thần yêu nước của nhân dân ta

1,0

5

- Kể tên các văn bản thuộc chủ đề: Văn nghị luận hiện đại Việt Nam đã học trong sách Ngữ văn 7, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Sự giàu đẹp của Tiếng Viêt; Đức tính giải dị của Bác Hồ; Ý nghĩa văn chương.

1,5

Trang 3

II PHẦN LÀM VĂN ( 5,0 điểm)

Nội dung

A Mở bài : Nêu nghĩa chung nhất của câu tục ngữ, sau đó dẫn

câu tục ngữ vào

B Thân bài

- Nêu nghĩa câu tục ngữ(Giải thích ngắn)

+ Nghĩa đen: Sắt là một kim loại cứng khó có thể mài một hoặc hai ngày mà thành cây kim nhỏ xíu để may đồ Từ sắt làm ra cây

kim là một quá trình công phu , gian khổ Nó đòi hỏi con người

phải có sự kiên trì , bền chí, tổn hao nhiều công sức mới có được.

+ Nghĩa bóng: chúng ta kiên trì, chịu khó làm việc bất cứ việc

gì, không quản ngại khó khăn ắt sẽ thành công.

- Vì sao có công mài sắt có ngày nên kim?(DC)

+ Tất cả mọi thành quả không tự nhiên mà có, mà đều qua quá trình khổ luyện.

+ Có lòng kiên trì giúp ta vượt qua mọi khó khăn trở ngại.

+ Không có việc gì có thể thành công nếu không có lòng kiên trì vượt khó.

+ Có lòng kiên trì rèn luyện thì sẽ có nghị lực đạp bằng mọi chông gai.

- Lòng kiên trì , ý chí quyết tâm có ý nghĩa như thế nào với đời sống chúng ta ?

+ Ý chí , nghị lực, lòng kiên trì , bền bỉ có vai trò rất quan

trọng, nó quyết định sự thành bại của mỗi con người.

+ Dù con người có mục đích , lí tưởng đúng đắn nhưng không

có sự kiên trì thì cũng khó mà thành công được.

+ Câu tục ngữ là một bài học quý giá, nó cho ta thêm sức mạnh, ý chí quyết tâm để hoàn thành công việc

- Để rèn luyện lòng kiên trì, mỗi học sinh chúng ta phải làm

gì ?

+ Không được ngại khó khăn , gian khổ.

+ Trước những thử thách không được chán nản

+ Phải có tinh thần học hỏi chăm chỉ.

+ Phải phân biệt được rèn luyện với khổ luyện.

+ Phải có nghị lực để vượt lên mọi khó khăn trong bất cứ hoàn cảnh nào

C Kết bài

- Câu tục ngữ là bài học quý cần phải phát huy.

- Liên hệ bản thân.

0,5

1,0

1,5

1,5

0,5

Ngày đăng: 25/04/2020, 20:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w