1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển hoạt động cho vay mua ô tô dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng Tiên Phong – chi nhánh Thăng Long

66 133 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 196,46 KB

Nội dung

Kết cấu khóa luận Ngoài lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, danh mục từviết tắt, nội dung chính của khóa luận được kết cấu chia làm 3 chương: CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬ

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên cho em được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả các thầy, cô giáo giảngviên trường ĐH Thương Mại đã dành hết tâm huyết của mình, không chỉ để truyền đạtcho em những kiến thức cần thiết mà còn là những kinh nghiệm quý báu Từ đó giúp

em vững về kiến thức để phục vụ cho quá trình hoàn thành bài báo cáo thực tập củamình Bên cạnh đấy với những kỹ năng học được cũng giúp em hòa nhập nhanh hơnvới môi trường làm việc hoàn toàn mới khác xa cánh cổng trường học

Em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Hạnh Cô

đã nhiệt tình xem hướng dẫn không chỉ về nội dung mà cả cách trình bày của bàikhóa luận Để em có thể hoàn thành tôt nhất bài khóa luận tốt nghiệp của mình

Em cũng xin chân thành cảm ơn Ngân hang TMCP Tiên Phong – chi nhánhThăng Long, đặc biệt là ban lãnh đạo của Ngân hàng đã tạo điều kiện cho em đượcthực tập được trải nghiệm công việc thực tế Các anh chị phòng vận hành đã giúp đỡbảo ban em rất nhiều trong công việc, hướng dẫn cho em các công việc của mọingười để em có thể nhìn và trực tiếp tham gia vào các nghiệp vụ mà em chưa baogiờ đươc thử

Trong quá trình làm bài em đã rất cố gắng để hoàn thành thật tốt bài khóa luậncủa mình nhưng do thời gian có hạn nên việc nghiêm cứu chưa được sâu, về mặtkiến thức của em vẫn còn hạn hẹp nên không thể tránh khỏi những sai sót Em rấtmong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô, cũng như ban lãnh đạo củaNgân hàng Tiên Phong – chi nhánh Thăng Long để bài khóa luận của em được hoànchỉnh hơn

Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô cùng các anh chị trong Ngân hàngTiên Phong- chi nhánh Thăng Long đồi dào sức khỏe và thành công trong cuộcsống Kính chúc Ngân hàng Tiên Phong ngày càng phát triển lớn mạnh

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiên

Vũ Thị Thanh Hà

i

Trang 2

MỤC L

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ iv

DANH MỤC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT v

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu thuộc phạm vi của đề tài 1

3 Mục đích nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Kết cấu khóa luận 3

CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA Ô TÔ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1 Khái quát về hoạt động cho vay tín dụng đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng Thương Mại 4

1.1.1 NHTM và các hoạt động cho vay của NHTM 4

1.1.2 Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 7

1.2 Cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân của NHTM 11

1.2.1 Khái niệm 11

1.2.2 Đặc điểm của hoạt động cho vay mua ô tô 11

1.2.3 Các hình thức cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân của MHTM 13

1.2.4 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân 15

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cho vay mua ô tô đối với KHCN của NHTM 19

1.3.1 Yếu tố khách quan 19

1.3.2 Yếu tố chủ quan 20

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA Ô TÔ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG – CHI NHÁNH THĂNG LONG 23

ii

Trang 3

2.1 Khái quát về ngân hàng TMCP Tiên Phong – chi nhánh Thăng Long 23

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh 23

2.1.2 Cơ cấu mô hình tổ chức Ngân hàng TMCP Tiên Phong – Chi nhánh Thăng Long 25

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh 28

2.2 Thực trạng cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàngTMCP Tiên Phong – Chi nhánh Thăng Long 38

2.2.1 Chính sách cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong – chi nhánh Thăng Long 38

2.2.2 Phân tích kết quả hoạt động cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Tiên Phong – Chi nhánh Thăng Long 47

2.3 Đánh giá hoạt động cho vay mua ô tô đối với KHCN 52

2.3.1 Thành công 52

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 53

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA Ô TÔ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TIÊN PHONG – CHI NHÁNH THĂNG LONG 55

3.1 Định hướng phát triển hoạt động cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng Tiên Phong – chi nhánh Thăng Long 55

3.2 Giải pháp mở rộng cho vay mua ô tô đối với KHCN tại ngân hàng TMCP Tiên Phong – chi nhánh Thăng Long 55

3.3 Một số kiến nghị 58

3.3.1 Kiến nghị với chính phủ 58

3.3.2 Về phía chính phủ 59

3.3.3 Về phía Ngân hàng TMCP chi nhánh Thăng Long 59

KẾT LUẬN 60

Y

iii

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Tiên

Phong – Chi nhánh Thăng Long 29

Bảng 2.2 Tình hinh cho vay đối với khách hàng của Ngân hàng TMCP Tiên Phong – Chi nhánh Thăng Long 32

Bảng 2.3 Kết quả tình hình hoạt động kiinh doanh của Ngân hàng TMCP Tiên Phong – CN Thăng Long 35

Bảng 2.4 Hạn mức cho vay của khách hàng TMCP Tiên Phong – Chi nhánh Thăng Long 39

Bảng 2.5 Thời gian cho vay đối với mỗi dòng xe theo quy định của Ngân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánh Thăng Long 41

Bảng 2.6 Quy mô, cơ cấu tín dụng cho vay mua Ô tô đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Tiên Phong Chi nhánh Thăng Long 48

Bảng 2.7 Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay mua Ô tô của KHCN 49

Bảng 2.7 Tình hình nợ xấu, nợ quá hạn cho vay mua ô tô của KHCN tại TPbank Thăng Long 50

Bảng 2.8: Một số chỉ tiêu về khả năng sinh lời từ hoạt động cho vay mua ô tô KHCN 51

Sơ đồ 1: Quy trình tín dụng ngân hàng 9

Sơ đồ 2: Phương thức cho vay trực tiếp đối với người mua 13

Sơ đồ 3: Phương thức cho vay gián tiếp gián tiếp 14

Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Tiên Phong – CN Thăng Long 25

iv

Trang 5

DANH MỤC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa của từ

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập và phát triển, thu nhập bình quân đầungười ở Việt Nam ngày càng cao thì nhu cầu mua ô tô, nhà ở ngày càng trở nên cầnthiết Người dân không chỉ mong muốn đi những chiếc xe mô tô hiện đại, mà cònmong muốn đến những chiếc ô tô sang trọng bởi tính năng an toàn và tiện lợi của

nó Nhưng không phải bất cứ ai cũng có đủ khả năng tài chính hiện tại để để thựchiện ước mơ đó Vì vậy, ngân hàng trở thành người bạn tin cậy, chia sẻ những khókhăn về tài chính với họ Đây là cơ hội cho các ngân hàng thương mại phát triểndịch vụ sản phẩm cho vay mua ô tô của ngân hàng mình

Trong thực tế hoạt động cho vay của các NHTM ở Việt Nam, nhóm kháchhàng cá nhân thường chiếm tỷ trọng không hề nhỏ về doanh số giao dịch so vớikhách hàng doanh nghiệp Điều này đòi hỏi các ngân hàng cần phải quan tâm vàchú trọng hơn đến nhóm đối tượng này

Sau khi được tham gia thực tập tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánhThăng Long em thấy rằng chi nhánh rất chú trọng đến sản phẩm cho vay mua ô tô

và dư nợ cho vay đối với sản phẩm cho vay mua ô tô chiểm tỷ trọng lớn Nhận thứcđược tầm quan trọng của hoạt động cho vay mua ô tô trong thời gian sắp tới, vớinhững kiến thức đã học được ở trường, cùng những kiến thức đã thu thập đượctrong thời gian thực tập, tìm hiểu tình hình thực tế tại Ngân hàng Thương mại cổ

phần Tiên Phong – Chi nhánh Thăng Long, em đã chọn đề tài: “Phát triển hoạt động cho vay mua ô tô dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng Tiên

Phong – chi nhánh Thăng Long” để tìm hiểu nghiên cứu và làm khóa luận.

