tài liệu trong lĩnh vực đấu thầu, mục đích ôn thi đấu thầu, kỹ năng đấu thầu, các tình huống đấu thầu trong nước, quốc tế. kinh nghiệm làm ban quản lý dự án ........................................, ôn thi sát hạc chứng chỉ hành nghề đấu thầu 2017
Trang 1MỘT SỐ VƯỚNG MẮC, TÌNH HUỐNG TRONG ĐẤU THẦU
Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (NĐ63)
1 Đánh giá về thời gian có hiệu lực của bảo lãnh dự thầu
Chủ đầu tư A tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước cho gói thầu xây lắp X Thời điểmđóng thầu là 9h30 ngày 1/9/2015, thời điểm mở thầu là 10h00 ngày 1/9/2015 Hồ sơ mời thầu(HSMT) yêu cầu, thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu (HSDT) tối thiểu là 90 ngày kể từ ngày
có thời điểm đóng thầu; nhà thầu tham dự thầu phải nộp kèm theo bảo lãnh dự thầu (BLDT) cóhiệu lực tối thiểu là 120 ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu
Có 3 nhà thầu tham dự thầu; nội dung về thời gian có hiệu lực của BLDT lần lượt nhưsau:
- Nhà thầu thứ nhất: BLDT có hiệu lực từ 9h30 ngày 1/9/2015 đến hết 24h00 ngày29/12/2015;
- Nhà thầu thứ hai: BLDT có hiệu lực từ 8h00 ngày 1/9/2015 đến 10h00 ngày 29/12/2015;
- Nhà thầu thứ ba: BLDT có hiệu lực trong vòng 120 ngày, kể từ ngày 1/9/2015
Trong quá trình đánh giá về thời gian có hiệu lực của BLDT, Tổ chuyên gia có hai nhóm
ý kiến đánh giá khác nhau Cụ thể như sau:
- BLDT của nhà thầu thứ ba ghi thời gian bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/9/2015 nên không
rõ là bắt đầu từ khi nào (0h, 9h30, 10h00, 14h00…), do đó không thể xác định được chính xácthời gian có hiệu lực của BLDT nên BLDT của nhà thầu được coi là không đáp ứng yêu cầu
Nhóm ý kiến thứ hai cho rằng: BLDT của cả 3 nhà thầu đều đáp ứng yêu cầu của HSMT
về thời gian có hiệu lực.
Trả lời:
Để việc đánh giá HSDT bảo đảm mục tiêu của công tác đấu thầu là cạnh tranh, côngbằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, chúng ta hãy cùng phân tích ý kiến đánh giá nêu trên của Tổchuyên gia trên cơ sở phù hợp với thực tế và tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu
Như chúng ta đã biết, khi tham dự một cuộc đấu thầu rộng rãi, nhà thầu phải thực hiệnbiện pháp bảo đảm dự thầu để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của mình trong thời gian xác địnhtheo yêu cầu của HSMT.
Trường hợp nhà thầu thực hiện bảo đảm dự thầu theo hình thức nộp Thư bảo lãnh củangân hàng (Bên bảo lãnh) thì thư bảo lãnh này là một loại “Giấy tờ có giá” Theo đó, trong thờigian có hiệu lực của BLDT, nếu nhà thầu vi phạm quy định của pháp luật về đấu thầu dẫn đếnkhông được hoàn trả BLDT thì Bên bảo lãnh phải có trách nhiệm chuyển ngay cho Bên mời thầu(Bên thụ hưởng) một khoản tiền hay các khoản tiền không vượt quá tổng số tiền ghi trong Thư
Trang 2BLDT với điều kiện Bên bảo lãnh nhận được thông báo của Bên thụ hưởng trước thời điểm hếthạn hiệu lực của BLDT.
Theo quy định tại Điều 64 của Luật Đấu thầu thì một trong các điều kiện để ký kết hợpđồng là HSDT của nhà thầu được lựa chọn còn hiệu lực Thực tế, hành vi vi phạm quy định củapháp luật về đấu thầu của nhà thầu dẫn đến không được hoàn trả BLDT thường diễn ra trước thờiđiểm ký kết hợp đồng Do đó, việc Bên thụ hưởng yêu cầu Bên bảo lãnh chuyển cho Bên thụhưởng số tiền ghi trong Thư BLDT thông thường sẽ diễn ra trước thời điểm ký kết hợp đồng, tức
là trước thời điểm HSDT hết hiệu lực.
Bên cạnh đó, đối với ý kiến của chuyên gia cho rằng BLDT của nhà thầu thứ hai ở tìnhhuống nêu trên phải ghi thời điểm kết thúc hiệu lực là 24h00 ngày 29/12/2015 mới được coi làđáp ứng yêu cầu của HSMT cũng chưa phù hợp với thực tế Bởi xét về mặt lý thuyết thì đối vớitrường hợp BLDT ghi thời điểm kết thúc hiệu lực là 24h00 ngày 29/12/2015 có nghĩa là tại thờiđiểm 20h00 ngày 29/12/2015, BLDT n ày vẫn còn hiệu lực Tuy nhiên, nếu tại thời điểm 20h00ngày 29/12/2015, nếu Bên thụ hưởng có thông báo gửi đến Bên bảo lãnh để yêu cầu chuyển tiềnthì cũng không được vì lúc này ngân hàng đã hết giờ làm việc Xét cho cùng, BLDT được coi làhợp lệ khi trong thời gian có hiệu lực của bảo lãnh, Bên mời thầu phải thu được số tiền ghi trongBLDT nếu nhà thầu vi phạm
Đối chiếu với BLDT của nhà thầu thứ nhất, tại thời điểm 20h00 ngày 29/12/2015 thìBLDT mà ngân hàng cấp cho nhà thầu này vẫn còn hiệu lực nhưng Bên mời thầu lại không thểthu được số tiền ghi trong thư bảo lãnh nếu phát hiện nhà thầu vi phạm.
(Nguồn Báo đấu thầu)
2 Đánh giá kinh nghiệm thực hiện hợp đồng xây lắp
Hỏi:
Việc đánh giá kinh nghiệm của nhà thầu tham dự thầu gói thầu xây lắp theo Thông tư số03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư có gì khác biệt so với quy địnhtrước đó và cách đánh giá hợp đồng tương tự đối với nhà thầu tham dự thầu với tư cách độc lập
có gì khác so với nhà thầu liên danh? Đề nghị cho ví dụ cụ thể
Trả lời:
Khoản 1 Điều 15 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (NĐ63) quy định: Việc đánh giá hồ
sơ dự thầu (HSDT) phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá HSDT và các yêu cầu khác trong hồ sơmời thầu (HSMT), căn cứ vào HSDT đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ HSDT của nhà thầu đểbảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thựchiện gói thầu.
Tại Điều 18 của NĐ63 quy định về đánh giá HSDT đối với gói thầu áp dụng phương thứcmột giai đoạn một túi hồ sơ, trong đó có quy định về các bước đánh giá HSDT: (1) Kiểm tra tínhhợp lệ của HSDT; (2) Đánh giá tính hợp lệ của HSDT; (3) Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm;(4) Đánh giá về kỹ thuật và giá; (5) Xếp hạng nhà thầu
Theo trình tự các bước đánh giá HSDT, về nguyên tắc, nhà thầu được đánh giá đáp ứngtại Bước (3) thì mới được chuyển sang đánh giá tại Bước (4) Do đó, để tránh trường hợp nhàthầu sơ xuất khi chuẩn bị HSDT dẫn đến bị loại một cách đáng tiếc, tại Điều 16 của NĐ63 cũng
đã quy định mở hơn so với Nghị định số 85/2009/NĐ-CP theo hướng: (i) sau khi đóng thầu, nếunhà thầu phát hiện HSDT thiếu các tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm thì được phépgửi bổ sung tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ về năng lực và kinh nghiệm của mình; (ii) sau khi
mở thầu, trường hợp HSDT của nhà thầu thiếu tài liệu chứng minh năng lực, kinh nghiệm thì bênmời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh năng lực và kinh nghiệm Tuy
Trang 3nhiên, việc làm rõ HSDT đều phải đảm bảo nguyên tắc không làm thay đổi bản chất của nhà thầutham dự thầu.
Đề cập đến tiêu chuẩn cụ thể cũng như hướng dẫn về cách đánh giá kinh nghiệm của nhàthầu độc lập/liên danh tham dự thầu gói thầu xây lắp, Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp ban hành kèmtheo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT đã hướng dẫn tương đối rõ (Điểm 4 Khoản 2.1 Mục 2Chương III) So với hướng dẫn nêu trong các Mẫu HSMT trước đây, trong Mẫu HSMT xây lắpban hành kèm theo TT03 không yêu cầu nhà thầu phải có ‘‘kinh nghiệm chung về thi công xâydựng”, mà chỉ yêu cầu nhà thầu phải đáp ứng tiêu chí ‘‘kinh nghiệm cụ thể trong quản lý và thựchiện hợp đồng xây lắp”.
