Như vậy, Austin đã chú ý đến chức năng thực hiện hành động của ngôn ngữ và xem xét HVNN trong mối quan hệ với hoàn cảnh hành chức của nó, tức là với các nhân tô dụng học người nói - ngườ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
TRƯƠNG THỤC PHƯƠNG
KIIẢO SÁT HÀNH VI NGÔN NGỮ
(Trên cứ liệu thu thập ớ một số chọ Hà Nội)
Trang 3MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG HAI: Miêu tả các H V N N tiêu biểu trong các pha H T mua bán 37
Trang 4MỞ ĐẦU
1 M ục đích, ý nghĩa của luận văn
1.1 Đối tượng nghiên cứu của luận văn là H V N N trong H T m ua bán.Chúng tôi lựa chọn đề tài này bởi nhiều nguyên nhân, v ề chủ quan,chúng tồi m uốn tiếp tục sự quan tâm đến ngữ dụng học đã khởi phát từ khi làm luận văn cử nhân (1992) Điều này phù hợp với xu hướng chung hiện nay
là miêu tả sự tồn tại và hành chức của ngôn ngữ trong đời sống xã hội
H V N N mới thực sự nhân được sự chú ý của giới Việt ngữ học mấy năm lại đây Nhiều công trình nghiên cứu để cập đến H V N N song chỉ đừng lại ở chỗ coi đó là một trong các chìa khóa giúp giải quyết một bình diện cú pháp nào đó theo nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của mình Còn rất nhiều điểm bỏ ngỏ, chưa sáng rõ về đối tượng này Chính vì thế, một nghiên cứu lấy HVNN làm đối tượng trung tâm và khảo cứu nó trên khối tư liệu từ hoạt động ngôn ngũ thực tế đời sống sẽ là điều cần thiết và hữu ích
1.2 Xuất phát từ tình hình trên, luận văn này đề ra và giải quyết các vấn
- Cung cấp tư liệu HT tự nhiên và giới thiệu phương pháp thu thập, xử lí
và một sô mẫu loại tư liệu này
Chúng tôi cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ trên m ột cách thực S'J nghiêm túc, song, do trình độ có hạn, do tính chất mới mẻ của đề tài, sự phức tạp aỉia đối tượng nghiên cứu, chúng tôi không có tham vọng giải quyết được tất cả các khía cạnh của vấn đề Chúng tôi chỉ hi vọng luận văn có thể góp phần nhận thức lõ hơn về đối tượng và gợi m ở m ột số vấn đề liên quan, đổng thời, nó cũng là sự chuẩn bị cho nghiên cứu sâu rộng hơn sau này
Trang 52 Thương pháp nghiên cứu và tư liệu
2.1 Phần lí luận chung được nghiên cứu theo phương pháp quy nạp trên
cơ sở tổng hợp, đánh giá các quan điểm về H V N N của J L Austin, J R
Searle, A G Leech, s c Levinson, Nguyễn Đức Dân, Lê Đông, Đỗ Hĩm
Châu và một số tác giả khác
Định hướng phương pháp cho phần khảo sát đối tượng là từ nội dung
ngổn ngữ đến hình thức ngôn ngữ, từ mục đích giao tiếp đến phương tiện giao
tiếp, hoặc cũng có thể ngược lại trong trường hợp cần thiết Chúng tôi sử dụng
một số thủ pháp cơ bản là thống kê, so sánh và phãn tích H V N N trong điều
k.ện hoàn cảnh giao tiếp rộng (toàn bộ quá trình tương tác) và hoằn cảnh giao
tiếp hẹp (pha tương tác) Chúng tôi cũng chú trọng khái quát hóa kết quả
nghiên cứu dưới dạng bảng biểu, sơ đổ Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng cảm
ngữ cá nhân - nếu có thể coi là một thủ pháp - trong quá trình nghiên cứu
2.2 Phần tư liệu đươc thực hiện theo hai quá trình là thu thập và xử lívới các công đoạn, cách thức theo trình tự sau:
- Quan sát thực địa
- Ghi âm HT
- Ghi chép về các nhân tố thuộc hoàn cảnh giao tiếp
- Văn tự hóa HT ghi âm
- Đánh dấu các kí hiệu về các hiện tượng HT
- Lập hồ sơ HT và phãn loại tư liệu
- Phân tích tư liệu
3 Bô cục của luận văn
Luận văn gồm ba chương chính ngoài m ở đầu và kết luận
Chương một trình bày tiền đề lí luận cho luận ván Chúng toi giới thiêu
hệ thống lí thuyết H V N N với các khái niệm cơ bản, các quy tắc hoạt dộne vacác nhân tố liên quan
r l í
u
ỉ và
Trang 6Chương hai trình bày những miêu tả cụ thể về kiểu loại và hoạt động của các H V N N tiêu biểu m à ngưòi m ua và ngưòi bán thực hiện theo tiến trình các pha trong H T m ua bán.
Chương ba trình bày về công tác tư liệu với những công đoạn, thao tác thu thập, xư lí cụ thể và một sô mẫu tư liệu hội thoại
Ngoài ra, luận văn còn kèm theo m ột phụ lục gỏm toàn bộ tư liệu HT ghi âm đã được văn tự hóa và kí hiệu hóa
Trang 7C H Ư Ơ N G M Ộ T GIỚI THIỆU LÍ THUYẾT HÀNH VI NGÔN NGỮ
1.1 DẪN NHẬP
1.1.1 Các tác giả và công trình nghiên cứu tiêu biểu trên thê giới
Lí thuyết H V N N được nhà triết học J.L Austin người Anh đưa ra từ
những năm 1950 và được xuất bản thành sách gồm mười hai bài giảng dưới
tên gọi "How to do things with vvords" (Người ta hành động thế nào bằng lời
nói) năm 1962
Thực ra, trước Austin, tư tưởng về hoạt động của ngôn ngữ, các auy tắc
của "trò chơi ngôn ngữ", các kiểu lác động của lời nói đã được nhà triết học L
v/ittgenstein chú ý [4 ;í ]] Song lí thuyết HVNN của Austin được coi là lí
thuyết nền móng, có ảnh hưởng to lớn đến các công trình nghiên cứu của các
thế hệ sau về H V N N nói riêng và ngữ dụng học nói chung bởi tính hệ thống,
nhất quán của lí thuyết, bởi "sự ra đời đúng thời điểm của nó, khi m à những lí
giải ngổn ngữ trẽn cơ sở “ngữ nghĩa học điều kiện chân thực" (truth
conditional semantics) đã bộc lộ sự lúng túng, hạn ch ế " [40,28]
Quan điểm của Austin được học trò của ông là J.R Searle k ế thừa, phát
triển và trình bày tập trung trong cuốn sách "Speech acts: an essay in the
philosophy o f language" (Các HVNN: chuyên luận về triết học của ngôn ngữ)
xuất bảtì năm 1969
íỉ p Giice cũng là inột trong sô các học trò của Austin chịu ảnh hưởng ởng
lí thuyết này Công tiình nghiên cứu của Giice về nghĩa hàm ẩn và nguyên tắc
cộng tác HT thực chất là sự phát triển tư tưởng của thầy mình, giải thích sự
hoạt động cua HVNN gắn với sự tạo lập của người nói và sự lí giải của người
nghe
Trang 8Nhiều nhà nghiên cứu khác quan tâm đến các mặt lí thuyết và ứng dụng của HVNN, có thể kể tên một sô tác giả với các tác phẩm tiêu biểu như: G.N Leech vói "Principles of Pragmatics" (Các nguyên tắc ngữ dụng học), s c Levinson với “ Pragmatics” (N gữdụng học) M L Geis với "Speech acts and conversational interaction" (Các H V N N và tương tác HT).
1.1.2 Các tác giả và công trình nghiên cứu tiêu biểu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, người đầu tiên đề cập đến H V N N là Đỗ Hữu Châu trong bài viết "Ngữ nghĩa học hệ thống và ngữ nghĩa học hoạt động" đăng trên tạp chí Ngôn ngữ số 1 năm 1983 Sau đó, Nguyễn Đức Dân đã giới thiệu sơ bộ lí thuyết này trong cuốn sách của mình là "Lôgich - ngữ nghĩa - cú pháp" xuất bản năm 1987 Đến năm 1993, Đỗ Hữu Chàu trình bày hệ thống các điểm căn bản của lí thuyết HVNN trong cuốn sách do ông chủ biên "Đại cương ngon ngữ học - tập II" Một số nhà nghiên cứu đã vận dụng lí thuyết này như một trong các chìa khóa giúp giải quyết vấn đề nghiên cứu cụ thể của mình[9; 10; 20; 23; 24; 25]
1.1.3 Các vấn đề nghiên cứu
Các nghiên cứu về H V N N tập trung vào hai hình diện: Bình diện lí thuyết đại cương nghiên cứu các kiểu loại và các nguyên tắc sử dụng H V NN trong giao tiếp; Rình diện ứng dụng nghiên cứu sự hành chức của các H V N N
cụ thể trong mỗi kiểu lương tác HT xác định như tương tác bác sĩ - bệnh nhân, tương tác người mua - người bán
Những kiến giải về HVNN xoay quanh các vấn đề chủ yếu sau:
• Chức năng của HVNN
• Phân loại HVNN V I điềil kiện thực hiện HVNN
• Nội dung và phương tiện, phương thức biểu hiện của H V NN
• Các nhân tổ chi phối HVNN
Trang 9• Phương pháp tiếp cận phân tích H V N N
Đây cũng là những nội dung cán yếu mà chúng tôi trình bày trong chương này để làm cơ sở lí thuyết cho luận văn
1.2 CHỨC NÃNG CỦA HVNN
1.2.1 Chức năng xã hội
Austin đưa ra lí thuyết H V NN để ph in ứng lại quan điểm cho rằng chức năng của câu là miêu tả m ột sự tình, một sự kiện nào đó mà phải được đánh giá theo tiêu chuẩn đúng - sai (true - false) Ông chỉ ra rằng có tồn tại những câu không miêu tả mà có giá trị như những hành động, và vì vậy, với những câu như thế, không thể lấy tiêu chuẩn đúng - sai để đánh giá Khi m ột người nói rằng: "Tôi xin lỗi" hay "Tôi hứa" thì đồng thời phát ngôn đó chuyển tải chính cái hành động xin lỗi, hành động hứa Những hành động này chỉ được thực hiện khi người nói phát ngôn ra những câu trên Cặp tiêu chuẩn đánh giá đối vói những phát ngôn này, theo Austin, phải là may mắn - khống may mắn (happy - unhappy hay felicitous - infelicitous) Phát ngôn thành cồng khi Í1Ó thích hợp với hoàn cảnh mà nó được nói ra Nếu có một điều gì đó không thích họp xảy ra giữa phát ngôn và hoàn cảnh của nó thì phát ngôn bị coi là không thành công Austin gọi những phát ngôn thực hiện hành động và được đánh giá theo tiêu chuẩn may mắn - không may mắn này là phát ngôn ngữ vi (performative utterances hay performatives) [29,6], khu biệt chúng với các phát ngôn miêu tả (constative utterances hay constatives) được đánh giá dưới tiêu chuẩn đúng - sai theo quan niệm truyền thống
Như vậy, Austin đã chú ý đến chức năng thực hiện hành động của ngôn ngữ và xem xét HVNN trong mối quan hệ với hoàn cảnh hành chức của nó, tức là với các nhân tô dụng học (người nói - người thực hiện HV NN, người nghe - người tiếp nhận HVNN, ngữ cảnh, ý đổ, muc đích thực hiện HVNN )
Trang 10- những nhân tố có vai trò chi phối, quyết định HVNN Xét cho cùng thì cái
mà Austin xác nhận là chức năng của H V N N chính là chức năng liên cá nhân
thực hiện tương tác xã hội hay khát quát hơn là chức năng mang tính xã hội
1.2.2 Chức năng ngôn ngữ
Những người chịu ảnh hưởng tư tuớng của Austin đều ghi nhận chức
năng xã hội của HVNN Song phải chăng đó là chức năng duy nhất? Chúng ta
thấy rằng m ột loạt các nghiên cứu về HVNN hoặc có liên quan đến HVNN
đều cố gắng đặt nó trong ngữ cảnh HT - môi trường tổn tai cúa nó
HVNN có tác đụng liên kết các phát ngôn thành chuỗi một cách logic
[7;8], liên kết các phát ngôn trong đối thoại [21 ], dẫn nhập, phản hồi đề tài
diễn ngôn [ 25] Song, trong số các tài liệu chúng tôi có điều kiện tham khảo,
chưa thấy có một tuyên bỗ chính thức nào về vai trò tổ chức hoạt động chỉnh
thể phát ngôn hay diễn ngôn hoặc HT của HVNN l ì m hiểu vai trò nãy là
hướng nghiên cứu nhằm khai thác hết khả năng của HVNN
1.3 PHÂN LOẠI HVNN VÀ ĐIỂU KIÊN THÀNH CÔNG CỦA NÓ
1.3.1 Phân loại HVNN
1.3.1.1 Quan niệm của Austin
Austin cho rằng mỗi lần người nói hướng phát ngôn của m ình về phía
Iigười nghe thì anh ta đồng thời thực hiện ba hành vi: hành vi tạo lời, hành vi
tại lời và hành vi mượn lời [29, 84 - 108]
a Hành vi tạo lời (Locutionary act) là hành vi người nói tạo ra phát ngôn với việc sử dụng từ ngữ có nghĩa và quy chiếu nhất định, tổ chức chúng
thao một kiểu kết a íu và biểu hiện chúng bằng các phương tiện ngữ âm Ví dụ
hành vi tạo lời "Shoot her!" CỈIIỰC cấu tcỊo bới từ có nghĩa "shoot" (bắn) và từ
"her" (cô ta) có nghĩa và có quy chiếu đến người thứ ha (nsoài nguơi nói và
í h á t
Trang 11người nghe) xuất hiên trong hoàn cảnh phát ngôn.
b Hành vi tại lời (Illocutionary act) là hành vi người nói thực hiện ngay trong khi nói m ột điều gì đó, tạo ra hiệu lực ngôn ngữ gọi là lực tại lời hay lực ngôn trung (Ulocutionary force) Khi thực hiện hành vi tạo lời trên, người nói đồng thời thực hiện hành vi giục giã (hay khuyên bảo, ra lệnh ) người nghe phai làm cái việc bắn đó, và đây chính là lực tại lời - mục đích phát ngôn của người nói
c Hành vi mượn lời (Perlocutionary act) là hành vi ngươi nói thực hiện nhằm gây ảnh hưởng tác động đến niềm tin, tình cảm, ý nghĩ của người nghe qua việc nói mội điều gì đó Lực tác động này được gọi là lực mượn lời hay lực xuyên ngôn (Perlocutionary force) Cũng với phát ngòn "Shoot her!" (Bắn cô ta đi!), người nói còn thực hiện m ột hành vi nữa - hành vi mượn lời -
là làm người nghe bị thuyết phục
Có thể nhận xét rằng với việc phân biệt ba loại HVNN này, Austin dã xác định lõ chức năng của từng loại hành vi, nói cách khác thì mục đích thực hiệĩì HVNN chính là tiêu chí mà ông dựa vào để phân loại Cặp đối lập nghĩa
và lực cho phép nhận diện và phân biệt giữa hành vi tạo lòi với các hành vi tại lời và mượn lời Cạp đối lâp lực tai lời và lực mượn lời cho phép nhận diên và phân biệt giữa hành vi tại lời và hành vi mượn lời
Tuy khác nhau về đích nhưng cả ba H V NN đều thuộc về một chỉnh thể thỏng nhất ỏ' cn hai mặt hình thức và nội dung Ba H V NN được thực hiện đổng thời và được biểu hiện - được mặc chung một tấm áo dệt bởi các canh sợi neôn liệu xác định Và trong tấm áo hữu hình đó là các lớp áo 'tàng hình" khác, bởi nội dung (nghĩa và các lực) của các H V N N có m ố i quan hệ 1T1ÓC xích và là điều kiện kết quả của nhau (tức là từ hành vi tao lời hành vi tại lời - ỳ hành vi mượn lời) Cho nên, hình thức biểu hiện của chúng cũng mang tính chất vận động, chuyển đổi cho nhau Có thể biểu diễn mối quan hệ giữa HVNN như sơ đổ dưới đày:
Trang 12Sơ đồ 1
Hành vi tạo lời Hành vi tại lời Hành vi mượn lời
Dùng cách diễn đạt của ngôn ngữ quảng cáo thì kết hợp ba loại hành vi tạo lời, tại ]ời và mượn lời là loại sản phẩm "ba trong một" Người nói có quyền lựa chọn, sử dụng m ột phát ngôn nào đó thì cũng phải chấp nhận luôn íất cả cốc ]ực của phát ngôn này Tức là người nói không chỉ thực hiện mót hay hai HVNN mà đồng thời thực hiện cả ba hành vi tạo lời, tại lời và mượn lời Sự tồn tại tất yếu của các loại hành vi này là lí do giải thích cho trường hợp người nói khòng ý thức hết các lực của phát ngôn của mình, không cố tình tạo lực tác động đến người nghe nhưng người nghe vẫn chịu sự tác động của tất cả các kiểu hiệu lực tiềm tàng trong phát ngôn của người nói Đây chính là sự độc lập tương đối của các H V NN đối với người nói - chủ thể thực hiện chúng và với người nghe - người tiếp nhận chúng Điều này cũng thể hiện
sự ch ế định trở lại của chính HVNN đối với những người tham gia tương tác
1.3.2 Quan niệm của Searle
Kết quả và phương pháp phân loại các H V N N của Austin được Searle kê thừa và chỉnh lí Theo Searle, khi một người phát ngôn, anh ta đồng thời thực hiện bôn hành động [38, 22 - 25] Sự khu biệt hành vi tại lời và hành vi mượn lời của Austin được Searle siữ nguyên Hành vi mà Austin gọi là tạo lời được Searle ÍỊỌĨ là hành vi phát ngôn (Utterance act) - hành vi sử dụng dòng âm thanh, từ ngữ và cau trúc neCr pháp để phnt ngôn Seal le bổ sung một loại hanh
Trang 13vi nữa là hành vi m ệnh đề (Proposotional act) có ỉiên quan đến quy chiếu và vị tính Thực chất, hành vi này được tách ra từ hành vi tạo lời của Austin, Searle
lí giải rằng có những trường hợp người ta chỉ phát ra các từ m à chúng không
hề có nội dung mệnh đề hay lực tại lời gì cả, hoặc người ta thực hiện nhiều hành vi phát ngôn khác nhau song cùng thể hiện m ột nội dung mệnh đề, một lực tại lời Lại có những trường hợp cùng m ột nội dung m ệnh đề được sử dụng
để chuyển tải nhũng lực tại lời khác nhau
Sự phân biệt bốn loại H V N N của Searle cho thấy ông chú ý đến mối quan hệ giữa chức năng hành động để tác động và hành động để miêu tả của HVNN Như vậy thì các quy tắc tạo lập mệnh đề, thông tin miêu tả (các quy tắc ngữ pháp truyền thống về thành phần câu, thành phần thông tin ) cũng có tác dụng chi phối khả năng và mức độ thực hiện các hành vi ngôn ngữ có mục đích
1.3.2 Hành vi tại lòi - đỏi tượng nghiên cứu chính
I.3.2.I Đặc điểm khu biệt của hành vi tại lời
Chúng ta cũng nhận thấy rằng khi phân loại các HVNN, cả Austin và Seaiie đều có tĩnh đến vai trò của nguci nghe - người tiếp nhận HV NN, song vai trò ấy chưa được coi là một trong các tiêu chí cần thiết cho sự phân loại Các nhà nghiên cứu sau Austin và Searle ví dụ như O.Ducrot do quan tâm đến vai trò của người tiếp nhận H V NN trong HT nên chủ trương: "Hành vi tại lời khác với hành vi tạo lời và hành vi mượn lời ở chỗ chúng thay đổi tư cách pháp nhân của người đối thoại Chúng đặt người nói và người nghe vào những nghĩa vụ và quyền lợi mới so với tình trạng của họ trước khi thực hiện hành vi đó" [Dãn theo 4, 240] Đỗ Hữu Châu cũng nhận định: "Hiệu quả của chúng (của hành vi tai lời - TTP) là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có nghĩa là chúng gí\y ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng ở người nhộn” [4, 240]
rh e o các nghiên cứu của G.N Leech về nguyên tắc lịch sự fPoliteness
Trang 14Pnnciple), P.Brown và s Levinson về hành vi đe doạ thể diện {Face Threatening Act), K.Orecchioni về hành vi tôn vinh thể diện (Face Fllatering Act) thì hành vi tại lời còn được khu biệt với các hành vi khác bởi sự vận hành mang tính quy ước xã hội của nó [Dẫn theo 6].
