Thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của các địa phương và TP - thực trạng và giải pháp
Trang 11.1 Tình hình kinh tế chung 3 1.2 Tình hình kinh tế ngành 4 1.3 Tình hình xuất khẩu hàng nông sản của các địa phương và Thành phố ở nước ta hiện nay 6
1.3.1 Tổng kết về xuất khẩu hàng Nông sản của Việt Nam 10 năm qua 6 1.3.2 Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu 13
2 Nông sản phẩm và vai trò của Nông sản phẩm trong xuất khẩu của các địa phương và Thành phố 16 3 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng nông sản của các địa phương và Thành phố và hệ thống chỉ tiêu đánh giá động thái phát triển XK hàng nông sản của các địa phương 21
3.1 Các nhân tố ảnh hưởng hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng nông sản
Trang 23.2.1 Các nhân tố tự nhiên 24
3.2.2 Các nhân tố kinh tế - xã hội 25
3.3 Chỉ tiêu cho hoạt động xuất khẩu hàng nông sản 26
3.3.1 Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của tỉnh (Thành phố): 26
3.3.2 Tỷ trọng xuất khẩu nông sản của Tỉnh( Thành phố) 27
3.3.3 Lượng hàng xuất khẩu tăng giảm so với kỳ trước và so với kỳ kế hoạch 27
3.3.4 Giá trị kim ngạch đạt được của từng mặt hàng, từng thị trường, từng khách hàng, so với kỳ trước và kế hoạch 27
3.3.5 Mức độ chiếm lĩnh thị trường đối với những mặt hàng, nhóm hàng quan trọng, tăng giảm và nguyên nhân 27
3.3.6 Các ý kiến phản hồi của khách hàng, của cơ quan quản lý về hàng hoá xuất khẩu 27
CHƯƠNGIITHỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÀ THÀNH PHỐ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 28
1 Xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam qua các thời kỳ 28
1.1 Tổng kim ngạnh xuất khẩu hàng Nông sản 28
1.1.1 Tình hình xuất khẩu hàng nông sản năm 2007, năm đầu tiên gia nhập WTO 28
1.1.2 Tình hình xuất khẩu hàng nông sản năm 2008 30
1.2 Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Nông sản Việt Nam 32
1.2.1 Tình hình xuất khẩu cà phê 32
1.2.2 Tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam 34
1.2.3 Gạo và một số mặt hàng khác 37
1.3 Thị trường xuất khẩu nông sản chủ yếu của Việt Nam 39
Trang 32 Phân tích các động thái phát triển xuất khẩu hàng nông sản của các địa phương và thành phố 42
2.1 Sản phẩm nông sản của các địa phương và thành phố khi Việt Nam gia nhập WTO 42 2.2 Tác động của các chính sách phát triển của các địa phương ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu Nông sản của địa phương 44 2.3 Những thành tựu đã đạt được và những vướng mắc cần tháo gỡ nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản 52
3 Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của các địa phương và thành phố trong thời gian qua 54
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÀ THÀNH PHỐ Ở NƯỚC TA 62
1 Phương hướng và mục tiêu xuất khẩu nông sản phẩm Việt Nam trong những năm tới 62
1.1 Nâng cao năng lực cạnh tranh của Nông sản phẩm của các địa phương và Thành phố 63 1.2 Đẩy mạnh hoạt động thông tin, dự báo thị trường, xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu 66 1.3 Chuyển hướng xuất khẩu theo cam kết WTO 67 1.4 Ba yêu cầu cho sản xuất và xuất khâu nông sản năm 2008 67
2 Định hướng phát triển xuất khẩu Nông sản phẩm của các địa phương và Thành phố 68 3 Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu Nông sản phẩm của các địa phương và Thành phố trong những năm tới 73
Trang 43.1 Nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo của các cán bộ địa phương, nhằm quản lý có hiệu quả các chương trình và dự án của Nhà nước 73 3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng nông sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của Nông sản các tỉnh và Thành phố 74
3.2.1 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Đắc Lắc 75 3.2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng nông sản thông qua xây dựng các chỉ dẫn địa lý, nhằm nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm gạo Tám Nam Định 76
3.3 Giải pháp về thị trường xuất khẩu 78 3.4 Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học vào thực tiễn, hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp trình độ cao 80
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU:
Nông nghiệp Việt Nam sau hơn một năm gia nhập WTO đã phát triển theo hướng tích cực với tốc độ tăng trưởng 3,25%, giá trị xuất khẩu nông nghiệp chiếm 19,8% GDP cả nước, đặc biệt 7 chương trình trọng tâm nhằm tăng cường tính bền cững cho nông nghiệp, nông thôn được triển khai hiệu quả, tạo sức bật mạnh mẽ cho nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện Về xuất khẩu nông sản, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 12,6 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2006, chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và đã vượt mục tiêu đề ra cho năm 2010 tới 1,5 tỷ USD
Trong quá trình đổi mới, hội nhập kinh tế hàng nông sản Việt Nam đã có mặt trên nhiều nước và đã góp phần thu ngoại tệ để phát triển kinh tế đất nước Lợi thế phát triển hàng hóa nông sản xuất khẩu của ta có nhiều nhưng cũng không ít khó khăn, bất lợi – mà điều khó khăn bất lợi đó chúng ta có thể khắc phục được nếu như chúng ta có biện pháp thích hợp và kiên quyết Trong bối cảnh mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu của các nước là thước đo đánh giá kết quả của quá trình hội nhập quốc tế và phát triển trong mối quan hệ tuỳ thuộc vào nhau giữa các quốc gia Sự độc lập phát triển của các quốc gia là sự phụ thuộc của quốc gia đó vào thế giới phải cân bằng với sự phụ thuộc của thế giới vào quốc gia đó Hoạt động xuất khẩu còn là yếu tố quan trọng nhằm phát huy mọi nguồn nội lực, tạo thêm vốn đầu tư để đổi mới công nghệ, tăng thêm việc làm, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã nổi lên là một nước xuất khẩu nông sản mạnh so với khu vực và thế giới, có những mặt hàng Việt Nam còn được coi là “đại gia” như cà phê, gạo, hạt điều… Tuy nhiên, mức độ tác động của xuất khẩu nông sản đối với tăng trưởng nông nghiệp còn bấp bênh, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó
Trang 6Do đó, vấn đề thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của chúng ta là vấn đề cần phải được giải quyết nhằm đạt được những mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra cho ngành nông nghiệp Chính vì vậy, được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo, GS-TS Đặng Đình Đào và các cán bộ hướng dẫn của Viện Kinh tế Nông nghiệp, em đã chọn đề tài:
“ Thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của các địa phương và Thành phố, thực trạng và giải pháp”
Chuyên đề tốt nghiệp bao gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề chung về xuất khẩu hàng nông sản của các địa phương và thành phố
Chương II: Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của các địa phương và Thành phố ở nước ta hiện nay
Chương III: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của các địa phương và Thành phố
Do điều kiện thực tế còn hạn chế nên chuyên đề còn nhiều thiếu xót, em mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn để chuyên đề của em sẽ tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 7CHƯƠNG I:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÀ THÀNH PHỐ
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1 Tổng quan về tình hình kinh tế Việt Nam sau hơn một năm gia nhập WTO
1.1 Tình hình kinh tế chung
Sau hơn một năm gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đạt tăng trưởng ở mức 8,5% trong năm 2007, thêm một năm tiếp tục đà phát triển trên 8% kể từ 2005 Các yếu tố góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ ở Việt Nam là sản xuất công nghiệp và dịch vụ với tốc độ tăng trưởng mạnh Xuất khẩu vững chắc và các hoạt động đầu tư tăng mạnh là nhân tố chính đảm bảo những thành quả của sản xuất công nghiệp Trong lĩnh vực dịch vụ, kim ngạch bán lẻ đóng góp đáng kể nhất với tốc độ tăng trưởng tính chung là 22,7% (năm 2007) so với năm 2006, thêm vào đó là động lực thúc đẩy từ các hoạt động thương mại, giao thông vận tải, và kinh doanh bất động sản Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế cao cũng như giá cả của nhiều loại hàng hóa tăng lên đã dẫn tới tỷ lệ lạm phát cao tại Việt Nam trong năm 2007.
Các nhà đầu tư cả trong nước và nước ngoài dường như đều kỳ vọng vào năm thứ hai sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhờ đó quy mô đầu tư năm 2008 sẽ được mở rộng thêm 10% so với 2007 Kim ngạch xuất khẩu do tương ứng với đầu tư trực tiếp nước ngoài nên sẽ tăng 12%, và nhờ vậy lĩnh vực sản xuất công nghiệp sẽ tăng trưởng ở mức hai con số là 10,8%.
Nhờ có ảnh hưởng lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài, và với vai trò dẫn đầu của các ngành thương mại, giao thông vận tải, du lịch và bất động sản, lĩnh vực dịch vụ dự báo sẽ tiếp tục phát triển với mức 8,8% trong năm 2008.Như vậy, các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh mẽ được kỳ vọng sẽ dẫn hướng
Trang 8nền kinh tế Việt Nam phát triển với tốc độ 8,7% trong năm 2008 Hơn nữa, giá cả các nông sản ổn định hơn có thể sẽ giúp giảm sức ép lạm phát mà sự phát triển kinh tế liên tục đã gây ra, phản ánh ở tỷ lệ lạm phát năm 2008 ước tính là 8,1%.