Cụ thể, HSMT phải nêu rõ số lượng tối thiểu các hợp đồng tương tự mà nhà thầu đã hoànthành toàn bộ hoặc hoàn thành phần lớn với tư cách là nhà thầu chính (độc lập hoặc thành viênliên danh) hoặc nhà thầu phụ trong vòng một số năm nhất định để được đánh giá đạt về kinhnghiệm thực hiện gói thầu đang xét Trong đó, khái niệm về hợp đồng tương tự được hướng dẫntheo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà thầu mới thành lập nhưng có năng lực, kinhnghiệm tốt Theo đó, tại ghi chú số 10 của Khoản 2.1 nêu trên hướng dẫn rõ: Hợp đồng tương tự
là hợp đồng đã thực hiện toàn bộ, trong đó công việc xây lắp có các tính chất tương tự với góithầu đang xét, bao gồm: tương tự về bản chất và độ phức tạp; tương tự về quy mô công việc
“Tương tự về quy mô công việc” được hiểu là “có giá trị công việc xây lắp bằng hoặc lớn hơn70% giá trị công việc xây lắp của gói thầu đang xét” Đối với các công việc đặc thù hoặc ở cácđịa phương mà năng lực của nhà thầu trên địa bàn còn hạn chế, có thể yêu cầu giá trị phần côngviệc xây lắp của hợp đồng trong khoảng 50% - 70% giá trị phần công việc xây lắp của gói thầuđang xét, đồng thời vẫn phải yêu cầu nhà thầu bảo đảm có hợp đồng thi công tương tự về bảnchất và độ phức tạp đối với hạng mục chính của gói thầu
Trong thực tế thời gian qua, bản thân tổ chuyên gia, bên mời thầu và nhiều nhà thầu lúngtúng trong cách tính hợp đồng xây lắp có quy mô tương tự theo hướng dẫn tại Mẫu HSMT xâylắp mới Hiểu một cách đơn giản thì nhà thầu được đánh giá là đáp ứng về kinh nghiệm thực hiệnhợp đồng tương tự về quy mô khi thỏa mãn 1 trong 3 trường hợp sau, trong đó ví dụ số lượnghợp đồng tương tự theo yêu cầu của HSMT là N, mỗi hợp đồng có giá trị tối thiểu là V:
(1) Số lượng hợp đồng = N, mỗi hợp đồng có giá trị tối thiểu = V, như vậy tổng giá trị cáchợp đồng tương tự là X = NxV;
(2) Số lượng hợp đồng ít hơn N, mỗi hợp đồng có giá trị tối thiểu = V và tổng giá trị tất cảhợp đồng tương tự >= X;
(3) Một hợp đồng có giá trị tối thiểu = V và tổng giá trị tất cả hợp đồng tương tự >= X Như vậy, theo hướng dẫn trên, trường hợp (1) rất thông dụng, dễ hiểu, dễ tính nhưngtrong thực tế chưa tạo thuận lợi cho nhà thầu mới, đối với hai trường hợp còn lại được hiểu là nếutrong HSMT yêu cầu nhà thầu đã thực hiện từ hai hợp đồng tương tự trở lên thì nhà thầu phải đápứng tối thiểu một hợp đồng với quy mô, tính chất tương tự gói thầu đang xét; quy mô của các hợpđồng tương tự tiếp theo được xác định bằng cách cộng các hợp đồng có quy mô nhỏ hơn nhưngphải bảo đảm các hợp đồng đó có tính chất tương tự với các hạng mục cơ bản của gói thầu đangxét
Ví dụ đối với một gói thầu xây lắp, trong HSMT yêu cầu nhà thầu phải hoàn thành tốithiểu 3 hợp đồng xây lắp có tính chất kỹ thuật tương tự gói thầu đang xét, mỗi hợp đồng có giá trịtối thiểu 7 tỷ đồng thì nhà thầu (có tư cách độc lập) được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về kinhnghiệm thực hiện hợp đồng tương tự nếu:
- Đã hoàn thành 1 hợp đồng có tính chất kỹ thuật tương tự với gói thầu đang xét, có giá trịtối thiểu 21 tỷ đồng
Trang 4- Đã hoàn thành nhiều hơn 1 hợp đồng có tính chất kỹ thuật tương tự với gói thầu đangxét, trong đó ít nhất 1 hợp đồng có giá trị tối thiểu là 7 tỷ đồng và tổng giá trị các công trìnhtương tự không thấp hơn 21 tỷ đồng.
Đối với nhà thầu liên danh, việc đánh giá năng lực, kinh nghiệm của thành viên trong liêndanh phải căn cứ vào phần công việc mà thành viên đó đảm nhận Với ví dụ nêu trên trongtrường hợp nhà thầu với tư cách là liên danh gồm 2 thành viên, mỗi thành viên đảm nhận thựchiện 50% giá trị gói thầu thì từng thành viên liên danh được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về kinhnghiệm thực hiện hợp đồng tượng tự nếu:
- Từng thành viên trong liên danh đã hoàn thành 1 hợp đồng có tính chất kỹ thuật tương
tự với gói thầu đang xét, có giá trị tối thiểu là 10,5 tỷ đồng
- Từng thành viên trong liên danh thực hiện nhiều hơn 1 hợp đồng có tính chất kỹ thuậttương tự với gói thầu, trong đó ít nhất có 1 hợp đồng có giá trị tối thiểu là 3,5 tỷ đồng và tổng giátrị các công trình tương tự của mỗi thành viên không thấp hơn 10,5 tỷ đồng.
Nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh không đáp ứng về năng lực, kinh nghiệm thìnhà thầu liên danh được đánh giá là không đáp ứng yêu cầu
(Nguồn Báo đấu thầu)
3 Điểm mới về Bảo đảm dự thầu:
Theo phản ánh của một số chủ đầu tư, bên mời thầu hay tổ chuyên gia, quy định và hướngdẫn mới về hình thức nộp BĐDT gây ra những khó khăn và vướng mắc trong quá trình tổ chứclựa chọn nhà thầu Do đó, để các chủ đầu tư, bên mời thầu, tổ chuyên gia cũng như nhà thầu hiểu
rõ hơn về quy định mới này, cũng như cách áp dụng trong thực tế đối với từng gói thầu, bài viết
sẽ so sánh quy định của pháp luật mới với quy định trong pháp luật đấu thầu trước đây, từ đó đưa
ra các lưu ý trong việc áp dụng BĐDT cho phù hợp.
Bảo đảm dự thầu là gì?
Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 (Điều 4 Khoản 1) quy định BĐDT là việc nhà thầu thựchiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp Thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặcchi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm
dự thầu của nhà thầu trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu (HSMT), hồ sơyêu cầu (HSYC)
So với Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 và Nghị định số 85/2009/NĐ-CP (sau đây gọi tắt
là pháp luật đấu thầu cũ), khái niệm về BĐDT về cơ bản được giữ nguyên, trong đó chủ yếu nhấnmạnh đến mục đích các nhà thầu cần phải nộp BĐDT là để bảo đảm trách nhiệm tham dự thầucủa mình
Hình thức bảo đảm dự thầu phù hợp?
Luật Đấu thầu mới và pháp luật đấu thầu cũ đều quy định nhà thầu thực hiện BĐDT theomột trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp Thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chinhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam Tuy nhiên, để tạo điềukiện thuận lợi cho nhà thầu và bảo đảm phù hợp với xu thế ‘‘thanh toán không tiền mặt”, trongcác Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT và Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết vềlập HSMT cung cấp hàng hóa, xây lắp hướng dẫn nhà thầu nộp BĐDT theo hình thức đặt cọcbằng séc hoặc nộp Thư bảo lãnh dự thầu, không yêu cầu nhà thầu nộp bằng tiền mặt Đối với cácgói thầu có giá trị nhỏ hơn, áp dụng chào hàng cạnh tranh thì Thông tư số 11/2015/TT-BKHĐTquy định chi tiết về lập HSYC chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh vẫn cho phép có thể căn cứquy mô, tính chất của gói thầu để thực hiện BĐDT bằng tiền mặt, séc hoặc bảo lãnh dự thầu
Trang 5Trước đây, để thực hiện theo quy định của pháp luật đấu thầu cũ thì hình thức BĐDT chủyếu mà các nhà thầu hay sử dụng là tiền mặt hoặc Thư bảo lãnh dự thầu Thực hiện theo quy địnhmới nêu trên, do không được nộp BĐDT bằng hình thức tiền mặt, nên để thuận tiện và hạn chếthủ tục và thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu, nhiều nhà thầu lựa chọn thực hiện BĐDT bằng séc.Tuy nhiên, một số chủ đầu tư phàn nàn và quan ngại về việc nhiều trường hợp trong quá trìnhđánh giá hoặc khi cần thu BĐDT của nhà thầu thì chủ đầu tư phát hiện séc không đủ khả năngthanh toán, tức là tài khoản của nhà thầu không đủ số tiền như nêu trong tờ séc, dẫn đến chủ đầu
tư không thu được đầy đủ giá trị bảo lãnh dự thầu như yêu cầu của HSMT
Về vấn đề này, pháp luật về đấu thầu không quy định cụ thể, tuy nhiên khi lập HSMT,HSYC, chủ đầu tư cần nghiên cứu quy định của pháp luật có liên quan về cung ứng và sử dụngséc để tuân thủ theo quy định của pháp luật mà vẫn đảm bảo quyền lợi của mình khi tổ chức đấuthầu
Luật các công cụ chuyển nhượng số 49/2005/QH11 và Quyết định số 30/2006/QĐ-NHNNngày 11/7/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế cung ứng và sử dụng sécquy định, để đảm bảo khả năng thanh toán séc được áp dụng ‘‘séc bảo chi” Đó là tờ séc đượcngười bị ký phát xác nhận đảm bảo thanh toán khi tờ séc được xuất trình để thanh toán trong thờihạn xuất trình, trong đó, người bị ký phát là tổ chức có trách nhiệm thanh toán số tiền ghi trên séctheo lệnh của người ký phát (người lập và ký phát hành séc - nhà thầu) như ngân hàng, tổ chứccung ứng dịch vụ thanh toán Hay nói cách khác, séc bảo chi là loại séc thanh toán được tổ chứccung ứng séc đảm bảo khả năng chi trả vì séc chỉ được bảo chi khi người ký phát có đủ tiền trêntài khoản để đảm bảo khả năng thanh toán cho tờ séc, hoặc nếu không đủ tiền trên tài khoảnnhưng được người bị ký phát chấp thuận cho người ký phát thấu chi đến một hạn mức nhất định
để bảo đảm khả năng thanh toán cho số tiền ghi trên tờ séc Theo đó, trên tờ séc sẽ ghi rõ cụm từ
(Nguồn: http://muasamcong.vn)
4 Doanh nghiệp dự thầu phải có báo cáo tài chính đã kiểm toán?
Ông Nguyễn Ngọc Minh (Phú Thọ) hỏi, khi công ty ông tham dự thầu thì có phải nộp báocáo tài chính đã được kiểm toán không hay chỉ cần phải nộp báo cáo tài chính, kiểm tra quyếttoán thuế và xác nhận không nợ thuế của cơ quan thuế?
Hiện công ty của ông Minh là công ty cổ phần, chưa kiểm toán độc lập nên không có báocáo tài chính đã được kiểm toán, nhưng có kiểm tra quyết toán thuế 3 năm 2012, 2013, 2014 vàxác nhận của cơ quan thuế không nợ thuế
Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:
Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/6/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy địnhchi tiết lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hoá tại Chương III, Mục 2.1 – Tiêu chuẩn đánh giá vềnăng lực và kinh nghiệm quy định, để đánh giá năng lực tài chính của nhà thầu, nhà thầu phải nộpbáo cáo tài chính để cung cấp thông tin chứng minh tình hình tài chính lành mạnh của nhà thầutheo Mẫu số 14 (hoặc Mẫu số 9)
Trang 6Theo đó, hồ sơ dự thầu của nhà thầu phải đính kèm các báo cáo tài chính được kiểm toántheo quy định và báo cáo tài chính được kiểm toán được hiểu là báo cáo tài chính được kiểm toánđộc lập.
Điều 37 Luật Kiểm toán độc lập và Điều 15 Nghị định số 17/2012/NĐ-CP của Chính phủhướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kiểm toán độc lập có quy định về đơn vị bắt buộc phảiđược kiểm toán Theo đó, đối với trường hợp những doanh nghiệp không thuộc đối tượng bắtbuộc phải thực hiện kiểm toán theo quy định của Luật Kiểm toán độc lập và Nghị định số17/2012/NĐ-CP nêu trên thì không phải đính kèm báo cáo kiểm toán trong hồ sơ dự thầu
Tuy nhiên, trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu vẫn phải nộp kèm theo bản chụp chứng thựcmột trong các tài liệu như: Biên bản kiểm tra quyết toán thuế, tờ khai tự quyết toán thuế (thuế giátrị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp) có xác nhận của cơ quan thuế về thời điểm đã nộp tờkhai, tài liệu chứng minh việc nhà thầu đã kê khai quyết toán thuế điện tử, văn bản xác nhận của
cơ quan quản lý thuế (xác nhận số thuế nộp cả năm) về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế
(nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
5 Đánh giá hồ sơ đề xuất có bắt buộc lập tổ chuyên gia?
