Tiểu luận môn hệ hỗ trợ quyết định XÂY DỰNG HỆ CHUYÊN GIAHỖ TRỢCHẨN ĐOÁN VÀ TƯ VẤN SỬA CHỮA LỖI PHẦN CỨNG MÁY TÍNH

29 420 0
Tiểu luận môn hệ hỗ trợ quyết định XÂY DỰNG HỆ CHUYÊN GIAHỖ TRỢCHẨN ĐOÁN VÀ TƯ VẤN SỬA CHỮA LỖI PHẦN CỨNG MÁY TÍNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đại học Quốc gia Tp. HCM Trường Đại học Công Nghệ Thông Tin o0o ĐỒ ÁN MÔN HỌC HỆ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH XÂY DỰNG HỆ CHUYÊN GIAHỖ TRỢCHẨN ĐOÁN VÀ TƯ VẤN SỬA CHỮA LỖI PHẦN CỨNG MÁY TÍNH GV hướng dẫn: PGS. TS. Đỗ Phúc SV thực hiện:Phan Thị Trinh MSHV: CH1301067 TP.HCM – 6/2014 Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. ĐỖ PHÚC Hệ hỗ trợ ra quyết định Mục lục Học viên thực hiện: PHAN THỊ TRINH – CH1301067, Lớp Cao học khóa 8, ĐHCNTT Trang 2 Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. ĐỖ PHÚC Hệ hỗ trợ ra quyết định - GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề Những năm gần đây, ngành công nghiệp máy tính cá nhân đã có những bước phát triển rất mạnh mẽ. Mọi ngườ i đã quen thuộc với cảnh máy vi tính xuất hiện trong từng hộ gia đình như một thiết bị điện tử thông dụng. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận rằng máy tính là một thiết bị phức tạp và khó sử dụng. Khi những hỏng hóc xuất hiện, cho dù là những hỏng hóc rất nhỏ, cũng có thể làm người sử dụng bối rối. Vì vậy, sự xuất hiện một phần mềm hướng dẫn mọi người tự tay khắc phục những lỗi thông dụng là thực sự cần thiết. Có hai giải pháp cho vấn đề trên. Một là là tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu về kiến thức phần cứng máy tính, những sự cố thông thường và cách khắc phục. Hai là xây dựng một hệ chuyên gia chẩn đoán sự cố máy tính. Cả hai phương án điều khả thi, nhưng với tình hình hiện nay, phương án thứ hai là phù hợp hơn cả. Một chương trình “thông minh” sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức cho người sử dụng. Hơn nữa, như chúng ta đã biết, việc xây dựng một hệ chuyên gia đòi hỏi phải có một kho tri thức và công cụ xây dựng chương trình chuyên dụng. Hiện nay, nguồn thông tin khổng lồ trên Internet đã đáp ứng được yêu cầu thứ nhất. Thứ hai, ngôn ngữ Prolog là đủ mạnh để xây dựng bất kỳ chương trình thuộc lĩnh vực trí tuệ nhân tạo nào. Chính vì những lý do trên,em đã chọn đề tài “Xây dựng hệ chuyên giahỗ trợ chẩnđoán và tư vấn sửa chữa lỗi phầncứng máy tính”. 1.2. Nội dung thực hiện Nội dung thực hiện đề tài:  Thu thập tri thức liên quan, chuẩn bị cho quá trình xây dựng cơ sở luật của hệ chuyên gia, bao gồm kiến thức về phần cứng máy tính và các triệu chứng hỏng hóc thông thường.  Phân tích các tri thức thu thập được, sau đó phân loại và biểu diễn thành các phát biểu. Sử dụng logic vị từ để xây dựng các tập luật, sự kiện.  Xây dựng chương trình. Học viên thực hiện: PHAN THỊ TRINH – CH1301067, Lớp Cao học khóa 8, ĐHCNTT Trang 3 Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. ĐỖ PHÚC Hệ hỗ trợ ra quyết định 1.3. Dự kiến kết quả đạt được Một người sử dụng hệ thống chẩn đoán lỗi phần cứng máy tính là để tìm ra nguyên nhân hỏng hóc của một máy tính nào đó và tư vấn hướng dẫn sửa chữa. Vì vậy, chức năng của chương trình là chỉ ra cho họ biết thiết bị nào là nguyên nhân gây ra hỏng hóc và đưa ra lời tư vấn sửa chữa. Cách thức hoạt động có thể phát biểu ngắn gọn như sau:  Người dùng sẽ chọn các loại biểu hiện bên ngoài của máy tính.  