Theo báo cáo của Bộ Công thương và Bộ Kế hoạch-Đầu tư, tính đến hết năm 2007, vốn đăng ký đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt trên 16 tỷ USD so với mức hơn 10,5 tỷ USD của năm 2006 Dự kiến đến năm 2008, tổng vốn đầu tư nước ngoài có thể đạt xấp xỉ 29 tỷ USD Nhiều dự án có quy mô lớn, trị giá trên dưới 1 tỷ USD được các tập đoàn xuyên quốc gia đầu tư vào Việt Nam, điển hình tại các địa phương như TPHCM , TP Hà Nội, Đà Nẵng, Phú Yên, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hậu Giang… Cộng đồng các nhà tài trợ vừa qua đã cam kết cung cấp tín dụng 5,4 tỷ USD trong năm 2008
Về xuất khẩu, Việt Nam tăng trên 20% so với năm 2006, trong đó có sự thay đổi cơ cấu: giảm tỷ lệ xuất khẩu nguyên liệu thô, tăng xuất khẩu các mặt hàng chế tạo Đối với một số mặt hàng nhập khẩu quan trọng có kim ngạch nhập khẩu cao, ta còn chủ động cắt giảm thuế xuống thấp hơn mức cam kết trong WTO, chẳng hạn như thuế nhập khẩu ô tô được giảm thêm 20% so với cam kết, thuế nhập khẩu sữa, các loại thịt cũng được giảm thấp hơn mức cam kết Theo đánh giá của Diễn đàn Thương mại Liên hiệp quốc, Việt Nam đã vươn lên thành một trong 10 nền kinh tế có triển vọng thu hút đầu tư nhất trên thế giới.Tuy nhiên, sau 1 năm gia nhập sân chơi toàn cầu, thủ tục hành chính tại Việt Nam vẫn còn quá rườm rà, nhiều cơ chế, chính sách đi ngược xu hướng chung của thế giới
1.2 Tình hình kinh tế ngành
Nông nghiệp Việt Nam sau hơn một năm gia nhập WTO đã phát triển theo hướng tích cực với tốc độ tăng trưởng 3,25%, giá trị xuất khẩu nông nghiệp chiếm 19,8% GDP cả nước, đặc biệt 7 chương trình trọng tâm nhằm tăng cường tính bền cững cho nông nghiệp, nông thôn được triển khai hiệu quả, tạo sức bật mạnh mẽ cho nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện Về xuất khẩu nông sản, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 12,6 tỷ USD, tăng 20% so với năm
Trang 92006, chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và đã vượt mục tiêu đề ra cho năm 2010 tới 1,5 tỷ USD.
Hầu hết hàng nông sản năm 2007 đều được giá nên giá trị xuất khẩu tăng mạnh với nhiều mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD trở lên như gạo, thuỷ sản, cà phê, cao su, sản phẩm gỗ Cà phê là mặt hàng đạt chỉ tiêu sớm nhất với khoảng 1,8 tỷ USD tăng gần 50% so với năm 2006 (năm 2006 đạt khoảng 1,2 tỷ USD) Mặt hàng gỗ chế biến đạt khoảng 2,34 tỷ USD tăng 21% so với năm 2006; cao su trên 1,4 tỷ USD, tăng 10%; gạo là 1,48 tỷ USD tăng 16%, trong khi đó thuỷ sản vẫn dẫn đầu với mốc 3,75 tỷ USD Ngoài ra, hàng loạt nông sản khác cũng được cải thiện đáng kể về chất lượng, giá trị mà đáng chú ý nhất là hồ tiêu với giá trị xuất khẩu bình quân 3.500 USD/tấn (năm 2006 là 1.500 USD/tấn), vì vậy dù lượng xuất khẩu năm 2007 giảm khoảng 15% so với năm 2006, nhưng kim ngạch vẫn đạt 300 triệu USD, tăng 57,9% Trong thời gian qua, chúng ta đã tập trung phát triển tập trung những loại nông sản có lợi thế, có thị trường xuất khẩu, nông nghiệp Việt Nam tiếp tục đạt được những thành công bất chấp những khó khăn của thiên tai, dịch bệnh, giá cả leo thang Diện tích lúa vẫn đạt gần 7,4 triệu ha cùng sản lượng đạt 35,8 triệu tấn đảm bảo an ninh lương thực trong nước và phục vụ xuất khẩu Diện tích ngô 1,1 triệu ha, có sản lượng 4,3 triệu tấn (tăng trên 500.000 tấn), các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê, chè, điều, mía đạt khoảng 2 triệu ha Trong khi đó, dù dịch cúm gia cầm, lợn “tai xanh”, lở mồm long móng diễn ra trên diện rộng nhưng ngành chăn nuôi vẫn tăng trưởng khá với tổng sản lượng thịt hơi 3,83 triệu tấn, tăng 12,6% so với năm 2006, góp phần đưa tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp lên 27% Đặc biệt, quan hệ sản xuất trong nông nghiệp có bước chuyển mạnh mẽ với 83.000 trang trại, 8.320 hợp tác xã, 310/329 doanh nghiệp trực thuộc với số vốn trên 6.000 tỷ đồng Tuy nhiên nền nông nghiệp nước ta vẫn có năng suất, chất lượng và hiệu quả cạnh tranh thâpso với nhiều nước trên thế giới Việc thực hiện chủ trương nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm nông lâm thuỷ sản chưa được nhiều Vấn đề dịch bệnh trên cây trồng, gia súc, gia cầm và vệ sinh an toàn thực phẩm đang đặt ra hết sức bức xúc Thế nhưng, việc hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp
Trang 10trình độ cao mới chỉ manh nha do quy hoạch và quản lý quy hoạch nông nghiệp kém, trình độ lao động nông thôn thấp, khả năng ứng dụng các thành tựu khoa học nông nghiệp và thực tiễn hạn chế Nhằm khắc phục từng bước những vấn đề còn đang tồn tại trong năm 2007, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đưa ra 6 nhóm nhiệm vụ cấp bách cần tập trung chỉ đạo trong năm 2008 để đạt mục tiêu tăng trưởng 3,5%, kim ngạch xuất khẩu đạt 13,5 tỷ USD Theo đó, diện tích đất nông nghiệp trồng cây lương thực (lúa, ngô) sẽ tiếp tục giảm do chuyển đổi mục đích sử dụng nên công tác giống chống sâu bệnh được đặt lên hàng đầu để sản lượng của 7,25 triệu ha lúa đạt 36 – 36,5 triệu tấn, sản lượng ngô đạt 5 triệu tấn Ngành chăn nuôi chủ yếu tập trung phát triển mạnh đàn lợn, đàn bò và trâu thịt trong đó đặc biệt lưu ý các biện pháp đảm bảo an toàn dịch bệnh, đảm bảo tốc độ tăng trưởng 9,4% Trong đó, sản lượng thịt hơi đạt 4,18 triệu tấn, sữa tươi 282.000 tấn, thức ăn chăn nuôi là 9 triệu tấn Ngành thuỷ sản phấn đấu đạt 4,1 triệu tấn sản phẩm với mục tiêu ổn định khai thác bền vững, tăng nôi trồng Bên cạnh đó những chương trình hỗ trợ xuất khẩu, phát triển thuỷ lợi và cơ sở hạ tầng nông thôn, nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ sẽ góp phần duy trì tốc độ phát triển bền vững cho nông nghiệp.
1.3 Tình hình xuất khẩu hàng nông sản của các địa phương và Thành phố ở nước ta hiện nay
1.3.1 Tổng kết về xuất khẩu hàng Nông sản của Việt Nam 10 năm qua
Trong quá trình đổi mới, hội nhập kinh tế hàng nông sản Việt Nam đã có mặt trên nhiều nước và đã góp phần thu ngoại tệ để phát triển kinh tế đất nước Lợi thế phát triển hàng hóa nông sản xuất khẩu của ta có nhiều nhưng cũng không ít khó khăn, bất lợi – mà điều khó khăn bất lợi đó chúng ta có thể khắc phục được nếu như chúng ta có biện pháp thích hợp và kiên quyết Trong bối cảnh mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu của các nước là thước đo đánh giá kết quả của quá trình hội nhập quốc tế và phát triển trong mối quan hệ tuỳ thuộc vào nhau giữa các quốc gia Sự độc lập phát triển của các quốc gia là sự phụ thuộc của quốc gia đó vào thế giới phải cân bằng với sự phụ thuộc của thế giới vào quốc gia đó Hoạt động
Trang 11xuất khẩu còn là yếu tố quan trọng nhằm phát huy mọi nguồn nội lực, tạo thêm vốn đầu tư để đổi mới công nghệ, tăng thêm việc làm, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Trong 10 năm qua, lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam đã giành được nhiều thành tựu đáng kể:
Tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước ngày một tăng, năm sau cao hơn năm trước Nếu như năm 1997, nước ta xuất khẩu đạt 9.087 triệu USD thì đến năm 2007 đã đạt tới 56.308 triệu USD gấp 6,19 lần, trong đó kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 12,6 tỷ USD, tăng hơn năm 1997 là 3,9 lần và chiếm 25% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Nhịp độ tăng trưởng bình quân của GDP là trên 8%/năm tức là tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP tới 3,2 lần Kim ngạch xuất khẩu tính trên đầu người bình quân năm 1997 là 110 USD, năm 2005 là 276 USD và đến năm 2007 đạt 310 USD (đây là mức của các quốc gia có nền phát triển ngoại thương bình thường).
Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu cũng được cải thiện theo chiều hướng đa dạng hoá, giảm tỷ trọng hàng nông, lâm, hải sản, giảm tỷ trọng loại hàng hoá chưa qua chế biến.
Năm 1997 kim ngạch xuất khẩu hàng nông, lâm thuỷ sản chiếm tới 52,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, còn hàng hoá ngành công nghiệp nặng và khoáng sản là 33,4% và tỷ trọng hàng công nghiệp nhẹ – tiểu thủ công nghiệp là 14% Đến năm 2007 tỷ trọng các loại hàng hoá đã thay đổi với cơ cấu tương ứng là 30,1% hàng nông nghiệp, 35,6% hàng công nghiệp nặng và 34,3% hàng công nghiệp nhẹ Như vậy là đã có sự thay đổi về mặt hàng và về chất của quá trình xuất khẩu Thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam ngày càng mở rộng và thay đổi về cơ cấu thị trường Sau khi hệ thống XHCN tan rã, thị trường này không còn nữa thì các nước Châu á đã nhanh chóng trở thành các bạn hàng xuất khẩu chính của ta Trong số các nước ở Châu á thì Nhật Bản và ASEAN đóng vai trò lớn, tuy nhiên tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của ta sang các nước đó cũng đã thay đổi theo hướng giảm
Trang 12dần và tăng ở các nước khối EU và Châu Mỹ Nhìn chung, trong 10 năm qua cơ cấu thị trường xuất khẩu tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn chậm và chưa rõ nét, mang nặng tính tình thế, đối phó, nhất là thị trường xuất khẩu nông sản, các bạn hàng lớn còn ít và không ổn định Chiến lược thị trường chưa được xây dựng trên thế chủ động từ các yếu tố lợi thế cạnh tranh của các mặt hàng.
Trong giai đoạn vừa qua, hàng nông sản vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam Bình quân thời kỳ 1997 – 2007 kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản chiếm khoảng 60% và hàng thuỷ sản chiếm 35% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm , thuỷ sản Trong hàng nông sản xuất khẩu, lúa gạo vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất (23,8%), thứ đến là cà phê (13,5%), hạt điều (4,4%) và cao su (3,2%), còn rau quả chiếm tỷ trọng quá nhỏ ( mới chiếm từ 0.5% đến 1,4%), chưa tương xứng với tiềm năng của ngành Nhưng xét về tốc độ gia tăng giá trị kim ngạch thì rau quả đã tăng rất tương ứng với tiềm năng của ngành Nhưng xét về tốc độ gia tăng giá trị kim ngạch thì rau quả đã tăng rất nhanh, năm 2000 đạt 52 triệu USD, thì năm 2005 là 615 triệu USD và năm 2007 đạt 905 triệu USD tăng gần 1.5 lần so với năm 2005 Thứ đến là hồ tiêu hạt với chỉ số tăng 51% rồi đến cà phê 28% và cao su 22%.
Bên cạnh những tồn tại về quy mô sản phẩm xuất khẩu còn nhỏ bé, thị phần trên thị trường thấp, chất lượng sản phẩm còn yếu kém, thì xuất khẩu nông sản của nước ta còn gặp nhiều khó khăn về giá cả xuất khẩu Trong thời gian qua, giá cả thị trường thế giới luôn luôn biến động bất lợi cho hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam Việc gấp rút phân tích và đánh giá đúng đắn các lợi thế so sánh và các mặt bất lợi trong việc phát triển sản xuất- kinh doanh từng loại nông sản xuất khẩu, để đề ra một đối sách thích hợp là rất quan trọng, tất nhiên phải dựa vào việc xem xét các đối thủ cạnh tranh, thị trường trong nước và thế giới, về các chi phí cơ hội của từng mặt hàng trong điều kiện sinh thái tự nhiên và kinh tế – xã hội của nước ta
Những lợi thế.
Trang 13Thứ nhất:So với các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu như hàng dệt may, giầy
da hay cơ khí, điện tử lắp ráp thì trong cùng một lượng kim ngạch xuất khẩu thu về như nhau, tỷ lệ chi phí sản xuất có nguồn gốc ngoại tệ của hàng nông sản rất thấp, do đó thu nhập ngoại tệ ròng của hàng nông sản xuất khẩu sẽ cao hơn nhiều.
Ví dụ: Chi phí sản xuất gạo xuất khẩu có nguồn gốc ngoại tệ (phân bón, thuốc sâu bệnh và các loại hoá chất, xăng dầu ) chỉ chiếm từ 15% đến 20% giá trị xuất khẩu kim ngạch gạo điều đó có nghĩa là kim ngạch xuất khẩu gạo đã tạo ra từ 80% đến 85% thu nhập ngoại tệ thuần cho đất nước, chỉ số này đối với nhân hạt điều xuất khẩu là 27% và 73%.
Đây là lợi thế ban đầu của các nước nghèo, khi chưa có đủ nguồn ngoại tệ để đầu tư xây dựng các nhà máy lớn, khu công nghiệp để sản xuất- kinh doanh các mặt hàng tiêu tốn ngoại tệ.
Thứ hai: Ngành nông, lâm , thuỷ sản là ngành sử dụng nhiều lao động vào quá
trình sản xuất kinh doanh Đây là một ưu thế quan trọng hiện nay của ngành, vì hàng năm nước ta phải giải quyết thêm việc làm cho 1,4 triệu người bước vào tuổi lao động Ví dụ, để trồng và chăm sóc 1 hecta dứa hay 1 hecta dâu tằm mỗi năm cần sử dụng tới 20 lao động Trong khi đó, giá nhân công Việt Nam rẻ hơn các nước khac trong khu vực, phổ biến với mức 1 đến 1,2 USD/ ngày công lao động trong sản xuất lúa, cà phê Hiện nay, một số công việc nặng nhọc như đánh bắt cá ngừ, thu hoạch mía hay thu hoạch lúa ở đồng bằng sông Cửu Long với giá nhân công cao cũng mới chỉ là 2 đến 2,5USD/ngày công lao động, nhưng vẫn còn rẻ hơn so với Thái Lan từ 2 đến 3 lần Tất nhiên lợi thế này sẽ không tồn tại lâu do sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và thế giới.
Thứ ba:Điều kiện sinh thái tự nhiên của nhiều vùng nước ta rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất một số loại rau quả vụ đông có hiệu quả như cà chua, bắp cải,
tỏi, khoai tây trong khi cũng vào thời gian này ở cả vùng Viễn Đông của Liên bang Nga và thậm chí ở cả Trung Quốc đang bị tuyết dầy bao phủ không thể trồng trọt được gì, nhưng những nơi này lại là thị trường tiêu thụ lớn và tương đối dễ tính Các
Trang 14đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Philipin lại kém lợi thế hơn so với Việt Nam cả về điều kiện tự nhiên sinh thái, cả về kỹ năng, kinh nghiệm sản xuất và tính cần cù lao động của người nông dân trong việc tròng trọt các loại rau quả đó.
Thứ tư: Một số ít nông sản được các nước phát triển ở Châu Âu; Bắc Mỹ ưa
chuộng như nhân hạt điều, dứa, lạc lại có thể trồng ở Việt Nam trên các đất bạc màu, đồi núi trọc ( như điều ) hay trên đất phèn, mặn (như dứa), lạc vụ 3 xen canh nên không bị các cây trồng khác cạnh tranh, mà trên thực tế vẫn còn có khả năng mở rộng sản xuất.
Thứ năm: Các nước Đông Âu, SNG và Trung Quốc vốn là thị trường truyền
thống với quy mô lớn và tương đối dễ tính đối với cacs mặt hàng nông sản của Việt Nam Mặt khác, trên các nước này hiện có một lượng doanh nhân và doanh nghiệp Việt Nam đang làm ăn phát đạt ở đó Đây là một lợi thế lớn để nối lại thị trường tiêu thụ mà bấy lâu nay nước ta đã bỏ qua chưa khai thác có hiệu quả.
Thứ sáu: Nhiều tư liệu sản xuất dùng trong quá trình sản xuất nông, lâm nghiệp,
thuỷ sản vẫn còn phải nhập khẩu, mà phần lớn phải nhập với giá cao hơn giá thế giới, chi phí để sản xuất các loại tư liệu đó trong nước rất cao Do vậy mở cửa hội nhập kinh tế, tự do hoá thương mại sẽ làm cho giá nhập khẩu mặt hàng này rẻ hơn, làm cho giá thành sản xuất và chế biến các loại hàng nông sản phẩm của nước ta giảm xuống một lượng đáng kể do đó sẽ tạo thêm ưu thế cạnh tranh.
Thứ bảy: Thể chế chính trị ổn định, môi trường đấu tư và hệ thống pháp luật
của Việt Nam ngày càng được cải thiện và điều chỉnh thích ứng dần với tiến trình tự do hoá thương mại trong khu vực và toàn cầu.
Những bất lợi:
Thứ nhất: Nhìn chung, tuy Việt Nam đã bước đầu hình thành các vùng sản xuất
hàng hoá tập trung nhưng khối lượng hàng hoá còn nhỏ bé, thị phần trên thế giới thấp, chất lượng chưa đồng đều và ổn định Việt Nam chưa hình thành được các vùng chuyên canh sản xuất hàng tươi sống và vùng nguyên liệu tập trung cho các nhà máy chế biến lớn theo yêu cầu kỹ thuật kinh tế Gạo của Việt Nam chưa đảm bảo độ đông
Trang 15nhất về quy cách chất lượng ngay trong từng lô gạo, bao bì đóng gói kém hấp dẫn và chưa có nhãn thương hiệu của doanh nghiệp mình trên vỏ bao bì Điều đó làm cho giá xuất khẩu của nông sản Việt Nam thấp hơn các nước khác.
Thứ ha: Phần lớn các loại giống cây con hiện đang được nông dân sử dụng có
năng xuất và chất lượng thấp so với các nước trên thế giới và các đối thủ cạnh tranh trong khối ASEAN Trên địa bàn cả nước chưa hình thành một hệ thống cung ứng giống cây con tốt cho người sản xuất, từ giống tác giả, giống nguyên chủng cho đến giống thương phẩm Hầu hết nông dân đã tự sản xuất giống cây con cho mình từ vụ thu hoạch trước hoặc mua giống trên thị trường trôi nổi mà không có sự đảm bảo về chất lượng đặc biệt là giống các loại cây ăn quả, cây lương thực, cây rau Năng suất lúa của Việt Nam chỉ bằng 61% năng suất lúa của Trung Quốc và thấp thua nhiều so với lúa của Nhật Bản, Iatlia, Mỹ Năng suất cà chua của ta chỉ bằng 65% năng suất cà chua thế giới, cao su Việt Nam mới chỉ đạt năng suất 1,1 triệu tấn/ha, so với năng suất thế giới là 1,5 – 1,8 tấn/ha thấp hơn tới 30% - 40%.
Thứ ba: So với các đối thủ cạnh tranh, Việt Nam có công nghệ chế biến lạc hậu,
chưa đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu tiêu dùng của các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, Bắc Mỹ Mặt khác, kết cấu hạ tầng phục vụ cho việc vận chuyển, bảo quản dự trữ, bôc xếp hàng hoá nông sản, nhất là hàng tươi sống rất yếu kém nên giá thành sản phẩm và phí gián tiếp khác tăng nhanh Ví dụ: Do công suất bốc xếp ở cảng Sài Gòn là 1000 tấn/ngày chỉ bằng 1/2 công suất cảng Băng Cốc (Thái Lan), cho nên cảng phí cho một tàu chở gạo 10000 tấn ở Việt Nam là 40000 USD, còn ở cảng Băng Cốc là 20000 USD, như vậy là chi phí tại cảng trong khâu bốc xếp của Việt Nam đã cao hơn gấp đôi so với cảng Băng Cốc.
Thứ tư: Năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, chế biến và xuất khẩu nông sản
chưa đáp ứng được nhu cầu trong điều kiện tự do hoá thương mại, đặc biệt là khâu marketing, dự tính báo thị trường Mối liên kết kinh tế giữa các khâu sản xuất – chế biến – xuất khẩu, giữa khâu cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra, giữa khâu kỹ thuật với khâu kinh tế chưa thiết lập được một cách vững chắc để
Trang 16đảm bảo sự ổn định về số lượng và chất lượng cũng như hiệu quả sản xuât kinh doanh hàng nông sản xuất khẩu theo yêu cầu của thị trường.
Thứ năm: Tuy chủng loại hàng hoá xuất khẩu của ta đa dạng hơn nhưng nhìn
chung thì diện mặt hàng vẫn còn khá đơn điệu, chưa có sự thay đổi đột biến về chủng loại, về chất lượng, xuất khẩu chủ yếu vẫn dựa vào một vài mặt hàng chủ lực, truyền thống như gạo, cà phê, cao su, hải sản mà phần lớn chúng ta đều tiềm ẩn nguy cơ tăng trưởng chậm dần do gặp phải những hạn chế mang tính cơ cấu như diện tích có hạn, năng suất có hạn và khả năng cnạh tranh ngày càng giảm dần.
Thứ sáu: Bộ máy quản lý hành chính Nhà Nước vẫn còn quan liêu trì trệ, chưa
thông thoáng và bảo thủ đã làm nản lòng câc nhà đầu tư kinh doanh trong và ngoài nước và làm tăng giá thành sản xuất và giá thành sản phẩm xuất khẩu Do vậy, lợi thế tiềm năng không được phát huy hết.
Thứ bảy: Trong quá trình tự do hoá thương mại, một số doanh nghiệp kinh
doanh hàng nông sản làm ăn thua lỗ, không có khả năng cạnh tranh sẽ bị phá sản theo
quy định của luật Điều bất lợi này Việt Nam cũng phải chấp nhận một cách tự
nhiên, bình thường theo vận hành của quy luật kinh tế thị trường Một số mặt hàng nông sản tiêu thụ nội địa trong nhiều năm qua sẽ bị cạnh tranh và dảm dần hoặc mất thị trường ngay trên quê hương mình Điều đó cũng dễ hiểu và chúng ta phải chấp nhận nó như một việc bình thường, không phải chỉ với chúng ta mà đối với tất cả các nước khác Nhưng trước mắt, điều bất lợi này sẽ gây ra những tác động tiêu cực tạm thời cả lĩnh vực kinh tế - xã hội và chính trị.
Tóm lại, xét về tổng thể, hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam tuy đã
đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ và có nhiều lợi thế cần khai thác nhưng vẫn còn nhiều tồn tại và bất lợi Những tồn tại và bất lợi này đều có sự liên quan chặt chẽ với nhau, vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của nhau đòi hỏi phải được xử lý một cách dứt điểm và toàn diện.
Nền nông nghiệp Việt Nam đang trên đà phát triển và hoà nhập vào xu thế chung của nông nghiệp các nước trong khu vực và toàn cầu, tuy nhiên theo tiến trình
Trang 17này về mức độ và hiệu quả không chỉ phụ thuộc vàp bản thân sự cố gắng của phái Việt Nam, mà còn phụ thuộc vào xu thế chung của thị trường hàng hóa nông sản thế giới Trong định hướng phát triển nông nghiệp của mình vấn đề quan trọng được đặt ra là khả năng thực sự về mức độ đáp ứng của sản xuất- xuất khẩu đối với nhu cầu đến đâu, không chỉ về số lượng mà còn yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, đẹp về hình thức, phong phú đa dạng về chủng loại và giá cả hợp lý nhằm tăng sức hấp dẫn đối với người tiêu dùng Do vậy nâng cao khả năng sản xuất, phát huy các lợi thế cạnh tranh của hàng nông sản của Việt Nam trên thị trường là vấn đề cốt lõi trong chiến lược phát triển nông nghiệp hướng ra xuất khẩu của Việt Nam , trước hết có thể tập trung vào các mặt hàng nông sản chủ yếu có nhiều lợi thế nhất.
1.3.2 Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu
Nông nghiệp được coi là lĩnh vực chịu nhiều tác động nhất trong quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam Nhiều lo ngại về sức mạnh của Nông sản Việt Nam trên sân chơi lớn này xuất phát từ những hạn chế trong năng lực sản xuất, chế biến, tạo dựng thương hiệu và uy tín lớn của từng mặt hàng nông sản.
Nhìn từ khía cạnh xuất khẩu nông sản, sau một năm gia nhập WTO, những mặt hàng chủ lực của nền nông nghiệp Việt Nam vẫn đang chứng tỏ thế và lực của một đất nước với không ít sản phẩm nông nghiệp được ghi danh trên thương trường thế giới
Theo đánh giá của Vụ Kế hoạch (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), năm 2007 tiếp tục là năm thành công trong xuất khẩu nông sản Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của cả nước đã đạt 15,5 tỷ USD So với năm 2006, năm cũng được coi là rất thành công trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam, con số này đã tăng tới 20% Năm 2007, xuất khẩu gạo đã vượt chỉ tiêu với sản lượng xuất khẩu 6,5 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu tăng 18% (1,42 tỷ USD) Cà phê Việt Nam vượt ngưỡng xuất khẩu 1 triệu tấn với tổng giá trị kim ngạch 1,65 tỷ USD Hiện đã
Trang 18có tới 5 mặt hàng là thuỷ sản, gỗ và sản phẩm gỗ, cà phê, gạo và cao su đạt giá trị xuất khẩu từ 1-3 tỷ USD.
Cùng với những ưu thế sẵn có của nông sản Việt Nam, việc gia nhập WTO tiếp tục tạo đà thuận lợi cho xuất khẩu nông sản Bên cạnh những bạn hàng truyền thống, hầu hết các ngành hàng xuất khẩu trong năm nay đều tiếp nhận thêm những bạn hàng mới Nếu như nhiều năm trước đây, xuất khẩu cao su của Việt Nam chủ yếu tập trung vào thị trường Trung Quốc thì năm qua đã có sự chuyển dịch rõ rệt Từ đầu năm đến nay sản lượng cao su xuất khẩu sang Trung Quốc giảm chỉ còn khoảng 59%, trong khi xuất sang các thị trường khác như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaixia, Đức lại tăng đáng kể
Cà phê đang là mặt hàng dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu trong nhóm hàng nông, lâm sản và là một trong tám mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỉ USD.
Các chuyên gia cho rằng cà phê VN có tính cạnh tranh cao nhờ môi trường và khí hậu ưu đãi, chi phí sản xuất thấp, sản lượng thuộc hàng cao nhất thế giới Tuy nhiên, cà phê VN có chất lượng tương đối thấp do thiết bị chế biến, sấy khô nghèo nàn, công nghệ sau thu hoạch lạc hậu Cà phê VN chưa có thương hiệu và các nhà XK thiếu kỹ năng tiếp thị, do vậy chỉ chào bán được mức giá thấp hơn so với giá trung bình của thế giới Song điều quan trọng là VN có tiềm năng nâng cao chất lượng thông qua việc đầu tư công nghệ sau thu hoạch, lưu kho và chế biến Với vị trí vững chãi đã có trên thị trường thế giới, nếu có chiến lược cải thiện được chất lượng đúng đắn, cà phê VN sẽ ở hàng "bá chủ".
Bên cạnh đó, sản lượng cao su xuất sang thị trường Malaixia trong năm nay đã tăng 3 lần so với năm trước và đây được đánh giá là thị trường chiến lược của cao su Việt Nam trong tương lai
Với ngành chè, những nỗ lực cải thiện chất lượng chè Việt Nam sau khi gia nhập WTO còn mang lại kết quả rõ nét hơn Theo Hiệp hội hội Chè Việt nam, sau những nỗ lực của ngành chè trong việc đầu tư phát triển các cơ sở công nghiệp chế
Trang 19biến chè theo quy hoạch, đồng thời tổ chức lại ngành chè theo hướng từng bước hiện đại hoá, tăng nhanh tỷ lệ các sản phẩm chè tinh chế, có chất lượng cao và đa dạng hoá sản phẩm, năm nay giá chè xuất khẩu của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể với mức tăng khoảng 25%, tương ứng mức tăng 270-280 USD/tấn
Tuy nhiên, nếu lĩnh vực xuất khẩu đạt được nhiều thành công thì việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong nông nghiệp lại chưa chứng tỏ được lợi thế Năm 2007 tỷ trọng FDI cho ngành nông nghiệp vẫn còn rất thấp (chỉ chiếm 10,6% số dự án và 6,5% số vốn đầu tư đăng ký) Đáng chú ý, mặc dù có tới 42 quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nhưng chủ yếu là các nhà đầu tư đến từ châu Á Việt Nam hiện chưa thu hút các nhà đầu tư của một số nước có tiềm năng, thế mạnh lớn về nông nghiệp như Mỹ, Canada, Ôxtrâylia….
Điều này phản ánh khả năng vận động, xúc tiến đầu tư của Việt Nam trong lĩnh vực này còn hạn chế Đồng thời, theo các chuyên gia kinh tế, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam luôn tiềm ẩn rủi ro đối với các nhà đầu tư nước ngoài do điều kiện tự nhiên khó khăn, thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, sản phẩm nông nghiệp thường có tỉ suất lợi nhuận thấp Chính vì vậy, mặc dù là một trong những lĩnh vực mà Chính phủ Việt Nam chú trọng ưu đãi cho các nhà đầu tư, nhưng sau khi gia nhập WTO nông nghiệp – nông thôn vẫn không đạt được tốc độ tăng trưởng FDI như những lĩnh vực khác.
Trên cơ sở nhận diện những thuận lợi và hạn chế sau một năm gia nhập WTO, Bộ NN & PTNT xác định tiếp tục xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá có năng suất, chất lượng, hiệu quả và có sức cạnh tranh cao gắn với hội nhập kinh tế quốc tế Bên cạnh đó, nhu cầu thị trường cũng đã và đang hướng nông dân sản xuất theo tiêu chí sản xuất những sản phẩm thị trường cần với giá thành hạ, năng suất tăng, chất lượng tăng và đặc biệt là bán được giá cao.
Tuy nhiên, thực tế là hiện nay trình độ sản xuất của nông dân còn ở mức độ thấp, bộc lộ nhất là giống cây trồng, vật nuôi vẫn chưa kiểm dịch đầy đủ và cũng chưa kiểm soát nguồn gốc Thứ hai là chưa kiểm soát tốt phân hoá học, phân bón
Trang 20Thứ ba là công tác bảo quản sau thu hoạch, bao bì, nhãn hiệu hàng hoá thương hiệu vẫn chưa đáp ứng theo chuẩn mực yêu cầu của quốc tế trong quá trình hội nhập Thứ tư là quy mô sản xuất nhỏ lẻ, bình quân diện tích đất còn rất thấp, khoảng 0,7-1 ha/hộ, vì vậy muốn sản xuất với quy mô lớn, chất lượng đồng đều là rất khó Thứ năm là giá thành sản xuất vẫn còn cao, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được quan tâm đầy đủ khi đưa sản phẩm ra thị trường…
Để nông nghiệp-nông thôn và nông dân thực sự vững vàng với WTO, thì cùng với việc quy hoạch, định hướng sản xuất và tăng cường ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, việc tăng cường nâng cao trình độ, năng lực sản xuất, ứng dụng khoa hoạ kỹ thuật và nắm bắt xu thế thị trường của các doanh nghiệp nông nghiệp và nông dân vẫn là nhiệm vụ quan trọng.
2 Nông sản phẩm và vai trò của Nông sản phẩm trong xuất khẩu của các địa phương và Thành phố
Sản xuất nông nghiệp không những cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà còn sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ Hiện tại cũng như trong tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người, không ngành nào có thể thay thế được Trên 40% số lao động trên thế giới đang tham gia vào hoạt động nông nghiệp Đảm bảo an ninh lương thực là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia, góp phần ổn định chính trị, phát triển nền kinh tế.
Chúng ta đều biết, Việt Nam là một nước nông nghiệp, vấn đề sản xuất và xuất khẩu nông sản giữ vị trí quan trọng đối với tăng trưởng nông nghiệp nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung Trong những năm gần đây, Việt Nam đã nổi lên là một nước xuất khẩu nông sản mạnh so với khu vực và thế giới, có những mặt hàng Việt Nam còn được coi là “đại gia” như cà phê, gạo, hạt điều… Tuy nhiên, mức độ tác động của xuất khẩu nông sản đối với tăng trưởng nông nghiệp còn bấp bênh, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó.
Trang 21Sản phẩm của nông nghiệp bao gồm nông sản, lâm sản và thuỷ sản, trong đó nông sản chiếm tỷ trọng lớn nhất Vì vậy, xuất khẩu nông sản có những vị thế đặc biệt trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nước nhà như:
Một là, xuất khẩu nông sản tác động đến việc mở rộng quy mô sản xuất nông
nghiệp
Khi xuất khẩu nông sản tăng, khối lượng nông sản được sản xuất ra ngày càng lớn, do đó sẽ tạo điều kiện cho việc mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp Mặt khác, khi xuất khẩu nông sản tăng còn tạo nguồn thu lớn cho người sản xuất, từ đó họ có thể tăng vốn để tái sản xuất mở rộng, tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị hàng xuất khẩu.
Hai là, xuất khẩu góp phần giải quyết tốt vấn đề công ăn, việc làm
Một trong những đặc điểm rất quan trọng của Việt Nam và một số nước đang phát triển khác là tốc độ tăng lực lượng lao động nhanh, từ đó việc làm luôn là vấn đề nóng và cần quan tâm của nền kinh tế Để giải quyết được tình trạng này phải tăng cầu lao động và xuất khẩu tăng cũng là một trong những biện pháp để mở rộng quy mô ngành sản xuất nông sản, từ đó tạo thêm việc làm cho người lao động Mặt khác, xuất khẩu nông sản tăng kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, từ đó nhu cầu lao động bổ sung tăng lên.
Khi người lao động có việc làm, thu nhập ổn định sẽ tạo tâm lý yên tâm phấn khởi và người lao động (đặc biệt là lao động nông nghiệp) sẽ làm việc ngay tại quê hương mình, giảm tải tình trạng di cư của lao động ra các khu công nghiệp, thành thị để tìm kiếm việc làm.
Ba là, xuất khẩu nông sản góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực
trong nông nghiệp
Nguồn lực trong nông nghiệp bao gồm: đất đai, cơ sở hạ tầng, người lao động, kinh nghiệm sản xuất… Mỗi quốc gia đều có những cách thức khác nhau trong việc sử dụng các nguồn lực của mình sao cho có hiệu quả nhất và tận dụng hết các lợi thế
Trang 22của vùng Mỗi vùng khác nhau sẽ có lợi thế về một loại nông sản khác nhau, do đó khi xuất khẩu nông sản tăng lên, thị trường được mở rộng sẽ tạo điều kiện cho vùng đó sử dụng nguồn lực đạt hiệu quả cao nhất Đây cũng là lý do tại sao Việt Nam lại tạo những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu gạo của đồng bằng sông Cửu Long, cà phê của các tỉnh miền Trung Tây Nguyên, vải Lục Ngạn, nhãn Hưng Yên, thanh long Bình Thuận, bưởi Diễn…
Bốn là, xuất khẩu nông sản góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá - hiện
đại hoá nông nghiệp nông thôn
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, đưa thiết bị, công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp, thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ sinh học và công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường Vì vậy, xuất khẩu nông sản tạo điều kiện giải quyết tốt vấn đề đầu ra cho nông sản, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn, điều này rất phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay Mặt khác, xuất khẩu nông sản còn có vai trò tích cực trong việc cung cấp thông tin cho người sản xuất, tạo ra sự phù hợp tốt hơn giữa người sản xuất và thị trường.
Năm là, xuất khẩu nông sản góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Xuất khẩu nông sản tăng làm đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, từ đó góp phần thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có giá trị cao, đảm bảo vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường thế giới Xuất khẩu nông sản tăng hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hoá, tạo thuận lợi cho việc chăm sóc, áp dụng tiến bộ kỹ thuật và xoá bỏ dần cách thức sản xuất manh mún, nhỏ lẻ trước đây.
Trang 23Từ những vấn đề trên, có thể thấy rằng, về mặt lý thuyết xuất khẩu nông sản và tăng trưởng nông nghiệp có mối quan hệ thuận chiều, nhưng trên thực tế các quốc gia có phát huy được mối quan hệ này hay không còn phụ thuộc rất lớn vào tình hình cụ thể của quốc gia đó và tăng trưởng nông nghiệp không chỉ chịu tác động của một nhân tố đó là xuất khẩu nông sản.
Xuất khẩu nông sản và tăng trưởng nông nghiệp của các địa phương và Thành phố.
Thực tế, trong những năm qua ngành nông nghiệp Việt Nam đã có những bước chuyển mình, tạo ra sự thay đổi lớn trong sản xuất, cơ cấu, chất lượng, giá cả sản phẩm và uy tín của nông sản trên thị trường quốc tế Chúng ta có thể nhìn nhận sự thay đổi đó thông qua một số số liệu ở Bảng 1.
Bảng 1 Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp và tốc độ tăng trưởng XK nông sản (%)
Nguồn: (1) Tác giả tự tính; (2) Niên giám Thống kê 2007
Từ Bảng 1 có thể thấy, trong giai đoạn từ 2004 – 2006 xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã có sự tăng trưởng đều đặn từ 11,5% năm 2004 lên 26,6% năm 2005 và 61,5% năm 2006 Sự tăng trưởng này làm cơ sở cho tăng trưởng nông nghiệp cũng tăng đều đặn từ 3,62% năm 2004 lên 4,04% năm 2006 Riêng năm 2007, kinh tế Việt Nam nói chung và nông nghiệp nói riêng gặp nhiều khó khăn Đó là thiên tai (hạn hán, bão số 1( Chin Chu), bão số 6 (Xangsane), lốc mưa đá, bão số 9 (Durian)), dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng… Điều này làm cho việc sản xuất và xuất khẩu nông sản gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp Việt Nam vì nông nghiệp là ngành chịu tác động lớn nhất của điều kiện tự nhiên Kết quả là tốc độ tăng của xuất khẩu nông sản chỉ đạt 26,5% và nông nghiệp đạt 3,4% Nhưng đạt được kết quả này cũng đã thể hiện sự nỗ lực phấn đấu hết sức mình của người dân
Trang 24Việt Nam để đạt được mục tiêu đề ra (năm 2007 vẫn đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 8,%)
Chúng ta có thể nhìn nhận mối quan hệ này ở góc độ trực tiếp hơn, đó là mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nông sản và xuất khẩu nông nghiệp
Bảng 2 Mối quan hệ giữa tăng trưởng XK nông sản và tăng trưởng XK nông nghiệp
Từ việc nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn mối quan hệ giữa xuất khẩu nông sản và tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam qua một số năm, có thể đưa ra một số nhận xét sau:
Thứ nhất, các nước đang phát triển tương tự Việt Nam, khi nông nghiệp là một
ngành kinh tế cơ bản thì xuất khẩu nông sản có mối quan hệ chặt chẽ với tăng trưởng
Trang 25nông nghiệp Do đó sự biến động của xuất khẩu nông sản sẽ kéo theo sự biến động của tăng trưởng nông nghiệp và muốn đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nông nghiệp thì cần phải bắt đầu từ các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản
Thứ hai, trong điều kiện Việt Nam đã là thành viên của WTO, vấn đề xuất khẩu
nông sản đứng trước những cơ hội và thách thức lớn, vì vậy Chính phủ cần có những chính sách hợp lý đối với xuất khẩu nông sản để tận dụng những cơ hội, giảm bớt những thách thức và biến thách thức thành cơ hội từ đó thúc đẩy xuất khẩu nông sản, góp phần thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam.
3 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng nông sản của các địa phương và Thành phố và hệ thống chỉ tiêu đánh giá động thái phát triển XK hàng nông sản của các địa phương
3.1 Các nhân tố ảnh hưởng hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng nông sản
3.1.1 Nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
a Môi trường văn hoá xã hội.