Ông Nguyễn Xuân Sáng (Hà Nội): Xin hỏi, đối với gói thầu chào hàng cạnh tranh (xâylắp, hàng hóa) đã thành lập Ban quản lý dự án có năng lực đánh giá hồ sơ đề xuất thì có nhất thiếtphải thành lập Tổ chuyên gia đánh giá hồ sơ đề xuất không? Hiện, báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuấthình thức này áp dụng theo Mẫu số 1 Thông tư số 23/2015/TT-BKHĐT hay có văn bản nào kháckhông?
Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời:
Khoản 2, Điều 76 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định, một trong các trách nhiệmcủa tổ chuyên gia là đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuấttheo đúng yêu cầu Theo đó, khi đánh giá hồ sơ đề xuất phải tiến hành thành lập tổ chuyên gia.Việc lập báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số23/2015/TT-BKHĐT ngày 21/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
6 Xác định tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu
Ông Hà Ngọc Thạch (Cần Thơ): Trong quá trình đấu thầu một công trình xây dựng xảy ratình huống, trước thời điểm đóng thầu có 3 nhà thầu nộp hồ sơ, trong đó có 2 nhà thầu có thư bảolãnh dự thầu của ngân hàng, nhà thầu còn lại thông báo có thư bảo lãnh trong hồ sơ
Tuy nhiên, khi tiến hành mở thầu thì phát hiện nhà thầu này không có thư bảo lãnh Vậyxin hỏi, hồ sơ của nhà thầu này có bị loại không hay vẫn được đánh giá? Nếu bị loại ngay thì khi
đó thì chỉ còn 2 nhà thầu hợp lệ thì có được phép đánh giá tiếp không hay tiến hành đấu thầu lại?
Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời:
Quy trình lựa chọn nhà thầu được thực hiện theo quy định tại Điều 11 và Điều 21 Nghịđịnh số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ Theo đó, sau khi mở thầu, bên mời thầu phải tiến hànhđánh giá hồ sơ dự thầu của nhà thầu
Trường hợp nhà thầu tham dự thầu không thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu theo yêucầu của hồ sơ mời thầu thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu sẽ bị đánh giá là không đáp ứng tính hợp lệtheo quy định tại Điểm d, Khoản 2, Điều 18 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP
Ông Vũ Trung Thành (Nam Định): Dự án A được phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu
có 6 gói thầu trong đó có gói tư vấn kiểm toán Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Trang 7đối với gói tư vấn kiểm toán có ghi thời gian thực hiện là “trong thời gian thực hiện dự án” Thờigian thực hiện dự án được phê duyệt là 24 tháng Có 4 nhà thầu (A, B, C, D) tham gia đấu thầugói thầu này Đơn dự thầu của nhà thầu A có ghi thời gian thực hiện là “trong thời gian thực hiện
dự án tuy nhiên tổng cộng không quá 3 tháng” Ba nhà thầu còn lại trong đơn dự thầu ghi thờigian thực hiện lần lượt là 3 tháng, 90 ngày và 2,5 tháng Tôi xin hỏi, thời gian ghi trong đơn dựthầu như nêu trên có hợp lý không?
Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời:
Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 38 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ, việc kiểmtra và đánh giá về tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật thực hiện theo quy định tại Khoản 1
và Khoản 2, Điều 28 của Nghị định này, trừ nội dung kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ của bảođảm dự thầu
Theo đó, trường hợp tiến độ thực hiện gói thầu ghi trong đơn dự thầu phù hợp với đề xuất
kỹ thuật của nhà thầu và yêu cầu của hồ sơ mời thầu thì đơn dự thầu của nhà thầu được đánh giá
là đáp ứng yêu cầu về tiến độ theo quy định nêu trên./
(nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
7 Bổ sung chi phí dự phòng vào giá dự thầu thế nào?
Giá dự thầu của nhà thầu phải bao gồm tất cả chi phí cho các yếu tố rủi ro, chi phí trượtgiá có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng và được phân bổ vào trong đơn giá của nhàthầu, nhà thầu không được chào riêng phần chi phí dự phòng
Ông Nguyễn Hồ Thanh Hải (Quảng Nam) hỏi, hiện nay, việc xác định chi phí trong quátrình lựa chọn nhà thầu thực hiện theo Nghị định số 63/2014/NĐ-CP hay theo Quyết định số957/QĐ-BXD?
Khi lập kế hoạch đấu thầu phần giá gói thầu (đối với hợp đồng trọn gói) bao gồm cả phần
dự phòng trượt giá và dự phòng khối lượng phát sinh Khi nhà thầu bỏ thầu phần trượt giá họ đãtính trực tiếp vào giá vật liệu, nhân công, ca máy; còn phần dự phòng khối lượng phát sinh nhàthầu chào theo tỷ lệ % trong bảng phân tích đơn giá Ông Hải muốn biết, như vậy có phù hợpkhông?
Theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT hồ sơ mời thầu phải quy định rõ nội dung vànguyên tắc sử dụng chi phí dự phòng để làm cơ sở cho nhà thầu chào thầu, ký kết và thực hiệnhợp đồng, nhưng trong 2 mẫu hồ sơ mời thầu kèm theo Thông tư thì không có hướng dẫn về nộidung này Vậy nếu quy định bổ sung chi phí dự phòng thì bổ sung thế nào và nguyên tắc sử dụngnhư thế nào cho phù hợp?
Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:
Khi xây dựng giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải tuân thủ theo quy địnhtại Điểm a, Khoản 2, Điều 35 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 Việc xác định các chi phí dựphòng phải căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, chủ đầu tư căn cứ vào quy mô, tínhchất của gói thầu để xác định mức chi phí dự phòng cho các yếu tố rủi ro và chi phí trượt giá chophù hợp.Trường hợp đối với các gói thầu đã xác định chính xác số lượng, khối lượng công việc
và có thời gian thực hiện hợp đồng ngắn thì có thể áp dụng mức chi phí dự phòng thấp hoặc bằngkhông trên cơ sở bảo đảm phù hợp với quy định về cách xác định chi phí dự phòng
Khoản 3, Điều 5 Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn, đối với hợp đồng trọn gói,nhà thầu phải tính toán và phân bổ chi phí dự phòng vào trong giá dự thầu; không tách riêng phầnchi phí dự phòng mà nhà thầu đã phân bổ trong giá dự thầu để xem xét, đánh giá trong quá trìnhđánh giá hồ sơ dự thầu về tài chính, thương mại Theo đó, khi tham dự thầu nhà thầu phải nghiêncứu, tính toán toàn bộ các chi phí để đưa ra giá dự thầu phù hợp với lợi thế của mình, giá dự thầu
Trang 8của nhà thầu phải bao gồm tất cả các chi phí cho các yếu tố rủi ro và chi phí trượt giá có thể xảy
ra trong quá trình thực hiện hợp đồng và được phân bổ vào trong đơn giá của nhà thầu, nhà thầukhông được chào riêng phần chi phí dự phòng./
(nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
8 Có được nộp bảo đảm dự thầu bằng tiền mặt?
Nhà thầu đã nộp bảo đảm dự thầu theo hình thức đặt cọc bằng tiền mặt và bên mời thầu
đã nhận giá trị bảo đảm dự thầu thì chủ đầu tư có thể xem xét, quyết định xử lý tình huống theohướng chấp thuận giá trị bảo đảm dự thầu của nhà thầu
Đơn vị ông Phan Chí Thiện (An Giang) đang thực hiện thẩm định gói thầu xây lắp quy
mô nhỏ, hồ sơ mời thầu được lập theo Mẫu số 1 Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT Nhà thầu Anộp bảo đảm dự thầu bằng tiền mặt và bên mời thầu xuất phiếu thu tiền mặt bảo đảm dự thầu chonhà thầu A với số tiền 100.000.000 đồng
Ông Thiện hỏi, trường hợp bên mời thầu xuất phiếu thu tiền mặt bảo đảm dự thầu cho nhàthầu A có đúng quy định không? Bảo đảm dự thầu này có hợp lệ không? Nếu đánh giá bảo đảm
dự thầu này không hợp lệ thì dựa theo quy định nào?
Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:
Theo hướng dẫn tại Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2015 của Bộ Kế hoạch vàĐầu tư, khi tham dự thầu, nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểmđóng thầu theo hình thức thư bảo lãnh do ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháptại Việt Nam phát hành hoặc đặt cọc bằng Séc (đối với trường hợp đặt cọc) như quy định tại Mục19.1 Chỉ dẫn nhà thầu Theo đó, việc nhà thầu nộp bảo đảm dự thầu bằng tiền mặt và được bênmời thầu chấp thuận là chưa phù hợp theo quy định nêu trên
Tuy nhiên, do nhà thầu đã nộp bảo đảm dự thầu theo hình thức đặt cọc bằng tiền mặt vàbên mời thầu đã nhận giá trị bảo đảm dự thầu thì chủ đầu tư có thể xem xét, quyết định xử lý tìnhhuống theo hướng chấp thuận giá trị bảo đảm dự thầu của nhà thầu để tăng số lượng hồ sơ dựthầu, tăng tính cạnh tranh cho gói thầu Chủ đầu tư chịu trách nhiệm xử lý tình huống trong đấuthầu trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế và chịu trách nhiệmtrước pháp luật về quyết định của mình (Điều 86 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13và khoản 15,Điều 117 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP)
(nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
9 Mua sắm thường xuyên áp dụng quy định nào?
Công ty ông Hà Công (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) là doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động theo
mô hình Công ty mẹ - Công ty con Nhà nước đặt hàng cung ứng sản phẩm dịch vụ công íchthông qua công tác xây dựng giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt Ông Công hỏi, khi thực hiệnviệc mua sắm vật tư, tài sản duy trì, phục vụ cho hoạt động công ích đó thì việc mua sắm trangthiết bị, vật tư, tài sản có phải theo quy định của Luật Đấu thầu không? Các đơn vị hạch toán phụthuộc của Công ty mẹ khi thực hiện mua sắm vật tư thường xuyên có cần phải được Công ty mẹ
ủy quyền hay không?
Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:
Khoản 2, Điều 3 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định trường hợp lựa chọn đấu thầucung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn để bảo đảmtính liên tục cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và mua sắm nhằm duy trì hoạt động thườngxuyên của doanh nghiệp Nhà nước; thực hiện gói thầu thuộc dự án đầu tư theo hình thức đối táccông tư, dự án đầu tư có sử dụng đất của nhà đầu tư được lựa chọn thì doanh nghiệp phải ban
Trang 9hành quy định về lựa chọn nhà thầu để áp dụng thống nhất trong doanh nghiệp trên cơ sở bảođảm mục tiêu công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Theo đó, việc mua sắm trang thiết bị, vật tư, tài sản để bảo đảm tính liên tục cho hoạtđộng sản xuất, kinh doanh và mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của doanh nghiệpNhà nước được thực hiện theo quy định nêu trên./
(Nguồn Cổng thông tin điện tử Chính phủ)
10 Quy định về đánh giá hồ sơ dự thầu của liên danh
Vừa qua Công ty Điện lực Quảng Ngãi tổ chức đấu thầu 3 gói thầu cung cấp vật tư và thicông xây dựng đường dây điện và trạm biến áp Trong quá trình xét thầu, bên mời thầu thấy hồ
sơ dự thầu (HSDT) của nhà thầu liên danh giữa hai Công ty A và B có tương đối đầy đủ cácthông tin, đặc biệt có giá dự thầu là thấp nhất và bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật
Tuy nhiên, trong thỏa thuận liên danh của thầu A (đứng đầu liên danh) và B không ghi rõnội dung công việc mà các thành viên phải thực hiện, chỉ nêu chung là cung cấp vật tư và thicông công trình và đưa ra tỷ lệ phân chia là 60% và 40% giá dự thầu, không có trách nhiệm,nghĩa vụ chung của nhà thầu liên danh và riêng của từng thành viên
Tổ chuyên gia đấu thầu đánh giá như sau:
- Trong Hồ sơ mời thầu quy định trong thỏa thuận liên danh phải ghi rõ nội dung côngviệc mà các thành viên phải thực hiện và ước tính giá trị mà từng thành viên phải thực hiệnnhưng nhà thầu đã không ghi nội dung này
- Đồng thời, thỏa thuận liên danh lại không thuộc danh sách tài liệu mà nhà thầu được bổsung sau khi mở thầu, trong quá trình đánh giá HSDT vì không thuộc nội dung về tư cách hợp lệ,
về năng lực và về kinh nghiệm của nhà thầu
- Về cán bộ chủ chốt, hồ sơ yêu cầu nhà thầu bố trí 1 chỉ huy trưởng công trình, 1 cán bộ
kỹ thuật, 1 trung cấp xây dựng và 20 công nhân thi công Thành viên A bố trí đủ cán bộ chủ chốt
và công nhân, nhưng thành viên B chỉ bố trí công nhân
- Về năng lực thiết bị xe máy, hồ sơ yêu cầu nhà thầu phải bố trí đầy đủ, có số lượng vàchủng loại cụ thể Thành viên A có bố trí đầy đủ còn thành viên B không bố trí thiết bị xe máy thicông
Tổ chuyên gia đã đánh giá HSDT của liên danh nêu trên không hợp lệ và bị loại, khôngđược đánh giá tiếp
Đại diện Công ty Điện lực Quảng Ngãi, ông Quách Phạm Cường đề nghị giải đáp, Tổchuyên gia không chấp nhận HSDT của nhà thầu liên danh A và B trong trường hợp này có viphạm Luật Đấu thầu không? Bên mời thầu có được phép cho nhà thầu làm rõ thỏa thuận liêndanh hay không?
Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:
Khoản 3, Điều 5 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định, nhà thầu có tư cách hợp lệđược tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh; trường hợp liên danh phải có văn bản thỏathuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh vàtrách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh
Theo hướng dẫn tại Điểm h, Mục 1.2 Chương III của Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp áp dụngphương thức một giai đoạn một túi hồ sơ (Mẫu số 01) ban hành kèm theo Thông tư số03/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hồ sơ dự thầu được đánh giáhợp lệ khi có thỏa thuận liên danh được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên,
Trang 10đóng dấu (nếu có) và trong thỏa thuận liên danh phải nêu rõ nội dung công việc cụ thể và ướctính tỷ lệ % giá trị tương ứng mà từng thành viên trong liên danh sẽ thực hiện theo Mẫu số 03Chương IV — Biểu mẫu dự thầu.
Đối với câu hỏi của ông Quách Phạm Cường, nếu trong thỏa thuận liên danh có phâncông trách nhiệm cho từng thành viên liên danh thực hiện công việc theo tỷ lệ phần trăm giá dựthầu (60% và 40%) mà không nêu cụ thể nội dung công việc thì trong quá trình đánh giá, bên mờithầu cần yêu cầu nhà thầu làm rõ để có cơ sở đánh giá
(Nguồn Cổng thông tin điện tử Chính phủ)
11 Phải có quyết định phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu?
Bà Võ Minh Hội (Tây Ninh) hỏi: Sau khi bên mời thầu trình phê duyệt danh sách xếphạng nhà thầu thì có phải lập báo cáo thẩm định và quyết định phê duyệt danh sách xếp hạng nhàthầu không? Hiện có văn bản nào hướng dẫn các biểu mẫu này không?
Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:
Điểm e, Khoản 1, Điều 106 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định, không tiến hành thẩm địnhdanh sách xếp hạng nhà thầu trước khi phê duyệt, danh sách xếp hạng nhà thầu được phê duyệttrên cơ sở đề nghị của bên mời thầu
Đối với trường hợp của bà, việc phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu được thực hiện theo quyđịnh nêu trên Đơn vị được giao trình quyết định phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu để chủđầu tư phê duyệt Trường hợp chỉ có 1 nhà thầu vượt qua bước đánh giá về tài chính thì khôngcần phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu
Ngoài ra, hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về mẫu quyết định phê duyệt danh sách xếphạng nhà thầu
(nguồn Cổng thông tin điện tử Chính phủ)
12 Xác định năng lực của nhà thầu liên danh thế nào?
Ông Huỳnh Đức Đạt (tỉnh Bạc Liêu) phản ánh, hồ sơ mời thầu (HSMT) đã phát hành cónội dung: "Đối với nhà thầu liên danh thì năng lực, kinh nghiệm được xác định bằng tổng nănglực, kinh nghiệm của các thành viên liên danh song phải bảo đảm từng thành viên liên danh đápứng năng lực, kinh nghiệm đối với phần việc mà thành viên đó đảm nhận trong liên danh; nếu bất
kỳ thành viên nào trong liên danh không đáp ứng về năng lực, kinh nghiệm thì nhà thầu liên danhđược đánh giá là không đáp ứng yêu cầu"
Căn cứ yêu cầu nêu trên, nhà thầu có đề xuất trong hồ sơ dự thầu (HSDT) là trong thỏathuận liên danh nhà thầu đứng đầu liên danh đảm nhận 50% công việc Tuy nhiên, HSDT chỉ đềxuất 4 công nhân vận hành máy và 1 Chỉ huy trưởng, 1 cán bộ kỹ thuật phụ trách thi công, 1 cán
bộ kỹ thuật phụ trách thi công hệ thống điện Một thành viên liên danh đảm nhận 50% công việcthì HSDT có đề xuất 81 công nhân phục vụ thi công, 1 cán bộ kỹ thuật phụ trách thi công, 1 cán
bộ kỹ thuật phụ trách cấp thoát nước, 1 đội trưởng thi công trực tiếp Ông Đạt hỏi, trong trườnghợp nêu trên, nhà thầu đứng đầu liên danh có đáp ứng yêu cầu theo HSMT không?
Về tính hợp lệ của bảo lãnh dự thầu trong trường hợp nhà thầu liên danh, theo Thông tư
số 03/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn: "Nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh vi phạm quyđịnh của pháp luật dẫn đến không được hoàn trả bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 19.5 –Chỉ dẫn nhà thầu của hồ sơ mời thầu thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh sẽkhông được hoàn trả" (áp dụng trong trường hợp nhà thầu liên danh) Ông Đạt đề nghị giải đáp,nhà thầu có Thư bảo lãnh của Ngân hàng thiếu nội dung trên thì có hợp lệ không?
Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:
Trang 11Theo hướng dẫn tại Mục 2 Chương III của Mẫu số 01 Mẫu HSMT xây lắp áp dụngphương thức một giai đoạn một túi hồ sơ ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐTngày 6/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đối với nhà thầu liên danh thì năng lực, kinh nghiệmđược xác định bằng tổng năng lực, kinh nghiệm của các thành viên liên danh song phải bảo đảmtừng thành viên liên danh đáp ứng năng lực, kinh nghiệm đối với phần việc mà thành viên đóđảm nhận trong liên danh; nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh không đáp ứng về năng lực,kinh nghiệm thì nhà thầu liên danh được đánh giá là không đáp ứng yêu cầu.
Đối với nhà thầu liên danh, việc đánh giá năng lực về tài chính và kinh nghiệm thực hiệnhợp đồng tương tự căn cứ theo phần công việc từng thành viên đảm nhận trong liên danh; còn đốivới năng lực về kỹ thuật thì đánh giá cho cả nhà thầu liên danh mà không căn cứ theo tỷ lệ côngviệc phân chia trong liên danh
Tuy nhiên, nếu nhà thầu liên danh đáp ứng yêu cầu về năng lực kỹ thuật theo quy địnhnêu trong HSMT (nhân sự, máy móc…) và nhà thầu đứng đầu liên danh chứng minh được khảnăng huy động nhân sự từ thành viên liên danh khác thì được coi là đạt đối với nội dung này
(nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
13 Các trường hợp bảo đảm dự thầu không hợp lệ
Theo hướng dẫn tại Mục 19.3 Chương I Mẫu số 1 mẫu HSMT xây lắp áp dụng phươngthức một giai đoạn một túi hồ sơ ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày6/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bảo đảm dự thầu được coi là không hợp lệ khi thuộc mộttrong các trường hợp sau đây: Có giá trị thấp hơn, thời gian hiệu lực ngắn hơn so với yêu cầu quyđịnh tại Mục 19.2 CDNT, không đúng tên bên mời thầu (đơn vị thụ hưởng), không phải là bảngốc và không có chữ ký hợp lệ hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho bên mời thầu
Theo đó, việc bảo lãnh dự thầu của nhà thầu liên danh thiếu nội dung: “Nếu bất kỳ thành
viên nào trong liên danh vi phạm quy định của pháp luật dẫn đến không được hoàn trả bảo đảm
dự thầu theo quy định tại Mục 19.5 – Chỉ dẫn nhà thầu của HSMT thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh sẽ không được hoàn trả” không thuộc các trường hợp để đánh giá bảo
đảm dự thầu không hợp lệ theo hướng dẫn nêu trên
Tuy nhiên, sai sót này có thể làm ảnh hưởng đến lợi ích của chủ đầu tư trong việc thu bảolãnh dự thầu khi một thành viên trong liên danh vi phạm quy định của pháp luật về đấu thầu Do
đó, trong trường hợp này, bên mời thầu cần yêu cầu nhà thầu bổ sung cam kết của ngân hàng pháthành thư bảo lãnh nêu trên về việc sẽ tịch thu được bảo lãnh dự thầu khi bất kỳ thành viên nàotrong liên danh vi phạm quy định của pháp luật về đấu thầu
(nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
14 Được xác minh năng lực nhà thầu trước khi ký hợp đồng
Qua Cổng TTĐT Chính phủ, ông Đỗ Hữu Tài (TP Hồ Chí Minh) đề nghị được hướngdẫn xử lý tình huống đấu thầu như sau:
Công ty A tổ chức đấu thầu gói thầu mua sắm một số vật tư thiết bị điện nằm trong kếhoạch sửa chữa lớn năm 2015 Hồ sơ mời thầu (HSMT) có quy định, thời điểm phát hành HSMT
là ngày 15/8/2015; thời điểm đóng thầu là 9h00 ngày 15/9/2015; hiệu lực của hồ sơ dự thầu là 30ngày kể từ ngày đóng thầu Ba nhà thầu B, C, D tham gia đấu thầu gói thầu nêu trên và giá chàothầu của nhà thầu B là thấp nhất
Ngày 10/10/2015, căn cứ kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu và biên bản thương thảo hợpđồng, Công ty A ra quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu B trúng thầu và mời nhà thầunày vào hoàn thiện hợp đồng Tuy nhiên, trong quá trình hoàn thiện hợp đồng, Công ty A nhận
Trang 12được một số tài liệu cho thấy điều kiện tài chính thực tế của nhà thầu B không còn đáp ứng yêucầu về năng lực tài chính để thực hiện gói thầu theo HSMT.
