Hằng năm, kinh phí dành cho chi tiêu mua sắm tài sản, sử dụng dịch vụ từ nguồn ngân sách Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn, để phục vụ hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức nhà nước và đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nhưng trong đó có một phần đáng kể tiền vốn này đã không được sử dụng hiệu quả, gây lãng phí, thất thoát, tạo cơ hội cho tham nhũng, nguyên nhân bắt đầu từ khâu mua sắm. Mua sắm tài sản công là khâu đầu tiên của quá trình quản lý tài sản nhà nước, có vị trí then chốt để bảo đảm hiệu quả trong sử dụng, quản lý tài sản phục vụ cho các mục tiêu của quản lý nhà nước. .................................................................................................................................. bài luận này vô cùng hữu ích , mình monh mọi người sẽ DOWNLOAD ủng hộ mình
Trang 1MỞ ĐẦU
Hằng năm, kinh phí dành cho chi tiêu mua sắm tài sản, sử dụng dịch vụ
từ nguồn ngân sách Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn, để phục vụ hoạt động củacác cơ quan, đơn vị, tổ chức nhà nước và đáp ứng nhu cầu của xã hội Nhưngtrong đó có một phần đáng kể tiền vốn này đã không được sử dụng hiệu quả,gây lãng phí, thất thoát, tạo cơ hội cho tham nhũng, nguyên nhân bắt đầu từkhâu mua sắm
Mua sắm tài sản công là khâu đầu tiên của quá trình quản lý tài sản nhànước, có vị trí then chốt để bảo đảm hiệu quả trong sử dụng, quản lý tài sảnphục vụ cho các mục tiêu của quản lý nhà nước Mua sắm tài sản công quyếtđịnh sự phù hợp hay không phù hợp về tài sản phục vụ cho hoạt động của cơquan, tổ chức, đơn vị nhà nước; quyết định việc tài sản được sử dụng lâu dàihay không lâu dài tùy theo chất lượng của tài sản mua sắm; quyết định chi phí
về tài sản trong tổng chi tiêu công Do đó, việc mua sắm công phải đáp ứngcác yêu cầu: phù hợp tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản và chế độ quản lý,
sử dụng tài sản nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; đápứng một cách tối ưu nhu cầu về tài sản để phục vụ hoạt động của các cơ quan,
tổ chức, đơn vị nhà nước trong điều kiện khả năng ngân sách có hạn; tuân thủcác quy định của pháp luật về đấu thầu mua sắm tài sản; bảo đảm công khai,minh bạch
Việt Nam là quốc gia đang phát triển, nhu cầu và số lượng kinh phímua sắm tài sản công để phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị nhànước chiếm tỷ trọng lớn Dự toán chi ngân sách Trung ương năm 2014 chophát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính
sự nghiệp là 143.721 tỷ đồng, trong đó 20% được sử dụng để mua sắm tàisản Theo các kết quả kiểm toán mới nhất của Kiểm toán Nhà nước cho thấy,tình trạng sử dụng vốn ngân sách sai mục đích, mua sắm tài sản, thiết bị vượttiêu chuẩn, sai quy định, thậm chí kém chất lượng, gây lãng phí xảy ra “tương
Trang 2đối nhiều” Đây chính là nguyên nhân dẫn đến thất thoát và sử dụng khônghiệu quả các nguồn tài chính nhà nước, nảy sinh nhiều tiêu cực làm giảm hiệulực, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước, gây mất niềm tin trong nhânnhân Vì vậy, đây luôn là vấn đề được cả Nhà nước và xã hội quan tâm Trên
cơ sở các kiến thức đã học về kỹ năng tổ chức hoạt động tự kiểm tra tài chính,
kế toán trong đơn vị kế toán Nhà nước trong chương trình bồi dưỡng ngạch kếtoán viên và kinh nghiệm thực tiễn công tác của bản thân, tác giả lựa chọn vấn
đề “Mua sắm tài sản công tại các cơ quan, đơn vị thuộc khu vực hành chính nhà nước” làm đề tài tiểu luận là vấn đề có ý nghĩa thiết thực cả về lý
luận và thực tiễn
I NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
1.1 Hoàn cảnh xuất hiện tình huống
Những yếu kém và sai phạm trong mua sắm tài sản công tại các cơquan, đơn vị thuộc khu vực hành chính nhà nước bắt nguồn từ chủ trương vàchính sách của Nhà nước trong việc hiện đại hoá nền hành chính, cải cáchhành chính nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộmáy hành chính nhà nước trong phục vụ đời sống xã hội, thúc đẩy tăng trưởng
và giao lưu hợp tác kinh tế quốc tế một cách nhanh chóng, đúng định hướngcủa Đảng và Nhà nước ta
1.2 Mô tả tình huống
Tình hình mua sắm tài sản Nhà nước trong những năm vừa qua, đặcbiệt là trong hai năm 2014 và 2015 đã gây thất thoát hàng chục tỷ đồng vànhiều triệu USD từ ngân sách nhà nước (NSNN) Các sai phạm nảy sinh từnhiều cơ quan, đơn vị của bộ máy hành chính từ Trung ương đến địaphương Tiêu biểu là những sai phạm trong việc đấu thầu mua sắm và quản lýtài sản tại Tổng Công ty đường sát Việt Nam: Theo công bố của Thanh traChính Phủ thì Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã thiếu trách nhiệm trongviệc quyết định và quản lý thực hiện các dự án đầu tư máy móc thiết bị và dự
án kết cấu hạ tầng đường sắt gây lãng phí, kém hiệu quả, trong đó có 3 dự án
Trang 3mua sắm máy móc thiết bị với tổng giá trị 408 tỷ đồng (giai đoạn 2003 –2009) Tổng công ty đường sắt Việt Nam đã buông lỏng và vi phạm quy địnhquản lý vốn, tài sản dẫn đến lãng phí tiền vốn, cơ sở vật chất được giao; hoạtđộng kinh doanh trì trệ, kém hiệu quả; một số nội dung về quản lý tài chính,tài sản còn để xảy ra khuyết điểm, vi phạm.Thanh tra Chính phủ cũng đã chỉ
ra nhiều sai phạm trong quản lý tài chính, tài sản Nhà nước giao giai đoạn2011-2015 tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Công tác đấuthầu xây dựng và mua sắm trang thiết bị y tế tại Sở y tế Gia Lai có sai lệchđến hang chục tỷ đồng
Bên cạnh đó, theo Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước về việc mua sắm,quản lý và sử dụng tài sản công tại một số đơn vị thuộc Bộ Công Thương, BộGiáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc Gia Hồ Chí Minh vẫn chưa tuân thủ đầy
đủ các quy định hiện hành về việc mua sắm, sửa chữa tài sản, chưa ban hànhquy chế quản lý và sử dụng tài sản theo Thông tư số 245/2009/TT-BTC ngày31/12/2009, không tổ chức kiểm kê tài sản cuối năm, theo dõi và hạch toánđối với tài sản mua mới hoặc thanh lý sai quy định, sử dụng tài sản khôngđúng mục đích (Bộ công Thương, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ thông tintruyền thông), vượt định mức về số lượng xe ô tô (Một số đơn vị thuộc Bộ Y
tế sử dụng vượt 17 xe ô tô so với định mức quy định của Bộ Y tế tại Quyếtđịnh số 3247/QĐ-BYT ngày 07/9/2010 và Quyết định số 1855/QĐ-BYT ngày31/5/2012 - Viện Pháp Y tâm thần trung ương 01 xe, Viện Vệ sinh dịch tễ TâyNguyên 01 xe, BV Hữu Nghị Việt Đức 03 xe, Bệnh viện Phong da liễu TWQuỳnh Lập 02 xe, Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh 05 xe, Viện Sốt rét kýsinh trùng côn trùng Quy Nhơn 01 xe, Viện Vacxin và Sinh phẩm Y tế NhàTrang 01 xe, Bênh viện Nhiệt đới TW 01 xe, Bệnh viện Phong Da Liễu TWQuy Hòa 01 xe, Bệnh viện TW Huế 01 xe Ngoài ra, Bộ Y tế chưa thu hồi 06
xe ô tô thuộc Dự án Đồng bằng sông Cửu Long (đã kết thúc năm 2013) theo ýkiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 7386/VPCP-KTTHngày 22/9/2014.)
Trang 4Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ rõ sự lỏng lẻo trong việc mua sắm, quản
lý và sử dụng tài sản của một số địa phương Tại các đơn vị này chưa banhành quy chế quản lý, sử dụng xe ô tô chuyên dung để áp dụng cho các cơquan đơn vị thuộc địa phương quản lý (Tỉnh Gia Lai), việc sử dụng tài sảncông chưa hiệu quả (Thành phố Đà Nẵng), chưa quán triệt thực hiện tốt chủtrương thực hành tiết kiệm trong điều kiện ngân sách khó khăn (Tỉnh VĩnhPhúc, Hậu Giang, Sóc Trăng, Quãng Ngãi) Vẫn còn tình trạng mua xe ô tôkhông phù hợp với mục đích trang bị (Tỉnh Khánh Hòa, Bình Thuận); điềuchuyển xe ô tô cho đơn vị không có tiêu chuẩn được trang bị xe (Thành phố
Đà Nẵng điều chuyển cho Hội Nhà báo, Hội Nông dân, Hội Từ Thiện, HộiLiên hiệp các tổ chức hữu nghị, mỗi hội 01 xe) …Có thể nói, việc nghiêncứu nhằm tìm ra giải pháp phù hợp để hạn chế tình trạng thất thoát trong việcquản lý, mua sắm và sử dụng tài sản công là chuyện đang làm đau đầu các cơquan quản lý
II PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
2.1 Mục tiêu phân tích tình huống
Mục tiêu của việc phân tích tình huống là nhằm làm rõ cơ sở lý luận,đánh giá nguyên nhân, hậu quả và tìm ra các giải pháp để nâng cao hiệu quảhoạt động mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản công tại các cơ quan, đơn vịthuộc khu vực hành chính nhà nước
Trang 5nhau quyền lực, lợi ích và bổng lộc Người khẳng định: "Bao nhiêu quyền hạnđều là của dân, chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương đều do dân cửra" Việc xây dựng nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà nước phải căn cứvào chỗ bộ máy nhà nước giải quyết những nhu cầu thiết yếu hằng ngày củadân chúng tốt hay chưa, có vì lợi ích của nhân dân, một lòng một dạ phục vụnhân dân hay không.
Thực hiện tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chủ trương, đườnglối của Đảng trong lãnh đạo Nhà nước và xã hội, sau gần 25 năm đổi mới,nhất là 10 năm gần đây, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ởViệt Nam từng bước được hình thành Qua đó, sự quản lý của Nhà nước vềkinh tế đạt được nhiều thành tựu quan trọng Tuy nhiên, tất cả mới chỉ là bướcđầu, nhất là sự quản lý của Nhà nước về kinh tế còn nhiều yếu kém, hiệu lực
và hiệu quả quản lý còn thấp Hệ thống luật pháp, chính sách chưa đồng bộ vàchưa nhất quán, kỷ cương pháp luật chưa nghiêm Công tác tài chính, ngânhàng, giá cả, kế hoạch, quy hoạch xây dựng, quản lý đất đai còn nhiều yếukém, sơ hở; thủ tục hành chính vẫn rườm rà, cải cách hành chính còn chậm vàchưa kiên quyết Do đó, bên cạnh việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lýcủa Nhà nước đối với kinh tế thị trường là việc nâng cao hiệu lực, hiệu quảtrong mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản công ở Việt Nam
Để làm được điều đó, Đảng và Nhà nước ta chủ trương cải cách nềnhành chính nhà nước (HCNN) và đã có các nghị quyết chuyên đề về cải cáchnền HCNN; xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình tổng thể cải cáchHCNN giai đoạn 2001-2010 với nhiều nội dung, biện pháp, trong đó sắp xếp,tinh giản bộ máy hành chính và thực hành tiết kiệm là một vấn đề có ý nghĩaquan trọng Đối với vấn đề này, V.I.Lênin đã viết: “Nhiệm vụ cấp thiết, chủyếu nhất trong lúc này, và cũng vẫn còn là nhiệm vụ quan trọng nhất trongnhững năm sắp tới, là không ngừng tinh giản bộ máy xô - viết và giảm bớt chiphí của nó bằng cách giảm nhẹ biên chế, cải tiến tổ chức, xoá bỏ tác phong lề
mề hành chính, bệnh quan liêu và giảm bớt các khoản chi tiêu phi sản xuất”
Trang 6(1) V.I.Lênin đã đặt vấn đề tiết kiệm trong xây dựng bộ máy HCNN cả trongsản xuất và tiêu dùng, trong hoạt động sản xuất và hoạt động quản lý, trongxây dựng bộ máy, trong hình thành luật pháp, cả về thời gian, công sức laođộng và phương thức sử dụng hợp lý các nguồn lực, bảo đảm phát huy tối ưucác nguồn lực có được Người chỉ rõ, “nhờ một sự tiết kiệm nghiêm ngặt nhấttrong việc quản lý nhà nước của chúng ta, chúng ta sẽ có thể dùng cả đến móntiền tiết kiệm nhỏ nhất để phát triển đại công nghiệp cơ khí của chúng ta” (2).
Theo Chương trình Tổng thể về cải cách Hành chính nhà nước giaiđoạn 2011-2020 do Chính Phủ ban hành, mục tiêu đặt ra trong giai đoạn này
là chủ trương đẩy mạnh cải cách thể chế hành chính nhà nước, nâng cao hiệulực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước Xác định rõ mục tiêu, quan điểm,yêu cầu và chủ trương, giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính: tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cải cách hành chính; thực hiện đồng bộcải cách hành chính với xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật; tiếp tụcxây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, cơ chế, chích sách, tiếp tục đẩymạnh cải cách thủ tục hành chính; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của Chínhphủ và các cơ quan HCNN; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế
về tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước; sửa đổi và bổsung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động củaChính Phủ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp; tiếp tục cải cáchchế độ công vụ, công chức, cải cách tài chính công; hiện đại hoá nền HCNN;giải quyết tốt mối quan hệ giữa cơ quan hành chính với nhân dân, huy động
sự tham gia có hiệu quả của nhân dân và xã hội vào hoạt động quản lý của các
cơ quan HCNN; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên đốivới công tác cải cách hành chính
Trên cơ sở các quan điểm, tư tưởng của Lênin và Chủ tịch Hồ ChíMinh, chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách hành chính trong đó cảicách tài chính công là một nội dung trọng tâm, để hoạt động mua sắm, quản
lý, sử dụng tài sản công đi vào nề nếp, khắc phục các vi phạm, Nhà nước đã
Trang 7tập trung xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật về lĩnh vực này Từnăm 2005 đến nay, Quốc hội đã ban hành các luật: Ðầu tư; Ðấu thầu; Quản lý,
sử dụng tài sản nhà nước; Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Phòng, chốngtham nhũng; Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước Chính phủ cũng đã ban hànhnhiều Nghị định quy định về vấn đề này như Nghị định số 52/2009/NÐ-CPngày 03 tháng 6 năm 2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, Nghị định số 63/2014/NÐ-
CP ngày 26/6/2014 hướng dẫn thi hành Luật Ðấu thầu và lựa chọn nhà thầuxây dựng theo Luật Xây dựng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số58/2016/TT-BTC ngày 29/3/216 quy định về việc sử dụng vốn nhà nước đểmua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vịthuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chínhtrị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp Ðặc biệt, Thủ tướngChính phủ ban hành Quyết định số 08/20165/QÐ-TTg, ngày 26/02/2016 vềquy chế tổ chức mua sắm tài sản, hàng hóa từ ngân sách Nhà nước theophương thức tập trung Với các văn bản quy phạm pháp luật này, việc muasắm, quản lý và sử dụng tài sản công trong thời gian qua đã có những tiến bộ,kết quả bước đầu Tuy nhiên, theo đánh giá của cơ quan chức năng, việc đầu
tư kém hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí trong chi tiêu, mua sắm tài sản côngvẫn là vấn đề phức tạp, khó kiểm soát
2.3 Phân tích diễn biến
Từ nội dung của tình huống cho thấy sự thiếu trách nhiệm, của các bộngành, các địa phương trong việc sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.Trong năm 2014, Thanh tra Chính phủ tiến hành 55 cuộc thanh tra, tập trungvào công tác quản lý nhà nước của các Bộ, ngành; công tác quy hoạch, quản
lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng của địa phương; việc chấp hành các quyđịnh pháp luật về quản lý và sử dụng vốn, tài sản của các tập đoàn, tổng công
ty nhà nước và thanh tra trách nhiệm trong công tác giải quyết khiếu nại, tốcáo, phòng, chống tham nhũng Đến nay đã kết thúc 44 cuộc; ban hành 27 kết
Trang 8luận thanh tra trong đó có 12 cuộc thanh tra các Tập đoàn kinh tế, Tổng công
ty nhà nước trong việc chấp hành các quy định pháp luật về quản lý và sửdụng vốn, tài sản của Nhà nước; Qua thanh tra đã phát hiện vi phạm số tiền13.664 tỷ đồng, 638 ha đất; kiến nghị thu hồi 1.216 tỷ đồng, 06 ha đất; kiếnnghị xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và xử lý khác 12.448 tỷ đồng, 632
ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 28 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý
07 vụ việc
Sai phạm lớn nhất của các đơn vị được thanh tra là công tác thẩm định,phê duyệt dự án (D.A) đầu tư từ nguồn vốn NSNN Thanh tra Chính phủ(TTCP) khẳng định, chính việc thẩm định, phê duyệt thiếu chính xác, thiếucăn cứ dẫn đến D.A thực hiện xong không phát huy được hiệu quả là nguyênnhân gây thất thoát, lãng phí ngân sách Chủ yếu tập trung ở các cuộc thanhtra: Việc quản lý sử dụng vốn, tài sản của Tập đoàn Cao su Việt Nam (8.366,7
tỷ đồng); việc chấp hành pháp luật về ĐTXD cơ bản và quản lý, sử dụng đấtđai đối với một số dự án đầu tư tại Hà Tĩnh (493,4 tỷ đồng) Báo cáo cũngkhẳng định, việc chấp hành các qui định về đầu tư xây dựng cơ bản, các quiđịnh của Nhà nước về quản lý, sử dụng NSNN chưa được thực hiện tốt Rõràng các ban quản lý dự án đã có sự lợi dụng trong chi tiêu và mua sắm công
Có thể nói, các ban quản lý dự án thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về các biệnpháp tiết kiệm giảm bội chi ngân sách chưa nghiêm Suy nghĩ và chỉ đạo củacác đơn vị này là chưa tốt nên khâu tổng hợp, giám sát, xử lý không kịp thời,dẫn đến tác dụng răn đe và ngăn ngừa còn thấp
2.4 Nguyên nhân dẫn đến tình huống
Các sai phạm trong việc mua sắm tài sản công diễn ra tương đối nhiều
và bắt nguồn từ các nguyên nhân chủ quan và khách quan, bao gồm:
Thứ nhất, về nguyên nhân chủ quan, bao gồm:
- Sự thiếu kiên quyết trong việc quản lý, kiểm tra và giám sát hoạt độngmua sắm tài sản công tại các cơ quan, đơn vị Có rất nhiều bộ ngành, địaphương, tổng công ty của Nhà nước không tổng hợp tình hình sử dụng, quản
Trang 9lý và mua sắm tài sản công để báo cáo lên Bộ Tài chính, cơ quan có thẩmquyền cấp trên theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Hoạt động kiểm tra,giám sát quy trình, hiệu quả mua sắm tài sản công của cơ quan cấp trên, kiểmtoán và thanh tra nhà nước chưa được tiến hành chặt chẽ, còn có tình trạng nểnang, nhất là trong xử lý và kiến nghị xử lý các sai phạm.
- Sự thông đồng trong đấu thầu của các doanh nghiệp, tổ chức hay cánhân nhằm trục lợi bất chính từ nguồn ngân sách Nhà nước Qua theo dõi củaCục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương), việc mua sắm tài sản công liênquan đến các gói thầu có giá trị lớn nên thường nảy sinh các hành vi thôngđồng giữa các cơ quan quản lý hay tổ chức thầu và bên dự thầu, hoặc cácthông tin liên quan đến hoạt động mua sắm tài sản công không bảo đảm tínhcông khai, minh bạch, do đó không tạo lập, duy trì và thúc đẩy môi trườngcạnh tranh lành mạnh trong hoạt động mua sắm tài sản công
- Sự thiếu trách nhiệm của cá nhân, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trongmua sắm tài sản công phù hợp với tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sửdụng tài sản nhà nước Phần lớn các sai phạm trong mua sắm tài sản công làviệc mua sắm vượt định mức, tiêu chuẩn quy định hoặc trình tự, thủ tục muasắm không được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và các quyđịnh pháp luật khác có liên quan Mặt khác, do nhận thức chưa đúng đắn nênlãnh đạo của một số cơ quan, đơn vị còn cố tình vi phạm nhằm thể hiện vị trí,vai trò của mình và của cơ quan, đơn vị mình trong mối quan hệ với các cơquan, đơn vị khác
Thứ hai, nguyên nhân khách quan, bao gồm:
- Pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước quy định còn phân tán,chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, chưa điều chỉnh bao quát hết các quan hệ về quản
lý, sử dụng tài sản nhà nước và hiệu lực pháp lý còn thấp
Việc quản lý tài sản nhà nước gồm ba nội dung cơ bản: quản lý quátrình hình thành tài sản; quản lý quá trình khai thác, sử dụng tài sản; quản lýquá trình kết thúc tài sản Trong đó, mua sắm tài sản công là khâu đầu tiên của
Trang 10quá trình quản lý tài sản nhà nước, có vị trí then chốt để bảo đảm hiệu quảtrong sử dụng, quản lý Hiện nay,trong hệ thống pháp luật hiện hành ở nước ta
có 53 văn bản quy phạm pháp luật có các quy định liên quan đến tài sản nhànước, từ Hiến pháp cho đến các quyết định, thông tư của Bộ trưởng, Thủtrưởng cơ quan ngang bộ Như vậy là quá phân tán Trong khi đó, các quyđịnh của Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, Nghị định số 52/2009/NĐ-
CP ngày 03/6/2009 (có hiệu lực kể từ ngày 20/7/2009) quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản nhànước cho đến thời điểm hiện nay chưa được triển khai một cách đồng bộ và
có hiệu quả cho các đối tượng có thẩm quyền mua sắm tài sản công vì vănbản này đã bãi bỏ một phần nội dung của một số văn bản pháp lý như: cácquy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại khu vực hành chính sựnghiệp tại khoản 1 Điều 2 và các Điều 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 Nghịđịnh số 14/1998/NĐ-CP ngày 6/3/1998 về quản lý tài sản nhà nước; các quyđịnh về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại điểm c khoản 3 Điều 5 và Điều
12 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tựchịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chínhđối với đơn vị sự nghiệp công lập; các quy định về phân cấp quản lý đối vớitài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập tại khoản
1 Bên cạnh đó, quy định tại Quyết định số 08/2016/QĐ-TTg ngày26/02/2016 Ban hành quy chế tổ chức mua sắm tài sản, hàng hoá từ ngân sáchnhà nước theo phương thức tập trung được thực hiện chưa có hiệu quả,thường xuyên bị vi phạm, trong khi việc mua sắm phân tán lại rất khó kiểmsoát, giám sát
- Các cơ quan quản lý nhà nước còn chưa thực sự quản lý, theo dõi sátđược thực trạng và biến động của tài sản nhà nước trên thực tế hiện nay, nênkhông thể xác định chính xác và đúng đắn nhu cầu mua sắm tài sản công củacác cơ quan, đơn vị
Trang 11Cho đến nay, như Chính phủ đã báo cáo trước Quốc hội, chúng ta mớichỉ nắm được tổng quan về tài sản nhà nước Có nghĩa là, hiện nay, từ Quốchội, Chính phủ cho đến các bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương… đềuchưa thực sự nắm rõ được tình trạng tài sản nhà nước như thế nào, cả về sốlượng, giá trị, chất lượng và hiện trạng phân bổ sử dụng Đây sẽ là một tháchthức không nhỏ đối với các cơ quan có thẩm quyền trong việc quyết địnhphân cấp và thực hiện kế hoạch, quy trình mua sắm tài sản công.
- Chế tài xử lý các sai phạm trong mua sắm tài sản công còn yếu, thiếu
và chưa đồng bộ, việc tổ chức xử lý chưa kiên quyết và thiếu kịp thời, dẫn đếnhiệu lực và hiệu quả thấp nên chưa đủ sức đẩy lùi các tiêu cực Tình trạng saiphạm trong mua sắm tài sản công đã và đang diễn ra Các diễn đàn của Đảng,Quốc hội, Chính phủ và của các cơ quan, tổ chức hữu quan cũng như côngluận đã nhiều lần lên tiếng nhưng việc xử lý vi phạm vẫn không được nhưmong muốn, mà thường chỉ dừng lại ở kiểm điểm và xử lý kỷ luật nội bộ Đây
sẽ lại là những tiền lệ xấu cho những vi phạm trong tương lai
2.5 Hậu quả tình huống
Các vi phạm trong mua sắm tài sản công của một số cơ quan, đơn vịhành chính nhà nước hiện nay gây nên nhiều hậu quả cho Nhà nước và xã hội
Thứ nhất, đối với Nhà nước.
Việc mua sắm tài sản công vượt tiêu chuẩn, định mức gây lãng phí, thấtthoát nguồn vốn ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến các chi tiêu cho các mụctiêu khác của Nhà nước, trong trường hợp chất lượng hàng hoá không tốt,không đồng bộ thì hiệu quả sử dụng tài sản trên thực tế hạn chế, cũng cónghĩa là hạn chế hiệu quả sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, đồngthời, tạo cơ hội cho tham nhũng, tham ô, lãng phí phát triển Mục tiêu củamua sắm tài sản công là để phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụcủa các cơ quan, đơn vị và đổi mới, hiện đại hoá công sở, giảm bớt thời gian,công sức cho việc giải quyết các công việc của công dân, tổ chức và của chínhcác mối quan hệ trong nội bộ bộ máy nhà nước Khi việc mua sắm tài sản