Yếu tố văn hoá xã hội luôn bao quanh hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất khẩu các mặt hàng của ngành nông nghiệp Có thể nghiên cứu các yếu tố từ những giác độ khác nhau tuỳ vào mục tiêu nghiên cứu Các yếu tố thường được nghiên cứu là: Dân số, xu hướng vận động của dân số, sự dịch chuyển dân cư và xu hướng vận động
b Môi trường chính trị luật pháp.
Các yếu tố thuộc lĩnh vực chính trị và luật pháp chi phối mạnh mẽ sự hình thành cơ hội thương mại và khả năng thực hiện mục tiêu xuất khẩu hàng nông sản Sự ổn định của môi trường chính trị đã được xác định là một trong những điều kiện tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, sự thay đổi điều kiện chính trị có thể ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của hoạt động xuất khẩu.
Các yếu tố cơ bản thuộc môi trường này thường được lưu ý là:
Trang 26- Quan điểm, mục tiêu định hướng phát triển xã hội và nền kinh tế của đảng cầm quyền.
- Chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện các quan điểm mục tiêu của Chính phủ và khả năng điều hành của Chính phủ.
c.Yếu tố cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên.
Các yếu tố cơ sở hạ tầng là điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho hoạt động kinh doanh.Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống giao thông vận tải, hệ thống thông tin, hệ thống cảng Các nước có nền kinh tế phát triển thường có hệ thống cơ sở hạ tầng tốt, đó là một điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh Điều kiện tự nhiên là yếu tố cần được quan tâm, những biến động của tự nhiên như nắng mưa, bão lũ, các dịch bệnh cần được chú ý để phòng ngừa vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của nông sản phẩm.
d Môi trường kinh tế và công nghệ.
Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường kinh tế và công nghệ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là rất lớn Các yếu tố thuộc môi trường này quy định cách thức doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế trong việc sử dụng tiềm năng của mình và qua đó cũng tạo cơ hội kinh doanh cho từng mặt hàng xuất khẩu.
Các yếu tố quan trọng của môi trường này và tác động của nó đến cơ hội kinh doanh:
Trang 27- Tiềm năng của nền kinh tế: Yếu tố tổng quát, phản ánh các nguồn lực có thể được huy động và chất lượng của nó: tài nguyên, con người, vị trí địa lý, dự trữ quốc gia
- Các thay đổi về cấu trúc, cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Xu hướng phát triển chung của nền kinh tế hoặc từng ngành liên quan đến hoạt động xuất khẩu của ngành, liên quan trực tiếp đến khả năng xuất khẩu, khả năng mở rộng thị trường, quy mô thị trường
- Lạm phát và khả năng điều khiển lạm phát.
- Tỷ giá hối đoái và khả năng chuyển đổi của đồng tiền quốc gia (nội tệ).- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của nền kinh tế.
- Khả năng nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nền kinh tế/ngành kinh tế.
3.1.2 Nhân tố thuộc môi trường ngành
a Môi trường cạnh tranh.
Cạnh tranh được xác định là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường với nguyên tắc ai hoàn thiện hơn, thoả mãn nhu cầu tốt hơn, hiệu quả hơn người đó sẽ thắng, sẽ tồn tại và phát triển Duy trì khả năng cạnh tranh lành mạnh và đúng luật là trách nhiệm của Chính phủ.
b Khách hàng (bạn hàng).
Khách hàng được đề cập ở đây là các quốc gia có nhu cầu về mặt hàng nông sản phẩm và có quan hệ kinh tế với Việt Nam Hiện nay, quá trình toàn cầu hoá kinh tế diễn ra ngày một rộng rãi và Việt Nam cũng nằm trong xu thế tất yếu đó, đây có thể coi là một thuận lợi lớn cho mặt hàng nông sản phẩm của ta vì sản phẩm của Việt Nam đa dạng và phong phú, nhiều mặt hàng Việt Nam là nhà cung cấp lớn nhất nhì thế giới và khu vực Tuy nhiên không phải không có những khó khăn khi trình độ khoa học công nghệ của ta còn lạc hậu, khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học và
Trang 28nông nghiệp còn hạn chế thì chúng ta không đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật của bạn hàng nhất là những bạn hàng lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Đức,
3.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới sản phẩm Nông sản các địa phương và Thành phố của nước ta hiện nay
3.2.1 Các nhân tố tự nhiên
Các nhân tố tự nhiên là tiền đề cơ bản để phát triển và phân bố nông nghiệp Mỗi loại cây trồng, vật nuôi chỉ có thể sinh trưởng và phát triển trong những điều kiện tự nhiên nhất định Các điều kiện tự nhiên quan trọng hàng đầu là đất, nước và khí hậu Chúng sẽ quyết định khả năng nuôi trồng các loại cây, con cụ thể trên từng lãnh thổ, khả năng áp dụng các quy trình sản xuất nông nghiệp, đồng thời có ảnh hưởng lớn đền năng suất cây trồng, vật nuôi.
a) Đất đai
Đất đai là cơ sở đầu tiên, quan trọng nhất để tiến hành trồng trọt, chăn nuôi Quỹ đất, tính chất đất và độ phì của đất có ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, năng suất và sự phân bố cây trồng, vật nuôi Đất nào, cây ấy Kinh nghiệm dân gian đã chỉ rõ vai trò của đất đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp.Nguồn tài nguyên đất nông nghiệp trên thế giới rất hạn chế, chỉ chiếm 12% diện tích tự nhiên, trong khi số dân vẫn không ngừng tăng lên Tuy diện tích đất hoang hoá còn nhiều, nhưng việc khai hoang, mở rộng diện tích đất nông nghiệp rất khó khăn, đòi hỏi nhiều công sức và tiền của Đó là chưa kể đến việc mất đất do nhiều nguyên nhân như xói mòn, rửa trôi, nhiễm mặn và chuyển đổi mục đích sử dụng Vì vậy, con người cần phải sử dụng hợp lí diện tích đất nông nghiệp hiện có và bảo vệ độ phì của đất.
b) Khí hậu và nguồn nước
Khí hậu và nguồn nước có ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc xác định cơ cấu cây trồng, thời vụ, khả năng xen canh, tăng vụ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở từng địa phương Sự phân chia các đới trồng trọt chính trên thế giới như nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới và cận cực liên quan tới sự phân đới khí hậu Sự phân mùa của khí hậu
Trang 29quy định tính mùa vụ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.Các điều kiện thời tiết có tác dụng kìm hãm hay thúc đẩy sự phát sinh và lan tràn dịch bệnh cho vật nuôi, các sâu bệnh có hại cho cây trồng Những tai biến thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán, bão… gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp Chính điều này làm cho ngành nông nghiệp có tính bấp bênh, không ổn định.
c) Sinh vật
Sinh vật với các loài cây con, đồng cỏ và nguồn thức ăn tự nhiên là cơ sở để thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng và vật nuôi, cơ sở thức ăn tự nhiên cho gia súc và tạo điều kiện cho phát triển chăn nuôi.
3.2.2 Các nhân tố kinh tế - xã hội
Các nhân tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng quan trọng tới phát triển và phân bố nông nghiệp.
a) Dân cư và nguồn lao động
Dân cư và nguồn lao động ảnh hưởng tới hoạt động nông nghiệp ở hai mặt: vừa là lực lượng sản xuất trực tiếp vừa là nguồn tiêu thụ các nông sản Các cây trồng và vật nuôi cần nhiều công chăm sóc đều phải phân bố ở những nơi đông dân, có nhiều lao động Truyền thống sản xuất, tập quán ăn uống của các dân tộc có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phân bố cây trồng, vật nuôi.
b) Các quan hệ sở hữu ruộng đất
Các quan hệ sở hữu ruộng đất có ảnh hưởng rất lớn tới con đường phát triển nông nghiệp và các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp Việc thay đổi quan hệ sở hữu ruộng đất ở mỗi quốc gia thường gây ra những tác động rất lớn tới phát triển nông nghiệp.
c) Tiến bộ khoa học – kỹ thuật
Tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong nông nghiệp thể hiện tập trung ở các biện pháp cơ giới hoá (sử dụng máy móc trong các khâu làm đất, chăm sóc và thu hoạch),
Trang 30học), hóa học hoá (sử dụng rộng rãi phân hoá học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, chất kích thích cây trồng…), điện khí hoá (sử dụng điện trong nông nghiệp), thực hiện cuộc cách mạng xanh (tạo ra và sử dụng các giống mới có năng suất cao) và áp dụng công nghệ sinh học (lai giống, biến đổi gen, cấy mô…)
Nhờ áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học – kỹ thuật, con người hạn chế được những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, chủ động hơn trong hoạt động nông nghiệp, nâng cao năng suất và sản lượng.
d) Thị trường
Thị trường tiêu thụ có tác động mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp và giá cả nông sản Thị trường còn có tác dụng điều tiết đối với sự hình thành và phát triển các vùng chuyên môn hoá nông nghiệp Xung quanh các thành phố, các trung tâm công nghiệp lớn ở nhiều nước trên thế giới đều hình thành vành đai nông nghiệp ngoại thành với hướng chuyên môn hoá sản xuất rau, thịt, sữa, trứng cung cấp cho nhu cầu của dân cư.
Ngoài ra, đường lối chính sách phát triển kinh tế nói chung, phát triển nông nghiệp nói riêng cũng có ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp.
3.3 Chỉ tiêu cho hoạt động xuất khẩu hàng nông sản
3.3.1 Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của tỉnh (Thành phố):
Trong đó: TXKNS: Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản tỉnh (Thành phố)SLi: Sản lượng xuất khẩu mặt hàng (i)
Pi : Giá xuất khẩu mặt hàng (i) tương ứng.
J: Tổng số mặt hàng nông sản xuất khẩu của Tỉnh (Thành phố)
Trang 31Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá trị xuất khẩu hàng nông sản của địa phương, mức độ đóng góp của mặt hàng nông sản vào sự phát triển kinh tế của địa phương và Thành phố Chỉ tiêu này còn giúp hoạch định chính sách phát triển xuất khẩu nông sản, xây dựng các chỉ tiêu phù hợp
3.3.2 Tỷ trọng xuất khẩu nông sản của Tỉnh( Thành phố).
Trong đó: YXKNS: Tỷ trọng xuất khẩu nông sản
TXKNS: Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Tỉnh (Thành phố)TXK: Tổng kim ngạch xuất khẩu chung của toàn tỉnh (Thành phố)
Chỉ tiêu này cho thấy tỷ trọng của mặt hàng nông sản trong toàn bộ hoạt động xuất khẩu chung của địa phương, chỉ tiêu này cho ta thấy rõ mức độ đóng góp của nông sản, thông qua đó có những biện pháp phát triển những mặt hàng có thế mạnh.
3.3.3 Lượng hàng xuất khẩu tăng giảm so với kỳ trước và so với kỳ kế hoạch.3.3.4 Giá trị kim ngạch đạt được của từng mặt hàng, từng thị trường, từng khách hàng, so với kỳ trước và kế hoạch.
3.3.5 Mức độ chiếm lĩnh thị trường đối với những mặt hàng, nhóm hàng quan trọng, tăng giảm và nguyên nhân.
3.3.6 Các ý kiến phản hồi của khách hàng, của cơ quan quản lý về hàng hoá xuất khẩu.
Trang 32CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÀ THÀNH PHỐ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1 Xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam qua các thời kỳ
1.1 Tổng kim ngạnh xuất khẩu hàng Nông sản
1.1.1 Tình hình xuất khẩu hàng nông sản năm 2007, năm đầu tiên gia nhập WTO
Năm 2007, nông nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng tích cực với tốc độ tăng trưởng 3,25% giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 19,8% GDP cả nước Sau một năm gia nhập WTO, “bức tranh” xuất khẩu nông sản đẹp hơn bao giờ hết với tổng giá trị xuất khẩu đạt 12,6 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2006, chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và đã vượt mục tiêu đề ra cho năm 2010 tới 1,5 tỷ USD Hầu hết hàng nông sản năm nay đều được giá nên giá trị xuất khẩu tăng mạnh với nhiều mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD như gạo, cà phê, cao su, sản phẩm gỗ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, năm 2007, các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam vẫn ở xu thế thuận lợi về giá cả và thị trường xuất khẩu Ngoài sản lượng xuất khẩu gạo sụt giảm do điều chỉnh định mức xuất khẩu, các mặt hàng khác như cà phê, chè, cao su tăng cả về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu nên không những bù đắp được sự giảm sút của mặt hàng gạo mà còn tạo sự tăng trưởng bước đầu cho xuất khẩu nông sản trong năm 2007 Cà phê chiếm ngôi đầu bảng Tăng trưởng mạnh nhất trong tháng đầu tiên của năm 2007 phải kể đến ngành hàng cà phê Nhờ giá xuất khẩu ổn định ở mức cao, nguồn cung tăng mạnh đã đưa sản lượng cà phê xuất khẩu đạt mức kỷ lục - 130.000 tấn với kim ngạch 182 triệu USD Đây là tháng có sản lượng và kim ngạch cà phê xuất khẩu cao nhất trong vòng nhiều
Trang 33năm qua của ngành cà phê Việt Nam Do giá cà phê xuất khẩu tháng này bình quân đạt 1.402 USD/tấn, cao hơn năm trước 28% nên so với năm trước, sản lượng cà phê xuất khẩu tăng 60% và giá trị kim ngạch gấp hơn 2 lần Với kết quả này, cà phê chiếm ngôi đầu bảng, trở thành mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2007 Điều này chứng tỏ lợi thế của xuất khẩu cà phê trong năm 2007 Theo dự báo của Tổ chức cà phê Quốc tế (ICO), sản lượng cà phê toàn thế giới niên vụ 2007-2008 đạt 135 triệu bao (tương đương 8,56 triệu tấn) tăng 11,6 triệu bao so với niên vụ 2006-2007 do cà phê năm 2007 được giá, nhiều quốc gia sản xuất cà phê đã tăng diện tích trồng cà phê Tuy nhiên, nhu cầu cà phê thế giới cũng được dự báo tiếp tục tăng nên giá cà phê có thể ổn định ở mức cao trong thời gian tới Tiếp đà tăng trưởng của năm 2006, năm 2007 thị trường thuận lợi đã đưa cao su lên vị trí thứ 2 về kim ngạch xuất khẩu trong nhóm hàng nông sản Giá cao su xuất khẩu tiếp tục ổn định ở mức cao nên với sản lượng xuất khẩu 720.000 tấn (tăng 13% so với năm trước), kim ngạch xuất khẩu cao su lên tới 1460 triệu USD (tăng 18% so với năm trước) - chiếm tới 28% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản trong năm 2007 Năm 2006, lần đầu tiên mặt hàng cao su gia nhập top các nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD và việc tiếp tục đứng trong top này là mục tiêu chính của ngành cao su trong năm 2007 Cùng trong nhóm hàng có sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cùng tăng trong năm 2007 là mặt hàng chè Trong năm 2007, sản lượng chè xuất khẩu của cả nước đạt 76.000 tấn, đóng góp vào kim ngạch gần 89 triệu USD So với năm trước sản lượng chè xuất khẩu tăng 35%, giá trị xuất khẩu tăng 30% Gạo - thấp nhất trong vòng 7 năm qua Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thấp nhất trong năm 2007 lại chính là mặt hàng có lợi thế nhất của nông sản Việt Nam Năm 2007, sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước chỉ đạt khoảng 420.000 tấn với kim ngạch gần 15 triệu USD, bằng 14% về lượng và 19% về giá trị so với cùng kỳ năm trước Đây là mức xuất khẩu gạo thấp nhất trong vòng 7 năm qua Tuy nhiên, nguyên nhân của hiện tượng này không xuất phát từ thị trường mà do chủ trương chủ động hạn chế xuất khẩu để đảm bảo an ninh lương thực trong nước Theo nhận định của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ
Trang 34tiếp tục giữ ở mức cao và tình hình xuất khẩu thuận lợi do dự báo thương mại gạo toàn cầu năm 2007 tăng so với năm trước và các thị trường nhập khẩu gạo truyền thống của Việt Nam vẫn giữ nguyên hoặc tăng mức nhập khẩu trong năm nay Việc chủ động được tình hình xuất khẩu cũng chứng tỏ vị thế của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới Cùng trong nhóm hàng có sản lượng và kim ngạch xuất khẩu giảm là hồ tiêu và hạt điều Năm 2007, xuất khẩu hồ tiêu đạt khoảng 4.000 tấn với kim ngạch 7,6 triệu USD So với năm trước sản lượng hồ tiêu xuất khẩu giảm 33% Nguyên nhân do thời kỳ giáp vụ thu hoạch hồ tiêu, sản lượng hồ tiêu một số nơi giảm do hiện tượng dịch bệnh trên cây tiêu Tuy sản lượng giảm nhưng do giá hồ tiêu xuất khẩu đang ở mức cao, khoảng 1.914 USD/tấn (tăng 33% so với năm trước) nên giá trị kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu chỉ giảm khoảng 8% Còn với mặt hàng hạt điều kim ngạch xuất khẩu lại giảm mạnh hơn sản lượng xuất khẩu do giá xuất khẩu hạt điều đang giảm Do đó, với 67.000 tấn hạt điều xuất khẩu, kim ngạch thu về chỉ đạt 128 triệu
Tuy nhiên, theo đánh giá chung của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngoài giá xuất khẩu hạt điều và chè giảm nhẹ (khoảng 3-3,5%), còn tất cả các mặt hàng nông sản xuất khẩu hiện nay đều có giá ổn định ở mức cao Đây chính là lợi thế để xuất khẩu nông lâm sản đạt được những tăng trưởng bước đầu trong năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO.
1.1.2 Tình hình xuất khẩu hàng nông sản năm 2008
Xuất khẩu gạo tháng 2/2008 đạt mức tăng trưởng cao do nhu cầu trên thế giới tăng mạnh trong khi nguồn cung hạn hẹp; các doanh nghiệp trong nước và các đối tác đang gấp rút hoàn thành các hợp đồng đã ký trước tháng 3 Theo thống kê tháng 2 cả nước đã xuất 275.400 tấn gạo, kim ngạch 139,01 triệu USD, tăng 146,97% về lượng và tăng 168,13% về kim ngạch so tháng 1, đồng thời cũng tăng tới 68,64% về lượng và 120,77% về kim ngạch so cùng kỳ.Giá xuất khẩu trung bình tháng 2 đứng ở mức cao 504,77USD/tấn, tăng 119,18USd/tấn so cùng kỳ và tăng 39,84USD/tấn so tháng 1 Dự báo thời gian tới giá vẫn ở mức cao, do nguồn cung khan hiếm Trong tháng 2 gạo 25% tấm vẫn là chủng loại xuất khẩu chủ yếu, với 143.130 tấn, kim ngạch 61,6
Trang 35triệu USD, tăng 80,35% về lượng và 75,06% về kim ngạch so tháng 1 Chủng loại gạo này được xuất sang 2 thị trường là Philippines và Ả rập Xê út; trong đó xuất sang Philippines chiếm 99% tổng kim ngạch xuất khẩu chủng loại này Tiếp theo là gạo 5%tấm, 15% tấm và 10% tấm cũng là những chủng loại được xuất nhiều trong tháng 2.Thị trường xuất khẩu: tháng 2 xuất sang 40 thị trường, Philipinnes đứng đầu về kim ngạch, nhưng xuất sang Pháp lại được giá nhất đạt 983,18USD/tấn, cao hơn 521,84USD/tấn so với giá trung bình xuất sangPhilippines Bên cạnh đó, Nauy, Nam Phi, Malaysia, Ucraina cũng là những thị trường xuất khẩu được giá trong tháng 2/2008 với giá xuất trung bình lần lượt đạt 835,94USD/tấn; 761,32USD/tấn; 750,99USD/tấn và 748,85USD/tấn.
Năm 2008 dự báo kim ngạch xuất khẩu sẽ tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng khả quan Theo mục tiêu của Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu năm 2008 ước tăng 20-22%, đạt 57-58 tỷ USD
Mục tiêu trên dựa vào những cơ sở sau:
+ Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chủ lực như dệt may, sản phẩm điện tử, vi tính và linh kiện, sản phẩm nhựa, sản phẩm gỗ, cao su, cà phê…sẽ tiếp tục tăng cao và ổn định.
+ Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh trong những năm vừa qua sẽ là cơ sở để xuất khẩu của nước ta không chỉ tăng cao trong năm 2008 mà cả trong những năm tiếp theo.
