Mục đích của hoạt động đối chất Từ những khái niệm trên có thể nhận định rằng mục đích chính của hoạt động đối chất này là việc loại bỏ những mâu thuẫn, xác định được tính đúng đắn trong
Trang 1DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Tâm lí học tư pháp, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội
2 Bộ luật hình sự năm 2015
3.-https://nganhangphapluat.thukyluat.vn/tu-van-phap-luat/trach-nhiem-hinh-su/doi-chat-la-gi-120484 xem ngày 31/10/2019
4.-https://kiemsatcaobang.vn/index.php/news/BAI-VIET-TRAO-DOI/Nhung-dieu-Kiem-sat-vien-can-luu-y-khi-tien-hanh-doi-chat-767.html xem ngày 02/11/2019 5.-https://luathoangphi.vn/doi-chat-la-gi-va-khi-nao-can-tien-hanh-doi-chat/ xem ngày 2/11/ 2019
Trang 2ĐỀ BÀI 07: Phương pháp tác động tâm lí trong đối chất.
I MỞ ĐẦU
Có thể thấy rằng trong hoạt động điều tra xét xử của các cơ quan, người có vai trò trong hoạt động điều tra xét xử tội phạm thì phương pháp đối chất có thể thấy rằng là một trong những phương pháp vô cùng quan trọng Bởi trong quá trình lấy lời khai giữa hai hay nhiều người mà có mâu thuẫn trong lời khai thì phương pháp đối chất này sẽ là một phương pháp hữu hiệu Không chỉ có vai trò trong các thủ tục tố tụng hình sự mà còn cả trong tố tụng dân sự Và có thể tìm hiểu và làm rõ
hơn những vấn đề trong hoạt động đối chất Em xin được chọn đề tài: “Phương
pháp tác động tâm lí trong hoạt động đối chất”.
II NỘI DUNG
2.1 Khái niệm chung
2.1.1 Khái niệm đối chất
Có thể hiểu đối chất là hoạt động hỏi hai hay nhiều người cùng một lúc về cùng một vấn đề hay một tình tiết trong một vụ án mà trước đó lời khai của họ có mẫu thuãn nhằm xác định sự thật Những người có thể bị đưa ra đối chất bao gồm: người bị tạm giữ, bị can, người làm chứng, người bị hại, giữ người này hình thành những cặp đối chất1 Về mặt tâm lý, đối chất là giao tiếm tâm lý đặc trưng được diễn ra cùng một lúc giữa hai hay nhiều người trong trường hợp có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai hay nhiều người để xác định sự thật của vụ án2
Hay theo quy định tại Điều 189 Bộ luật tố tụng hình sự năm 20153 quy định
như sau: “Trường hợp có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai người hay nhiều người
mà đã tiến hành các biện pháp điều tra khác nhưng chưa giải quyết được mâu thuẫn thì Điều tra viên tiến hành đối chất Trước khi tiến hành đối chất, Điều tra
1 https://nganhangphapluat.thukyluat.vn/tu-van-phap-luat/trach-nhiem-hinh-su/doi-chat-la-gi-120484 xem ngày 31/10/2019
2 Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Tâm lí học tư pháp, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr 169
3 Bộ luật hình sự năm 2015
2
Trang 3viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc đối chất Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc đối chất Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bản đối chất”.