Dựa vào cơ sở luật được xây dựng sẵn, cộng với các lựa chọn của người dùng, chương trình sẽ đưa ra quyết định cuối cùng: chỉ định thiết bị gây ra lỗi và tư vấn hướng dẫn sửa chữa. 1.4. Bố cục trình bày Báo cáo này được trình bày thành năm mục chính như sau:  Chương I – Giới thiệu: xácđịnh vấnđề, lựa chọn phương hướng giải quyết, trình bàytên đề tài, mục đích đề tài, và dự kiến kết quả thực hiện được.  Chương II –Các cơ sở lý thuyết: trình bày cơ sở lý thuyết.  Chương III – Thu thập tri thức chuyên gia: trình bày sơlược các kiến thức vềphầncứng máy tính, các triệu chứng hỏng hóc thông thường đã thu thập được.  Chương IV – Phân tích và thiết kế: trình bày chi tiết việc chuyểnđổi các tri thức thuthập được thành các tập luật, sự kiện trong logic vị từ và cài đặt chương trình.  Chương V – Kết luận Học viên thực hiện: PHAN THỊ TRINH – CH1301067, Lớp Cao học khóa 8, ĐHCNTT Trang 4 Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. ĐỖ PHÚC Hệ hỗ trợ ra quyết định Chương 2 -CÁC CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Khái niệm về vị từ Một vị từ là một khẳng định P(x,y,…) trong đó có chứa một số biến x,y, …Lấy giá trị trong những tập hợp A,B,… cho trước, sao cho:  Bản thân P(x,y,…) không phải là mệnh đề.  Nếu thay x,y,…bằng những giá trị cụ thể thuộc tập hợp A,B,… cho trước ta sẽ được một mệnh đề P(x,y,…), nghĩa là khi đó chân trị của P(x,y,…) được gọi là các biến tự do của vị từ. Ví dụ 1: Các câu có liên quan tới các biến như: “ x > 3 ”, “ x + y = 4 ” rấthay gặp trong toán học và trong các chương trình của máy tính. Các câu này không đúng cũng không sai vì các biến chưa được cho những giá trị xác định. Nói cách khác, vị từ có thể được xem là một hàm mệnh đề có nhiều biến hoặc không có biến nào, nó có thể đúng hoặc sai tùy thuộc vào giá trị của biến và lập luận của vị từ. Vi dụ 2:Câu {n là chẵn} là một vị từ. Nhưng khi cho n là một số cụ thể làchẳn hay là lẻ ta được một mệnh đề:  n = 2 :{2 là chẵn}: mệnh đề đúng.  n = 5 :{5 là chẵn}: mệnh đề sai. Vị từ { n là chẵn} có 2 phần. Phần thứ nhất là biến x là chủ ngữ của câu. Phần thứ hai "là chẵn" cũng được gọi là vị từ, nó cho biết tính chất mà chủ ngữ có thể có.  Ký hiệu: P(n) = {n là chẵn} Ví dụ 3:Cho vị từ P(x) = {x>3}. Xác định chân trị của P(4) và P(2).Giải: P(4) = {4>3} : mệnh đề đúng. P(2) = {2>3} : mệnh đề sai. 2.2. Không gian của vị từ Người ta có thể xem vị từ như là một ánh xạ P, với mỗi phần tử thuộc tập hợp E ta được một ảnh P(x)∈{ϕ, 1}. Tập hợp E này được gọi là không gian của vị từ. Không gian này sẽ chỉ rõ các giá trị khả dĩ của biến x làm cho P(x) trở thành mệnh đề đúng hoặc sai. Học viên thực hiện: PHAN THỊ TRINH – CH1301067, Lớp Cao học khóa 8, ĐHCNTT Trang 5 Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. ĐỖ PHÚC Hệ hỗ trợ ra quyết định 2.3. Trọng lượng của vị từ Chúng ta cũng thường gặp những câu có nhiều biến