1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu về trợ cấp nông nghiệp Việt Nam thời kỳ hậu WTO.doc

19 819 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 467 KB

Nội dung

Tìm hiểu về trợ cấp nông nghiệp Việt Nam thời kỳ hậu WTO

Trang 1

Lời mở đầu

Sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam đã thực hiện nhiều điềuchỉnh quản lý và lộ trình này sẽ được tiếp tục cho đến năm 2010 Việc thực thi các camkết, tận dụng cơ hội và giảm tới mức thấp nhất các thách thức, khó khăn ngoài nỗ lực củangười dân, doanh nghiệp, còn phụ thuộc rất lớn vào Chính phủ trong việc điều chỉnhquản lý các chính sách “Hộp xanh” và Phát triển mới thực hiện cam kết của Việt Namtrong Hiệp định Nông nghiệp của WTO

Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế có vai trò quan trọng và đã có bướcphát triển vượt bậc trong thời gian qua Ngoài việc đáp ứng về cơ bản nhu cầu tiêu dùngtrong nước ngày một tăng với 85 triệu dân, kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản năm 2010đã đạt trên 19,15 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2009 Một số ngành hàng đã có vị thếquan trọng trên thị trường thế giới như gạo, cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu, lâm sản…Có được những thành công đó, một mặt là nhờ đóng góp của người nông dân và cácdoanh nghiệp kinh doanh trong nông nghiệp, mặt khác là do có sự quan tâm đặc biệt củaChính phủ đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân Các chính sách nổi bật trong nôngnghiệp có thể kể đến là xây dựng cơ chế chính sách khoán ruộng đất, rừng cho ngườinông dân; tạo điều kiện thông thoáng để khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham giađầu tư và kinh doanh trong ngành nông nghiệp Bên cạnh đó, Chính sách hỗ trợ nôngnghiệp của Chính phủ cũng được từng bước được nâng lên và điều chỉnh dần theo hướngphù hợp với thông lệ quốc tế Tuy nhiên, các chính sách của ta vẫn còn nhiều điểm bấtcập so với nhu cầu của ngành nông nghiệp cũng như là so với các cam kết trong WTO.Bối cảnh hội nhập quốc tế đang đặt ra các yêu cầu Việt Nam phải mở cửa thị trường, cắtgiảm thuế và tiến tới thực hiện một khu vực phi thuế quan Việt Nam không được thựchiện các biện pháp trợ cấp làm bóp méo thương mại, đặc biệt là các biện pháp trợ cấpxuất khẩu Ngoài ra, Việt Nam khi gia nhập WTO còn phải thực hiện những biện phápngặt nghèo hơn các nước khác như: Kiểm dịch động thực vật, sở hữu trí tuệ và các ràocản kỹ thuật thương mại

Xuất phát từ nhu cầu “Tìm hiểu về trợ cấp nông nghiệp Việt Nam thời kỳ hậuWTO”, đề tài mong muốn cung cấp thêm một số thông tin, giúp chúng ta hiểu được các

khái niệm mới về trợ cấp trong WTO, nắm bắt khái lược thực trạng trợ cấp cho nôngnghiệp hiện nay, từ đó nêu ra một số biện pháp bổ sung cho hoạt động nông nghiệp hiệnnay

Trang 2

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TRỢ CẤP VÀ TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP1.Cơ sở lý thuyết:

1.1.Trợ cấp và trợ cấp nông nghiệp:

Trong WTO, trợ cấp được hiểu là bất kỳ hỗ trợ tài chính nào của Nhà nước hoặc một tổ

chức công (trung ương hoặc địa phương) dưới một trong các hình thức sau mang lại lợiích cho doanh nghiệp/ngành sản xuất:

- Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền chuyển ngay (ví dụ cấp vốn, cho vay, góp cổ phần) hoặc hứachuyển (ví dụ bảo lãnh cho các khoản vay);

- Miễn hoặc cho qua những khoản thu lẽ ra phải đóng (ví dụ ưu đãi thuế, tín dụng);- Mua hàng, cung cấp các dịch vụ hoặc hàng hoá (trừ cơ sở hạ tầng chung);

- Thanh toán tiền cho một nhà tài trợ hoặc giao cho một đơn vị tư nhân tiến hành các hoạtnêu trên theo cách thức mà Chính phủ vẫn làm.