+ Lợi thế về tỷ giá hối đoái của VND so với đồng USD và so với các ngoại tệ khác.
Năm 2008: hoạt động xuất khẩu của nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức đó là:
- Nguồn cung các mặt hàng nông, lâm sản đã cạn.
- Tỷ giá USD/VND có xu hướng tăng cũng là một hạn chế đối với xuất khẩu.
Trang 36- Kinh tế thế giới tiềm ẩn nhiều bất ổn, cùng với đó những thay đổi trong chính sách thương mại của một số nền kinh tế lớn cũng sẽ là những trở ngại cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
1.2 Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Nông sản Việt Nam
1.2.1 Tình hình xuất khẩu cà phê
Cà phê đang là mặt hàng dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu trong nhóm hàng nông, lâm sản và là một trong tám mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỉ USD.
Các chuyên gia cho rằng cà phê VN có tính cạnh tranh cao nhờ môi trường và khí hậu ưu đãi, chi phí sản xuất thấp, sản lượng thuộc hàng cao nhất thế giới Tuy nhiên, cà phê VN có chất lượng tương đối thấp do thiết bị chế biến, sấy khô nghèo nàn, công nghệ sau thu hoạch lạc hậu Cà phê VN chưa có thương hiệu và các nhà XK thiếu kỹ năng tiếp thị, do vậy chỉ chào bán được mức giá thấp hơn so với giá trung bình của thế giới Song điều quan trọng là VN có tiềm năng nâng cao chất lượng thông qua việc đầu tư công nghệ sau thu hoạch, lưu kho và chế biến Với vị trí vững chãi đã có trên thị trường thế giới, nếu có chiến lược cải thiện được chất lượng đúng đắn, cà phê VN sẽ ở hàng "bá chủ".
Theo nhận định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, giá cà phê trong niên vụ mới theo chiều hướng tăng và xuất khẩu cà phê vẫn tiếp tục thuận lợi Hiện giá FOB xuất khẩu cà phê robusta tại TP.HCM đang ở mức 1.690 USD/tấn, giá mua cà phê nhân tại Đắc Lắc 26.300đồng/kg Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia thị trường, cà phê VN xuất khẩu đang ở vào tình trạng lượng tăng, giá thấp Trong niên vụ 2006-2007 vừa qua, sản lượng cà phê xuất khẩu của cả nước đạt 844.000 tấn, tăng 74% so niên vụ trước, giá trị cả niên vụ đạt 1,4 tỉ USD.Tuy đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu cao nhưng giá cà phê xuất khẩu của VN vẫn thấp hơn các nước sản xuất cà phê khác khoảng 50-70 USD/tấn Theo phó chủ tịch Hiệp hội Cà phê ca cao VN Đoàn Triệu Nhạn, nguyên nhân là do VN mua bán cà phê không theo qui trình, tiêu chuẩn của thị trường thế giới Nông dân trồng cà phê vẫn chưa bỏ thói
Trang 37quen thu hái cà phê cả hạt xanh lẫn hạt chín, phơi và chế biến thủ công khiến chất lượng giảm Cả người bán và người mua vẫn có thói quen sử dụng tiêu chuẩn cũ chỉ đánh giá chất lượng cà phê dựa trên ba tiêu chí là hàm lượng ẩm, hạt đen vỡ và tạp chất Trong khi đó, tiêu chuẩn mới đánh giá theo số lỗi của hạt cà phê.
Về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu: Tỷ lệ cà phê xuất khẩu chiếm 90% sản lượng cà phê gieo trồng của cả nước Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu còn chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (hàng năm chỉ chiếm dưới 10%) Mặt khác, cà phê xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là cà phê Rubusta (cà phê vối), sản lượng xuất khẩu tăng với tốc độ cao So với lượng cà phê vối trên thị trường thế giới, Việt Nam chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, trở thành nước đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu loại cà phê này
Về thị trường xuất khẩu: Việt Nam đã mở rộng thị trường xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như Đức: 17,8%; Mỹ: 13,8%; Anh: 12,7%; Bỉ: 7,3%; Tây Ba Nha: 6,9%; Italia: 5,6%; Nhật Bản: 3,2% Tuy nhiên, điểm yếu nhất của việc xuất khẩu cà phê của Việt Nam là chất lượng cà phê Trong thời gian qua, chất lượng cà phê Việt Nam đã không ngừng được nâng cao, song những chuyển biến đó mới chỉ là bước đầu, vẫn chưa thật ổn định và chưa phản ánh đúng bản chất vốn có của cà phê Việt Nam Thực chất cà phê Việt Nam từ lâu được liệt vào loại có chất lượng tự nhiên cao và có hương vị đậm đà do được trồng ở độ cao nhất định so với mặt biển.Nhưng do yếu kém trong khâu thu hái, phơi sấy, chế biến do đó ảnh hưởng đến chất lượng vốn có của nó Điều đó đã làm giá bán cà phê Việt Nam thường thấp hơn cùng loại của nước ngoài từ 100-150 USD/tấn và dẫn đến tình trạng khối lượng xuất khẩu tăng nhưng kim ngạch thì không thay đổi nhiều.
Mặt khác, chủng loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam chưa phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của thị trường thế giới Hiện nay, thị trường thế giới có nhu cầu lớn về cà phê ARABICA (chiếm 70-80% nhu cầu cà phê hàng năm), trong khi đó 65% diện tích cà phê ở Việt Nam lại là cà phê Rubusta Vì vậy, trong thời gian tới chuyển đổi cơ cấu cà phê là vấn đề bức xúc cho việc sản xuất cà phê và xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
Trang 381.2.2 Tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam.
Theo số liệu Hải quan, trong tháng 12/2007, xuất khẩu hàng rau quả của nước ta đạt 20,95 triệu USD, giảm trên 9% so với tháng 11/2007 và giảm trên 3% so với cùng kỳ năm 2006 Như vậy, trong năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của nước ta đạt 259,08 triệu USD, tăng 10,02% so với năm 2006 và tăng 44,86% so với năm 2005 Trong 2 tháng đầu năm 2008, xuất khẩu hàng rau quả của nước ta sang các thị trường châu Á đang tăng mạnh, bên cạnh đó, nguồn cung trong nước cũng dồi dào hơn.
Trong tháng 12/2007, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu hàng rau quả lớn nhất của nước ta với kim ngạch đạt 2,36 triệu USD, tăng trên 7% so với tháng 11/2007 nhưng vẫn giảm tới trên 40% so với cùng kỳ năm 2005 Cũng trong tháng 12/2007, xuất khẩu hàng rau quả của nước ta sang nhiều thị trường tăng mạnh như: Nga, Singgapore, Đức, Pháp, Malaixia, Anh… Ngược lại, xuất khẩu sang Đài Loan, Thái Lan, Hồng Kông, Hà Lan giảm mạnh so với tháng 11/2007.
Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Nga và Mỹ lần lượt là năm thị trường xuất khẩu hàng rau quả lớn nhất của nước ta Trong số đó, thị trường Nga và Mỹ có tốc độ tăng trưởng cá cao, lần lượt tăng 23,8% và tăng 39,8% so với năm 2006; ngược lại, thị trường Trung Quốc giảm tới gần 30% so với năm 2006 Ngoài ra, trong năm 2007, xuất khẩu hàng rau quả của nước ta sang các thị trường như; Thái Lan, Hồng Kông, Singgapore, Canada, Anh… tăng khá mạnh so với năm 2006, đặc biệt xuất sang thị trường Thái Lan tăng tới gần 180% Ngược lại, xuất khẩu hàng quả của nước ta sang thị trường Đức, Pháp, Australia… lại giảm khá mạnh so với năm 2006.
Chủng loại xuất khẩu
Trong tháng 12/2007, mặc dù xuất khẩu thanh long giảm tới trên 28% so với tháng 11/2007, nhưng đây vẫn là chủng loại rau quả xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất của nước ta Bên cạnh đó, xuất khẩu nấm và dừa giảm nhẹ so với tháng 11/2006 Ngược lại, trong tháng 12/2006, xuất khẩu nhiều chủng loại như dưa chuột, cơm dừa, bó xôi, madacimia, cà tím, thạch dừa, chôm chôm, cà chua… lại tăng rất mạnh so với
Trang 39tháng 11/2007 Đầu năm 2008, do nhu cầu tiêu dùng vào dịp Tết tăng cao tại nhiều thị trường châu Á nên xuất khẩu nhiều chủng loại rau quả của nước ta sang những thị trường này đang tăng khá mạnh.
.
Trang 40Thị trường xuất khẩu hàng rau quả trong tháng 12 và 12 tháng 2007
So 11/07(%)
So T12/06(%)
12 T/07(USD)
So 12T/06(%)
Trung
Quốc 2.367.719 7,72 -40,58 24.614.107 -29,56Nhật 2.248.131 -6,51 15,39 27.572.623 -4,89Mỹ 1.984.159 3,81 30,91 18.400.506 39,87Nga 1.732.790 12,29 -10,88 22.070.119 23,81Đài Loan 1.592.824 -13,78 -21,56 27.156.778 1,07Thái Lan 889.871 -32,26 195,61 9.040.053 179,54Hồng Kông873.215 -18,65 -1,65 10.155.292 36,68Singapore 804.293 21,95 -2,94 7.916.870 19,59Hà Lan 631.509 -24,99 -20,91 8.938.850 11,22Italia 539.220 -17,43 -14,45 4.622.745 12,62Đức 461.268 28,84 41,00 2.948.459 -19,05Pháp 405.967 23,27 -14,83 3.952.940 -35,08Malaixia 355.877 74,91 0,81 4.196.830 -0,84Canada 297.148 -0,62 24,94 3.208.989 38,68Anh 276.689 38,73 -3,29 2.579.913 28,81Australia 250.059 6,47 -83,48 4.487.036 -17,60Campuchia 185.876 -25,57 15,57 3.919.827 87,10Thụy Điển 95.810 62,18 158,49 687.795 26,60Thụy Sỹ 93.868 36,72 -13,27 774.340 49,50Ukrraina 68.981 -2,62 6,68 2.655.999 83,59Bỉ 63.407 48,29 -74,11 1.553.903 9,65Hy Lạp 53.790 44,21 * 311.609 *Ả Rập xê
0 6.764.068 10,91