hơn. Vị từ xuất hiện cũng như một hàm nhiều biến, khi đó số biến được gọi là trọng lượng của vị từ. Ví dụ 4:Vị từ P(a,b) = {a + b = 5} là một vị từ 2 biến trên không gian N. Tanói P có trong lượng 2. Trong một vị từ P(x1, x2, , xn) có trọng lượng là n. Nếu gán giá trị xác định cho một biến trong nhiều biến thì ta được một vị từ mới Q(x1, x2, xn) có trọng lượng là (n-1). Qui luật này được áp dụng cho đến khi n=1 thì ta có một mệnh đề. Vậy,thực chất mệnh đề là một vị từ có trọng lượng là ϕ. Ví dụ 5: Cho vị từ P(x, y, z ) = {x + y = z}. Cho x = ϕ : Q(y,z) = P(ϕ, y, z) = { ϕ + y = z} y = ϕ : R(z) = Q(ϕ, z) = P(ϕ,ϕ, z) = { ϕ + ϕ = z} z = ϕ : T = P(ϕ, ϕ, 1) = { ϕ + ϕ = 1} mệnh đề sai. Câu có dạng P(x1, x2, , xn) được gọi là giá trị của hàm mệnh đề P tại (x1, x2, , xn) và P cũng được gọi là vị từ. 2.4. Phép toán vị từ Phép toán vị từ sử dụng các phép toán logic mệnh đề và là sự mở rộng của phép toán mệnh đề để thể hiện rõ hơn các tri thức. Ví dụ 6:Cần viết câu "nếu hai người thích một người thì họ không thíchnhau“ dưới dạng logic vịtừ.  Trước khi viết câu trên ta hãy tìm hiểu các câu đơn giản được viết như sau: "Nam thích Mai" được viết theo phép toán vị từ là: thích (Nam,Mai). + "Đông thích Mai" được viết theo phép toán vị từ là: thích (Đông, Mai).  Tổng quát khẳng định trên được viết như sau: Thích (X, Z) AND thích (Y, Z) → NOT thích (X, Y) ⇔ (Thích (X, Z) ∧ thích (Y, Z) → ¬thích (X, Y) 2.4.1. Hằng: Là một giá trị xác định trong không gian của vị từ. các hằng được ký hiệu bởi các chữ thường dùng để đặt tên các đối tượng đặc biệt hay thuộc tính. Học viên thực hiện: PHAN THỊ TRINH – CH1301067, Lớp Cao học khóa 8, ĐHCNTT Trang 6 Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. ĐỖ PHÚC Hệ hỗ trợ ra quyết định 2.4.2. Biến: Dùng để thể hiện các lớp tổng quát của các đối tượng hay các thuộc tính. Biến được viết bằng các ký hiệu bắt đầu là chữ in hoa. Vậy có thể dùng vị từ có biến để thể hiện các vị từ tương tự. Ví dụ 7:Vị từ "Quả bóng màu xanh" có thể viết lại: "X màu Y". Quả bóngxanh là các hằng được xác định trong không gian của vị từ. X, Y là biến. 2.4.3. Các vị từ Một sự kiện hay mệnh đề trong phép toán vị từ được chia thành phần. Vị từ và tham số. Tham số thể hiện một hay nhiều đối tượng của mệnh đề, còn vị từ dùng để khẳng định về đối tượng. Ví dụ 8:Câu "X thích Y" có dạng thích (X, Y). Thích là vị từ cho biết quan hệ giữa các đối tượng trong ngoặc. Đối số là các ký hiệu thay cho các đối tượng của bài toán. 2.4.4. Hàm Được thể hiện bằng ký hiệu, cho biết quan hệ hàm số. Ví dụ 9:Hoa là mẹ của Mai, Đông là cha của Cúc. Hoa và Đông là bạn củanhau. o Ta có hàm số được viết để thể hiện quan hệ này. Mẹ (Mai) = Hoa Cha (Cúc) = Đông Bạn (Hoa, Đông) o Các hàm được dùng trong vị tự là: Bạn (Mẹ (Mai), Cha (Cúc) 2.5. Các lượng từ Trong một vị từ có thể xảy ra các điều sau: vị từ đã cho đúng với mọi phần tử trong không gian xác định của nó; cũng có thể chỉ đúng với một số phần tử nào đó trong không gian xác định của nó, người ta gọi đó là sự lượng hóa hay lượng từ các hàm mệnh đề. 2.5.1. Lượng từ tồn tại ( ∃ ) Câu xác định "Tập hợp những biến x làm cho P(x) là đúng không là tập hợp rỗng" là một mệnh đề. Hay "Tồn tại ít nhất một phần tử x trong không gian sao cho P(x) là Học viên thực hiện: PHAN THỊ TRINH – CH1301067, Lớp Cao học khóa 8, ĐHCNTT Trang 7 Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. ĐỖ PHÚC Hệ hỗ trợ ra quyết định đúng" là một mệnh đề được gọi là lượng từ tồn tại của P(x). Ký hiệu: ∃x P(x) . 