Các khoản hỗ trợ này được hiểu là mang lại lợi ích cho đối tượng được hưởng hỗ trợ nếunó được thực hiện theo cách mà một nhà đầu tư tư nhân, một ngân hàng thương mại…bình thường sẽ không khi nào làm như vậy (vì đi ngược lại những tính toán thương mạithông thường).

Trợ cấp nông nghiệp là các hình thức hỗ trợ của Chính phủ cho việc sản xuất,

tiêu thụ nông sản (cho sản xuất nông nghiệp nói chung, cho một vùng nông nghiệp hoặccho một sản phẩm cụ thể).

Trợ cấp nông nghiệp được chia thành 2 nhóm:  Nhóm các chính sách hỗ trợ trong nước;

 Nhóm các chính sách trợ cấp xuất khẩu nông sản

Căn cứ để phân biệt hai loại chính sách này là mục đích sử dụng của hỗ trợ đó Nếu hỗtrợ nhằm mục đích thúc đẩy xuất khẩu, gắn với tiêu chí xuất khẩu (ví dụ tỷ lệ xuất khẩubắt buộc…) thì gọi là trợ cấp xuất khẩu Những hỗ trợ chung cho nông nghiệp, cho cácsản phẩm cụ thể hoặc một số vùng nông nghiệp nhất định mà không tính đến yếu tố xuấtkhẩu được gọi là hỗ trợ trong nước.Cơ chế áp dụng cho mỗi nhóm trợ cấp không giốngnhau, vì vậy việc xác định một hình thức trợ cấp thuộc nhóm nào là rất quan trọng.

1.2 Phân loại trợ cấp và trợ cấp nông nghiệp:1.2.1 Phân loại trợ cấp:

Trong WTO, có 3 loại trợ cấp với quy chế áp dụng khác nhau: Trợ cấp bị cấm (Trợ cấp đèn đỏ)

Bao gồm:

Trang 3

- Trợ cấp xuất khẩu (trợ cấp căn cứ vào kết quả xuất khẩu, ví dụ thưởng xuất khẩu, trợcấp nguyên liệu đầu vào để xuất khẩu, miễn thuế/giảm thuế cao hơn mức mà sản phẩmtương tự bán trong nước được hưởng, ưu đãi bảo hiểm xuất khẩu, ưu đãi tín dụng xuấtkhẩu…);

- Trợ cấp nhằm ưu tiên sử dụng hàng nội địa so với hàng nhập khẩu

Đây là những hình thức trợ cấp mà hiện tất cả các thành viên WTO đều bị cấm áp dụng Trợ cấp không bị khiếu kiện (Trợ cấp đèn xanh)

Bao gồm:

- Trợ cấp không cá biệt: Tức là các loại trợ cấp không hướng tới một (một nhóm) doanhnghiệp/ngành/khu vực địa lý nào Tiêu chí để hưởng trợ cấp là khách quan; không cho cơquan có thẩm quyền cấp khả năng tuỳ tiện xem xét và không tạo ra hệ quả ưu đãi riêngđối với bất kỳ đối tượng nào;

- Các trợ cấp sau (dù cá biệt hay không cá biệt):

Trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu do các công ty, tổ chức nghiên cứu tiến hành (với mộtsố điều kiện về loại trợ cấp và mức trợ cấp cụ thể);Trợ cấp cho các khu vực khó khăn(với các tiêu chí xác định cụ thể về mức thu nhập bình quân hoặc tỷ lệ thất nghiệp).Trợcấp để hỗ trợ điều chỉnh các điều kiện sản xuất cho phù hợp với môi trường kinh doanhmới Các nước thành viên có thể áp dụng các hình thức này mà không bị thành viên kháckhiếu kiện (tức là loại trợ cấp được phép vô điều kiện).