Ông Tài hỏi, trong trường hợp này, công ty A có thể mời nhà thầu tiếp theo vào thươngthảo không?
Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:
Khoản 2, Điều 64 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định, tại thời điểm ký kết, nhàthầu được lựa chọn phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về năng lực kỹ thuật, tài chính để thực hiệngói thầu
Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thườngxuyên, đơn vị mua sắm tập trung hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm đối với mua sắm tập trung tiếnhành xác minh thông tin về năng lực của nhà thầu, nếu vẫn đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu thìmới tiến hành ký kết hợp đồng
Theo đó, trường hợp tại thời điểm ký kết hợp đồng, chủ đầu tư có đủ căn cứ chứng minhnhà thầu trúng thầu không còn đủ năng lực tài chính đáp ứng yêu cầu HSMT để thực hiện góithầu thì bên mời thầu, chủ đầu tư xem xét hủy kết quả lựa chọn nhà thầu với nhà thầu này và mờinhà thầu xếp hạng tiếp theo đáp ứng yêu cầu của HSMT vào thương thảo hợp đồng./
(nguồn Cổng thông tin điện tử Chính phủ)
15 Gói thầu dưới 5 tỷ đồng chỉ áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ?
Ông Nguyễn Văn Thanh (tỉnh Nam Định) phản ánh, theo quy định hiện hành, gói thầuxây lắp dưới 5 tỷ đồng chỉ cho phép nhà thầu là doanh nghiệp cấp nhỏ và siêu nhỏ tham gia đấuthầu Hiện Việt Nam đang khuyến khích các doanh nghiệp sát nhập để tăng quy mô, nhưng khi
đó doanh nghiệp lại không được tham gia đấu thầu các gói thầu dưới 5 tỷ đồng Ông Thanh đềnghị cơ quan chức năng giải đáp, như vậy các chính sách có mâu thuẫn nhau không?
Địa phương của ông Thanh có rất nhiều nhà thầu quy mô vừa Một số gói thầu xây lắp giátrị dưới 5 tỷ đồng, nhưng các doanh nghiệp nhỏ không thể đáp ứng yêu cầu về kinh nghiệm vànăng lực thực hiện Ông Thanh hỏi, vậy trong trường hợp này, các doanh nghiệp quy mô vừa cóđược tham gia đấu thầu không?
Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề ông Thanh hỏi như sau:
Khoản 3, Điều 6 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định đối với gói thầu xây lắp có giágói thầu không quá 5 tỷ đồng chỉ cho phép nhà thầu là doanh nghiệp cấp nhỏ và siêu nhỏ theoquy định của pháp luật về doanh nghiệp tham gia đấu thầu
Trường hợp không có nhà thầu là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ đáp ứng yêu cầu của góithầu thì bên mời thầu cần báo cáo chủ đầu tư để xem xét, quyết định xử lý tình huống theo hướngcho phép các nhà thầu không phải doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ tham dự thầu
Việc xử lý tình huống trong đấu thầu là trách nhiệm của chủ đầu tư trên cơ sở bảo đảmcông bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế (Điều 86, Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13)
Liên quan đến tính phù hợp của chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, khicác doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ đã sáp nhập, tăng quy mô để nâng cao sức cạnh tranh thì cầnchuyển ưu đãi (trong việc tham gia đấu thầu gói thầu xây lắp có giá không quá 5 tỷ đồng) sangcác doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này
(Nguồn Cổng thông tin điện tử Chính phủ)
Trang 1316 Việc chứng minh nguồn lực tài chính đối với nhà thầu liên danh
Ông Phan Chí Thiện, công tác tại một đơn vị thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu ở TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang, đề nghị cơ quan giải đáp một số nội dung liên quan đến quy định vềtham dự thầu đối với nhà thầu liên danh
Nhà thầu A dự thầu với tư cách nhà thầu liên danh gồm Công ty B (thành viên đứng đầuliên danh) và Công ty C (thành viên liên danh) Theo quy định trong hồ sơ mời thầu, nhà thầuphải chứng minh về nguồn lực tài chính dành cho gói thầu là 2,5 tỷ đồng (x) tỷ lệ % tương ứngvới phần công việc đảm nhận trong liên danh (từng thành viên trong liên danh phải thỏa mãn yêucầu này) Tuy nhiên, chỉ có thành viên đứng đầu liên danh chứng minh nguồn lực tài chính là 5 tỷđồng, thành viên liên danh không chứng minh nguồn lực tài chính dành cho gói thầu
Ông Thiện hỏi, trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời thầu có được yêu cầu nhàthầu bổ sung tài liệu chứng minh nguồn lực tài chính của thành viên liên danh C không?
Đối với trường hợp Nhà thầu D, dự thầu với tư cách nhà thầu liên danh gồm Công ty E(thành viên đứng đầu liên danh) và Công ty F (thành viên liên danh)
Đại diện hợp pháp của Công ty F có văn bản ủy quyền cho Phó Giám đốc thực hiện một
số công việc như ký đơn dự thầu khi tham gia đấu thầu Nhưng trong thỏa thuận liên danh thìCông ty F lại ủy quyền cho thành viên đứng đầu liên danh là Công ty E ký đơn dự thầu
Ông Thiện hỏi, việc Công ty E ký đơn dự thầu có trái quy định không?
Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:
Hồ sơ mời thầu yêu cầu nhà thầu liên danh phải chứng minh nguồn lực tài chính tươngứng với tỷ lệ % công việc mà thành viên trong liên danh đảm nhận, nếu thành viên liên danh Ckhông có tài liệu chứng minh nguồn lực tài chính trong hồ sơ dự thầu thì bên mời thầu phải yêucầu nhà thầu bổ sung làm rõ theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP
Trường hợp Giám đốc Công ty F ủy quyền cho Phó Giám đốc Công ty F ký các tài liệukhi tham dự thầu và Công ty F liên danh với Công ty E để tạo thành nhà thầu liên danh, hai bênthống nhất trong thỏa thuận liên danh Công ty E ký đơn dự thầu thì trong trường hợp này, việc ủyquyền nội bộ của Công ty F và thỏa thuận ký đơn dự thầu trong thỏa thuận liên danh không tráivới các quy định của pháp luật về đấu thầu
(Nguồn Cổng thông tin điện tử Chính phủ)
17 Tiêu chí đánh giá năng lực tài chính nhà thầu
Theo phản ánh của ông Đỗ Đức Mạnh, công tác tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội,
Tổ chuyên gia của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đang thực hiện đánh giá Hồ sơ dự thầu củanhà thầu tham gia gói thầu dịch vụ phi tư vấn
Theo hướng dẫn của tiêu chí đánh giá 3.1 Mục 2.1 Chương III của Mẫu số 01 ban hànhkèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì: “Nhà thầu nộp báocáo tài chính từ năm 2012, 2013, 2014 để cung cấp thông tin chứng minh tình hình tài chính lànhmạnh của nhà thầu Giá trị tài sản ròng của nhà thầu trong năm 2014 phải dương”
Tuy nhiên, tại Báo cáo tài chính có ý kiến ngoại trừ của Kiểm toán viên như sau: “Dođược bổ nhiệm làm kiểm toán viên của Công ty sau ngày 31/12/2014 nên chúng tôi không thểtham gia quan sát công tác kiểm kê tiền mặt tồn quỹ vào thời điểm kết thúc năm tài chính 2014,chúng tôi cũng không thực hiện được các thủ tục kiểm toán thay thế để đưa ra ý kiến về tính hiện
Trang 14hữu và giá trị của số dư tiền mặt tồn quỹ tại ngày 31/12/2014 và các ảnh hưởng của nó tới báocáo tài chính của Công ty cho năm tài chính kết thúc cùng ngày”.
Ông Mạnh hỏi, Báo cáo tài chính của nhà thầu có đáp ứng tiêu chí “lành mạnh” được ghitrong mẫu Hồ sơ mời thầu nêu trên của Thông tư không?
Về vấn đề này, Cục Quản lý đấu thầu - Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:
Theo hướng dẫn tại khoản 2.1 Mục 2 Chương III Mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hoá(Mẫu số 01) ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/6/2015 của Bộ Kếhoạch và Đầu tư thì một trong những tiêu chí đánh giá về năng lực tài chính là kết quả hoạt độngtài chính của nhà thầu
Đối với trường hợp nêu trong văn bản hỏi của ông Đỗ Đức Mạnh, khi tham dự thầu, nhàthầu có trách nhiệm nộp báo cáo tài chính kèm theo một trong các tài liệu như báo cáo tài chính,biên bản kiểm tra quyết toán thuế, tờ khai tự quyết toán thuế có xác nhận của cơ quan thuế vềthời điểm đã nộp tờ khai, văn bản xác nhận của cơ quan quản lý thuế để chứng minh giá trị tàisản ròng của nhà thầu trong năm gần nhất phải dương theo hướng dẫn nêu trên
Theo đó, trường hợp thực tế giá trị tài sản ròng của nhà thầu tại thời điểm ngày31/12/2014 là dương thì nhà thầu được đánh giá là đáp ứng tiêu chí đánh giá này Liên quan đếntính hợp lệ và nội dung của báo cáo tài chính, đề nghị đơn vị ông Mạnh liên hệ với Bộ Tài chính
đế được hướng dẫn cụ thể
(nguồn Cổng thông tin điện tử Chính phủ)
18 Được tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh
Ông Trần Văn Phát (Hà Nội) hỏi: Đơn vị tôi tham gia đấu thầu gói thầu xây dựng nhàtrong đó có hạng mục phòng, chống mối, hồ sơ mời thầu có cho phép sử dụng nhà thầu phụ Đơn
vị tôi không có chức năng thi công phòng, chống mối thìcóđượcsử dụng cơ quan có chức năngphòng, chống mối để làm nhà thầu phụ không hay phải liên danh? Trường hợp nào được phép sửdụng nhà thầu phụ?
Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:
Khoản 3, Điều 5 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định nhà thầu có tư cách hợp lệtheo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liêndanh
Đối với trường hợp của ông Phát, nếu đơn vị của ông không có chức năng thi công phòng chốngmối thì có thể liên danh với nhà thầu có chức năng này để tham dự thầu hoặc sử dụng nhà thầunày làm nhà thầu phụ
Trường hợp sử dụng nhà thầu phụ thì việc đánh giá năng lực, kinh nghiệm được thực hiệnđối với nhà thầu chính, trừ trường hợp đối với nhà thầu phụ đặc biệt
(nguồn Cổng thông tin điện tử Chính phủ)
19 Bộ Kế hoạch và Đầu tư gỡ vướng một số tình huống trong đấu thầu
Bà Đinh Thị Hoài Thanh là thành viên tham gia công tác đấu thầu của Sở Y tế TP Hồ ChíMinh Qua Cổng TTĐT Chính phủ, bà Thanh đề nghị được cơ quan chức năng hướng dẫn xử lýmột số tình huống phát sinh trong công tác đấu thầu
Hồ sơ mời thầu (HSMT) quy định giá trị bảo lãnh dự thầu lớn hơn hoặc bằng 1% tổng giátrị sản phẩm dự thầu Tổng giá trị sản phẩm dự thầu của nhà thầu là 3.456.432.500 đồng.Bảo lãnh
dự thầu của nhà thầu trong hồ sơ dự thầu là 34.564.000 đồng
Trang 15Bà Thanh hỏi, giá trị bảo lãnh dự thầu của nhà thầu như nêu trên có được đánh giá là đạthay không?
HSMT gói thầu mua sắm thuốc, vật tư quy định nhà thầu có thể tham gia dự thầu vào mộthoặc nhiều hoặc tất cả các mặt hàng thuộc gói thầu Khi gia hạn hiệu lực hồ sơ dự thầu (HSDT),nhà thầu thực hiện gia hạn hiệu lực bảo lãnh dự thầu cũ và gia hạn hiệu lực HSDT nhưng trong
đó đề nghị không gia hạn một số mặt hàng đã tham gia
Vậy, việc không gia hạn một số mặt hàng có bị xem là làm thay đổi nội dung trong HSDTkhông? Đánh giá việc gia hạn không hợp lệ tức là nhà thầu không được xem xét các mặt hàngnhà thầu đồng ý gia hạn, như vậy đúng hay sai? Trong thời gian có hiệu lực của HSDT, nhà thầu
đề nghị rút một số mặt hàng tham dự thầu thì có được chấp nhận không?
Nhà thầu trúng thầu, ký hợp đồng với nhiều mặt hàng tuy nhiên nhà thầu không cung cấpmột số mặt hàng, như vậy nhà thầu phải chịu phạt vi phạm tương ứng với giá trị bảo lãnh dự thầucủa mặt hàng không cung cấp hay giá trị toàn bộ bảo lãnh?
Trong HSDT, nhà thầu A nộp Báo cáo tài chính, trong đó lợi nhuận năm 2012 là dưới 0;Biên bản kiểm tra quyết toán thuế giữa cơ quan thuế và nhà thầu năm 2012, trong đó cơ quanthuế xác định nhà thầu có lợi nhuận trên 0
Nhà thầu B nộp Báo cáo tài chính, trong đó lợi nhuận năm 2012 là trên 0 và Báo cáo kiểmtoán do cơ quan kiểm toán phát hành năm 2012 nêu: Nhà thầu chưa ghi nhận một khoản chi phí,nếu ghi nhận khoản chi phí này vào báo cáo theo quy định thì nhà thầu có lợi nhuận năm 2012 làdưới 0
Bà Thanh đề nghị giải đáp, trong các trường hợp này, phải đánh giá tiêu chí lợi nhuận củanhà thầu như thế nào? Có nguyên tắc lấy nguồn dữ liệu nào làm chuẩn để đánh giá không?
Bà Thanh cũng muốn biết, HSMT gói thầu mua sắm hàng hóa quy định thời gian thựchiện hợp đồng 12 tháng nhưng HSDT của nhà thầu nêu thời gian thực hiện hợp đồng 9 tháng,như vậy nhà thầu có được đánh giá đạt hay không?
Những vấn đề bà Thanh hỏi, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời như sau:
Mức bảo đảm dự thầu căn cứ từng gói thầu
Theo Điểm a, Khoản 3, Điều 11 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, giá trị bảo đảm dự thầuđược quy định theo một mức xác định từ 1% đến 3% giá gói thầu căn cứ quy mô và tính chất củatừng gói thầu cụ thể
Điểm d, Khoản 2, Điều 18 và Điểm a, Khoản 5, Điều 117 Nghị định số CP
quy định, HSDT được đánh giá là hợp lệ khi có bảo đảm dự thầu với giá trị và thời hạn hiệulực đáp ứng yêu cầu của HSMT
Trường hợp gói thầu được chia thành nhiều phần thì trong HSMT, hồ sơ yêu cầu cần nêu
rõ điều kiện chào thầu, biện pháp và giá trị bảo đảm dự thầu cho từng phần hoặc nhiều phần vàphương pháp đánh giá đối với từng phần hoặc nhiều phần để các nhà thầu tính toán phương ánchào thầu theo khả năng của mình
Đối với trường hợp của bà Thanh, việc HSMT quy định giá trị bảo đảm dự thầu lớn hơnhoặc bằng 1% tổng giá trị sản phẩm dự thầu mà không phải là giá gói thầu là chưa phù hợp theoquy định nêu trên
Trường hợp tổ chuyên gia, bên mời thầu vẫn tiến hành đánh giá HSDT dựa trên HSMTtrước đó thì trong trường hợp nhà thầu có bảo đảm dự thầu là 34.564.000 đồng (làm tròn số) sovới yêu cầu là 1% tổng giá trị sản phẩm là 34.564.325 đồng (chênh lệch 325 đồng) vẫn được coi
là đáp ứng yêu cầu của HSMT
Trang 16Trường hợp gia hạn hiệu lực của HSDT, đối với gói thầu chia thành nhiều lô, nhiều phần,nếu quá trình lựa chọn nhà thầu bị kéo dài dẫn đến hết hiệu lực của HSDT thì bên mời thầu phảiyêu cầu nhà thầu gia hạn thời gian có hiệu lực của HSDT.
Nhà thầu có quyền gia hạn hoặc không gian hạn thời gian có hiệu lực đối với các lô, phần(hàng hóa) mà nhà thầu đã tham dự Những lô, phần mà nhà thầu không gia hạn thì không đápứng
Trường hợp nhà thầu trúng thầu, ký hợp đồng nhưng không thực hiện hợp đồng thì việc
xử phạt nhà thầu, bồi thường hợp đồng phải tuân thủ theo các điều khoản trong hợp đồng đã ký
Không quy định đánh giá năng lực tài chính trên chỉ tiêu lợi nhuận
Trường hợp trong các tài liệu do nhà thầu cung cấp có số liệu khác nhau về năng lực tàichính thì bên mời thầu cần yêu cầu nhà thầu làm rõ về nội dung này
Trường hợp xác định được nhà thầu trình bày sai một cách cố ý hoặc làm sai lệch thôngtin, hồ sơ, tài liệu của một bên trong đấu thầu nhằm thu được lợi ích tài chính hoặc lợi ích kháchoặc nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ nào thì đây được coi là vi phạm hành vi bị cấm trongđấu thầu quy định tại Khoản 4, Điều 89 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13
Ngoài ra, pháp luật về đấu thầu không quy định đánh giá năng lực tài chính trên chỉ tiêulợi nhuận mà chỉ đánh giá theo giá trị ròng và nguồn lực tài chính Liên quan đến quy định về tàichính đề nghị bà Thanh tham khảo ý kiến của Bộ Tài chính để được hướng dẫn cụ thể
Trường hợp HSDT được đánh giá là hợp lệ về tiến độ thực hiện
Theo hướng dẫn tại Điểm c Mục 1.2 Chương III của Mẫu số 01 Mẫu HSMT mua sắmhàng hóa áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ ban hành kèm theo Thông tư
số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/6/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, HSDT được đánh giá làhợp lệ khi có thời gian thực hiện gói thầu nêu trong đơn dự thầu phải phù hợp với đề xuất về kỹthuật đồng thời đáp ứng thời gian theo yêu cầu của HSMT
Theo đó, trường hợp HSMT yêu cầu thời gian thực hiện gói thầu là 12 tháng nhưng nhà thầu đềxuất là 9 tháng, phù hợp với đề xuất về kỹ thuật và đảm bảo yêu cầu về chất lượng thì HSDTđược đánh giá là hợp lệ về nội dung tiến độ thực hiện gói thầu
(nguồn Cổng thông tin điện tử Chính phủ)
20 Việc lựa chọn nhà thầu đối với dự án BT
Công ty của ông Khắc Thông (su.khac.thong@ ) là nhà đầu tư 1 dự án xây dựng –chuyển giao (BT) Nay, công ty chuẩn bị ban hành quy chế để lựa chọn nhà thầu Ông Thông hỏi,công ty cần áp dụng Luật Đấu thầu, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP để lựa chọn nhà thầu hay trựctiếp chỉ định thầu?
Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:
Khoản 2, Điều 3 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định, trường hợp lựa chọn nhà thầuthực hiện gói thầu thuộc dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đấtcủa nhà đầu tư được lựa chọn thì doanh nghiệp phải ban hành quy định về lựa chọn nhà thầu để
áp dụng thống nhất trong doanh nghiệp trên cơ sở bảo đảm mục tiêu công bằng, minh bạch vàhiệu quả kinh tế
Theo đó, trường hợp công ty của ông Thông được lựa chọn là nhà đầu tư cho dự án BT thìviệc lựa chọn nhà thầu để thực hiện các gói thầu thuộc dự án tuân thủ theo quy định nêu trên
Việc ban hành quy định về lựa chọn nhà thầu không bắt buộc áp dụng theo Luật Đấu thầu
số 43/2013/QH13 và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ
Trang 17(nguồn Cổng thông tin điện tử Chính phủ)
21 Trong thời gian đánh giá thầu có được thay đổi nhân sự?
Công ty TNHH Kiến trúc và Xây dựng Thái Cường (TP Cần Thơ) đề nghị cơ chức nănghướng dẫn một số tình huống trong đấu thầu như sau:
Trường hợp sau khi mở thầu:
Trong thời gian hồ sơ dự thầu còn hiệu lực và chưa có kết quả xét thầu, nội bộ nhà thầu có
sự thay đổi về nhân sự (thêm, bớt nhân viên) Trong đó, một số nhân sự nhà thầu đã kê khai trong
hồ sơ dự thầu bị cắt hợp đồng lao động Tuy nhiên nếu trúng thầu, nhà thầu vẫn bảo đảm nguồnnhân sự thay thế có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu Vậy, việc nội bộ nhà thầu
có sự thay đổi nhân sự như trên có ảnh hưởng đến kết quả xét thầu không?