2.Tổng quan các công trình nghiên cứu thuộc phạm vi của đề tài

Trong thời gian làm khóa luận, được sự chỉ bảo tận tình của giáo viên hướngdẫn, bản thân em đã nghiên cứu tìm hiểu tham khảo một số tài liệu sau:

Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại- Đại học Thương Mại

Đề tài; Phát triển hoạt động cho vay mua ô tô cá nhân tại VPBank –PGD PhúLâm qua website

Trang 7

Đề tài khóa luận: Hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngânhàng TMCP phát triển thành phố Hồ Chí Minh - chi nhánh Hà Nội - PGD Kinh đô-Đinh Thị Thanh Bài khóa luận đưa ra thực trạng, con số cho vay của đơn vị, từ đóđưa ra các kiến nghị nhằn hoàn thiện công tác cho vay.

Ngoài ra, em còn tham khảo các bài báo, trang web báo cáo tài chính ngânhàng Hdbank để có thể hoàn thành bài khóa luận của mình Tuy đã có nhiều côngtrình nghiên cứu đề hoạt động cho vay mua ô tô KHCN tại nhiều đơn vị khác nhau,nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu về hoạt động cho vay mua ô tô KHCN tạingân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánh Thăng Long

- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng cho vayKHCN tại TPbank Tiên Phong

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Khóa luận tập trung nghiên cứu chủ yếu về: Hoạt động cho vay mua ô tô dànhcho KHCN tại ngân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánh Thăng Long

Trang 8

5 Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp thu thập số liệu: Sử dụng phương pháp điều tra nhóm cố địnhdựa trên bảng điều tra… đưa ra các câu hỏi xoay quanh vấn đề cần tìm hiểu theonhiều cách để có thể thu thập thông tin một cách chính xác nhât Ngòa ra còn thu thậpthông tin từ ngân hàng và tham khảo thông tin từ các tạp trí, sách báo có liên quan

Phương pháp tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu:

Trong quá trình thực tập tại chi nhánh, để tập hợp các thông tin phục vụ choquá trình viết khóa luận tốt nghiệp đã sử dụng đến phương pháp thu thập dữ liệu.Liên hệ các phòng ban tại chi nhánh như phòng kế toán kho quỹ, phòng quan

hệ khách hàng cá nhân, phòng quản lý rủi ro, … để thu thập thông tin và số liệuphục vụ nhu cầu viết khóa luận

Tìm kiếm thông tin cần thiết qua mạng internet, tạp chí chuyên ngành và nhiềunguồn khác

Tìm hiểu các luận văn, khóa luận khác đã nghiên cứu về đề tài này

Phương pháp xử lý thông tin:

+ Phương pháp toán học để xác định trị số của chỉ tiêu nghiên cứu, tình được

tỉ trọng của các chỉ tiêu, phân tích số tuyệt đối, tương đối, so sánh đối chiếu số liệuqua các năm để phân tích, đánh giá

+ Phương pháp dùng các biểu đồ, bảng biểu để phân tích, so sánh…

6 Kết cấu khóa luận

Ngoài lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, danh mục từviết tắt, nội dung chính của khóa luận được kết cấu chia làm 3 chương:

CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAYMUA Ô TÔ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA Ô TÔ ĐỐIVỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG – CHINHÁNH THĂNG LONG

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNGCHO VAY MUA Ô TÔ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNGTIÊN PHONG – CHI NHÁNH THĂNG LONG

Trang 9

CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY

MUA Ô TÔ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Khái quát về hoạt động cho vay tín dụng đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng Thương Mại

1.1.1 NHTM và các hoạt động cho vay của NHTM

a Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại đã hình thành và phát triển hàng trăm năm gắn liền với

sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa Sự phát triển hệ thống NHTM đã có tácđộng rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hóa Ngượclại, kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ thì NHTM ngày càng hoàn thiện và trởthành những định chế tài chính không thể thiếu được

Ở Việt Nam, theo điều 20 Luật Các Tổ chức Tín dụng định nghĩa: “Ngân hàng

thương mại là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động Ngânhàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.”

Luật Ngân hàng nhà nước đưa ra định nghĩa: “Hoạt động Ngân hàng là hoạt

động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhậntiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán.”

Theo luật các tổ chức tín dụng: “NHTM là một loại hình tổ chức tín dụng thực

hiện toàn bộ hoạt động NH và các hoạt động khác có liên quan Hoạt động củaNHTM là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thườngxuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụthanh toán.”

Theo Peter S.Rose: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một

danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch

vụ thanh toán, và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì một tổ chứckinh doanh nào trong nền kinh tế.”

Trang 10

b.Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại

Cùng với chiều dài lịch sử hình thành ngân hàng thương mại ngày nay khác

xa so với ngân hàng thương mại thủa sơ khai, do nhu cầu kinh doanh và sự cạnhtranh quyết liệt mà hệ thống ngân hàng thương mại đã mở rộng rất nhiều loại hìnhdịch vụ tiện ích cung cấp cho khách hàng Tuy vậy, chúng ta có thể nghiên cứu banghiệp vụ cơ bản sau: huy động vốn, sử dụng vốn và nghiệp vụ trung gian

- Nghiệp vụ huy động vốn

Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọngcủa ngân hàng thương mại Hoạt động mang lại nguồn vốn để ngân hàng có thểthực hiện được các hoạt động khác như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ đếnkhách hàng, cụ thể bao gồm các nghiệp vụ sau:

+ Nghiệp vụ nhận tiền gửi: là nghiệp vụ phản ánh hoạt động huy động vốn của

NHTM dưới dạng nhận các khoản tiền gửi của doanh nghiệp vào ngân hàng đểthanh toán nhằm mục đích an toàn và hưởng lãi Đồng thời ngân hàng còn huy độngcác khoản tiền gửi nhàn rỗi trong dân cư gửi vào ngân hàng với mục đích hưởng lãi

+ Nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá: là nghiệp vụ nhằm thu hút các khoản

vốn có tính thời hạn tương đối dài và ổn định, nhằm đảm bảo khả năng đầu tư, khảnăng cung cấp đủ các khoản tín dụng mang tình trung và dài hạn vào nền kinh tế.Hơn nữa nghiệp vụ này còn giúp các NHTM giảm thiểu rủi ro và tăng cường tính

ổn định vốn trong hoạt động kinh doanh

+ Nghiệp vụ đi vay: là nghiệp vụ được sử dụng thường xuyên nhằm mục đích

tạo vốn kinh doanh bằng việc vay các tổ chức tín dụng trên thị trường tiền tệ và vayNgân hàng Nhà Nước dưới các hình thức tái chiết khấu hay vay có đảm bảo…

+ Nghiệp vụ huy động vốn khác: ngoài ba nghiệp vụ huy động vốn cơ bản kể

trên thì NHTM còn có thể tạo nguồn vốn kinh doanh của mình thông qua việc nhậnlàm đại lý hay ủy thác cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước

+ Nghiệp vụ huy động vốn của chủ sở hữu: Để bắt đầu hoạt động ngân hàng

( được pháp luật cho phép) chủ nhân ngân hàng phải có một lượng vốn nhất định,Đây là loại vốn ngân hàng có thể sử dụng lâu dài, hình thành nên trang thiết bị, nhà

Trang 11

cửa cho ngân hàng Nguồn hình thành và nghiệp vụ hình thành loại vốn này rất đadạng tùy theo tính chất sở hữu, năng lực tài chính của chủ ngân hàng, yêu cầu và sựphát triển của thị trường.

