MỞ ĐẦUThực tiễn cho thấy, đường lối, chủ trương chỉ thay đổi được hiện thực khi được đưa vào cuộc sống, biến thành hành động của quảng đại quần chúng nhân dân. Muốn vậy, phải có nội dung lãnh đạo và cách thức, phương pháp lãnh đạo đúng đắn, khoa học. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức lãnh đạo là hai mặt của một quá trình thống nhất về sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội.Vấn đề đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước được đặt ra từ lâu, nhất là từ thời kỳ đổi mới (Đại hội lần thứ VI của Đảng 1986). Khác với phương thức lãnh đạo của Đảng trong chiến tranh giải phóng dân tộc, hiện nay Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã chỉ rõ hơn về phương thức lãnh đạo của Đảng với năm nội dung quan trọng.Sau hơn 30 năm đổi mới, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước đã có nhiều bước tiến quan trọng: Có sự phân định ngày càng rõ hơn chức năng lãnh đạo của Đảng với chức năng điều hành, quản lý của Nhà nước. Cơ chế: “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” đang được cụ thể hóa bằng các quy định pháp luật. Năng lực thể chế hoá đường lối của Đảng thành các quy định có tính pháp lý và tổ chức thực hiện có hiệu quả nhằm bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng và quyền lực thực sự thuộc về nhân dân từng bước được nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được cũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập: Việc phân định về chức năng, nhiệm vụ; về thẩm quyền, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành giữa cơ quan Đảng và Nhà nước còn chưa cụ thể, rõ ràng. Xuất phát từ lý do đó, em lựa chọn đề tài “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” làm tiểu luận kết thúc học phần Đảng lãnh đạo Nhà nước và các lĩnh vực đời sống xã hội.
Trang 1MỞ ĐẦU
Thực tiễn cho thấy, đường lối, chủ trương chỉ thay đổi được hiện thực khi được đưa vào cuộc sống, biến thành hành động của quảng đại quần chúng nhân dân Muốn vậy, phải có nội dung lãnh đạo và cách thức, phương pháp lãnh đạo đúng đắn, khoa học Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức lãnh đạo là hai mặt của một quá trình thống nhất về sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội
Vấn đề đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước được đặt ra từ lâu, nhất là từ thời kỳ đổi mới (Đại hội lần thứ VI của Đảng - 1986) Khác với phương thức lãnh đạo của Đảng trong chiến tranh giải phóng dân tộc, hiện nay Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã chỉ rõ hơn về phương thức lãnh đạo của Đảng với năm nội dung quan trọng
Sau hơn 30 năm đổi mới, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước đã có nhiều bước tiến quan trọng: Có sự phân định ngày càng rõ hơn chức năng lãnh đạo của Đảng với chức năng điều hành, quản lý của Nhà nước Cơ chế: “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” đang được cụ thể hóa bằng các quy định pháp luật Năng lực thể chế hoá đường lối của Đảng thành các quy định có tính pháp lý và tổ chức thực hiện có hiệu quả nhằm bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng và quyền lực thực sự thuộc về nhân dân từng bước được nâng cao Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được cũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập: Việc phân định về chức năng, nhiệm vụ; về thẩm quyền, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành giữa cơ quan Đảng và Nhà nước còn chưa cụ thể, rõ ràng
Xuất phát từ lý do đó, em lựa chọn đề tài “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” làm tiểu luận kết thúc học phần Đảng lãnh đạo Nhà nước và
các lĩnh vực đời sống xã hội
Trang 2NỘI DUNG
1 Một số vấn đề chung về Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1.1 Quan niệm về lãnh đạo và phương thức lãnh đạo của Đảng
Lãnh đạo là khái niệm phản ánh quá trình hoạt động của con người, trong đó chủ thể lãnh đạo xác định mục tiêu, chủ trương, biện pháp hành động
và tổ chức, động viên, thuyết phục đối tượng lãnh đạo phát huy nguồn lực, tiềm năng sáng tạo nhằm thực hiện mục tiêu, biện pháp hành động mà chủ thể lãnh đạo vạch ra, đồng thời kiểm tra, giám sát việc thực hiện đó
Thuật ngữ “lãnh đạo” được sử dụng phổ biến trong đời sống chính trị