Bởi đặc tính của mình mà hành vi tại lời được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm, coi "Các hiệu lực tại lời là đối tượng chính của ngữ dụng học" [4, 241] Song, rõ ràng là chúng ta không thể nghiên cứu hành vi tại lời tách rời khỏi các H V N N khác vì tất cả các H V N N tuy khu biệt nhau song đồng thời lại tích hợp cùng nhau Cho nên, giá trị của hành vi tại lời phải được xem xét trong mối quan hệ với giá trị của các H V NN khác nhằm thấy được sức mạnh tổng hợp mà những người tham gia HT sử dụng trong chiến lược giao tiếp của mình
I.3.2.2 Phân loại theo lực tại lời
Chú ý đến các hành vi tại lời, nhiều nhà nghiên cứu đã thử tiến hành phân loại chúng ra thành các nhóm Việc làm này không dễ dàng vì ý nghĩa của các H V NN rất khó khu biệt và ý định của người nói không phải lúc nào cũng rõ ràng Bảng phân loại sau của Austin được xem là sự gợi ý cho các nhà nghiên cứu [29, 148 - 164]:
a Các hành vi phán định (Verdictives) như: đánh giá, phân tích, tính toán, kết tội, cho là
b Các hành vi hành chức (Exercitives) như: yêu cầu, ra lệnh, đặt tên,
khuyên, van xin
c Các hành vi ước kết (Commissives) như: hứa, đảm bảo, định, thề, đánh cuộc
d Các hanh vi úng xử (Behabitives) như: cam ơn, xi 1 lỗi, thông cảm, chào mừng, nehi ngờ
ct Các hành vi trình bày (Expositives) như: khẳng định, phủ định, nhượng bộ, thông báo, kết luận
Trang 15Phát triển hướng suy nghĩ này, Searle cho rằng bảng phân loại trên có thể được chỉnh lí như sau:
a Các hành vi miêu lả (Representatives) như: khẳng định, tin, kết luận,
báo cáo, kết luận, phủ định Thực hiện những H V N N này, người nói ràng buộc mình ở những mức độ khác nhau vào sự chân thực của nội dung mệnh đề
b Các hành vi tuyên bố (Declaratives) như: tuyên án, tuyên bố, từ chức,
bổ nhiệm Thực hiện những H V N N này, người nói làm thay đổi tình trạng của một đối tượng hay m ột tình huống nào đó
c Các hành vi điều khiển (Direct;ves) như: hỏi, yêu cầu, đề nghị, chỉ huy Thực hiện những HVNN này, ngưòi nói muốn người nghe phải làm điều gì đó
d Các hành vi cam kết (Commissives) như: hứa, thề, đảm bảo, tặng
Thực hiện nhũng HVNN này, người nói tự cam kết mình ờ những mức độ khác nhau vào việc thực hiện một hành động nào đó trong tương lai
đ Các hành vi biểu cảm (Expressives) như: cảm ơn, xin lỗi, chúc mừng, chia buồn Thực hiện những HVNN này, người nói bày tỏ tình cảm của mình
về một đối tượng, sự tình nào đó
Tuy sự phân loại này chưa phản ánh được triệt dể s ổ lượng các hành vi tại lời và xác định lạch lòi đặc trưng từng hành vi tại lời nhưng kết quả và tiêu chí phân loại của Searle được coi là điểm xuất phát cho nghiên cứu của những
■ eười quan tôm đến việc phân loại hành vi tại lời
K.Bach vá R.M Hơrnish d ú a các ìĩành vi tại lời thành bốn nhóm: a
M ia t tả (Constatives); b Điều khiển (Direcíives); c Cơm kết (Comnnssives);
d C ảm tạ (Ackiìovvlcdíỉments) Ị D ầ ’ 1 theo 32, ỉ 35].
1.3.2.3 Phân loại theo phương í hức thực hien
Nhìn chung, sự phân loại các hành vi Lại lời Iihư trên là dựa vào lực tại
Trang 16lời Còn nếu căn cứ vào phương thức thực hiện thì có thể chia chúng thành hai
lọại Loại thứ nhất Saarle gọi là hành vi tại lời trực tiếp (Direct speech act), ví
dụ như hành vi tuyên bố được thực hiện khi ông chủ tịch hội nghị nói "Tôi xin
tuyên bố khaỉ mạc hội nghị” Loại thứ hai Searle gọi là hành vi tại lời gián tiếp
(Indirect speech act), chẳng hạn khi tôi hỏi m ột người bạn đang cùng mình đi
mua hàng rằng "Còn tiền không7" thì lực tại lời trực tiếp của hành vi tại lời
này là hỏi, song, cái mục đích của hành vi hỏi ấy lại là một hành vi khác: hành
vi vay tiền Hiệu lực thứ hai này được phái sinh từ lực tại lời trực tiếp Như
vậy hành vi tại lời gián tiếp xuất hiện ở phát ngôn vốn có lực tại lời này được
dùng cho một lực tại lời khác Phát ngôn chuyển tải hành vi tại lời gián tiếp
thực chất chứa đựng hai lực tại lời: lực trực tiếp và lực gián tiếp, trong đó, lực
gián tiếp là đích tương tác chính Việc người nói sử dụng H V NN gián tiếp và
người nghe nhộn biết được lực gián tiếp liên quan đến cơ chê hoạt động của
nghĩa hàm ẩn và nguyên tắc lịch sự trong giao tiếp mà chúng tôi chưa có điều
kiện trình bày ở mục này
1.3.2.4 Điều kiện thành công
Tiêu chuẩn để đánh giá phát ngôn thực hiện H V N N là may m ắn - không
may mắn Tht:o Austin, muốn thực hiện thành công m ột HVNN thì người nói
phải thỏa mãn nhũng điều kiện sao cho H V N N ấy thích hợp với hoàn cảnh
của nó [29, 25 - 38] Searle hệ thống hóa và thuật ngữ hóa các điều kiện này,
I) Điểu kiện chuẩn bị (Preparatory) bao gồm những hiểu biết của người
nói vể lợi ích, ý định, ý thích, năng lực của người nghe và của chính mình,
Trang 17cũng như về mối quan hệ giữa người nói và người nghe Chẳng hạn, muốn
thục hiẽn hành vi tuyên án, người nói phải là ngưòi có thẩm quyền được nói ra
lời tuyên án M uốn ra lệnh, người nói phải có vị thế xã hội cao hơn người
nghe và tin rằng người nghe có khả năng thực hiện lệnh
c Điều kiện chan thành (Sincerity) yêu cầu người nói phải có trạng thái
tâm lí, suy nghĩ, tình cảm, ý định thích ứng với H V N N của mình Thực hiện
hành vi cảm ơn, nguời nói phải thực sự biết ơn cái việc mà người nghe lãm
cho mình Thực hiện hành vi xác tín, người nói phải tin vào điều mình xác
tín
d Điều kiện căn bản (Essential) đòi hỏi người nói phải có trách nhiệm
đối với nội dung HVNN của mình Thực hiện hành vi hứa hẹn, người nói ti
ràng buộc mình vào trách nhiệm thực hiện một việc nhất định trong tương lai
Với hành vi xác tín, người nói phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của
điều mình nói ra
Trên đây là Iihũng điều kiện cần và đu đối vói sự thành công của một
HVNN Các đicu kiện này cũng là các quy tắc sử dụng (rules), nhờ chúng mà
người nói có thể thực hiện HVNN nhằm đích tương tác của mình, người nghe
có thể nhận biết việc người nói thực hiện hành vi ấy và rồi có thể thực biện
HVNN với đích tương tác xác định của mình để hồi đáp lại
1.4 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG THỨC B lỂ ư HIÊN 4 CÙA HVNN
1.4.1 Mối quan hệ chuyển hóa về nội dung và hình thức giữa các ỈC HVNN
1.4.1.1 Nội dung và hình thức
Các HVNN: hành vi tạo lời, hành vi tại lời và hành vi mượn lời đều
thuộc một chỉnh thể thống nhất cà hai mật hình thức và nội dung Nội dung
Trang 18của chúng có quan hệ m óc xích và là điều kiện kết quả của nhau, cho nên, hình thức biểu hiện của chúng m ang tính vận động, chuyển đổi cho nhau.
