Tình hình xuất khẩu hàng nông sản năm 2007, năm đầu tiên gia

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của các địa phương và TP - thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 32 - 34)

1. Xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam qua các thời kỳ

1.1.1. Tình hình xuất khẩu hàng nông sản năm 2007, năm đầu tiên gia

WTO

Năm 2007, nông nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng tích cực với tốc độ tăng trưởng 3,25% giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 19,8% GDP cả nước. Sau một năm gia nhập WTO, “bức tranh” xuất khẩu nông sản đẹp hơn bao giờ hết với tổng giá trị xuất khẩu đạt 12,6 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2006, chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và đã vượt mục tiêu đề ra cho năm 2010 tới 1,5 tỷ USD. Hầu hết hàng nông sản năm nay đều được giá nên giá trị xuất khẩu tăng mạnh với nhiều mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD như gạo, cà phê, cao su, sản phẩm gỗ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, năm 2007, các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam vẫn ở xu thế thuận lợi về giá cả và thị trường xuất khẩu. Ngoài sản lượng xuất khẩu gạo sụt giảm do điều chỉnh định mức xuất khẩu, các mặt hàng khác như cà phê, chè, cao su tăng cả về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu nên không những bù đắp được sự giảm sút của mặt hàng gạo mà còn tạo sự tăng trưởng bước đầu cho xuất khẩu nông sản trong năm 2007. Cà phê chiếm ngôi đầu bảng. Tăng trưởng mạnh nhất trong tháng đầu tiên của năm 2007 phải kể đến ngành hàng cà phê. Nhờ giá xuất khẩu ổn định ở mức cao, nguồn cung tăng mạnh đã đưa sản lượng cà phê xuất khẩu đạt mức kỷ lục - 130.000 tấn với kim ngạch 182 triệu USD. Đây là tháng có sản lượng và kim ngạch cà phê xuất khẩu cao nhất trong vòng nhiều

năm qua của ngành cà phê Việt Nam. Do giá cà phê xuất khẩu tháng này bình quân đạt 1.402 USD/tấn, cao hơn năm trước 28% nên so với năm trước, sản lượng cà phê xuất khẩu tăng 60% và giá trị kim ngạch gấp hơn 2 lần. Với kết quả này, cà phê chiếm ngôi đầu bảng, trở thành mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2007. Điều này chứng tỏ lợi thế của xuất khẩu cà phê trong năm 2007. Theo dự báo của Tổ chức cà phê Quốc tế (ICO), sản lượng cà phê toàn thế giới niên vụ 2007-2008 đạt 135 triệu bao (tương đương 8,56 triệu tấn) tăng 11,6 triệu bao so với niên vụ 2006-2007 do cà phê năm 2007 được giá, nhiều quốc gia sản xuất cà phê đã tăng diện tích trồng cà phê. Tuy nhiên, nhu cầu cà phê thế giới cũng được dự báo tiếp tục tăng nên giá cà phê có thể ổn định ở mức cao trong thời gian tới. Tiếp đà tăng trưởng của năm 2006, năm 2007 thị trường thuận lợi đã đưa cao su lên vị trí thứ 2 về kim ngạch xuất khẩu trong nhóm hàng nông sản. Giá cao su xuất khẩu tiếp tục ổn định ở mức cao nên với sản lượng xuất khẩu 720.000 tấn (tăng 13% so với năm trước), kim ngạch xuất khẩu cao su lên tới 1460 triệu USD (tăng 18% so với năm trước) - chiếm tới 28% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản trong năm 2007. Năm 2006, lần đầu tiên mặt hàng cao su gia nhập top các nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD và việc tiếp tục đứng trong top này là mục tiêu chính của ngành cao su trong năm 2007. Cùng trong nhóm hàng có sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cùng tăng trong năm 2007 là mặt hàng chè. Trong năm 2007, sản lượng chè xuất khẩu của cả nước đạt 76.000 tấn, đóng góp vào kim ngạch gần 89 triệu USD. So với năm trước sản lượng chè xuất khẩu tăng 35%, giá trị xuất khẩu tăng 30%. Gạo - thấp nhất trong vòng 7 năm qua. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thấp nhất trong năm 2007 lại chính là mặt hàng có lợi thế nhất của nông sản Việt Nam. Năm 2007, sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước chỉ đạt khoảng 420.000 tấn với kim ngạch gần 15 triệu USD, bằng 14% về lượng và 19% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức xuất khẩu gạo thấp nhất trong vòng 7 năm qua. Tuy nhiên, nguyên nhân của hiện tượng này không xuất phát từ thị trường mà do chủ trương chủ động hạn chế xuất khẩu để đảm bảo an ninh lương thực trong nước. Theo nhận định của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ

tiếp tục giữ ở mức cao và tình hình xuất khẩu thuận lợi do dự báo thương mại gạo toàn cầu năm 2007 tăng so với năm trước và các thị trường nhập khẩu gạo truyền thống của Việt Nam vẫn giữ nguyên hoặc tăng mức nhập khẩu trong năm nay. Việc chủ động được tình hình xuất khẩu cũng chứng tỏ vị thế của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. Cùng trong nhóm hàng có sản lượng và kim ngạch xuất khẩu giảm là hồ tiêu và hạt điều. Năm 2007, xuất khẩu hồ tiêu đạt khoảng 4.000 tấn với kim ngạch 7,6 triệu USD. So với năm trước sản lượng hồ tiêu xuất khẩu giảm 33%. Nguyên nhân do thời kỳ giáp vụ thu hoạch hồ tiêu, sản lượng hồ tiêu một số nơi giảm do hiện tượng dịch bệnh trên cây tiêu. Tuy sản lượng giảm nhưng do giá hồ tiêu xuất khẩu đang ở mức cao, khoảng 1.914 USD/tấn (tăng 33% so với năm trước) nên giá trị kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu chỉ giảm khoảng 8%. Còn với mặt hàng hạt điều kim ngạch xuất khẩu lại giảm mạnh hơn sản lượng xuất khẩu do giá xuất khẩu hạt điều đang giảm. Do đó, với 67.000 tấn hạt điều xuất khẩu, kim ngạch thu về chỉ đạt 128 triệu

USD (giảm 16%).

Tuy nhiên, theo đánh giá chung của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngoài giá xuất khẩu hạt điều và chè giảm nhẹ (khoảng 3-3,5%), còn tất cả các mặt hàng nông sản xuất khẩu hiện nay đều có giá ổn định ở mức cao. Đây chính là lợi thế để xuất khẩu nông lâm sản đạt được những tăng trưởng bước đầu trong năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của các địa phương và TP - thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w