-xã hội Hiện nay có khá nhiều cách hiểu và tiếp cận khác nhau về thuật ngữ
“lãnh đạo” Khoa học quản lý (trong lĩnh vực sản xuất) quan niệm hoạt động lãnh đạo như là một bộ phận của hoạt động quản lý, là phương tiện để thực hiện quản lý có hiệu quả Những nghiên cứu này cho rằng, nhà quản lý muốn quản lý tốt các hoạt động sản xuất, phải có kỹ năng lãnh đạo tốt Theo đó, nhà quản lý phải có khả năng thuyết phục, lôi cuốn, động viên tư tưởng và tình cảm của người lao động cống hiến cho doanh nghiệp Nhà quản lý phải thể hiện một tấm gương tốt trước những người lao động để người lao động noi theo
Lãnh đạo là quá trình bao gồm hai khâu chính: Một là, xác định mục tiêu, quan điểm, chủ trương, biện pháp, nghĩa là xác định các nội dung, nhiệm
vụ, yêu cầu và mục tiêu của việc cần làm trong một thời kỳ hay một giai đoạn
cụ thể; xác định các nguyên tắc, biện pháp tiến hành để định hướng đối tượng lãnh đạo hành động theo quan điểm, đường lối đã xác định Hai là, tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối đã xác định
Như vậy, lãnh đạo là việc chủ thể lãnh đạo thực hiện các hoạt động: xác định mục tiêu, đường lối, chủ trương, phương hướng, biện pháp hành động nhằm đạt tới mục tiêu; là tuyên truyền, vận động, thuyết phục các đối tượng lãnh đạo hiểu rõ mục tiêu, phương hướng hành động do chủ thể lãnh đạo vạch
Trang 3ra nhằm làm cho đối tượng lãnh đạo tin tưởng và đi theo; là tổ chức các hoạt động thực tiễn để đối tượng lãnh đạo thực hiện các mục tiêu, đường lối, chủ trương do chủ thể lãnh đạo vạch ra; là hành động gương mẫu của chủ thể lãnh đạo trong thực hiện mục tiêu, đường lối đã vạch ra
Khái niệm phương thức lãnh đạo của Đảng được sử dụng phổ biến trong thời kỳ đổi mới sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Đó là kết quả nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn lãnh đạo của Đảng trong nhiều năm, nhất là những năm đổi mới Làm rõ phương thức lãnh đạo giúp các cơ quan lãnh đạo của Đảng phân định rõ chức năng lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của chính quyền các cấp, khắc phục sự chồng lấn, bao biện, làm thay công việc nhà nước của các tổ chức đảng, cũng như buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước
Thực tiễn lãnh đạo cách mạng của Đảng ta cho thấy: khi có đường lối đúng, có tổ chức hợp lý mà không có phương thức lãnh đạo phù hợp thì hiệu quả lãnh đạo thấp, thậm chí còn làm vô hiệu hóa cả chủ trương đúng của Đảng và các cấp ủy Phương thức lãnh đạo của Đảng sẽ thay đổi khi hoàn cảnh, điều kiện thay đổi, tình hình cách mạng thay đổi
Tóm lại, phương thức lãnh đạo của Đảng là hệ thống các hình thức, phương pháp, biện pháp, quy trình, lề lối làm việc, tác phong công tác mà chủ thể lãnh đạo sử dụng để tác động vào đối tượng lãnh đạo, làm cho nội dung lãnh đạo của chủ thể trở thành hiện thực
1.2 Quan niệm về Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quá trình Đảng đề ra các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách đối với hoạt động của Nhà nước; tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát các cơ quan Nhà nước thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, bảo đảm cho quan điểm, đường lối,
Trang 4chính sách đó được thực thi trong thực tiễn Quan niệm như vậy về Đảng lãnh đạo Nhà nước chỉ rõ những vấn đề sau:
Chủ thể lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam, mà thường xuyên và trực tiếp là Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam Các cấp ủy đảng địa phương lãnh đạo cơ quan nhà nước ở địa phương
Mục tiêu lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực sự là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; mang bản chất của giai cấp công nhân; trung thành với sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc; phụng sự đắc lực công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
1.3 Đối tượng lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước
Đảng lãnh đạo xây dựng bộ máy Nhà nước:
Trước hết, Đảng phải lãnh đạo hệ thống chính trị và các lực lượng xã hội xây dựng và ban hành Hiến pháp, pháp luật về tổ chức bộ máy Nhà nước Trên cơ sở luật đã ban hành, Đảng chí đạo đội ngũ cán bộ của Đảng và các cơ quan nhà nước xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức; đào tạo, bồi dưỡng và
bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ hoạt động trong bộ máy Nhà nước Có tổ chức
bộ máy và cán bộ, Đảng lãnh đạo, định hướng xây dựng thể chế và nguyên tắc hoạt động cho bộ máy đó Thể chế nguyên tắc hoạt động của bộ máy Nhà nước là cơ sở để xem xét bản chất chính trị của nó
Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ hoạt động trong bộ máy nhà nước được xem như hình thức tổ chức của nhà nước, còn nguyên tắc và thể chế hoạt động cũng như mục tiêu phục vụ của nhà nước thuộc về nội dung và bản chất chính trị của nhà nước Nhà nước bao giờ cũng là nhà nước của giai cấp xã hội
Trang 5xác định, giữ địa vị thống trị trong xã hội ấy Giai cấp thống trị, thông qua đảng cầm quyền, lãnh đạo chính quyền nhà nước thực hiện chức năng giai cấp và chức năng xã hội của nhà nước Các đảng cầm quyền do vậy, là lực lượng chính trị quyết định mục tiêu, nguyên tắc và thể chế hoạt động của nhà nước, quyết định bản chất chính trị của nhà nước Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là nhân tố quyết định bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước
Đảng lãnh đạo các cơ quan Nhà nước tuân theo quy định của pháp luật:
Hoạt động của bộ máy Nhà nước hết sức đa dạng và phức tạp, với chức năng lãnh đạo Nhà nước nói chung, lãnh đạo hoạt động của các cơ quan Nhà nước nói riêng, sự lãnh đạo của Đảng tập trung vào các hoạt động:
Lãnh đạo hoạt động lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước của Quốc hội
Trong lĩnh vực hành pháp, Đảng lãnh đạo các hoạt động của Chính phủ
và Ủy ban nhân dân các cấp như: Kiện toàn tổ chức, bộ máy, xây dựng quy chế làm việc của các tổ chức đảng hoạt động trong các cơ quan chính phủ và
ủy ban nhân dân; xác lập mối quan hệ công tác giữa các cơ quan đảng và người đứng đầu các cơ quan hành pháp
Đối với lĩnh vực tư pháp, Đảng lãnh đạo các hoạt động truy tố, xét xử
và bảo vệ pháp luật của các cơ quant ư pháp; hoạt động đối nội, đối ngoại, bảo đảm an ninh - trật tự và củng cố nền quốc phòng của Nhà nước Sự lãnh đạo của Đảng bảo đảm cho hoạt động của các cơ quan Nhà nước thực sự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân
Đảng lãnh đạo phối hợp hoạt động của bộ máy Nhà nước với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị: Với vai trò hạt nhân chính trị, người lãnh
đạo, chỉ đạo và tổ chức mọi hoạt động của hệ thống chính trị nước ta, Đảng lãnh đạo xây dựng cơ chế hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội với bộ máy nhà nước; xây dựng cơ chế hoạt động và mối quan
hệ giữa Đảng cầm quyền với các cơ quan Nhà nước; xác định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các tổ chức xã hội và công dân với bộ máy Nhà nước
Trang 61.4 Sự tất yếu phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tất cả các đảng cầm quyền đều tăng cường sự lãnh đạo chính trị của đảng đối với nhà nước:
Tất cả các đảng cầm quyền đều phải tăng cường sự lãnh đạo chính trị đối với bộ máy nhà nước nhằm nắm vững bộ máy nhà nước, xây dựng và bảo
vệ bộ máy nhà nước, sử dụng bộ máy nhà nước phục vụ mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của đảng Tuy nhiên, tùy theo tính chất, đặc điểm của mỗi nhà nước
và mỗi đảng cầm quyền mà nghệ thuật lãnh đạo của đảng đối với nhà nước rất khác nhau Với kinh nghiệm cầm quyền qua nhiều thế kỷ, các đảng chính trị ở nước tư bản phát triển lãnh đạo chính quyền hết sức chặt chẽ và khoa học Giai cấp tư sản thống trị ở các nước tư bản phát triển đã tạo ra khả năng cầm quyền của giai cấp mình đến mức, dù người đứng đầu nhà nước xuất thân từ giai cấp những người lao động, có thiện chí với lý tưởng chủ nghĩa xã hội, thì cũng không thể thay đổi được bất cứ điều gì; các Đảng Cộng sản chưa bao giờ
có cơ hội trở thành đảng cầm quyền ở những nước đó
Cách mạng Tháng Mười thành công ở nước Nga Xô-viết đánh dấu sự
ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới Trải qua hơn 70 năm ra đời và phát triển, các Đảng Cộng sản cầm quyền ở các nước xã hội chủ nghĩa Liên Xô và Đông Âu đã mắc sai lầm nghiêm trọng trong lãnh đạo chính quyền dẫn đến mất chính quyền và làm tan rã chế độ xã hội chủ nghĩa ở những nước này Những Đảng Cộng sản còn lại đã kịp thời rút kinh nghiệm
từ những thất bại đau đớn nói trên để củng cố sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước, giữ vững chính quyền cách mạng của nhân dân
