1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ - Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hàng Trống, Hà Nội

91 161 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 680,5 KB

Nội dung

1.Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, cho vay tiêu dùng đã trở thành mục tiêu của nhiều tổ chức tín dụng, nhất là các tổ chức tín dụng ngoài nhà nước. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đời sống của nhân dân đã được cải thiện đáng kể, nhu cầu chi tiêu phục vụ đời sống ngày càng cao, đó là điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng nói chung, lĩnh vực cho vay tiêu dùng nói riêng phát triển. Các sản phẩm ,dịch vụ tiêu dùng ngày càng trở nên phong phú, đa dạng, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng . Tuy nhiên, không phải lúc nào người tiêu dùng cũng có thể chi trả cho tất cả các nhu cầu mua sắm cùng lúc, đặc biệt là những vật dụng đắt tiền. Nếu người tiêu dùng vay được tiền từ ngân hàng thì họ có thể thoã mãn nhu cầu tiêu dùng của mình trước khi họ có đủ khả năng thanh toán cho nhu cầu đó. Điều đó làm tăng sự tiêu dùng hàng hoá ,thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tạo nhiều công việc làm cho người lao động, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung của toàn xã hội một cách nhanh chóng. Thực hiện hoạt động cho vay tiêu dùng, một mặt có thể thực hiện tốt nhiệm vụ kích cầu cho nền kinh tế, tạo nên sự hoà hợp giữa Cung & Cầu tiêu dùng. Mặt khác, nó còn đem lại những khoản lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Chính vì vậy, Cho vay tiêu dùng được xem là một hướng đi, một lĩnh vực kinh doanh đầy triển vọng cho các NHTM Việt Nam. Với tư cách là một trung gian tài chính quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế,các ngân hàng phải làm gì để đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng cùng với nó là việc đảm bảo an toàn ,hiệu quả từ đó tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng và đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế và của toàn xã hội. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hàng Trống, Hà Nội đã xác định hướng đi và đang trong bước đầu của quá trình thực hiện: chiến lược ngân hàng bán lẻ. Trong đó, cho vay tiêu dùng là xu thế tất yếu để ngân hàng chiếm lĩnh thị trường, tiến tới một ngân hàng bán lẻ hiện đại. Xuất phát từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn cùng với những kiến thức bản thân thu được trong quá trình tìm hiểu, tôi đã chọn vấn đề: “ Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hàng Trống, Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sỹ. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiện cứu đề tài 2.1 Mục tiêu nghiên cứu Căn cứ vào cơ sở lý luận và phân tích thực trạng cho vay tiêu dùng luận văn đề xuất một số giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hàng Trống, Hà Nội 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài có các nhiệm vụ sau: + Hệ thống hoá lí luận về cho vay tiêu dùng ở các ngân hàng thương mại và kinh nghiệm của một số ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế về vấn đề này. + Phân tích đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hàng Trống, Hà Nội trên cơ sở đó rút ra những mặt đạt được và những hạn chế tồn tại về cho vay tiêu dùng của chi nhánh. + Đề xuất một số giải pháp có thể áp dụng vào thực tiễn để mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hàng Trống, Hà Nội. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1Đối tượng nghiên cứu Cho vay tiêu dùng và mở rộng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại. 3.2Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hàng Trống, Hà Nội Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng cho vay tiêu dùng tại SHB chi nhánh Hàng Trống từ năm 2012 -2014. 5. Phương pháp nghiên cứu -Về phương pháp luận: Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin. -Về phương pháp nghiên cứu: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp sơ đồ, biểu đồ, hình vẽ và các phương pháp nghiên cứu kinh tế khác. - Nguồn dữ liệu: luận văn sử dụng các nguồn dữ liệu thứ cấp qua báo cáo của Ngân hàng và cơ quan thống kê. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, là tài liệu giúp cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội – Chi nhánh Hàng Trống xây dựng kế hoạch mở rộng CVTD. Luận văn nghiên cứu khá toàn diện và hệ thống, có ý nghĩa thiết thực cho quá trình mở rộng cho vay tiêu dùng tại SHB Chi nhánh Hàng Trống. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục, phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương với nội dung cụ thể sau: Chương 1: Một số nội dung lý luận cơ bản về cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Thương mại. Chương 2: Thực trạng về cho vay tiêu dung tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội, Chi Nhánh Hàng trống, Hà nội giai đoạn năm( 2012-2014) Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội, Chi Nhánh Hàng trống, Hà Nội trong những năm tới.

Trang 1

Tôi xin cam đoan luận văn "Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà nội, Chi nhánh Hàng trống- Hà nội " là công trình nghiên

cứu của riêng tôi

Các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực Kết quả được trình bàytrong luận văn này chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hạnh

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ NỘI DUNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1 Tổng quan về cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Thương mại 4

1.1.1.Khái niệm về cho vay tiêu dùng 4

1.1.2.Đặc điểm cho vay tiêu dùng 5

1.1.3 Vai trò của cho vay tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường 6

1.1.4- Các hình thức cho vay tiêu dùng 8

1.2 Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại 12

1.2.1 Khái niệm mở rộng cho vay tiêu dùng 12

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá về việc mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 13

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay tiêu dùng 17

1.3 Kinh nghiệm mở rộng cho vay tiêu dùng tại các Ngân hàng Thương mại Liên Bang Nga và bài học cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, Chi nhánh Hàng Trống, Hà Nội 25

1.3.1 Kinh nghiệm của các NHTM Cộng hoà Liên bang Nga trong việc mở rộng cho vay tiêu dùng 26

1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội 32

Kết luận chương 1 34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN - HÀ NỘI, CHI NHÁNH HÀNG TRỐNG, HÀ NỘI GIAI ĐOẠN NĂM 2012-2014 35

2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội, chi nhánh Hàng Trống, Hà Nội 35

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 35

2.1.2 Nhiệm vụ, chức năng của SHB Hàng Trống 37

Trang 3

Hàng Trống giai đoạn 2012-014 41

2.2 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, Chi nhánh Hàng Trống giai đoạn 2012 - 2014 44

2.2.1 Các sản phẩm dịch vụ cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội: 44

2.2.2 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại SHB Hàng Trống từ 2012 -2014 47

2.2.3 Thực trạng hoạt động mở rộng cho vay tiêu dùng cá nhân ở Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội – CN Hàng Trống 53

2.3 Đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng ở Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội – Chi nhánh Hàng Trống giai đoạn 2012 - 2014 55

2.3.1 Những kết quả đạt được 55

2.3.2 Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 57

Kết luận Chương 2 62

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI, CHI NHÁNH HÀNG TRỐNG, HÀ NỘI 63

3.1 Định hướng về cho vay tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội, Chi nhánh Hàng Trống, Hà Nội 63

3.1.1 Phương hướng phát triển kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội 63 3.1.2 Định hướng mở rộng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội, Chi nhánh Gòn-Hàng Trống, Gòn-Hà Nội trong những năm tới 64

3.2 Giải pháp về mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, Chi nhánh Hàng Trống, Hà Nội 66

3.2.1 Hoàn thiện quy trình cho vay tiêu dùng nhanh gọn, hiệu quả 66

3.2.2 Tăng cường hoạt động Marketing cho khách hàng vay tiêu dùng 67

3.2.3 Đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh 69

Trang 4

3.2.6 Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật 74

3.2.7 Nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng 75

3.3 Một số kiến nghị 77

3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước Việt Nam 77

3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội 81

Kết luận Chương 3 83

KẾT LUẬN 84

Trang 5

STT Chữ viết tắt Đầy đủ tiếng Việt

SHB Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội

SHB Hàng Trống Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội ,Chi

nhánh Hàng Trống

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Trang 6

Sơ đồ 2.3 Cơ cấu tổ chức của SHB Chi Nhánh Hàng Trống 36

Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn ở SHB Hàng Trống 40Bảng 2.2 Tình hình dư nợ tín dụng tại SHB Hàng Trống năm 2012 - 2014 42Bảng 2.3 Số lượng khách hàng CVTD ở SHB Hàng Trống 46Bảng 2.4 Cơ cấu dư nợ tín dụng tại SHB Hàng Trống 47Bảng 2.5 Cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay tại SHB Hàng Trống

47Bảng 2.6 Cho vay tiêu dùng theo mục đích vay vốn tại SHB HàngTrống 49Bảng 2.7 Lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng tại SHB Hàng Trống 51

Biểu đồ 2.1 Dư nợ cho vay tiêu dùng và tổng dư nợ cho vay tại SHB Hàng

Trống 48Biểu đồ 2.2 Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo mục đích vay vốn tại SHB Hàng

Trống 50Biểu đồ 2.3 Lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng tại SHB Hàng Trống 51

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, cho vay tiêu dùng đã trở thành mục tiêu của nhiều

tổ chức tín dụng, nhất là các tổ chức tín dụng ngoài nhà nước Cùng với sự pháttriển mạnh mẽ của nền kinh tế, đời sống của nhân dân đã được cải thiện đáng kể,nhu cầu chi tiêu phục vụ đời sống ngày càng cao, đó là điều kiện thuận lợi cho hoạtđộng ngân hàng nói chung, lĩnh vực cho vay tiêu dùng nói riêng phát triển Các sảnphẩm ,dịch vụ tiêu dùng ngày càng trở nên phong phú, đa dạng, phù hợp với nhucầu của người tiêu dùng Tuy nhiên, không phải lúc nào người tiêu dùng cũng cóthể chi trả cho tất cả các nhu cầu mua sắm cùng lúc, đặc biệt là những vật dụng đắttiền Nếu người tiêu dùng vay được tiền từ ngân hàng thì họ có thể thoã mãn nhucầu tiêu dùng của mình trước khi họ có đủ khả năng thanh toán cho nhu cầu đó Điều

đó làm tăng sự tiêu dùng hàng hoá ,thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của cácdoanh nghiệp, tạo nhiều công việc làm cho người lao động, góp phần thúc đẩy sựphát triển kinh tế chung của toàn xã hội một cách nhanh chóng Thực hiện hoạt độngcho vay tiêu dùng, một mặt có thể thực hiện tốt nhiệm vụ kích cầu cho nền kinh tế,tạo nên sự hoà hợp giữa Cung & Cầu tiêu dùng Mặt khác, nó còn đem lại nhữngkhoản lợi nhuận lớn cho ngân hàng Chính vì vậy, Cho vay tiêu dùng được xem làmột hướng đi, một lĩnh vực kinh doanh đầy triển vọng cho các NHTM Việt Nam.Với tư cách là một trung gian tài chính quan trọng bậc nhất trong nền kinhtế,các ngân hàng phải làm gì để đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng cùng với nó

là việc đảm bảo an toàn ,hiệu quả từ đó tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng và đóng gópvào sự phát triển chung của nền kinh tế và của toàn xã hội

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hàng Trống, HàNội đã xác định hướng đi và đang trong bước đầu của quá trình thực hiện: chiếnlược ngân hàng bán lẻ Trong đó, cho vay tiêu dùng là xu thế tất yếu để ngân hàngchiếm lĩnh thị trường, tiến tới một ngân hàng bán lẻ hiện đại

Trang 8

Xuất phát từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn cùng với những kiến thức bản

thân thu được trong quá trình tìm hiểu, tôi đã chọn vấn đề: “ Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hàng Trống, Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sỹ.