Trợ cấp không bị cấm nhưng có thể bị khiếu kiện (Trợ cấp đèn vàng)

Bao gồm tất cả các loại trợ cấp có tính cá biệt (trừ các loại trợ cấp đèn xanh) Các nướcthành viên có thể áp dụng các hình thức trợ cấp này nhưng nếu gây thiệt hại cho nướcthành viên khác hoặc ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước thành viên khác thì cóthể bị kiện ra WTO.

1.2.2 Phân loại trợ cấp nông nghiệp:

 Các loại trợ cấp nội địa trong nông nghiệp:

- Không phải là hình thứctrợ giá

Được phép áp dụng không bị hạn chế

Trợ cấp “hộp xanh lơ”

Hỗ trợ trực tiếp trong khuônkhổ các chương trình hạn

Đây là các hình thức trợ cấpmà hầu như chỉ các nước đã

Trang 4

Trợ cấp

“hộp hổ phách”

Các loại trợ cấp nội địakhông thuộc hộp xanh lácây và xanh lơ(trợ cấp bópméo thương mại)

Được phép áp dụng trongmức nhất định (gọi là "Mứctối thiểu").

Phải cam kết cắt giảm chophần vượt trên mức tốithiểu.

Nhóm trợ cấp trong chương trình “hỗ trợ phát triển sản xuất”

Ví dụ

- Trợ cấp đầu tư;

- Hỗ trợ “đầu vào” cho sảnxuất nông nghiệp cho nông dân nghèo hoặc các vùngkhó khăn; hoặc

- Hỗ trợ các vùng chuyểnđổi cây thuốc phiện.

Đây là sự ưu đãi đặc biệt vàkhác biệt dành cho các nướcđang phát triển.

 Trợ cấp “hộp xanh lá cây” là gì?

Trợ cấp “Hộp xanh lá cây” bao gồm các biện pháp trợ cấp thuộc một trong 05 nhóm xácđịnh và phải đáp ứng đủ 03 điều kiện cụ thể (xem các Hộp dưới đây).

 3 Điều kiện:

- Là các biện pháp không hoặc rất ít tác động bóp méo thương mại;

- Thông qua chương trình do Chính phủ tài trợ (kể cả các khoản đáng ra phải thunhưng được để lại);

- Không có tác dụng trợ giá cho người sản xuất. 5 Nhóm xác định:

Nhóm 1 - Trợ cấp cho các Dịch vụ chung

Ví dụ: Trợ cấp cho nghiên cứu khoa học; kiểm soát dịch bệnh; đào tạo; khuyến nông, tưvấn; kiểm tra sản phẩm vì mục đích sức khoẻ con người; tiếp thị, thông tin thị trường, tưvấn; kết cấu hạ tầng nông nghiệp (điện, đường, thuỷ lợi…)

Nhóm 2 - Trợ cấp nhằm mục tiêu dự trữ an ninh lương thực quốc gia

Khối lượng lương thực dự trữ phải phù hợp với các tiêu chí định trước, việc thu mua đểdự trữ và thanh lý khi hết hạn dự trữ phải thực hiện theo giá thị trường.

Nhóm 3 - Trợ cấp lương thực trong nước

Tiêu chí để cho hưởng trợ cấp lương thực phải rõ ràng, có liên quan đến mục tiêu dinhdưỡng.

Nhóm 4 - Hỗ trợ giảm nhẹ thiên tai

Các khoản chi phí hỗ trợ nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho những vùng bị thiêntai như giống, thuốc BVTV, thuốc thú y, san ủi lại đồng ruộng…

Trang 5

Nhóm 5 - Hỗ trợ trực tiếp cho người sản xuất

- Hỗ trợ thu nhập (không được gắn với yêu cầu về sản xuất)

- Hỗ trợ tài chính của Nhà nước vào chương trình an toàn và bảo hiểm thu nhập chonông dân (khi mất mùa hoặc mất giá);

- Hỗ trợ bù đắp thiệt hại do thiên tai gây ra;- Hỗ trợ hưu trí cho người sản xuất nông nghiệp;

- Hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu thông qua chương trình chuyển các nguồn lực (đất đai,vật nuôi…) khỏi mục đích sản xuất thương mại;

- Hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu thông qua chương trình trợ cấp đầu tư (đầu tư nhằm khắcphục các bất lợi về cơ cấu);

- Hỗ trợ theo các chương trình môi trường (bù đắp chi phí sản xuất phải tăng thêmhoặc sản lượng giảm đi do thực hiện các yêu cầu về môi trường);

- Hỗ trợ theo các chương trình trợ giúp vùng (vùng có vị trí hoặc điều kiện bất lợi). Trợ cấp “hộp xanh lơ” là gì?

Những hình thức trợ cấp trực tiếp cho người sản xuất trong chương trình hạn chế sản xuấtnông nghiệp cũng được miễn trừ cam kết cắt giảm với các điều kiện:

- Những trợ cấp dựa trên diện tích hoặc năng suất cố định - Trợ cấp tối đa bằng 85% hoặc ít hơn mức sản xuất cơ sở- Trợ cấp trong chăn nuôi dựa trên số đầu con cố định. Trợ cấp “hộp hổ phách” là gì?

Trợ cấp thuộc “hộp hổ phách” là tất cả các trợ cấp trong nước không nằm trong nhóm“hộp xanh lá cây”,“hộp xanh lơ” hoặc “chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất”.

Đây là hầu hết là các loại trợ cấp có tác động làm biến dạng thương mại Trên thựctế, hình thức trợ cấp “hộp hổ phách” thông dụng nhất ở các nước là các chương trình thumua nông sản của Chính phủ để can thiệp vào thị trường.

Trong WTO, đối với trợ cấp trong nước: những hình thức sau không bị cấm:- Trợ cấp đầu tư thông thường cho nông nghiệp;

- Trợ cấp “đầu vào” của sản xuất cho người trực tiếp sản xuất ở các vùng nghèo tàinguyên, thiếu nguồn lực hoặc thu nhập thấp;

- Trợ cấp đa dạng hoá cây trồng trong chương trình tiêu huỷ một số loại cây có chấtma tuý

 Phân loại trợ cấp xuất khẩu:

Đối với từng mặt hàng hay nhóm hàng cụ thể thì có nhiều hình thức trợ cấp khác nhaunhư: hỗ trợ lãi suất thu mua, bù lỗ tạm trữ, hoàn phụ thu, thưởng xuất khẩu, bù chênh

Trang 6

lệch tỷ giá, miễn giảm thuế đầu vào…Căn cứ vào tình hình và mục tiêu cụ thể để chínhphủ sẽ đưa ra các biện pháp trợ cấp khác nhau.

Trong WTO, đối với trợ cấp xuất khẩu: trợ cấp nhằm giảm chi phí tiếp cận thịtrường nước ngoài (cước phí vận chuyển, nâng phẩm cấp để xuất khẩu…) và trợ cấp vậntải nội địa và quốc tế cho hàng xuất khẩu sẽ không bị xếp vào các hình thức trợ cấp xuấtkhẩu bị cấm.

1.3.Vai trò của trợ cấp trong thương mại :

- Với mọi hình thức trợ cấp, lợi thế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong nhữngngành được trợ cấp luôn được cải thiện và nâng cao.

Chính phủ có thể trợ cấp trực tiếp cho nhà sản xuất hoặc trợ cấp gián tiếp thôngqua đầu vào cho nhà sản xuất Ví dụ ngành sản xuất bút bi của Việt Nam sản xuất mỗichiếc bút với chi phí là 1.000 đồng, trong khi bút bi nhập ngoại được bán tại Việt Namvới giá 900 đồng/ chiếc Rõ ràng là bút bi ngoại có khả năng cạnh tranh cao hơn bút biViệt Nam Giả sử chính phủ Việt Nam trợ cấp 200 đồng cho mỗi chiếc bút bi sản xuấttrong nước Khi đó, giá bút bi Việt Nam bán ra có thể rẻ hơn trước kia tới 200 đồng/chiếc, và thấp hơn giá bút bi nhập khẩu Như vậy, nhờ có trợ cấp của chính phủ, ngànhsản xuất bút bi của Việt Nam có thể cạnh tranh với hàng nhập ngoại và thậm chí có thểđẩy lùi bút bi nhập khẩu tại thị trường trong nước

Chẳng những có thể ngăn cản, hạn chế hàng nhập khẩu, trợ cấp sản xuất nội địa

đồng thời còn có thể khiến cho cam kết ràng buộc thuế quan trong khuôn khổ WTO mất

tác dụng, duy trì bảo hộ sản xuất nội địa.

- Trợ cấp xuất khẩu giữ vị trí trọng yếu trong việc thực hiện mục tiêu đẩy mạnh xuất

khẩu của đất nước

Các nước áp dụng trợ cấp xuất khẩu vì nhiều lý do Có nước lập luận trợ cấp xuấtkhẩu để đảm bảo công ăn việc làm, hay để hỗ trợ vùng khó khăn, v.v Tuy nhiên, mọilý do biện minh cho trợ cấp xuất khẩu xét cho cùng cũng đều hướng tới mục tiêu thựcsự là để đẩy mạnh xuất khẩu thông qua tác động trung gian là cải thiện lợi thế cạnhtranh xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu, v.v Trợ cấp xuất khẩu có thể được tiếnhành dưới nhiều hình thức, từ thưởng theo kim ngạch xuất khẩu đến cho vay với lãi suấtưu đãi đối với hàng xuất khẩu hay áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãivới ngành nghề xuất khẩu, v.v Về lý thuyết, nhờ có trợ cấp xuất khẩu, thị phần sảnphẩm liên quan của nước xuất khẩu trên thị trường thế giới có thể được mở rộng hơnmức hợp lý mà thực lực nước xuất khẩu có thể tự mình giành được không có sự canthiệp của trợ cấp xuất khẩu Trợ cấp xuất khẩu làm cho hàng xuất khẩu sang nước khác(nước nhập khẩu) có lợi thế cạnh tranh hơn Nhờ có trợ cấp, hàng nước ngoài xuất sang

Trang 7

thị trường nước nhập khẩu sẽ tăng đáng kể về lượng tuyệt đối hoặc tương đối so vớilượng sản xuất trong nước của nước nhập khẩu Hoặc giá hàng hóa nhập khẩu được trợcấp có thể sụt mạnh so với giá sản phẩm tương tự do nước nhập khẩu sản xuất Hoặcnữa là hàng nhập khẩu được nước ngoài trợ cấp sẽ chèn ép giá sản phẩm cạnh tranhtrên thị trường nước nhập khẩu hay ngăn cản không cho giá tăng trong khi lẽ ra theo quyluật thị trường bình thường thì giá phải tăng.

Trợ cấp xuất khẩu còn làm tăng lợi thế cạnh tranh của hàng xuất khẩu được trợcấp so với hàng xuất khẩu không được trợ cấp của các nước khác vào thị trườngthứ ba và ngăn cản hàng xuất khẩu của các nước khác vào thị trường này Với lợi thếcạnh tranh nhờ trợ cấp hàng xuất khẩu của nước trợ cấp có thể đẩy lùi các đối thủcạnh tranh trên thị trường nước khác và chiếm được thị phần vượt mức hợp lý trongthương mại xuất khẩu thế giới.

- Chính phủ các nước thường chủ động tiến hành trợ cấp cho các doanh nghiệp và sản

phẩm của nước mình nhằm đạt được một số mục tiêu kinh tế-xã hội nhất định như bảo hộ

sản xuất trong nước, hỗ trợ phát triển ngành non trẻ hay ngành trọng điểm của nền kinhtế, khuyến khích đầu tư, cải thiện thu nhập của nhà sản xuất, bù đắp chi phí đầu tư banđầu quá lớn, v.v

Đối với những ngành công nghiệp non trẻ, bước đầu còn nhỏ bé về quy mô, yếukém về năng lực cạnh tranh thì trợ cấp từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, mởrộng quy mô, góp phần khởi động và đẩy nhanh sự phát triển của ngành

Đối với những công ty mới gia nhập thị trường, thiếu vốn để trang trải chi phí rấtcao trong thời gian đầu, khó cạnh tranh nổi với những công ty “đàn anh” đã trụ vữngtrên thị trường thì hỗ trợ của chính phủ có thể bù đắp cho những khoản thua lỗ phátsinh trong những năm đầu, đưa công ty vào quỹ đạo phát triển ổn định.

- Ngoài ra, trợ cấp góp phần duy trì ổn định công ăn việc làm, hạn chế thất nghiệp,

bảo đảm trật tự và ổn định xã hội, đặc biệt là những khoản trợ cấp dành cho các

doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, đứng trước nguy cơ bị đóng cửa, phá sản Sự hỗ trợ củachính phủ có thể giúp các doanh nghiệp này khỏi bị sụp đổ nhanh chóng, thúc đẩy cácdoanh nghiệp cơ cấu lại sản xuất, tự điều chỉnh khả năng thích nghi và cạnh tranhtrong thời kỳ quá độ do những khó khăn mà môi trường thương mại quốc tế tạo ra.- Trợ cấp cũng có thể được sử dụng nhằm khuyến khích những ngành sản xuất kém sứccạnh tranh giảm công suất dư thừa hoặc rút khỏi những lĩnh vực hoạt động khônghiệu quả hoặc không sinh lợi Nhờ đó, quá trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế và chuyểndịch cơ cấu lao động được diễn ra suôn sẻ hơn, góp phần thúc đẩy phân bổ nguồn lực

Trang 8

thích hợp, hiệu quả và khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh vớinước ngoài

2 Thực trạng trợ cấp nông nghiệp hậu WTO:

Gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), chúng ta phải cắt giảm các nguồn trợcấp cho xuất khẩu và nông nghiệp Trong khi đó, nền nông nghiệp với lối canh tác manhmún, lạc hậu, chưa hình thành nền sản xuất hàng hoá vẫn rất cần sự giúp sức của Chínhphủ, các ngành chức năng để có thể đứng vững và phát triển Theo các chuyên gia kinhtế, các hình thức trợ cấp là rất đa dạng và đại đa số là được phép theo quy định của WTO.Vấn đề là chọn loại nào, áp dụng như thế nào, mức độ bao nhiêu, trong thời gian bao lâuđể vừa thúc đẩy được sản xuất nhưng cũng nâng cao được hiệu quả và sức cạnh tranh chonền nông nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung Rõ ràng không ai cấm ViệtNam đầu tư cho khuyến nông, phát triển thủy lợi, kiện toàn giao thông nông thôn, nângcao chất lượng giống, phát triển công nghệ sau thu hoạch, xây dựng các kho lạnh chohàng thủy sản và kho đệm để dự trữ lúa, cà phê, tiêu, điều cho bà con nông dân, tránh đểhọ phải bán ồ ạt mỗi khi vào vụ với giá cả biến động khôn lường.

Duy trì hỗ trợ 10% giá trị sản xuất

Cam kết quan trọng của Việt Nam trong lĩnh vực trợ cấp và hỗ trợ nông nghiệp là xoábỏ trợ cấp xuất khẩu sau khi gia nhập WTO Tuy nhiên, Việt Nam vẫn bảo lưu quyềnđược hưởng trợ cấp xuất khẩu nông sản dành riêng cho các nước đang phát triển Với quymô dân số sống ở nông thôn là 60, 41 triệu người, diện tích đất sản xuất nông nghiệp có9, 531 triệu hecta (bình quân 0,15ha/người), sản xuất nông nghiệp chủ yếu mang tính nhỏlẻ, chất lượng thấp Kể cả với những mặt hàng Việt Nam đã có thị phần đáng kể trên thếgiới, trợ cấp xuất khẩu là cần thiết trong nhiều trường hợp do thị trường nông sản diễnbiến rất phức tạp, giá thành hạ, gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất và xuất khẩu

Trước đây, một số nước cũng yêu cầu Việt Nam cam kết “giữ nguyên trạng”, tức làsau khi gia nhập WTO sẽ không tăng trợ cấp so với mức hiện hành Đây là một khó khăntrong bối cảnh chúng ta đang trong quá trình xây dựng chính sách hỗ trợ xuất khẩu.Trước đây, do điều kiện hạn hẹp của nền kinh tế, chúng ta không thể hỗ trợ tài chính chosản xuất và chế biến nông sản do vậy mức trợ cấp rất thấp Tuy nhiên, với 73,6% dân sốsống nhờ nông nghiệp thì việc đầu tư của các hộ này để nâng cao sức cạnh tranh trongnông nghiệp là điều vô cùng khó khăn Trong điều kiện hội nhập, ngành nông nghiệp rấtcần sự hỗ trợ hơn nữa để nâng cao năng suất, chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ sang quy mô lớn

Trang 9

hơn, nâng cao chất lượng sản phẩm để phát triển sản xuất, cạnh tranh với sản phẩm củacác nước khác

Hình 1: Hỗ trợ trong nước cho nông nghiệp theo các hộp giai đoạn 1999-2001

Nguồn : MUTRAPIITheo Hiệp định Nông nghiệp của WTO, có những chính sách trợ cấp bị cấm nằmtrong hộp Hổ phách (các biện pháp hỗ trợ bị coi là gây bóp méo sản xuất và thương mạinhư hỗ trợ giá, trợ cấp gắn với sản xuất) và những chính sách trợ cấp được phép áp dụngtrong hộp Xanh lơ (các khoản chi trả trực tiếp từ ngân sách nhà nước gắn với sản xuất vàthuộc các chương trình thu hẹp sản xuất nông nghiệp) và Xanh lá cây (các biện pháp hỗtrợ không hoặc hầu như không gây bóp méo thương mại do ngân sách chi trả và khôngmang tính chất hỗ trợ giá) Với các chính sách của Hộp Hổ phách, tổng khối lượng hỗ trợgộp (AMS) của Việt Nam là dưới 10%, giá trị sản lượng riêng Tính trung bình giai đoạn1999-2001, tổng AMS là khoảng 3,4% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp Riêng míađường đang hưởng hỗ trợ rất cao (98,7%) nên ngành này đang và sẽ chịu ảnh hưởng đángkể khi buộc phải cắt giảm trợ cấp.

Hình 2: Chi tiêu cho các biện pháp thuộc Hộp hổ phách giai đoạn 1999-2001

Trang 10

Nguồn:MUTRAPIINhìn từ đồ thị, hầu hết các chính sách hỗ trợ trong nước đều thuộc chính sách hộpxanh và hộp phát triển (là các chính sách WTO cho phép các nước đang phát triển đượcphép áp dụng), vì vậy có thể tiếp tục duy trì Các chính sách thuộc nhóm hộp xanh (đượcphép áp dụng) của Việt Nam chiếm 84,5% tổng nhóm hỗ trợ trong nước, tập trung chủyếu trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, dịch vụ khuyến nông, các chương trìnhhỗ trợ vùng, hỗ trợ khắc phục thiên tai, dự trữ công vì mục đích đảm bảo an ninh lươngthực

Các chính sách hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu khoa học, dịch vụ kiểm tra giám sát dịchbệnh và sâu bệnh, hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số chihỗ trợ trong nhóm hộp xanh, mới chiếm tỷ lệ khoảng 1-3%

Hình 3 - Các biện pháp Hộp Xanh giai đoạn 1999-2000

Ngày đăng: 25/10/2012, 16:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w