2.5.2. Lượng từ với mọi ( ∀) Câu xác định "Tập hơp những x làm cho P(x) đúng là tất cả tập hợp E" là một mệnh đề. Hay "P(x) đúng với mọi giá trị x trong không gian" cũng là một mệnh đề được gọi là lượng từ với mọi của P(x). Ký hiệu: ∀xP(x) Ý nghĩa của lượng từ “ với mọi ” và lượng từ “ tồn tại ” được rút ra trong bảng sau: Mệnh đề Khi nào đúng Khi nào sai ∀xP(x) P(x) là đúng với mọi phần tửx Có ít nhất 1 phần tử x đểP(x) ∃xP(x) Có ít nhất 1 phần tử x đểP(x) là đúng P(x) là sai với mọi phần tử x Ví dụ10:Xét trong không gian các số thực, ta có: Cho P(x) := “ x + 1 > x”, khi đó có thể viết: ∀ xP(x) Cho P(x) := “ 2x = x + 1 ”, khi đó có thể viết: ∃xP(x) Ví dụ 11: Cho vị từ P(x) = {số nguyên tự nhiên x là số chẵn}. Xét chân trịcủa hai mệnh đề∀x P(x) và ∃x P(x). Giải: ∀x P(x) = {tất cả số nguyên tự nhiên x là số chẵn} là mệnh đề sai khi x = 5. ∃x P(x) = {hiện hữu một số nguyên tự nhiên x là số chẵn} là mệnh đề đúng khi x=10. Chú ý:Cho P là một vị từ có không gian E. Nếu E = {e1, e2, en}, mệnhđề ∀x P(x) là đúng khi tất cả các mệnh đề P(e1), P(e2), P(en) là đúng. Nghĩa là ∀x P(x) ⇔ P(e1) ∧ P(e2) ∧ ∧ P(en) là đúng. Tương tự ∃x P(x) là đúng nếu có ít nhất một trong những mệnh đềP(e1), P(e2), P(en) là đúng. Nghĩa là ∃x P(x) ⇔ P(e1) ∨ P(e2) ∨ ∨ P(en) là đúng. 2.5.3. Các định lý: Định lý 1: Cho vị từ P(a, b) có trọng lượng là 2. Khi đó: Học viên thực hiện: PHAN THỊ TRINH – CH1301067, Lớp Cao học khóa 8, ĐHCNTT Trang 8 Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. ĐỖ PHÚC Hệ hỗ trợ ra quyết định a) ∀a∀b P(a,b) và∀b∀a P(a, b) là có cùng chân trị. Nghĩa là: ∀a∀b P(a,b) ↔ ∀b∀ a P(a, b) Ký hiệu: ∀(a,b) P(a,b) b) ∃a∃b P(a,b) và ∃b∃a P(a, b) là có cùng chân trị. Nghĩa là: ∃a∃b P(a,b) ↔∃ b∃a P(a, b) Ký hiệu: ∃(a,b) P(a,b) c) Nếu∃a∀b P(a,b) là đúng thì∀b∃a P(a,b) cũng đúng nhưng điều ngược lại chưa đúng. Nghĩa là: ∃a∀b P(a,b) →∀b∃a P(a,b) d) Nếu∃b∀a P(a,b) là đúng thì∀a∃b P(a,b) cũng đúng nhưng điều ngược lại chưa đúng. Nghĩa là: ∃b∀a P(a,b) →∀a∃b P(a,b) Định lý 2: ¬(∀x P(x)) và∃x (¬P(x)) là có cùng chân trị. ¬(∃ x P(x)) và∀x (¬P(x)) là có cùng chân trị. Ví dụ 13:Phủ định của "Mọi số nguyên n là chia chẵn cho 3“ là "Tồn tại ítnhất một số nguyên n không chia chẵn cho 3" Ví dụ 14: Hãy xét phủ định của câu sau đây : "Tất cả sinh viên trong lớp đều đã học môn Toán rời rạc 2"  Câu này chính là câu sử dụng lượng từ với mọi như sau: ∀xP(x) Trong đó P(x) = { x đã học môn Toán rời rạc 2 }.  