2.1.2 Mục đích của hoạt động đối chất
Từ những khái niệm trên có thể nhận định rằng mục đích chính của hoạt động đối chất này là việc loại bỏ những mâu thuẫn, xác định được tính đúng đắn trong lời khai giữa hai hay nhiều người để có thể tìm ra sự thật của vụ án, giúp cho vụ án được nhanh chóng hoàn thành, định tội, và tìm ra những manh mối giúp công tác điều tra và đưa ra những biện pháp đúng trách sự sai lầm trong công tác điều tra xét
xử Và việc đối chất cũng nhằm giáo dục ý thức, cảm hóa người phạm tội
2.1.3 Nhiệm vụ của hoạt động đối chất
Thứ nhất, làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án mà trong hoạt động xét xử chưa
làm được hoặc trong hoạt động xét xử có sự mâu thuẫn giữa các đối tượng Thứ
hai, Làm sáng tỏ nguyên nhân của sự mâu thuẫn trong lời khai của những người
tham gia đối chất Thứ ba, làm sáng tỏ đặc điểm nhân cách, mối quan hệ của người
tham gia đới chất
2.2 Đặc điểm của hoạt động đối chất
Đặc điểm chủ yếu của sự tiếp xúc tâm lý trong đối chất thể hiện ở chỗ trước khi đối chất giữa hai hay nhiều người, đã có những mâu thuẫn nhất định trong sự khai báo về các sự kiện của vụ án xảy ra Tính chất chủ quan của các mâu thuẫn trong quan hệ tâm lý (đối chất) thể hiện ở chỗ một trong những người tham gia hay chứng kiến vụ án đã cố ý cung cấp lời khai sai Tính khách quan của các mâu thuẫn thể hiện ở sự hiểu biết sai lệch vấn đề của người này, hoặc sự tri giác sai các sự kiện của người khác Trong quá trình đối chất, tính khách quan của các quan hệ mâu thuẫn luôn thay đổi Điều này có nghĩa là mâu thuẫn của những lời khai dần dần bị loại trừ Bởi vì trong khi đối chất các quan hệ thực tế của người nào đó đối
Trang 4với vụ án đã được làm sáng tỏ, đồng thời các kết luân sai lầm trươc kia đã được sửa đổi - sự thú nhận của một người nào đó
Các quan hệ mâu thuẫn chủ quan chỉ có thể bị loại trừ trong trường hợp, nếu trong khi đối chất một trong nhưng người tham gia đối chất đã thừa nhận sự khai gian dối của mình về sự kiện đã xảy ra Mục đích chủ yếu của đối chất là xác định
sự thật Để đi đến mục đích này cần phải có sự tác động đối với người cung cấp chứng cứ sai (người đối chất thứ nhất) Như vậy người tham gia đối chất thứ hai là phương tiện tác động tâm lý đặc biệt Có thể nói sự tác động tâm lý tích cực của người đối chất thứ hai đối với lời khai man của người đối chất thứ nhất là một điều kiện không thể thiếu được trong đối chất Như vậy, trong gia đoạn điều tra, vấn đề đối chất chỉ được đặt ra khi đã xác định được rằng sự thật và chân lý thuộc về người đối chất thứ hai Sự trược tiếp tranh luận, tiếp xúc với người đối chất thứ hai
sẽ có tác động rất lớn đối với người đã khai man trước cơ quan điều tra, buộc họ phải thay đổi các xử sự và cuối cùng đi đến thừa nhận sự cung cấp thông tin giá mạo của mình trước cơ quan điều tra Trong điều kiện tội phạm việc người trược tiếp chứng kiến sự kiện khai báo về diễn biễn của vụ án sẽ làm tăng giá trị tố cáo đối với người phạm tội Thực tiễn điều tra cho thấy hầu hết các trường hợp bị can thú nhận lỗi là do điều tra viên đã khéo nhắc lại cho bị can những tình tiết cụ thể của vụ án tại cuộc đối chất (thông qua người đối chất thứ hai…) Nếu không có đối chất thì khó có thể bị can nhanh chóng thú nhận tội lỗi của họ
Trong đối chất, ý nghĩa của việc trược tiếp nhận thông tin tư nguồn tin sẽ được tăng lên rất nhiều nếu người cung cấp thông tin này đưa ra thêm một số chứng cứ nhất định Người dối chất thứ hai không chỉ đưa ra chứng cứ thực tế của vụ án để thuyết phục sự ngoan cố của người đối chất kia mà còn thông qua hành động, lời nói, cử chỉ của bản thân, khẳng định thái độ dứt khoát của mình đối với sự kiện đã xảy ra và đối với người đối chất thứ nhất Có thể nói sự có mặt của người đối chất thứ hai sẽ là một đòn tâm lý giạng mạnh vào sự ngoan cố cảu người phạm đội4