Trước những tổn thất nghiêm trọng của phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế những năm 90 của thế kỷ XX, các Đảng Cộng sản cầm quyền ở Trung Quốc, Việt Nam và một số nước xã hội chủ nghĩa đã rút ra những kinh nghiệm quý báu trong lãnh đạo chính quyền nhà nước Trong xu thế mở cửa,
Trang 7đổi mới sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước, các đảng cầm quyền khẳng định rõ về nguyên tắc: là lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo nhà nước; quyết không đổi hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội trong quá trình phát triển đất nước
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước nước xã hội chủ nghĩa là một tất yếu khách quan:
Đảng Cộng sản Việt nam lãnh đạo Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một đòi hỏi khách quan của cách mạng Việt Nam Lịch sử cách mạng nước ta đã khẳng định một quy luật khách quan: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Điều đó có nghĩa là cách mạng Việt Nam trong thời đại ngày nay, nếu không giành và giữ vững được độc lập dân tộc, thì không thể xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và ngược lại, không xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội thì cũng không thể giữ vững được độc lập dân tộc Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một công cụ sắc bén của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nước ta, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng là bảo đảm tất yếu phát huy sức mạnh của Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta
Mặt khác, cả về lý luận và thực tiễn cách mạng Việt nam đều khẳng định: chỉ có đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thì Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mới thật sự là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân
2 Phương hướng và giải pháp đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2.1 Phương hướng
2.1.1 Tiếp tục nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận về mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Một là, tiếp tục đổi mới, nhận thức về Đảng và Nhà nước.
Trang 8Đảng ta là đảng cầm quyền, là lực lượng lãnh đạo toàn xã hội, nhưng không phải là cơ quan quyền lực nhà nước; quyền lực của Đảng khác với quyền lực nhà nước
Sự khác nhau đó quy định những điểm khác biệt về chức năng, nhiệm
vụ, phương thức và phương pháp hoạt động giữa Đảng và Nhà nước, giữa Đảng với các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội khác Nếu không phân biệt
rõ ràng, thấu đáo những khác biệt đó và đặc biệt là không kiên quyết, mạnh dạn chuyển biến từ đổi mới nhận thức sang đổi mới tổ chức và hoạt động của Đảng và cả Nhà nước thì không tránh khỏi tình trạng đã xảy ra là "Nhà nước hóa Đảng" và "hình thức hóa Nhà nước" làm cho Đảng trở nên hành chính hóa, quan liêu hóa kiểu nhà nước và Nhà nước thì không có thực quyền, vừa thụ động vừa trì trệ, xơ cứng trong quản lý
Hai là, phân định rõ mục tiêu lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và
mục tiêu hoạt động của Nhà nước
Mục tiêu lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là phát huy vai trò của Nhà nước trong việc thể chế hóa, tổ chức thực hiện có hiệu quả những quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại Mục tiêu quản lý của Nhà nước là biến toàn bộ quan điểm chỉ đạo của Đảng trên các phương diện tương ứng nói trên trở thành hiện thực
Mục tiêu lãnh đạo của Đảng và mục tiêu quản lý của Nhà nước có nội dung tương tự như nhau, nhưng nội dung phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và nội dung quản lý của Nhà nước nhằm đạt mục tiêu đó lại có nhiều điểm khác nhau Điều đó được bộc lộ ở sự khác biệt giữa nhiệm vụ của Đảng với nhiệm vụ của Nhà nước Với tư cách là Đảng cầm quyền, Đảng đề ra các chủ trương, đường lối, quan điểm có tính chiến lược và lãnh đạo việc tuyên truyền, cổ động quần chúng thực hiện; mặt khác, Đảng lãnh đạo các cơ quan nhà nước thể chế hóa, tổ chức thực hiện các đường lối, chủ trương, quan điểm, chính sách đó Đảng không trực tiếp giải quyết các công việc của Nhà nước
Trang 9Ba là, hệ thống tổ chức bộ máy của Đảng khác với hệ thống tổ chức bộ
máy của Nhà nước
Hiện nay, cả hai hệ thống này đều đang đứng trước yêu cầu bức xúc phải đổi mới theo yêu cầu dân chủ - pháp quyền, trong sạch, vững mạnh, chống quan liêu tham nhũng có hiệu quả Đảng đổi mới cơ chế lãnh đạo của mình đối với Nhà nước trên cơ sở tự chỉnh đốn Đảng, thực hiện dân chủ trong Đảng, "phải kiện toàn tổ chức bộ máy của Đảng ở tất cả các cấp từ Trung ương đến cơ sở" theo hướng tinh gọn và tinh nhuệ, thể hiện thật rõ tính đặc thù của lãnh đạo chính trị Sử dụng các chuyên gia giỏi vào công việc được chuyên môn hóa là một trong những cách tốt nhất để khắc phục tình trạng
"thừa" bộ máy mà "thiếu" hoạt động, như tình hình đã xảy ra
Đòi hỏi bức xúc hiện nay đối với Nhà nước trên con đường tiến tới Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là tạo lập một hệ thống pháp luật đồng bộ, cải cách bộ máy hành chính nhà nước bảo đảm trong sạch, vững mạnh, hiệu lực và hiệu quả với đội ngũ công chức được đào tạo cơ bản, tinh thông chuyên môn nghiệp vụ, tận tụy mẫn cán, am hiểu pháp luật và tôn trọng pháp luật, có chế độ công vụ, kỷ luật và đạo đức công chức được đề cao
Bốn là, phương pháp lãnh đạo của Đảng khác với phương pháp quản lý
của Nhà nước; đào tạo, huấn luyện và bố trí, sử dụng cán bộ đảng khác với đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng cán bộ, công chức nhà nước
Để bảo đảm thực hiện có hiệu quả phương thức lãnh đạo của Đảng cần đổi mới tổ chức bộ máy đảng và nhà nước cùng đội ngũ cán bộ, công chức, nâng cao mặt bằng dân trí, nhất là tri thức pháp luật; nâng cao vai trò của các
cơ quan có chức năng thể chế hóa đường lối, quan điểm của Đảng, tổ chức thực hiện pháp luật; nâng cao chất lượng của các ban đảng có chức năng tư vấn trong việc chỉ đạo của Đảng đối với các cơ quan nhà nước tương ứng
Năm là, đề cao tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ đảng viên.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thực sự là đội ngũ tiên phong trong
sự nghiệp mới, mỗi cán bộ, đảng viên thực sự là hạt nhân lãnh đạo, là tấm
Trang 10gương có sức lôi cuốn, tập hợp nhân dân trong tiến trình thực hiện các mục tiêu của đổi mới kinh tế, cải cách hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong cải cách tư pháp, trong thực hiện huy động sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân Phát huy truyền thống người đảng viên cộng sản đã đi đầu, hy sinh trong sự nghiệp cách mạng giành độc lập dân tộc trước đây, cũng vẫn và mãi mãi là người đi đầu trong mọi lĩnh vực của sự nghiệp đổi mới, xây dựng phát triển đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay
2.1.2 Thể chế hóa phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước
và việc xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước
Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền, những quan hệ cơ bản, nhất là quan hệ lãnh đạo và quản lý, phải được thể chế hóa - cả về quyền hạn lẫn trách nhiệm Đảng vừa là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị, vừa là người lãnh đạo hệ thống đó Đảng là người lãnh đạo xây dựng Hiến pháp và pháp luật, nhưng Đảng cũng là một tổ chức chính trị, một bộ phận hữu cơ của xã hội; do đó, trong tổ chức và hoạt động của mình, Đảng phải tuân thủ đúng pháp luật, đảng viên và các tổ chức đảng không được đứng trên, đứng ngoài pháp luật Hơn nữa, sự hoạt động của các tổ chức đảng và đảng viên không phải chỉ chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhà nước mà còn chịu sự kiểm tra, giám sát của quần chúng nhân dân và các tổ chức xã hội
Mặt khác, trên phương diện pháp lý, có thể nói, trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền, mọi nghị quyết của Đảng chỉ có giá trị bắt buộc đối với đảng viên và tổ chức đảng tương ứng Muốn những nghị quyết đó được thực hiện bằng sức mạnh của toàn dân, của toàn bộ quần chúng trong phạm vi lãnh đạo của cơ quan đảng tương ứng, chúng phải được thể chế hóa thành pháp luật, hay quy chế, quy định, chính sách của cơ quan nhà nước Nói cách khác, trong quản lý xã hội, pháp luật cần được xem là tối thượng, việc quản lý Nhà nước đơn thuần bằng nghị quyết cần được khắc phục triệt để
Nhu cầu thể chế hóa phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước nói chung và hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước nói riêng xuất phát từ đòi hỏi