Phủ định của câu này là : " Không phải tất cả các sinh viên trong lớp đều đã học môn Toán rời rạc 2". Điều này có nghĩa là :" Có ít nhất một sinh viên ở lớp này chưahọc Toán rời rạc 2" . Đây chính là lượng từ tồn tại của phủ định hàm mệnh đề ban đầu được viết như sau : ∃x¬P(x). Ta có : ∀xP(x) ⇔∃x¬P(x) 1 ∃xP(x) ⇔∀x¬P(x) Định lý 3: Cho P và Q là hai vị từ có cùng không gian. a) Mệnh đề∀x (P(x) ∧Q(x)) và (∀x (P(x) ∧∀x (Q(x)) là có cùng chân trị. b) Nếu mệnh đề∃x (P(x) ∧Q(x)) là đúng thì ta có mệnh đề: (∃x P(x)) ∧ (∃xQ(x)) cũng đúng. Học viên thực hiện: PHAN THỊ TRINH – CH1301067, Lớp Cao học khóa 8, ĐHCNTT Trang 9 Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. ĐỖ PHÚC Hệ hỗ trợ ra quyết định c) Mệnh đề ∃x (P(x) ∨Q(x)) và (∃xP(x) ∨∃xQ(x)) là có cùng chân trị. d) Nếu mệnh đề∀ x (P(x) ∨Q(x)) là đúng thì ta có mệnh đề∀xP(x) ∨∀x Q(x) là đúng, nhưng điều ngược lại không luôn luôn đúng. 2.6. Công thức tương đương A tương đương B nếu và chỉ nếu (A →B) ∧ (B →A) Ký hiệu:A ≡ B 2.6.1. Các phép tương đương  ~∀x W(x) ≡ ∃x ~W(x)  ~ ∃x W(x) ≡ ∀x ~W(x)  ∃x (A(x) ∨B(x)) ≡ ∃x A(x) ∨∃x B(x)  ∀x (A(x) ∧B(x)) ≡ ∀x A(x) ∧∀x B(x)  ∃x (A(x) →B(x)) ≡ ∀x A(x) →∃x B(x)  ∀x∀y W(x,y) ≡ ∀y∀x W(x,y)  ∃x ∃y W(x,y) ≡ ∃y∃x W(x,y) 2.6.2. Các phép tương đương có giới hạn Các phép tương đương sau đúng khi x không xuất hiện trong biểu thức C: a) Disjunction  ∀x(C ∨A(x)) ≡ C ∨∀x A(x)  ∃x(C ∨A(x)) ≡ C ∨∃x A(x) b) Conjunction  ∀x(C ∧A(x)) ≡ C ∧∀x A(x)  ∃x(C ∧A(x)) ≡ C ∧∃x A(x) c) Implication  ∀x (C →A(x)) ≡ C →∀x A(x)  ∃x (C →A(x)) ≡ C →∃x A(x)  ∀x (A(x) →C) ≡ ∃x A(x) → C  ∃x (A(x) →C) ≡ ∀x A(x) →C 2.6.3. Một vài điều kiện không tương đương  ∀x W(x) →∃x W(x)  ∀x A(x) ∨∀x B(x) →∀x (A(x) ∨ Học viên thực hiện: PHAN THỊ TRINH – CH1301067, Lớp Cao học khóa 8, ĐHCNTT Trang 10 [...]... Chẩn đoán và tư vấn sửa chữa máy bị lỗi dây cáp nguồn Hình 5 Chẩn đoán và tư vấn sửa chữa máy bị lỗi nguồn Hình 6 Chẩn đoán và tư vấn sửa chữa máy bị lỗi cáp màn hình Hình 7 Chẩn đoán và tư vấn sửa chữa máy bị lỗi ổ cứng Hình 8 Chẩn đoán và tư vấn sửa chữa máy bị lỗi hệ điều hành Hình 9 Chẩn đoán và tư vấn sửa chữa máy bị lỗiRAM Hình 10 Chẩn đoán và tư vấn sửa chữa máy bị lỗi CPU Chương 5 - KẾT LUẬN Xây. .. nguyên nhân là do ổ đĩa cứng có vấn đề  Nếu không có thông báo “Hard Disk Failure”, thì nguyên nhân xuất phát từ phần mềm như lỗi hệ điều hành, hoặc master boot_record, boot sector bị hỏng (gọi chung là lỗi hệ điều hành) 4.2 Xây dựng các luật và sự kiện 4.2.1 Bảng tên các hằng, luật, và sự kiện Các hằng sau đây được sử dụng để chỉ định các thiết bị máy tính trong hệ thống chẩn đoán lỗi, bao gồm các thiết... dẫn: PGS TS ĐỖ PHÚC Hệ hỗ trợ ra quyết định CHƯƠNG 3 - THU THẬP TRI THỨC CHUYÊN GIA 3.1 Một số kiến thức cơ bản về phần cứng máy tính 3.1.1 Nhóm thiết bị xử lý 3.1.1.1 Bo mạch chủ (mainboard) Còn gọi là bo mạch chính, bo mạch chủ hay bo hệ thống (main board, system board, planar board) Đây là một bản mạch in lớn nằm trong hộp máy chính, chứa hầu hết bộ nhớ và mạch vi xử lý của máy tính, cũng như các... chữa máy bị lỗi CPU Chương 5 - KẾT LUẬN Xây dựng một hệ chuyên gia hỗ trợ chẩn đoán và tư vấnsửa chữa máy tính là một công việc đòi hỏi nhiều thời gian và công sức Do bị giới hạn về mặt thời gian, đồ án này chỉ hoàn thành ở mức cơ bản, mang một qui mô nhỏ Trong quá trình thực hiện đồ án, em đã thực hiện được những công việc sau:  Mô tả bài toán, tổng hợp và phân loại tri thức  Mô tả tri thức bằng... rộng