4 Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Tâm lí học tư pháp, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr 169 - 171
4
Trang 52.3 Các phương pháp tác động tâm lí trong hoạt động đối chất
2.2.1 Phương pháp giao tiếp tâm lí có điều khiển
Trong hoạt động đối chất nếu như người cố tình dùng những hành vi của mình nhằm đứa ra những thông tin giả để bao che cho hành vi của mình thì bằng việc sử dụng phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy sẽ khiến cho đối tượng bi chất vấn
sẽ có những sự không thống nhất nhất định trong hành vi của mình Từ đó tạo được
sự bất ngờ cho đối tượng để đối tượng theo những phản xạ tự nhiên mà có những yếu tố để người tham gia điều tra có thể xác nhận và đưa ra nhưng đánh giá chính xác nhất có thể Phương pháp này có tác dụng khá cao trong hoạt động đối chất để khi một người đang che dấu hành vi của mình thì phương pháp này khiến họ không còn tự kiểm soát được hành động của mình mà có những lời khai đúng với sự thật của vụ án từ đó nhanh chóng đưa ra kết quả cuối cùng cho cơ quan điều tra
2.2.2 Phương pháp truyền đạt thông tin
Trong trường hợp người bị đối chất do một số lý do khác nhau đã quên hoặc
do nhầm lẫn các tình tiết trong vụ án, điều tra viên cũng có thể sử dụng phương pháp truyền đạt thông tin để họ nhớ lại những sự kiện đó và loại sự nhầm lẫn trong lời khai Trước khi đối chất điều tra viên cần nói rõ mục đích của cuộc đối chất để
họ không bị bất ngờ, kết hợp với những thông tin được đưa ra trong quá trình đối chất có liên quan đến vụ án sẽ giúp họ nhanh chóng hồi tưởng lại các sự kiện đã quên Khi được nhìn thấy các vật chứng có liên quan, nó sẽ tác động mạnh đến trí nhớ làm cho họ nhớ lại đươc chính xác các vấn đề liên quan đến vụ án Thực tế, phương pháp này được sử dụng khi điều tra viên đã thu được chứng cứ có giá trị chứng minh cao và đã được xác minh thẩm tra
2.2.3 Phương pháp thuyết phục
Phương pháp thuyết phục là phương pháp được sử dụng rất phổ biến, và mang lại hiệu quả cao Đó là sự giải thích khuyên nhủ bằng lý lẽ, lập luận bằng logic một cách chân thành, tình cảm giúp đối tượng có cách nhìn mới, thái độ phù hợp với
Trang 6yêu cầu của chủ thể tác động Tác dụng của phương pháp này là phục vụ việc chất vấn xét hỏi khi tiến hành đối chất Đồng thời nó cũng có tác dụng lâu dài là cảm hoá tư tưởng, giáo dục người phạm tội, ngăn ngừa tội phạm Vì thế phương pháp này được xác định là cơ bản và sử dụng khá rộng rãi trong mọi trường hợp, và mọi đối tượng Đây là một trong số các phương pháp được điều tra viên đánh giá cao và thường xuyên sử dụng trong tác động tâm lý người đối chất Phương pháp này được áp dụng vào việc chuẩn bị tâm lý cho người đối chất, giúp họ nhận thức rõ ý nghĩa quan trọng của cuộc đối chất, đồng thời thông qua đó bồi dưỡng cho người đối chất cả về nội dung và phương pháp tác động tâm lý, làm cho họ thực hiện đối với người bị đối chất có kết quả tốt hơn Phương pháp này còn có tác dụng thuyết phục, cảm hoá, động viên người bị đối chất để họ thấy không thể ngoan cố được mãi, phải khai báo trung thực Nội dung mà điều tra viên sử dụng khi thuyết phục, cảm hoá thường có căn cứ lập luận logic, chặt chẽ Đó cũng là những vấn đề được thể hiện trong chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước, phải gắn với tình hình thực tế của mỗi địa phương, nên sẽ rất hiệu quả khi tác động vào thái độ khai báo của những người tham gia đối chất Khi giải thích chính sách, pháp luật phải chính xác, có sức thuyết phục, đồng thời phải nhất quán với thực tiễn, không mâu thuẫn với thái độ xử sự của điều tra viên, phê phán vạch trần sự giả dối của người
bị đối chất, điều tra viên phải lấy đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước làm kim chỉ nam cho mọi hành động của mình
2.2.4 Phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy
Phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy là chủ thể đặt ra một loạt câu hỏi chi tiết để khám phá sự thiếu rõ ràng về một khối lượng lớn những thông tin của đối tượng đã đưa ra lời khai man về sự kiện Phương pháp này quy tụ ở việc đặt ra nhiệm vụ định hướng, phát triển các quá trình tư duy ở người bị tác động Cách thức của phương pháp này là bằng việc đưa ra các câu hỏi và cách đặt câu hỏi buộc đối tượng khai man khi trả lời phải liên hệ với sự kiện thực tế đã xảy ra, tư duy của
6
Trang 7họ luôn phải định hướng về những sự kiện đó Nó dẫn dắt người bị tác động đến chỗ phải thừa nhận sự vô lý trong lời khai của mình, giúp họ lựa chọn thái độ khai báo tích cực Phương pháp này cũng nhằm giúp người bị đối chất nhớ lại những tình tiết trong vụ án được tốt hơn bằng cách đặt ra hàng loạt câu hỏi liên quan làm
“sống lại” những mối liên hệ thần kinh tạm thời và phục hồi lại trong ký ức những
sự kiện tương tự mà các câu hỏi đã đề cập đến Phương pháp đặt và thay đổi vấn đề
tư duy có thể thực hiện dưới hai dạng cơ bản sau đây
Dạng thứ nhất: Đặt câu hỏi để hình thành tư duy dẫn dắt sự liên tưởng Đưa ra
một loạt các câu hỏi chi tiết, cụ thể xung quanh những vấn đề mà người bị đối chất khai báo không đúng sự thật Điều tra viên đưa ra những câu hỏi chi tiết, cụ thể căn
cứ vào những điểm mà người bị đối chất cố tình bịa đặt khai báo sai buộc người bị đối chất khi trả lời phải liên tưởng tới hành vi phạm tội hoặc che dấu tội phạm Qua một loạt các câu hỏi đầy đủ chi tiết và logic của điều tra viên làm cho đối tượng phải có sự liên tưởng và tự hiểu rằng sự khai báo giả dối không thể qua mắt được điều tra viên
Dạng thứ hai: Đặt câu hỏi làm biến đổi hướng tư duy của người bị đối chất.
Là việc điều tra viên đặt câu hỏi khác với sự chuẩn bị trước của họ, buộc đối tượng không thể sử dụng phương án trả lời đã chuẩn bị sẵn để đối phó mà thường phải trả lời đúng hoặc sát sự thật Khi điều tra viên đặt ra câu hỏi trái với dự kiến đã có sẵn đối tượng sẽ bị bất ngờ, lúng túng không kịp đối phó bằng các câu trả lời giả tạo hợp lý, bộc lộ sự mâu thuẫn trong lời khai của mình, từ đó làm thay đổi hướng tư duy theo chiều hướng tích cực, phá vỡ logic trình bày thông tin giả tạo
2.2.5 Phương pháp tác động tâm lí bằng gợi nhớ
Gợi nhớ là phương pháp làm sống lại, xuất hiện lại trong trí nhớ người bị tác động những sự kiện, tình tiết của vụ án mà họ đã quên, bằng cách đưa ra những thông tin có liên quan đến vấn đề đó Phương pháp này dựa trên quy luật của sự nhớ lại Khi nhớ lại, là lúc các đường dây liên hệ thần kinh tạm thời được khôi
Trang 8phục và nhớ lại những sự việc đã xảy ra Khi ghi nhớ, những thông tin đã tri giác được không tách rời nhau mà nằm trong mối liên hệ chung Bởi vậy, qua việc nhớ lại, người tham gia đối chất cũng bắt đầu từ các mối liên hệ chung ấy mà hồi tưởng được trọn vẹn sự việc Nếu một thông tin được tác động nó sẽ lan truyền tới các thông tin khác theo mối liên hệ vốn có của nó, làm họ nhớ lại được toàn bộ sự việc Phương pháp tác động tâm lý bằng gợi nhớ là phương pháp được sử dụng khá nhiều trong hoạt động đối chất, áp dụng trong trường hợp người đối chất quên hoặc nhầm lẫn các tình tiết liên quan đến vụ án Phương pháp này được sử dụng khá nhiều trong hoạt động đối chất
2.4 Một số biện pháp nhắm nâng cao hiệu quả hoạt động đối chất
Đối với phương pháp thuyết phục: Phương pháp này cần chú ý tới tư duy của
đối tượng bị tác động Thuyết phục cảm hoá phải làm cho đối tượng có được những suy nghĩ mới tích cực mà đi đến quyết định đúng đắn Tuy nhiên khi thuyết phục