Nội dung của hành vi tạo lời là sử dụng từ ngữ, tổ chức chúng theo một cấu trúc nhất định và biểu hiên chúng bằng các phương tiện ngữ âm nhằm xác lập m ột m ệnh đề Bởi vậy, các phương tiện hình thức biểu hiện loại hành vi này cũng chính là các yếu tố từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm đó Các yếu tố ngôn ngữ được tạo ra có liên quan đến quy chiếu và vị tính nên nội dung của hành
vi này thể hiện mối quan hệ giữa từ ngữ được sử dụng trong m ệnh đề và quy chiếu của nó đến yếu tố tồn tại trong hiện thực khách quan, đồng thời thể hiện mối quan hệ giữa các thành phần thõng báo của nội dung mệnh đề với sự tình hiện thực Để phản ánh được nội dung này, các đon vị từ ngữ được tổ chức theo m ột trật tự cú oháp nhất đinh với các quy tắc ngữ pháp liên quan
Hành vi tại lời với chức năng chuyển tải lực tại lời nên bộ phận quan trong tham gia tao lập nội dung của hành vi này chính là lực Searle đã thiết kế cấu trúc nội dung của hành vi tại lời [38, 31 - 32] Dạng thức như sau:
Trang 19Có hai phương thức chuyển tải lực tại lời ỉà phương thức trực tiếp và phương thức gián tiếp Trước khi dành nhiều trang viết hơn về hành vi tại lời, chúng tôi xin trình bày về nội dung và hình thức của hành vi mượn lời,
Nội dung của hành vi mượn lời là lực mượn lời - mục đích tác động suy nghĩ, tình cảm của người nói đối với người nghe qua việc nói một điều gì
đó Suy luận một cách logic thì lực mượn lời là kết quả của lực tại lời, bởi chỉ khi người nói thực hiện m ột hành vi tại lời với lực tại lời tương ứng thì mới gây ra hiệu ỉực tác động Chổng hạn, việc người bán hàng sử dụng hành vi tại lời ước kết "Em bao giá cho chị" chính là nhằm làm người mua yên tâm, tin tưởng vào giá hàng của mình và tác động đến quyết định m ua của người mua Như vậy thì hình thức của hành vi mượn lời cũng mượn luôn cái hình thức của hành vi tại lời, cái hình thức m à suy cho cùng thì chính là các yếu tô ngôn ngữ Chính vì Ihế, phương thúc chuyển tải hành vi mượn lời luôn là gián tiếp
1.4.1.2 Một ý kiến về thuật ngữ
Có nhiều thuật ngữ được các nhà nghiên cứu sử dụng (có phân biệt) như nghĩa của phát ngôn (utteranceV meaning), nghía của người nói (speakers
m ean in g), lực (force), nghĩa liên nhân (in terp eisonal m ea n in g ), nghĩa trong SƯ
dụng (meaning in use), nghĩa trong ngữ cảnh (meaning in context) Các phân tích đã trình bày trên cùng với quan điểm nghiên cứu hiện nay xem xét HVNN từ góc độ tạo lập của người nói kết hựp với góc độ lí giải của nguời nghe cho phép chúng tôi mạnh dạn sử dụng các thuật ngữ khái quát là nội dung của H V NN và hình thức của HVNN bởi chúng bao chứa được phạm vi
mà ngữ đụng học quan tâm Iighièn cứu Nội dung của H V N N được cấu thành bởi các thành tố nội đung, chẳng hạn, nội dung của hành vi tại lời là sự kết hợp của nghĩa mệnh đề và lực tại lời Hình thức của hành vi tại lời được cấu thành bởi các yếu lố tường minh, được đánh dấu (marked) và các yếu tô ngẩm
ẩn, không được đánh dấu (unmarked), tương hơp với những thành phần nội dung mà chúng biểu hiện
Trang 201.4.2 Phương tiện biểu hiện hành vi tại lời
I.4.2.I H ành vi tại lời trực tiếp
Theo Lê Đ ông "Hành vi tại lời trực tiếp là H V N N được biểu hiện, được cảm nhận một cách trực tiếp nhờ vào các phương tiện hay dấu hiệu tại lời riêng vốn có trong ngôn ngữ, chẳng hạn, dùng các hình thức hỏi để biểu hiện
ý hỏi, dùng các hình ihức khuyến lệnh để biểu thị các dang yêu cầu, mệnh lệnh " [10, 8]
Những phương tiện, dấu hiệu m à Lê Đông nhắc tới giúp nhận diện dạng thức biểu thức ngữ vi - cấu trúc của phát ngôn ngữ vi thực hiện hành vi tại lời trực tiếp Một yếu tố quan trọng trong sô đó là động từ ngữ vi Đó là "những động từ mà khi phát ngôn người nói thực hiện luôn cái hành vi tại lời do chúng biểu thị" [4 - 241] Phát ngôn ngữ vi có động từ ngữ vi được Austin gọi
là phát ngôn ngữ vi tường minh (Explicit performatives), song, Austin cũng lưu ý rằng đông từ ngữ vi chỉ phát huy hiệu lực khi nó Ư ngôi thứ nhất, thời hiộn tại [29, 53 - 66]
Theo các nguyên tắc này của Anstin, chúng ta có thể lập bảng về cấu trúc biểu thức ngữ vi tường minh hay cấu trúc hình thức của hành vi tại lời trực tiếp như sau:
Động từ ngữ vi
Đại từ nhân xưng
Từ, ngữ,
m ệnh đềĐặc điểm
ngữ pháp
Ngôi thứ nhất
Thời hiện tại Thuộc mệnh
đề chính
Ngôi thứ hai
Thuộc
m ệnh đề phụ
quan hệ voi coi: gái tồi
Trang 21Phát ngôn ngữ vi không có động từ ngữ vi được Austin gọi là phát ngôn ngữ vi nguyên cấp (Primary períormatives) Để thực hiện hành vi yêu cầu trên,
bố (hay mẹ) cô gái còn có thể nói với anh chàng theo đuổi cô gái: "Anh làm
ơn từ nay đừng làm phiền con gái tôi nữa" (Hiển nhiên sắc thái tu từ của hai phát ngôn này khòng đồng nhất, song đó không phải là đề tài của luận văn này) Như vậy, phát ngôn ngữ vi nguyên cấp vẫn được đánh dấu bởi các dấu hiệu hình Thức như các từ tình thái, từ nối, ngữ điệu, tình huống và cả các yếu
tô kèm ngôn ngữ như cử chỉ Hoặc nó có thể được kiểm chứng bằng thêm các tìr “hereby State” (bằng lời nói này tuyên bố) Đến đãy, Austin khẳng định mọi phát ngôn đều là ngữ vi, và vì vậy, sự khu biệt giũa phát ngôn miêu tả vàphát ngôn ngữ vi là không còn [29, 133 - 147]
Những biểu thức ngữ vi nguyên cấp trong tiếng Việt có thể được đánh dấu bởi các dấu hiệu ngữ am, từ vụng, ngữ pháp như sau:
a Các dấu hiệu từ vựng; bao gồm cả thực từ và hư từ
- Thể hiện hành vi hỏi: ai, nào, ở đâu, bao giờ, khi nào, bao lâu, baonhiêu, bao xa
- Thể hiện hành vi m ệnh lệnh: hãy, không, đi, nào, thôi
- Thể hiện hành vi khuyên bảo: nên, đừng, chớ
- Thể hiện hành vi yêu cầu: giùm, hộ, làm ơn
- Thể hiện hành vi kết luận: tóm lại, nói chung
- Thể hiện hành vi giải thích: vì,bởi, do, tại
b Các dấu hiệu ngữ pháp: là kiểu kết cấu chuyên dụng thể hiện một loại HVNN nhất định Chẳng hạn, thể hiện hành vi hỏi có các kiểu kết cấu:
có không ?
đã chua ? rồi c h ứ ?
đã c h ứ ?
Trang 22c Các dấu hiệu ngữ âm: là kiểu ngữ điệu đặc trưng của loại HV NN, chẳng hạn ngữ điệu bằng phẳng thể hiện hành vi trần thuật, ngữ điệu lên cao ở
cuối phát ngôn thẽ hiên hành vi hỏi, ngữ điệu kéo dài, nhấn m ạnh thể hiện
hành vi đánh giá, cảm thán
I.4.2.2 Hành vi tại lời gián tiếp
Với loại hành vi tại lời gián tiếp thì các phương tiện biểu hiện của nó
càng phong phú, đa dạng, br i “Hành vi tại lời gián tiếp là kiểu H V N N được
biểu hiện và cảm nhận môt cách gián tiếp qua một cãu nói chứa những dấu
hiệu tại lời vốn gắn với một kiểu H V N N khác, và như vậy, phải thông qua sự
suy luận dựa vào hoàn cảnh, ngữ cảnh Đó, chẳng hạn, là trường hợp lời chào,
lời yêu cầu được thể hiện thông qua việc đặt câu hỏ " [10, 80 ]
Phương tiện biểu hiện của hành vi tại lời gián tiếp có thể xác định nhờ
các dấu hiệu ngôn ngữ tường minh, đó cũng chính là các phương tiện biểu
hiện của hành vi tại lời trực tiếp được chuyển đổi chức năng Sự chuyển đổi
chức năng của phưưng tiện biểu hiện tương hợp m ột cách logic với sự chuyển
đổi đích tương tác Ví dụ đã nêu ở mục 1.3.2.3 là một trường hợp mà lực tại
lời tiực tiếp được chuyển đổi thành lực tại lời gián tiếp (Hỏi “ Có tiền không?”
-> Đề nghị cho vay tiền) Phát ngôn “ Hãy đợi đấy!" (Hy, nozogu!) của sói nói
với thỏ trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Liên Xô (cũ) có lực tại lời trực
tiếp được thể hiện bằng dạng thức m ệnh lệnh, song, đích tương tác chính mà
sói thực hiện lại ]à hành vi đe đoạ Những kiểu chuyển đổi lực của các HVNN
như cău hỏi có giá trị cầu khiến, câu hỏi có giá trị khẳng định, câu nghi vấn có
giá trị phủ định, câu nghi vấn có giá trị cảm thán đã được nhiều tác giả nghiên cứu khá kĩ [7; 10; 12; 27]
Lực tại lời gián tiếp được người nói tạo ra và được người nghe nhận biết, phàn úng lại như thẽ nào có liẽn quan đến cơ chẽ nghĩa hàm ẩn và các điều kiện, quy tắc ch ế định nó Nói như vậy có nghĩa là H V N N gián tiếp còn
Trang 23được biểu hiện bằng các phirơng tiện không tường minh trên bề mặt cấu trúc, song được suy ra từ chính các yếu tố ngôn ngữ của phát ngôn thực hiện hành
vi này và các điều kiện về hoàn cảnh, ngữ cảnh Hai phương tiện cơ bản thuộc loại này là tiền giả định và hàm ý Hãy xét lực tại lời gián tiếp được chuyển tải
như thế nào nhờ tiền giả định và hàm ý kết hợp với các phương tiện ngôn ngữ
tường minh trong các phát ngồn thuộc đối thoại sau:
A Ở ỉại vui với bọn mình cái đã!