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiện cứu đề tài

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Căn cứ vào cơ sở lý luận và phân tích thực trạng cho vay tiêu dùng luận văn

đề xuất một số giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổphần Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hàng Trống, Hà Nội

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài có các nhiệm vụ sau:

+ Hệ thống hoá lí luận về cho vay tiêu dùng ở các ngân hàng thương mại và kinhnghiệm của một số ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế về vấn đề này

+ Phân tích đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại

cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hàng Trống, Hà Nội trên cơ sở đó rút ranhững mặt đạt được và những hạn chế tồn tại về cho vay tiêu dùng của chi nhánh.+ Đề xuất một số giải pháp có thể áp dụng vào thực tiễn để mở rộng cho vaytiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh HàngTrống, Hà Nội

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1Đối tượng nghiên cứu

Cho vay tiêu dùng và mở rộng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại

5 Phương pháp nghiên cứu

- Về phương pháp luận: Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng

và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin

- Về phương pháp nghiên cứu: phương pháp phân tích và tổng hợp, phươngpháp thống kê, phương pháp sơ đồ, biểu đồ, hình vẽ và các phương pháp nghiên cứukinh tế khác

- Nguồn dữ liệu: luận văn sử dụng các nguồn dữ liệu thứ cấp qua báo cáocủa Ngân hàng và cơ quan thống kê

Trang 9

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, là tài liệu giúpcho Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội – Chi nhánh Hàng Trống xây dựng

kế hoạch mở rộng CVTD Luận văn nghiên cứu khá toàn diện và hệ thống, có

ý nghĩa thiết thực cho quá trình mở rộng cho vay tiêu dùng tại SHB Chi nhánhHàng Trống

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục, phụ lục, luận văn được kết cấu thành

3 chương với nội dung cụ thể sau:

Chương 1: Một số nội dung lý luận cơ bản về cho vay tiêu dùng của Ngân

hàng Thương mại

Chương 2: Thực trạng về cho vay tiêu dung tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn-

Hà Nội, Chi Nhánh Hàng trống, Hà nội giai đoạn năm( 2012-2014)

Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Sài

Gòn- Hà Nội, Chi Nhánh Hàng trống, Hà Nội trong những năm tới

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ NỘI DUNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHO VAY TIÊU

DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Trang 10

1.1.Tổng quan về cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Thương mại

1.1.1.Khái niệm về cho vay tiêu dùng

Ngân hàng thương mại là một trong những tổ chức trung gian tài chính quantrọng nhất của nền kinh tế, thực hiện chức năng chủ yếu là tạo vốn và cung ứng vốncho nền kinh tế Hoạt động cơ bản của ngân hàng là huy động vốn, cho vay và đầu

tư, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng

Cho vay là một trong những hoạt động truyền thống của ngân hàng Cho vay

có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau Căn cứ vào phương thứccho vay, gồm có: cho vay trực tiếp từng lần, cho vay theo hạn mức, cho vay luânchuyển, cho vay trả góp, cho vay thấu chi và cho vay gián tiếp Căn cứ vào thờihạn cho vay, gồm có: cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và cho vay dài hạn.Căn cứ vào TSBĐ, gồm có: cho vay có TSBĐ và cho vay không có TSBĐ Căn

cứ vào mục đích sử dụng vốn vay, gồm có: cho vay sản xuất kinh doanh và chovay tiêu dùng

Khi nền kinh tế phát triển, mức sống của người dân được nâng cao nên họ

có nhu cầu vay tiêu dùng ngày càng lớn Bên cạnh đó, cho vay tiêu dùng cũng đemlại nguồn lợi nhuận cao cho ngân hàng nên hiện nay các ngân hàng trong nước vàthế giới đều phát triển hoạt động này

Như vậy, có thể hiểu: Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng bao gồm cá nhân và hộ gia đình Đây

là một nguồn tài chính quan trọng nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm hàng tiêu dùng lâu bền như nhà ở, đồ dùng gia đình, phương tiện vận chuyển, nhu cầu du lịch, giáo dục, y tế…

1.1.2.Đặc điểm cho vay tiêu dùng

1.1.2.1 Về đối tượng cho vay

Đối tượng cho vay: là các cá nhân và hộ gia đình Thu nhập và tiêu dùng cómối quan hệ thuận chiều với nhau nên những người có thu nhập cao thường có

xu hướng vay tiền nhiều hơn những người có thu nhập thấp, và thường có nhu

Trang 11

cầu vay nhiều hơn so với thu nhập hàng năm của mình Tương tự như vậy, nhữnggia đình mà chủ gia đình hay người tạo ra thu nhập chính có học vấn cao cũngthường có nhu cầu sử dụng những hàng hóa hiện đại và đắt tiền hơn, do đó mànhu cầu tiêu dùng cũng cao hơn.

1.1.2.2 Về quy mô

Do cho vay tiêu dùng là khoản cho vay cấp cho các cá nhân, hộ gia đìnhkhông phải sử dụng cho mục đích kinh doanh nên nó thường là các khoản vay có giátrị không lớn thậm chí còn rất nhỏ Giá trị này được xác định trên cơ sở giá cả hànghóa, dịch vụ mà khách hàng đang có nhu cầu tiêu dùng trong khi giá trị những thứnày thường không quá lớn Hơn nữa, phần lớn khách hàng vay tiêu dùng đều đã có sựtích lũy từ trước, ngân hàng chỉ là người hỗ trợ cho việc mua sản phẩm được dễ dànghơn khi tích lũy là chưa đủ vì thế quy mô đối với mỗi khoản vay thường là nhỏ.Tuy nhiên với số lượng khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng lớn và vì thếtổng quy mô cho vay lớn Đây cũng là xu thế phổ biến, trong hướng xã hội ngàycàng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng trở nên đa dạng dẫn đến sốlượng cho vay tiêu dùng sẽ rất lớn

Người tiêu dùng thường quan tâm đến khoản tiền họ phải trả hàng thánghơn là lãi suất của khoản vay Bên cạnh đó mức thu nhập và trình độ dân trí cũngtác động rất lớn đến việc sử dụng các khoản cho vay tiêu dùng Những người cóthu nhập cao có xu hướng vay nhiều hơn so với thu nhập hàng năm mà mình cóđược Những gia đình mà người chủ gia đình hay người tạo thu nhập chính có

Trang 12

trình độ, có học vấn cao thì việc vay mượn là một công cụ để đạt được mức sốngnhư mong muốn.

Ngân hàng có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để xác định mức lãisuất thực tế đối với cho vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng Song phần lớn lãi suất đượcxác định dựa trên lãi suất cơ bản cộng phần lợi nhuận cận biên và phần bù đắp rủi

ro, có thể đưa ra công thức tính tổng quát như sau:

Lãi suất cho vay tiêu dùng= Chi phí huy động vốn + Rủi ro tổn thất dự kiến +Phần bù kỳ hạn với các khoản cho vay dài hạn+ Lợi nhuận cận biên

Hiện nay, mỗi ngân hàng thương mại có những phương pháp tính lãi riêng,song nhìn chung, tập trung vào những phương pháp như: Phương pháp lãi đơn,phương pháp lãi gộp, phương pháp tỷ lệ chiết khấu, phương pháp lãi suất biến đổi…

1.1.2.4.Về lợi nhuận

Lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng cao: Do rủi ro và chi phí cao nên ngân hàngthường đặt mức lãi suất cao đối với các khoản cho vay tiêu dùng Lãi suất cho vay

tiêu dùng phải đáp ứng được phần lợi nhuận mong đợi và phần bù rủi ro.

1.1.3 Vai trò của cho vay tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường

- Đối với các ngân hàng thương mại

Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế hội nhập, các ngân hàngthương mại muốn hoạt động một cách có hiệu quả, có lợi nhuận, có thể tồn tại vàphát triển đòi hỏi mỗi ngân hàng phải có một chiến lược kinh doanh riêng, phảicạnh tranh với nhau để giành thị phần cho mình Chính vì vậy, nếu ngân hàng nàochỉ chú trọng đến nhóm khách hàng là doanh nghiệp mà không để ý đến nhữngkhách hàng cá nhân thì đối tượng khách hàng sẽ rất hạn chế Do đó hình thức chovay tiêu dùng giúp các ngân hàng mở rộng đối tượng khách hàng, quan hệ với nhiềukhách hàng hơn, phát triển khả năng huy động vốn các loại tiền gửi cho ngân hàngđồng thời đa dạng hóa sản phẩm, giảm thiểu rủi ro… từ đó làm tăng khả năng cạnhtranh của các ngân hàng

- Đối với người tiêu dùng

Nhu cầu tiêu dùng đối với mỗi người là tất yếu, và đương nhiên không phải ai

Trang 13

cũng có thể tự đáp ứng được nhu cầu của mình bằng chính thu nhập của mình Hoạtđộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng ra đời giúp cho người dân có thể kết hợp nhucầu hiện đại và khả năng thanh toán trong tương lai, thỏa mãn được nhiều hơnnhững nhu cầu của mình trước khi có khả năng chi trả và đặc biệt quan trọng trongnhững trường hợp cấp bách, như chi tiêu cho giáo dục hay y tế…Cho vay tiêu dùnglàm cho chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao.

- Đối với nhà sản xuất

Cho vay tiêu dùng giúp kích cầu tiêu dùng của nền kinh tế, kích thích ngườitiêu dùng mua sắm nhiều hàng hóa, giúp nhà sản xuất bán được nhiều sản phẩm,tăng khả năng quay vòng vốn, từ đó góp phần mở rộng sản xuất, gia tăng lợi nhuận.Ngoài ra, cho vay tiêu dùng cũng tạo điều kiện cho nhà sản xuất mở rộng mốiquan hệ hợp tác với các ngân hàng để bán được nhiều sản phẩm hơn

- Đối với nền kinh tế

Thứ nhất, cho vay tiêu dùng giúp người dân được hưởng các tiện ích trước khitích luỹ đủ tiền, nhất là trong những trường hợp chi tiêu có tính cấp bách như chitiêu cho giáo dục, y tế Như vây cho vay tiêu dùng không chỉ mang lại lợi ích chongười tiêu dùng mà còn mang lại lợi ích cho nền kinh tế

Thứ hai, cho vay tiêu dùng có vai trò quan trọng trong việc kích cầu, góp phầnvào việc xây dựng nền tài chính vững mạnh cho một quốc gia Thị trường cho vaytiêu dùng đã góp phần tạo nên sự sôi động của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất pháttriển, tạo nguồn vốn cho khu vực sản xuất trong nước, thu hút vốn đầu tư nướcngoài, từ đó tăng GDP cho nền kinh tế Đi đôi với nó là hàng loạt các vấn đề xã hộiđược giải quyết như tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp

họ cải thiện mức sống, giảm tệ nạn xã hội…

Thứ ba, cho vay tiêu dùng còn góp phần làm giảm chi phí giao dịch xã hộithông qua việc tiết kiệm chi phí và thời gian cho cả ngân hàng và khách hàng

Tóm lại, cho vay tiêu dùng mang lại lợi ích cho cả người tiêu dùng, người sản

xuất, ngân hàng thương mại hay tổng quan nền kinh tế nói chung Có thể nói, pháttriển cho vay tiêu dùng là một hướng đi phù hợp với sự phát triển của xã hội và tuân

Trang 14

theo quy luật kinh tế của các ngân hàng thương mại trong điều kiện hội nhập kinh tếquốc tế hiện nay.

1.1.4 Các hình thức cho vay tiêu dùng

Có nhiều hình thức phân loại cho vay tiêu dùng, trong đó có một số cách phânloại chủ yếu như sau:

1.1.4.1 Căn cứ vào mục đích vay: Theo cách phân loại này cho vay tiêu dùng được chia thành các hình thức sau:

Cho vay bất động sản: là các khoản cho vay nhằm mục đích đáp ứng nhu cầumua mới nhà ở hoặc đất đai của các cá nhân hoặc hộ gia đình Quy mô của mỗikhoản vay bất động sản thường lớn hơn khoản vay tiêu dùng thông thường, tuynhiên có kỳ hạn dài hơn và độ rủi ro cao hơn

Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà: là các khoản cho vay nhằm mục đích đápứng nhu cầu cải tạo, xây mới nhà ở của các cá nhân, hộ gia đình

Cho vay mua ô tô: là các khoản cho vay nhằm mục đích phục vụ nhu cầu đi lạicủa cá nhân hoặc hộ gia đình

Cho vay tiêu dùng khác: là các khoản cho vay nhằm mục đích tài trợ cho nhucầu khác như chữa bệnh, đi du lịch, du học, mua sắm vật dụng gia đình…

Trong từng thời kỳ, mỗi ngân hàng sẽ đưa ra những sản phẩm cho vay tiêudùng khác nhau Nếu ngân hàng nào có chính sách cho vay tiêu dùng phù hợp, linhhoạt sẽ thu hút được nhiều đối tượng khách hàng, từ đó góp phần mở rộng hoạtđộng cho vay tiêu dùng

1.1.4.2 Căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ

Cho vay tiêu dùng trả góp: là các khoản vay được thanh toán nợ (gồm cả gốc

và lãi) làm nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định (thường theo tháng hoặc theoquý) Hình thức này chủ yếu đáp ứng cho nhu cầu mua sắm hàng lâu bền hoặc cógiá trị lớn như mua nhà, mua ô tô…

Hình thức này giúp ngân hàng có khả năng thanh toán đều đặn và phù hợp vớinhững khách hàng có thu nhập ổn định và đều đặn Việc thu nợ có thể thực hiệntheo hai phương pháp: phương pháp thu nợ gốc đều đặn mỗi kỳ và lãi vay được tính

Trang 15

theo nợ gốc còn lại đầu mỗi kỳ; phương pháp thu nợ trong số tiền lãi và gốc đượcthu đều đặn mỗi kỳ

Cho vay tiêu dùng trả một lần: là các khoản vay có giá trị nhỏ, ngắn hạnnhằm thỏa mãn nhu cầu tiền mặt tức thời, và khách hàng chỉ phải thanh toán mộtlần cho ngân hàng khi khoản vay đáo hạn Các khoản vay này phần lớn đáp ứng chonhu cầu mua đồ gia dụng, đi du lịch, chữa bệnh…

Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: là các khoản vay mà ngân hàng cho phépkhách hàng vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo một hạn mức tín dụngnhất định bằng cách sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành séc được phép thấu chidựa trên tài khoản vãng lai

Mỗi thẻ tín dụng có một hạn mức tín dụng nhất định và mức này có thể thayđổi phụ thuộc vào nhu cầu và độ tín nhiệm của khách hàng Ưu điểm của thẻ tíndụng là: được sử dụng thanh toán thay cho tiền mặt, séc; gọn nhẹ; có thể sử dụng đểrút tiền hoặc chuyển khoản; phạm vi hoạt động rộng Tuy nhiên, thẻ tín dụng cónhược điểm là: chủ yếu sử dụng thanh toán cho các khoản tiêu dùng có giá trị nhỏ;rủi ro nếu bị mất cắp, đánh rơi và lộ mã thẻ

Phương thức thấu chi gắn liền với tài khoản vãng lai và người đi vay dùngphương tiện chủ yếu là thẻ thanh toán

Căn cứ vào chính sách cho vay tiêu dùng chung và thu nhập cũng như hoạtđộng kinh doanh của khách hàng mà ngân hàng có cách thức thu nợ phù hợp đểđảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay và giúp khách hàng có khả năng trả nợđầy đủ, đúng hạn, từ đó góp phần thu hút thêm nhiều khách hàng mới

1.1.4.3.Căn cứ vào hình thức của khoản vay

Cho vay tiêu dùng trực tiếp: là các khoản vay trong đó ngân hàng trực tiếpcho vay và cũng trực tiếp thu nợ từ người vay

Cho vay tiêu dùng trực tiếp được thể hiện qua sơ đồ sau:

Trang 16

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cho vay tiêu dùng trực tiếp

Trong đó:

(1) Ngân hàng ký hợp đồng tín dụng với người tiêu dùng

(2) Người tiêu dùng trả trước một phần tiền mua hàng cho công ty bán lẻ.(3) Ngân hàng thanh toán số tiền mà người tiêu dùng còn thiếu cho công tybán lẻ

(4) Công ty bán lẻ giao hàng cho người tiêu dùng

(5) Người tiêu dùng thanh toán số tiền đã vay cho ngân hàng

Hình thức này giúp ngân hàng giảm được rủi ro do các khoản vay được thẩmđịnh bởi cán bộ tín dụng ngân hàng là những người có trình độ chuyên môn vànhiều kinh nghiệm Trong khi cán bộ tín dụng ngân hàng thường chú trọng đến chấtlượng khoản cho vay thì nhân viên của công ty bán lẻ lại quan tâm đến việc bánđược nhiều hàng hay không Tuy nhiên, chi phí cho hoạt động này khá cao do giá trịkhoản vay thường nhỏ

• Cho vay tiêu dùng gián tiếp: là các khoản vay trong đó ngân hàng mua cáckhoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hoá, dịch vụ chongười tiêu dùng Đây là hình thức ngân hàng tài trợ cho các công ty bán lẻ hàng lâubền, các công ty xây dựng để các công ty này bán hàng trả góp cho người tiêu dùng.Cho vay tiêu dùng gián tiếp được thể hiện qua sơ đồ sau:

(1)

Trang 17

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ cho vay tiêu dùng gián tiếp

Trong đó:

(1) Ngân hàng ký hợp đồng mua bán nợ với công ty bán lẻ

(2) Công ty bán lẻ và người tiêu dùng ký hợp đồng mua bán chịu hàng hóa.Người tiêu dùng thường phải trả trước 20 - 30% giá trị hàng

(3) Công ty bán lẻ giao hàng cho người tiêu dùng

(4) Công ty bán lẻ bán toàn bộ chứng từ bán chịu hàng hóa cho ngân hàng.(5) Ngân hàng thanh toán số tiền mà người tiêu dùng còn thiếu cho công tybán lẻ

(6) Người tiêu dùng thanh toán tiền trả góp cho ngân hàng theo mức và kỳ hạn nhất định.Cho vay tiêu dùng gián tiếp có ưu điểm: phù hợp với những khách hàng cónhu cầu vay cao, giúp ngân hàng giảm được chi phí trong cho vay, tăng doanh sốtrong cho vay tiêu dùng, thu hút khách hàng sử dụng các dịch vụ khác của ngânhàng, nếu công ty bán lẻ có mối quan hệ tốt với khách hàng thì cho vay tiêu dùnggián tiếp khá an toàn Tuy nhiên, hình thức này có một số nhược điểm như: làm tăngrủi ro cho ngân hàng do không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, phụ thuộc vàotrình độ của nhân viên công ty bán lẻ Bởi vậy, ngân hàng cho vay theo hình thứcnày cần có cơ chế giám sát chặt chẽ

Mỗi hình thức cho vay trên đều có ưu nhược điểm nhất định Để đảm bảo antoàn hoạt động, tạo mối quan hệ hợp tác tốt với các công ty bán lẻ và thu hút kháchhàng thì ngân hàng cần đưa ra chính sách và quy trình cho vay tiêu dùng phù hợp,linh hoạt trong từng thời kỳ

(3) (6)

Trang 18

1.1.4.4 Căn cứ vào tài sản đảm bảo

Cho vay tiêu dùng có TSBĐ: là các khoản vay mà khách hàng cầm cốhoặc thế chấp tài sản của mình để đảm bảo cho khoản vay TSBĐ là căn cứpháp lý để ngân hàng có thêm nguồn thu nợ dự phòng khi nguồn thu chính củakhách hàng thiếu hụt, tạo áp lực buộc khách hàng phải trả nợ, giảm thiểu rủi rocho ngân hàng

Cho vay tiêu dùng không có TSBĐ: là các khoản vay không có tài sản cầm

cố hay thế chấp của khách hàng mà chủ yếu dựa vào mối quan hệ và uy tín củakhách hàng

Đối với mỗi đối tượng khách hàng, ngân hàng cần có chính sách cho vay tiêudùng phù hợp Với những khách hàng có quan hệ truyền thống, có uy tín tốt thìngân hàng không yêu cầu TSBĐ; với những khoản cho vay tiêu dùng có độ rủi rocao, có giá trị lớn thì ngân hàng cần yêu cầu TSBĐ để hạn chế rủi ro khi tổn thấtxảy ra Điều này sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng,đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác

1.2 Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm mở rộng cho vay tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại càng ngày càng chứng tỏđược vai trò của mình và vì thế các ngân hàng càng ngày càng đi sâu vào lĩnh vựcnày để mở rộng và cho vay một cách có hiệu quả các khoản cho vay tiêu dùng.Khi nói về mở rộng cho vay tiêu dùng, ta cần phải xem xét việc mở rộng cảtheo hai chiều hướng Thứ nhất là mở rộng cho vay tiêu dùng theo chiều rộng, nghĩa

là nâng qui mô, mở rộng về số lượng các hợp đồng cho vay, phương thức cho vaytiêu dùng sao cho đa dạng, phong phú Thứ hai là mở rộng theo chiều sâu, nghĩa là

số lượng phải đi kèm chất lượng Ngân hàng cần nâng cao chất lượng của từng sảnphẩm cho vay tiêu dùng

Mở rộng cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại được thể hiện ởmột số điểm chủ yếu sau:

Trang 19

+ Đối với khách hàng: Mở rộng cho vay tiêu dùng có nghĩa là phải thoả mãnđược các nhu cầu hợp lý của khách hàng về khối lượng cung cấp, sự đa dạng hoácác hình thức cho vay tiêu dùng cũng như các dịch vụ kèm theo.

+ Đối với sự phát triển kinh tế xã hội: Cho vay tiêu dùng phải góp phần chuyểndịch một khối lượng lớn các nguồn tài chính, trợ giúp ngân sách nhà nước cũng như tạođiều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần cải thiện đời sống dân cư

+ Đối với các ngân hàng thương mại: Cho vay tiêu dùng cần phải chiếm mộtkhối lượng đáng kể trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng Tuy nhiên, bên cạnhviệc mở rộng cho vay, ngân hàng cũng cần chú ý đến chất lượng của khoản vay, saocho đảm bảo mở rộng gắn với cho vay tiêu dùng chất lượng cao

Mở rộng cho vay tiêu dùng là sự tăng lên cả về số lượng và chất lượng của cáckhoản vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá về việc mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại

a) Số lượng sản phẩm cho vay tiêu dùng

Vì cho vay tiêu dùng có đặc điểm là quy mô khoản vay nhỏ, số lượng cáckhoản vay lớn nên để thu hút khách hàng, ngân hàng phải có khả năng cung cấpnhiều sản phẩm cho vay tiêu dùng khác nhau Mỗi sản phẩm cho vay tiêu dùng cótác dụng và có mục đích sử dụng riêng, nên khi ngân hàng có khả năng đa dạng hóadanh mục cho vay tiêu dùng chứng tỏ sự mở rộng trong hoạt động cho vay tiêudùng và cho thấy ngân hàng đó có uy tín, đáp ứng được các nhu cầu khác nhau củakhách hàng

Do đó, đa dạng hóa danh mục cho vay tiêu dùng là mục tiêu của các ngânhàng trong quá trình mở rộng cho vay tiêu dùng Tuy nhiên, do đặc điểm là các sảnphẩm, dịch vụ của ngân hàng dễ bị bắt chước và thay thế bởi những dịch vụ tốt hơn,nên ngân hàng cũng cần áp dụng những chính sách đi kèm, nghiên cứu phát triểnsản phẩm mới, loại bỏ những sản phẩm không còn phù hợp và tập trung vào giaiđoạn đầu của sản phẩm

Trang 20

b) Số lượng và đối tượng khách hàng cho vay tiêu dùng

Số lượng khách hàng sẽ quyết định việc duy trì, phát triển hay chấm dứt sự tồntại của một sản phẩm hay dịch vụ ngân hàng Lượng khách hàng hiện tại và tiềmnăng cho biết khả năng đáp ứng các nhu cầu đa dạng của ngân hàng Mặt khác, đặcđiểm của cho vay tiêu dùng là số lượng khách hàng vay rất lớn Do vậy, nếu mộtngân hàng có số lượng khách hàng vay tiêu dùng ngày càng tăng thì chứng tỏ hoạtđộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng đó có uy tín và đang ngày càng mở rộng.Những khách hàng này đồng thời là những kênh quảng cáo hữu hiệu để ngân hàng

mở rộng cho vay tiêu dùng hơn nữa

Cùng với quá trình hội nhập quốc tế, mở cửa thị trường tài chính, thực hiệncác cam kết trong khuôn khổ WTO hiện nay, các đối tượng khách hàng tham giavay tiêu dùng cũng rất đa dạng, bao gồm nhiều trình độ, nghề nghiệp, tuổi tác…khác nhau Do đó, việc mở rộng đối tượng khách hàng cho vay tiêu dùng cả trong

và ngoài nước cũng là dấu hiện phản ánh khả năng cung cấp và mở rộng hoạt độngcho vay tiêu dùng của ngân hàng

c) Doanh số cho vay tiêu dùng

Doanh số cho vay tiêu dùng là tổng giá trị các khoản cho vay tiêu dùng phátsinh trong kỳ Doanh số cho vay tiêu dùng năm sau cao hơn năm trước (nếu kỳ lànăm) thể hiện quy mô cho vay tiêu dùng tăng Do vậy, doanh số cho vay tiêu dùngthể hiện quy mô và tỷ trọng cho vay tiêu dùng của ngân hàng

Tốc độ tăng doanh số cho vay tiêu dùng qua các năm được thể hiện qua công thức sau:

Tốc độ tăng

doanh số CVTD =

Doanh số CVTD kỳ n - Doanh số CVTD kỳ (n-1)

x 100%Doanh số CVTD kỳ (n-1)

d) Dư nợ cho vay tiêu dùng

Dư nợ cho vay tiêu dùng là tổng số tiền mà ngân hàng cho khách hàng vaytính đến một thời điểm cụ thể Đây là chỉ tiêu tích lũy qua các thời kỳ Chỉ tiêu dư

nợ cho vay tiêu dùng giúp cho lãnh đạo ngân hàng nắm bắt được thực trạng cho vaytiêu dùng tại ngân hàng, để từ đó có những định hướng cụ thể cho năm tiếp theo

Trang 21

Chỉ tiêu này được phân chia theo các tiêu thức: dư nợ cho vay tiêu dùng theo mụcđích cho vay, dư nợ cho vay tiêu dùng theo đối tượng khách hàng, dư nợ cho vaytiêu dùng theo thời hạn, dư nợ cho vay tiêu dùng theo TSBĐ, dư nợ cho vay tiêudùng theo loại tiền Do đó, thông qua chỉ tiêu dư nợ cho vay tiêu dùng có thể biếtđược những sản phẩm nào là thế mạnh và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ chovay tiêu dùng của ngân hàng, khách hàng chủ yếu của ngân hàng là những đốitượng nào, dư nợ cho vay tiêu dùng của ngân hàng là ngắn, trung hay dài hạn…Bởi vậy, mở rộng cho vay tiêu dùng không chỉ là tăng doanh số cho vay tiêu dùngphát sinh trong năm mà còn là tăng dư nợ cho vay tiêu dùng, tăng dư nợ vào những sảnphẩm cho vay là thế mạnh của ngân hàng, tăng dư nợ với những khách hàng truyềnthống và tăng dư nợ những hợp đồng cho vay có tính an toàn và hiệu quả cao

Ngoài ra, ngân hàng cần xem xét đến mối tương quan giữa dư nợ cho vay tiêudùng với tổng dư nợ cho vay vì nó phản ánh hiệu quả cho vay tiêu dùng qua cácnăm Đặc biệt cũng cần chú trọng đến tỷ lệ cho vay tiêu dùng có TSBĐ vì tỷ lệ nàyphản ánh chất lượng của khoản vay tiêu dùng, giúp ngân hàng giảm thiểu rủi rotrong trường hợp khách hàng không thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ trả nợ

Tốc độ tăng dư nợ cho vay tiêu dùng qua các năm được thể hiện qua công thức sau:

Lợi nhuận cho vay tiêu dùng là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh trực tiếp khảnăng sinh lời của hoạt động cho vay tiêu dùng, đóng góp của hoạt động cho vay tiêudùng vào kết quả hoạt động cho vay và hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng.Lợi nhuận cho vay tiêu dùng được xác định trên cơ sở doanh số cho vay tiêudùng, lãi suất, phí và thời hạn cho vay tiêu dùng

Lợi nhuận cho vay tiêu dùng lớn và tăng trưởng đều đặn qua các năm thể hiện

sự mở rộng của hoạt động cho vay tiêu dùng và gián tiếp phản ánh chất lượng chovay tiêu dùng đang dần được nâng cao

Trang 22

Khi so sánh mối quan hệ giữa lợi nhuận cho vay tiêu dùng với tổng lợi nhuậncho vay và với tổng lợi nhuận của ngân hàng, ta có các chỉ tiêu sau:

e) Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu trong cho vay tiêu dùng

Để mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng, ngân hàng không chỉ quan tâmđến số lượng và giá trị khoản vay mà còn phải quan tâm đến chất lượng khoảnvay Do đó, ngân hàng phải xem xét đến tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu trongcho vay tiêu dùng

Nợ quá hạn phát sinh khi khoản vay đến hạn mà khách hàng không hoàn trảđược toàn bộ hay một phần tiền gốc hoặc lãi vay Đây thường là biểu hiện yếu kém

về tài chính của khách hàng và là dấu hiện rủi ro tín dụng cho ngân hàng Tỷ lệ nợquá hạn trong cho vay tiêu dùng được xác định theo công thức sau:

Tỷ lệ nợ quá hạntrong CVTD =

lệ nợ xấu trong cho vay tiêu dùng được xác định theo công thức sau:

Tỷ lệ nợ xấutrong CVTD =

Trang 23

riêng của mình mà có thể có những chỉ tiêu đánh giá khác.

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay tiêu dùng

1.2.3.1 Các nhân tố chủ quan

Các nhân tố chủ quan là các nhân tố thuộc về phía ngân hàng, nó có vai tròquyết định đến việc mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng Cá nhân của ngân hàngthương mại Trước ki quyết định có mở rộng cho vay tiêu dùng Cá nhân hay khôngcác ngân hàng phải cân nhắc về những lợi ích mà hoạt động này mang lại

Hoạt động cho vay tiêu dùng Cá nhân cũng là một trong các hoạt độngđem lại nhiều lợi ích cho các ngân hàng Khi nhận thức được những lợi ích màhoạt động này đem lại Ngân hàng thường đưa ra những chiến lược, chính sách,phương hướng hoạt động cùng một số biện pháp cụ thể để mở rộng hoạt độngcho vay này

Hơn nữa, khi quyết định lựa chọn hoạt động tài trợ mới các ngân hàng đều cânnhắc đến lợi nhuận dự tính mà hoạt động này đem lại so với một hoạt động tài trợkhác Với điều kiện các yếu tố khác không đổi các Ngân hàng muốn cung cấp mộtkhoản vay có tỷ lệ thu nhập dự tính cao nhất sau khi đã trừ đi toàn bộ chi phí và mộtphần rủi ro cho vay Như vậy, một trong những điều kiện quan trọng quyết định việc

mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân mà không đầu tư vào hoạt động khác

là lợi nhuận dự tính từ hoạt động cho vay tiêu dùng Cá nhân phải lớn hơn lợi nhuận

dự tính từ hoạt động tài trợ khác

Trong đó, lợi nhuận dự tính từ hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân lại phụthuộc vào yếu tố: Lãi từ cho vay tiêu dùng cá nhân và một số yếu tố khác như: chiphí thẩm định, chi phí cho vay, đồng thời ngăn ngừa và hạn chế rủi ro

Ngoài ra, lợi ích từ việc cho vay tiêu dùng cá nhân còn có tác động tích cựctới việc mở rộng các dịch vụ khác do số lượng khách hàng tăng lên, từ đó họ cóthể sử dụng nhiều dịch vụ, từ đó ngân hàng sẽ thu được thêm câc loại phí dịch vụ

mà họ sử dụng

Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay các Ngân hàng không thể tự quyết địnhmức lãi suất cho vay tiêu dùng cá nhân mà phải phụ thuộc vào tình hình thị trường

Trang 24

Như vậy, yếu tố quyết định đến lợi nhuận dự tính của hoạt động cho vay tiêu dùng

cá nhân là khả năng của các Ngân hàng trong việc giảm bớt các chi phí trong quátrình cho vay, đồng thời giảm thiểu rủi ro trong cho vay tiêu dùng cá nhân

Như vậy, các nhân tố tác động đến hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân như sau:

- Hệ thống mạng lưới giao dịch của ngân hàng.

Mạng lưới giao dịch rộng lớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng trongviệc mở rộng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và hoạt động cho vaytiêu dùng cá nhân nói riêng Hệ thống mạng luới giao dịch của Ngân hàng càng pháttriển rộng, Ngân hàng sẽ đáp ứng được tối đa nhu cầu của khách hàng Hơn nữa,khách hàng sẽ dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ của ngân hàng đồng thời Ngân hàng

có thể nắm bắt kịp thời các thông tin về khách hàng, các thông tin này sẽ hỗ trợ chocán bộ tín dụng trong quá trình thẩm định khách hàng vay vốn

- Quy mô ngân hàng.

Quy mô Ngân hàng cũng ảnh hưởng trực tiêp đến việc mở rộng hoạt động chovay tiêu dùng Cá nhân Đối với những ngân hàng có quy mô lớn thì hci phí huyđộng vốn sẽ thấp hơn những ngân hàng có quy mô nhỏ Chi phí huy động vốn thấpthì lãi suất cho vay cũng thấp làm tăng khả năng cạnh tran và thu hút được sự quantâm của khách hàng hơn so với các Ngân hàng khác, chênh lệch giữa lãi suất huyđộng và lãi suất cho vay lớn sẽ tạo ra một khoản lợi nhuận lớn hơn Ngoài ra Ngânhàng có quy mô lớn sẽ tạo được uy tín đối với Khách hàng, nhờ tiềm lực tài chínhmạnh mà Ngân hàn có điều kiện áp dụng khoa học công nghệ mới, giảm bớt chi phínhân công nâng cao năng suất lao động đồng thời đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngàycàng khắt khe của Khách hàng

- Số lượng và trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng.

Để thành công trong công tác quản lý và kinh doanh thì việc quản lý và đàotạo một đội ngũ cán bộ cho vay có trình độ chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức tốt,giàu kinh nghiệm luôn là mục tiêu phấn đấu của các ngân hàng Cán bộ cho cay cóphẩm chất đạo đức tốt sẽ giảm thiểu các tiêu cực cũng như rủi ro cho các ngân hàntrong quá trình cho vay bởi họ không vì lợi ích cá nhân mà cho vay các đối tượng

Trang 25

có khả năng trả nợ kém Hơn nữa, một cán bộ cho vay giàu kinh nghiệm, giỏichuyên môn có thể tiếp cận được các khách hàng tốt và thẩm định khách hàng mộtcách nhanh chóng khi tiến hành cho vay và hạn chế những rủi ro gây tổn thất choNgân hàng.

Cho vay tiêu dùng Cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu rất lớn của các cá nhân, hộkinh doanh cá thể, ngoài ra các món vay Cá nhân phát sinh thường xuyên với nhữngkhách hàng khác nhau, mục đích vay đa dạng Hơn nữa, do trình độ của Khách hàngthường hạn chế hơn so với khách hàng Doanh nghiệp nên đòi hỏi cán bộ tín dụngphải hướng dẫn thủ tục nhiều hơn Do đó, số lượng cán bộ tín dụng đủ để giải quyếtcác nhu cầu vay sẽ giúp cho hoạt động cho vay tiêu dùng Cá nhân của Ngân hàngdiễn ra nhanh chóng, giải phóng khách hàng nhanh dồng thời đảm bảo chất lượngmón vay có hiệu quả cao

- Sản phẩm cho vay tiêu dùng Cá nhân đa dạng phong phú.

Muốn mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng Cá nhân có hiệu quả các Ngânhàng không những đáp ứng tốt về phong cách phục vụ, lãi suất cho vay thấp,…màcòn cần phải thiết kế được các sản phẩm cho vay phù hợp và đáp ứng được các yêucầu cần thiết của khách hàng hiện tại cũng như Khách hàng tiềm năng trên thịtrường Tuy nhiên, khả năng đáp ứng các sản phẩm của hoạt động cho vay tiêu dùng

Cá nhân đến đâu còn phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, công nghệ ngân hàng,chính sách hoạt động của ngân hàng đó

- Công nghệ ngân hàng hiện đại.

Công nghệ ngân hàng hiện đại và phù hợp sẽ giúp giảm bớt các chi phí phátsinh trong quá trình cho vay tiêu dùng Cá nhân, đồng thời giảm bớt thời gian đi lạicho khách hàng Ngoài ra, công nghệ ngân hàng hiện đại còn hỗ trợ cho việc triểnkhai nhân rộng loại hình cho vay tiêu dùng Cá nhân do khối lượng khách hàng lớn

và các sản phẩm mang tính tự động hóa cao như cho vay thấu chi, cho vay pháthành thẻ tín dụng

- Chính sách cho vay tiêu dùng Cá nhân của Ngân hàng.

Theo quy chế cho vay thì bất kỳ một cá nhân hay một tổ chức kinh tế nào phát

Trang 26

sinh nhu cầu vay vốn tại ngân hàng đều phải đáp ứng một số điều kiện nhất định,cho vay tiêu dùng Cá nhân cũng không nằm ngoài quy chế này Thông qua các điềukiện, Ngân hàng có thể loại một số Khách hàng không đủ điều kiện vay Ngân hàn,những khách hàng không có khả năng trả nợ.

Nếu các điều kiện cho vay được nới lỏng hơn sẽ có nhiều Khách hàng đượcvay vốn đồng thời việc cho vay sẽ được mở rộng nhưng Ngân hàng cũng phải đốimặt với nhiều rủi ro hơn Do vậy, cùng với việc mở rộng hoạt động cho vay tiêudùng Cá nhân ngân hàng cũng phải đảm bảo được các điều kiện cho vay phù hợp đểlợi ích thu được từ việc cho vay đảm bảo hơn, đồng thời phải lớn hơn những tổnthất ngân hàng phải gánh chịu từ những khoản cho vay có chất lượng kém

1.2.3.2 Các nhân tố khách quan

- Các nhân tố thuộc về khách hàng.

Khách hàng luôn là nhân tố quyết định đến những thành công hay thất bại củamột ngân hàng trong việc mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng Cá nhân Hoạt độngcho vay tiêu dùng Cá nhân có khả năng mở rộng hay không phụ thuộc vào quy mô

và khả năng tăng trưởng nhu cầu vay ngân hàng của khách hàng Như vậy, việc mởrộng hoạt động cho vay tiêu dùng Cá nhân tại các Ngân hàng càng có điều kiện thựchiện do nhu cầu của người dân đang ngày càng tăng cao, do đó nhu cầu vay ngàycàng lớn, tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào một số yếu tố sau:

+ Nhu cầu tiêu dùng của Khách hàng đối với những mặt hàng có giá trị cao,thời gian sử dụng lâu dài

Xã hội càng phát triển, thu nhập của người dân ngày càng cao và ổn định, họkhông phải nghĩ đến ăn mặc mà họ hướng tới những mặt hàng có tính chất xa xỉ,hữu ích cho cuộc sống hàng ngày, cải thiện và nâng cao đời sống của họ Do vậy,tâm lý khách hàng có nhu cầu vay để tài trợ cho việc mua sắm những mặt hàng tiêudùng có giá trị cao, mẫu mã hợp thời trang, giá trị sử dụng tương đối tốt thì để muađược các mặt hàng này Khách hàng không phải tích lũy trong một thời gian dài Dovậy, khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao thì hoạt động cho vay này cũng phát triển.+ Quy mô thu nhập thường xuyên của khách hàng

Nguồn trả nợ của các khoản vay Cá nhân chủ yếu là từ nguồn thu nhập thường

Trang 27

xuyên của Khách hàng sau khi trừ đi một phần để chi tiêu cuộc sống hàng ngày Thunhập này có thể dưới dạng tiền lương, tiền công đối với những người đang ở độ tuổilao động hoặc thu nhập từ hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể hoặcdưới dạng trợ cấp xã hội đới với những người đã về hưu Nhìn chung, thu nhậpthường xuyên càng lớn khả năng trả nợ của khách hàng càng cao, nhờ đó việc mởrộng cho vay tiêu dùng Cá nhân càng thuận lợi, giảm rủi ro trong cho vay của Ngânhàng và đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn Theo các nhà kinh tế học vĩ mô: qui mô củacác khoản thu nhập thường cuyên cùng với của cải tích lũy càng lớn thì khách hàng

có xu hướng lựa chọn tiêu dùng hơn tiết kiệm Như vậy qui mô thu nhập thườngxuyên ảnh hưởng trực tiếp đến việc mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng Cá nhâncủa ngân hàng và khả năng trả nợ của khách hàng, ảnh hưởng đến quyết dịnh lựachọn nên tiêu dùng hay tiết kiệm của khách hàng

Ngoài các nhân tố nêu trên, hoạt động cho vay tiêu dùng Cá nhân còn bị chiphối bởi quan niệm và nhận thức của mỗi khách hàng cũng ảnh hưởng đến việc mởrộng cho vay tiêu dùng Cá nhân Các nước chậm phát triển người dân thường cóquan niệm đi vay là biểu hiện của sự túng thiếu hơn là họ có nhu cầu tiêu dùngtrước khi họ tích lũy đủ tiền Vấn đề này là một trong những trở ngại lớn trong việc

mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng Cá nhân của các Ngân hàng tại các nước cónền kinh tế chậm phát triển

- Các nhân tố môi trường

+ Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế và sự biến động của nó có thể tạo ra

cơ hội cũng như thách thức đối với Ngân hàng trong việc mở rộng hoạt động chovay tiêu dùng Cá nhân

Đối với các nước có nền kinh tế phát triển, người dân có thu nhập tương đối

ổn định, mức sống luôn được đảm bảo ở mức cao, trong điều kiện đó người dân cónhu vầu nâng cao mức sống của mình Do vậy, nhu cầu vay tiêu dùng hoặc kinhdoanh nhỏ lẻ là rất lớn, bởi khi đó, người ta có thể mua sắm hàng hóa trước khi họ

có thể tích lũy đủ tiền hoặc hỗ trợ trong việc đầu tư kinh doanh buôn bán của các hộdân nhằm tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho bản thân và gia đình Như vậy,

Trang 28

việc mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng Cá nhân không chỉ phát triển hoạt độngcho vay nói chung của các ngân hàng thương mại mà còn khuyến khích nền kinh tếphát triển, kích thích tiêu dùng và hỗ trợ vốn đầu tư kinh doanh giúp tăng thu nhậpđặc biệt trong thời kỳ nền kinh tế hưng thịnh Ngược lại, trong giai đoạn nền kinh tếđang bị suy thoái, lạm phát tăng cao, tình trạng thất nghiệp diễn ra khắp nơi thìngười dân lại có tâm lý tiết kiệm và hạn chế đầu tư kinh doanh giảm thiểu rủi ro hơn

là tiêu dùng và đầu tư kinh doanh

+ Môi trường văn hóa xã hội: Môi trường văn hóa xã hội có ảnh hưởng rất lớn

đối với việc mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng Cá nhân bởi hành vi của ngườidân chính là sự phản án chính xác tác động của tập hợp các yếu tố văn hóa – xã hộinhư trình độ dân trí, thói quen, phong tục tập quán Các yếu tố này dường như là cácyếu tố vô hình, tuy nhiên nó lại có tác động hết sức mạnh mẽ đến các tâm lý củangười dân như:

Tập quán thói quen tiêu dùng và tiết kiệm: Theo một số thống kê cho

thấy tỷ lệ tiết kiệm của người dân Mỹ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng thunhập khoảng 10%, vì thế mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng Cá nhân tạinước Mỹ sẽ thuận lợi Ngược lại, xã hội Nhật Bản người dân có thói quen tiếtkiệm hơn là chi tiêu cho sinh hoạt, họ có xu hướng tiết kiệm với một tỷ lệ caokhoảng 30% thu nhập

Trình độ dân trí của Khách hàng vay: trình độ dân trí của Khách hàng vay ảnh

hưởng rất lớn đối với hoạt động cho vay Cá nhân của ngân hàng

Những người có trình độ dân trí cao thường là những người có việc làm ổnđịnh và thu nhập cao Do đó, họ cũng có xu hướng vay dùng cho chi tiêu gia đìnhnhiều hơn là nhữn người có thu nhập thấp, mức độ nhận thức và hiểu biết của họ vềcác dịch vụ của ngân hàng tốt hơn những người có trình độ thấp Đồng thời họ cũng

có những nhận thức nhất định về các điều kiện khi vay vốn ngân hàng, đảm bảo trả

nợ ngân hàng đúng thời hạn cam kết

Như vậy, hoạt động cho vay tiêu dùng Cá nhân trong Ngân hàng chịu sự tácđộng của rất nhiều yếu tố Tuy nhiên, nếu Ngân hàng có những biện pháp nhằm

Trang 29

phát huy những nhân tố tích cực đồng thời hạn chế những nhân tố có tác độngtiêu cực thì hoạt động cho vay tiêu dùng Cá nhân sẽ đáp ứng tốt các nhu cầu củakhách hàng.

1.2.4 Sự cần thiết phải mở rộng cho vay ngân hàng

Đối với nguời tiêu dùng:

Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, cùng với nó là sự cải thiệnđáng kể trong mức sống của dân cư, thì nhu cầu tiêu dùng của phần lớn bộ phậndân cư, đặc biệt là dân cư thành thị đang tăng lên rất nhiều với nhiều hiình thứctiêu dùng khác nhau Thông qua nghiệp vụ tín dụng tiêu dùng, các ngân hàng đãđáp ứng phần nào nhu cầu chi tiêu của người dân, giúp cho họ được hưởngnhững lợi ích trước khi tích ũy đủ tiền và đặc biệt quan trọng hơn nó rất cần thiếtcho các trường hợp khi cá nhân có nhu cầu tiêu dùng mang tích cấp bách

Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống ngày càng được nângcao thì con người càng có quyền đòi hỏi cao hơn trong việc cải thiện cuộc sốngcủa mình Nếu trước kia, chỉ cần “ăn no mặc ấm” thì ngày nay chúng ta ai cũngmong muốn “ăn ngon mặc đẹp” Đây là một yêu cầu chính đáng và là tất yếu củacuộc sống ngày nay

Nắm bắt được nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng nhưng khả năngthanh tóan thì có hạn, các NHTM luôn tìm mọi cách để thỏa mãn nhu cầu của họ.Việc mở rộng cho vay tiêu dùng do đó sẽ giúp ngân hàng thỏa mãn tối đa các yêucầu hợp lý của khác hàng về khối lượng cho vay tiêu dùng

Đối với các NHTM

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một điều không thể tránh khỏi

Để có thể đứng vững và tồn tại trong một môi trường cạnh tranh đầy khắc nghiệtđòi hỏi mỗi NHTM phải có chiến lược kinh doanh phù hợp, một mặt tận dụngcác thời cơ, mặt khác phải tạo ra ưu thế cạnh tranh sovới các đối thủ của mình.Chính vì lý do trên, mỗi NHTM luôn tìm cách đa dạng hóa hoạt động kinhdoanh và cho vay tiêu dùng được xác định là một trong những nghiệp vụ tạo ra

Trang 30

ưu thế cạnh tranh cho ngân hàng

Với phương châm họat động “khách hàng là thượng đế”, các NHTM luôntìm mọi cách để thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng cũng như tăng cườngcác mối quan hệ với khách hàng Điều này có thể được thực hiện một cách cóhiệu quả khi các NHTM mở rộng cho vay tiêu dùng, một thị trường đầy tiềmnăng cho các ngân hàng

Một lý do nữa khiến cho việc mở rộng cho vay tiêu dùng là cần thiết, đó là

vì hoạt động kinh doanh của các ngân hàng luôn chứa đựng nhiều rủi ro Để cóthể giảm thiểu rủi ro, các NHTM luôn tìm mọi cách để đa dạn hóa họat độngkinh doanh cũng như đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cung ứng cho kháchhàng Từ đó giúp cho ngân hàng tăng sức mạnh trong cạnh tranh

Cuối cùng một điều dễ nhận thấy là cùng với việc mở rộng cho vay tiêudùng, các NHTM không chỉ tối đa hóa lợi ích của khách hàng mà còn giúp ngânhàng thực hiện được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận

Đối với sự phát triển của nền kinh tế

Mở rộng cho vay tiêu dùng không chỉ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng

mà còn mang lại lợi ích cho nền kinh tế Nếu cho vay tiêu dùng được tài trợcho những nhu cầu chi tiêu hàng hóa, dịch vụ trong nước thì nó có tác dụngkích cầu, một mặt cải thiện đời sống dân cư, mặt khác tạo điều kiện thúcđẩy tăng trưởng kinh tế Hơn nữa, nó còn giảm chi phí giao dịch trong toàn

xã hội Đó là chưa kể dịch vụ này với những tiện ích thanh toán khôngdùng tiền mặt sẻ cải thiện môi trường tiêu dùng, xây dựng nền văn minhthanh tóan, góp phần tạo cơ sở để Việt Nam hòa nhập với cộng đồng phát triểnquốc tế

Xuất phát từ những lý do trên, có thể thấy được rằng mở rộng cho vay tiêudùng là một yêu cầu khách quan của nền kinh tế

1.3 Kinh nghiệm mở rộng cho vay tiêu dùng tại các Ngân hàng Thương mại tại một số nước trên thế giới và bài học cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn –

Trang 31

Hà Nội, Chi nhánh Hàng Trống, Hà Nội

Tín dụng tiêu dùng là một trong những mảng hoạt động dịch vụ ngân hàngđược hầu hết các NHTM trên thế giới chú ý phát triển, vì thông qua nghiệp vụ này,các NHTM đa dạng hoá hoạt động kinh doanh để tăng thu nhập, giảm thiểu rủi ro,đáp ứng các nhu cầu tín dụng tiêu dùng ngày càng tăng lên

Ở nước ta những năm qua, các NHTM cũng đã chú ý phát triển và phát triểnlĩnh vực tín dụng tiêu dùng, và thực tế đã đạt những kết quả bước đầu Tuy nhiên,

do mới triển khai nghiệp vụ này nên các NHTM không tránh khỏi những bất cập và

do vậy, việc nghiên cứu những kinh nghiệm của các NHTM các nước trong quátrình triển khai nghiệp vụ tín dụng tiêu dùng cá nhân, kể cả những kinh nghiệmthành công và chưa thành công, là hết sức cần thiết, nhằm rút ra những bài học vàtìm ra cách thức hiệu quả để phát triển tín dụng tiêu dùng cá nhân ở nước ta Dovậy, việc thu thập tư liệu từ các nền kinh tế có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồngtrong khu vực là hữu ích Tuy nhiên, đây là việc không dễ với nguồn tư liệu rất hạnchế Xuất phát từ lý do đó, căn cứ vào nguồn tư liệu có thể thu thập được, luận văn

sẽ chỉ tập trung nghiên cứu kinh nghiệm của các NHTM Trung Quốc và Cộng hoàLiên Bang Nga trong việc phát triển tín dụng tiêu dùng và rút ra một số bài học kinhnghiệm cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội nghiên cứu và vận dụng

1.3.1 Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Trung Quốc

Cho vay tiêu dùng ngày càng trở nên phổ biến và được khuyến khích pháttriển tại các NHTM Trung Quốc Các nhà quản lý ngân hàng Trung Quốc đãnhận thấy cho vay tiêu dùng chính là “tương lai” của các NHTM và họ phải tậptrung các nguồn lực của mình nhiều hơn cho lĩnh vực này

Ngay từ cuối những năm 1990, Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc (CCB) đãdẫn đầu về phát triển lĩnh vực này: vào năm 1999, thời hạn cho vay có thế chấpđược kéo dài từ 20 năm lên 30 năm; giá trị khoản vay cũng được nâng từ mức70% lên 80% giá trị tài sản thế chấp Đồng thời, từ cuối năm 1999, CCB bắt đầuchấp thuận các khoản cho vay do các cá nhân đứng ra bảo lãnh, bãi bỏ yêu cầungười đi vay cần phải được người chủ lao động của mình đứng ra bảo đảm chokhoản vay CCB còn có một kế hoạch đầy tham vọng là sử dụng các phương tiện

Trang 32

kỹ thuật, công nghệ sẵn có của mình để phát triển hình thức dịch vụ ngân hàngInternet và đưa ra một số sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử bán lẻ.

Ngân hàng phát triển Thượng Hải – Phú Đông cũng là một trong số cácngân hàng ở Trung Quốc sớm có dịch vụ cho vay tiêu dùng phát triển mạnh.Ngân hàng này đã hợp tác với các công ty chuyên kinh doanh bất động sản đểđơn giản hóa các thủ tục về tài sản thế chấp và giảm số lần mà người vay phảiđến giao dịch với một chi nhánh ngân hàng từ 20 lần trở xuống còn có 3 lần Từtháng 8/1999, Ngân hàng phát triển Thượng Hải – Phú Đông đã phối hợp với cáccông ty du lịch lữ hành để đưa ra các khoản cho vay du lịch và kể từ thời điểm

đó đã có 13 cặp vợ chồng nhận được các khoản vay để đi du lịch tuần trăng mật.Ngân hàng này cũng đã kéo dài thời hạn của các khoản vay dành cho đào tạo đạihọc từ 2 năm lên 4 năm và thành lập một quỹ đặc biệt dành cho các bậc cho mẹvay vốn do muốn gửi con cái vào các trường học tư nhân đắt tiền Để thực hiệnđược các kế hoạch này, Ngân hàng phát triển Thượng Hải – Phú Đông đã tănggấp đôi số nhân viên marketing cho lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, chiếm tới 20%tổng quỹ lương

1.3.2 Kinh nghiệm của các NHTM Cộng hoà Liên bang Nga trong việc mở rộng cho vay tiêu dùng

Đối với các NHTM Cộng hoà Liên bang Nga việc phát triển tín dụng tiêu dùngluôn được chú trọng trong những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế khá tốtcủa nước này Do thu nhập và đời sống tinh thần càng nâng cao, người dân Nga có

xu hướng mua sắm tiện nghi tiêu dùng ngày càng nhiều hơn, đặc biệt là các tiệnnghi tiêu dùng cao cấp và để thoả mãn nhu cầu này, các NHTM đã đưa ra nhiềuchính sách cho vay tiêu dùng khá cởi mở

1.3.2.1 Về điều kiện để được vay tiêu dùng

Để thu hút người tiêu dùng tìm đến với ngân hàng, các NHTM có xu hướngđưa ra những điều kiện dễ dàng hơn để vay tín dụng tiêu dùng Chẳng hạn, các ngânhàng đã bỏ đi yêu cầu cốt lõi nhất đối với họ trước đây, đó là các giấy chứng nhậnthường trú cũng như xác định về mức thu nhập chính thức Hiện nay, yêu cầu cơbản để được ngân hàng cấp tín dụng tiêu dùng là các giấy tờ xác nhận có đăng ký hộkhẩu và có công việc ổn định tại khu vực xin cấp tín dụng mà không cần bất cứ sự

Trang 33

giải thích nào về nguyên nhân vì sao lại có nhu cầu vay tín dụng Tuy nhiên, đối vớinhững người vay cầm cố và người vay tín dụng để mua xe ô tô, thì các ngân hàng yêucầu những người này phải mua bảo hiểm cho bản thân và cho cả tài sản là nhữngchiếc ô tô ( đề phòng bất trắc xẩy ra với chính người đi vay cũng như phòng ngừa xe

hư hỏng hoặc mất mát) Trong tất cả mọi trường hợp, bản thân hàng hoá đã mangchính là vật thế chấp để bảo đảm cho quá trình vay tín dụng, trừ một số trường hợpđặc biệt, các ngân hàng mới đòi phải có thêm một số nguồn bổ sung

Đối với những người vay tín dụng làm việc trong các doanh nghiệp, người chủdoanh nghiệp sẽ đứng ra bảo lãnh cho họ tại ngân hàng cấp tín dụng Tuy nhiên,không phải bất cứ chủ doanh nghiệp nào cũng có thể được ngân hàng chấp nhận làngười bảo lãnh Để được các NHTM chấp nhận, doanh nghiệp đứng ra bảo lãnhphải có tiếng tăm trên thị trường và đang làm ăn có lãi

Các cá nhân cũng có thể đứng ra làm người bảo lãnh cho những người vay nếu

họ có uy tín trong cộng đồng xã hội và được ngân hàng đánh giá cao về khả năng tàichính Tuy vậy, đa số các ngân hàng, ngay cả đối với những ngân hàng lớn có tiếngtăm như ngân hàng tiết kiệm Sberbank,cũng đã có những thủ tục thông thoáng đểthu hút khách hàng bằng cách không đòi hỏi phải có đảm bảo bổ sung và cũngkhông chú ý lắm đến thu nhập cũng như hộ khẩu Chẳng hạn, để hấp dẫn kháchhàng, đồng thời khuyến khích khách hàng giữ uy tín đối với ngân hàng trong quan

hệ tín dụng, Sberbank trong những năm gần đây đã đưa ra thị trường một sản phẩmvới tên gọi “Tín dụng lòng tin” dành cho những người vay có lí lịch tín dụng tốt.Đây là những khách hàng đã từng có quan hệ tín dụng tại ngân hàng và đã hoànthành việc trả vốn và lãi đúng thời hạn (thời hạn vay tín dụng không ít hơn 6 tháng).Một khi đã được hưởng sản phẩm “Tín dụng lòng tin” của Ngân hàng,ở lần vay tiếptheo, người vay sẽ nhận được một số điều kiện ưu đãi, như thủ tục vay vốn sẽ rútngắn và cũng không cần phải có bảo lãnh Một số ngân hàng ở Matxcova đã khôngcòn coi việc phải có hộ khẩu thường trú tại thành phố này là điều kiện bắt buộc đốivới khách hàng Ví dụ, ở Ngân hàng Soiuz chỉ cần có hộ khẩu tại thành phố ( tỉnh )

có chi nhánh của ngân hàng là đủ điều kiện để vay vốn trong toàn hệ thống ngânhàng Soiuz Điều kiện tương tự như vậy cũng được áp dụng tại ngân hàng

Trang 34

“Uralsib” Citybank còn cho phép các khách hàng còn không có hộ khẩu thường trútại Matxcova nhưng đã ở đây trên một năm là được quyền vay tín dụng Các ngânhàng đã tích cực loại trừ mọi hiện tượng quan liêu trong quá trình xét cấp tín dụng

tự động, đặc biệt đi đầu trong vấn đề này phải kể đến các ngân hàng như : MDM,Ngân hàng tín dụng Matxcova và Bank Matxcova Chẳng hạn, Bank Matxcova đã

bỏ quy định phải mua bảo hiểm thân thể đối với khách hàng muốn vay tín dụng,điều mà trước đây là bắt buộc đối với họ Tương tự, Slavinvestbank đã bỏ giấy xácnhận thu nhập, mà chỉ cần khách hàng ở trong độ tuổi từ 21-60 và thường trú tạiMatxcova Các ngân hàng cũng giảm thiểu mức tiền gửi ban đầu Ví dụ, trong điềukiện bình thường, Ngân hàng Avto giảm mức tiền gủi ban đầu từ 30% xuống còn20%; Ngân hàng MDM giảm xuống còn 10% Ngoài ra, ở Ngân hàng MDM, giấy

tờ sở hữu xe ô tô có thể được dùng làm thủ tục đăng ký cho bất cứ đối tượng nàocũng tham gia vào hợp đồng vay tín dụng ( vợ, chồng, người bảo lãnh)

Với một số đối tượng đặc biệt, để đảm bảo lợi nhuận cho khách hàng, cácNHTM đưa ra các hình thức thẻ tín dụng Thẻ tín dụng ngày càng được phổ biếnrộng rãi, tuy nhiên hiện nay phần lớn thẻ tín dụng đều thuộc loại “ Overdraft” chophép chủ sở hữu thẻ chỉ nhận được một khoản tín dụng bằng 70-80% số dư hàngtháng trên tài khoản của mình, tức là một chủ thẻ chỉ được cấp tín dụng khi tàikhoản của mình bắt đầu hết tiền Đối với loại thẻ tín dụng “xịn”, điều đó không bắtbuộc Trong nhiều trường hợp các ngân hàng còn cho chủ thẻ khoảng thời gian ưuđãi để trả lãi tiền vay Tuy nhiên, nếu lãi suất tín dụng thấp hơn 9%/năm ( đối vớicác khoản vay bằng ngoại tệ ) hoặc mức lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng TRungương (đối với khoản vay bằng đồng Rup), thì người vay phải nộp thuế cho phầnđược lợi đó và phải thông báo cho Cục thuế biết Để khắc phục những nhược điểmbất tiện này nhằm tạo hấp dẫn đối với khách hàng, các ngân hàng đã không thu lãitiền vay trong 2 tuần đầu tiên và không thể hiện điều đó trên các chứng từ (về mặtpháp lý, khoản vay không tồn tại trong 2 tuần đầu) Trong tương lai, các loại thẻ tíndụng cũng sẽ trở nên đa dạng hơn Những người vay tiềm năng có thể lựa chọn giữacác loại thẻ tín dụng có lãi suất cao nhưng thủ tục cấp thẻ nhanh chóng, số lượnggiấy tờ cần xuất trình ít nhất, hạn mức lớn và các loại thẻ có lãi suất thấp nhưng đòi

Trang 35

hỏi các điều kiện khắt khe hơn Các chủ ngân hàng không có ý định cấp thẻ tín dụngcho tất cả mọi khách hàng Các thẻ mà ngân hàng dự kiến phát hành trong thời giantới sẽ chỉ dành cho những khách hàng có lịch sử vay tín dụng tốt đẹp.

1.3.2.2 Vấn đề phòng ngừa rủi ro trong cho vay tiêu dùng

Các NHTM Nga mới chỉ bắt đầu mở ra lĩnh vực tín dụng tiêu dùng một sốnăm gần đây, vì vậy chưa có một con số thống kê có tính thuyết phục về vấn đề hoàntrả tín dụng Tuy nhiên, các tư liệu thống kê chung cho thấy: dư nợ quá hạn không cókhả năng hoàn trả chỉ chiếm 2-4% so với tổng số tín dụng tiêu dùng đã cấp Các đốitượng khách hàng không có khả năng hoàn trả chủ yếu rơi vào các đối tượng không

có địa chỉ cụ thể ( với các đối tượng này, khả năng không hoàn trả là 10-15%, thậmchí đến 20%); đồng thời với các khoản “tín dụng nhanh” (tương tự những khoản vaynóng) thì tỷ lệ không có khả năng trả nợ cũng khá cao và do vậy, để tự bảo hiểm rủi

ro cho mình, các ngân hàng thường đưa ra mức lãi suất cho các khoản “ tín dụngnhanh” cao hơn mức lãi suất cho vay tiêu dùng cá nhân thông thường

Đối với các khoản vay cầm cố, khi xét duyệt cho vay, các ngân hàng thườngthẩm định rất cẩn thận hồ sơ xin cho vay, do vậy, các khoản vay cầm cố ở cácNHTM Nga rất hiếm khi xảy ra rủi ro nợ quá hạn và không có khả năng thanh toán.Tuy nhiên,, việc thẩm định hồ sơ quá cẩn thận cũng khiến nhiều khách hàngnản lòng, thậm chí có thể khiến ngân hàng bỏ lỡ cơ hội phát triển tín dụng tiêudùng Đây là mâu thuẫn trong cho vay của các NHTM Để có thể đơn giản hoá cácthủ tục cho vay đối với khách hàng mà không tăng rủi ro, các ngân hàng trôngmong vào việc xây dựng hệ thống thông tin tín dụng, nơi sẽ cập nhật đầy đủ thôngtin về khác hàng, đặc biệt là những thông tin về khách hàng thiếu tín nhiệm Hiệnnay, ở cộng hoà Liên bang Nga, các điều khoản luật pháp liên quan đến vấn đề xâydựng hệ thống thông tin vẫn đang trong giai đoạn soạn thảo, vì vậy chủ các ngânhàng buộc phải xây dựng các phòng thông tin tín dụng cho riêng mình Nhưng trênthực tế, đa số các phòng nghiệp vụ thuộc dạng này hoạt động chưa hiệu quả, vì thếnên bất cứ công dân nào mặc dù có tên trong danh sách những khách hàng không cókhả năng trả nợ tại một ngân hàng này thì vẫn có thể sang ngân hàng khác để vay

nợ Trong một số trường hợp, hiện tượng này thậm chí còn xẩy ra ngay trong mộtngân hàng có nhiều chi nhánh tại cùng một thành phố, do giữa các chi nhánh không

Trang 36

có một cơ sỡ dữ liệu thống nhất về khách hàng nên các chi nhánh đã không biếtđược những thông tin xấu về khách hàng đến vay tiền tại chi nhánh mình Mặt khác,

do hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện nên môi trường cho vay của các NHTM tiềm

ẩn rất nhiều rủi ro, đặc biệt là khả năng thu hồi lại các khoản tín dụng đã cấp Và để

“tự cứu mình”, một số NHTM nước này đang phải tự mình cố gắng đấu tranh vớicác chủ nợ quá hạn Các ngân hàng sẽ rất rủi ro khi thông tin về khách hàng khôngđược cập nhật, thẩm định chặt chẽ và do vậy, để nâng cao hiệu quả cho vay tín dụngtiêu dùng cá nhân, các NHTM nước này vẫn phải sự dụng các biện pháp đồng thời,

đó là tăng cường thẩm định hồ sơ xin vay trong một số trường hợp bên cạnh việcđơn giản hoá các thủ tục vay

1.3.2.3 Về các đối tượng được cấp cho vay tiêu dùng

Các NHTM Cộng hoà Liên bang Nga đưa ra các điều kiện khá thông thoángđối với các đối tượng xin cấp tín dụng tiêu dùng, cụ thể:

Công dân phải xuất trình hộ khẩu ( có thể là hộ khẩu thường trú hoặc khôngthường trú tại nơi xin cấp tín dụng), đây là các điều kiện bắt buộc khi vay tín dụng.Những công dân dưới 18 tuổi, phụ nữ hơn 55 tuổi và nam giới quá 60 tuổi không nằmtrong diện những người có đủ điểu kiện để vay tín dụng cá nhân Tuy nhiên, một số ngânhàng đưa ra quy định về độ tuổi thấp nhất có thể được vay nợ cao hơn (21-23 tuổi ) bởi

vì các ngân hàng này muốn các khách hàng của mình đã được ổn định cuộc sống

Phải có việc làm và thời gian làm ở nơi làm việc hiện tại ít nhất trên nửa năm.Một số ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có xác nhận thu nhập, kể cả mứcthu nhập chính thức lẫn không chính thức Tuy nhiên, với yêu cầu này, các công dân

có nguồn thu nhập không chính thức khó vay hơn vì người chủ thuê lao động khôngmuốn cung cấp giấy xác nhận loại thu nhập này, hoặc nếu có xác nhận thì cũng sẽđưa ra một con số không chính xác và thường là thấp hơn so với thực tế Để khắcphục những bất cập này, các ngân hàng sẵn sàng xem xét các giấy xác nhân khôngtheo mẫu biểu quy định nhưng lại được chủ thuê lao động xác nhận hoặc chứngminh về khả năng thanh toán của mình bằng các số liệu bổ sung xác nhận quyền sởhữu của người vay đối với một số tài sản ( ví dụ như nhà, xe hơi, đất đai)

1.3.3.4 Về xác đinh lãi suất cho vay thông qua tính điểm khách hàng

Trong hoạt động cho vay tiêu dùng, lãi suất là một nhân tố tác động rất lớn đến

Trang 37

hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng như quyết định lựa chọn ngân hàng củamình Với cùng một điều kiện vay vốn như nhau, khách hàng sẽ có xu hướng vay ởnơi nào có lãi suất thấp; nhưng về phía các ngân hàng, họ luôn muốn đầu tư vốn củamình vào các dự án đem lại thu nhập cao hơn, điều đó đồng nghĩa với lãi suất chovay phải càng cao càng tốt Chính vì thế, trong hoạt động cho vay tiêu dùng, cácNHTM Nga rất chú ý đến việc đưa ra mức lãi suất hấp dẫn để có thể thu hút nhiểuhơn các khách hàng tìm đến với mình, nhưng đồng thời cũng tạo ra thu nhập tốt hơncho ngân hàng Một trong những phương pháp mà một số ngân hàng ở nước nàyhay áp dụng là tính lãi suất cho vay thông qua “tính điểm khách hàng”, phươngpháp này được thực hiện trình tự như sau:

Trước hết khách hàng phải trình hộ chiếu ( do nước Nga có nhiều vùng khácnhau nên người dân chuyển từ vùng này sang vùng khác cần có hộ chiếu ) và điềnvào mẫu câu hỏi do ngân hàng soạn thảo

Tiếp theo, ngân hàng sẽ tiến hành đánh giá khách hàng vay bằng cách tínhđiểm: Mỗi câu trả lời của người vay được lượng hoá bằng điểm số và kết quả điểmcuối cùng sẽ là cơ sở để ngân hàng ra quyết định có nên cấp tín dụng cho kháchhàng hay không Để được vay, khách hàng phải đạt được một mức điểm tối thiểunào đó và điểm số của khách hàng càng cao thì lãi suất cho vay của ngân hàng đưa

ra cho khách hàng đó càng thấp

Phương pháp này được thực hiện rất nhanh chóng, cho phép trong vòng 20phút, khách hàng có thể nhận tiền tại các quầy giao dịch của ngân hàng Tuy nhiênloại tín dụng này chỉ cho vay với thời gian ngắn ( khoảng 1 năm ) và giới hạn khoảnvay dưới 1000 USD

Loại hình tín dụng này được các ngân hàng Ruski Standard, First O.B.K, DeltaBank, AlphaBank…áp dụng

1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội

Thực tiễn triển khai hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân ở các NHTM nước tanhững năm qua cho thấy, lĩnh vực này đã đạt được những kết quả nhất định, bướcđầu đáp ứng nhu cầu về tín dụng tiêu dùng ngày càng tăng lên trong nền kinh tế.Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động này cũng đang bộc lộ những tồn tại, bất cập cần

Trang 38

được quan tâm nghiên cứu và tìm biện pháp tháo gỡ Một trong những bất cập lớn

là nhu cầu tín dụng tiêu dùng trong dân ngày càng tăng lên, trong khi khả năng đápứng của các NHTM bị hạn chế, mà một trong những nguyên nhân của tình trạngnày là thủ tục cho vay của ngân hàng còn chưa thực sự thông thoáng, lại nhiều kẽ

hở nên khả năng rủi ro khá lớn Hơn nữa, lãi suất cho vay chưa thực sự hấp dẫnkhách hàng, nhưng lại tiềm ẩn rủi ro cho các ngân hàng vì đặc trưng cho vay tiêudùng là thời hạn cho vay dài, các NHTM thường áp dụng lãi suất cho vay cố đinhtrong suốt kỳ hạn cho vay, trong khi lãi suất thị trường luôn thay đổi Từ kinhnghiệm của các NHTM trong nước và nước ngoài trong cho vay tiêu dùng cá nhân,chúng ta có thể tham khảo một số bài học cho NHTM CP Sài Gòn – Hà Nội nhằmphát triển hoạt động trong lĩnh vực này

Thứ nhất, cần quy định rõ ràng về sản phẩm vay và điều kiện cho vay Đây làvấn đề quan trọng để xác định thông tin cho khách hàng và vì khách hàng, bảo đảmcho vay đúng đối tượng, đúng mục đích và chặt chẽ Về điều kiện cho vay và sản

phẩm vay: SHB cần thông thoáng trong việc đưa ra các điều kiện đối với cho vay

tiêu dùng để phát triển đối tượng khách hàng được vay Việc phát triển điều kiệnvay vốn theo hướng các khách hàng có nhu cầu vay tín dụng tiêu dùng đều sẽ đượcđáp ứng miễn là chứng minh được khả năng trả nợ của mình Mặt khác, SHB cũngnên đa dạnh hoá sản phẩm dịch vụ của mình, thúc đẩy bán chéo sản phẩm…

Thứ hai, tăng cường phòng ngừa rủi ro tín dụng: Việc phát triển tín dụng tiêudùng cần có sự giám sát chặt chẽ và quản lý rủi ro vì các món vay tiêu dùng thường

có giá trị nhỏ, thời hạn vay lại dài, vì vậy phụ thuộc rất lớn vào tư cách đạo đức,thiện chí trả nợ của khách hàng cũng như sự thay đổi về tính chất công việc và thunhập của khách hàng trong tương lai Các hồ sơ xin vay vốn của khách hàng cầnđược nghiên cứu thẩm định chặt chẽ, tốt nhất là cần giới hạn cho vay tiêu dùngtheo địa bàn và chỉ những cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa bàn mới giải quyếtcho vay Hiện nay, môi trường pháp lý liên quan đến hoạt động tín dụng của ViệtNam còn nhiều bất cập, sự phối hợp giữa cơ quan toà án và ngân hàng chưa đượcchặt chẽ, việc xác định giá trị tài sản liên quan đến vốn vay và xử lý tài sản thế chấpcòn nhiều bất cập cũng là nhân tố khiến cho rủi ro tín dụng tăng lên Do vậy, việc

Trang 39

tăng cường hoàn thiện môi trường pháp lý cũng như tạo sự liên kết chặt chẽ giữaSHB với các cơ quan thực thi pháp luật là hết sức cần thiết nhằm giúp SHB pháttriển hoạt động tín dụng tiêu dùng, đồng thời giảm thiểu rủi ro trong hoạt động này.Thứ ba, quy định phương pháp xác định lãi suất cho vay: Nghiên cứu và ápdụng cách tính điểm để xác định lãi suất cho vay đối với từng đối tượng khách hàngnhư các ngân hàng quốc tế, giúp cho ngân hàng lựa chọn được những khách hàngtốt, đồng thời giảm thiểu rủi ro trong lĩnh vực hoạt động này.

Thứ tư, phát triển tư vấn cho khách hàng: Cần có thông điệp rõ ràng và cụ

thể cho khách hàng để lựa chọn sản phẩm hợp lý Hiện nay, công tác tư vấn cho

khách hàng phục vụ cho phát triển hoạt động tín dụng tiêu dùng cá nhân ở Ngânhàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội còn chưa được chú trọng đúng mức Để giúp nângcao hiệu quả trong cho vay tiêu dùng, SHB cần chú trọng dịch vụ tư vấn kháchhàng Để làm tốt công tác này, trước hết bản thân đội ngũ cán bộ SHB phải cókiến thức chuyên môn trong từng lĩnh vực mình phụ trách, hơn nữa cần phảiquan tâm theo sát khách hàng của mình để đưa ra những lời khuyên kịp thời vàhiệu quả

Kết luận chương 1

Trong nội dung chương 1, luận văn đã nêu được nội dung cơ sở lý luận củacho vay tiêu dùng của Ngân hàng Thương mại làm cơ sở cho nghiên cứu, so sánh,phân tích trực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, Chinhánh Hàng Trống, Hà Nội Cùng với đó là các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay tiêudùng, gồm các nhân tố chủ quan và khách quan Luận văn cũng đề cập đến kinhnghiệm về cho vay tiêu dùng tại các Ngân hàng TMCP Liên bang Nga và rút ra bàihọc kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội

Ngày đăng: 14/04/2020, 06:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w