họ, điều tra viên không được hứa hẹn, lừa dối hay làm cho đối tượng hiểu rằng cứ khai nhận sẽ được tha bổng hoặc được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự Điều tra viên chỉ nên tác động dể đối tượng thấy được cái lợi của việc khai báo Điều tra viên phải thực sự có uy tín, có ảnh hưởng đến những người bị đối chất Họ thường là người có trình độ vững vàng, am hiểu tâm lý, có khả năng phân tích lý giải các vấn
đề, đặc biệt là trong trường hợp người bị đối chất có học vấn cao Phải có thái độ nhẹ nhàng, chân tình, phong thái đàng hoàng để người bị tác động không cảm thấy
bị lên lớp, xúc phạm Thuyết phục cảm hoá một con người, thay đổi được suy nghĩ của họ không thể trong một thời gian ngắn Vì thế điều tra viên phải biết kiên trì thuyết phục, uốn nắn nhận thức để đối tượng thực sự tin vào đường lối chính sách của nhà nước ta Như vậy phương pháp thuyết phục mới đạt được hiệu quả5
Đối với phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy: Chú ý phân biệt trường
hợp người bị tác động cố ý khai báo gian dối với trường hợp do trình độ, khả năng
5 https://kiemsatcaobang.vn/index.php/news/BAI-VIET-TRAO-DOI/Nhung-dieu-Kiem-sat-vien-can-luu-y-khi-tien-hanh-doi-chat-767.html xem ngày 02/11/2019
8
Trang 9diễn đạt kém, do trạng thái tâm lý không bình tĩnh, hay do có sự nhầm lẫn mà lời khai có sự mâu thuẫn, để từ đó có các phương pháp khác nhau để tác động Bên cạnh đó, điều tra viên cũng cần chú ý phát hiện chính xác những mâu thuẫn, những điều bịa đặt mà người bị đối chất khai Vì nếu hỏi ngay những vấn đề đó làm cho
họ sợ hãi cho rằng đó là điều mà điều tra viên cần biết nhất để kết tội nặng, do đó
sẽ sợ và không dám khai báo nữa Khi đã xác định được lời khai giả dối, điều tra viên cần có sự chuẩn bị chu đáo các câu hỏi chi tiết Những câu hỏi đó phải có sự tính toán logic để có thể vạch trần được thái độ khai báo ngoan cố của đối tượng Phải tính toán kỹ các trường hợp người bị tác động sẽ bác bỏ hay có lập luận ngụy biện, điều tra viên phải bình tĩnh, nhưng nếu cần vẫn có thể tỏ ra gay gắt trước sự thách đố vòng vo của đối tượng6
Đối với phương pháp tác động tâm lý bằng gợi nhớ: Để sử dụng các phương
pháp này có hiệu quả, trước hết điều tra viên phải nắm vững nội dung, điều kiện, hoàn cảnh áp dụng cũng như giới hạn cho phép của mỗi phương pháp tác động tâm
lý Tránh sử dụng tuỳ tiện vi phạm các nguyên tắc tố tụng và quy phạm đạo đức, gây hậu quả xấu trong quá trình đối chất Việc sử dụng các phương pháp tác động tâm lý phải tuỳ từng trường hợp cụ thể và phải dựa trên cơ sở nghiên cứu, phân tích
kỹ lưỡng các đặc điểm tâm lý của những người tham gia đối chất
Đối với phương pháp truyền đạt thông tin: Việc truyền đạt thông tin tốt nhất
nên thực hiện khi đối tượng đang có sự xung đột tâm lý mạnh mẽ, đang băn khoăn suy nghĩ về hành vi của mình nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau mà chưa dám khai báo Những thông tin được đưa ra đúng lúc sẽ có tác động rất mạnh, gây
ra những cảm xúc mạnh mẽ ở đối tượng Tóm lại, việc sử dụng phương pháp truyền đạt thông tin đúng lúc, bất ngờ sẽ làm cho đối tượng bị đối chất phải thay đổi tư duy, thành thật khai báo Phương pháp này kết hợp với các phương pháp tác động khác sẽ làm cho đối chất được thành công
III KẾT LUẬN
Trang 10Tác động tâm lý trong hoạt động đối chất là hết sức cần thiết Nó là cơ sở để điều tra viên có thể đạt được mục đích của mình Kích thích tâm lý của người kahi man, hình thành nên trong họ những trạng thái tâm lý tích cực, tạo cho người khai niềm tin và sự kiên quyết cũng như sự sáng tạo trong đối chất của người khai đúng
Từ đó có những sự chuẩn bị, cũng như hỗ trợ các công tác khác trong quá trình điều tra, xét xử Giúp đưa quá trình điều tra nhanh chóng có kết quả và đạt được những yêu cầu cũng như kế hoạch đề ra của người tham gia hoạt động điều tra bàng phương pháp đối chất
10