1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận Chính trị học Tư tưởng chính trị của phan bội châu

85 125 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 126,25 KB

Nội dung

1. Tính cấp thiết của đề tài Phan Bội Châu (18671940) là nhà tư tưởng tiêu biểu, là lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX. Là một nhà nho uyên bác, một nhà hoạt động chính trị không biết mệt mỏi, ông giữ vị trí quan trọng trong lịch sử tư tưởng chính trị Việt Nam thời cận đại. Con đường cứu nước mới mẻ cùng với các giá trị như “quốc dân”, “dân quyền”, “dân trí”, “dân chủ”…là những giá trị tư tưởng của Phương Tây lần đầu tiên được truyền bá vào Việt Nam. Phan Bội Châu đã đi vào lịch sử với tư cách là người sáng lập và lãnh đạo của các tổ chức yêu nước như Hội Duy Tân (1904), Việt Nam Quang phục hội (1912), thông qua hoạt động của các tổ chức này, các tư tưởng của ông đã có ảnh hưởng lớn đến các phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỷ XX. Mặc dù chưa giành được thắng lợi trong thực tiễn cách mạng nhưng những cống hiến của ông trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do dân tộc đã được ghi nhận, nó thúc đẩy sự phát triển của phong trào yêu nước sau này, đặt nền móng cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ do Hồ Chí Minh lãnh đạo giai đoạn sau đó. Trong bối cảnh Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu là người có tư tưởng tiến bộ nhất trong số các trí thức Nho học với tư tưởng dân chủ tư sản tiếp thu qua sách báo tiến bộ, qua thực tiễn cải cách của Nhật Bản, ông đã tìm đến một phương thức cách mạng mới, vượt ra ngoài khuôn khổ ý thức hệ truyền thống. Bước sang thế kỷ XXI, Việt Nam đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, để thực hiện thành công sự nghiệp đó đòi hỏi cần phải phát huy những giá trị tư tưởng chính trị truyền thống; biết kế thừa những tinh hoa trí tuệ, tư tưởng của cha ông để lại. Mặt khác, cũng cần biết tiếp thu những giá trị tư tưởng tiến bộ của nhân loại nhằm nâng cao năng lực, tư duy cho người dân Việt Nam, đáp ứng được những yêu cầu đặt ra của thời đại hiện nay. Hơn nữa, sự nghiệp đổi mới của đất nước hiện nay cũng đặt ra những yêu cầu cũng như cơ hội để chúng ta có thể khai thác được những giá trị của các tư tưởng chính trị truyền thống. Tư tưởng của những vị anh hùng dân tộc, những nhà Nho yêu nước trong đó có Phan Bội Châu. Hiện nay, ở Việt Nam chính trị học còn đang là một khoa học trẻ, đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nên việc khai thác các tư tưởng chính trị truyền thống cũng sẽ góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện về mặt tư tưởng chính trị, làm đầy thêm và phong phú hơn kho tàng kiến thức, đặt nền tảng và cơ sở cho sự phát triển sau này của chuyên ngành chính trị học. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về các tư tưởng chính trị truyền thống, trong đó có việc nghiên cứu tư tưởng của Phan Bội Châu là rất cần thiết. Cũng thông qua những nghiên cứu, tìm hiểu này mà có thể rút ra được những bài học lịch sử quý giá cho công cuộc đổi mới hiện nay, góp phần xây dựng đất nước phát triển nhanh và bền vững như tinh thần Đại hội lần thứ XI của Đảng ta đã chỉ ra. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Phan Bội Châu (1867-1940) là nhà tư tưởng tiêu biểu, là lãnh tụ củaphong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX Là một nhà nho uyên bác, mộtnhà hoạt động chính trị không biết mệt mỏi, ông giữ vị trí quan trọng trong lịch

sử tư tưởng chính trị Việt Nam thời cận đại Con đường cứu nước mới mẻ cùngvới các giá trị như “quốc dân”, “dân quyền”, “dân trí”, “dân chủ”…là nhữnggiá trị tư tưởng của Phương Tây lần đầu tiên được truyền bá vào Việt Nam.Phan Bội Châu đã đi vào lịch sử với tư cách là người sáng lập và lãnh đạo củacác tổ chức yêu nước như Hội Duy Tân (1904), Việt Nam Quang phục hội(1912), thông qua hoạt động của các tổ chức này, các tư tưởng của ông đã cóảnh hưởng lớn đến các phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỷ XX Mặc

dù chưa giành được thắng lợi trong thực tiễn cách mạng nhưng những cốnghiến của ông trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do dân tộc đã đượcghi nhận, nó thúc đẩy sự phát triển của phong trào yêu nước sau này, đặt nềnmóng cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và thắng lợi của cuộc cáchmạng dân tộc dân chủ do Hồ Chí Minh lãnh đạo giai đoạn sau đó

Trong bối cảnh Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Phan BộiChâu là người có tư tưởng tiến bộ nhất trong số các trí thức Nho học với tưtưởng dân chủ tư sản tiếp thu qua sách báo tiến bộ, qua thực tiễn cải cách củaNhật Bản, ông đã tìm đến một phương thức cách mạng mới, vượt ra ngoàikhuôn khổ ý thức hệ truyền thống

Bước sang thế kỷ XXI, Việt Nam đang thực hiện công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, để thực hiện thành công sựnghiệp đó đòi hỏi cần phải phát huy những giá trị tư tưởng chính trị truyềnthống; biết kế thừa những tinh hoa trí tuệ, tư tưởng của cha ông để lại Mặtkhác, cũng cần biết tiếp thu những giá trị tư tưởng tiến bộ của nhân loại

Trang 3

nhằm nâng cao năng lực, tư duy cho người dân Việt Nam, đáp ứng đượcnhững yêu cầu đặt ra của thời đại hiện nay Hơn nữa, sự nghiệp đổi mới củađất nước hiện nay cũng đặt ra những yêu cầu cũng như cơ hội để chúng ta cóthể khai thác được những giá trị của các tư tưởng chính trị truyền thống Tưtưởng của những vị anh hùng dân tộc, những nhà Nho yêu nước trong đó cóPhan Bội Châu

Hiện nay, ở Việt Nam chính trị học còn đang là một khoa học trẻ, đangtrong quá trình xây dựng và hoàn thiện nên việc khai thác các tư tưởng chínhtrị truyền thống cũng sẽ góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện về mặt tưtưởng chính trị, làm đầy thêm và phong phú hơn kho tàng kiến thức, đặt nềntảng và cơ sở cho sự phát triển sau này của chuyên ngành chính trị học Chính

vì vậy, việc nghiên cứu về các tư tưởng chính trị truyền thống, trong đó cóviệc nghiên cứu tư tưởng của Phan Bội Châu là rất cần thiết

Cũng thông qua những nghiên cứu, tìm hiểu này mà có thể rút ra đượcnhững bài học lịch sử quý giá cho công cuộc đổi mới hiện nay, góp phần xâydựng đất nước phát triển nhanh và bền vững như tinh thần Đại hội lần thứ XIcủa Đảng ta đã chỉ ra Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã quyết định chọn

đề tài: “Tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu” để làm khóa luận tốt nghiệp

của mình

2. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài

Với tư cách là một nhà tư tưởng, nhà nho uyên bác, nhà cách mạng vàhoạt động chính trị, nhà văn hóa lớn, cuộc đời và sự nghiệp của Phan BộiChâu đã trở thành tâm điểm nghiên cứu của rất nhiều nhà nghiên cứu, thu hút

sự quan tâm của nhiều học giả trong và ngoài nước Các công trình nghiêncứu này được thể hiện dưới các dang như sách chuyên khảo, bài đăng tạp chí,luận văn, luận án… Qua tìm hiểu, tôi đã phân loại các công trình nghiên cứuliên quan đến đề tài dưới các góc độ sau:

Trang 4

- Những công tình nghiên cứu liên quan đến con người, thân thế của Phan Bội Châu

Những nghiên cứu về con người, thân thế là nền tảng quan trọng để tìmhiểu them về điều kiện hình thành tư tưởng chính trị Phan Bội Châu Liênquan tới vấn đề này có thể liệt kê một số công trình như sau:

+ Phan Bội Châu con người và sự nghiệp cứu nước, luận án tiến sỹ sửhọc của Chương Thâu, bảo vệ tại Viện Sử học (Ủy ban Khoa học và xã hộiViệt Nam) năm 1981

+ Nghiên cứu Phan Bội Châu, do Chương Thâu tuyển chọn, biên soạn;Nxb, Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2004

+ Phan Bội Châu (1867-1940): Con người và sự nghiệp, do tập thể tácgiả Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Khánh, Trần Ngọc Vương, Trần Kim Đỉnhbiên soạn, Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn ấn hành năm 1997

+ Phan Bội Châu và một số giai đoạn lịch sử chống Pháp của nhân dânViệt Nam, của tác giả Tôn Quang Phiệt, do Nxb, Văn hóa và Cục xuất bản ấnhành năm 1958

- Những nghiên cứu về cuộc đời hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu gắn với hoạt động của phong trào Đông Du và các tổ chức yêu nước.

Phong trào Đông Du và hoạt động của các tổ chức yêu nước tập hợpcác thanh niên ưu tú lúc bấy giờ là một trong những hoạt động thực tiễn cáchmạng lớn nhất của Phan Bội Châu Liên quan đến vấn đề này có các côngtrình nghiên cứu sau:

+ Phong trào Đông Du và Phan Bội Châu, của nhóm tác giả Đinh XuânLâm, Chương Thâu, Phạm Xanh, sách do Nxb, Nghệ An và Trung tâm Vănhóa Ngôn ngữ Đông Tây ấn hành năm 2005

+ Những người đi qua hai thế kỷ, của nhóm tác giả Bùi Đình Phong,Phan Sĩ Phúc, Trần Văn Cẩn; Nxb, Lao động phát hành năm 2000

- Những nghiên cứu về các tác phẩm thơ, văn của Phan Bội Châu

Các sáng tác thơ văn của Phan Bội Châu thể hiện rõ nét những quanniệm của ông về tư tưởng chính trị và các triết lý cuộc sống Tiếp cận dướigóc độ này có thể kể đến các công trình sau:

Trang 5

+ Sào Nam thiên cổ sự, tác giả Vũ Ngọc Khánh, Nxb, Thuận Hóa pháthành năm 1998.

+ Tập nghiên cứu và bình luận văn học chọn lọc (tuyển chọn và giớithiêu) của tác giả Đỗ Quang Lưu; Nxb, Hà Nội ấn hành năm 1999

- Các công trình nghiên cứu về tư tưởng triết học và chính trị của Phan Bội Châu

+ Tư tưởng triết học và chính trị của Phan Bội Châu, luận án tiến sỹtriết học của Nguyễn Văn Hòa, bảo vệ tại Viện Triết học năm 2000

+ Quá trình chuyển biến tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thể kỷ XIXđầu thế kỷ XX qua các nhân vật tiêu biểu, của tác giả Doãn Chính, Phạm ĐàoThịnh, Nxb, Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2007

+ Phan Bội Châu về một số vấn đề văn hóa - xã hội- chính trị, dotác giả Chương Thâu sưu tầm và tuyển chọn, Nxb Thuận Hóa phát hànhnăm 2000

+ Chủ nghĩa yêu nước của Phan Bội Châu, của tác giả Nguyễn Đức Sự,đăng ở tạp chí Nghiên Cứu lịch sử, số 83/1996 trang 28-36

Nhìn tổng quan lại, đã có nhiều công trình nghiên cứu về Phan BộiChâu với nhiều tác giả tên tuổi Các công trình nghiên cứu đã tiếp cận dướinhiều góc độ khác nhau như sử học, văn học, triết học… Tuy nhiên vẫn còn ítcác công trình nghiên cứu về Phan Bội châu dưới góc độ khoa học chính trị

Mặt khác, nghiên cứu về Phan Bội Châu vẫn còn là một đề tài lớn, thuhút sự quan tâm của nhiều học giả và các nhà nghiên cứu Chính vì vậy, tiếp tục

đi sau nghiên cứu vấn đề này vẫn là một việc hết sức cần thiết, việc nghiên cứu,tìm hiểu và rút ra những bài học kinh nghiệm, các giá trị tham khảo đối vớithực tiễn đất nước ta hiện nay cũng đang được đặt ra rất bức thiết

Các công trình nghiên cứu là nguồn tài liệu quý báu để tôi có điều kiện

kế thừa kết quả nghiên cứu của những người đi trước và hệ thống hóa lại vàtìm ra những khám phá mới trong đề tai của mình

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

- Mục tiêu

Trang 6

Phân tích nội dung chính trong tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu,đồng thời rút ra ý nghĩa đối với cách mạng Việt Nam.