qui mô chẩn đoán của chương trình, theo chiều sâu (xác chi tiết lỗi hơn) lẫn chiều rộng (cho chép chẩn đoán tất cả các lỗi phần cứng lẫn phần mềm) TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]PGS.TS Đỗ Phúc, “Bài giảng môn Hệ hỗ trợ ra quyết định [1] Nguyễn Quang Châu, “ Logic Vị từ ”, khoa CNTT ĐHCN Tp.HCM [2] TS Trần Văn Hoài, “ Predicate logic ”, 2008- 2009 [3] PGS TS Phan Huy Khánh, “Giáo trình Hệ chuyên gia”, Đại... hình có hiển thị thông tin, loa máy tính phát ra một tiếng bip ngắn chứng tỏ quá trình kiểm tra phần cứng thành công, tuy nhiên máy tính không vào được hệ điều hành Các thiết bị có khả năng gây ra lỗi: ổ cứng, cáp dữ liệu ổ cứng, hệ điều hỏng Chẩn đoán:  Nếu màn hình xuất hiện thông báo “Hard Disk Failure” thì nguyên nhân có thể là do lỏng cáp dữ liệu hoặc cáp nguồn đĩa cứng  Nếu cắm lại cáp mà kết... ĐỖ PHÚC Hệ hỗ trợ ra quyết định vào được hệ điều hành thì nguyên nhân có thể thuộc về phần mềm Bao gồm hỏng master-boot-record, bảng FAT, hoặc hệ điều hành bị lỗi 3.2.3 Các hỏng hóc từ các thiết bị xử lý Loại trừ các trường hợp hỏng hóc ở trên, các nguyên nhân còn lại có thể xuất phát từ các thiết bị tham gia vào quá trình xử lý thông tin như CPU, RAM, mainboard, hoặc video card Cách chẩn đoán hỏng... đó Bo mạch chính cùng với các thành phần gắn trên nó quyết định tốc độ xử lý chung của hệ thống 3.1.1.2 Bộ vi xử lý (CPU - Central Processor Unit) Là một mạch tích hợp rất phức tạp, đảm nhận việc xử lý các thông tin của máy tính Hơn bất kỳ yếu tố nào, công năng của một loại máy tính phụ thuộc chủ yếu vào các đặc trưng kỹ thuật và nhãn hiệu của bộ vi xử lý 3.1.1.3 Hệ vào/ra cơ sở (BIOS) BIOS (Basic Input/Output... đĩa cứng và hệ điều hành Nếu đĩa cứng bị hỏng khi khởi động thì nguyên nhân chủ yếu là lỏng đầu cáp hoặc card bị lỏng chân cắm Hãy tắt máy, rút phích điện, mở nắp máy và ấn card cho cắm chắc vào khe rồi ấn chặt lại đầu cáp Nếu không có tác dụng gì, có thể là ổ cứng đã bị hỏng hoàn toàn (do nguồn điện không ổn định hoặc bị “sốc” do chấn động) Trường hợp đĩa cứng hoạt động tốt (không có thông báo lỗi. .. có khả năng gây ra lỗi: cáp nguồn bị lỏng, bộ nguồn bị cháy Chẩn đoán:  Kiểm tra lại cáp nguồn Nếu như cáp nguồn của máy tính bị lỏng thì nó chính là nguyên nhân  Ngược lại, nếu như cáp nguồn không bị lỏng mà máy tính vẫn không khởi động được thì có thể có lỗi về bộ nguồn của máy tính 4.1.2 Nhóm hỏng hóc từ màn hình Dấu hiệu: đèn led nguồn sáng, có một tiếng bíp ngắn chứng tỏ máy tính khởi động được, . Tp. HCM Trường Đại học Công Nghệ Thông Tin o0o ĐỒ ÁN MÔN HỌC HỆ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH XÂY DỰNG HỆ CHUYÊN GIAHỖ TRỢCHẨN ĐOÁN VÀ TƯ VẤN SỬA CHỮA LỖI PHẦN CỨNG MÁY TÍNH GV hướng dẫn: PGS. TS. Đỗ. để xây dựng bất kỳ chương trình thuộc lĩnh vực trí tuệ nhân tạo nào. Chính vì những lý do trên,em đã chọn đề tài Xây dựng hệ chuyên giahỗ trợ chẩnđoán và tư vấn sửa chữa lỗi phầncứng máy tính . 1.2 ra quyết định 1.3. Dự kiến kết quả đạt được Một người sử dụng hệ thống chẩn đoán lỗi phần cứng máy tính là để tìm ra nguyên nhân hỏng hóc của một máy tính nào đó và tư vấn hướng dẫn sửa chữa.