B Sư tử Hà Đông đang đợi ngoài kia
[21,20]
Phát ngôn của A thực hiện một hành vi tại lời có lực tại lời trực tiếp là
đề nghị, Phát ngôn của B thực hiện hành vi tại lời trực tiếp là xác tín, đồng thời, có lực tại lời gián tiếp là từ chối sự đề nghị cửa A Cơ sở của lực gián tiếp này là tiển giả định phát sinh từ cụm từ định danh "sư tử Hà Đong" quy chiếu đến người đàn bà hay ghen, đanh đá,, ghê gớm, và trong hoàn cảnh phát ngôn này thì đó chính là vợ B Vì vợ B đang đợi B nên B không thể ở lại vui với A
và các bạn được Hàm ý này được A "gài đỗt" kín đáo trong phát ngôn cùa mình và B chỉ có thể "gỡ nó ra được dựa vào thao tác suy luận Có thể thấy rằng tiền giả định và hàm ý đã làm cho phát ngôn của B "ăn khớp" với phátngôn của A, bởi chúng chuyển tải được hành vi gián tiếp có hiệu lực từ chối
để hổi đáp lại đích tương tác trực tiếp của A là đề ngh,
Về vai trò của tiền gi ì định và hàm ý đã có nhiều nhà nghiên cứu quan tAm tìm hiểu [7; 10; 18; 21; 24; 26] Ở đây, chúng tôi muốn khẳng định tiền già định và hàm V đóng vai trò làm phương tiện chuyển tải lực gián tiếp, và vì vậy, cũng là phương tiện giúp chuyển đổi các kiểu lực tại lòi (từ trực tiếp sang gián tiếp) của HVNN Từ những phàn tích và minh chứng trong mục này, có thể rút ra một kết luận quan trọng: Sự chuyển đổi các H V NN (hay các hiệu lực của chúng) phải xuất phát từ sự tương hợp giữa chúng ở cả hai bình diện hình thức và nội dung, gốn với hoàn cảnh mà chúng xuất hiện
Trang 241.4.2.3 Hệ hình biểu thức ngữ vi
Thuộc về các phương tiện biểu hiện của hành vi tại lời, có m ột vấn đề đáng lưu tâm là: Các biểu thức ngữ vi (các loại) cùng nhằm chuyển tải m ột lực tại lời lập nên hệ hình thức các biểu thức ngữ vi Chẳng hạn, cùng nhằm mục đích mời chào khách vào mua hàng, người bán có nhiều cách diễn đạt khác nhau:
- Mua gì không anh?
- Lấy gì em lấy cho!
- Chi vào chị xem!
- Có lấy (ví) không em?
- Vào đây em nhờ một tí thôi!
- Mua cái gì cho chị đi
- Em ơi lại đây chị bảo cái này!
- Em lấy gì đấy?
- Có hàng mới về đây này em này!
- Em gái tốt vía m ở hàng cho chị nào!
[Phụ lục]
Theo Nguyễn Thị Thái Hòa, "Hệ hình của biểu thức ngữ vi là những biểu thức có giá trị tương đương nhau trong việc thể hiện hành vi ở lòi Nói cách khác, các cách nói khác nhau, cùng tương ứng với m ột H V N N nào đó, cùng một hiệu lực ở lời chung, được gọi là hệ hình của biểu íhức ngữ vi Hệ hình la hệ thống dọc các biểu thức của cùng m ột hiệu lực ở lời, cùng tương ứng với một H V NN nào đó" [ Dẫn theo 20, 9]
Nhu vậy, một HVNN với lực tại lời tương ứng có thể được biểu đạt bằng nhiều hình thức ngôn ngữ khác nhau, nói cách khác là bằng các biến thể cấu trúc có cùng hiệu lực tại lời Điều này chỉ ra một vấn đề m ang tính phương pháp luộn, đó là quan niệm về HVNN không nên chỉ được nhìn nhạn
từ góc ctộ mục đích thực hiện HVNN, mà sự đánh giá ấy còn phải gắn bó chặt
Trang 25chẽ với sự phân tích ngốn ngữ học về các yếu tố ngôn ngữ được sử dụng để
vật chất hóa, hình thức hóa HVNN
1,5, CÁC NHÂN TỐ CHẾ ĐỊNH HVNN
Trong m ục 1,3.1, chúng tôi đã phân tích tính độc lập tương đối của các
HVNN và sự c h ế định của chúng đối với những người tham gia tương tác
Trong mục này, chúng tôi sẽ xem xét mối quan hệ giữa các H V N N với các
nhân tố liên quan đến chúng từ góc độ ngược lại, đó là H V N N chịu sự ràng
buộc của các nhan tố gì và sự ch ế định đó xảy ra như thế nào
1.5.1 Các nhân tố ngữ dụng nói chung
Trong các nghiên cứu của mình, các nhà kinh điển về lí thuyết HVNN
như Austin và Searle không hệ thống hóa, không chỉ ra cụ thể các nhân tố chế
định HVNN Song có thê nhận thấy rằng ý tưởng của họ về H V NN luôn chịu
sự câu thúc của các nhân tố dụng học, đặc biệt là vai trò của người nói - người
thực hiện HVNN
Theo cách tiếp cận ngữ dụng học thông thường thì có các nhân tố sau
đấy trực tiếp chi phối sự tồn tai và hành chức của m ột yếu tố ngôn ngữ đuợc
sử dụng, đó là: người nói, người nghe (những ngưừi tham gia giao tiếp), thời
gian, địa điểm (‘định vị sự giao tiếp) Các nhân tô này tập hợp lại thành hoàn
cảnh giao tiếp Theo Đỗ Hĩĩu Châu [4, 222] thì "Hoàn cảnh giao tiếp là cái thế
eiới xã hội và tíim lí mà trong đó, ở một thời điểm nhất định người ta sử đụng
ngôn ngữ" Phân tích sâu hoìi vể hoàn cảnh giao tiếp J Lyons đã chỉ ra một
loạt các điểm cụ thể có anh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng ngôn ngữ như
I) Hiểu bièt về vai trò và vị thế Khái niệm vai trò trong diễn ngôn: n:người nói/ngưò'i nghe; Khái niệm vị thế bao gồm: a) Những hiểu biết về các
Trang 26quy đinh xã hội đối với nhân vật giao tiếp, gọi tắt là vị th ế xã hội b) Hiểu Y ết
vể th ế (chú động hay bị động, c h ế ngự hay bị ch ế ngư trong giao tiếp, gọi tắt
là vị thế giao tiếp.
2 ) Hiểu biết về vị trí thời gian và không gian
3) Hiểu biết vể các nghi thức
4) Hiểu biết về các phương tiện giao tiếp
5) Hiểu biết về vấn đề đang được nói tới
6) Hiểu biết về môi trường xã hội trong đó cuộc giao tiếp đang diễn ra,
ví dn môi trường tôn giáo, công xưởng, học đường [Dẫn theo 4, 223]
Danh sách này cho thấy Lyons chú trọng đến "nhân tố con người", đến khả năng tri nhận về ngôn ngữ và xã hội của những người tham gia giao tiếp
và xem đó là những yếu tố quyết định sự lựa chọn sử dụng ngồn ngữ trong giao tiếp
1.5.2 Các nhân tỗ chi phôi HVNN
HVNN là sản phẩm được thực hiện bởi một người nói nhất định trong một tình huống, thời gian, địa điểm nhất định nhằm tác động đến một người nghe nhất định Bởi vậy, nó cũng chịu sự chi phối của hoàn cảnh giao tiếp hay
cụ thể hơn là của các nhân tố của hoàn cảnh giao tiếp
Những nhím tố chẽ định H V NN có thể được xếp theo hai phạm vi có mối quan hệ hữu cơ với nhau Phạm vi thứ nhất bao gồm những nhân tố liên quan trực tiếp đến nhũng người tham gia tương tác như vai, vị thế, tri thức nén, chuẩn mực, lẽ thường Phạm vi thứ hai bao gồm những nhân tố liên quan đến quá trình tương tác như nguyên tắc cộng tác HT, qui tắc lịch sự, lập luận, thương lượng HT
1.5.2.1 Các nhân tô liên quan đến n^ười giao tiếp
1.5.2.1.1 Vai giao tiếp
Nói đến vai giao tiếp là nói đến chủ thể thực hiện H V N N - người nói và
Trang 27chủ thể tiếp nhận H V N N - người nghe Trong HT, vai nói hoặc vai nghe không luôn gắn chặt với một người tham gia HT nào m à ngược lại, những người tham gia H T luản phiên đổi vai cho nhau Tức là, mỗi người tham gia giao t ií p đóng cả hai vai này: Là người nói khi anh ta phát ngôn để chuyển tải lực tác động đến người tham gia giao tiếp với mình; Là người nghe khi anh ta tiếp nhận phát ngôn chuyển tải hành vi hồi đáp của người tham gia giao tiếp với mình Rõ ràng là vai giao tiẽp quy định lượt thực hiện HVNN Đặc biệt, vai người nói được coi là trung tam vì nó khởi dẫn hành H V N N tiếp theo, qưy định kiểu H V NN hồi đáp Chẳng hạn, khi người nói A thực hiện hành vi hỏi thì sẽ làm người nghe B - nguòi nhận cAu hỏi ấy - có hành vi trả lời hồi đáp Khi B thực hiện hành vi trả lời cũng là lúc B chuyển từ vai người nghe sang vai người nói, đổng thời cũng làm A chuyển từ vai người nói sang vai người nghe.
Trong HT còn xuất hiện trưòng hợp mà chúng tôi gọi là "độc thoại lâm thời" - trường hợp mà người nói tự nói với mình Khi đó, một người tham gia giao tiếp đổng thừi đóng cả vai nói và vai nghe
Tùy vào số lượng những người tham gia HT và đối tượng tác động của HVNN mà tỉ lệ vai nói / vai nghe thay đổi, có thể một đối một hay một đối hai hoặc hai đối một v.v
1.5.2.1.2 Vị thế giao tiếp
Liên quan chặt chẽ đến vai giao íiếp là vị thế giao tiếp VỊ thê giao tiêp thể hiện quyền uy và mối quan hệ thân - sơ, trên - dưới giữa những vai giao tiếp VỊ thê chi phối m ạnh mẽ đến kiểu HVNN được sử dụng và ảnh hưởng trực tiếp ctến quá tn n h tương tác giữa những người tham gia HT Người có vị thế cao, có quvền uy thường thực hiện hành vi m ệnh lệnh, yêu cầu, khuyên răn và thực hiện nhiều lượt lời trong HT, tức là chủ yếu đóng vai người nói
Đ ổng thời, đổ cũng là người chủ động tliực hiện các hành vi dẫn nhập, duy trì
và kết thúc HT Ngưòi có vị thế thấp, ít quyền uy khi giao tiếp vói người ở vị
Trang 28trường thỉ có thể thấy rõ điều này Người bán ở cửa hàng mậu địch trước đây thường có hành vi ban phát, ra lệnh, m ắng mỏ, quát nạt, đe doạ , hiếm khi có hành vi chào hỏi, mời mọc, khen ngợi, cảm ơn, hẹn hò đối với người mua Động lực thực hiện những hành vi tiêu cực này chính la các điền kiện kinh tế, văn hóa thời M y giờ Nhà nước độc quyền phân phối hàng hóa thông qua người bán ở mậu dịch quốc doanh nên người bán cửa quvên, hách dịch, coi người mua ở vị thế thấp hơn mình, thiếu tôn trọng quyền lợi, sở thích của người mua Người bán không chấp nhận sự thương lượng của người mua về giá cả và chất lượng hàng hóa Đích giao tiếp bị người bán áp đặt, người mua tuy có hành vi kdu ca, phàn nàn nhưng vẫn phải chấp nhận vì hàng hóa mà người mua (là cán bộ nhà nước) nhân được tír cửa hàng quốc doanh là nguồn sống duy nhất của anh ta.
Đi mua hàng trong cơ c h ế trị trường ngày nay, chúng ta bắt gặp sự biến chuyển theo hướng tích cực trong quan hệ giữa người m ua và người bán Người bán thường có những phát ngôn thực hiện hành vi chào hỏi, mời mọc, khen ngợi, cảm ơn, hẹn hò VỚI người mua, hạn ch ế thực hiện hành vi ra lệnh, ban phát, quát nạt Cơ sở của hiện tượng này chính là quan niệm đổi mới của
cà hai bên m ua bán về xã hội nói chung và cuộc HT m ua bán của họ nói riêng, gắn liền với quyền lợi hai bên cùng được hưởng khi và chỉ khi họ tương tác với nhau: Người bán muốn bán được hàng để thu lãi cho mình, người mua muốn mua được háng phù hợp với sỡ thích và túi tiền của họ
I.5.2.2 Các nhân tỏ liên quan đến quá trình giao tiếp
Bên cạnh các nhàn tô trực tiếp can thiệp đên sự lựa chọn thực hiện HVNN cua những Iigươì tham gia giao tiếp, còn có các nhân tố khác chi phối quá trình tương tác, thực chất đítv cũng là sụ ràng buộc nhũng người HT vào việc thực hiện tương tác bằng các H V NN sao cho hài hòa, đạt đ'rợc tính năng động trong HT
Trang 29I.5.2.2.Ỉ Các nguyên tắc HT và lịch sự
Gricc, Leech, Brown và Levinson là những nhà nghiên cứu tiêu biểu
quan tàm đến các nhân tố này Nguyên tàc cộng tác HT (Cooperative
Principle) do G n c e nêu ra đòi hỏi người tham gia H T "làm cho phần đóng góp của anh (trong phạm vi nghiên cứu của chúng tôi, "phần đóng góp" được hiểu
là HVNN - T T P ) vào cuộc thoại đúng như nó đã được đòi hỏi ở giai đoạn của cuộc thoại mà nó xuất hiộn, phù hợp với đích hay phương hướng của cuộc HT
mà anh đã chấp nhận tham gia vào" [Dẫn theo 4, 288] Grice cụ thể hóa nguyên tắc này ra thành bốn phương châm HT (Conversation maxims), bao gồm phương châm về chất (Quantity), phương cham về lượng (Quality), phương châm quan hệ (Relation) và phương châm cách thức (Manner)
Khi người HT vi phạm các phương châm này, tức là không cung cấp HVNN theo đúng yêu cầu trong tiến trình cuộc thoại thì HT không đạt được tính cộng tác giữa các nhân vật HT, không đạt được tính quan yếu vì không xoay quanh vấn đề được đưa ra, không đạt được tính chân thành vì người HT không thực sự mong m uốn HT thành công, không đạt được yêu cầu về lượng tin và tính triệt để vì người HT không nói được hết những điều quan yếu với vấn đề được đưa ra, Có thể minh họa nhận định này bằng ví dụ sau:
A Anh ấy thế nào, Thuý?
B Này, ăn đi!
A T hế nào rồi?
B ơ hôm nọ Phương dạy ở trường đấy à?
[2 1 ,5 1 ]Trong khi A kiên trì thực hiện các hành vi hỏi m ong m uốn B có hành vi trả lời cung cấp thông tin A muốn biết thì B lại hoàn toàn lảng tránh trách nhiệm trả lừi A bằng cách thực hiện các hành vi mời và hỏi A Các hành vi 'đánh trống lảng” này của B đã vô hiệu hóa lực tại lời của các hành vi của A, xoay chuyển đích tương tác của A Rõ ràng là với việc đóng góp những
Trang 30HVNN vi phạm phương châm quan hệ, B đã làm cho HT của m ình với A trở nên kém tính cộng tác.
Ngược lại với kết cục này là khi nguyên tắc H T không được tôn trọng song H T vẫn thành công, vẫn đạt được tính cộng tác, quan yếu, chân thành, triệt để và có lượng tin Đây chính là trường hợp H T được điều tiết bởi "bàn tay vô hình" - hiệu lực tại lời gián tiếp Hãy quan sát ví dụ sau:
A Cậu có cho rằng nó sẽ được vào đại học không?
B Cậu đã thấy chó có váy lĩnh bao giờ chưa?
[Dẫn theo 4, 345]
B không trả lòi trực tiếp câu hỏi của A mà lại hồi đáp A cũng bằng môt câu hỏi Từ câu Hỏi của B có thể suy ra hàm ý B không cho lằng nó sẽ thi đỗ (Lộp luận ở đíìy là: "Chó có váy lĩnh” là hạng dốt mà hay khoe khoang Thựcchất là dốt thì không thể đi đỗ được) Như vậy, hành vi hỏi của B chuyển tảihành vi tại lời gián tiếp là trả lời, hồi đáp đúng vào hành vi hỏi của A Những trường hợp người HT vi phạm các phương châm HT mà vẫn đạt được tính cộng tác chính là mảnh đất cho các HVNN gián tiếp nảy sinh và phát huy tác dụng
Nguyên tắc cộng tác HT do Grice phát hiện ra đã soi sáng cho các nhà ngữ dụng học nhìn nhộn nhiều hiện tượng ngôn ngữ trong giao tiếp như cơ chế tạo ]ập hàm ý, nghĩa không tự nhỉên Thêm vào đó, như chúng tôi đã trình bày trên đây, lí thuyết của Giice còn được xem là nguyên tắc c h ế định dạng thức
và khả năng tương tác của các HVNN trong HT Tuy nhiên, theo Leech, Brown và Levinson, thì nguyên tắc còng tác HT chưa giải thích được lí do tại sao người giao tiếp sử dụng lối nói gián tiếp (thực hiện H V N N gián tiếp - TTP) nên họ đã bổ sung thêm nguyên tác lịch sự (Politeness Principle) để giải thích Mẳn đề này
Leech nêu la sáu phương châm lịch sự là khéo léo (Tact), đó lượng (Generosity), tán thưởng (Approbation), khiêm tốn (M odesty), thống nhất
Trang 31(Agreement) và thông cảm (Sympathy) Người giao tiếp thường ứng xử theo các phương châm này để H T của họ vừa diễn ra hài hòa, vừa đạt được đích giao tiếp Biown và Levinson đưa ra khái niệm phép lịch sự tích cực (Positive Politeness) và phép lịch sự tiêu cực (Negative Politeness) Trong HT người ta tránh dùng các hành vi đe doạ thể diện (Face Threatening Acts) xúc phạm đến thể diện, vi phạm lãnh địa riêng của nhau Ngược lại, các hành vi tôn vinh thể diện (Face Flattering Acts), theo Orecchioni, lại được khuyến khích thực hiện [Dẫn theo 6].
Thép lịch sự chỉ ra các nguyên tắc, chuẩn mực giao tiếp xã hội, m ang đặc trưng văn hóa - dân tộc, và vì vậy nó trở thành một bộ phận của tri thức nền trong nhận thức của những người giao tiếp Đối với các nhà ngữ dụng học, phép ỈỊch sự được khai thác như một nhân tố ngữ dụng giúp giải thích nguyên nhân những người giao tiếp ngôn ngữ thường dùng cách nói gián tiếp Đó là vì
họ không m uốn ỉàm mất mặt người đối thoại và chính mình, m uốn làm cho sự tuơng tác trở nên hấp dẫn bởi sự kín đáo, ý nhị hay thâm thuý, sâu xa, và vì vậy chuyển tải được lực tác động nhằm mục đích giao tiếp của mình một cách mềm dẻo, linh hoạt
Thương lượng HT được thể hiện qua lộp luận HT Trong HT, sự tổ chức các HVNN chịu sự chi phối của quan hệ lập luận, tức là có một hay một số HVNN đóng vai trò luận cứ và có HVNN đóng vai trò kết luận V í dụ:
Trang 32B T hế bây giờ anh hỏi nhớ, phương dọc có vấn đề gì không?