- Nhiệm vụ

+ Làm rõ cơ sở hình thành tư tưởng chính tị của Phan Bội Châu

+ Phân tích nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu.+ Rút ra ý nghĩa của tư tưởng chính trị Phan Bội Châu đối với cáchmạng Việt Nam và công cuộc xây dựng đất nước hiện nay

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu

Đề tài đi sáu nghiên cứu tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu

- Phương pháp nghiên cứu

Đề tài dung phương pháp chủ yếu là lịch sử - logic cùng các phươngpháp đan xen như phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp

hệ thống và khái quát hóa

6. Kết cấu của đề tài.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài kếtcấu gồm 3 chương và 9 tiết

Trang 7

Chương 1 BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA PHAN BỘI CHÂU

1.1.BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX, ĐẦU THẾ KỶ XX

1.1.1. Bối cảnh lịch sử thế giới cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

Bối cảnh lịch sử là một trong những nhân tốt quan trọng góp phần hìnhthành tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu Trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX,đầu thế kỷ XX, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, giai cấp tư sản châu Á, cáccuộc cách mạng ở Trung Quốc, Nhật Bản và cách mạng Tháng Mười Ngađược xem là những sự kiện lịch sử có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng chính trịcủa Phan Bội Châu Và đây cũng là những diễn biến của lịch sử thế giới màtôi sẽ đi sâu phân tích trong đề tài của mình

Khi chủ nghĩa tư bản phát triển, thị trường cung cấp nguyên liệu và nơitiêu thụ sản phẩm là những vấn đề hết sức nan giải Chủ nghĩa thực dânphương Tây luôn chạy đua và cạnh tranh gay gắt nhằm xâm lược và đặt áchthống trị ở các quốc gia để giải quyết vấn đề này Song song với quá trìnhxâm lược của thực dân phương tây thì phong trào đấu tranh của nhân dân ởcác nước thuộc địa cũng diễn ra mạnh mẽ để bảo vệ độc lập chủ quyền Ở cácquốc gia phong kiến cũng đã có những bước chuyển biến trong kỹ nghệ, cảicách chính trị nhằm thích nghi với tình hình này Ở mỗi quốc gia lại có nhữngcải cách khác nhau và có sự thành công hay thất bại cũng không giống nhaunhưng tất cả đã tác động không nhỏ tới việc hình thành và du nhập của các tưtưởng chính trị hiện đại vào Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX, đầuthế kỷ XX

Cuối thế kỷ XVIII và trong thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã phát triểnmột cách hết sức mạnh mẽ ở Châu Âu, song ở Châu Á sự xâm nhập của chủ

Trang 8

nghĩa tư bản vẫn còn chưa thực sự rõ nét, nền kinh tế tiểu nông vẫn chi phốichủ yếu tới sống kinh tế - xã hội ở nhiều quốc gia, thương mại bị hạn chế dochính sách bế quan, tỏa cảng Khi kinh tế tư bản bên ngoài xâm nhập vào đãlàm thay đổi cư cấu kinh tế và xã hội Cùng với nông nghiệp thì công nghiệp

và thương nghiệp cũng đã có những bước phát triển mạnh mẽ, điều này đãlàm phá vỡ kết cấu kinh tế truyền thống ở nhiều quốc gia Châu Á Đây là tiền

đề vật chất cho những tư tưởng mới, tiến bộ ra đời, đó là hệ tư tưởng của giaicấp tư sản dân tộc

Từ những năm 70 của thế kỷ XIX, ngành công nghiệp của Trung Quốcmới bắt đầu có sự phát triển Đã có nhiều xưởng sửa chữa, đóng tàu ở ThượngHải, Hương Cảng được thành lập Các ngành công nghiệp nhẹ như chế biếnchè, tơ, da, dầu, dệt và công nghiệp dịch vụ như điện nước, sản xuất diêm,giấy, thủy tinh, xà phòng đã xuất hiện ở Thượng Hải

Chủ nghĩa tư bản đã thâm nhập vào Nhật Bản tương đối sớm, Nhật Bản

là một trong những quốc gia châu Á đầu tiên đã tạo ra những bước chuyểnbiến quan trọng của nền kinh tế thông qua việc tiếp cận và ứng dụng côngnghệ phương Tây vào sản xuất Nhật Bản đã cử các chuyên gia sang phươngTây học hỏi về kỹ thuật, thành lập các trường đại học đào tạo tầng lớp lãnhđạo chính quyền và kinh doanh Cơ sở hạ tầng bắt đầu được phát triển Cónhiều chuyên gia phương tây được mời sang Nhật bản để phổ biến kiến thức

và kỹ thuật

Ở Ấn Độ, mặc dù còn lệ thuộc vào thực dân anh trên nhiều phươngdiện về kinh tế và chính trị nhưng giai cáp tư sản Ấn Độ đã không ngừng pháttriển về số lượng và vốn sản xuất Giai cấp tư sản Ấn Độ đã có bước pháttriển vượt bậc, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại và phát triển thủ côngnghiệp Sự phát triển về kinh tế đã mang lại những vị thế quan trọng về chínhtrị của giai cấp tư sản bản địa Ấn

Trang 9

Ở châu Á, khi thực dân phương Tây thâm nhập vào các nước và mởrộng ảnh hưởng thông qua các hoạt động thương mại, truyền giáo thì nhữngmầm mống của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện Ban đầu, tầng lớp

tư sản chưa trở thành một giai cấp trong xã hội, họ mới là những người buônbán, chủ các công trường thủ công phân tán Trước sự xâm lược của thực dânphương Tây, cùng với những mâu thuẫn lợi ích với thực dân nên khi giai cấpphong kiến tổ chức chống thực dân thì tầng lớp này cũng đã hưởng ứng thamgia đấu tranh Họ đi theo dưới ngọn cờ của giai cấp phong kiến bởi vì nhiệm

vụ dân tộc là trên hết

Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, tầng lớp tư sản ở nhiềunước đã trở thành một giai cấp trong xã hội Tuy nhiên, lúc này giai cấp tư sảnđang trong quá trình hình thành, số lượng và chất lượng yếu kém, lại chưa đủkhả năng lãnh đạo cách mạng Về sau, giai cấp phong kiến đã mất dần vai tròlịch sử nhưng những trí thức phong kiến tiến bộ lại giữ một vị trí hết sức quantrọng, họ nhanh chóng tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản, và được giai cấp tưsản đồng tình, ủng hộ về vật chất và tinh thần cho phong trào

Khi phong trào đấu tranh theo khuynh hướng tư sản của trí thức phongkiến thất bại thì giai cấp tư sản lúc này đã đứng ra đảm nhiệm vai trò sứ mệnhlịch sử của mình Là đại diện cho lực lượng tiến bộ trong xã hội, họ đứng ra tậphợp lực lượng, giương cao ngọn cờ đoàn kết thống nhất, tập hợp lực lượng đấutranh Thực tiễn phong trào đấu tranh, cải cách của các nước như Ấn Độ,Philippin, Indonesia, và đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản đã có những ảnhhưởng lớn đến sự hình thành tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu lúc bấy giờ

Vào những thập niên đầu của thế kỷ XX, CNTB đã phát triển lên mộttầm cao mới, từ CNTB tự do thành chủ nghĩa đế quốc và nó đã bộc lộ nhữngmặt hạn chế của nó Chính trong bối cảnh đó, cách mạng tháng Mười Nganăm 1917 đã bùng nổ và thắng lợi Thắng lợi này đã mở ra một đường lối cứu

Trang 10

nước mới cho các dân tộc bị áp bức: con đường giải phóng dân tộc, xây dựng

xã hội mới dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin đã không ngừng đượctuyên truyền vào các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam, đây là tiền đề tưtưởng quan trọng cho việc hình thành tư tưởng cách mạng tiến bộ của cácnhân sỹ, trí thức

Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga cho thấy “để cứu nước vàgiải phóng dân tộc không còn con đường nào khác ngoài con đường cáchmạng vô sản” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ ra Sau thắng lợi củacách mạng tháng Mười Nga, nhiều chính đảng vô sản ra đời Sự xuất hiệnchính đảng của giai cấp công nhân đã đánh dấu bước ngoặt của cách mạng, nóchấm dứt một giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng về đường lối và lãnh đạocách mạng ở các nước thuộc địa

Cùng với những diễn biến của tình hình chính tị thế giới, đây cũng làthời kỳ văn minh và các giá trị tư tưởng phương Tây đã được du nhập vàochâu Á nói chún và Việt Nam nói riêng Các giá trị tiến bộ như tự do, bìnhđẳng, bác ái, tôn trọng quyền con người trong cách mạng tư sản ở châu Âuđược tuyên truyền đã gây nên những biến đổi sâu sắc của tầng lớp trí thức

phong kiến Các nhà tư tưởng cảu Voltaire (trong Những bức thư triết học), của Rousseau (trong Bàn về khế ước xã hội), của Montesquieu (trong Tinh thần pháp luật), đã được các nhà tư tưởng tiến bộ tiếp cận Những tư tưởng

tiến bộ này được Phan Bội Châu tiếp cận chủ yếu từ các nguồn sách báo tiếngNhật được dịch qua tiếng Trung, các sách báo tiến bộ này khi tuyên truyền

vào Việt Nam được gọi là Tân thư

Trước sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản đòi hỏi các quốc gia châu Áphải tự đổi mới, thoát ra khỏi những ảnh hưởng truyền thống lạc hậu, xuhướng canh tân đất nước là điều không thể tránh khỏi Những tư tưởng lý luận

tiến bộ trong Tân thư đã đáp ứng yêu cầu đó, và thực tiễn những thành công

Trang 11

trong cải cách của Nhật Bản dựa trên những nền tảng lý luận này đã chứngminh tính đúng đắn và xu hướng tất yếu cần phải cải cách Những tư tưởngnày đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành tư tưởng chính trị tiến bộ củaPhan Bội Châu và các nhà yêu nước khác Nhận xét về những ảnh hưởng này,Phan Bội Châu viết: “Tôi từ khi đến Nhật Bản, từng nghiên cứu nguyên nhâncách mệnh ngoại quốc và chính thể ưu liệt ở Đông Tây, càng nhận thức được

lý luận của Lư-thoa là tinh đáng lắm” [10, tr.215]1

Những biến động của tình hình kinh tế, chính trị thế giới, đặc biệt ởTrung Quốc, Nhật Bản (cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX) và ở Nga (năm1917) đã có những tác động mạnh mẽ đến việc hình thành tư tưởng chính trịcủa Phan Bội Châu Diễn biến tình hình lịch sử này đã để lại cho cụ Phan BộiChâu nhiều bài học quan trọng thông qua việc nghiên cứu thành công hay thấtbại, cũng như qua hoạt động thực tiễn của cụ tại các nước này

1.1.2. Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX Việt Nam là một nước thuộc địa nửaphong kiến, chịu sự cai trị của Pháp Người dân Việt Nam phải chịu một lúchai ách thông trị Ách thống tị phong kiến do vua đứng đầu, nhưng không cóquyền hành cai trị đất nước, họ chỉ là bù nhìn, tay sai cho thực dân, và áchthống trị thứ hai chính là bọn thực dân, chúng chiếm đất nước, khai thác tàinguyên thiên nhiên và sức lao động của nhân dân, người dân Việt Nam phảiđóng thuế cho cả bọn thực dân và bọn phong kiến

Năm 1858, Pháp nổ sung vào Đà Nẵng đánh dấu sự xâm chiếm ViệtNam Ngay từ những ngày đầu thực dân Pháp xâm lược, tầng lớp sỹ phu,quan lại và nhân dân đã đứng lên chống pháp, song triều đình nhà Nguyễn, đãchấp nhận sự đô hộ của Pháp và biến Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp

Sự thất bại của phong trào chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ

1 Phan Bội Châu (2000), Toàn tập, tập 6 (Tự truyện); Nxb Thuận Hóa, Huế.

Trang 12

XX vừa chứng tỏ sự lỗi thời của hệ tư tưởng phong kiến, sự yếu ớt và bất lựccủa hệ tư tưởng tư sản, vừa từng bước chuẩn bị tiền đề cho một phươnghướng mới của sự nghiệp giải phóng dân tộc

Sự xâm lược của thực dân Pháp đã làm thay đổi bộ mặt của xã hội ViệtNam, xuất hiện nhiều phong trào, hệ tư tưởng chống Pháp, trong đó có tưtưởng chính trị của Phan Bội Châu Xã hội thuộc địa nửa phong kiến đã cóảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hình thành tư tưởng hình thành tư tưởngchính trị Phan Bội Châu, có thể nói đây cũng là chất liệu thực tiễn để cụ PhanBội Châu hình thành nên những quan điểm chính trị của mình Bối cảnh lịch

sử xã hội Việt Nam lúc bấy giờ biểu hiện qua một số nét chính sau:

- Về kinh tế:

Vào nửa cuối thế kỷ XIX, cùng với sự xâm lược của thực dân Pháp thìquan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng đã xâm nhập và tác động không nhỏđến những biến đổi kinh tế-xã hội Việt Nam Kinh tế tư bản chủ nghĩa được

mở rộng , cùng với sự xuất hiện của các đô thị lớn đã từng bước đẩy lùi vàthu hẹp phạm vi của nền kinh tế phong kiến Sự phát triển của nền kinh tếphản ánh hiện trạng chính trị: một nền kinh tế không hoàn toàn là phongkiến cũng không hoàn toàn là tư bản chủ nghĩa, đó là nền kinh tế thuộc địanửa phong kiến

Sự bóc lột của thực dân Pháp ngày càng tăng nhằm phục vụ các cuôcchiến tranh mà Pháp tham gia lúc bấy giờ Ngay từ khi chiến tranh thế giớilần thứ nhất bùng nổ, Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng đã trởthành đối tượng để vơ vét sức người, sức của của thực dân Pháp Để phục vụchiến tranh, thực dân Pháp đã khai thác ở Việt Nam hang vạn tấn quặng quýhiếm như kẽm, chì, thiếc, kền, nhôm, 336.000 tấn nông lâm sản các loại.Công nghiệp thuộc địa phải gánh đỡ cho công nghiệp chính quốc vốn bị đìnhđốn do chiến tranh Nông nghiệp đã chuyển từ chuyên canh cây lúa sang một

Trang 13

phần trồng những cây công nghiệp phục vụ chiến tranh như thầu dầu, đậu,lạc, cao su.

Ảnh hưởng của chiến tranh đã làm cơ cấu kinh tế-xã hội Việt Nam cónhiều biến đổi Lực lượng sản xuất ở nông thôn bị giảm sút; công nhân gia tăng

về số lương, công nhân làm việc trong các xí nghiệp tư bản Việt Nam cũngtăng lên Tầng lớp tiểu tư sản thành thị ngày càng đông đúc cùng với việc xuấthiện ngày càng nhiều trung tâm hành chính, công thương nghiệp và dịch vụ Đểbảo đảm cho nền thống trị của chúng, thực dân Pháp đã không thủ tiêu lợi íchcủa giai cấp phong kiến-địa chủ bản xứ, mà còn tìm mọi cách dung dưỡng nó,biến nó thành cơ sở xã hội vững chắc cho sự thống trị của chúng

Nhằm bóc lột, vơ vét nguồn lợi từ thuộc địa, thực dân Pháp thực hiệnchính sách kinh tế rất bảo thủ và phản động: “Duy trì phương thức sản xuấtphong kiến kết hợp với việc thiết lập một cách hạn chế phương thức sản xuất

tư bản chủ nghĩa” Do sự xâm nhập ngày càng mạnh mẽ của quan hệ sản xuất

tư bản chủ nghĩa và chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp mà nềnsản xuất trong nước đã có những biến đổi sâu sắc Điều này được thể hiện trêntất cả các mặt đời sống – xã hội của Việt Nam

- Về chính trị:

+ Sự thiết lập bộ máy cầm quyền của thực dân Pháp.

Sau khi xâm lược, thực dân Pháp đã tổ chức lại hệ thống cầm quyền;thực dân Pháp nắm quyền lực nhà nước từ bộ máy quân sự, hành chính chođến tư pháp Quyền lực nhà nước đều nằm trong tay quan lại thống trị ngườiPháp từ Toàn quyền đến Thống sứ, Khâm sứ, Thống đốc, Công sứ Đứng đầuLiên bang Đông Dương có Toàn quyền, là người thay mặt chính phủ Pháp caitrị Đông Dương về mọi mặt Dưới toàn quyền là Thống đốc Nam Kì, Thống

sứ Bắc Kì và Khâm sứ ở Trung Kì, Lào, Campuchia và ở cấp tỉnh là các Công

sứ Cùng với hệ thống cai trị của mình, thực dân Pháp còn thiết lập cơ sở xãhội làm chỗ dựa cho sự cai trị thuộc địa bao gồm giai cấp địa chủ phong kiến

Trang 14

và tầng lớp tư sản mại bản Để dễ bề cai trị, chúng còn cấu kết với giai cấpphong kiến tạo nên một hệ thống cầm quyền nhiều tầng nấc Bộ máy cai trịcủa giai cấp phong kiến Việt Nam đã bị biến thành hệ thống tay sai giúpchúng bóc lột và đàn áp nhân dân Nhân dân Việt Nam phải chịu sự thống trị

“một cổ hai tròng” của chế độ thực dân và phong kiến

Để dễ bề cai trị, chia rẽ khối thống nhất, đoàn kết dân tộc, thực dânPháp còn thực hiện chính sách “chia để trị”, “dùng người Việt trị người Việt”

và chia rẽ ba nước Đông Dương, lập ra xứ Đông Dương thuộc Pháp Ở ViệtNam thực dân Pháp chia nước ta thành ba kỳ và thiết lập ba chế độ cai trịkhác nhau; chúng còn chia rẽ người Kinh với các dân tộc khác, giữa miềnxuôi – miền núi; giữa các tôn giáo… Với chính sách cai trị của thực dân Pháp,nhân dân Việt Nam bị mất hết các quyền tự do dân chủ, các phong trào đấutranh yêu nước đều bị ngăn cấm, đàn áp

+ Sự phân hóa cơ cấu giai cấp, xã hội và phong trào đấu tranh của các tầng lớp yêu nước.

Với sự thống trị của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam phân hóa một cáchsâu sắc Giai cấp phong kiến bị phân hóa mạnh mẽ, một số ít có tư tưởngchống Pháp thì bị đàn áp thẳng tay trong các cuộc khởi nghĩa; còn phần lớnchúng cấu kết với thực dân Pháp để cai trị nhân dân Việt Nam; thực dân Phápxem đây là chỗ dựa vững chắc để chúng liên kết cai trị Giai cấp nông dânchiếm khoảng 90% dân số cả nước, là lực lượng chủ yếu chống thực dânphong kiến; họ bị bần cùng hóa, một số lượng lớn nông dân đổ ra thành thị và

đã trở thành công nhân, người lao động tự do ở các đô thị Cùng với sự pháttriển của công nghiệp, các giai cấp mới được hình thành trong xã hội ViệtNam, đó là giai cấp công nhân và tầng lớp tư sản, tiểu tư sản

Từ cuối thế kỷ XIX, phong trào vũ trang khởi nghĩa từ Nam chí Bắcsau khi Hàm Nghi phát hịch Cần Vương đã tàn lụi dần với sự thất bại của

Trang 15

cuộc khởi nghĩa Hương Sơn (1896) Duy có cuộc khởi nghĩa của nông dânYên Thế do Đề Thám (Hoàng Hoa Thám) lãnh đạo trong tình thế bị bao vậy o

ép nên đến tháng 12 – 1897 buộc phải đình chiến lần thứ hai với kẻ thù

Sau phong trào chống thuế ở Trung Kỳ năm 1908, một số sĩ phu yêunước ở các tỉnh Nam Trung Kỳ chưa bị bắt vẫn nuôi chí căm thù, chờ cơ hội,

họ tập hợp xung quanh Thái Phiên và Trần Cao Vân Nhân khi thực dân Phápthực hiện chiến dịch bắt lính ráo riết, các nhà lãnh đạo phong trào đã đi đếnnhất trí tiến hành một cuộc khởi nghĩa dưới danh nghĩa vua Duy Tân nhưngviệc bị lộ nên bị thất bại, Thái Phiên, Trần Cao Vân bị bắt, vua Duy Tân bị điđày Ngoài ra còn có nhiều cuộc khởi nghĩa khác nổ ra như: Cuộc khởi nghĩacủa binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên (từ 30-8-1917 đến ngày 11-1-1918); của người Dao ở Lục An Châu, Lương Bảo Định, Cầm Văn Tứ, LươngVăn Nó tháng 11-1914… Cũng trong năm 1914, đồng bào các dân tộc TâyNguyên đã đứng lên tấn công đồn binh Pháp, nghĩa quân dưới sự chỉ huy của

Nơ Trang Long đã diệt 40 tên Pháp ở Đắc Lắc Tại Lai Châu, Sơn La, ngườiMèo dưới sự lãnh đạo của Giàng Tả Chay nổi dậy từ tháng 8-1918.[19]2

Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, phong trào hội kín ở Nam Bộgồm nhiều tổ chức như: Thiên địa hội, Duy tân hội, Phục hưng hội, Ái quốchội…Phong trào hội kín ở Nam Kỳ là một trong những phong trào nông dânrộng lớn nhất Việt Nam đầu thế kỷ XX, nổ ra khi những sĩ phu yêu nước có

xu hướng tư sản đã đuối sức trước yêu cầu lịch sử, không theo kịp phong tràoquần chúng, còn giai cấp tư sản dân tộc mới chỉ đang hình thành Năm 1863,xuất hiện giáo phái có xu hướng yêu nước lấy tên là đạo Lành, nông dân thamgia khá đông, một thời gian sau đổi tên là đạo Phật đường Năm 1885, những

2 Lịch sử Việt Nam giản yếu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.

Trang 16

người cầm đầu đạo Phật đường đã trù liệu một cuộc bạo động vũ trang chốngPháp nhưng không thực hiện được bị Pháp khủng bố.[19]3

Cùng với phong trào đấu tranh của các tầng lớp sỹ phu, nông dân yêunước còn có phong trào yêu nước đòi tự do dân chủ tại Sài Gòn của tầng lớptrí thức tiểu tư sản thông qua những tờ báo tiếng Pháp tiến bộ Những tờ báotiến bộ đã hướng đòn đả kích vào chế độ thực dân, phong kiến, vạch mặt chủnghĩa cải lương phản dân tộc của bọn đại địa chủ tư bản, hướng quần chúngnhân dân, trước hết là lớp thanh niên tây học, vào cuộc đấu tranh đòi cácquyền tự do dân chủ Đặc biệt từ số 53 (29-3-1926) đến số 60 (26-4-1926), tờ

La Cloche fêlée đã đăng tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản của C.Mác

và Ph.Ăngghen và các bài công khai tỏ thái độ tán thành cách mạng ThángMười Nga, hô hào sự đoàn kết các dân tộc thuộc địa với nhân dân chính quốc,

đả kích chính sách thuộc địa phản động, công khai nói đến khả năng hìnhthành khuynh hướng cộng sản chủ nghĩa trong phong trào giải phóng dân tộcViệt Nam [22, tr.63]4

Với sự cổ vũ của các tờ báo tiến bộ, sách báo từ nước ngoài, phong tràođấu tranh của thanh niên trí thức tiểu tư sản đã phát triển hết sức mạnh mẽ.Bắt đầu từ Sài Gòn, phong trào đòi tự do, dân chủ nhanh chóng lan rộng khắp

cả nước trở thành một phong trào có tính chất toàn quốc Chính trong phongtrào yêu nước này đã bắt đầu xuất hiện những tổ chức chính trị sơ khai củathanh niên trí thức như: Việt Nam nghĩa đoàn, Phục Việt, Đảng Thanh niên…Dưới tác động tích cực của các tổ chức chính trị này, phong trào yêu nước đòi

tự do, dân chủ vùng lên mạnh mẽ liên tục trên khắp cả nước, lôi cuốn hàngvạn người tham gia Đây là thời kì đặc biệt trong lịch sử, chưa bao giờ ở ViệtNam lại xuất hiện nhiều tổ chức đảng phái và các tư tưởng chính trị như vậy

3 Lịch sử Việt Nam giản yếu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000

4 Dương Trung Quốc (2000), Việt Nam những sự kiện lịch sử 1919-1945, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Trang 17

Đây là thời kì hoạt động sôi nổi của phong trào yêu nước với mục đíchcứu nước giải phóng dân tộc và canh tân đất nước của các tầng lớp nhân dânViệt Nam Đây cũng chính là thời kỳ khủng hoảng đường lối cứu nước củanhân dân ta Phong trào yêu nước thời kỳ này diễn ra với nhiều khuynhhướng, đường lối khác nhau, chính qua sự phát triển của phong trào mà cụPhan Bội Châu đã có những trải nghiệm, quan sát để kiểm nghiệm nhữngnhận thức của mình về con đường cứu nước và có những thay đổi cho phùhợp với những diễn biến của tình hình cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ.

+ Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam và sự phát triển của phong trào công nhân và sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga đã mở ra một con đườngmới để giải phóng các dân tộc bị áp bức, một giai đoạn phát triển mới tronglịch sử nhân loại Báo L’Humanité (Nhân đạo) số ra hai ngày 16 và 17-7-1920

đăng toàn văn bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc

và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã đọc và nhanh chóng

tiếp thu những giá trị tiến bộ của chủ nghĩa Mác-Lênin, nó đã tạo ra bướcchuyển biến căn bản, quyết định trong nhận thức tư tưởng của Người vềđường hướng phát triển của cách mạng Việt Nam; nó mở đầu một chuyểnbiến cách mạng thật sự trong lịch sử tư tưởng nước ta: Chỉ có chủ nghĩa cộngsản mới có thể chỉ ra con đường đúng đắn để giải phóng dân tộc, giải phónggiai cấp và giải phóng con người

Sau khi tiếp cận chủ nghĩa Mác-Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm đọcnhững tác phẩm của Mác, của V.I.Lênin và những bài viết về cách mạngTháng Mười, nước Nga Xô viết Sauk hi đọc luận cương của V.I.Lênin vàchứng kiến những sự kiện chính trị trên thế giới diễn ra lúc bấy giờ đã củng

cố thêm niềm tin vững chắc vào V.I.Lênin, Quốc tế Cộng sản và nước Nga Xôviết, Nguyễn Ái Quốc đã gia nhập Đảng Cộng sản Pháp và tích cực truyền báchủ nghĩa Mác-Lênin vào trong nước

Trang 18

Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc), tháng6/1925, Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và xuất bản báo

Thanh niên Từ năm 1925-1927, Nguyễn Ái Quốc đã mở các lớp huấn luyện

chính trị cho 75 cán bộ cách mạng Việt Nam Năm 1927, Bộ Tuyên truyền

của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông xuất bản tác phẩm Đường kách mệnh.

Như vậy, từ năm 1925 “phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trênlập trường vô sản đã song song phát triển với phong trào giải phóng dân tộctrên lập trường tư sản” [15, tr.30]5 Hai phong trào hoàn toàn khác nhau vềmục đích cuối cùng và về mặt giai cấp lãnh đạo, tuy có gặp nhau ở tinh thầnyêu nước, muốn cứu nước, nhưng lịch sử đã chứng minh rằng chỉ có giai cấp

vô sản “là giai cấp cách mạng triệt để duy nhất trong xã hội hiện đại”

Trước sự phát triển của phong trào công nhân và phong trào yêu nướccủa các tầng lớp nhân dân đòi hỏi phải có chính đảng lãnh đạo Vì vậy, đếncuối những năm 20 của thế kỷ XX, các tổ chức cộng sản lần lượt được thànhlập Ngày 17-6-1929, Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập ở Bắc Kỳ;năm 1929, An Nam Cộng sản Đảng được thành lập ở Nam Kỳ; ngày 1-1-

1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn được thành lập ở Trung Kỳ Sự ra đờicủa ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam pphanr ánh xu thế tất yếu và bước pháttriển nhảy vọt của phong trào đấu tranh cách mạng ở Việt Nam

Tuy nhiên, sự tồn tại của ba tổ chức cộng sản hoạt động biệt lập trongmột quốc gia là nguy cơ dẫn đến chia rẽ trong phong trào công nhân, phongtrào cách mạng giải phóng dân tộc Trước yêu cầu thống nhất các tổ chứccộng sản thành một đảng cộng sản duy nhất để lãnh đạo phong trào cáchmạng của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam; thay mặt Quốc tế Cộngsản, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản Từngày 6-1 đến ngày 7-2-1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản họp tại

5 Quốc gia Hà Nội (1997), Phan Bội Châu con người và sự nghiệp, Hà Nội.

Trang 19

Hương Cảng, Trung Quốc dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc Hội nghị nhấttrí thành lập một đảng thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam ĐảngCộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt trọng đại trong lịch sử cách mạngViệt Nam, chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước trong một thờigian dài.

Sự truyền bá của chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, sự phát triển củaphong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản, cùng với những thất bại củacác phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản lúc bấy giờ đã có tác độngkhông nhỏ đến việc chuyển hướng tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu, đặcbiệt kể từ năm 1925 trở về sau

1.2.SƠ LƯỢC VỀ TIỂU SỬ VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA PHAN BỘI CHÂU

1.2.1. Sơ lược tiểu sử của Phan Bội Châu

Phan Bội Châu (tên cũ là Phan Văn San), hiệu Hải Thụ, sau lấy hiệu làSào Nam (và nhiều bút danh khác) sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867, quê ởlàng Đan Nhiễm (nay là xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) Chaông là Phan Văn Phổ, mẹ là Nguyễn Thị Nhàn Sinh ra trong một gia đình nhànho nghèo, một miền quê có truyền thống yêu nước, ngay từ khi niên thiếuPhan Bội Châu đã là người thông thái, ham học, chịu khó, sớm có tinh thầnyêu nước và có chí hướng hoạt động cách mạng Bằng sự nhạy bén của mình,Phan Bội Châu đã sớm nhận ra những mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam vớithực dân Pháp xâm lược cũng như con đường đấu tranh bằng bạo lực để giảiquyết mâu thuẫn này Năm 17 tuổi, khi thực dân Pháp chiếm Bắc Kỳ, Phan

Bội Châu đã thảo bài hịch Bình Tây thu Bắc; năm 19 tuổi, khi kinh thành thất thủ, Phan Bội Châu đã tham gia thành lập đội Thí sinh quân gồm 60 người để chuẩn bị đánh Pháp nhưng bất thành; năm 20 tuổi viết cuốn Song tuất lục, ca

ngợi những nhà yêu nước bị chết chém, vì tội phản đối triều đình nhượng bộquân Pháp

Trang 20

Năm 31 tuổi, Phan Bội Châu vào Huế ngồi dạy học và dùng vănchương để tuyên truyền yêu nước Năm Canh Tý, 1900, Phan Bội Châu đỗđầu thi hương, cụ mở trường dạy học ở nhà, giảng sách bình văn và kết giaohào kiệt bàn bạc kế hoạch cứu dân giúp nước Năm 1902, Phan Bội Châu raBắc, gặp Hoàng Hoa Thám, vận dụng cụ Hoàng hậu thuẫn cho phong tràocách mạng miền Trung Năm 1903, Phan Bội Châu lại vào Huế, học trườngQuốc tử giám để chuẩn bị đi thi Hội, tại đây, cụ đã tìm kiếm, kết giao vớinhững người cùng chí hướng Kế hoạch của ông cùng đồng sự vạch ra là:

“Liên kết với đảng cũ Cần Vương còn lưu lại với các trai tráng ở chốn sơnlâm, xướng khởi nghĩa quần với mục đích chuyên ở nơi đánh giặc mà thủđoạn thứ nhất bằng cách bạo động” [10, tr.60].6

Lúc bấy giờ Nho giáo còn đang thịnh nên còn có tư tưởng tôn quân,Phan Bội Châu và chiến hữu mới bàn với nhau là phải tìm một khuôn mặtsáng giá trong hoàng tộc để tôn lên làm minh chủ Sau một thời gian tìm hiểu,Phan Bội Châu đã tìm được Kỳ ngoại hầu Cường Để, Kỳ ngoại hầu hang háinhận lời và hẹn cùng nhau phối hợp hành động

Năm 1904, Phan Bội Châu cùng Nguyễn Thành, Đặng Thái Thân,Đặng Tử Kính, Lê Vũ, Đỗ Đăng Tuyển và các chiến hữu cùng với Kỳ ngoạihầu Cường Để thành lập tổ chức cách mạng lấy tên Duy Tân Hội Sở dĩ PhanBội Châu và các đồng sự chọn Nhật Bản vì đó là nước đòng chủng (cùng mộtmàu da), đồng văn (đều dùng Hán văn) và Nhật Bản chủ trương nêu cao khẩuhiệu “châu Á của người châu Á”

Ngày 23 tháng 2 năm 1905, Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ và Đặng TửKính đã lên đường sang Nhật Bản Tại đây, Phan Bội Châu đã tiếp xúc vớiLương Khải Siêu – đại văn hào Trung Quốc đang sống lưu vong ở Nhật QuaLương Khải Siêu, Phan Bội Châu đã được tiếp cận với các chính khách NhậtBản Nhà cầm quyền Nhật Bản rất hoan nghênh, khâm phục và đề nghị Phan

6 Phan Bội Châu(2000), Toàn tập, tập 6 (Tự truyện); Nxb Thuận Hóa, Huế.

Trang 21

Bội Châu tìm cách tuyển chọn, đưa các thanh niên Việt Nam sang Nhật họctập Trong thời gian này, Phan Bội Châu cũng đã gặp Tôn Trung Sơn, lãnh tụcủa Trung Hoa Quốc dân Đảng.

Trước đề nghị của nhà chính trị Nhật Bản, tháng 6 năm 1905, Phan BộiChâu đã bí mật về nước, bàn cách đưa Kỳ ngoại hầu Cường Để xuất dương vàvận động một số thanh niên ưu tú sang du học tại Nhật Sau một thời gian lặnlội nhiều nơi trong nước, tháng 10 năm 1905, Phan Bội Châu trở lại Nhật Bảncùng với ba thanh niên sau đó lại có them 45 người nữa; năm 1908, số họcsinh sang Nhật Bản du học lên tới khoảng 200 người, sinh hoạt chung trong

một tổ chức có quy củ gọi là Cống hiến hội.

Khi công việc đang tiến triển tốt đẹp thì ngày 10/06/1907, tại Paris, haichính phủ Pháp-Nhật đã kí Điều ước và tuyên bố chung về vấn đề kiều dânNhật sống ở Đông Dương và những người Đông Dương “thần dân Pháp vàđược Pháp bảo hộ” sống trên đất Nhật Căn cứ vào những thỏa hiệp với Pháp ,tháng 2 năm 1909, Chính phủ Nhật ra lệnh giải tán du học sinh , đồng thờitrục xuất Kỳ ngoại hầu Cường Để và Phan Bội Châu ra khỏi Nhật Bản Sau sựkiện này, phần lớn du học sinh phải quay về nước, số còn lại thì bỏ trốn, sốngchung với dân chúng để vừa làm, vừa học, một số khác thì sang Trung Quốc.Còn Phan Bội Châu, sau khi bị trục xuất, đã sang ẩn náu ở Trung Quốc và tiếptục hoạt động cách mạng

Khi cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc nổ ra, Phan Bội Châu đãcải tổ Duy Tân Hội thành Việt Nam Quang phục Hội với tôn chỉ thiết lập mộtnước Việt Nam Cộng hòa Dân quốc Với con đường đấu tranh bạo động đểgây tiếng vang thật lớn nhằm kích động tinh thần chống Pháp của nhân dânViệt Nam, thực dân pháp đã lập Hội đồng Đề hình năm 1913 và tuyên án tửhình vắng mặt cụ Phan Bội Châu Trước áp lực của Toàn quyền Pháp AlbertSarraut, năm 1913 nhà cầm quyền Trung Quốc đã bắt giam cụ Phan Bội Châumãi tới 1917 mới được giải thoát sau đó cụ vẫn tiếp tục hoạt động cách mạng

Trang 22

Phan Bội Châu và các đồng chí đã quyết định cải tổ Việt Nam Quang phụcHội thành Việt Nam Quốc dân Đảng.

Tháng 12-1924, sau khi được tiếp xúc với Nguyễn Ái Quốc, Phan BộiChâu dự định sẽ cải tổ lại Việt Nam Quốc dân Đảng theo hướng tiến bộ nhất.Nhưng ngày 30-6-1925, trên đường đi từ Hàng Châu đến Thượng Hải, PhanBội Châu bị mật thám Pháp theo dõi và bắt cóc tại ga Bắc Thượng Hải đưavào tô giới Pháp; sau đó chúng đưa cụ về Việt Nam Ngày 23-11-1925, Hộiđồng Đề hình tuyên án tử hình Phan Bội Châu Với uy tín của Phan Bội Châu

và căm phẫn trước việc làm mờ ám của thực dân Pháp, một phong trào phảnđối bản án của chính quyền và đòi ân xá cho cụ Phan Bội Châu nổi lên từ Bắcchí Nam Hàng ngàn lá đơn được gửi tới các cơ quan chính phủ Pháp, các tổchức quốc tế để yêu cầu can thiệp

Trước áp lực của dân chúng, ngày 24-12-1925, Toàn quyền Varenne, đã

kí lệnh ân xá cho Phan Bội Châu và buộc cụ an trí ở Huế Kể từ đây, Phan BộiChâu không tham gia hoạt động cách mạng một cách công khai, cụ chỉ chútâm vào đàm đạo cuộc đời, viết sách kể lại cuộc đời hoạt động cách mạng,

sáng tác thơ văn Phan Bội Châu đã cho ra đời các tác phẩm: Nam quốc dân

tu tri, Nữ quốc dân tu tri, Bài thuốc chữa bệnh dân nghèo, Cao đẳng quốc dân, Luân lý vấn đáp, Lời hỏi thanh niên, Phan Bội Châu niên biểu, Lịch sử Việt Nam diễn ca… Các công trình biên khảo hết sức đồ sộ như Khổng học đăng, Phật học đăng, Xã hội chủ nghĩa, Chu dịch, Nhân sinh triết học, cùng

với trên 800 bài thơ nôm các loại, mấy chục bài phú, văn tế, tạp văn khác.Thời gian này, Phan Bội Châu phải sống dưới sự canh chừng, cảnh giác củamật thám Pháp; trong sự yêu mến của đồng bào dưới tên gọi Ông già BếnNgự Phan Bội Châu đã từ giã cõi đời ngày 29 tháng 10 năm 1940, hưởng thọ

74 tuổi

1.2.2. Quá trình hình thành tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu

- Giai đoạn từ 1900 đến năm 1917

Trang 23

Ngay từ cuối thế kỷ XIX, nhân dân Việt Nam đã hy vọng vào Phan BộiChâu, một con người có lòng nhiệt huyết và tư chất làm cách mạng Khi được

tiếp cận Tân thư, Tân văn Phan Bội Châu đã có những sự cảm nhận về việc

phải thay đổi con đường cứu nước theo hướng hiện đại, khác với những gì màcác bạc tiền bối đã làm Năm 1900, ông đậu giải nguyên, Phan Bội Châu mớithực sự dấn thân vào con đường hoạt động cách mạng bằng viết sách báotuyên truyền và hoạt động thực tiễn

Năm 1903, trong Lưu Cầu huyết lệ tân thư, Phan Bội Châu đã đặt ra

vấn đề dân trí, dân khí và nhân tài; ông xem đây là những vấn đề căn bản tạo

nền tảng cho sự thành công trên con đường cứu nước của mình Lưu Cầu huyết lệ tân thư đã chỉ ra “thảm trạng thành tan nước mất, những nỗi nhơ

nhuốc đổi chúa làm tôi”; từ đó Phan Bội Châu chỉ ra yêu cầu: “dân trí phảigấp gáp mở mang, dân khí phải gấp bồi dưỡng để làm nền tảng cho việc cứuquốc” Sự ra đời của tác phẩm này là bước chuẩn bị về mặt tư tưởng cho việcthành lập Hội Duy Tân (1904) và Phong trào Đông Du do Phan Bội Châu trựctiếp lãnh đạo

Năm 1904, Phan Bội Châu sáng lập Duy Tân Hội tại Quảng Nam DuyTân Hội có tôn chỉ: Tập hợp các nghĩa binh Cần Vương và trai tráng đánhPháp với phương thức bạo động; tìm người trong hoàng tộc lập làm minh chủ,liên kết với những người có thế lực, tập hợp những người trung nghĩa để cùngnhau khởi sự; phái người cầu viện nước ngoài Mục đích là “cốt sao khôi phụcđược Việt Nam, lập ra một chính phủ độc lập, ngoài ra chưa có chủ nghĩa gìkhác cả” Việc dựa vào hoàng tộc triều Nguyễn, một mặt cho thấy hệ tư tưởngNho giáo vẫn còn ăn sâu trong nhận thức của Phan Bội Châu; mặt khác, trongbối cảnh lúc bấy giờ, việc vẫn phải gựa vào triều Nguyễn cũng là cần thiết, vì

nó thu phục được nhân tâm, có khả năng tập hợp được đông đảo các thế hệ,tầng lớp yêu nước lúc bấy giờ

Trang 24

Năm 1905, Phan Bội Châu cùng các đồng sự đến Nhật Bản, tại đây ông

đã gặp Lương Khải Siêu, được Lương Khải Siêu giới thiệu với hai nhân vậtquan trọng của Đảng Tiến Bộ đang cầm quyền ở Nhật bản, là bá tước ÔiTrọng Tín và Thủ tướng Khuyển Dưỡng Nghị Các chính khách Nhật Bản đãkhuyên Phan Bội Châu trước hết nên đưa các thanh niên ưu tú sang Nhật họctập, và họ sẵn sang giúp đỡ, còn về quân sự, đây chưa phải là thời điểm thíchhợp để họ giúp Việt Nam

Tại Nhật Bản, Phan Bội Châu vừa lo sắp đặt tổ chức cho du học sinh vànhững nhà cách mạng đi lại hoạt động, vừa viết sách, báo giới thiệu nước ViệtNam, cách mạng Việt Nam, cách mạng Việt Nam với nước ngoài Các tácphẩm đánh dấu sự phát triển tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu trong thời

gian này có thể kể đến: Việt Nam vong quốc sử (1905), Việt Nam quốc sử khảo (1908), Hải ngoại huyết thư, Kính cáo toàn quốc phụ lão văn, Thư gửi Phan Chu Trinh (1907), Ai cáo Nam Kỳ phụ lão thư (1907) Cũng trong thời

gian này, Phan Bội Châu được tiếp xúc với các sách báo tiến bộ phương Tây,ông say mê với lý luận của các nhà tư tưởng Khai sáng, cùng với việc chứngkiến những thành công của nước Nhật Bản, mà như ông đã cảm thấy: “Trong

óc tôi, trong mắt tôi bấy giờ đã tỉnh táo lắm” [10, tr.98]7 Đây là những chấtliệu lý luận và thực tiễn cho những chuyển biến tư tưởng chính trị của PhanBội Châu về sau

Năm 1908, chính phủ Nhật Bản đã trục xuất các nhà cách mạng ViệtNam theo yêu cầu của thực dân Pháp, Phan Bội Châu và các đồng chí phảichạy sang Trung Quốc Tại Trung Quốc, được chứng kiến cách mạng Tân Hợinăm 1911, tư tưởng dân chủ tư sản đã thuyết phục được Phan Bội Châu và tưtưởng này ngày càng hình thành một cách rõ nét trong Phan Bội Châu Năm

1912, trước ảnh hưởng của cách mạng Tân Hợi, Phan Bội Châu đã thành lập

7 Phan Bội Châu(2000), Toàn tập, tập 6 (Tự truyện); Nxb Thuận Hóa, Huế.

Trang 25

Việt Nam Quang Phục Hội ở Trung Quốc Việt Nam Quang Phục Hội chủtrương đấu tranh bằng bạo động, khủng bố, vận động binh lính nổi dậy; đoànkết dân tộc, mở mang dân trí, chấn hưng dân khí, phát triển kinh tế nhằm xâydựng nước Việt Nam cộng hòa dân quốc Tuy nhiên, chính vì những hoạtđộng mang tính bạo lực, cùng với ảnh hưởng của Việt Nam Quang Phục Hội

mà thực dân Pháp đã cấu kết với chính quyền Trung Quốc bắt giam Phan BộiChâu mãi đến tận năm 1917 mới được thả

Việc thành lập Việt Nam Quang Phục Hội đã đánh dấu một bước pháttriển quan trọng trong tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu từ quân chủ lậphiến sang dân chủ tư sản Mặt khác, Phan Bội Châu đã hết sức chú trọng đếnviệc xây dựng nước Việt Nam có nền kinh tế giàu mạnh, chủ trương đại đoànkết dân tộc, chấn hưng dân khí, mở mang dân trí, đay là những vấn đề cốt lõi

mà các chế độ chính trị văn minh phải chú trọng đến Đến đây, tư tưởng chínhtrị của Phan Bội Châu đã mở ra một bước ngoặt mới, đưa ông trở thành nhữngnhà tư tưởng của dân tộc

- Giai đoạn 1918 đến 1925

Năm 1924, dưới ảnh hưởng của Tôn Trung Sơn và Quốc Dân Đảng,chứng kiến sự chuyển biến mau lẹ của các sự kiện chính trị bấy giờ, Phan BộiChâu đã cải tổ Việt Nam Quang Phục Hội thành Việt Nam Quốc dân Đảngcho phù hợp với tình hình thực tế Đánh giá về sự kiện này, Phan Bội Châu

đã viết: “toi xem chừng phong triều thời đại bấy giờ đã khuynh hướng về thếgiới cách mệnh, tôi mới thương xác với cả thảy đồng chí, thủ tiêu Quang Phụchội mà cải tổ làm Việt Nam Quốc dân đảng” [10, tr.261]8 Sự kiện thành lậpViệt Nam Quốc dân Đảng cho thấy Phan Bội Châu đã chuyển hướng mộtcách triệt để sang lập trường dân chủ tư sản

8 Phan Bội Châu(2000), Toàn tập, tập 6 (Tự truyện); Nxb Thuận Hóa, Huế.

Trang 26

Trong giai đoạn này, trước những biến cố lịch sử, Phan Bội Châu cũng

đã có những dao động lớn trong tư tưởng về phương pháp cách mạng, qua tác

phẩm Pháp-Việt đề huề, Dư cửu niên lai sở trì chi chủ nghĩa tư tưởng cải

lương đã hình thành trong ông Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Châu Á,Nhật Bản đã manh nha ý định xâm lược thuộc địa, trong đó có Việt Nam Do

đó, khi chọn giải pháp “đề huề” với Pháp, ông cũng đã giải thích:

Tôi khuyên người Nam chớ nên coi Pháp là kẻ thù, vì sợ rằng kẻ thùthứ hai mà đến thì thảm khốc có phần gấp trăm gấp nghìn người Pháp ngàynay, biết làm thế nào? Tôi khuyên người Pháp, chớ nên coi thường ngườiNam như trâu ngựa, vì sự rằng mấy năm Âu châu xong rồi thì trâu ngựa ấy sẽvĩnh viễn về tay người khác, biết làm thế nào? [8, tr.202]9

Phải chăng sự “đề huề” của Phan Bội Châu là có tính toán? Để tránhviệc một lúc nước Nam phải đương đầu với hai kẻ thù lớn, mà kẻ thù mới còntàn bạo hơn kẻ thù cũ? Sự lựa chọn bạn, thù ở thời điểm này là hết sức khókhăn, từ chỗ hợp tác với Nhật để chống Pháp, đến chỗ “đề huề” với Pháp đểchống Nhật Sự dao động nhất thời này phản ánh điểm yếu trong nhân thứccủa Phan Bội Châu về kẻ thù, Nhật Bản hay Pháp thì xét về bản chất vẫn làbọn đế quốc và thực dân xâm lược mà Việt Nam là miếng mồi ngon trong mắt

chúng Về sau, trong Phan Bội Châu niên biểu cụ Phan có giải thích bản chất

của sự “đề huề” này:

Sự hợp tác Pháp-Việt phải được xem xét trên cơ sở sự bình đẳng giữahai dân tộc Không có bình đẳng thì không có hợp tác Nếu họ xem ta là bạn

bè, an hem thì chúng ta xem họ là người anh cả, bằng họ xem ta là trâu ngựathì chúng ta xem họ là cừu thù, là quân xâm lược [2, tr.30-31]10

Năm 1920, Phan Bội Châu lên Bắc Kinh tìm gặp đại sứ Liên Xô vànăm 1924 ông có liên lạc với Nguyễn Ái Quốc lúc đó vừa ở Liên Xô về

9 Phan Bội Châu(2000), Toàn tập, tập 6 (Tự truyện); Nxb Thuận Hóa, Huế.

10 Phan Bội Châu (2000), Toàn tập, tập 7 (Văn xuôi 1925-1940); Nxb Thuận Hóa, Huế.

Trang 27

Quảng Châu Trong thời gian này, Phan Bội Châu cũng đã tiếp xúc ới chủnghĩa Mác-Lênin, và ông đã có những nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa xã

hội Phan Bội Châu đã viết tác phẩm Xã hội chủ nghĩa, trong tác phẩm này

ông đã có những nhận thức nhất định về chủ nghĩa xã hội như về mục đíchcủa chủ nghĩa xã hội, bản chất của chủ nghĩa xã hội Nói về mục đích của chủnghĩa xã hội ông viết: “muốn cho tất cả loài người ai ai cũng được tự do vàhạnh phúc” Phan Bội Châu có cảm tình với chủ nghĩa xã hội, có những hiểubiết nhất định về chế độ này, song ông vẫn chưa có những nhận thức thật đầy

đủ về chủ nghĩa xã hội Sau khi trao đổi với Nguyễn Ái Quốc về đường lốicách mạng, Phan Bội Châu cũng đã dần hiểu ra và có những chuyển biến mớitrong tư tưởng theo hướng ngày càng gần gũi với chủ nghĩa Mác-Lênin Ông

đã có dự định cải tổ Việt nam Quốc dân Đảng cho phù hợp với tình hình vàyêu cầu cách mạng lúc bấy giờ, nhưng tháng 6 năm 1925, ông bị Pháp bắt ởThượng Hải đưa về nước kết thúc một thời kỳ bôn ba hoạt động cách mạng ởhải ngoại

- Giai đoạn từ năm 1926 đến 1940

Từ năm 1926 đến 1940 Phan Bội Châu bị an trí ở Bến Ngự (Huế).Trong khoảng thời gian này Phan Bội Châu chỉ viết sách tổng kết cuộc đờihoạt động cách mạng, sáng tác thơ văn, dạy học mà không trực tiếp tham giahoạt động cách mạng Sống trong tình trạng bị giám sát chặt chẽ của thực dânPháp, Phan Bội Châu không có điều kiện để giao lưu, trải nghiệm bằng cáchoạt động cách mạng, do đó đây là thời kỳ tư tưởng của ông đã bị “thời đạivượt qua”

Tóm lại, tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu được hình thành trongmột quá trình lâu dài, với những bước phát triển mang tính bước ngoặt Sựhình thành tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu gắn liền với những biếnđộng chính tị trên thế giới, ở Việt Nam và với những hoạt động cách mạng

Trang 28

của ông Phan Bội Châu đã chuyển biến từ một người có tư tưởng quân chủ,sang dân chủ tư sản và sang chủ nghĩa Mác-Lênin Mặc dù ông chưa có điềukiện thực hiện những ý tưởng tốt đẹp của mình trên cơ sở nhận thức đúng đắn

và đầy đủ những giá trị của chủ nghĩa Mác-Lênin, nhưng thông qua sự chuyểnbiến tư tưởng của mình cho thấy Phan Bội Châu đã hình thành nên những giátrị tiến bộ, ý nghĩa quan trọng trong lịch sử đấu tranh giành, giữ độc lập củadân tộc ta

Kết luận chương 1

Những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX thế giới và Việt Nam đã cónhững biến động hêt sức sâu sắc, có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành tưtưởng chính trị của Phan Bội Châu Đây là thời kỳ mà chủ nghĩa tư bản pháttriển hết sức mạnh mẽ trên thế giới, phần lớn các nước lạc hậu ở Châu Á đềuthành thuộc địa của thực dân châu Âu Nhà nước phong kiến đã thất bại trongcác cuộc chống ngoại xâm và nhanh chóng trở thành tay sai cho chủ nghĩathực dân Sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Á

đã làm cho xã hội biến đổi một cách sâu sắc Nhân dân các nước châu Á đãđứng lên đấu tranh gìn giữ, giành độc lập dân tộc bằng nhiều cách khác nhaunhư tiếp thu khoa học kỹ thuật, các giá trị dân chủ phương Tây để canh tânđất nước (Nhật Bản), phát động các cuộc cách mạng để chống lại chế độphong kiến (Trung Quốc)…

Ở Việt Nam, sau khi thực dân Pháp xâm lược, triều đình nhà Nguyễn đãđầu hàng và chấp nhận chế độ cai trị của Pháp Các tầng lớp sỹ phu, nhân dânyêu nước đã đứng lên chống ngoại xâm nhưng đều thất bại do không có đườnglối cách mạng đúng đắn Khủng hoảng về đường lối cứu nước là nguyên nhânchủ yếu dẫn tới sự thất bại của các cuộc cáh mạng theo các trào lưu khác nhau.Trong bối cảnh đó, Phan Bội Châu đã đứng lên tập hợp lực lượng, chiêu mộthanh niên yêu nước tiến hành Đông Du, thành lập các đảng chính trị, viết sách

Trang 29

báo tuyên truyền để tiến hành cách mạng Tư tưởng chính trị của Phan BộiChâu không ngừng chuyển biến trước sự biến động của tình hình

Trên đây là toàn bộ những đặc điểm, diễn biến lịch sử trong nước vàthế giới có ảnh hưởng đến việc hình thành tư tưởng chính trị của Phan BộiChâu và điểm qua những mốc quan trọng trong tiến trình lịch sử tư tưởngchính trị của ông Đây là những nghiên cứu làm tiền đề cho việc hình thành tưtưởng chính trị của Phan Bội Châu mà nội dung tư tưởng của ông sẽ được làm

rõ và thể hiện đầy đủ hơn ở Chương 2 của khóa luận

Trang 30

Chương 2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA PHAN BỘI CHÂU

2.1 TƯ TƯỞNG VỀ CON NGƯỜI CHÍNH TRỊ

2.1.1 Tư tưởng về dân

Nhân dân là một phạm trù quan trọng trong tư tưởng chính trị của PhanBội Châu Tùy vào những thời điểm khác nhau trong tiến trình hình thành tưtưởng chính trị của mình mà Phan Bội Châu cũng có các quan niệm khácnhau về dân

- Quan niệm về dân trong tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu

Mặc dù Phan Bội Châu chưa đưa ra một khái niệm cụ thể về dân, songthông qua những tư tưởng, tình cảm mà ông dành cho họ, có thể hiểu rằng dântrong tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu đó là những người lao động yêunước, yêu thương đồng loại, sẵn sàng đứng lên làm cách mạng, họ bao gồmnhiều thành phần, có vị trí khác nhau trong xã hội Những năm đầu tham giahoạt động cách mạng, vốn chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng phong kiến, PhanBội Châu chia dân thành những hạng người gắn liền với dòng dõi xuất thân,

theo chủng tộc, tôn giáo, hoặc theo chính kiến chính trị Năm 1905, trong Việt nam quốc vong sử, Phan Bội Châu chia nhân dân thành năm hạng người cơ

bản gồm: những người dòng dõi thế giá, thi thư; những người thâm thù vớiPháp; những người theo đạo Gia-tô; những người lao động cực khổ; nhữngngười thuộc số ít chân chính da vàng

Nhưng năm 1906, trong Hải ngoại huyết thư một tác phẩm viết từ Nhật

bản tố cáo tội ác của thực dân Pháp, vạch trà bản chất tàn bạo của chúng đốivới dân tộc Việt Nam, Phan Bội Châu lại chia dân thành các hạng người, gồm:phú hào; quan tước; thế gia; sỹ tịch; lính tập; giáo đồ; côn đồ nghịch tử; nhi

nữ anh sĩ; bồi bếp; thông ký; cừu gia tử đệ; người du học Đến năm 1907,

Trang 31

trong tác phẩm Gọi tỉnh hồn quốc dân, Phan Bội Châu lại chia dân làm bốn

hạng người: sỹ, nông, công, thương [13, tr.144-145]11

Mặc dù có sự quan niệm về dân chưa thật đúng đắn, khoa học, songbước đầu ông đã có sự phân loại các lực lượng cách mạng, nhận thức đượcvai trò của các đối tượng để tập hợp lực lượng, đây là việc làm cần thiết trongchiến lược cách mạng của Phan Bội Châu Trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ,bằng việc hình thành ý tưởng phân chia các thành phần xã hội cho thấy nhãnquan chính trị nhạy bén của Phan Bội Châu mà không phải các nhà yêu nướcnào lúc bấy giờ cũng có được

- Vị trí của nhân dân trong tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu

Cùng với việc phân chia các thành phần trong xã hội, Phan Bội Châucũng đã tiến hành xác định vị trí của từng thành phần xã hội trong tiến trìnhcách mạng Mặc dù chịu ảnh hưởng của Nho giáo, nhưng nét đặc sắc trong tưtưởng chính trị của Phan Bội Châu đó là ông hết sức coi trọng vị trí của nhândân trong tiến trình cách mạng

Đối với Phan Bội Châu, nhân dân là yếu tố quan trọng nhất trong cấuthành của “nước”, ông lý giải: “… được gọi là một nước thì phải có nhân dân,

có đất đai, có chủ quyền Thiếu một trong ba cái đó đều không đủ tư cách làmmột nước Trong ba cái đó thì nhân dân là quan trọng nhất” [1, tr.68]12 và

“không có nhân dân thì đất đai không thể còn, chủ quyền không thể lập; nhândân cò thì nước còn, nhân dân mất thì nước mất” [1, tr.68]13 Yếu tố dân vànước trong tư tưởng chính trị Phan Bội Châu gắn bó hết sức chặt chẽ vớinhau; tuy nhiên, dân giữ vị trí quan trọng, còn dân thì còn nước, mất dân thìmất nước Tư tưởng này của ông rất gần gũi với tư tưởng dân chủ tư sản, nó

11 Doãn Chính, Phạm Đào Thịnh (2007), Quá trình chuyển biến tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX

đầu thế kỷ XX qua các nhân vật tiêu biểu, Hà Nội, Nxb Chính trị Quốc gia.

12 Phan Bội Châu (2000), Toàn tập, tập 3 (Văn thơ những năm ở nước ngoài 1908-1916); Nxb Thuận Hóa,

Huế.

13 Phan Bội Châu (2000), Toàn tập, tập 3 (Văn thơ những năm ở nước ngoài 1908-1916); Nxb Thuận Hóa,

Huế.

Trang 32

khác với sự nhận thức về dân và vai trò của nhân dân của phần lớn các nho sĩđương thời.

Theo Phan Bội Châu, dân là một lực lượng cách mạng quan trọng; họ lànhân tố tạo nên thành công hay thất bại trong việc chống lại thực dân Pháp,đánh đổ phong kiến và xây dựng đất nước Muốn thực hiện cách mạng phảibiết dựa vào dân, muốn canh tân đất nước phải dựa vào dân Hơn thế nữa,Phan Bội Châu đã chỉ ra rằng, mục tiêu của cách mạng Việt Nam lúc này làphải giành độc lập, “khôi phục lại” vị trí của nhân dân, sau đó mới tính đếnviệc xây dựng lại thể chế quân chủ hay dân chủ

- Vấn đề dân quyền trong tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu

Từ quan niệm về dân, vị trí của dân trong sự nghiệp cách mạng cũngnhư canh tân đất nước, Phan Bội Châu cho rằng nhân dân là chủ thể quyềnlực trong hệ thống quyền lực xã hội Theo Phan Bội Châu thì, “nước ta vốn làgia tài của dân ta Nước ta vốn là tổ nghiệp của dân ta”, vận mệnh nước khôngchỉ đơn thuần nằm ở vận mệnh của triều đình mà còn là vận mệnh của dân

Có được dân quyền thì đất nước mới độc lập, tự chủ và dân quyềncũng chính là động lực để nhân dân đứng lên làm cách mạng Phan Bội Châu

đã xác định rõ quyền làm chủ đất nước với trách nhiệm đấu tranh giành độclập dân tộc Dân quyền và “quốc quyền” có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,ông viết: “Nước mất thì giá trị thấp hèn.Thân ta vì đâu mà có quyền? Vì cónước Nước mất thì quyền cũng không còn” [6, tr.132]14 và “Dân quyền màđược đề cao thì nhân dân được tôn trọng, mà nước cũng mạnh Dân quyền bịxem nhẹ, thì dân bị coi khinh, mà nước yếu Dân quyền hoàn toàn mất thì dânmất, mà nước cũng mất” [1, tr.26,28]15

14 Phan Bội Châu (2000), Toàn tập, tập 2 (Văn thơ những năm đầu ở nước ngoài 1905-1908), Nxb Thuận

Hóa, Huế.

15 Phan Bội Châu (2000), Toàn tập, tập 3 (Văn thơ những năm ở nước ngoài 1908-1916); Nxb Thuận Hóa,

Huế.

Trang 33

Phan Bội Châu cho rằng: “ Chính phủ phải dựa vào nhân dân để màđược yên, nhân dân cũng nhờ vào chính phủ mà có giá trị Nhân dân có nghĩa

vụ giám đốc chính phủ Nhân dân mà làm tròn nghĩa vụ của mình thì chínhphủ không dám làm sai; chính phủ có nghĩa vụ bảo vệ nhân dân Chính phủ

mà làm tròn nghĩa vụ của mình thì nhân dân không đến nỗi mất chỗ tựa.Chính phủ tức là chỉ đại biểu cho cả nước mà thôi Còn cái căn bản, cái thenchốt thì toàn là ở dân” [6, tr.387]16

Dân quyền là cái cốt lõi, là cái cơ sở, là cái then chốt của quốc quyền,quyền lực của nhà nước phải là quyền lực của dân Theo Phan Bội Châu thì:

“Bao nhiêu việc chính tị đều do công chúng quyết định Thượng nghị việnphải đợi Trung nghị viện đồng ý, Trung nghị viện phải đợi Hạ nghị viện đồng

ý mới được thi hành Hạ nghị viện là nơi đa số công chúng có quyền tài phánviệc của Trung nghị viện và Thượng nghị viện Phàm nhân dân nước ta không

cứ là sang hèn, giàu nghèo, lớn bé đều có quyền bỏ phiếu bầu cử Trên là vuanên để hay nên truất; dưới là quan nên thăng hay nên giáng, dân ta đều cóquyền quyết đoán cả” [6, tr.255-256]17

Khi nói về nội dung của dân quyền, theo Phan Bội Châu, một đất nước

mà người dân có dân quyền thì trước hết phải có các quyền căn bản như:

Miệng có quyền nói,

Óc có quyền suy,

Chân có quyền đi,

Tay có quyền đẩy,

Trang 34

là vô phẩm… Chẳng dân nước nào mà như dân nước ta nữa” [2, tr.70]19.

Theo Phan Bội Châu, chính vì sự hẹp hòi, hà khắc của chế độ phongkiến nên các quyền của người dân bị mất, đặc biệt là quyền chính trị Ngườidân không có các quyền chính trị cũng là sự lý giải cho việc đất nước ta bịthực dân Pháp đô hộ

Không chỉ dừng lại ở việc phê phán chế độ phong kiến bóp nghẹt dânquyền mà Phan Bội Châu cũng chỉ ra nguyên nhân chủ quan mà dân ta mấthết dân quyền, đó là do:

1. Tính ỷ lại

2. Lòng giả dối

3. Thói nhút nhát

4. Tham lợi riêng

5. Đua những việc vô danh, vô vị

6. Không thực lòng yêu nước

7. Không biết nghĩa hiệp quần

8. Mê tín những tục cổ hủ

9. Không biết được kinh tế [2, tr.70-71]20

Ông trách nhân dân ta hèn kém đem quyền cho người khác giữ, biếnthân phận chủ nhà thành thân phận tôi tớ và kêu gọi mọi người:

Anh em xin gắng

18 Phan Bội Châu (2000), Toàn tập, tập 8 (Văn vần 1925-1940); Nxb Thuận Hóa, Huế.

19 , 19 Phan Bội Châu (2000), Toàn tập, tập 7 (Văn xuôi 1925-1940); Nxb Thuận Hóa, Huế.

20

Trang 35

Giành lại quyền dân (Thuốc chữa dân nghèo)

Khắc phục những hạn chế này là yêu cầu cốt tử để giành lại dân quyền,

trong tác phẩm Cao đẳng quốc dân, Phan Bội Châu đã chỉ ra “bài thuốc” để

“chữa bệnh quốc dân”, đó là:

1. Khí tự cường, nặng vô số kí lô gờ ram

2. Lòng thành thực, mười phân già

3. Gan quả quyết, hai lá thật lớn

4. Lòng công ích, một tấm thật dày

5. Vai thực nghiệp, một gánh càng nặng càng hay

6. Bụng nhiệt thành, mười phân luyện chín

7. Giải đồng tâm, một dây càng kiên thực càng tốt

8. Trí thức mới, 100 phân trộn vào “hoa tự do” không kỳ nhiều ít

9. Nội hóa một vạn thức, kiêng ngoại hóa

10. Giống thân ái, hằng hà sa số hột, hột nào càng chắc, càng hay [2, tr.71]21

Việc đề cao quyền làm chủ đất nước của người dân cho thấy đây là mộtbước chuyển lớn trong tư duy chính trị của Phan Bội Châu, ông đã chuyển từlập trường quân chủ sang dân chủ Những tư tưởng của Phan Bội Châu về dânquyền rất gần gũi với những giá trị mà nhân loại thừa nhận cho đến tận ngàynay Trong khuôn khổ chật hẹp của xã hội đương thời, với những hạn chếkhách quan, chủ quan, Phan Bội Châu đã biết vượt lên và để lại những dấu ấnmang tính thời đại

- Vấn đề mở mang dân trí, chấn hưng dân khí trọng dụng nhân tài

Khi sang Nhật Bản, các chính trị gia Nhật đã nói với Phan Bội Châu:

“Thực lực của quý quốc là dân trí, dân khí và nhân tài” Trong tư tưởng chínhtrị và thực tiễn hoạt động cách mạng, mở mang dân trí, chấn hưng dân khítrọng dụng nhân tài luôn được Phan Bội Châu hết sức coi trọng

Phan Bội Châu cho rằng, con người không có tri thức thì chẳng khácnào súc vật, chỉ biết ăn, uống, hay chỉ là “giá áo túi cơm” mà thôi Tri thức làdấu hiệu cơ bản để phân biệt, so sánh con người với vạn vật và đưa con người

21 Phan Bội Châu (2000), Toàn tập, tập 7 (Văn xuôi 1925-1940); Nxb Thuận Hóa, Huế.

Trang 36

lên vị trí ưu đẳng, đóng vai trò là “bậc tôn trưởng ở trong vạn vật” Tri thứcchẳng những mang lại sức mạnh cho con người, mà còn mang lại sự phát triểncho từng dân tộc Quy luật của cạnh tranh là mạnh được yếu thua, mà thoePhan Bội Châu, trong cạnh tranh thì “cạnh tranh bằng tâm trí” ngày càngđóng vai trò quan trọng: “Cuộc cạnh tranh của thế giới hiện nay, tri thức vớikinh tế chiếm phần rất lớn, còn dũng lực thì chỉ bộ phận mà thôi”[1, tr.467-468]22 Chính vì thế, trong cuộc đua tranh quyết liệt giữa các dân tộc, chiếnthắng tất yếu sẽ thuộc về những dân tộc nào có tri thức cao hơn [18]23

Phan Bội Châu cho rằng, ngu thì mê muội, ngờ vực nhau, gét nhau,chia lìa nhau, ngu thì dại, ngu thì hại nhau, ngu thì bạc nhược, cam chịu, yếuhèn…Mà yếu thì mất, mất thì diệt, diệt thì tuyệt Vì thế, để thoát khỏi họa diệtchủng thì dân tộc Việt Nam phải tự vươn lên và khẳng định bằng tài năng vàtrí tuệ của bản thân mình “Gương tri thức ta nếu không mài cho trong còn ai

là người mài hộ; đèn tri thức ta nếu không khêu cho rạng; còn ai là kẻ khêudùm? Dùng sức đầu óc mình thề đua đuổi với bạn văn minh, dùng cái sức tựđộng của mình, mà mở mang lấy trí thức mình” [7, tr.93-94]24

Phan Bội Châu cho rằng dân trí thấp thì việc nhận thức và thực hiện cácquyền chính trị là hết sức khó khan, thậm chí là không thể; và theo ông dâycũng chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhân dân ta bị mất quyền làmchủ, đất nước rơi vào vòng nô lệ Nói về không có trí thức, Phan Bội Châu đãcảnh báo, “cái họa chết bằng óc đói, thiệt tai hại hơn cái chết bằng bụng đóikhông biết bao nhiêu” [6, tr.146]25 Tiếp đó, trong Ngục Trung Thư, Phan Bội

22 Phan Bội Châu (2000), Toàn tập, tập 3 (Văn thơ những năm ở nước ngoài 1908-1916); Nxb Thuận Hóa,

Huế.

23 Trần Đình Hựu, Phan Bội Châu: Ngôi sao dẫn đường cứu nước và đoàn kết dân tộc (phần 3),

http://vanhoanghean.com.vn/dat-va-nguoi-xu-nghe/nguoi-xu-nghe/876-phan-boi-chau-iii.html

24 Phan Bội Châu (2000), Toàn tập, tập 4 (Tiểu thuyết và các truyện kí); Nxb Thuận Hóa, Huế.

25 Phan Bội Châu (2000), Toàn tập, tập 2 (Văn thơ những năm đầu ở nước ngoài 1905-1908), Nxb Thuận

Hóa, Huế.

Trang 37

Châu đã chỉ ra: “Giờ chỉ có cách là kêu gào bọn thiếu niên trong nước thứctỉnh dậy, liều mình trốn ra nước ngoài học tập, như thế thì ta được tự do mởmang trí khôn, mà nước nhà mới chóng có nhân tài đẻ ra được nhiều” [5,tr.39]26 Dân trí, mà cụ thể hơn là trí tuệ về chính trị, công thương, khoa học làyếu tố quan trọng để đảm bảo cho cách mạng Việt Nam thành công.

So sánh về trình độ dân trí của nước ta với Nhật Bản, trong tác phẩm

Ngục Trung Thư, Phan Bội Châu đã viết: “Xem dân trí Nhật bản rồi đem dân

trí ta ra so sánh, không khác gì muốn đem con gà con đọ với con chim cắtgià” [5, tr.41]27 Để dễ bề cai trị, khi xâm lược nước ta thực dân Pháp đã thựchiện chính sách “ngu dân”, nhằm mục đích “dân ngu dễ trị” Chúng chỉ mởcác trường học đào tạo các viên chức thuộc địa, con cái quan lại nhằm củng

cố vị trí quan trọng của mình Nền giáo dục truyền thống của chế độ phongkiến vẫn duy trì theo lối cũ đã không còn phù hợp với thời đại Nói về việcgiáo dục, khao cử lúc bấy giờ, Phan Bội Châu đã phê phán: “Gọi rằng giáodục, chẳng qua là một đường khao cửu văn từ đó thôi Không có thương họcnên công nghiệp hỏng; công có nông học nên nhân dân không biết đường khaikhẩn; không có pháp luật học, nên nhân dân không giữ lấy quyền lợi, đến bỗi

vì ngu nên yếu, vì nhác nên nghèo, đã yếu lại nghèo, nước mới không nênnước” [2, tr.41]28

Phan Bội Châu đã chỉ những điểm yếu của dân trí nước ta lúc bấy giờ

ra, đó là: hay nghi kị lẫn nhau, tôn sung những điều xa hoa, vô ích (biểu hiệntrong những lúc cưới xin, thờ cúng, tang ma), chỉ biết lợi mình mà không biếthợp quần, thương tiếc của riêng mà không lo tới lợi ích chung, chỉ biết có

26 Phan Bội Châu (2000), Toàn tập, tập 1 (Văn thơ thời kỳ trước khi xuất dương, 1882-1905); Nxb Thuận

Trang 38

thân mình mà không biết có nước Mặt khác, cũng chính lối học hành, khoa

cư phong kiến cũng làm cho dân trí không lên được, ông viết: “Các triều đìnhchuyên chế đã dùng khoa cử làm cái bẫy ràng buộc hào kiệt, tai mắt làng xómcũng chỉ chuyên chú đến trường thi, làm cho người ta sinh ra từ 8 tuoir trở lên