Ngày đăng: 21/05/2015, 08:13

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Mục lục

  • CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU

    • 1.1. Đặt vấn đề

    • 1.2. Nội dung thực hiện

    • 1.3. Dự kiến kết quả đạt được

    • 1.4. Bố cục trình bày

    • Chương 2 -CÁC CƠ SỞ LÝ THUYẾT

      • 2.1. Khái niệm về vị từ

      • 2.2. Không gian của vị từ

      • 2.3. Trọng lượng của vị từ

      • 2.4. Phép toán vị từ

      • 2.5. Các lượng từ

      • 2.6. Công thức tương đương

      • 2.7. Công thức chỉnh dạng (well – formed formulas)

      • 2.8. Quy tắc và mô hình suy diễn trong logic vị từ cấp 1

      • 2.9. Dạng chuẩn tắc của công thức logic vị từ - dạng chuẩn Prenex

      • CHƯƠNG 3 - THU THẬP TRI THỨC CHUYÊN GIA

        • 3.1. Một số kiến thức cơ bản về phần cứng máy tính

        • 3.2. Giới thiệu các hỏng hóc thường gặp

        • CHƯƠNG 4 - PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ

          • 4.1. Tổng hợp và phân loại tri thức

          • 4.2. Xây dựng các luật và sự kiện

          • 4.3. Cài đặt chương trình

          • 4.4. Kết quả thực hiện

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan