1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tình huống đấu thầu 2019 Thi sát hạch chứng chỉ đấu thầu

35 72 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 74,88 KB

Nội dung

Các tình huống trong công tác đấu thầu và các dẫn chứng để thi sát hạch chứng chỉ đấu thầu năm 2019. Các dẫn chứng từ Luật đầu thầu, thông tư, quyết định do nhà nước và chính phủ ban hành trên cả nước.

Trang 1

TÌNH HUỐNG ĐẤU THẦU – BÁO ĐẤU THẦU

1 Hỏi: Bệnh viện công lập A được giao nhiệm vụ chủ đầu tư Dự án Xây dựng tòa nhà khám chữa bệnh chất lượng cao có tổng mức đầu tư 250 tỷ đồng Trong đó, 90% nguồn vốn là vốn vay thương mại và Bệnh viện không dùng tài sản có nguồn gốc nhà nước để thế chấp và trả nợ vay; phần vốn còn lại (10%) được trích từ Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp của Bệnh viện Trong trường hợp này, việc lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu thuộc Dự án Xây dựng tòa nhà khám chữa bệnh chất lượng cao của Bệnh viện A có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 hay không?

Trả lời: Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 (Điều 1 Khoản 1 Điểm a) quy định dự án đầu tư phát triển sử

dụng vốn nhà nước của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị

xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhândân, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này

Theo quy định tại Khoản 44 Điều 4 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, vốn nhà nước bao gồm vốn ngânsách nhà nước; công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương; vốn hỗ trợphát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốntín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được bảo đảmbằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử dụngđất Như vậy, vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp là vốn nhà nước theo quy định nêu trên

Đối với trường hợp của Bệnh viện A, mặc dù Dự án Xây dựng tòa nhà khám chữa bệnh chất lượng caochỉ sử dụng 25 tỷ đồng từ nguồn vốn nhà nước trong tổng mức đầu tư (tương đương với 10%) nhưngBệnh viện A lại là đơn vị sự nghiệp công lập, nên việc lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu của Dự

án này thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 1 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13

Từ quy định nêu trên, chúng ta thấy rằng Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 điều chỉnh hoạt động muasắm sử dụng vốn nhà nước của các tổ chức thuộc khu vực công Do đó, dự án đầu tư phát triển có sửdụng vốn nhà nước dù ít hay nhiều của các chủ đầu tư là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chứcchính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội,đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập đều thuộc phạm vi điều chỉnh củaLuật Đấu thầu

2 Hỏi: Công ty chúng tôi là doanh nghiệp nhà nước Cách đây 6 tháng, thông qua đấu thầu rộng rãi, Công ty đã lựa chọn được nhà thầu A thực hiện Gói thầu Cung cấp 10 xe ô tô chuyên dụng (Gói thầu số 1) thuộc Dự án Đầu tư nâng cấp năng lực sản xuất, kinh doanh giai đoạn 1 Hiện nay, Công ty đang tiếp tục triển khai giai đoạn

2 của Dự án, trong giai đoạn này có Gói thầu số 2: Cung cấp 10 xe ô tô chuyên dụng (tương tự như Gói thầu số 1) Qua tìm hiểu thị trường, chúng tôi thấy xuất hiện Công

ty B có khả năng cung cấp 10 xe ô tô chuyên dụng với nhiều chính sách về giá cả và dịch vụ sau bán hàng tốt hơn nhà thầu A; Công ty B chưa từng trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi, hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu tương tự Vậy, trong trường hợp này, Công ty chúng tôi có được áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp để mời Công ty B vào đàm phán hợp đồng, bảo đảm giá hợp đồng sau đàm phán của Gói thầu số 2 thấp hơn giá hợp đồng của Gói thầu số 1 hay không?

Trả lời: Theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 24 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, một trong những

điều kiện để áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp là nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãihoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó

Theo đó, mặc dù Công ty B có khả năng cung cấp 10 xe ô tô chuyên dụng với nhiều chính sách về giá

cả và dịch vụ sau bán hàng tốt hơn nhà thầu A nhưng do trước đây Công ty B chưa từng trúng thầuthông qua đấu thầu rộng rãi, hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu tương tự nên trong trườnghợp này không đủ điều kiện để áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp đối với Gói thầu số 2 cho Công ty

B theo quy định nêu trên

Trang 2

Bản chất của hình thức mua sắm trực tiếp là mở rộng phạm vi cung cấp của hợp đồng đã ký kết trước

đó Sở dĩ việc áp dụng mua sắm trực tiếp với nhà thầu trúng thầu trước đó là do chủ đầu tư đã kiểmchứng được năng lực, kinh nghiệm và khả năng thực hiện hợp đồng tương tự trước đó của nhà thầunày Việc tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu tương tự mà trước đó đã lựa chọnđược nhà thầu thông qua đấu thầu rộng rãi, hạn chế sẽ mất thời gian, trong nhiều trường hợp đơn giátrúng thầu lại cao hơn đơn giá của hợp đồng đã ký kết Vì vậy, việc áp dụng hình thức mua sắm trựctiếp sẽ giúp tiết kiệm thời gian lựa chọn nhà thầu đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cho gói thầu.Việc áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp chỉ được thực hiện khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy địnhtại Khoản 2 Điều 24 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 Theo đó, nếu gói thầu không đáp ứng quy địnhnêu trên thì phải áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu khác cho phù hợp

Ngoài ra, do hiệu quả của việc áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp mang lại, trong Luật Đấu thầu số43/2013/QH13 đã bổ sung quy định mới so với Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 Theo đó, trường hợpnhà thầu thực hiện hợp đồng trước đó không có khả năng tiếp tục thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếpthì được áp dụng mua sắm trực tiếp đối với nhà thầu khác nếu nhà thầu này đáp ứng các yêu cầu vềnăng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật và giá theo hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó (Khoản

3 Điều 24 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13)

3 Hỏi: Công ty chúng tôi là doanh nghiệp nhà nước, đang chuẩn bị tiến hành dự án đầu tư hệ thống thiết bị chuyên dùng phục vụ việc khai thác khoáng sản sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Thiết bị chuyên dùng này hiện Việt Nam chưa sản xuất được; chỉ được nhập khẩu khi có nhu cầu và trước đây đã từng được nhập khẩu để cung cấp cho một số dự án Bên cạnh đó, việc nhập khẩu cũng chỉ được thực hiện bởi một vài doanh nghiệp Việt Nam được hãng sản xuất ủy quyền phân phối Vậy trong trường hợp này, Công ty chúng tôi có được phép áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế để lựa chọn nhà thầu cung cấp thiết bị chuyên dùng phục vụ việc khai thác khoáng sản nhằm tăng tính cạnh tranh trong đấu thầu hay không?

Trả lời: Luật Đấu thầu năm 2013 (Điều 15 Khoản 1) quy định việc tổ chức đấu thầu quốc tế chỉ được

thực hiện khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: (i) nhà tài trợ vốn cho gói thầu có yêu cầu tổchức đấu thầu quốc tế; (ii) gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng hóa đó trong nước không sản xuấtđược hoặc sản xuất được nhưng không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, giá Trường hợp hànghóa thông dụng, đã được nhập khẩu và chào bán tại Việt Nam thì không tổ chức đấu thầu quốc tế; (iii)gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp mà nhà thầu trong nước không cókhả năng đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu

Đối với trường hợp này, mặc dù thiết bị chuyên dùng phục vụ việc khai thác khoáng sản đã được nhậpkhẩu và chào bán tại Việt Nam, nhưng việc nhập khẩu này không mang tính thường xuyên, thiết bị nhậpkhẩu không bán rộng rãi trên thị trường mà chỉ nhập khẩu theo từng đơn hàng cụ thể khi có nhu cầu.Nếu chỉ dựa vào quy định “hàng hóa thông dụng, đã được nhập khẩu và chào bán tại Việt Nam thìkhông tổ chức đấu thầu quốc tế” để cho rằng thiết bị khai thác khoáng sản đã được nhập khẩu và chàobán tại Việt Nam để áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước là không phù hợp với quy định củapháp luật về đấu thầu, không bảo đảm tính cạnh tranh và hiệu quả kinh tế

Chúng ta thấy rằng, thiết bị khai thác khoáng sản mặc dù đã được nhập khẩu và chào bán tại Việt Namnhưng đây không phải là hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường Nếu tổ chức đấu thầu trong nướcthì sẽ chỉ có rất ít nhà thầu trong nước (là nhà cung cấp theo ủy quyền của nhà sản xuất nước ngoài)tham dự thầu Điều này đồng nghĩa với việc không bảo đảm tính cạnh tranh trong đấu thầu do có ít nhàthầu tham dự, từ đó dẫn đến không bảo đảm hiệu quả kinh tế của gói thầu

Như vậy, đối với trường hợp nói trên, việc chủ đầu tư lựa chọn hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế làcần thiết và phù hợp với quy định của pháp luật đấu thầu, đồng thời bảo đảm tính cạnh tranh, hiệu quảkinh tế của gói thầu

4 Hỏi: Sở Giao thông vận tải tỉnh A có đơn vị sự nghiệp hạch toán kế toán độc lập là Trung tâm Tư vấn giám sát B Sở Giao thông vận tải được giao nhiệm vụ là chủ đầu

tư Dự án Xây dựng công trình đường giao thông trên địa bàn Tỉnh Vậy Sở Giao thông vận tải có được giao cho Trung tâm Tư vấn giám sát B thực hiện Gói thầu Tư vấn giám sát thi công công trình thuộc Dự án nói trên theo hình thức tự thực hiện hay không?

2

Trang 3

Trả lời: Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 (Điều 25) quy định tự thực hiện được áp dụng trong trường

hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứngyêu cầu của gói thầu

Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (Điều 61 và Điều 62 Khoản 1) quy định điều kiện được áp dụng hình thức

tự thực hiện bao gồm: (i) có chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh phùhợp với yêu cầu của gói thầu; (ii) phải chứng minh và thể hiện trong phương án tự thực hiện về khảnăng huy động nhân sự, máy móc, thiết bị đáp ứng yêu cầu về tiến độ thực hiện gói thầu; (iii) đơn vịđược giao thực hiện gói thầu không được chuyển nhượng khối lượng công việc với tổng số tiền từ 10%giá gói thầu trở lên hoặc dưới 10% giá gói thầu nhưng trên 50 tỷ đồng Trường hợp gói thầu do đơn vịhạch toán phụ thuộc thực hiện thì trong phương án thực hiện phải bao gồm dự thảo hợp đồng Trườnghợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu không có đơn vị hạch toán phụ thuộc thì trong phương

án thực hiện phải bao gồm dự thảo về thỏa thuận giao việc cho một đơn vị thuộc mình thực hiện (cácphòng, ban, tổ, đội…)

Theo đó, việc áp dụng hình thức tự thực hiện phải tuân thủ quy định nêu trên Mặc dù Trung tâm Tư vấngiám sát B là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh A về mặt tổ chức, nhưng lại hạchtoán kế toán độc lập với Sở Giao thông vận tải nên việc Sở Giao thông vận tải giao cho Trung tâm Tưvấn giám sát B thực hiện gói thầu do Sở làm chủ đầu tư theo hình thức tự thực hiện là không phù hợpvới quy định của pháp luật về đấu thầu

5 Hỏi: Chủ đầu tư A đang tiến hành lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn có giá 450 triệu đồng Trong nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu có ghi hình thức lựa chọn nhà thầu là chỉ định thầu; phương thức lựa chọn nhà thầu là một giai đoạn một túi hồ sơ Việc ghi thông tin về hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu như trên có phù hợp không?

Trả lời: Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (Điều 54 Khoản 1 và Điều 56 Khoản 2) quy định gói thầu dịch vụ

tư vấn có giá không quá 500 triệu nằm trong hạn mức chỉ định thầu; gói thầu nằm trong hạn mức chỉđịnh thầu thì được áp dụng quy trình chỉ định thầu rút gọn Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 28Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng đối với chỉđịnh thầu gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp.Theo hướng dẫn tại Khoản 5 Điều 5 Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT ngày 26/10/2015 của Bộ Kếhoạch và Đầu tư quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu, phương thức một giai đoạn một túi hồ

sơ được áp dụng trong các trường hợp chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụphi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp; trường hợp gói thầu áp dụng theo quy trình chỉ địnhthầu rút gọn thì không ghi nội dung này

Đối với trường hợp nêu trên, do gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn có giá dưới 500 triệu đồng nên việc ápdụng chỉ định thầu rút gọn đối với gói thầu này là phù hợp với điều kiện gói thầu phải đáp ứng đủ cácđiều kiện chỉ định thầu quy định tại Khoản 2 Điều 22 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13

Khi áp dụng chỉ định thầu theo quy trình rút gọn, chủ đầu tư và nhà thầu sẽ tiến hành thương thảo hợpđồng ngay mà không phải trải qua bước bên mời thầu phát hành hồ sơ yêu cầu và nhà thầu nộp hồ sơ

đề xuất để bên mời thầu đánh giá trước khi thương thảo hợp đồng Theo đó, đối chiếu với quy định tạiThông tư số 10/2015/TT-BKHĐT nêu trên, trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu cung cấpdịch vụ tư vấn áp dụng hình thức chỉ định thầu và có giá gói thầu không quá 500 triệu đồng không cầnthiết phải ghi nội dung về phương thức lựa chọn nhà thầu

6 Hỏi: Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa thông thường, đơn giản, không yêu cầu

kỹ thuật cao nhưng có số lượng lớn và có giá gói thầu trên 10 tỷ đồng, chủ đầu tư có thể áp dụng phương thức đấu thầu một giai đoạn một túi hồ sơ để nhằm mục đích tiết kiệm thời gian trong đấu thầu và tăng cường áp dụng đấu thầu qua mạng được không?

Trả lời: Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 (Điều 28 Khoản 1 Điểm a) quy định phương thức lựa chọn nhà

thầu một giai đoạn một túi hồ sơ áp dụng cho đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu muasắm hàng hoá có quy mô nhỏ Gói thầu mua sắm hàng hoá quy mô nhỏ là gói thầu có giá không quá 10

tỷ đồng (Nghị định số 63/2014/NĐ-CP Điều 63)

Theo đó, chỉ những gói thầu mua sắm hàng hóa có quy mô nhỏ mới được phép áp dụng phương thức

Trang 4

đồng (không phải là gói thầu quy mô nhỏ) phải áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ theoquy định tại Điều 29 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13.

Như vậy, trường hợp chủ đầu tư áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ để lựa chọn nhàthầu cho gói thầu mua sắm hàng hoá có giá lớn hơn 10 tỷ đồng là chưa phù hợp với quy định nêu trên.Trong trường hợp này, chủ đầu tư phải áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ

Liên quan đến đấu thầu qua mạng, hiện nay việc áp dụng cách thức này đang được thực hiện từngbước theo lộ trình Theo đó, trường hợp gói thầu thuộc diện phải áp dụng phương thức một giai đoạnhai túi hồ sơ thì chưa thực hiện đấu thầu qua mạng Tuy nhiên, khuyến khích các chủ đầu tư, bên mờithầu đăng tải HSMT trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia để tạo điều kiện cho các nhà thầu dễ dàngtiếp cận HSMT, nhằm tăng tính minh bạch, cạnh tranh trong đấu thầu

Ngoài ra, đối với gói thầu đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh áp dụng phương thức một giai đoạnmột túi hồ sơ, khuyến khích các chủ đầu tư, bên mời thầu tổ chức đấu thầu qua mạng nhằm rút ngắnthời gian trong đấu thầu, giảm thiểu thủ tục hành chính cũng như tăng cường tính cạnh tranh, công khai,minh bạch, hiệu quả kinh tế của gói thầu

7 Hỏi: Dự toán gói thầu được lập tuân thủ đúng theo quy định về quản lý chi phí đầu

tư xây dựng công trình Tuy nhiên, khi phê duyệt dự toán, chủ đầu tư đã quyết định giảm trừ 5% giá trị dự toán với lý do để bảo đảm cạnh tranh và tiết kiệm kinh phí trong đầu tư xây dựng các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước Việc chủ đầu tư phê duyệt dự toán gói thầu như trên có phù hợp với quy định của pháp luật đấu thầu hiện hành hay không?

Trả lời: Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 (Điều 35 Khoản 2) quy định giá gói thầu được xác định trên cơ

sở tổng mức đầu tư hoặc dự toán (nếu có) đối với dự án; dự toán mua sắm đối với mua sắm thườngxuyên Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dựphòng, phí, lệ phí và thuế Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (Điều 117 Khoản 2) quy định trường hợp dựtoán được phê duyệt của gói thầu cao hơn hoặc thấp hơn giá gói thầu ghi trong kế hoạch lựa chọn nhàthầu đã duyệt thì dự toán đó sẽ thay thế giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Như vậy, theo quy định nêu trên, thì dự toán gói thầu phải được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí đểthực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế Do đó, việc giảm trừ 5% giá trị dự toánsau khi đã được tính đúng, tính đủ là chưa phù hợp với quy định nêu trên

Tiết kiệm chi phí trong đấu thầu là chủ trương đúng đắn, cần thiết và phù hợp với mục tiêu của công tácđấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế, song phải bảo đảm không trái với quyđịnh của pháp luật về đấu thầu Để đạt được mục tiêu tiết kiệm chi phí trong đấu thầu thì quan trọng làphải xem xét, kiểm soát ngay từ bước lập thiết kế, dự toán gói thầu Nếu dự toán được lập chính xác,đầy đủ, sát với thiết kế, phù hợp với giá cả thị trường thì cũng sẽ giúp tiết kiệm được chi phí mà vẫn bảođảm tính khả thi trong việc thực hiện gói thầu Ngoài ra, quan trọng là phải tạo được môi trường đấuthầu rộng rãi, cạnh tranh, bình đẳng giữa các nhà thầu, từ đó sẽ lựa chọn được nhà thầu đáp ứng yêucầu với giá cạnh tranh

8 Hỏi: Bệnh viện công lập X cần tổ chức lựa chọn nhà thầu gói thầu mua thuốc chữa bệnh (số lượng thuốc mời thầu: 1 triệu viên, giá gói thầu: 9 tỷ đồng) Do lượng thuốc thực tế Bệnh viện cần sử dụng phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh và nhu cầu khám chữa bệnh trong năm nên Bệnh viện dự kiến áp dụng loại hợp đồng theo đơn giá cố định Trong trường hợp này, việc áp dụng loại hợp đồng theo đơn giá cố định có phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu không? Trường hợp ký hợp đồng trọn gói thì có được phép thanh toán theo thực tế số lượng thuốc cần mua hay không?

Trả lời: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 62 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, hợp đồng trọn gói là hợp

đồng có giá cố định trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng.Việc thanh toán đối với hợp đồng trọn gói được thực hiện nhiều lần trong quá trình thực hiện hoặc thanhtoán một lần khi hoàn thành hợp đồng Tổng số tiền mà nhà thầu được thanh toán cho đến khi hoànthành các nghĩa vụ theo hợp đồng bằng đúng giá ghi trong hợp đồng Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ

tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ phải

áp dụng hợp đồng trọn gói

4

Trang 5

Theo quy định tại Điều 63 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, gói thầu mua sắm hàng hóa có giá trị gói thầukhông quá 10 tỷ đồng được coi là gói thầu quy mô nhỏ.

Như vậy, gói thầu mua thuốc của Bệnh viện có giá gói thầu 9 tỷ đồng được coi là gói thầu mua sắmhàng hóa quy mô nhỏ Theo đó, gói thầu này phải áp dụng loại hợp đồng trọn gói theo quy định nêu trên

mà không được phép áp dụng loại hợp đồng theo đơn giá cố định

Tính chất trọn gói ở đây được hiểu là áp dụng đối với toàn bộ số lượng thuốc nêu trong hợp đồng, điều

đó có nghĩa là khi tham dự thầu, nhà thầu phải chào giá trọn gói cho việc cung cấp 1 triệu viên thuốctheo đúng yêu cầu của HSMT Trường hợp nhà thầu được công nhận trúng thầu với giá trúng thầu vàgiá hợp đồng là “A” đồng thì nhà thầu sẽ được thanh toán đúng giá trị “A” đồng nếu cung cấp cho bệnhviện 1 triệu viên thuốc theo đúng quy định trong HSMT và hợp đồng

Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của gói thầu cung cấp thuốc, số lượng thuốc sử dụng trong năm phụthuộc vào tình hình dịch bệnh và nhu cầu khám chữa bệnh của người dân nên thông thường số lượngthuốc sử dụng thực tế khác so với số lượng thuốc ghi trong hợp đồng Do đó, trong trường hợp này, đểbảo đảm việc mua thuốc được tiết kiệm, hiệu quả, trong HSMT và hợp đồng cần quy định rõ loại hợpđồng là trọn gói ứng với số lượng thuốc trúng thầu (1 triệu viên, giá hợp đồng: “A” đồng); trường hợp sốlượng thuốc sử dụng thực tế khác so với số lượng ghi trong hợp đồng (tăng hoặc giảm) thì giá trị thanhtoán sẽ căn cứ theo số lượng sử dụng thực tế và đơn giá trúng thầu của một viên thuốc

Như vậy, với cách quy định về mua thuốc trong HSMT và trong hợp đồng đối với trường hợp áp dụngloại hợp đồng trọn gói như nêu trên sẽ bảo đảm vừa tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu vừatiết kiệm, hiệu quả trong việc mua sắm thuốc Ngoài ra, việc HSMT có quy định rõ ràng về cách thanhtoán cho nhà thầu trong trường hợp số lượng thuốc dùng thực tế khác so với số lượng mời thầu sẽ giúpcho các nhà thầu chủ động xây dựng và tính toán phương án chào thầu phù hợp

9 Hỏi: Bên mời thầu X tổ chức lựa chọn nhà thầu gói thầu xây lắp thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 Trong đó, hồ sơ mời thầu (HSMT) quy định nhân sự chủ chốt mà nhà thầu đề xuất trong hồ sơ dự thầu (HSDT) phải là nhân sự thuộc biên chế của nhà thầu, đóng bảo hiểm tại nhà thầu từ 5 năm trở lên Yêu cầu về nhân sự do Bên mời thầu X đưa ra có phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu hay không?

Trả lời: Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (Khoản 2 Điều 23) quy định trong HSMT không được nêu bất cứ

điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhàthầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng

Theo hướng dẫn tại Mục 1 Chương III Mẫu HSMT gói thầu xây lắp ban hành kèm Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một trong các nội dung đánh giá về năng lực vàkinh nghiệm của nhà thầu là nhân sự chủ chốt; căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu và pháp luật vềxây dựng mà bên mời thầu quy định yêu cầu về nhân sự chủ chốt như chỉ huy trưởng công trình, chủnhiệm kỹ thuật thi công, chủ nhiệm thiết kế bản vẽ thi công, đội trưởng thi công, giám sát kỹ thuật, chấtlượng… và số năm kinh nghiệm tối thiểu của nhân sự chủ chốt đó cho phù hợp

Như vậy, trong Mẫu HSMT không có quy định về tiêu chí đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, màchỉ yêu cầu nhà thầu kê khai nhân sự dự kiến huy động có năng lực, kinh nghiệm phù hợp với vị trí đảmnhiệm, đáp ứng yêu cầu của HSMT

Đối với trường hợp trên, việc HSMT quy định nhân sự tham gia gói thầu phải là nhân sự thuộc biên chếnhà thầu, đóng bảo hiểm tại nhà thầu từ 5 năm trở lên là không cần thiết và có thể làm hạn chế sự thamgia của các nhà thầu Theo đó, chỉ cần quy định nhà thầu phải kê khai những nhân sự chủ chốt có nănglực đáp ứng các yêu cầu quy định tại HSMT và có thể sẵn sàng huy động cho gói thầu, mà không bắtbuộc nhân sự đó phải được chính nhà thầu đóng bảo hiểm xã hội Việc đóng bảo hiểm xã hội cho ngườilao động phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về lao động

Trong trường hợp này, nếu các nhân sự chủ chốt do nhà thầu đề xuất có năng lực, kinh nghiệm đápứng yêu cầu nêu trong HSMT và sẵn sàng huy động để tham gia thực hiện gói thầu nếu nhà thầu trúngthầu thì được coi là đáp ứng yêu cầu về nội dung nhân sự chủ chốt Trường hợp cần thiết, bên mời thầu

có thể yêu cầu nhà thầu nộp các tài liệu như: hợp đồng lao động giữa nhà thầu với nhân sự chủ chốt, sổbảo hiểm xã hội của nhân sự chủ chốt, hợp đồng với công ty cung cấp lao động (trong trường hợp nhàthầu sử dụng nhân sự chủ chốt của công ty cung cấp lao động)… để làm rõ, chứng minh khả năng huyđộng nhân sự chủ chốt của nhà thầu

Trang 6

10 Hỏi: Chúng tôi đang tiến hành lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (KHLCNT) cho gói thầu xây lắp áp dụng loại hợp đồng trọn gói, thời gian thực hiện hợp đồng là 06 tháng Vậy khi lập giá gói thầu trong KHLCNT có cần phải tính toán cả chi phí dự phòng hay không? Trường hợp trong giá gói thầu có bao gồm cả chi phí dự phòng trượt giá, dự phòng phát sinh khối lượng nhưng thực tế khi thực hiện hợp đồng lại không xảy ra trượt giá, phát sinh khối lượng thì xử lý như thế nào và nhà thầu có được thanh toán khoản chi phí dự phòng trượt giá và phát sinh khối lượng hay không?

Trả lời: Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 (Điểm a Khoản 2 Điều 35 và Điểm b Khoản 1 Điều 62) quy

định giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng,phí, lệ phí và thuế Khi áp dụng hợp đồng trọn gói, giá gói thầu để làm căn cứ xét duyệt trúng thầu phảibao gồm cả chi phí cho các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, chi phí dựphòng trượt giá

Như vậy, theo quy định nêu trên thì giá gói thầu trong KHLCNT đối với hợp đồng trọn gói và các loạihợp đồng khác đều phải bao gồm chi phí dự phòng Tuy nhiên, chủ đầu tư cần lưu ý, theo hướng dẫntại Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT ngày 26/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đốivới các gói thầu có thời gian thực hiện hợp đồng ngắn, không phát sinh rủi ro, trượt giá thì khi lập giá góithầu, chi phí dự phòng được tính bằng không Chi phí dự phòng do chủ đầu tư xác định theo tính chấttừng gói thầu nhưng không được vượt mức tối đa do pháp luật chuyên ngành quy định (chẳng hạn nếumức dự phòng tối đa theo quy định của pháp luật chuyên ngành là 10% chi phí xây dựng thì tùy theoquy mô, tính chất của gói thầu để tính toán mức chi phí dự phòng trong khoảng từ 0% đến 10% chi phíxây dựng của gói thầu)

Đối với gói thầu áp dụng loại hợp đồng trọn gói, khi tham dự thầu, nhà thầu phải tính toán và phân bổchi phí dự phòng vào trong giá dự thầu; không tách riêng phần chi phí dự phòng mà nhà thầu đã phân

bổ trong giá dự thầu để xem xét, đánh giá trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu về tài chính, thươngmại (Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 62 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, hợp đồng trọn gói là hợpđồng có giá cố định trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng.Việc thanh toán đối với hợp đồng trọn gói được thực hiện nhiều lần trong quá trình thực hiện hoặc thanhtoán một lần khi hoàn thành hợp đồng Tổng số tiền mà nhà thầu được thanh toán cho đến khi hoànthành các nghĩa vụ theo hợp đồng bằng đúng giá ghi trong hợp đồng

Như vậy, việc thanh toán cho nhà thầu thực hiện theo quy định nêu trên mà không phụ thuộc vào việc

có xảy ra trượt giá, phát sinh khối lượng nằm trong phạm vi hợp đồng đã ký hay không

11 Hỏi: Năm 2016, Chủ đầu tư M tiến hành thủ tục sơ tuyển đối với một gói thầu xây lắp Trong đó, hồ sơ mời sơ tuyển (HSMST) quy định nhà thầu cần liệt kê các hợp đồng tương tự đã thực hiện và hoàn thành trong các năm 2012, 2013, 2014 Nhà thầu

A tham dự thầu gói thầu và có một số hợp đồng ký kết năm 2012 nhưng hoàn thành năm 2015 Trong trường hợp này, bên mời thầu có được xem xét các hợp đồng hoàn thành năm 2015 để tính năng lực, kinh nghiệm của Nhà thầu A hay không?

Trả lời: Theo hướng dẫn tại Ghi chú số 5 Mục 2.1 Chương III Mẫu hồ sơ mời thầu (HSMT) xây lắp ban

hành kèm Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chủ đầu tư căn cứvào quy mô, tính chất của gói thầu và tình hình thực tế của ngành, địa phương mà có thể quy định nhàthầu phải có kinh nghiệm thi công một số gói thầu tương tự trong khoảng thời gian từ 3 năm đến 5 năm.Việc quy định nhà thầu phải có kinh nghiệm thi công gói thầu tương tự trong khoảng thời gian từ 3 nămđến 5 năm gần nhất so với thời điểm tổ chức sơ tuyển nhằm mục đích đánh giá một cách chính xác vềkinh nghiệm và năng lực của nhà thầu tại thời điểm sơ tuyển, đồng thời không làm hạn chế sự tham dựcủa nhà thầu

Đối với trường hợp nêu trên, do thời gian bắt đầu tổ chức sơ tuyển là năm 2016 nên việc HSMST quyđịnh chỉ xem xét các hợp đồng tương tự mà nhà thầu đã hoàn thành trong khoảng thời gian từ năm

2012 đến năm 2014 là chưa phù hợp, làm hạn chế sự tham gia của nhà thầu, làm giảm tính cạnh tranhtrong đấu thầu Theo đó, trường hợp bên mời thầu đã phát hành HSMST nhưng chưa đóng sơ tuyển thìphải sửa đổi HSMST bằng cách gửi văn bản sửa đổi tới tất cả các nhà thầu đã nhận HSMST, đồng thời

6

Trang 7

gia hạn thời điểm đóng sơ tuyển (nếu cần thiết) trên cơ sở bảo đảm đủ thời gian để nhà thầu hoàn chỉnh

hồ sơ dự sơ tuyển

Trường hợp đã đóng sơ tuyển thì coi đây là tình huống trong đấu thầu phát sinh ngoài quy định tại Điều

117 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP Theo đó, chủ đầu tư cần xem xét, quyết định xử lý tình huống theohướng yêu cầu tất cả các nhà thầu tham dự sơ tuyển kê khai các hợp đồng tương tự đã hoàn thànhtrong khoảng thời gian từ năm 2012 đến trước thời điểm đóng sơ tuyển để xem xét, đánh giá về kinhnghiệm thi công gói thầu tương tự

12 Mục 2.1 Chương II Mẫu HSYC chào hàng cạnh tranh xây lắp ban hành kèm theo Thông tư số 11/2015/TT-BKHĐT (Mẫu số 03) quy định căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu mà bên mời thầu có thể tham khảo tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm Hỏi: Ban Quản lý dự án xây dựng tỉnh A đang tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu xây lắp theo hình thức chào hàng cạnh tranh Trên địa bàn tỉnh này, có rất nhiều doanh nghiệp mới thành lập từ 1 năm đến 2 năm Để tạo điều kiện cho các nhà thầu địa phương tham gia chào hàng, hồ sơ yêu cầu (HSYC) có thể quy định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu trong khoảng thời gian 2 năm trước thời điểm đóng thầu được không, hay nhất thiết phải tuân thủ đúng theo hướng dẫn của Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập mẫu HSMT xây lắp (TT03) là từ 3 năm đến 5 năm?

Trả lời: Mục 2.1 Chương II Mẫu HSYC chào hàng cạnh tranh xây lắp ban hành kèm theo Thông tư số

11/2015/TT-BKHĐT (Mẫu số 03) quy định căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu mà bên mời thầu có thểtham khảo tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm quy định tại Mẫu hồ sơ mời thầu (HSMT) số

01 ban hành kèm theo TT03 để quy định cho phù hợp, tránh đưa các điều kiện nhằm hạn chế sự thamgia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bìnhđẳng

Theo đó, đối với gói thầu xây lắp có giá trị dưới 5 tỷ đồng, áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh thìchỉ có các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ mới được phép tham gia chào hàng theo quy định tại Khoản 3Điều 6 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (NĐ63) Khi lập HSYC, chủ đầu tư, bên mời căn cứ vào quy mô,tính chất của gói thầu hoặc năng lực của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để đưa ra tiêu chuẩn đánh giánăng lực và kinh nghiệm cho phù hợp, trường hợp quy định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinhnghiệm của nhà thầu trong khoảng thời gian từ 3 năm đến 5 năm trước thời điểm đóng thầu dẫn đếnhạn chế nhà thầu tham dự thầu, làm giảm tính cạnh tranh của gói thầu thì bên mời thầu có thể quy địnhtiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu trong khoảng thời gian 2 năm trước thờiđiểm đóng thầu nhằm thu hút nhiều nhà thầu tham dự, tăng tính cạnh tranh của gói thầu

Ngoài ra, trường hợp gói thầu xây lắp có giá dưới 5 tỷ đồng, đã có thiết kế bản vẽ thi công được phêduyệt và là công trình đơn giản mà nhà thầu không cần nhiều thời gian để chuẩn bị hồ sơ đề xuất(HSĐX)/báo giá thì được phép áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh Trường hợp công trình đòi hỏinhà thầu phải mất nhiều thời gian hơn để chuẩn bị HSĐX/báo giá so với thời gian chuẩn bị HSĐX tốithiểu quy định tại Điểm a Khoản 6 Điều 58 NĐ63 thì cần áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu khác chophù hợp

13 Bên mời thầu X đang tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước một gói thầu mua sắm hàng hóa thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu Đối với nội dung bảo đảm dự thầu, đơn vị tư vấn xây dựng hồ sơ mời thầu (HSMT) đề xuất quy định trong chỉ dẫn nhà thầu như sau: “Trường hợp thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu bằng hình thức thư bảo lãnh, nhà thầu phải nộp cùng hồ sơ dự thầu (HSDT) bảo lãnh dự thầu do một ngân hàng phát hành với giá trị và thời gian có hiệu lực như quy định tại Bảng dữ liệu đấu thầu Bảo đảm dự thầu phải do một ngân hàng hoạt động hợp

pháp tại Việt Nam phát hành…” Hỏi: Nội dung yêu cầu về bảo đảm dự thầu như trên

có phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu không?

Trả lời: Điểm d, Khoản 2, Điều 18 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (NĐ63) quy định HSDT hợp lệ phải có

bảo đảm dự thầu với giá trị và thời hạn hiệu lực đáp ứng yêu cầu của HSMT Đối với trường hợp quyđịnh bảo đảm dự thầu theo hình thức nộp thư bảo lãnh thì thư bảo lãnh phải được đại diện hợp phápcủa tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam kýtên với giá trị và thời hạn hiệu lực, đơn vị thụ hưởng theo yêu cầu của HSMT

Trang 8

Như vậy, theo quy định nêu trên của NĐ63 thì bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàngnước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam đều sẽ được xem xét Nội dung này của NĐ63cũng phù hợp với quy định nêu tại Khoản 18 và Khoản 1 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng Cụ thể,Khoản 18 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng quy định: Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng,theo đó, tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụtài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ

đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận Còn Khoản 1Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng quy định: Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phingân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân

Căn cứ quy định của NĐ63 và Luật Các tổ chức tín dụng, các Mẫu HSMT gói thầu xây lắp, mua sắmhàng hóa ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/5/2015 và Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/6/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đều đã hướng dẫn hình thức bảo đảm dự thầuquy định trong HSMT có thể là thư bảo lãnh của ngân hàng hoặc của tổ chức tín dụng Như vậy, cầnhiểu là khi nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu bằng thư bảo lãnh thì thư đó có thể do ngânhàng hoặc tổ chức tín dụng không phải ngân hàng hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng phát hành.Đối với trường hợp nêu trên, việc HSMT quy định nếu nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầubằng hình thức thư bảo lãnh thì thư bảo lãnh phải do ngân hàng phát hành là quá khắt khe và có thểdẫn tới hạn chế sự tham gia của các nhà thầu, không phù hợp với quy định nêu tại Khoản 2 Điều 23NĐ63 cũng như các quy định vừa phân tích ở trên Theo đó, nội dung này cần được sửa lại theo hướngdẫn tại Mẫu HSMT tương ứng cho phù hợp

14 Hỏi: Trong Hồ sơ dự thầu (HSDT) cũng như hợp đồng đã ký kết, nhà thầu cam kết sẽ cung cấp hàng hóa xuất xứ tại Singapore, nhưng trong quá trình bàn giao thiết bị, nhà thầu lại đề xuất cung cấp hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc và Việt Nam Nhà thầu giải thích rằng, việc thay đổi xuất xứ hàng hóa là do hãng sản xuất thiết bị thay đổi chính sách nguồn cung cấp hàng hóa vào thị trường Việt Nam và hãng bảo đảm chất lượng toàn cầu Chủ đầu tư có được xem xét, chấp thuận đề xuất của nhà thầu về thay đổi xuất xứ hàng hoá như nêu trên hay không?

Trả lời: Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 (Điều 4 Khoản 32 và Điều 65 Khoản 3) quy định hợp đồng là

văn bản thỏa thuận giữa chủ đầu tư với nhà thầu được lựa chọn để thực hiện gói thầu Hợp đồng được

ký kết giữa các bên phải phù hợp với nội dung hồ sơ mời thầu (HSMT), HSDT, kết quả thương thảo hợpđồng, quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu

Đối với tình huống nêu tại câu hỏi này, trước khi xem xét, quyết định chấp nhận hay không đề xuất củanhà thầu, chủ đầu tư cần kiểm tra các thông tin mà nhà thầu cung cấp Trường hợp chính sách nguồncung cấp hàng hóa vào Việt Nam của nhà sản xuất được thay đổi trước khi nhà thầu nộp HSDT thì đềxuất của nhà thầu như trên là không phù hợp; trong trường hợp này, chủ đầu tư cần xem xét, khôngchấp thuận đề xuất của nhà thầu

Trường hợp sau khi trúng thầu, nhà sản xuất mới thay đổi chính sách về nguồn cung cấp hàng hóa và làtình huống khách quan, không lường trước được của nhà thầu khi lập HSDT thì chủ đầu tư có thể xemxét, chấp thuận việc thay đổi xuất xứ hàng hóa theo đề nghị của nhà thầu song phải bảo đảm hàng hóađược đề xuất thay thế vẫn đáp ứng tất cả các yêu cầu về mặt kỹ thuật cũng như chất lượng theo yêucầu của HSMT Trong trường hợp này, chủ đầu tư và nhà thầu cần thương thảo về giá hợp đồng và cácrủi ro có thể xảy ra do việc cung cấp hàng hóa không theo đúng xuất xứ như cam kết trong HSDT vàhợp đồng đã ký giữa hai bên

15 Hỏi: Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu (HSDT) gói thầu xây lắp, tổ chuyên gia nhận thấy bản chụp hợp đồng tương tự được công chứng mà nhà thầu đóng kèm theo HSDT có dấu hiệu bất thường nên tổ chuyên gia đã đề nghị bên mời thầu yêu cầu nhà thầu cung cấp bản gốc để đối chiếu Tuy nhiên, nhà thầu không cung cấp bản gốc của hợp đồng này với lý do là bản chụp hợp đồng đã được công chứng

và đề nghị tổ chuyên gia cần căn cứ vào đó để đánh giá và bên mời thầu đã chấp thuận giải thích của nhà thầu Việc nhà thầu làm rõ và bên mời thầu chấp thuận giải thích của nhà thầu như nêu trên có phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu hay không?

8

Trang 9

Trả lời: Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (Điều 16 Khoản 1) quy định sau khi mở thầu, nhà thầu có trách

nhiệm làm rõ HSDT theo yêu cầu của bên mời thầu Trường hợp HSDT của nhà thầu thiếu tài liệuchứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sungtài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm Đối với các nội dung đề xuất về kỹthuật, tài chính nêu trong HSDT của nhà thầu, việc làm rõ phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổinội dung cơ bản của HSDT đã nộp, không thay đổi giá dự thầu

Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (Điều 15 Khoản 1) quy định việc đánh giá HSDT phải căn cứ vào tiêuchuẩn đánh giá HSDT và các yêu cầu khác trong HSMT, căn cứ vào HSDT đã nộp, các tài liệu giảithích, làm rõ HSDT của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm,

có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu

Theo hướng dẫn tại Mục 17 Chương I của Mẫu HSMT xây lắp ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhà thầu phải chuẩn bị sẵn sàng các tài liệugốc để phục vụ việc xác minh khi có yêu cầu của bên mời thầu

Theo đó, việc đánh giá, làm rõ HSDT được thực hiện theo quy định nêu trên Trong quá trình đánh giáHSDT, trường hợp cần thiết bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu cung cấp các tài liệu gốc để so sánh,xác thực thông tin so với bản chụp tài liệu mà nhà thầu đã cung cấp trong HSDT Việc nhà thầu khôngcung cấp tài liệu gốc và bên mời thầu chấp thuận đề nghị này của nhà thầu là không phù hợp với quyđịnh của pháp luật về đấu thầu, có thể dẫn đến vi phạm hành vi bị cấm trong đấu thầu theo quy định tạiĐiểm c Khoản 4 Điều 89 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 (nhà thầu cố ý cung cấp thông tin không trungthực trong HSDT làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu)

16 Hỏi: Nhà thầu tham dự gói thầu xây lắp áp dụng loại hợp đồng trọn gói, hồ sơ dự thầu (HSDT) của nhà thầu tuân thủ và đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu (HSMT) Trong quá trình thương thảo hợp đồng, chủ đầu tư, bên mời thầu yêu cầu nhà thầu phải rà soát lại khối lượng của gói thầu theo thiết kế được duyệt để xác định những khối lượng thừa hoặc thiếu so với thiết kế Vậy yêu cầu rà soát nêu trên của chủ đầu tư, bên mời thầu có phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu hay không? Trường hợp phát hiện khối lượng bị thiếu so với thiết kế thì xử lý như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 62 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, khi áp dụng loại

hợp đồng trọn gói, đối với gói thầu xây lắp, trong quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, các bêncần rà soát lại bảng khối lượng công việc theo thiết kế được duyệt; nếu nhà thầu hoặc bên mời thầuphát hiện bảng số lượng, khối lượng công việc chưa chính xác so với thiết kế, bên mời thầu báo cáochủ đầu tư xem xét, quyết định việc điều chỉnh khối lượng công việc để bảo đảm phù hợp với thiết kế.Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (Điều 19 Khoản 3 Điểm b) quy định, trong quá trình đánh giá HSDT vàthương thảo hợp đồng, nếu phát hiện khối lượng mời thầu nêu trong bảng tiên lượng mời thầu thiếu sovới hồ sơ thiết kế thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu phải bổ sung khối lượng công việc thiếu đó trên cơ

sở đơn giá đã chào; trường hợp trong HSDT chưa có đơn giá thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xemxét, quyết định việc áp đơn giá nêu trong dự toán đã phê duyệt đối với khối lượng công việc thiếu so với

hồ sơ thiết kế hoặc đơn giá của nhà thầu khác đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật nếu đơn giá nàythấp hơn đơn giá đã phê duyệt trong dự toán gói thầu

Theo đó, việc chủ đầu tư, bên mời thầu cùng với nhà thầu tiến hành rà soát lại bảng khối lượng côngviệc theo thiết kế được duyệt là cần thiết và phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu Trườnghợp phát hiện khối lượng thiếu so với thiết kế thì nhà thầu phải thực hiện bổ sung công việc thiếu đótheo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP nêu trên Trong trường hợp này,chủ đầu tư phải bổ sung kinh phí đối với phần khối lượng bị tính toán thiếu vào trong giá đề nghị trúngthầu

Trường hợp dự toán đã lập cho gói thầu tính thiếu khối lượng so với thiết kế thì chủ đầu tư phải phêduyệt lại dự toán

Ngoài ra, chủ đầu tư cần lưu ý, trường hợp sử dụng nhà thầu tư vấn để lập hồ sơ thiết kế, HSMT thìtrong hợp đồng giữa chủ đầu tư, bên mời thầu với nhà thầu tư vấn phải có quy định về trách nhiệm củacác bên trong việc xử lý, đền bù đối với việc tính toán sai số lượng, khối lượng công việc theo quy địnhtại Điểm đ Khoản 1 Điều 62 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13

Trang 10

17 Hỏi: Trường hợp chấm dứt hợp đồng đối với nhà thầu vi phạm hợp đồng thì khối lượng công việc còn lại có phải hình thành gói thầu mới để tổ chức lựa chọn nhà thầu hay không? Hình thức lựa chọn nhà thầu nào sẽ được áp dụng? Trường hợp

áp dụng chỉ định thầu thì có bắt buộc phải thuộc hạn mức chỉ định thầu hay không

và có được phê duyệt dự toán cho phần công việc còn lại cho phù hợp để làm cơ sở chỉ định thầu không?

Trả lời: Nghị định 63/2014/NĐ-CP (Điều 117 Khoản 11) quy định về cách thức xử lý tình huống trường

hợp nhà thầu thực hiện gói thầu vi phạm hợp đồng, không còn năng lực để tiếp tục thực hiện hợp đồng,làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ, chất lượng, hiệu quả của gói thầu

Theo đó, trường hợp khẳng định việc chậm tiến độ do lỗi của nhà thầu, làm ảnh hưởng nghiêm trọngtiến độ, chất lượng, hiệu quả của gói thầu thì chủ đầu tư xem xét, báo cáo người có thẩm quyền quyếtđịnh cho phép chấm dứt hợp đồng với nhà thầu đó Phần công việc còn lại chưa được thực hiện đượcphép áp dụng chỉ định thầu hoặc các hình thức lựa chọn nhà thầu khác trên cơ sở bảo đảm chất lượng,tiến độ của gói thầu và do người có thẩm quyền quyết định

Trường hợp áp dụng hình thức chỉ định thầu thì không cần phải tuân thủ theo hạn mức chỉ định thầuquy định tại Điều 54 Nghị định 63/2014/NĐ-CP Trong trường hợp này, giá trị phần khối lượng công việcchưa thực hiện được giao (chỉ định thầu) cho nhà thầu mới thực hiện theo đúng giá trị ghi trong hợpđồng trước đó trừ đi giá trị của phần khối lượng công việc mà nhà thầu cũ đã thực hiện Như vậy, phầnkhối lượng công việc được chỉ định cho nhà thầu mới không được tính toán, cập nhật theo giá thịtrường tại thời điểm chấm dứt hợp đồng

Trường hợp không áp dụng hình thức chỉ định thầu thì phần khối lượng công việc chưa thực hiện đượctách thành gói thầu mới và tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định Trong trường hợp này, chủ đầu tưphải phê duyệt lại dự toán cho phần công việc còn lại trên cơ sở cập nhật các quy định của pháp luậthiện hành

Bên cạnh đó, trường hợp phải chấm dứt hợp đồng với nhà thầu vi phạm để thay thế nhà thầu mới, trongvòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng với nhà thầu vi phạm, chủđầu tư phải gửi thông báo đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem xét, đăng tải thông tin nhà thầu vi phạmtrên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và Báo Đấu thầu; trong thông báo phải nêu rõ lý do nhà thầu viphạm dẫn tới phải chấm dứt hợp đồng, hình thức lựa chọn nhà thầu thay thế, tên nhà thầu được chỉđịnh trong trường hợp áp dụng hình thức chỉ định thầu

18 Hỏi: Công ty X tham dự đấu thầu rộng rãi trong nước gói thầu xây lắp Do sơ suất, trong hồ sơ dự thầu (HSDT) của Công ty nộp cho bên mời thầu không đóng kèm văn bản xác nhận của cơ quan thuế về việc Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước Vì vậy, sau khi đóng thầu (9h ngày 25/8/2016), Công ty mới gửi văn bản xác nhận của cơ quan thuế (văn bản xác nhận của cơ quan thuế ký ngày 26/8/2016) trong đó xác nhận tính đến ngày 25/8/2016, Công ty đã hoàn thành nghĩa

vụ thuế đối với Nhà nước Vậy, Công ty có được dùng văn bản xác nhận của cơ quan thuế sau thời điểm đóng thầu như nêu trên để chứng minh năng lực về tài chính của mình và văn bản xác nhận này có được chấp nhận, đánh giá hay không?

Trả lời: Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (Điều 15 Khoản 1) quy định việc đánh giá HSDT phải căn cứ vào

tiêu chuẩn đánh giá HSDT và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu (HSMT), căn cứ vào HSDT đãnộp, các tài liệu giải thích, làm rõ HSDT của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ nănglực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu

Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (Điều 16 Khoản 1 và Khoản 2) quy định sau khi mở thầu, nhà thầu cótrách nhiệm làm rõ HSDT theo yêu cầu của bên mời thầu Trường hợp HSDT của nhà thầu thiếu tài liệuchứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sungtài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm Đối với các nội dung đề xuất về kỹthuật, tài chính nêu trong HSDT của nhà thầu, việc làm rõ phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổinội dung cơ bản của HSDT đã nộp, không thay đổi giá dự thầu Trường hợp sau khi đóng thầu, nếu nhàthầu phát hiện HSDT thiếu các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì nhà thầuđược phép gửi tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm củamình Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà thầu để xem xét, đánh giá;các tài liệu bổ sung, làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm được coi như một phần củaHSDT

10

Trang 11

Đối với trường hợp nêu trên, việc sau thời điểm đóng thầu, nếu nhà thầu phát hiện trong HSDT đã nộpthiếu văn bản xác nhận của cơ quan thuế thì nhà thầu được phép bổ sung văn bản xác nhận đã hoànthành nghĩa vụ thuế của cơ quan thuế để chứng minh năng lực tài chính của mình sau thời điểm đóngthầu Trong trường hợp này, bên mời thầu phải tiếp nhận văn bản xác nhận của cơ quan thuế để làm cơ

sở đánh giá HSDT của nhà thầu

Trường hợp việc xác nhận của cơ quan thuế diễn ra sau thời điểm đóng thầu thì bên mời thầu, tổchuyên gia phải xem xét đến các yếu tố về thời điểm lập tờ khai nộp thuế, thời điểm nộp tiền đóng thuếcủa nhà thầu Nếu thời điểm lập tờ khai nộp thuế, thời điểm nộp tiền đóng thuế của nhà thầu được thựchiện trước thời điểm đóng thầu thì văn bản xác nhận việc nộp thuế của cơ quan thuế được coi là hợp lệ

để xem xét, đánh giá; ngược lại, nếu là sau thời điểm đóng thầu thì được coi là không hợp lệ

Ngoài ra, để nâng cao tính cạnh tranh trong đấu thầu, trường hợp sau khi đóng thầu, nếu nhà thầukhông phát hiện ra HSDT của mình thiếu văn bản xác nhận của cơ quan thuế thì trong quá trình đánhgiá HSDT, bên mời thầu cần yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung tài liệu chứng minh đến trước thời điểmđóng thầu, nhà thầu đã hoàn thành nghĩa vụ thuế theo quy định (yêu cầu nhà thầu bổ sung văn bản xácnhận của cơ quan thuế) để làm cơ sở đánh giá về năng lực tài chính của nhà thầu

19 Hỏi: Nhà máy in C trước đây là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tập đoàn B Khi đó, Tập đoàn B tham gia đấu thầu và nếu trúng thầu thì giao một số gói thầu cho Nhà máy in C thực hiện Do cơ cấu lại Tập đoàn B, Nhà máy in đã được tách ra thành một pháp nhân độc lập, sau đó tiếp tục được điều chuyển nguyên trạng, sáp nhập về Nhà thầu A Trong trường hợp này, khi chuẩn bị hồ sơ dự thầu (HSDT) tham gia đấu thầu, Nhà thầu A có được kế thừa năng lực, kinh nghiệm của Nhà máy in C khi còn trực thuộc Tập đoàn B không?

Trả lời: Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (Điều 18 Khoản 1 và Khoản 3) quy định, HSDT của nhà thầu phải

bao gồm các tài liệu chứng minh năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu, đồng thời việc đánh giá HSDTbao gồm bước đánh giá về năng lực và kinh nghiệm

Liên quan đến việc tách, sáp nhập pháp nhân, có thể tìm hiểu quy định tại Điều 89 và Điều 91 Bộ luậtDân sự 2015 Theo đó, sau khi tách, pháp nhân bị tách và pháp nhân được tách thực hiện quyền, nghĩa

vụ dân sự của mình phù hợp với mục đích hoạt động Sau khi sáp nhập, pháp nhân được sáp nhậpchấm dứt tồn tại; quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được sáp nhập được chuyển giao cho phápnhân sáp nhập Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp, việc tách, sáp nhập được quy định tại Luật Doanhnghiệp 2014 (Điều 193 và Điều 195)

Đối với trường hợp nêu trên, Nhà máy in C trước đây trực thuộc Tập đoàn B và đã được Tập đoàn Bgiao thực hiện một số hợp đồng in mà Tập đoàn trúng thầu Vì vậy, sau khi tách ra thành pháp nhân độclập thì Nhà máy in C được hiểu là có kinh nghiệm thực hiện các hợp đồng mà trên thực tế nhà máy này

đã thực hiện khi còn trực thuộc Tập đoàn B Tiếp đó, khi Nhà máy được sáp nhập vào Nhà thầu A thìnăng lực, kinh nghiệm của Nhà thầu A được hiểu là bao gồm năng lực, kinh nghiệm của Nhà máy in Ctrước khi được sáp nhập Tóm lại, khi Nhà máy in C có năng lực, kinh nghiệm thực hiện hợp đồng thìnăng lực, kinh nghiệm thực hiện hợp đồng này sẽ được tính vào năng lực, kinh nghiệm của Nhà thầu Asau khi Nhà máy in C được sáp nhập vào nhà thầu này

20 Hỏi: Công ty A liên danh với Công ty B để tham dự thầu gói thầu do bên mời thầu

X tổ chức và đã được trao hợp đồng vào năm 2015 Trong quá trình tham dự thầu, thành viên liên danh A, B đều tham gia lập hồ sơ dự thầu và mỗi thành viên ký vào phần kê khai năng lực, kinh nghiệm của mình Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, tổ chuyên gia đấu thầu phát hiện thành viên liên danh B thuộc nhà thầu liên danh A - B đã kê khai không trung thực nhiều thông tin, làm giả hồ sơ liên quan đến năng lực, kinh nghiệm của mình khi tham dự thầu nên đã báo cáo bên mời thầu Trong trường hợp này, bên mời thầu X cần xử lý vi phạm đối với thành viên liên danh B hay với nhà thầu liên danh A - B?

Trả lời: Luật Đấu thầu (Điều 4 Khoản 35) quy định nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự

thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn Nhà thầu chính có thể lànhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh Như vậy, khi tham gia đấu thầu thì tất cảthành viên liên danh đều là nhà thầu chính

Trang 12

Luật Đấu thầu (Điều 89) quy định một trong các hành vi bị cấm trong đấu thầu là trình bày sai một cách

cố ý hoặc làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu của một bên trong đấu thầu nhằm thu được lợi ích tàichính hoặc lợi ích khác hoặc nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ nào

Đối với trường hợp nêu trên, nhà thầu liên danh sử dụng hồ sơ giả do thành viên liên danh B cung cấp

để làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu thì nhà thầu liên danh này bị coi là vi phạm Điều 89 Luật Đấuthầu Trong trường hợp này, hồ sơ dự thầu của nhà thầu bị loại và việc xử phạt phải được áp dụng vớitất cả các nhà thầu liên danh, bao gồm Công ty A và Công ty B vì (i) các thành viên liên danh đều là nhàthầu chính khi tham gia đấu thầu và đều phải chịu trách nhiệm nếu vi phạm pháp luật về đấu thầu; (ii)văn bản thỏa thuận liên danh thể hiện sự ràng buộc không thể tách rời của các thành viên để tham giađấu thầu, do vậy, hành vi vi phạm pháp luật đấu thầu của nhà thầu liên danh không thể coi là hành vi viphạm của riêng một thành viên nào đó trong liên danh Do vậy, khi tìm kiếm đối tác để liên danh tham

dự thầu thì các nhà thầu phải có các thông tin chính xác về đối tác của mình, nhất là về năng lực, kinhnghiệm để tránh các rủi ro đáng tiếc như Công ty A khi liên danh với Công ty B trong tình huống này

21 Hỏi: Bên mời thầu X tổ chức lựa chọn nhà thầu một gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu Hồ sơ mời thầu quy định hồ sơ dự thầu phải có hiệu lực

120 ngày và thời điểm đóng thầu là 9h ngày 07/9/2016 Trong quá trình đánh giá hồ

sơ dự thầu, tổ chuyên gia nhận thấy Nhà thầu A chào thời gian có hiệu lực của hồ

sơ dự thầu là 120 ngày, từ thời điểm mở thầu là 9h30 ngày 07/9/2015 Trong trường hợp này, việc Nhà thầu A chào thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu có được coi đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu hay không?

Trả lời: Luật Đấu thầu (Điều 4 Khoản 42) quy định thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu là số ngày

được quy định trong hồ sơ mời thầu và được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuốicùng có hiệu lực theo quy định trong hồ sơ mời thầu Từ thời điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngàyđóng thầu được tính là 01 ngày

Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (Điều 18 Khoản 2 Điểm c) quy định hồ sơ dự thầu hợp lệ phải có hiệu lựcđáp ứng yêu cầu theo quy định của hồ sơ mời thầu

Đối với trường hợp trên, nếu hồ sơ mời thầu quy định hồ sơ dự thầu phải có hiệu lực 120 ngày và thờiđiểm đóng thầu là 9h ngày 07/9/2016 thì các hồ sơ dự thầu ghi thời gian có hiệu lực là 120 ngày kể từngày 07/9/2016 hoặc kể từ 9h ngày 07/9/2016 được coi là đáp ứng yêu cầu về thời gian có hiệu lực.Trường hợp hồ sơ dự thầu ghi thời gian có hiệu lực với điểm bắt đầu muộn hơn thời điểm đóng thầu (vídụ: 9h30 ngày 07/9/2015) bị coi là không đáp ứng yêu cầu về thời gian có hiệu lực

Hiện nay, một trong các sai sót thường gặp khi nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu là ghi sai hiệu lực của

hồ sơ dự thầu Vì vậy, để hạn chế các sai sót này, nhà thầu khi chuẩn bị hồ sơ dự thầu, nên đọc kỹthông tin trong chỉ dẫn nhà thầu về thời điểm đóng thầu, mở thầu, ngày bắt đầu và số ngày có hiệu lực.Ngoài ra, chỉ cần ghi ngày bắt đầu có hiệu lực (không cần ghi cụ thể thời điểm, giờ bắt đầu) và số ngày

có hiệu lực thì hồ sơ dự thầu đã được đánh giá đáp ứng yêu cầu về thời gian có hiệu lực, ví dụ: Có thểghi là 120 ngày kể từ ngày 07/9/2016, không nhất thiết phải ghi là 120 ngày kể từ 9h00 ngày 07/9/2016

22 Hỏi: Bên mời thầu X tổ chức lựa chọn nhà thầu cho một gói thầu và áp dụng Mẫu

hồ sơ mời thầu (HSMT) gói thầu mua sắm hàng hóa ban hành kèm Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT (TT05) Trong yêu cầu về năng lực tài chính có yêu cầu giá trị tài sản ròng của nhà thầu trong năm gần nhất phải dương Nhà thầu A tham dự thầu gói thầu này và chào giá thấp nhất theo kết quả ghi nhận tại lễ mở thầu Tuy nhiên, khi đánh giá hồ sơ dự thầu (HSDT) thì các tài liệu chứng minh năng lực tài chính thể hiện nhà thầu A không đáp ứng yêu cầu về năng lực tài chính nêu trên Trong

trường hợp này, bên mời thầu X cần đánh giá HSDT của nhà thầu A như thế nào?

Trả lời: Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (NĐ63) quy định việc đánh giá HSDT phải căn cứ vào tiêu chuẩn

đánh giá HSDT và các yêu cầu khác trong HSMT để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực,kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu Theo quy định tại Khoản 3 Điều 18 NĐ63, nhàthầu có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu được xem xét, đánh giá về kỹ thuật Nội dung này đồngthời được đưa vào quy định tại Chương I, Chương III các Mẫu HSMT gói thầu mua sắm hàng hóa banhành kèm TT05

Đối với chỉ tiêu tài chính giá trị tài sản ròng, đó là sự so sánh giữa tổng tài sản và tổng nợ của doanhnghiệp Khi tổng tài sản ít hơn nợ phải trả thì giá trị tài sản ròng sẽ âm (giá trị tài sản ròng = tổng tài sản

12

Trang 13

– tổng nợ), chỉ tiêu giá trị tài sản ròng âm phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp là không lànhmạnh, từ đó có thể dẫn tới không bảo đảm khả năng tài chính để thực hiện gói thầu.

Đối với trường hợp trên, việc đánh giá năng lực tài chính của nhà thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánhgiá đã quy định trong HSMT Khi HSMT quy định nhà thầu phải có giá trị tài sản ròng năm gần nhấtdương thì nhà thầu không có giá trị tài sản ròng dương trong năm gần nhất bị coi là không đáp ứng yêucầu của HSMT đối với nội dung này Các nhà thầu không đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm(bao gồm năng lực tài chính) thì không được xem xét ở bước tiếp theo

Tóm lại, đấu thầu là một cuộc thi minh bạch và bình đẳng, trong đó các nhà thầu đã được thông báo rõthể lệ trong HSMT Do vậy, trong trường hợp này, bên mời thầu phải tôn trọng quy định do chính mìnhđưa ra, nghĩa là không được đánh giá nhà thầu A là đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm vì thấynhà thầu đó chào giá thấp nhất theo thông tin ghi nhận tại lễ mở thầu

23 Hỏi: Nhà thầu A tham dự thầu gói thầu của một bên mời thầu (BMT) nhưng trong đơn dự thầu nhà thầu ghi tên gói thầu từ “Mua sắm, vận chuyển các thiết bị trạm biến áp 110kV” thành “Mua sắm, vận chuyển thiết bị trạm biến áp 110 KV” Cũng trong gói thầu này, nhà thầu X liên danh với nhà thầu Y để tham dự thầu gói thầu và thống nhất tên gọi của thành viên liên danh trong văn bản thỏa thuận liên danh là Liên danh Công ty X - Công ty Y Tuy nhiên, đơn dự thầu của nhà thầu liên danh ghi

là Liên danh Công ty Y - Công ty X Trong trường hợp này, đơn dự thầu của nhà thầu

A và nhà thầu liên danh Công ty X - Công ty Y có được đánh giá là hợp lệ hay

không?

Trả lời: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, việc đánh giá hồ sơ dự thầu

(HSDT) phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá HSDT và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu (HSMT),căn cứ vào HSDT đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ HSDT của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn đượcnhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu Theo quy định tạiĐiểm b Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, HSDT hợp lệ phải có đơn dự thầu được đại diệnhợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của HSMT; thời gian thực hiện gói thầunêu trong đơn dự thầu phải phù hợp với đề xuất về kỹ thuật; giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu phải cụthể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với tổng giá dự thầu ghi trong biểu giá tổng hợp,không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư, BMT.Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên,đóng dấu (nếu có) hoặc thành viên đứng đầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phâncông trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh Ngoài ra, việc xác định các sai khác, đặt điều kiện

và bỏ sót nội dung (gọi chung là sai sót) cơ bản được hướng dẫn tại Chương I các Mẫu HSMT mua sắmhàng hóa ban hành kèm Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Đối với tình huống vừa nêu, việc đánh giá HSDT, trong đó bao gồm kiểm tra tính hợp lệ của đơn dựthầu, phải căn cứ các quy định nêu trên Đối với đơn dự thầu đã đầy đủ các nội dung nêu tại Điểm bKhoản 2 Điều 18 Nghị định 63/2014/NĐ-CP nhưng ghi thiếu 1 chữ “các” trong tên gói thầu, nếu HSDTcủa nhà thầu vẫn chào đủ số lượng thiết bị trạm biến áp 110 kV theo yêu cầu của HSMT thì đơn dự thầuvẫn được coi là hợp lệ

Đối với nhà thầu X, trường hợp trong văn bản thỏa thuận liên danh nhà thầu ghi tên là Liên danh Công

ty X - Công ty Y thì HSDT ghi tên nhà thầu là Liên danh Công ty Y - Công ty X vẫn thể hiện được bảnchất liên danh của hai nhà thầu thành viên Do vậy, HSDT của liên danh này vẫn được tiếp tục đánh giátheo các yêu cầu của HSMT

Nhìn chung, trong quá trình lập HSDT, một số nhà thầu sẽ có những sai sót không mong muốn, tương

tự như các trường hợp nêu trên Tuy nhiên, việc xem xét, đánh giá từng sai sót phải được thực hiện cẩntrọng, không vội lấy đó làm căn cứ để loại nhà thầu Suy cho cùng, việc tham dự của mỗi nhà thầu đềugóp phần làm tăng tính cạnh tranh, hiệu quả của gói thầu

24 Hỏi: Bên mời thầu là đơn vị X đang thực hiện gói thầu mua sắm hàng hóa theo hình thức chào hàng cạnh tranh Khi lập hồ sơ yêu cầu, đơn vị X dự kiến quy định rõ xuất xứ, nhãn hiệu và mô tả chi tiết đặc tính kỹ thuật, thiết kế công nghệ, tiêu chuẩn công nghệ của hàng hóa để các nhà thầu làm cơ sở chào giá trong hồ sơ đề xuất Việc quy định cụ thể xuất xứ, nhãn hiệu hàng hóa trong hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh có phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu hay không?

Trang 14

Trả lời: Luật Đấu thầu (Điều 89 Khoản 6 Điểm i) quy định một trong các hành vi bị cấm trong đấu thầu

là nêu yêu cầu cụ thể về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hoá trong hồ sơ mời thầu đối với gói thầu mua sắmhàng hoá, xây lắp hoặc gói thầu hỗn hợp khi áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế.Đối với trường hợp của đơn vị X, việc nêu nhãn hiệu hàng hóa khi lập hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnhtranh không thuộc sự điều chỉnh của quy định nêu trên Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 4 Thông tư số11/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết lập hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, đối với góithầu áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh, khi đưa ra yêu cầu đối với hàng hóa cần quy định đặctính kỹ thuật, tiêu chuẩn sản xuất, tiêu chuẩn chế tạo, công nghệ mang tính chất trung tính, không đưa

ra các đặc tính kỹ thuật, tiêu chuẩn mang tính cá biệt hóa mà không phải là đặc tính cơ bản của sảnphẩm để chỉ một hoặc một số ít nhà thầu đáp ứng yêu cầu, làm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu,gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng Trường hợp không thể mô tả được hàng hóa cần mua theo đặctính kỹ thuật, thiết kế công nghệ, tiêu chuẩn công nghệ thì mới được phép nêu nhãn hiệu, catalô củamột sản phẩm cụ thể để tham khảo, minh họa cho yêu cầu về kỹ thuật của hàng hóa nhưng phải ghikèm theo cụm từ “hoặc tương đương” sau nhãn hiệu, catalô, đồng thời quy định rõ nội hàm tươngđương với hàng hóa đó về đặc tính kỹ thuật, tính năng sử dụng, tiêu chuẩn công nghệ và các nội dungkhác (nếu có) mà không quy định tương đương về xuất xứ

Như vậy, khi bên mời thầu X đã mô tả được hàng hóa cần mua theo đặc tính kỹ thuật, thiết kế côngnghệ, tiêu chuẩn công nghệ thì việc quy định nội dung xuất xứ, nhãn hiệu trong hồ sơ yêu cầu là khôngphù hợp với quy định của pháp luật đấu thầu Ngoài ra, cần lưu ý việc mô tả hàng hóa cần mua phải bảođảm không mang tính cá biệt hóa, làm cho chỉ một hoặc một số ít sản phẩm đáp ứng yêu cầu, làm hạnchế sự tham gia của các nhà thầu khác

25 Hỏi: Sở Y tế tỉnh X đang tổ chức lựa chọn nhà thầu gói thầu mua sắm hàng hóa thuộc dự án xây dựng một bệnh viện đa khoa huyện Trong tiêu chí yêu cầu về

nguồn lực tài chính cho gói thầu, hồ sơ mời thầu (HSMT) có quy định nhà thầu phải chứng minh khả năng tài chính cho gói thầu với số tiền 5,5 tỷ đồng và một trong các cách chứng minh là nộp cam kết tín dụng của ngân hàng, tổ chức tín dụng hợp pháp Nhà thầu A tham dự thầu gói thầu nêu trên và chứng minh nguồn lực tài chính của mình bằng cam kết tín dụng từ ngân hàng và hạn mức tín dụng đúng bằng số tiền yêu cầu trong HSMT Tuy nhiên, cam kết tín dụng có ghi nội dung sau: Ngân hàng cam kết cấp tín dụng nếu nhà thầu đáp ứng đầy đủ các điều kiện về cấp tín dụng theo quy định của pháp luật và quy định của ngân hàng Trong trường hợp này, cam kết tín dụng mà nhà thầu đã nộp có được coi là hợp lệ hay không?

Trả lời: Theo hướng dẫn tại Mục 2.1 Chương III Mẫu HSMT gói thầu mua sắm hàng hóa một giai đoạn

một túi hồ sơ ban hành kèm Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/6/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu

tư, khi tham dự thầu, nhà thầu phải chứng minh có các tài sản có khả năng thanh khoản cao hoặc cókhả năng tiếp cận với tài sản có khả năng thanh khoản cao sẵn có, các khoản tín dụng hoặc các nguồntài chính khác (không kể các khoản tạm ứng thanh toán theo hợp đồng) để đáp ứng yêu cầu về nguồnlực tài chính thực hiện gói thầu theo quy định của HSMT

Theo hướng dẫn tại Mẫu số 15 mẫu HSMT nêu trên, trường hợp trong hồ sơ dự thầu nhà thầu có nộpkèm theo bản cam kết tín dụng của tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, trong đó cam kết

sẽ cung cấp tín dụng cho nhà thầu để thực hiện gói thầu đang xét với hạn mức tối thiểu bằng giá trị yêucầu quy định tại tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng thì nhà thầuđược đánh giá là đáp ứng yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu

Đối với trường hợp trên, khi tham dự thầu, nếu nhà thầu cung cấp cam kết tín dụng của tổ chức tín dụnghoạt động hợp pháp tại Việt Nam với giá trị đáp ứng yêu cầu của HSMT thì được đánh giá là đạt đối vớinội dung này Một thực tế hiển nhiên là việc thực hiện cam kết tín dụng của ngân hàng cho nhà thầuphải tuân thủ theo quy định của pháp luật về tín dụng, trong đó có sự ràng buộc và điều kiện giữa haibên Do vậy, trên thực tế thì các ngân hàng sẽ không cấp cam kết tín dụng vô điều kiện cho nhà thầunộp cùng với hồ sơ dự thầu

26 Hỏi: Theo quy định tại Khoản 4 Điều 11 Luật Đấu thầu, thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu (HSMT), hồ sơ yêu cầu bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu (HSDT), hồ sơ đề xuất cộng thêm 30 ngày Như vậy, trường hợp nhà thầu chào hiệu lực bảo đảm dự thầu bằng hiệu lực HSDT thì cần được xem xét như thế nào? Tổ chuyên gia đang đánh giá HSDT một gói thầu

14

Trang 15

thuộc dự án điện lực HSMT quy định HSDT của nhà thầu phải có hiệu lực tối thiểu

40 ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu (ngày 22/12/2016) Bảo đảm dự thầu của nhà thầu phải có hiệu lực không ít hơn 70 ngày kể từ ngày 22/12/2016 Trong HSDT nhà thầu ghi thời gian có hiệu lực của HSDT là 60 ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu Bảo đảm dự thầu đính kèm HSDT của nhà thầu ghi thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu là 70 ngày kể từ ngày 22/12/2016 Trong trường hợp này, hiệu lực của HSDT và bảo đảm dự thầu có được coi là đáp ứng yêu cầu của HSMT hay

không?

Trả lời: Nội dung hiệu lực HSDT và bảo đảm dự thầu được quy định tại Khoản 42 Điều 4 và Khoản 4

Điều 11 Luật Đấu thầu Theo đó, thời gian có hiệu lực của HSDT là số ngày được quy định trong HSMT

và được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trongHSMT Từ thời điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngày đóng thầu được tính là 01 ngày Thời gian cóhiệu lực của bảo đảm dự thầu được quy định trong HSMT bằng thời gian có hiệu lực của HSDT cộngthêm 30 ngày Theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, trường hợp hiệu lựccủa HSDT, hiệu lực của bảo đảm dự thầu không đáp ứng yêu cầu của HSMT thì HSDT sẽ bị đánh giá làkhông hợp lệ

Đối với tình huống trên, khi HSMT quy định thời gian có hiệu lực của HSDT tối thiểu 40 ngày và thờigian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu không ít hơn 70 ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu thì việcnhà thầu chào thời gian có hiệu lực của HSDT 60 ngày và thời gian hiệu lực của bảo đảm dự thầu 70ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu phải được đánh giá đáp ứng yêu cầu của HSMT về thời gian cóhiệu lực của HSDT và bảo đảm dự thầu

Trở lại quy định tại Khoản 4 Điều 11 Luật Đấu thầu, quy định này được hiểu là áp dụng cho bên mờithầu, chủ đầu tư khi xây dựng HSMT Chẳng hạn, khi đã quy định hiệu lực HSDT là 40 ngày kể từ ngày

có thời điểm đóng thầu thì cần quy định hiệu lực của bảo đảm dự thầu là 70 ngày kể từ ngày có thờiđiểm đóng thầu Các yêu cầu về hiệu lực nêu trong HSMT sẽ được đem ra đối chiếu khi đánh giáHSDT; theo đó, hiệu lực HSDT, bảo đảm dự thầu được coi là đáp ứng yêu cầu nếu không ngắn hơn quyđịnh ghi trong HSMT mà không xét đến việc cái này phải dài hơn cái khác 30 ngày

27 Hỏi: Đơn giá tại hạng mục X trong HSDT của nhà thầu A có phải hiệu chỉnh lại theo đơn giá dự toán được duyệt hay không? Nếu qua quá trình đánh giá, nhà thầu

A được xếp hạng thứ nhất thì khi mời vào thương thảo hợp đồng có thể thương thảo để giảm giá tại hạng mục X này hay không?

Trả lời: Theo quy định tại Khoản 17 Điều 4 Luật Đấu thầu năm 2013, giá dự thầu là giá do nhà thầu ghi

trong đơn dự thầu, bao gồm toàn bộ các chi phí để thực hiện gói thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu(HSMT) Khi tham gia dự thầu, nhà thầu có quyền chào đơn giá đối với các hạng mục công việc tronggói thầu khác với giá dự toán Việc tính toán giá dự thầu trong HSDT là do nhà thầu tự quyết định đểđảm bảo cạnh tranh về giá với các nhà thầu khác, đồng thời đảm bảo thực hiện gói thầu hiệu quả, chấtlượng theo yêu cầu Trong tình huống này, việc nhà thầu tham gia đấu thầu rộng rãi và được xếp thứnhất nghĩa là mặc dù có một số đơn giá cao bất thường nhưng giá dự thầu của nhà thầu vẫn bảo đảmcạnh tranh về giá so với các nhà thầu còn lại

Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định nguyên tắc thương thảo hợp đồng là không tiếnhành thương thảo đối với các nội dung mà nhà thầu đã chào đúng yêu cầu của HSMT Việc thươngthảo hợp đồng không được làm thay đổi đơn giá dự thầu của nhà thầu sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh sailệch và trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) Do vậy, trường hợp nhà thầu chào hạng mục, công việc đúngtheo yêu cầu của HSMT (mặc dù đơn giá nhà thầu chào cho hạng mục, công việc này cao bất thường)thì không tiến hành thương thảo về giá đối với nội dung này

28 Chủ đầu tư có Kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho một dự án A, trong đó có Gói thầu số 1: Cung cấp vật tư thiết bị điện với giá trị khoảng 40 tỷ đồng Chủ đầu tư ký hợp đồng với nhà thầu X là nhà thầu trúng thầu Gói thầu số 1 với giá trị 36 tỷ đồng Nhà thầu X lại ký hợp đồng mua bán thiết bị giá trị 34 tỷ đồng cho đúng Gói thầu số 1 của dự án A với một nhà thầu Y Hỏi: Trường hợp nêu trên có phải là hành vi chuyển nhượng thầu? Sau đó, nhà thầu X và nhà thầu Y nêu trên lại sử dụng hợp đồng thực hiện Gói thầu số 1 của dự án A để làm hợp đồng tương tự khi tham gia dự thầu

Trang 16

một gói thầu khác Trong trường hợp này, chủ đầu tư phải đánh giá 2 hợp đồng của

2 nhà thầu này như thế nào?

Trả lời: Trường hợp bạn Hoàng Long nêu trên đây liên quan đến nhà thầu chính và nhà thầu phụ Do

đó, trước hết phải làm rõ khái niệm nhà thầu chính và nhà thầu phụ Theo quy định tại Khoản 35 Điều 4Luật Đấu thầu 2013, nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu vàtrực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn

Khoản 36 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 quy định nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầutheo hợp đồng được ký với nhà thầu chính Theo câu hỏi của bạn thì nhà thầu X là nhà thầu chính.Hiện nay pháp luật về đấu thầu không quy định một mức tỷ lệ cụ thể về việc tham gia thực hiện hợpđồng giữa nhà thầu phụ và nhà thầu chính; tỷ lệ này có thể quy định theo các pháp luật liên quan (nếucó) Trường hợp pháp luật liên quan không quy định thì sẽ do chủ đầu tư tự quyết định

Trường hợp khi tham gia dự thầu nhà thầu chính được phép sử dụng nhà thầu phụ theo một tỷ lệ nhấtđịnh quy định trong hồ sơ mời thầu thì nhà thầu phụ này phải được nêu tên, giá trị thực hiện trong hồ sơ

dự thầu Chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu cho nhà thầu chính X được hiểu là đã chấpthuận nhà thầu phụ thực hiện gói thầu này Ngoài ra, nhà thầu chính X được phép sử dụng nhà thầuphụ khác (gọi là nhà thầu phụ Z) ngoài nhà thầu phụ đã kê khai và phải được chủ đầu tư chấp thuận.Giá trị phần công việc dành cho nhà thầu phụ Z này phải đảm bảo không quá 10% (hoặc không quá 50

tỷ đồng) giá trị sau khi trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ đã kê khai trong hồ sơ dựthầu

Đối chiếu quy định tại Điểm a Khoản 8 Điều 89 của Luật Đấu thầu 2013 về các hành vi bị cấm trong đấuthầu, trường hợp nhà thầu chính không kê khai nhà thầu phụ trong hồ sơ dự thầu, sau đó chuyểnnhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu có giá trị từ 10% trở lên hoặc dưới 10%nhưng trên 50 tỷ đồng (sau khi trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ) tính trên giá trịhợp đồng đã ký kết thì bị coi là vi phạm quy định của Luật (hành vi chuyển nhượng thầu)

Sau khi thực hiện hợp đồng, nhà thầu chính và nhà thầu phụ được kê khai năng lực khi tham gia dựthầu một gói thầu khác tùy và theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu mà được đánh giá là đạt hay không đạt

29 Hỏi: Dự án xây lắp A thuộc ngành nông nghiệp, cần hoàn thành trong năm Các hạng mục công việc được thực hiện rải rác trong phạm vi địa lý rộng nên để bảo đảm việc hoàn thành trong năm, chủ đầu tư đã tiến hành chia dự án làm 2 gói thầu Các gói thầu có nội dung, quy mô, tính chất như nhau và thời gian phải hoàn thành

là giống nhau Nhà thầu X tham dự cả 02 gói thầu thuộc dự án nêu trên Khi đánh giá

hồ sơ dự thầu (HSDT) của nhà thầu, tổ chuyên gia nhận thấy trong cả 02 HSDT, các nhân sự chủ chốt mà nhà thầu đề xuất đều giống nhau Tuy nhiên, nếu nhà thầu trúng thầu cả 02 gói thì khó có thể bố trí nhân sự, từ đó không bảo đảm tiến độ dự

án Trong trường hợp này, tổ chuyên gia cần xem xét HSDT của nhà thầu X như thế nào?

Trả lời: Theo hướng dẫn tại các Mẫu hồ sơ mời thầu (HSMT) xây lắp ban hành kèm Thông tư số

03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhà thầu phải đề xuất một số vị trínhân sự chủ chốt tham gia thực hiện gói thầu theo yêu cầu của HSMT Theo đó, nhà thầu phải kê khainhững nhân sự chủ chốt có năng lực phù hợp, đáp ứng các yêu cầu quy định tại HSMT và có thể sẵnsàng huy động cho gói thầu; không được kê khai những nhân sự đã huy động cho gói thầu khác có thờigian làm việc trùng với thời gian thực hiện gói thầu này Trường hợp kê khai không trung thực thì nhàthầu sẽ bị đánh giá là gian lận

Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định việc đánh giá HSDT phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá HSDT

và các yêu cầu khác trong HSMT, căn cứ vào HSDT đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ HSDT của nhàthầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thựchiện gói thầu

Đối với các gói thầu trên, việc đánh giá HSDT (trong đó có nội dung nhân sự chủ chốt) vẫn thực hiệntheo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong HSMT Trường hợp nhà thầu được xếp hạng thứ nhất trong cảhai gói thầu với đề xuất về nhân sự chủ chốt giống nhau, trong quá trình thương thảo hợp đồng, bênmời thầu cần yêu cầu nhà thầu làm rõ về khả năng huy động nhân sự cùng lúc thực hiện cả hai góithầu Theo đó:

16

Trang 17

- Nếu thời gian làm việc của từng nhân sự chủ chốt cho các gói thầu không trùng lặp, bảo đảm việc huyđộng đầy đủ nhân sự chủ chốt để thực hiện cả hai gói thầu theo tiến độ thì nhà thầu được đề xuất trúngthầu các gói thầu này;

- Nếu thời gian làm việc của từng nhân sự chủ chốt cho các gói thầu có sự trùng lặp, dẫn tới không huyđộng được đầy đủ nhân sự chủ chốt để thực hiện các gói thầu theo tiến độ thì nhà thầu được lựa chọntrúng thầu một trong hai gói thầu

Nhìn chung, khi tham dự thầu, các nhà thầu thường kê khai các nhân sự đáp ứng tốt nhất HSMT nhằmđược trúng thầu Trong tình huống trên, do 02 gói thầu có nội dung, quy mô, tính chất giống nhau nênviệc đề xuất nhân sự giống nhau là dễ hiểu và không vi phạm nguyên tắc kê khai nhân sự đã đề cập.Tuy nhiên, đối với mọi gói thầu thì việc đánh giá tính đáp ứng của nhân sự mới chỉ là bước đầu, điềuquan trọng là cần làm rõ khả năng huy động nhân sự đó trong bước thương thảo hợp đồng (nếu nhàthầu được xếp hạng thứ nhất) Thêm nữa, để bảo đảm tiến độ, chất lượng gói thầu thì việc giám sát tìnhhình huy động của các nhân sự chủ chốt mà nhà thầu đề cập trước đây cũng rất quan trọng

30 Cách tính điểm ưu đãi đối với hồ sơ dự thầu của nhà thầu thuộc đối tượng ưu đãi khi áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá như sau Theo hướng dẫn tại Mục Chỉ dẫn nhà thầu 31.3 Chương II Bảng Dữ liệu đấu thầu thuộc Mẫu Hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa áp dụng phương thức 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ ban hành kèm Thông tư số 05/2016/TT-BKHĐT ngày 16/6/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cách tính điểm ưu đãi đối với hồ sơ dự thầu của nhà thầu thuộc đối tượng ưu đãi khi

áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá như sau:

Điểm ưu đãi = 0,075 x (giá hàng hóa ưu đãi/giá gói thầu) x điểm tổng hợp [1]

Trong đó: Giá hàng hóa ưu đãi là giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá của hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi.

Trong khi đó, tại Chương III Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu của gói thầu nêu trên

có quy định cách xác định điểm tổng hợp như sau:

Điểm tổng hợpđang xét= (K x Điểm kỹ thuậtđang xét+ G x Điểm giáđang xét) + ∆ưu đãi [2]

Trong đó: Điểm kỹ thuậtđang xét là số điểm được xác định tại bước đánh giá về kỹ thuật;

Điểm giáđang xét là số điểm được xác định tại bước đánh giá về giá;

K, G lần lượt là tỷ trọng điểm về kỹ thuật và về giá quy định trong thang điểm tổng hợp;

ưu đãi là điểm giá trị được cộng thêm đối với đối tượng được hưởng ưu đãi theo Mục 31.3 của Chỉ dẫn nhà thầu.

Hỏi: Vậy, điểm tổng hợp trong công thức [1] và [2] có phải là một hay không? Nếu

có, tổ chuyên gia phải bắt đầu từ công thức nào?

Trả lời: Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (Điều 24 Khoản 2 Điểm d) quy định công thức tính điểm tổng hợp

đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá như sau:

Điểm tổng hợp đang xét = K x Điểm kỹ thuật đang xét + G x Điểm giá đang xét (*) Trong đó: Điểm kỹ thuật đang xét là số điểm được xác định tại bước đánh giá về kỹ thuật; điểm giá

đang xét là số điểm được xác định tại bước đánh giá về giá

K, G lần lượt là tỷ trọng điểm về kỹ thuật và về giá quy định trong thang điểm tổng hợp; K + G = 100%

Tỷ trọng điểm về kỹ thuật (K) và về giá (G) phải được xác định cụ thể trong hồ sơ mời thầu

Ngày đăng: 24/04/2020, 08:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w