đã vùi đầu, mờ mắt vì cái ngục tù bát cổ thi phú Tiếng nói là văn sỹ nhưngthật chất ra chỉ là một vật chết, không biết cái gì, cũng không làm được trògì.” [1, tr.106]29

Trong Việt Nam Quốc sử khảo, Phan Bội Châu cho rằng, để khai thông

dân trí trước hết cần nắm lấy trí học, thực nghiệp để giác ngộ về quyền và lợiích của dân tộc Cũng như một số sỹ phu lúc bấy giờ, ông cho rằng, mở mangdân trí là điều kiện căn bản để dân ta thực hiện quyền làm chủ về chính trị củamình, chủ trương này của Phan Bội Châu đi ngược lại với chính sách “ngudân để dễ trị” của thực dân Pháp lúc bấy giờ

Để mở mang dân trí, Phan Bội Châu đòi hỏi phải xây dựng hệ thống giáodục rộng rãi, thực hiện mục tiêu: “người trong nước, không ai là không đượchọc đến bậc tiểu học hoặc tiểu học trở lên Lại trước khi vào trường tiểu học,mọi người đã biết chữ quốc ngữ, đã xem được báo chí, đọc biết tin tức mới lạ,đọc được các bài luận bàn” Không chỉ mong mỏi một nền giáo dục ở bậc tiểuhọc, Phan Bội Châu còn có ý xây dựng một hệ thống giáo dục quốc dân

Cho người nước ta, bất cứ giàu nghèo, sang hèn, trai gái, hễ từ năm tuổitrở lên thì vào học ở ấu trĩ viên để chịu sự giáo dục của bậc ấu trĩ, tám tuổi trởlên thì vào hcoj ở trường tiểu học để chịu sự giáo dục của bậc tiểu học, 14 tuổitrở lên thì vào học ở trường trung học đẻ chịu sự giáo dục của bậc trung học,

29 Phan Bội Châu (2000), Toàn tập, tập 3 (Văn thơ những năm ở nước ngoài 1908-1916); Nxb Thuận Hóa,

Huế.

Trang 39

đến 18 tuổi tài chất đã khá, thì vào học trường cao đẳng để chịu sự giáo dụccủa trường cao đẳng chuyên nghiệp [6, tr.184-185]30

Để thực hiện chiến lực giáo dục này, Phan Bội Châu càn phải đổi mớihọc thuật, bỏ cái học hư văn nhưng vẫn phải “tôn trọng cái tốt của sách thánhhiền” và phải có sách giáo khoa,

Sách tiểu học, trung học, đại học thì do Bộ Giáo dục biên soạn, cóchâm chước với lời nghị bàn xét duyệt chung trong nghị viện Tất cả mọi nộidung của sách là chỉ cốt mở mang lòng dân yêu nước và lòng tin yêu nhau,khai dân trí, giúp dân quyền, khiến cho ai ai cũng tiến bộ ngày ngàn dăm [23,tr.129]31

Tư tưởng của Phan Bội Châu về giáo dục lúc bấy giờ hết sức tiến bộ,

nó vượt xa khuôn khổ phong kiến lúc bấy giờ nặng về thi cử, kinh kệ màkhông đi vào kỹ nghệ Theo Phan Bội Châu thì học sinh phải được: “học triếthọc, văn học, sử học, chính trị, kinh tế, quân sự, hình học, học công nghiệp,thương nghiệp, nông nghiệp, nữ công, y thuật, lâm nghiệp” [23, tr.128-129]32.Đây là những kiến thức nền tảng để giải phóng đất nước thoát khỏi nô lệ vàxây dựng một xã hội phồn vinh

Cùng với nâng cao dân trí thì chấn hưng dân khí cũng là một nhân tốquan trọng để thực hiện cải cách Dân khí theo Phan Bội Châu có thể hiểu là ýchí và quyết tâm để thay đổi số phận Đánh giá về dân khi nước ta đầu thế kỷ

XX, Phan Bội Châu cho rằng: “Dân khí nước ta bị suy giảm quá tệ” Cụ nêulên các triệu chứng: Quen thói sợ hãi; thiếu hiểu biết; người dưới làm điều đê

30 Phan Bội Châu (2000), Toàn tập, tập 2 (Văn thơ những năm đầu ở nước ngoài 1905-1908), Nxb Thuận

Hóa, Huế.

31 , 31 Chương Thâu (2007), Phan Bội Châu trong dòng thời đại-Bình luận và hồi ức, Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây và Nxb Nghệ An, Vinh.

32

Trang 40

tiện mà không biết hổ, chịu sự ô nhục mà không biết thẹn; người trên lo trangsức cho đẹp mắt, giữ hủ lậu cho yên thân.

Nhân tài là tinh hoa của quốc gia Họ chính là những người có tài nhìn

xa trông rộng, biết định hướng và đưa đất nước vượt qua những cảnh trầmkha Muốn cách mạng thành công phải chú ý đến việc phát hiện và bồi dưỡngnhân tài Ngay từ khi khởi nghiệp làm cách mạng, Phan Bội Châu đã vào Huế

để kết giao với những nhân tài Theo Phan Bội Châu, sở dĩ các nước phươngTây và Nhật Bản thành công trong phát triển công thương, giữ được độc lậpdân tộc là vì họ có một nền giáo dục văn minh và biết trọng dụng, bồi dườngnhân tài

Giai đoạn đầu, Phan Bội Châu cho rằng người tài, trước hết phải lànhững người có học, xuất thân là tầng lớp quan lại, sỹ phu phong kiến, chứkhông thể là hạng thứ dân Nhưng về sau, Phan Bội Châu đã có những thayđổi nhất định khi phát hiện ra vai trò của đông đảo nhân dân, ông cho rằngngười tài cũng có thể xuất thân từ thứ dân Đây là quan niệm tiến bộ, nó đãgóp phần đoàn kết, tập hợp được đông đảo lực lượng cách mạng; sử dụng vàđối xử một cách có văn hóa với người tài theo tinh thần “hiền tài là nguyênkhí quốc gia”

2.1.2 Tư tưởng về thủ lĩnh chính trị

Khi quan niệm về thủ lĩnh chính trị, Phan Bội Châu cho rằng, thủ lĩnhchính trị là những người đứng đầu, có uy tín, thu phục được nhân tâm, đoànkết được các tầng lớp trong xã hội và phải chấp nhận hy sinh cho sự nghiệpcách mạng theo Phan Bội Châu thì yêu nước và hy sinh là một, nếu những

ai mà coi trọng danh lợi riêng thì không thể xả thân cứu nước được TheoPhan Bội Châu thì “những người trong bụng còn quý danh vọng, tham lợilộc thì tất nhiên không thể hy sinh thân mình để thành việc nghĩa được” [13,

Ngày đăng: 21/04/2020, 23:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phan Bội Châu (2000), Toàn tập, tập 3 (Văn thơ những năm ở nước ngoài 1908-1916); Nxb. Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Phan Bội Châu
Nhà XB: Nxb. Thuận Hóa
Năm: 2000
2. Phan Bội Châu (2000), Toàn tập, tập 7 (Văn xuôi 1925-1940); Nxb. Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Phan Bội Châu
Nhà XB: Nxb. ThuậnHóa
Năm: 2000
3. Phan Bội Châu (1957), Việt Nam vong quốc sử: Tài liệu tham khảo lịch sử cách mạng cận đại Việt Nam; Chu Thiên, Chương Thâu dịch và chú thích, Hà Nội, Nxb. Văn Sử Địa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam vong quốc sử
Tác giả: Phan Bội Châu
Nhà XB: Nxb. Văn Sử Địa
Năm: 1957
4. Phan Bội Châu (1983), Sùng bái giai nhân, người dịch: Võ Văn Sạch; Xuân Lâm giới thiệu-Nghệ Tĩnh: Nxb. Nghệ Tĩnh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sùng bái giai nhân
Tác giả: Phan Bội Châu
Nhà XB: Nxb. Nghệ Tĩnh
Năm: 1983
5. Phan Bội Châu (2000), Toàn tập, tập 1 (Văn thơ thời kỳ trước khi xuất dương, 1882-1905); Nxb. Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Phan Bội Châu
Nhà XB: Nxb. Thuận Hóa
Năm: 2000
6. Phan Bội Châu (2000), Toàn tập, tập 2 (Văn thơ những năm đầu ở nước ngoài 1905-1908), Nxb. Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Phan Bội Châu
Nhà XB: Nxb. Thuận Hóa
Năm: 2000
7. Phan Bội Châu (2000), Toàn tập, tập 4 (Tiểu thuyết và các truyện kí); Nxb.Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Phan Bội Châu
Nhà XB: Nxb.Thuận Hóa
Năm: 2000
8. Phan Bội Châu (2000), Toàn tập, tập 5 (Văn thơ 1917-1925); Nxb. Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Phan Bội Châu
Nhà XB: Nxb. ThuậnHóa
Năm: 2000
9. Phan Bội Châu (2000), Toàn tập, tập 8 (Văn vần 1925-1940); Nxb. Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Phan Bội Châu
Nhà XB: Nxb. ThuậnHóa
Năm: 2000
10. Phan Bội Châu (2000), Toàn tập, tập 6 (Tự truyện); Nxb. Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Phan Bội Châu
Nhà XB: Nxb. Thuận Hóa
Năm: 2000
11. Sào Nam Phan Bội Châu (2000), Phan Bội Châu niên biểu: Hồi Ký, Tp. Hồ Chí Minh, Văn nghệ Tp.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Bội Châu niên biểu: Hồi Ký
Tác giả: Sào Nam Phan Bội Châu
Năm: 2000
12. Nguyễn Đổng Chi (1968), Bàn thêm quan niệm về anh hùng của Phan Bội Châu, trong cuốn “Nhà yêu nước và nhà văn Phan Bội Châu”, kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Phan Bội Châu, Viện Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn thêm quan niệm về anh hùng của Phan BộiChâu, trong cuốn “Nhà yêu nước và nhà văn Phan Bội Châu
Tác giả: Nguyễn Đổng Chi
Năm: 1968
13. Doãn Chính, Phạm Đào Thịnh (2007), Quá trình chuyển biến tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX qua các nhân vật tiêu biểu , Hà Nội, Nxb. Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quá trình chuyển biến tư tưởng chínhtrị Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX qua các nhân vật tiêu biểu
Tác giả: Doãn Chính, Phạm Đào Thịnh
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
Năm: 2007
14. Doãn Chính, Phạm Đào Thịnh (2007), Quá trình chuyển biến tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX qua các nhân vật tiêu biểu , Hà Nội, Nxb. Chính trị quóc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quá trình chuyển biến tư tưởng chínhtrị Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX qua các nhân vật tiêu biểu
Tác giả: Doãn Chính, Phạm Đào Thịnh
Nhà XB: Nxb. Chính trị quóc gia
Năm: 2007
15. Quốc gia Hà Nội (1997), Phan Bội Châu con người và sự nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Bội Châu con người và sự nghiệp
Tác giả: Quốc gia Hà Nội
Năm: 1997
16. Bùi Đăng Duy, Nguyễn Đức Sự, Chương Thâu (1967), Phan Bội Châu tư tưởng chính trị, tư tưởng triết học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Bội Châu tưtưởng chính trị, tư tưởng triết học
Tác giả: Bùi Đăng Duy, Nguyễn Đức Sự, Chương Thâu
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1967
17. Trần Văn Giàu (1975), Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Tám, tập II, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIXđến Cách mạng Tháng Tám
Tác giả: Trần Văn Giàu
Nhà XB: Nxb. Khoa học xã hội
Năm: 1975
18. Trần Đình Hựu, Phan Bội Châu: Ngôi sao dẫn đường cứu nước và đoàn kết dân tộc (phần 3), http://vanhoanghean.com.vn/dat-va-nguoi-xu-nghe/nguoi-xu-nghe/876-phan-boi-chau-iii.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôi sao dẫn đường cứu nước và đoàn kếtdân tộc
21. Tôn Quang Phiệt (1956), Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh, Hà Nội, Ban nghiên cứu Văn Sử Địa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh
Tác giả: Tôn Quang Phiệt
Năm: 1956
22. Dương Trung Quốc (2000), Việt Nam những sự kiện lịch sử 1919-1945, Nxb.Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam những sự kiện lịch sử 1919-1945
Tác giả: Dương Trung Quốc
Nhà XB: Nxb.Giáo dục
Năm: 2000

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w