Trường hợp sau khi đóng thầu:
Nhà thầu phát hiện bảng kê khai năng lực kinh nghiệm có sai sót Cụ thể: Trong bảng kêkhai hợp đồng tương tự đã thực hiện, nhà thầu có sự nhầm lẫn kê khai công trình cấp III là côngtrình cấp IV
Sau khi đóng thầu, nhà thầu đã gửi tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ về năng lực kinhnghiệm Tài liệu kèm theo bao gồm: Văn bản làm rõ hồ sơ dự thầu; Quyết định phê duyệt Báocáo kinh tế - kỹ thuật công trình có xác định rõ quy mô và cấp công trình là công trình dân dụngcấp III; Văn bản xác nhận của Chủ đầu tư; Bảng khối lượng công việc kèm theo hợp đồng
Việc làm rõ này không làm thay đổi bản chất của nhà thầu tham gia dự thầu, không thayđổi giá dự thầu theo khoản 2, khoản 3 Điều 16 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ.Vậy, việc nhà thầu gửi tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ năng lực kinh nghiệm sau thời điểmđóng thầu như trên có phù hợp quy định và có được chấp nhận hay không?
Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:
Về thay đổi nhân sự chủ chốt
Trường hợp trong thời gian đánh giá thầu, do bất khả kháng nên một hoặc một số vị trínhân sự chủ chốt do nhà thầu đã đề xuất không thể tham gia thực hiện gói thầu thì nhà thầu phải
có văn bản thông báo đến bên mời thầu về việc thay đổi nhân sự này Bên cạnh đó, nhà thầu phảicung cấp được tài liệu chứng minh việc thay đổi nhân sự do bất khả kháng xảy ra sau thời điểmđóng thầu
Việc thay thế nhân sự được thực hiện trong bước thương thảo hợp đồng nếu nhà thầuđược đánh giá xếp hạng thứ nhất nhưng phải bảo đảm nhân sự thay thế có trình độ, kinh nghiệm
và năng lực tương đương hoặc cao hơn đối với nhân sự đã đề xuất và nhà thầu không được thayđổi giá dự thầu
Về việc làm rõ năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu
Khoản 1 và khoản 2, Điều 16 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định saukhi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu
Trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực
và kinh nghiệm thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cáchhợp lệ, năng lực và kinh nghiệm
Trường hợp sau khi đóng thầu, nếu nhà thầu phát hiện hồ sơ dự thầu thiếu các tài liệuchứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì nhà thầu được phép gửi tài liệu đến bênmời thầu để làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của mình Bên mời thầu có trách
Trang 18nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà thầu để xem xét, đánh giá; các tài liệu bổ sung, làm
rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm được coi như một phần của hồ sơ dự thầu
Theo đó, đối với trường hợp do nhầm lẫn khi kê khai cấp của công trình tương tự đã thựchiện (từ cấp III thành cấp IV) thì nhà thầu được phép gửi tài liệu để tự làm rõ theo quy định nêutrên
(nguồn Cổng thông tin điện tử Chính phủ)
22 Chi nhánh của doanh nghiệp có được tham gia dự thầu?
Công ty ông Nguyễn Tiên Phong (thành phố Hà Nội) là doanh nghiệp xây lắp quy mô vừa(vốn 45 tỷ đồng), do vậy, theo khoản 3, Điều 6 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 củaChính phủ thì các gói thầu xây lắp dưới 5 tỷ đồng công ty ông không được tham gia
Ông Phong muốn được biết, chi nhánh của công ty hoạt động theo ủy quyền của công tythì có được phép tham gia các gói thầu xây lắp dưới 5 tỷ đồng không? Nếu được phép thì cần bổsung các giấy tờ gì?
Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:
Khoản 3 và khoản 4 Điều 92 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 quy định chi nhánh là đơn
vị phụ thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của phápnhân, kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền; chi nhánh không phải là pháp nhân Người đứngđầu chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo uỷ quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được
uỷ quyền
Theo đó, chi nhánh của doanh nghiệp không có tài sản độc lập và không tự chịu tráchnhiệm bằng tài sản đó, ngoài ra chi nhánh không thể nhân danh mình tham gia các quan hệ phápluật một cách độc lập thì không được coi là hạch toán tài chính độc lập, do đó chi nhánh không
đủ tư cách để tham dự thầu Trường hợp chi nhánh được công ty ủy quyền tham dự thầu thì chinhánh được tham dự thầu với tư cách của công ty
Vì vậy, nếu công ty không phải là doanh nghiệp cấp nhỏ hoặc siêu nhỏ theo quy định củapháp luật về doanh nghiệp thì không được tham dự thầu gói thầu này
(nguồn Cổng thông tin điện tử Chính phủ)
23 Không có quy định về gói thầu dịch vụ tư vấn quy mô nhỏ
Ông Vũ Ngọc Nam hỏi: Tại điểm c, khoản 1, Điều 62 Luật Đấu thầu 43/2013/QH13 quyđịnh, đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản; gói thầu mua sắmhàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ phải áp dụng hợp đồng trọn gói Vậy, có thể hiểu đây
là gói thầu tư vấn quy mô nhỏ không, hay toàn bộ gói thầu tư vấn?
Trường hợp đối với gói thầu tư vấn khảo sát, thiết kế xây dựng, chi phí khảo sát tính theođơn giá, chi phí thiết kế tính theo tỷ lệ % Vậy khi để hợp đồng trọn gói thì chi phí thiết kế phảixác định như thế nào? (Vì chi phí thiết kế tính bằng hệ số % x chi phí xây lắp, mà chi phí xây lắptại thời điểm ký hợp đồng tư vấn thiết kế chưa chính xác)
Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời như sau:
Theo điểm c, khoản 1, Điều 62 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định đối với gói thầucung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗnhợp có quy mô nhỏ phải áp dụng hợp đồng trọn gói
Theo đó, hợp đồng trọn gói được áp dụng với gói thầu dịch vụ tư vấn đơn giản mà không
áp dụng đối với gói thầu dịch vụ tư vấn quy mô nhỏ vì pháp luật không có quy định về gói thầudịch vụ tư vấn quy mô nhỏ
Trang 19Việc tính toán giá gói thầu phải tính toán đầy đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể
cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 35 của Luật Đấuthầu số 43/2013/QH13 Bên mời thầu phải căn cứ vào các quy định hiện hành để tính toán sốlượng chuyên gia cần thiết cho gói thầu, thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ và cáckhoản thù lao và ngoài thù lao cho chuyên gia làm cơ sở để xác định giá gói thầu
(Nguồn Cổng thông tin điện tử Chính phủ)
24 Đề xuất giảm giá có thể ghi trực tiếp vào đơn dự thầu
Ông Nguyễn Thanh Hiếu (TP Cần Thơ) phản ánh, trong bảng giá dự thầu của dịch vụ,nhà thầu để giá 2,5 tỷ đồng cho tất cả các danh mục Tuy nhiên, trong đơn dự thầu, nhà thầu lại
để giá 2 tỷ đồng và có thư để giảm 500 triệu đồng Ông Hiếu hỏi, trường hợp này xử lý như thếnào và theo quy định tại văn bản nào?
Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:
Theo hướng dẫn tại Mục 14 CDNT Mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa ban hành kèmtheo Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/6/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trường hợpnhà thầu có đề xuất giảm giá thì có thể ghi trực tiếp vào đơn dự thầu hoặc đề xuất riêng trong thưgiảm giá
Trường hợp giảm giá, nhà thầu phải nêu rõ nội dung và cách thức giảm giá vào các hạngmục cụ thể nêu trong cột “Danh mục hàng hoá”, “Mô tả dịch vụ”
Trường hợp không nêu rõ cách thức giảm giá thì được hiểu là giảm đều theo tỷ lệ cho tất
cả hạng mục nêu trong cột “Danh mục hàng hoá”, “Mô tả dịch vụ”
Như vậy, trường hợp trong đơn dự thầu nêu rõ giá dự thầu là 2 tỷ đồng sau giảm giá thìđược coi là phù hợp với biểu giá tổng hợp và thư giảm giá
Trường hợp trong đơn dự thầu chỉ nêu giá dự thầu là 2 tỷ đồng khác giá trong biểu tổnghợp (2,5 tỷ đồng) thì tổ chuyên gia, bên mời thầu cần phải xem xét bản giá chào để có cơ sở xácđịnh chính xác giá chào của nhà thầu Trên cơ sở đó tiến hành sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch và trừ
đi giá trị giảm giá Việc tính giảm giá được thực hiện theo quy định nêu trên
(nguồn Cổng thông tin điện tử Chính phủ)
25 Không được đưa điều kiện hạn chế sự tham gia của nhà thầu
Khoản 2, Điều 12 Nghị định số 63/2014/NĐ-C P của Chính phủ quy định trong hồ sơ mờithầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạolợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng
Theo phản ánh của ông Phan Văn Phúc (tỉnh Cà Mau), công tác tại Ban Quản lý dự ánthành phố Cà Mau,để tránh tình trạng nhà thầu tham gia dự thầu công chứng các tài liệu, bằngcấp cóliên quan để tham gia dự thầu, nhưng thực tế không có nhân sự như mong muốn khi trúngthầu, bên mời thầu đặt ra tiêu chí để chứng minh chỉ huy trưởng công trình của nhà thầu phải
có “Sổ bảo hiểm xã hội công tác tại nhà thầu hoặc có xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội đãđóng bảo hiểm tại nhà thầu tham dự tính đến thời điểm hiện tại”
Ông Phúc hỏi, với tiêu chí nêu trên thì có vi phạm điều cấm trong Luật Đấu thầu nhằmhạn chế nhà thầu tham dự không?
Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:
Khoản 2, Điều 12 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định trong hồ sơ mờithầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạolợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng
Trang 20Theo hướng dẫn tại khoản 2.2, Mục 2 Chương III Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp ban hànhkèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì mộttrong những nội dung đánh giá về năng lực kỹ thuật của nhà thầu là nhân sự chủ chốt.
Đối với trường hợp nêu trong thư hỏi của ông, nếu hồ sơ mời thầu yêu cầu nhà thầu cóxác nhận đóng bảo hiểm xã hội đối với các vị trí nhân sự chủ chốt có thể làm hạn chế sự tham giacủa nhà thầu Trong trường hợp này, nếu các vị trí nhân sự chủ chốt do nhà thầu đề xuất đáp ứngyêu cầu về năng lực, kinh nghiệm thì được coi là đáp ứng yêu cầu về nội dung nhân sự chủ chốt
Trường hợp cần thiết, bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu nộp tài liệu làm rõ, chứngminh khả năng huy động nhân sự chủ chốt của mình như hợp đồng lao động, sổ bảo hiểm xã hội
để chứng minh nhân sự đề xuất đang thuộc quản lý của nhà thầu
(nguồn Cổng thông tin điện tử Chính phủ)
26 Thông tin nào trong hồ sơ dự thầu được phép điều chỉnh?
Công ty ông Hoàng Văn Vinh (tỉnh Đồng Nai) tham dự gói thầu xây lắp Hồ sơ mời thầuyêu cầu nhà thầu phải có 15 công nhân có chứng nhận nghề và tối thiểu 10 người đóng bảo hiểmtại doanh nghiệp Hồ sơ dự thầu cung cấp đầy đủ theo yêu cầu, tuy nhiên do sai sót nên bảng kê
bị thiếu một người
Bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu của công ty ông Vinh không đạt với lý do, bảng kêchỉ có 14 người, không đáp ứng được hồ sơ mời thầu và theo quy định tại Điều 15 Nghị định
số 63/2014/NĐ-CP, nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu là căn cứ vào yêu cầu của hồ sơ mời thầu
và hồ sơ dự thầu của nhà thầu đã nộp
Ông Vinh hỏi, lý do loại hồ sơ dự thầu của công ty ông có phù hợp với quy định không?Công ty ông có được quyền sửa lại những sai sót không cơ bản của hồ sơ dự thầu không?
Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:
Đối với trường hợp của ông Vinh nêu, hồ sơ mời thầu yêu cầu nhà thầu phải có 15 côngnhân có chứng nhận đào tạo nghề và tham gia bảo hiểm tối thiểu là 10 người Hồ sơ dự thầu đãcung cấp đầy đủ chứng nhận đào tạo nghề và hợp đồng lao động của 15 công nhân, tuy nhiên cósai sót ở bảng kê khi kê 14 người thay vì 15 người
Do sự không nhất quán giữa bảng kê và hợp đồng lao động, chứng nhận đào tạo nghề mànhà thầu đã cung cấp, bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu làm rõ về sự không nhất quán này
Trường hợp nhà thầu làm rõ là có 15 người tương ứng với số hợp đồng đã cung cấp trong
hồ sơ dự thầu thì sẽ được đánh giá đáp ứng nội dung này
(nguồn Cổng thông tin điện tử Chính phủ)
27 Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực tài chính của nhà thầu
Bà Nguyễn Thị Thu Huyền (thành phố Hà Nội) phản ánh, tại Thông tư
số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp,
phần yêu cầu các tiêu chí tài chính và năng lực kinh nghiệm có hướng dẫn:
“Doanh thu bình quân hàng năm từ hoạt động xây dựng tối thiểu là (6) VND,trong vòng (7) năm trở lại đây
(6) Cách tính toán thông thường về mức yêu cầu doanh thu bình quân hàng năm:
a) Yêu cầu tối thiểu về mức doanh thu bình quân hàng năm = (Giá gói thầu/thời gian thựchiện hợp đồng theo năm) x k
Thông thường yêu cầu hệ số “k” trong công thức này là từ 1,5 đến 2;”
Trang 21Theo quy định thì chỉ dùng từ "thông thường" Bà Huyền muốn hỏi, nếu trong hồ sơ mờithầu quy định hệ số k=1 hoặc hệ số k=2,5 hoặc hệ số k=3 thì có đúng quy định không?
Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:
Theo hướng dẫn tại ghi chú số (6) Mục 2.1 Chương III Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp banhành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT, cách tính toán thông thường về mức yêu cầudoanh thu bình quân hàng năm đối với trường hợp thời gian thực hiện hợp đồng dưới 1 năm thìcách tính doanh thu như sau:
Yêu cầu tối thiểu về mức doanh thu trung bình hàng năm = Giá gói thầu x k
Thông thường yêu cầu hệ số “k” trong công thức này là 1,5
Theo đó, đối với trường hợp gói thầu có thời gian thực hiện hợp đồng dưới 1 năm thì nên
để hệ số k = 1,5 Trường hợp hồ sơ mời thầu quy định hệ số k là 2,5 hoặc 3 hoặc cao hơn sẽ dẫntới việc yêu cầu tối thiểu về mức doanh thu trung bình hàng năm quá cao, làm hạn chế nhà thầutham dự thầu, giảm tính cạnh tranh của gói thầu
(nguồn Cổng thông tin điện tử Chính phủ)
28 Không có quy định về gói thầu dịch vụ tư vấn quy mô nhỏ
Ông Vũ Ngọc Nam hỏi: Tại điểm c, khoản 1, Điều 62 Luật Đấu thầu 43/2013/QH13 quyđịnh, đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản; gói thầu mua sắmhàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ phải áp dụng hợp đồng trọn gói Vậy, có thể hiểu đây
là gói thầu tư vấn quy mô nhỏ không, hay toàn bộ gói thầu tư vấn?
Trường hợp đối với gói thầu tư vấn khảo sát, thiết kế xây dựng, chi phí khảo sát tính theođơn giá, chi phí thiết kế tính theo tỷ lệ % Vậy khi để hợp đồng trọn gói thì chi phí thiết kế phảixác định như thế nào? (Vì chi phí thiết kế tính bằng hệ số % x chi phí xây lắp, mà chi phí xây lắptại thời điểm ký hợp đồng tư vấn thiết kế chưa chính xác)
Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời như sau:
Theo điểm c, khoản 1, Điều 62 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định đối với gói thầucung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗnhợp có quy mô nhỏ phải áp dụng hợp đồng trọn gói
Theo đó, hợp đồng trọn gói được áp dụng với gói thầu dịch vụ tư vấn đơn giản mà không
áp dụng đối với gói thầu dịch vụ tư vấn quy mô nhỏ vì pháp luật không có quy định về gói thầudịch vụ tư vấn quy mô nhỏ
Việc tính toán giá gói thầu phải tính toán đầy đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể
cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 35 của Luật Đấuthầu số 43/2013/QH13 Bên mời thầu phải căn cứ vào các quy định hiện hành để tính toán sốlượng chuyên gia cần thiết cho gói thầu, thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ và cáckhoản thù lao và ngoài thù lao cho chuyên gia làm cơ sở để xác định giá gói thầu
(nguồn Cổng thông tin điện tử Chính phủ)
29 Phương án thay thế khi thương thảo hợp đồng
Hỏi: Khi thương thảo hợp đồng, nhà thầu đề xuất phương án thay thế cho 1 trong 2 thiết
bị mà vẫn đảm bảo các yêu cầu về mặt kỹ thuật, giá, các yếu tố khác và chủ đầu tư thấy có hiệuquả hơn trong đầu tư thì có được chấp thuận không?
Trả lời: Câu hỏi của Bạn liên quan tới nội dung thương thảo, hoàn thiện hợp đồng với
nhà thầu trúng thầu để tiến tới ký hợp đồng
Trang 22Tại Điều 42 Luật Đấu thầu quy định, việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng để ký kết hợpđồng với nhà thầu trúng thầu phải dựa trên cơ sở sau đây:
- Kết quả đấu thầu được duyệt;
- Mẫu hợp đồng đã điền đủ các thông tin cụ thể của gói thầu;
- Các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu (HSMT);
- Các nội dung nêu trong hồ sơ dự thầu (HSDT) và giải thích làm rõ HSDT của nhà thầutrúng thầu (nếu có);
- Các nội dung cần được thương thảo, hoàn thiện hợp đồng giữa bên mời thầu và nhà thầutrúng thầu
Trong mẫu HSMT (ví dụ mẫu HSMT mua sắm hàng hóa ban hành kèm theo Thông tư05/2010/BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư) quy định nội dung thương thảo, hoàn thiện hợp đồngbao gồm các vấn đề còn tồn tại, chưa hoàn chỉnh, chi tiết hóa các nội dung còn chưa cụ thể, đặcbiệt việc áp giá đối với những sai lệch trong HSDT Việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng cũngbao gồm cả việc xem xét các sáng kiến, giải pháp kỹ thuật, phương án thay thế hoặc bổ sung donhà thầu đề xuất (nếu có)
Trở lại tình huống của Bạn thì nhà thầu đề xuất thay thế 1 trong 2 thiết bị và được đánhgiá là vẫn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, còn giá và các yếu tố khác vẫn giữ nguyên như trong HSDT.Với sự thay thế này mang lại hiệu quả nhiều hơn trong đầu tư thì đây là 1 nội dung thuộc quátrình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng như nêu trên
Việc xem xét có chấp nhận đề xuất của nhà thầu hay không là tùy bên mời thầu, phụthuộc vào nội dung và tầm quan trọng của thiết bị thay thế Trường hợp thiết bị có vai trò quantrọng, bên mời thầu thấy không đủ thẩm quyền thì cần báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định.Trường hợp liên quan tới dự án đầu tư, nếu thấy cần thiết thì chủ đầu tư trình người có thẩmquyền xem xét, quyết định
Nói chung, việc đề xuất phương án thay thế của nhà thầu cần được xem xét, cân nhắc kỹlưỡng Có đề xuất thay thế mang lại lợi ích thực sự cho chủ đầu tư nhưng có trường hợp ngượclại Một khi HSMT của dự án đã được "mổ xẻ" kỹ lưỡng trước khi duyệt thì có lẽ không nên đềcập tới nội dung này Một thiết bị mới, tiên tiến nếu không được xem xét tổng thể thì chưa chắc
đã mang lại hiệu quả thực sự cho một trường hợp cụ thể; bởi lẽ đặc thù, điều kiện sử dụng, khảnăng vận hành, sửa chữa… ở mỗi nơi là khác nhau Một thiết bị rất có hiệu quả ở nơi này chưachắc có hiệu quả ở nơi khác Chính vì vậy, theo quy định, trước khi ra quyết định đầu tư (quyếtđịnh bỏ tiền) thì cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng thông qua các tài liệu như báo cáo nghiên cứu khảthi hoặc dự án đầu tư và tiếp đó phải có báo cáo thẩm định về các tài liệu này để làm cơ sở chongười có thẩm quyền đưa ra quyết định đầu tư
(nguồn Báo đấu thầu)
30 “Sai sót” trong hồ sơ mời thầu Hỏi: Chúng tôi đang đánh giá hồ sơ dự thầu (HSDT) cho một gói thầu xây lắp công trình
dân dụng Trong Kế hoạch đấu thầu đã được duyệt có quy định thời gian hoàn thành công trình là
300 ngày, tuy nhiên trong hồ sơ mời thầu (HSMT) do chủ đầu tư duyệt và phát hành lại ghi nhưsau: Tại phần dữ liệu mời thầu ghi yêu cầu thời gian hoàn thành công trình là 360 ngày, nhưngtrong phần dữ liệu hợp đồng lại ghi yêu cầu thời gian hoàn thành công trình là 300 ngày Đây làmột sai sót mà không được phát hiện sớm Trong các HSDT được đánh giá thì có nhà thầu đềxuất thời gian hoàn thành công trình là 300 ngày, nhưng cũng có nhà thầu đề xuất thời gian hoànthành công trình là 360 ngày.