Trong quá trình hoạt động, ngân hàng gia tăng vốn của chủ theo nhiều phươngthức khác nhau tùy vào điều kiện cụ thể Trong điều kiện thu nhập ròng lớn hơnkhông, chủ ngân hàng có xu hướng gia tăng vốn chủ sở hữu bằng cách chuyển mộtphần thu nhập ròng thành vốn đầu tư

Nguồn bổ sung từ phát hành thêm cổ phần, góp thêm, cấp thêm…để mở rộngqui mô hoạt động, hoặc để đổi mới trang thiết bị, hoặc để đáp ứng nhu cầu tăng vốncủa chủ ngân hàng theo nhà nước quy định…đặc điểm của hình thức huy này làkhông thường xuyên, song giúp cho ngân hàng có được vốn chủ sở hữu lớn hơn vàolúc cần thiết

- Nghiệp vụ sử dụng vốn

Đây là nghiệp vụ phản ánh quá trình sử dụng vốn của NHTM vào các hoạtđộng, khác nhau nhằm đảm bảo sự an toàn cũng như tìm kiếm lợi nhuận.Trong đó,bao gồm các nghiệp vụ: ngân quỹ, cho vay và đầu tư

+ Nghiệp vụ ngân quỹ: Nghiệp vụ này phản ánh các khoản vốn của NHTM

được dùng với mục đích nhằm đảm bảo an toàn về khả năng thanh toán hiện thờicũng như khả năng thanh toán nhanh của NHTM và thực hiện qui định về dự trữ bắtbuộc do Ngân hàng Nhà nước đề ra Ngân hàng luôn giữ một lượng tiền mặt như :tiền mặt tại quỹ của ngân hàng, tiền gửi tại các ngân hàng thương mại khác, tiền gửitại ngân hàng trung ương, tiền mặt trong quá trình thu

Ngoài tiền mặt, ngân hàng còn giữ các chứng khoán ngắn hạn, có tính lỏng cao

để có thể chuyển thành tiền mặt nhanh chóng khi cần như tín phiếu, thương phiếu

+ Nghiệp vụ cho vay: Nghiệp vụ cho vay có thể được phân loại bằng nhiều

cách: cho vay ứng trước là hình thức cho vay trong đó ngân hàng cung cấp cho người

đi vay một khoản tiền vay nhất định để sử dụng trước, cho vay theo hạn mức tín dụng

là hình thức cho vay trong đó ngân hàng và khách hàng thỏa thuận trước số tiền tối đa

mà khách hàng được vay từ ngân hàng trong một khoản thời gian nhất định, cho vaythấu chi, cho vay chiết khấu, cho vay thuê mua, cho vay bằng chữ ký …

Trang 12

+ Nghiệp vụ đầu tư tài chính: Bên cạnh nghiêp vụ tín dụng, các NHTM còn dùng

số vốn huy động được từ dân cư, từ các tổ chức kinh tế - xã hội để mua các chứngkhoán hoặc đầu tư theo dự án và trực tiếp thu lợi nhuận trên các khoản đầu tư đó

+ Nghiệp vụ khác: bao gồm các hoạt động kinh doanh như kinh doanh ngoại

tệ, vàng bạc và kim khí, đá quý, dịch vụ ngân quỹ

- Nghiệp vụ trung gian khác

Ngoài hai nghiệp vụ cơ bản trên, ngân hàng còn thực hiện một số nghiệp vụkhác như: dịch vụ trong thanh toán, dịch vụ tư vấn, môi giới, và các dịch vụ khác(quản lý hộ tài sản, giữ hộ vàng, tiền, cho thuê két sắt, bảo mật…) Để thanh toánnhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí, NH đưa ra cho KH nhiều hình thứcthanh toán như thanh toán bằng séc, uỷ nhiệm chi, nhờ thu , các loại thẻ …cung cấpmạng lưới thanh toán điện tử , kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi họ cần Mặtkhác, các NHTM còn tiến hành môi giới, mua, bán chứng khoán cho KH và làm đại

lý phát hành chứng khoán cho các công ty Ngoài ra NH còn thực hiện các dịch vụ

uỷ thác như uỷ thác cho vay, uỷ thác đầu tư, uỷ thác cấp phát, uỷ thác giải ngân vàthu hộ…

1.1.2 Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại

1.1.2.1 Khái niệm

a Cho vay

- Theo Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010: “Chovay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao cho KH một khoản tiềnhoặc quyền sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong mộtthời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.”

Như vậy có thể thấy có hai chủ thể tham gia vào hoat động cho vay là “bêncho vay” – là NH, các TCTD và “bên đi vay” – là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu

về vốn Đối tượng cho vay ở đây là tiền Hoạt động cho vay được xác lập dựa trênthỏa thuận giữa bên cho vay và bên đi vay về điều kiện vay, thời hạn vay và lãi suấtvay Bên cho vay sẽ chuyển giao tiền cho bên đi vay sử dụng trong một thời giannhất định, còn bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ phần gốc và lãi cho bêncho vay khi đến hạn thanh toán

Trang 13

b Cho vay tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm mục đích tài trợ cho nhu cầu chitiêu của người tiêu dùng là nguồn tài chính quan trọng giúp người tiêu dùng có thểtrang trải nhu cầu trong cuộc sống như: nhà ở, phương tiện đi lại tiện nghi sinh hoạt,học tập, du lịch, y tế… trước khi họ có đủ khả năng tài chính

1.1.2.2 Đặc điểm của cho vay tiêu dùng

Do cho vay tiêu dùng là hình thức tài trợ cho mục đích chi tiêu của cácnhân, hộ gia đình nên nó có đặc điểm riêng khác với tín dụng ngân hàng nóichung Cụ thể:

- Đối tượng vay tiêu dùng: là khách hàng cá nhân và các hộ gia đình Cá nhân

vay chi tiêu của ngân hàng thường là những ngời có thu nhập cao, ổn định và trình

độ học vấn Cá nhân là khách hàng của ngân hàng đều là những người có đầy đủnăng pháp lý và đáp ứng được các điều kiện cho vay của ngân hàng

- Mục đích vay: nhằm phục vụ nhu cầu riêng của cá nhân, hộ gia đình không

xuất phát từ mục đích kinh doanh Các nhu cầu đó chủ yếu là vay mua sắm, vaymua nhà, vay mua xe… Do đó mục đích vay phụ thuộc từng thời kỳ, vào nhu cầu,tính cách của từng đối tượng khách hàng và chu kỳ kinh tế của người đi vay

- Quy mô cho vay: thông thương quy mô cho vay của vay tiêu dùng thường

không lớn do đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình Khi nền kinh tề pháttriển nhu cầu chi tiêu của người dân tăng, số lượng khách hàng vay tiêu dùng cũng

vì thế tăng theo

- Rủi ro cho vay: cho vay tiêu dùng thường có rủi ro thấp do khoản vay cho

vay tiêu dùng thì khá là nhỏ khách hàng đều là những người có thu nhập cao, ổnđịnh và chứng minh được thu nhập ổn định của mình (chủ yếu qua lương chuẩnkhoản) Rủi ro xảy ra khi khách hàng bị mất việc hay gặp vấn đề về tài chính

- Về lãi suất: Lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn do cho vay tiêu dùng

thường tài sản của khách hàng dù có được thế chấp hay không thì khách hàng được

sử dụng luôn tài sản đó còn ngân hàng chỉ là người giữ giấy tờ và khách hàng sẽ trả

nợ trên thu nhập của mình Do vậy, lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn lãisuất cho vay thương mại

Trang 14

- Các nguồn trả nợ: cho vay tiêu dùng thương tài trợ cho các khoản vay phục

vụ mục đích tiêu dùng của cá nhân hộ gia đình và không vì mục đích kinh doanhthỏa mãn nhu cầu của khách hàng chưa có khả năng thanh toán tại thời điểm hiệntại Chủ yếu là thu nhập qua lương của khách hàng và phụ thuộc vào quá trình làmviệc, kỹ năng, kinh nghiệm đối với công việc của họ

1.1.2.3 Quy trình tín dụng cho vay

Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trongviệc cấp tín dụng Trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định

kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho đến khi chấm dứt quan hệ tíndụng Đây là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn, theomột trật tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau

Các quy trình tín dụng của các ngân hàng có các nội dung cơ bản tương tựnhau, gồm 7 bước:

Sơ đồ 1: Quy trình tín dụng ngân hàng

(Nguồn: Giáo trình QTNTNHTM trường ĐH Thương Mại) Bước 1: Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ hồ sơ xin vay

Cán bộ tín dụng (CBTD) hướng dẫn khách hàng có nhu cầu vay vốn thực hiệncác thủ tục và chuẩn bị hồ sơ vay vốn Tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng Hồ

sơ vay vốn bao gồm: hồ sơ pháp lý, hồ sơ khoản vay và hồ sơ bảo đảm khoản vay

B1: Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ hồ sơ xin

vay

B1: Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ hồ sơ xin

vay

B2: Tiếp nhận, phân tích và thẩm định hồ sơ

B2: Tiếp nhận, phân tích và thẩm định hồ sơ

B3: Quyết định và ký hợp đồng cho vay

B4: Giải ngân

B5: Kiểm tra giám sát tiền vay

B5: Kiểm tra giám sát tiền vay

B6: Thu nợ gốc và lãi, xử lý những phát sinh

B6: Thu nợ gốc và lãi, xử lý những phát sinh

B7: Thanh lý hợp đồng cho vay

B7: Thanh lý hợp đồng cho vay

Trang 15

Các CBTD tiến hành kiểm tra tính đúng đắn của mục đích vay vốn, kiểm tratính xác thực, đầy đủ của các hồ sơ trên Đồng thời, CBTD phải đi thực tế tại giađình của khách hàng để điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng Thôngqua hồ sơ vay trước đây của khách hàng, thông qua trung tâm tín dụng và các cơquan quản lý trực tiếp của khách hàng để kiểm tra, xác minh tính chính xác củathông tin

Bước 2: Tiếp nhận, phân tích và thẩm định hồ sơ

Đây là bước quan trọng trong quy trình nghiệp vụ cho vay Thẩm định kháchhàng vay vốn thông qua tư cách và năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự;đánh giá khả năng tài chính của khách hàng và tình hình quan hệ của khách hàngvới NHTM Việc đánh giá khả năng tài chính của khách hàng là rất quan trọng,ảnh hưởng lớn đến khả năng thu hồi vốn của NHTM Phân tích thẩm định tài sảnbảo đảm để phòng ngừa và kiểm soát rủi ro Để từ đó xác định số tiền vay, thờihạn cho vay, dự kiến tiến độ giải ngân, mức thu nợ hợp lý và những điều kiệnkhác liên quan

Bước 3: Quyết định và ký hợp đồng cho vay

Sau khi xét duyệt, các CBTD nhận xét và có kết luận về tình hình tài chính củakhách hàng, sự cần thiết của mục đích vay vốn, mức độ đáp ứng các điều kiện tíndụng, điều kiện của tài sản đảm bảo Từ đó, lập tờ trình thẩm định và trình duyệt hồ

sơ vay vốn cho cấp lãnh đạo phê duyệt các ý kiến đã được đệ trình trong tờ trình Sau khi đã có quyết định phê duyệt cho vay, các CBTD soạn thảo và đàmphán các điều kiện của hợp đồng với khách hàng NHTM cùng khách hàng ký hợpđồng tín dụng CBTD làm thủ tục giao nhận các giấy tờ có liên quan đến tài sản đảmbảo vay vốn

Bước 4: Giải ngân:

CBTD lập giấy nhận nợ (ghi rõ thời hạn cho vay cụ thể); kiểm tra các căn cứgiải ngân; trình duyệt giải ngân Ngân hàng thực hiện giải ngân cho khách hàngtheo đúng thỏa thuận ký kết trong hợp đồng tín dụng

Trang 16

Bước 5: Kiểm tra giám sát tiền vay

Các cán bộ tín dụng kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng, theo dõicác khoản vay, việc trả nợ gốc và lãi của khách hàng cho đến khi đến hạn; vấn đềgiải chấp tài sản đảm bảo tiền vay, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ gốc

và lãi cũng như việc miễn giảm lãi, chuyển nợ quá hạn

Bước 6: Thu nợ gốc và lãi, xử lý những phát sinh

CBTD chú ý thơi gian trả nợ gốc và lãi của khách hàng mình để gọi điện nhắcnhở đảm bảo không để khách hàng nợ xấu, nhảy nhóm nợ Nêu khi khách hàng cóbiểu hiện của nợ quá hạn cần báo cáo để có phương án giải quyết tốt nhất

Bước 7: Thanh lý hợp đồng cho vay

Khi khách hàng trả hết nợ gốc và lãi, cán bộ tín dụng phối hợp cùng với kếtoán đối chiếu, kiểm tra số tiền trả nợ gốc, lãi, phí để tất toán khế ước, khoản vay.Tuy nhiên, tùy thuộc vào quy mô của ngân hàng, cấu trúc các loại cho vay,năng lực của đội ngũ cán bộ, mức độ ứng dụng công nghệ tin học mà nội dung chitiết quy trình tín dụng của các ngân hàng có nhiều khác biệt Việc xây dựng quytrình tín dụng hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản trị nhằmgiảm thiểu rủi ro và nâng cao doanh lợi

1.2 Cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân của NHTM

1.2.1 Khái niệm

Cho vay mua ô tô là một trong những hình thức cho vay tiêu dùng của NHTM.Hiện nay, cho vay mua ô tô đang được nhiều ngân hàng áp dụng và mở rộng vì đây

là một thị trường tiềm năng đối với các NHTM Cho vay mua ô tô được hiểu như

mộ hình thức cho vay của NHTM, theo đó ngân hàng có thể cho khách hàng sửdụng trước một khoản tiền với mục đích mua ô tô theo nguyên tắc hoàn trả cả gốc

và lãi theo thỏa thuận

1.2.2 Đặc điểm của hoạt động cho vay mua ô tô

Cho vay mua ô tô là một hình thức tín dụng Vì vậy nó cũng mang đầy đủ cácđặc điểm của cho vay nói chung Ngoài ra, hoạt động cho vay mua ô tô còn mangnhững đặc điểm riêng sau:

Trang 17

- Đặc điểm về đối tượng, phạm vi và quy mô vay.

+ Đối tượng cho vay mua ô tô là: giá trị hình thành lên chiếc xe Giá trị của

chiếc xe bao gồm nhiều chi phí khác nhau như: chi phí mua xe, chi phí bảo hiểm,chi phí nộp thuế… Các ngân hàng thường cho vay với một tỷ lệ nhất định trên chiphí mua xe, thường từ 60%-80% Mọi cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức có nhucầu vay vốn mua xe đều được cho vay khi đủ năng lực pháp luật và năng lực hành

vi dân sự, đáp ứng yêu cầu của ngân hàng

+ Đối với mỗi nhóm khách hàng khác nhau sẽ có một quy mô cho vay làkhác nhau

Nhóm khách hàng cá nhân, hộ gia đình: nhóm khách hàng này có thu nhập cao

và ổn định, học có nhu cầu mua ô tô để phục vụ cho việc đi lại hàng ngày, loại xe

mà nhóm này hướng tời thường là xe con, xe du lịch loại nhỏ, những xe sang trọnghiện đại, có giá trị cao Cùng với sự phát triển của nên kinh tế cũng như là khoa học

kỹ thuật hiện nay nhu cầu mua xe ô tô của nhóm này ngày càng tăng lên Họ thườngchỉ mua một chiếc xe

Nhóm khách hàng là các hãng, các doanh nghiệp: nhóm khách hàng nàythường có nhu cầu mua ô tô để phục vụ cho nhu cầu chung của doanh nghiệp nhưphục vụ cho việc đi lại của lãnh đạo, đưa đón cán bộ nhân viên, vận chuyển hànghóa, nguyên vật liệu của công ty Họ thường mua ít xe nhưng là loại đắt tiền, cỡ lớn.Với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vận tải, nhóm khách hàng nàythường hướng tới loại xe phục vụ cho hoạt động kinh doanh của họ Họ thường muamột số lượng lớn xe trung bình, vì vậy tiền họ vay là lớn

- Đặc điểm về thời gian cho vay mua ô tô

Đối với các khoản vay theo món, thường là món vay có thời hạn ngắn hoặctrung hạn, tuy nhiên các khoản vay trả góp thường là các khoản vay trung và dàihạn Thời gian cho vay của mỗi khoản vay tùy thuộc vào mội ngân hàng, mục đích

sử dụng vốn, tài sản đảm bảo, nguồn và kế hoạch trả nợ Các món vay thường đượcvay với thời hạn dài hơn Nhưng ngân hàng không nên cho vay với thời hạn quá dài,

Trang 18

vì như vậy thiện trí trả nợ của khách hàng sẽ bị giảm, việc thu hồi nợ của ngân hànggặp nhiều khó khăn, khả năng xảy ra rui ro đối với ngân hàng tăng lên.

- Đặc điểm về rủi ro và lãi suất cho vay mua ô tô

Khi mua ô tô khách hàng thường thế chấp bằng chính chiếc xe, mà giá trị củachiếc xe thường giảm theo thời gian sử dụng Khách hàng sẽ trả nợ cho ngân hàng

từ chính nguồn thu nhập của họ Vì vậy khả năng thu hồi nợ của ngân hàng sẽ giảmsút trong trường hợp khách hàng bị mất việc hay thu nhập giảm… Khi vay mua ô

tô ngân hàng thường cầm bản chính của giấy tờ xe và bắt khách hàng phải muabảo hiểm cho xe và người thụ hưởng trong trường hợp xảy ra tổn thất là ngânhàng Nhưng thường thì các món vay mua ô tô có giá trị nhỏ nên phân tán đượcrủi ro cho ngân hàng Hoạt động cho vay mua ô tô được xem như là hoạt động córủi ro thấp

1.2.3 Các hình thức cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân của MHTM

1.2.3.1 Phương thức cho vay trực tiếp đối với người mua

Phương thức cho vay trực tiếp đối với người mua là phương thức cho vay màngân hàng thực hiện cho vay trực tiếp đối với người mua Theo phương thức nàyngân hàng sẽ thay mặt khách hàng thanh toán tiền mua ô tô của khách hàng cho cáchãng sản xuất, doanh nghiệp, đại lý bán ô tô Khi đến hạn thanh toán, khách hàngphải trả ngân hàng số tiền đã vay và lãi như đã ký hợp đồng vay Ta có sơ đồ sau:

Sơ đồ 2: Phương thức cho vay trực tiếp đối với người mua.

Ngân hàng

Trang 19

(1): Ngân hàng phê duyệt đồng ý cấp tín dụng cho khách hàng mua xe ô tô.(2): Người mua thực hiện việc mua bán với bên bán xe, hoàn tất các thủ tụcnhư lấy dăng ký, đăng kiểm xe…

(3): Sau khi khách hàng đã hoàn tất cá thủ tục và trao lại giấy đăng ký xe chongân hàng Ngân hàng sẽ chính thức đi tiền chuyển tiền giải ngân cho bên bán.(4): Hàng tháng khách hàng phải trả tiền cho ngân hàng theo thỏa thuận giữangân hàng và khách hàng mua ô tô

1.2.3.2 Phương thức cho vay gián tiếp

Phương thức cho vay gián tiếp là phương thức cho vay theo đó ngân hàng sẽtài trợ một phần hoặc toàn bộ cho doanh nghiệp bán ô tô Ngân hàng sẽ đưa ra cácđiều kiện về đối tượng khách hàng được bán chịu, số tiền bán chịu tối đa và loại tàisản được bán chịu Các doanh nghiệp sẽ nhận ngay số tiền sau khi bán hàng và làmđại lý thu tiền cho ngân hàng Ta có sơ đồ:

Sơ đồ 3: Phương thức cho vay gián tiếp gián tiếp

(1): Ngân hàng sẽ ký kết hợp đồng kinh tế với bên mua bán xe

(2): Doanh nghiệp bán ô tô và bên mua ô tô ký kết hợp đồng mua bán

(3): Doanh nghiệp sẽ đứng ra làm đại lý thu tiền của khách hàng cho ngân hàng

(4): Doanh nghiệp chuyển lại số tiền đó cho ngân hàng

1.2.3.3 Phương thức cho vay trả góp

Phương thức cho vay trả góp (trả nợ gốc làm nhiều kỳ, lãi trả hàng tháng): Ápdụng trong trường hợp thời gian vay trên 12 tháng hoặc thời gian vay không quá 12tháng nhưng đảm bảo bằng tài sản là chiếc ô tô hình thành từ vốn vay

Ngân hàng

Trang 20

1.2.3.4 Phương thức cho vay theo món

Phương thức cho vay theo món (trả nợ gốc vào cuối kỳ, lãi trả hàng tháng): Ápdụng trong trường hợp thời gian vay dưới 12 tháng và khách hàng sử dụng tài sảnđảm bảo khác để đảm bảo cho khoản tiền vay

1.2.4 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân.

Có rất nhiều chỉ tiêu phản ánh hoạt động cho vay mua ô tô của ngân hàng Tuynhiên, cho vay mua ô tô cũng là một trong những hình thức của cho vay Vì vậy,các chỉ tiêu phản ánh hoạt động cho vay nói chung cũng chính là các chỉ tiêu phảnánh hoạt động cho vay mua ô tô

1.2.4.1 Các chỉ tiêu định tính

Về mức độ hài lòng của khách hàng: khoản cho vay của ngân hàng có đáp ứngđược nhu cầu vốn để mua ô tô của khách hàng hay không? Thủ tục vay vốn có đơngiản hay không? Phương thức giải ngân và thu nợ có tạo điều kiện tốt cho kháchhàng và đảm bảo khả năng thu hồi nợ của ngân hàng hay không? Khách hàng có hàilòng với sự phục vụ của nhân viên ngân hàng không?

Về chất lượng tín dụng tốt: phải đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngânhàng Các khoản cho vay có phù hợp với khả năng tài chính và định hướng kinhdoanh của ngân hàng hay không? Có đảm bảo tuân thủ đầy đủ và đúng quy trình tíndụng, quy trình thẩm định của cơ quan quản lí nhà nước hay không?

Về phía xã hội: Hoạt động tín dụng của ngân hàng phải đóng góp vào sự tăngtrưởng, phát triển của kinh tế xã hội, thực hiện được các mục tiêu mà nhà nước đã

đề ra Các khoản cho vay của ngân hàng có phù hợp với chủ trương phát triển củađịa phương không? Có góp phần giải quyết công ăn việc làm cho dân cư trong vùnghay không? Có góp phần giải quyết công ăn việc làm cho dân cư trong vùng haykhông? Có khai thác được những tiềm năng sẵn có của địa phương và thúc đẩy kinh

tế địa phương phát triển hay không?

1.2.4.2 Các chỉ tiêu định lượng

- Nhóm chỉ tiêu phân tích quy mô, cơ cấu tín dụng

Phân tích quy mô, cơ cấu tín dụng để đánh giá tính hiệu quả, an toàn của hoạtđộng cho vay

Trang 21

(1) Doanh số cho vay mua ô tô KHCN

Doanh số cho vay mua ô tô KHCN là chỉ tiêu phản ánh tổng số tiền mà KHCN

đã vay để mua ô tô được giải ngân trong một kỳ nhất định (năm, quý, tháng) Chỉtiêu này nói lên khả năng cung ứng tín dụng của ngân hàng cho hoạt động cho vaymua ô tô đối với KHCN của ngân hàng Đây là chỉ tiêu phản chính xác về quy môcho vay mua ô tô đối với KHCN của ngân hàng trong một kỳ

(2) Dư nợ từ hoạt động cho vay mua ô tô đối với KHCN

Tổng dư nợ cho vay mua ô tô KHCN là số tiền mà KHCN vay mua ô tô còn

nợ tính đến thời điểm cuối kỳ hạch toán Dư nợ cho vay mua ô tô là số tiền cộngdồn qua các thời kì ngân hàng đang cho KHCN vay tình đến thời điểm nhất định.Cách tính dư nợ cho vay:

Dư nợ cho vay mua ô tô KHCN kỳ này = dư nợ cho vay mua ô tô kì trước + Doanh số cho vay mua ô tô trong kì – Doanh số thu nợ vay mua ô tô trong kì

Tổng dư nợ thấp chứng tỏ hoạt động cho vay mua ô tô của ngân hàng kém,trình độ cán bộ công nhân viên còn chưa được cao Nhưng không có nghĩa là chỉtiêu này càng cao thì chất lượng cho vay mua ô tô với khách hàng cá nhân càng caobời vì trong những khoản vay đó có thể tiềm ẩn những rủi ro mà ngân hàng phảigánh chịu Nếu như tổng dư nợ cho vay mua ô tô trong kỳ tăng hơn so với kỳ trước.Điều này được hiểu NHTM đã mở rộng cho vay mua ô tô Còn trường hợp dư nợcho vay mua ô tô trong kì tăng lên là do doanh số thu nợ cho vay trong kỳ giảmxuống, điều này không có nghĩa là NHTM mở rộng cho vay mua ô tô trong kỳ.(3) Tỉ trọng dư nợ cho vay mua ô tô KHCN trên tổng dư nợ

Đây là chỉ tiêu phản ánh quy mô cho vay mua ô tô Khi tỉ trọng cho vay mua ô

tô của KHCN tăng lên tức là quy mô cho vay mua ô tô KHCN cũng tăng lên Tỉtrọng cho vay mua ô tô của KHCN được tính theo công thức:

Tỉ trọng dư nợ cho vay mua ô tô KHCN = Dư nợ cho vay mua ô tô KHCN

Tổng dư nợ ∗100 %

Chỉ tiêu này cho biết tỉ trọng của khoản mục cho vay mua ô tô KHCN trongtổng mức dư nợ cho vay của NH Thông qua chỉ tiêu này có thể thấy được mức độ

Trang 22

ảnh hưởng và tầm quan trọng của các khoản cho vay mua ô tô KHCN đối với NH

và nhận biết được đối tượng KH mà NH đang hướng tới Tỷ trọng cho vay mua ô tô

tăng lên tức là hoạt động cho vay mua ô tô KHCN được mở rộng và ngược lại Tuy

nhiên, chỉ tiêu này không phản ánh chính xác hoạt động cho vay mua ô tô có được

mở rộng hay không

(4) Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN

Tốc độ tăng dư nợ cho vay muaô tô KHCN (K )= Chênhlệch dư nợ cho vay mua ô tô KHCN (kỳ sau−kỳ trước)

Dư nợ cho vay muaô tô KHCN kỳ trước

Nếu K>0: phản ảnh hoạt động cho vay mua ô tô được mở rộng

Nếu K<0: phản ảnh hoạt động cho vay mua ô tô không được mở rộng, nhưng

nếu tỷ trọng dư nợ cho vay mua ô tô tăng thì hoạt động cho vay mua ô tô vẫn được

mở rộng

Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay mua ô tô đối với KHCN phản ánh sự tăng

trưởng tín dụng về quy mô Mức tăng trưởng dư nợ thấp chứng tỏ NH chưa có sự

quan tâm đúng mức với việc cho vay mua ô tô đối với KHCN Ngược lại, nếu hệ số

này cao chứng tỏ NH đang đẩy mạnh hoạt động cho vay mua ô tô đối với KHCN

Điều này thường đạt được khi NH hoạt động tốt, hoạt động cho vay có chất lượng

cao và mang lại nhiều lợi ích cho NH cũng như KH

- Nhóm chỉ tiêu phân tích chất lượng tín dụng

Để phản ánh chất lượng tín dụng của hoạt động cho vay mua ô tô đối với

KHCN ta sử dụng chỉ tiêu nợ quá hạn và tỷ lên nợ quá hạn

(1) Nợ quá hạn của khoản vay mua ô tô đối với KHCN: là các khoản nợ của

khách hàng mua ô tô đã đến hạn thanh toán nhưng khách hàng không có khả năng

trả nợ gốc và (hoặc) lãi mà không có quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ Nợ quá

hạn được tính bằng tổng mức dư nợ các khoản cho vay mua ô tô KHCN thuộc

nhóm nợ xấu, nợ quá hạn tại một thời điểm Trong đó nợ xấu là các khoản nợ được

phân loại vào nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5

(2) Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ quá hạn KHCN = Nợ quá hạn cho vay mua ô tô KHCN

Tổng dư nợ cho vay mua ô tô KHCN∗100 %

Trang 23

Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu quan trọng đánh giá đúng chất lượng cho vay mua

ô tô của ngân hàng Nếu tỷ lệ này thấp biểu hiện chất lượng cho vay mua ô tô tốt vàngược lại Thường các NHTM luôn cố gắng duy trì tỉ lệ nợ quá hạn dưới mức 3%.Nếu chỉ tiêu này quá cao thì việc mở rộng cho vay mua ô tô có thể coi là không hiệuquả vì nó có thể dẫn tới ngân hàng bị thua lỗ

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời

(1) Tỷ lệ sinh lời của hoạt động cho vay mua ô tô đối với KHCN

Tỷ lệ sinhlời cho vay mua ô tô KHCN = Thu nhập từ hoạt động cho vay muaô tô KHCN

Tổng dư nợ cho vay muaô tô KHCN

Tỷ lệ này phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động cho vay đối với KHCN.Nghĩa là từ một đồng đi vay đối với KHCN thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.Chỉ tiêu này càng cao thì càng có lợi cho Ngân hàng

(2) Tỷ lệ thu nhập từ cho vay KHCN so với tổng thu nhập của Ngân hàng:

Thunhập từ hoạt động cho vay mua ô tô KHCN

Tổngthu nhập

Chỉ tiêu này cho biết, trong tổng thu nhập của Ngân hàng thì có bao nhiêuphần trăm là thu nhập từ hoạt động cho vay mua ô tô đối với KHCN Tỷ lệ này càngcao thì thu nhập mang lại từ hoạt động cho vay đối với KHCN càng quan trọng đốivới ngân hàng Chỉ tiêu này còn phản ánh vị trí của họat động cho vay mua ô tô đốivới KHCN trong tổng hoạt động của Ngân hàng

- Nhóm chỉ tiêu phân tích năng lực quản lý hoạt động cho vay mua ô tô KHCN(1) Mức độ đa dạng của chính sách sản phẩm cho vay mua ô tô đối vớiKHCN

Chính sách cho vay mua ô tô đối với KHCN là tổng thể các quy định, cácchương trình của ngân hàng về hoạt động cho vay mua ô tô đối với KHCN nhằmđưa ra định hướng và hướng dẫn hoạt động của cán bộ ngân hàng trong việc cấp tíndụng cho vay mua ô tô đối với KHCN Tổng thể các quy định này bao gồm toàn bộcác vấn đề liên quan đến cấp tín dụng như: Quy mô, lãi suất, kỳ hạn, đảm bảo, cáckhoản tín dụng có vấn đề và các nội dung khác

Trang 24

Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng cung ứng các dịch vụ của ngân hàng Mức

độ đa dạng hóa càng cao thì khách hàng càng có nhiều lựa chọn khi vay Ngân hàngcàng thu hút được nhiều khách hàng

(2) Số lượng khách hàng của hoạt động cho vay mua ô tô

Đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh hoạt động cho vay mua ô tô Khi số lượngkhách hàng tăng tức là hoạt động cho vay mua ô tô được mở rộng và ngược lại Khi

số lượng khách hàng tăng không đồng nghĩa với dư nợ khách hàng mua ô tô tăng vìcòn phụ thuộc và giá trị món vay Số lượng khách hàng vay mua ô tô càng nhiềuchứng tỏ chất lượng dịch vụ của ngân hàng tốt, đáp ứng được nhiều nhu cầu khácnhau của khách hàng

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cho vay mua ô tô đối với KHCN của NHTM

1.3.1 Yếu tố khách quan

- Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế ảnh hưởng đến sức mạnh tài chính của người đi vay vàthiệt hại hay thành công đối với người cho vay Sự hưng thịnh hay suy thoái củamột chu kì kinh doanh ảnh hưởng đến lợi nhuận của người đi vay Đối với hoạtđộng cho vay mua ô tô thì trong giai đoạn nền kinh tế ổn định, lạm phát thấp, không

có khủng hoảng thu nhập của người dân ổn định, họ có nhu cầu nâng cao mức sốngcủa mình, nhu cầu mua ô tô để đi lại và vận tải hàng hóa tăng lên Và ngược lại

- Môi trường chính trị - xã hội

Môi trường chính trị - xã hội ổn định là một điều kiện vô cùng quan trọngtrong việc tạo lòng tin đối với các nhà đầu tư trong hoạt động SXKD và có ảnhhưởng đáng kể tới hoạt động cho vay mua ô tô

Một môi trường chính trị - xã hội ổn định sẽ làm cho các trào lưu, các xuhướng hội nhập vào nước ta và trào lưu đi xe ô tô sẽ ngày càng phổ biến đây cơ sởrất tốt cho hoạt động cho vay mua ô tô của ngân hàng, vì nó tác động đến quyếtđịnh đi vay mua ô tô Nếu như người dân không có thói quen đi ô tô thì hoạt độngcho vay mua ô tô sẽ bị ảnh hưởng

- Môi trường pháp lý

Hoạt động kinh doanh luôn chịu sự tác động của ba yếu tố tạo thành môitrường pháp lí gồm: Hệ thống pháp luật, hệ thống các biện pháp bảo đảm cho pháp

Trang 25

luật luôn được thực thi và sự chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của các chủ thểtham gia hoạt động kinh doanh và các ngành có liên quan Ngoài ra ngân hàng cònphải tuân thủ luật các tổ chức tín dụng và luật các NHNN Việt Nam.

Cùng với môi trường kinh tế, môi trường pháp lí tạo nên môi trường cho vaycủa các NHTM Nếu các quy định của pháp luật hợp lí, chặt chẽ và đi trước mộtbước sự phát triển của các ngân hàng thì sẽ tạo ra điều kiện cho ngân hàng pháttriển thuận lợi hoạt động cho vay mua ô tô cũng nhờ thế mà phát triển theo

- Công nghệ thông tin

Công nghệ cũng là yếu tố quan trọng tạo nên chất lượng trong hoạt động tíndụng nói chung và cho vay mua ô tô nói riêng

Công nghệ hiện đại, một mặt giúp đáp ứng kịp thời và nhanh chóng nhu cầucủa khách hàng trong mọi mặt dịch vụ, mặt khác giúp các cấp quản lý NHTMnắm bắt kịp thời thông tin về khách hàng, tình hình hoạt động tín dụng nhằmđiều chỉnh kịp thời cho phù hợp với thực tế nhằm thỏa mãn ngày càng cao nhucầu của khách hàng

- Đối thủ cạnh tranh

Sự xuất hiện các đối thủ cạnh tranh trên thị trường tài chính, không chỉ có giữacác ngân hàng với nhau mà còn là giữa các chi nhánh với nhau Làm tính cạnh tranhgiữa các trên thị trường cho vay mua ô tô tăng, KHCN có nhiều sự lựa chọn Vì thế,các NH cần phải tìm ra các chiến lược, các chính sách đặc trưng nhằm thu hút đượckhách hàng đến với ngân hàng, không chỉ giữ chân khách hàng cũ mà còn thu hútthêm khách hàng mới

1.3.2 Yếu tố chủ quan

Đây là nhóm các nhân tố thuộc về ngân hàng, nó bao gồm các nhân tố sau:

- Định hướng phát triển của ngân hàng

Ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động của ngân hàng nói chung và ảnh hưởngđến hoạt động cho vay mua ô tô nói riêng Vì vậy, hoạt động cho vay mua ô tô phảicẳn cứ vào định hướng phát triển và khẩu vị của từng ban lãnh đạo của ngân hàng

- Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng bao gồm những quy định về giới hạn cho vay đối với từngkhách hàng, từng nhóm khách hàng, quy định về thời gian cho vay, hạn mức cho

Trang 26

vay, TSĐB, lãi suất cho vay, hình thức xử lí nợ có vấn đề và những vấn đề có liênquan đến hoạt động tín dụng.

Ngân hàng có sách tín dụng hợp lí, phù hợp định hướng kinh doanh và nănglực tài chính của ngân hàng, đảm bảo lợi ích cân đối giữa ngân hàng và khách hàng,

sẽ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và ngược lại Chính sách tín dụng ảnhhưởng tất cả hoạt động của ngân hàng trong đó có hoạt động cho vay mua ô tô

- Chất lượng cán bộ tín dụng

Đối với hoạt động cho vay nói chung và cho vay mua ô tô nói riêng, yếu tốcon người chiếm vị trí quan trọng Đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng là nhữngngười trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, thẩm định khách hàng và thu thập hồ sơ xinvay của khách hàng Chất lượng đội ngũ này là yêu cầu hàng đầu đối với mỗi ngânhàng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp khả năng hoạt động, khả năng tạo lợi nhuận và hìnhảnh của ngân hàng Cán bộ tín dụng tốt, hội tụ đủ những phẩm chất cần thiết nhưchuyên môn nghiệp vụ giỏi, có đạo đức, có năng lực, sẽ đánh giá, phân tích tàichính của khách hàng một cách chính xác, thẩm định phương án, dự án sản xuất,kinh doanh một cách khoa học Từ đó sẽ giúp ngân hàng có thể ngăn ngừa, giảmnhẹ thiệt hại khi những rủi ro xảy ra trong khi thực hiện một khoản cho vay

- Quy trình cho vay mua ô tô

Quy trình cho vay mua ô tô được hiểu là các bước để tiền hành cho vay mua ô

tô Nếu quy trình cho vay mua ô tô đơn giản, nhanh gọn, thủ tục không quá khókhăn, sẽ rút ngắn được thời gian đối với ngân hàng và khách hàng Nhờ đó, Ngânhàng sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn Ngược lại nếu quy trình cho vay mua ô

tô của NH quá phức tạp sẽ cản trở hoạt động cho vay mua ô tô của ngân hàng, chiphí cho vay cao lên, mục tiêu của hoạt động cho vay mua ô tô của ngân hàng khôngđạt được

- Giám sát tín dụng

Giám sát tín dụng là khâu quan trọng nhằm mục tiêu đảm bảo cho khoản vayđược sử dụng mục đích đã cam kết, kiểm soát rủi ro tín dụng nhằm phát hiện chấn

Trang 27

chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này.Hoạt động giám sát tín dụng được thực hiện tốt sẽ giảm thiểu rủi ro cho vay hay nóicách khác là nâng cao chất lượng cho vay.

- Tình hình huy động vốn của ngân hàng

Ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách tín dụng của ngân hàng Nếu khả nănghuy động vốn của ngân hàng tốt thì sẽ mở rộng cho vay và ngược lại Nếu khả nănghuy động vốn của ngân hàng không tốt thì sẽ thắt chặt tính dụng, điều này sẽ ảnhhưởng đến hoạt động cho vay mua ô tô của ngân hàng

- Mạng lưới và lãi suất cho vay mua ô tô

Ngân hàng càng có nhiều mạng lưới hoạt động thì khả năng tiếp cận với kháchhàng càng được mở rộng, quy mô khách hàng càng lớn và ngược lại Lãi suất chovay mua ô tô là chi phí mà khách hàng phải trả cho ngân hàng do đã chuyển chokhách hàng một khoản tiền để khách hàng mua ô tô Lãi suât cho vay càng thấp thìkhả năng cạnh tranh của ngân hàng càng cao Lãi suất cho vay không phải là công

cụ cạnh trạnh hữu hiệu của ngân hàng vì lãi suất có thể giảm nhưng không thể thấphơn lãi suất huy động của ngân hàng

- Cơ cấu tổ chức và cơ chế ra quyết định

Khả năng tổ chức của ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng.Ngân hàng có một cơ cấu tổ chức khoa học, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ nhịpnhàng giữa các cán bộ, nhân viên, các phòng ban của ngân hàng Những vẫn đảmbảo được sự độc lập, khách quan qua đó sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời yêu cầucủa khách hàng, theo dõi quản lý chặt chẽ các khoản vốn huy động cũng như vốnvay Từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, đảm bảo cho hoạt động của ngânhàng tốt nhất

Trang 28

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA Ô TÔ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP

TIÊN PHONG – CHI NHÁNH THĂNG LONG

2.1 Khái quát về ngân hàng TMCP Tiên Phong – chi nhánh Thăng Long

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh

2.1.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Tiên Phong

- Tên Ngân hàng:

Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong

Tên tiếng Anh: Tien Phong Commercial Joint Stock Bank

Tên giao dịch: TPBank

Đăng ký kinh doanh số: 0102744865 do sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội

Loại hình doanh nghiệp: theo hình thức công ty cổ phần Quyền và nghĩa vụcủa cổ đông của Ngân hàng giới hạn trong phạm vi vốn đã góp vào Ngân hàng.Chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật của Ngân hàng

( Theo giấy phép số 123/GP-NHNN ngày 5-5-2008 của Thống đốc NHNNViệt Nam)

- Trụ sở chính của ngân hàng:

Địa chỉ: Tòa nhà TPBank số 57 Lý Thường Kiệt, Phường Trần Hưng Đạo,

Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội

- Vốn điều lệ: 5.842.105.000.000 VNĐ (cuối năm 2017) Vốn điều lệ sẽ được

điều chỉnh và được ghi trong giấy đăng ký kinh doanh của Ngân hàng theo từng thờiđiểm

- Mục tiêu hoạt động: Ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động của ngân

hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quyđịnh của Luật Các Tổ Chức Tín dụng và các quy định khác của pháp luật

-Thành lập: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (gọi tắt là

“TPBank”) được thành lập từ ngày 05/05/2008 (theo giấy phép số 123/GP-NHNNngày 5-5-2008 của Thống đốc NHNN Việt Nam)

Trang 29

Trong suốt gần 10 năm hoạt động của mình thì TPBank luôn hướng mục tiêucủa trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam với các sản phẩm,dịch vụ tài chính trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến góp phần xây dựng đấtnước giàu mạnh.

2.1.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Tiên Phong – chi nhánh Thăng Long

Tên đơn vị: Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh Thăng Long Tên viết tắt: TPBank Thăng Long

Địa chỉ: Số 129–131 đường Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Đô, quận Cầu

Giấy, Hà Nội Là điểm giao dịch thứ 26 trong toàn hệ thống

Thành lập: Chi nhánh TPBank Thăng Long được thành lập vào ngày

11/10/2010 Các điểm gia dịch trực thuộc chi nhánh:

- Phòng giao dịch Phạm Hùng ( giờ là chi nhánh Phạm Hùng), địa chỉ Tầng Tòa nhà FPT, phố Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội

0 Phòng giao dịch Mỹ Đình (chi nhánh Mỹ Đình), địa chỉ Tầng 1, tòa nhà MDComplex, số 68 đường Nguyền Cơ Thạch, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

2.1.1.3Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của Ngân hàng TMCP Tiên Phong –

- Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng

- Cung ứng các phương tiện thanh toán, dịch vụ thanh toán như thực hiện dịch

vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệmthu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ

Trang 30

- Tham gia thực hiện các nhiệm vụ thanh toán trong tổ chức nội bộ và hệthống liên ngân hàng.

- Chi nhánh được quyền ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong các hoạt động liênquan đến ngân hàng

- Các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng như: dịch vụ về quản lý, tưvấn ngân hàng, tài chính, dịch vụ môi giới tiền tệ…

2.1.2 Cơ cấu mô hình tổ chức Ngân hàng TMCP Tiên Phong – Chi nhánh Thăng Long

Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP

Tiên Phong – CN Thăng Long.

a, Ban giám đốc:

Ban giám đốc: Bao gồm giám đốc và các phó giám đốc chi nhánh là nhữngngười đứng đầu điều hành toàn bộ hoạt động, kế hoạch kinh doanh và các chươngtrình của chi nhánh Họ còn là những người đại diện về mặt pháp luật của chi nhánh

ký kết các giấy tờ liên quan đối với các nghiệp vụ phát sinh và chịu trách nhiệmtrước pháp luật

b, Khối kinh doanh (phòng quan hệ khách hàng)

Khối kinh doanh: là bộ phận tạo ra thu nhập chính cho chi nhánh là bộ phậntìm kiếm khách hàng, tư vấn và chốt sale các sản phẩm của ngân hàng Khối kinh

Ban Giám Đốc

Khối Kinh

Doanh

Khối dịch vụ

Phòng giao dịch

Khối Vận Hành

Hỗ trợ tín dụng

Khối kế toán- kho quỹ Phòng

kế toán kho quỹ phòng

Trang 31

doanh được chia làm 2 khối nhỏ là khối khách hàng cá nhân và khối khách hàngdoanh nghiêp Khối KHCN chiếm số lượng nhân viên đông đảo, trong khối thì cótất cả 3 nhóm nhỏ còn khối doanh nghiệp thì chỉ có 1 nhóm Nhưng dù thuộc khốiKHCN hay KHDN chỉ khách nhau về đối tượng khách hàng Về chức năng, nhiệm

vụ của khối kinh doanh thì hoàn toàn giống nhau:

+ Tìm kiếm, tiếp cận tập và phát triển lượng khách hàng: tìm hiểu nhu cầu củacác khách hàng để có thể tư vấn và bán các sản phẩm của ngân hàng

+ Cung cấp các thông tin về các sản phẩm của ngân hàng đáp ứng nhu cầu củakhách hàng, tư vấn thuyết phục khách hàng sử dụng các sản phẩm của ngân hàng.+ Tim hiểu nhu cầu và tiếp nhận hồ sơ vay vốn

+ Thu thập thông tin, phân tích khách hàng, khoản vay, trình thẩm định Kiểmtra các điều kiện về pháp lý, tài chính của khách hàng

+ Kiểm tra, đối chiếu đầy đủ các thông tin, giấy tờ của khách hàng chuyểnsang yêu cầu bộ phận hỗ trợ tín dụng soạn hồ sơ Điền đầy đủ thông tin và gặp lạikhách hàng để ký các giấy tờ liên qua (có chữ ký nhánh trên tất cả các trang)

+ Thu những giấy tờ gốc liên quan của khách hàng như hợp đồng mua bán, tàisản đảm bảo, giấy tờ liên quan đến pháp lý… mang về để scan chuyển cho bộ phận

hỗ trợ tín dụng kiểm tra đối chiếu và chình lên

+ Sau khi khách hàng được giải ngân phải quản lý, chăm sóc khách hàng gọiđiện nhắc nhở khách hàng nếu khách hàng tham gia vay tại ngân hàng

c, Khối dịch vụ khách hàng:

Khối dịch vụ khách hàng: được xem là bộ mặt của NH Phòng giao dịch nơidiễn ra các nghiệp vụ giao tiếp trực tiếp đối với khách hàng Khối dịch vụ có chứcnăng và nhiệm vụ vô cùng quan trong để xây dựng hình ảnh của chi nhánh nói riêng

và của cả ngân hàng nói chung:

+ Trực tiếp quản lý tài khoản và các giao dịch của khách hàng bao gồm: quản

lý tài khoản, thông tin tín dụng của khách hàng, giải ngân vốn vay cho khách hàng,thu thập ý kiến của khách hàng về các sản phẩm dịch vụ

+ Trực tiếp thực hiện các giao dịch của khách hàng như huy động vốn, xử lýcác nghiệp vụ cho vay, thanh toán và bảo lãnh…

Trang 32

+ Theo dõi lượng tiền tồn quỹ, luồng tiền trong chi nhánh điều tiết lượng tiềntồn trong quỹ về hộ sở

+ Giải đáp những thắc mắc, nhu cầu của khách hàng khi đến chi nhanh.Phối hợp giữa các bộ phận phòng ban khác trong chi nhánh để hỗ trợ tốt nhất chokhách hàng

d, Khối vận hành:

Khối vận hành: là bộ phận đứng sau hỗ trợ cho các bộ phận QHKH Với sốlượng nhân viên của khối vận hành thì không nhiều nhưng lương công việc thì vôcùng lớn Chức năng và nhiệm vụ của khối vận hành như sau:

+ Kiếm tra đối chiếu về mặt giấy tờ, pháp lý của khách hàng mà sale cung cấp.Yêu cầu bổ sung hoàn thiện về mặt giấy tờ

+ Hỗ trợ về mặt hồ sơ cho bộ phận QHKH như soạn hồ sơ, trình hồ sơ, hạchgiải ngân

+ Cập nhật hồ sơ tín dụng lên hệ thống Sau đó hạch toán để ngải ngân chokhách hàng

+ Thực hiện việc lưu trữ hồ sơ tại chi nhánh, hồ sơ nhập kho về hội sở, và các

hồ sơ liên quan trả khách hàng

+ Thực hiện cắt nợ sớm cho khách hàng hoặc khách hàng hết thời gian củakhoảng vay phải cắt nợ

e, Khối kế toán- kho quỹ:

Khối kế toán kho quỹ của chi nhánh hoạt động nhằm giúp ngân hàng có thểquản lý các hoạt động của cả chi nhánh trong khối kế toán- kho quỹ có phòng kềtoán và phòng kho quỹ Hai phòng có công việc và nhiệm vụ khá giống nhau đề làquản lý tài sản của doanh nghiệp Phòng kế toán là phòng quản lý, hạch toán mọikhoản phát sinh trong ngày của ngân hàng Đảm bảo các khoản chi tiêu đầy đủchính xác kịp thời Quản lý tài sản của chi nhánh, thực hiện khấu hao tài sản hàngnăm Kiểm soát nội bộ bộ Thì phòng kho quỹ là phòng hỗ trợ về các phòng bankhác về cơ sở vật chất, kiểm tra sửa chữa nếu cần

Trang 33

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh

2.1.3.1 Tình hình huy động vốn

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn đối với tình hìnhhoạt động của Ngân hàng Nên TPBank Thăng Long luôn cố gắng đa dạng hóa cáchình thức huy động của mình Tận dụng các thế mạnh của mình để thu hút nguốnvốn từ các thành phần kinh tế khác nhau

Ngày đăng: 16/04/2020, 20:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w