M Dọc là được rồi.
B Thế phương ngang thì hơi chật chứ gì?
M Phưưng ngang là được rồi
B T hế thì lấy đi chứ còn gì!
[Phụ lục]
Trong đoạn HT mua bán giầy này, B - người bán đã khéo léo sử dụng quan hệ lập luận giữa các H V N N nhằm mục đích giao tiếp của mình là bán được hàng Quan hệ lập luận ở đay được tổ chức theo kiểu quy nạp, tức là các luân cứ được nêu ra trước để đẫn dắt đến kết luận cuối cùng B thực hiện các hành vi hỏi xoay quanh việc đôi giày có vừa chãn M - người m ua hay không Những câu hỏi này đòi hỏi sự trả lời lựa chọn khẳng định hoậc phủ định vấn
để nêu ra Một điều thú vị là M thực hiện các hành vi trả lời phủ định điều B nêu ra nhưng lại biểu hiện sự phủ định ấy dưới dạng khẳng định Từ những hành vi hỏi và trả lời như nhũng luận cứ này, B thực hiện hành vi khuyên bảo, thuyết phục M mua giày của mình Hành vi này chính là kết luận suy ra từ một chuỗi các hành vi luận cứ
Nói tóm lại, để có được một H V NN và sử dụng nó trong tương tác HT,
quả thực người giao tiếp phải vận dụng kết hợp cả khá năng xã hội và cả khả nâng ngôn ngữ Nói cách khác là HVNN chịu sự chê định của rất nhiều nhân
tô khác nhau, trong đó nhàn tố con người - chủ thể của H V N N đóng vai trò quyết định
1.6 CÁC PHƯƠNG PHÁP T IẾ P CẬN PHÂN T ÍC H HVNN
1.6.1 Các phương pháp tiếp cận tiêu biêu
Lịch sử nghiên cứu HVNN là lất ngắn ngủi so với hàng ngàn năm nghiên cứu các vấn đề ngôn ngữ khác Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn cô gắng
Trang 33xác lập phương pháp tiếp cận phân tích IIVNN Tùy vào m ục đích nghiên cứu,
đã có các phương pháp tiếp cận như sau:
Nghiên cứu H V N N từ góc độ nghĩa học và cú pháp học Phương pháp này xuất phát từ quan niệm truyền thống về ngôn ngữ, xem H V N N như một biểu hiện chuyển tải nghĩa (đặc biệt là nghĩa hàm ngôn) Các phương tiện biểu hiện của của H V N N có liên quan đến các phạm trù của cái biểu đạt và cái được biểu đạt (chỉ xuất, quy chiếu)
Nghiên cứu H V NN từ góc độ xã hội H V N N được xem như một dạng hoạt động xã hội: tương tác xã hôi bằng ngồn ngữ Theo quan niệm này, người
ta nghiên cứu về mối quan hộ xã hội giữa những người tham gia tương tác ngôn ngữ và ve những sự ràng buộc đối với người giao tiếp trong việc lựa chọn các biến thể lời nói, kiểu HVNN
Nghiên cứu HVNN từ góc dô tăm li HVNN được xem như một dạng hoạt động tâm lí, gắn với quá trình tạo lập ở người nói và tiếp thụ ở người nghe Các khái niệm tâm lí như ý định, mong muốn, kích thích, phản ứng được áp dụng để nghiên cứu HVNN
Nghiên cứu HVNN từ góc độ phân tích diễn ngôn, phàn tích HT Theo quan niệm này, H V NN được xem là thành tố tạo nên cấu trúc diễn ngôn hay cấu trúc HT Sự hoạt động của H V N N chịu sự chi phối của các quy tắc diễn ngôn, quy tắc HT
Nghiên cứu HVNN từ góc độ triết học Theo quan niệm này, người ta xác l(ip các phạm trù, các quy luât hoạt động của HVNN
Về các thủ pháp nghiên cứu, có hai cách phân tích H V N N phổ biến sau: Cách thứ nhất là phân tích hiệu lực của từng H V N N trong mỗi phát ngôn đơn
lẻ tách biệt khỏi mối quan hệ với các phát ngôn khác Cách thứ hai là phân tích hiệu lực cua HVNN theo thế tương tác lẫn nhau trong môi trường HT Thè tương tác biểu hiện ở mỗi cặp kê cận H V NN cũng như giữa các căp kê cận HVNN trong HT Gắn với cách làm việc này là phưong pháp phân tích
Trang 34ngữ cảnh Theo Lê Đông, do đặc điểm cơ bản của các hiện tượng ngữ dụng là
cố tính ngoại btên, ngoại vi về phương tiện biểu hiện, tính không độc ỉập, kém xác định vể các kiểu quan hệ nên muốn nhận diện và phân tích thỏa đáng các hiện tượng ngữ dụng, cổn phải đặt chúng trong ngữ cảnh đê nghiên cứu [ I I ] Một quan niệm làm việc tương tự cũng được nhà r.ghiên cứu M.L.Geis đề xuất Ông ctưa ra cái gọi là “Lí thuyết ĨIVNN năng độn g ” (Dynamic Specch Act Theory - DSAT ), theo đó, H V NN được đặt trong môi trường tương tác
HT tự nhiên để nghiên cứu Lí thuyết này bao gồm tám điểm cơ bản, mang tính chất chỉnh lí, bổ sung lí thuyết I1VNN của Austin và Searle [33]
Nhân đây, cũng xin nói thêm là có ý kiến cho rằng các nhà kinh điển về HVNN - Austin và Searle - phân tích HVNN theo cách thứ nhất Thực ra, hai ông vốn là nhà triết học nên đã trừu xuất hóa HVNN để nghiên cứu Chắc chắn trong quá trình phân tích, các nhân tô liên quan đến HVNN đều được họ tính đến
1.6.2 Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Nếu H V NN đưọc hiểu là hành động được thực hiện khi người nói nói ra một điều gì đó nhằm hướng đến người nghe trong một hoàn cảnh nào đó thì quả thực việc xem xét H V N N phải kết hợp nhiều góc độ như ngữ nghĩa, ngữ pháp, tâm lí, xã hội, HT
Cách tiếp cận đa diện này được chúng tôi hiểu theo thê động, tức là tùy vào đặc điểm của mỗi đối tượng H V NN cụ thể mà có thể lựa chọn các bình diện xem xét Chẳng hạn, với HVNN trong HT m ua bán thì các quy luật kinh
tế cũng cần được tính đến như là một trong các nhân tố điều tiết hoạt động của HVNN Cũng tùy mục đích nghiên cứu cụ thè ở mỗi khía cạnh của H V N N mà
có thể nhấn mạnh phương pháp này hơn phương pháp khác Chẳng hạn, khi pliiân tích cấu trúc hình thức cua phát ngồn chuyển tài lực tại lời thì cách tiếp cạn ngữ pháp học nhấn m ạnh hơn cách tiếp cận xả hội học hay tâin lí học
Trang 35Song điều này không có nghĩa là cách tiếp cận ngữ pháp học hoàn toàn không liên quan gì đến những cách tiếp cận này, bởi việc người thực hiện H V N N sử dụng phát ngôn có cấu trúc theo kiểu gì nhằm tác động đến một người nghe nào đó cũng phản ánh cái tâm lí của anh ta và mối quan hệ xã hội giữa anh ta
số HT được ghi âm một cách khách quan, người mua và ngưởi bán nói chuyện hoàn toàn tự nhiên Một số HT có sự tham gia của người ghi âm, khi thì với tư cách là người mua, khi thì với tư cách là người đi chơi, xem chợ Sau khi ghi
âm, chúng tôi tiến hành văn tự hóa HT và sử dụng một bộ ký hiệu để đánh dấu các hiện tượng HT như vi phạm lượt lời, các lượt lời gối lên nhau, kiểu ngữ điệu, cử chỉ kèm lời Mỗi HT đều có hồ sơ riêng bao gồm các chỉ dẫn về hoàn cảnh giao tiếp Trong quá trình phân tích, chúng tôi sử dụng thủ pháp phân tích ngữ cảnh và một sô' thủ pháp truyền thống khác như thống kê, so sánh để làm lõ đặc trưng của các kiểu H V NN m à người mua và người bán thực hiện trong quá trình giao tiếp, v ề các vấn đề liên quan đên công tác tư liệu, chúng tôi xin trình bày cụ thể, hệ thống hơn ở chương ba của luận văn
1.7 KẾT LUẬN
Lí thuyết HVNN do J.L.Austin khởi xướng đến nay đã gần nửa thế kỉ Trong khoảng thời gian ấy, lí thuyết này không ngừng được bổ sung, phát triển với sự đóng góp của nhiềit nhà ngôn ngữ như J.R.Searle, H.P.Grice,
Trang 36G.N.Lsech, S.C.Levinson và nhiều người khác Hiện nay và chắc chắn cả sau này, H V NN vẫn là m ột vấn đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu, khai thác của nhiều người cả về lí thuyết và ứng dụng.
Lí thuyết H V NN chỉ thực sự được chú ý tìm hiểu trong mấy năm nay
Có thể nói các công trình về H V N N hoặc có liên quan đến K V N N mới là những khám phá đầu tiên của chúng ta trong lĩnh vực này Chính vì vậy, chúng tôi đã dành toàn bộ chương một để giới thiệu lí thuyết này một cách có
hệ thống trên thế đánh giá, gợi m ở và có tính đến tình hình tiếng Việt Chúng tôi đã trình bày các vấn đề sau:
1.7.1 Chức năng cơ bản của HVNN ]à chức năng liên cá nhân thực hiện tương tác xã hòi hay goi khái quát là chức nâng xã hội Thêm vào đó, dựa trên
cơ sở xem xét xu thế phát triển của việc nghiên cứu H V NN hiện nay, chúng tôi nhận định H V NN còn có chức năng trong HT: Nó là thành tố cấu tạo nên cấu trúe HT Có thể gọi chức nâng thứ hai này là chức năng ngôn ngữ của HVNN
1.7.2 Austin phân biệt ba loại HVNN là hành vi tạo lòi, hành vi tại lời
và hành vi mượn lời Searle bổ sung mật loại nữa là hành vi mệnh đề Các hành vi này đươc người nói thực hiện đồng thời khi hướng phát ngôn của mình về phía người nghe, cho nên, tuy phân biệt nhau nhưng chúng có mối quan hệ gắn bó, thống nhất với nhau Chúng tôi cũng nhận thấy rằng H V NN
!à sản phẩm của một chủ thể nhất định song chúng có tính độc lập tương đối, thậm chí có sự chi phối trở lại đối với chủ thể thực hiện và tiếp nhận chúng
Trong số các HVNN trên thì hành vi tại lời là trung tâm chú ý của các nhà nghiên cứu Austin và sau đó là Searle tiến hành phân chia hành vi này ra
1 hìmh các nhóm nhỏ (nãm nhóm) dựa vào tiêu chí lực tại lòi Các bảng phân loại này vẫn còn là vấn đề phải bàn cãi song đó là gợi ý quan trọng cho những người quan tâm đến vấn đề này
Theo tiêu chí phươns thức thực hiện, Searle phân biệt hai loại hành vi
Trang 37tại lừi là hành vi tại lời trục tiếp và hành vi tại lời gián tiếp (hay còn gọi là
HVNN phái sinh) Ở loại thứ hai này xảy ra hiện tượng thú vị là sự chuyển đổi
lực của các hành vi tại lời (ví dụ: hỏi “ Còn tiền không?” Đ ề nghị cho vay
tiền)
Austin và Searle cũng phân tích các điều kiện thành công của HVNN
Searle thuật ngữ hóa các điều kiện này, bao gồm: điều kiện nội dung m ệnh đề,
điều kiện chuẩn bị, điều kiện chân thành và điều kiện căn bản Các điều kiện
này được vạch ra xuất phát từ nhận định quan trọng ban đầu của Austin khi
ông nhân thấy có những phát ngôn không miêu tả m à thực hiện hành động
Các phát ngôn này được gọi là phái ngôn ngữ vi Ciiúng khồng thể được đánh
giá theo tiêu chuẩn đúng - sai truyền thống mà phải được đánh giá theo tiêu
chuẩn thành công - không thành công h ly may mắn - không may mắn
1.7.3 Nghièn cứu về các phương tiện biểu hiện của phát ngôn chuyển tải hành vi tại lời trực tiếp, Austin đưa ra các khái niệm phát ngôn ngữ vi
tường minh và phát ngôn ngữ vi nguyên cấp Loại thứ nhất có chứa động từ
ngữ vi Loại thứ hai không chứa động từ ngữ vi nhưng có các dấu hiệu riêng
(Chúng tồi đã giới thiệu một số dấu hiệu này trong tiếng Việt) Cũng từ đây,
Austin xoá nhòa sự phân biệt phát ngôn miêu tả và phất ngôn ngữ vi, cho rằng
mọi phát ngôn đều là phát ngồn ngữ vi
Hành vi tại lời gián tiếp do có sự chuyển đổi lực nên các phương tiện
biểu hiện nó vừa là các phương tiện tường minh như ở hành vi tại lời trực tiếp
(chuyển tải lực ưực tiếp), vừa là các phương tiện ngầm ẩn như tiền giả định và
hàm ý (chuyển tải lực gián tiếp)
Ngoài ra, còn một vấn đề đáng lưu ý là hệ hình các biểu thức ngữ vi
Đíìv là Lập hợp của các phát ngôn ngữ vi (các loại) cùng chuyển tải m ột lực tại
lời Nghiên cứu sâu vấn đề này rất có ý nghĩa, đặc biệt đối với việc ứng dụng
dạy ngoại ngừ
Về cấu trúc nội dung của hành vi lời, Se-irle đưa ra mô hình kết hợp lực
Trang 38tại lời và nghĩa m ệnh đề Chúng tôi nhận thấy các loại H V N N mà người nói đổng thời thực hiện khi nói la m ột điều gì đó có mối quan hệ gắn bó, thống nhất nên chúng vay mượn, chuyển đổi phương tiện biểu hiện cho nhau để chuyển tải các lực theo kiểu dẫn tiếp Chúng tôi cũng đề nghị «ử dụng hai thuật ngữ nôi đung của H V N N và hình thức của H V N N bởi chúng bao chứa được phạm vi mà ngữ dụng học quan tâm nghiên cứu.
1.7.4 H V NN chịu sự chi phối của các nhân tỗ thuộc hoàn cảnh giao tiếp Đó là các nhân tố liên quan trực tiếp đến những người thực hiện v i tiếp nhân HVNN như vai, vị thế, tri thức nền, chuẩn mực, lẽ thường, và các nhãn tố liên quan đến quá trình tương tác nhu nguyên tắc cộng tác HT, nguyên tắc lịch
sự và IẠp luận, thương lượng HT Việc HVNN nào được lựa chọn thực hiện và hiệu quả của nó trong tương tác như thế nào phu thuộc vào các nhân tố này, trong đó nhan tô' những người tham gia tương tác đóng vai trò quyết định
1.7.5 Vấn đề cuối cùng được đề cập đến trong chương này là phương pháp tiếp cận phân tích HVNN Chúng tôi đã giới thiệu một số phương pháp, thú pháp tiêu biểu rối đưa ra quan niệm để giải quyết nhiệm vụ của luận văn Chúng tôi áp dụng cách tiếp cận đa diện dối với đổi tượng khảo sát Các thủ pháp cụ thể được sử dụng đối với mỗi bước làm luận văn, tư khâu điền dã thu thíỉp tư liêu đến khâu xủ lí, phân tích và đánh giá các hiện tượng HVNN
Trang 39CH Ư Ơ NG HAIMIÊU TẢ CÁC HÀNH VI NGÔN NGỮ TIÊU BlỂU
TRONG CÁC PHA HỘI THOẠI MUA BÁN
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG
Trong số các hoạt động giao tiếp của con người thì HT được coi là phương thức cơ bản và phổ biến nhất Tuy nhiên, HT mới cli được nghiên cứu trong vài chục năm lại đây Các nhà ngôn ngũ' quan tâm đến nhiều vấn đề của
HT như các vân động HT, các quy tắc HT, thương lượng HT, cấu trúc HT, chức năng của các đơn vị HT, các yếu tô kèm ngôn ngữ trong quá trình HT Ở Việt Nam, đã có một số công trình lấy HT làm đối tượng nghiên cứu 11-0; 14; 21; 24; 25], riêng về HT m ua bán đã có năm luận văn thạc sĩ [Dân theo 23]
2.1.1 Đặc điểm chung của HT
“ HT là hoạt động giao tiếp bằng lời ở dạng nói giữa các nhân vật giao tiếp nhằm trao đổi các nội dung miêu tả và liên cá nhân theo đích đặt ra" [6J
HT có nhiều biến thể phong phú thay đổi theo các tình huống xã hội khác nhau với những nhóm người tham gia khác nhau Căn cứ vào nhân vật
HT có HT giữa hai người (song thoại), HT giữa ba người, bốn người hay nhiều người (đa tlwại), có HT trực diện hoặc không trực diện (chẳng hạn nói chuyện điện thoại) Căn cứ vào đề tài và mục đích có những kiểu H T phân chia theo phạm vi hoạt động xã hội như HT gia đình, HT công sở, HT bạn bè, HT mua bán Căn cứ vào diễn biến và kết q u ả HT có HT hài hòa - HT bất hòa, HT thành công - HT không thành công
HT được nhận diện dựa theo các tiêu chí: Iigười HT, thời gian HT địa
Trang 40điểm HT, đé tài, đích HT Sự thay đổi của ít nhất một trong các nhân tố này là
dấu hiệu chỉ ia ranh giới HT
Như vậy, hoạt động HT phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó, nhân tố người tham gia HT là quan trọng nhất Họ phải tuân theo những quy tắc cộng tác HT, quy tắc lịch sự, quy tắc thực hiện lượt lời, quy tắc tạo lập cặp k ế cận
HT phản ánh quá trình tương tác giữa những người tham gia giao tiếp Quá trình này thường có ba pha tương úng với ba bộ phận mở, thân, kết trong cấu trúc tổng thể của HT Mỗi giai đoạn HT đảm nhiệm m ột chức năng Trong pha mở, những người HT thiết lập quan hệ giao tiếp và chuẩn bị, dẫn nhập vào pha giữa Pha giữa là giai đoạn chính của HT, trong đó, đề tài HT được triển khai cụ thể Đây chính là giai đoạn mà người HT tnực hiện thương lượng nhằm đạt mục đích giao tiếp của mình Đặc trưng quan hệ giữa các bên HT, những mâu thuẫn, xung đột, những thỏa thuận, nhượng bộ cũng được bộc lộ
rõ trong giai đoạn này Người HT chuyển sang pha kết thì đã hoàn thành cuộc thương lượng (dù đích giao tiếp có thể là thành công hay thất bại) Sự tương tác ngôn ngữ trong giai đoạn này có chức nàng kết thúc toàn bộ quá trình HT Thường thì các giai đoạn m ơ và kết mang tính chất nghi thức, quy ước chung cho mọi cuộc HT (chào, hỏi thăm, tạm biệt, hẹn gặp lại), còn giai đoạn giữa
■
rat đa dạng, thay đổi tùy theo mỗi cuộc HT cụ thể Giai đoạn này có thể bao gồm nhiều giai đoạn nhỏ phù hợp với các mục đích giao tiếp thuộc chiến lược giao tiếp của người HT
2.1.2 Đậc điểm của H T mua bán
2 I.2.I HT mua bán nói chung
HT mua bán có những đạc điểm chung với các dạng HT khác (HT công
sở, HT gia đình ), soũg nó cũng mang những đặc trưng riêng biệt, ơ HT mua